Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng chung sống với...

Tài liệu Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình tại toà án nhân dân huyện châu thành, tỉnh đồng tháp

.PDF
62
109
145

Mô tả:

Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 38 (2012 – 2015) Đề tài: THỰC TIỄN CHIA TÀI SẢN CHUNG KHI LY HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP VỢ CHỒNG CHUNG SỐNG VỚI GIA ĐÌNH TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP Giảng viên hướng dẫn: Huỳnh Thị Trúc Giang Sinh viên thực hiện: Phan Lâm Hoàng Huynh MSSV: S120027 Lớp: Luật VB2- Đồng Tháp Cần Thơ, 11/2014 GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 1 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN  ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 2 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 3 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp MỤC LỤC  LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 2 3 .Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 2 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG KHI LY HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP VỢ CHỒNG CHUNG SỐNG VỚI GIA ĐÌNH 1.1. Một số khái niệm chung ................................................................................ 4 1.1.1 Khái niệm ly hôn ...................................................................................... 4 1.1.2 Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng ............................................. 5 1.1.3 Khái niệm vợ chồng sống chung với gia đình .......................................... 6 1.1.4 Khái niệm chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn .......................................................................................................... .7 1.2. Ý nghĩa của quy định về chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ................................................................................ 8 1.3. Lược sử phát triển quy định pháp luật về chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ............................................... 10 1.3.1 Chế định chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình trong Luật Cổ đại ............................................................................ 10 1.3.2 Chế định chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình trong Luật Cận đại .......................................................................... 10 1.3.3 Chế định chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình trong Luật Hiện đại ......................................................................... 11 1.3.3.1 Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 .................................... 12 1.3.3.2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 ............................................. 12 GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 4 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp 1.3.3.3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010) 13 1.3.3.4 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ............................................. 14 CHƯƠNG 2 CHIA TÀI SẢN CHUNG KHI LY HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP VỢ CHỒNG CHUNG SỐNG VỚI GIA ĐÌNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2.1. Căn cứ chia tài sản chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình .................................................................................. 15 2.2.Nguyên tắc chia tài sản chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ................................................................................... 19 2.3.Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ........................................................ 23 CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI SẢN CHUNG KHI LY HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP VỢ CHỒNG CHUNG SỐNG VỚI GIA ĐÌNH TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1 Tình hình giải quyết các vụ án Hôn nhân và gia đình tại Toà án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp ......................................................................... 26 3.2 Một số bất cập và giải pháp khi chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình tại Toà án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp ............................................................................................................ 28 3.2.1 Bất cập và giải pháp về công sức đóng góp................................................. 28 3.2.2 Bất cập và giải pháp về chứng cứ chứng minh ........................................... 33 Kết luận ................................................................................................................... 38 GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 5 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem là quan hệ nền tảng của mỗi gia đình. Nhận định được vị trí của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm đến việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Biểu hiện ở việc, Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫn nhau không thể không quan tâm tới đời sống vật chất. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất tinh thần cho gia đình. Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Chính sự ràng buộc này làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà chia tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hôn nhân và gia đình. Nhất là khi hai vợ chồng sau khi kết hôn về chung sống bên nhà chồng hoặc nhà vợ, sau khi ly hôn phát sinh nhiều mâu thuẫn trong việc chia tài sản trong khối tài sản chung với các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ cùng sinh sống và xây dựng khối tài sản chung. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc áp dụng các quy định trên vào thực tiễn không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn ở các cấp Tòa án. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề “ Chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình tại Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 6 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp Là sinh viên được học tập tại trường, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn của việc chia tài sản chung của vợ chồng; người viết đã mạnh dạn chọn đề tài “ Chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình tại Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, người viết chỉ tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của các quy định pháp luật về tài sản chung, chia tài sản chung và hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình mà ly hôn theo Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành. Đồng thời qua thực tiễn áp dụng Luật, phát hiện những bất cập và đưa ra những kiến nghị nhằm bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn. 3. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên phép biện chứng của lý luận khoa học Mác – Lê-Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, phương pháp nghiên cứu, phân tích luật viết. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như so sánh, tổng hợp… 4. Kết cấu của luận văn : Chương 1: Khái quát về chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình Trong chương này tác giả tập trung nghiên cứu tìm hiểu một số khái niệm, ý nghĩa và lịch sử phát triển chế định chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình mà ly hôn nhằm nêu khái quát về chia tài sản chung khi vợ chồng chung sống với gia đình. Chương 2 : Chia tài sản chung khi ly hôn của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 7 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp Nội dung chương hai người viết tập trung tìm hiểu và phân tích quy định của pháp luật hiện hành về quy định chia tài sản chung trrong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình mà ly hôn, nhằm hiểu rõ hơn chế định của nhà làm luật, áp dụng vào công tác bản thân sau này. Chương 3 : Thực tiễn áp dụng pháp chia tài sản chung khi ly hôn của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp Thực tiễn giải quyết một số vụ án ly hôn tại toà án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp mà người viết tìm hiểu để thấy được những thuận lợi khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án ly hôn, trong đó giải quyết các vụ liên quan đến trường hợp chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình. GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 8 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG KHI LY HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP VỢ CHỒNG CHUNG SỐNG VỚI GIA ĐÌNH 1.1. Một số khái niệm chung 1.1.1. Khái niệm ly hôn Hôn nhân là sự liên kết suốt đời giữa vợ và chồng, bởi vì nó được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính giữa hai bên nam và nữ gắn bó và thỏa mãn những tình cảm trong đời sống gia đình, xây dựng gia đình bền vững hạnh phúc. Nhưng sau khi kết hôn, trong thời gian chung sống, giữa vợ chồng phát sinh những mâu thuẫn trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được và cả hai vợ chồng không thể tiếp tục cuộc sống chung được nữa thì pháp luật quy định cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng việc giải quyết ly hôn. Theo từ điển tiếng Việt, ly hôn được hiểu nôm na là vợ chồng bỏ nhau một cách hợp pháp1, về mặt pháp lý, theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 (sau đây gọi là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng. 2 Vậy theo các nhà làm luật, ly hôn được giải thích cặn kẽ và chi tiết hơn, đó là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do người vợ hoặc người chồng yêu cầu hoặc do hai bên thuận tình, được tòa án nhân dân công nhận bằng bản án xử cho ly hôn hoặc bằng quyết định thuận tình ly hôn. Hay nói cách khác: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình. Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam, nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân đã không thể đạt được. 1 Tra từ Tiếng Việt, http://tratu.soha.vn/dict/vn 2 Khoản 8, Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đình. GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 9 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp Theo Lê-Nin “ thực ra tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm “ tan rã ” những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh ”. Nhưng bên cạnh đó, ly hôn cũng có mặt hạn chế đó là sự ly tán gia đình, vợ chồng, con cái. Vì vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân và bản chất của quan hệ vợ chồng và thực trạng hôn nhân với nhiều yếu tố khác để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, lợi ích của nhà nước và của xã hội. Chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng, ngoài hai vợ chồng không một người nào khác có thể yêu cầu ly hôn được. Mặt khác, nhà nước kiểm soát việc giải quyết ly hôn nhằm bảo vệ quyền lợi cho mỗi người, cho xã hội và đảm bảo các nguyên tắc của hôn nhân xã hội chủ nghĩa. Theo hệ thống pháp luật hiện hành của nhà nước ta, chỉ có tòa án nhân dân mới có quyền xét xử ly hôn. Ly hôn là một mặt của hôn nhân. Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Trong trường hợp đó thì ly hôn là một việc cần thiết cho cả hai vợ chồng và cho xã hội, vì nó giải phóng cho tất cả mọi người, cả vợ chồng và con cái. 1.1.2. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng Khi ly hôn việc chia tài sản chung của vợ chồng là cần thiết, việc chia tài sản chung đáp ứng được nhu cầu vật chất khi chấm dứt mối quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng. “Chia tài sản chung của vợ chồng là việc vợ chồng tự thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng 3, dựa trên những điều kiện nhất định nhằm bảo đảm cho các bên tự chủ trong việc sử dụng, định đoạt, tài sản của mình trong khối tài sản chung” Trong đời sống gia đình Việt Nam, việc có nhiều thế hệ cùng chung sống trong một mái nhà trở nên phổ biến. Do một mặt về truyền thống báo đáp công sinh thành nên các cặp vợ chồng sau khi kết hôn vẫn chung sống với cha mẹ bên vợ hoặc chồng để 3 Khoản 1 Điều 95, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Việc quy định chế định chia tài sản chung của vợ chồng trở GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 10 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp thành một nhu cầu tất yếu đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra. Một mặt giải toả được những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình, giúp cho các cá nhân tự phát huy được các khả năng của mình trong xã hội. Mặt khác giúp cho các Toà án giải quyết nhanh chóng các vụ việc.Việc chia tài sản chung của vợ chồng cần xác định được đâu là tài sản chung đâu là tài sản riêng của vợ chồng, để khi ly hôn việc chia tài sản vợ chồng có thể tự thỏa thuận, nếu hai bên không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. Xuất phát từ thực tế trên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trên cơ sở kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã tiếp tục quy định chia tài sản chung của vợ chồng. Trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 vẫn giữ nguyên nội dung chia tài sản chung của vợ chồng. Trong nhiều năm qua chế định này đã từng bước đi vào cuộc sống phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. 1.1.3. Khái niệm vợ chồng sống chung với gia đình Gia đình là hình ảnh thu hẹp của xã hội, là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở về hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, sinh đẻ, giáo dục con cái, xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đở của nhà nước và xã hội. Vợ chồng chung sống với gia đình là khi hai vợ chồng cùng chung sống với các thành viên trong gia đình cha mẹ và con cái, ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại và cháu cùng chung sống trong gia đình. Có thể có những thân thuộc khác cùng sống chung lâu dài và ổn định trong gia đình với tư cách là một thành viên của gia đình, có sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở về hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, có thể chăm sóc phụng dưỡng họ. Mặc khác, nước ta là một nước đang phát triển, đời sống kinh tế hộ gia đình còn gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề về kinh tế họ chưa đủ điều kiện để có thể ra ở riêng, xây dựng cuộc sống riêng, nên còn phụ thuộc vào cha mẹ bên vợ hoặc bên chồng. Không chỉ có vợ chồng, cha mẹ và con cái, ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại và cháu cùng chung sống trong gia đình. Có thể có những thân thuộc khác cùng sống chung lâu dài và ổn định trong gia đình với tư cách là một thành viên của gia đình như chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, v.v... Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trong gia đình, trong đó mối quan hệ của vợ chồng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ . Các thành viên cùng sống chung GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 11 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp trong gia đình đều có nghĩa vụ quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức, tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mình.Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Tóm lại, vợ chồng chung sống với gia đình là khi hai vợ chồng cùng chung sống với các thành viên trong gia đình cha mẹ và con cái, ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại và cháu cùng chung sống trong gia đình và những thân thuộc khác. 1.1.4. Khái niệm chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn Việc chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn là việc vợ chồng tự thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng khi chung sống với gia đình bên chồng hoặc bên vợ. Tài sản chung mà hai vợ chồng có được khi hôn nhân được xác lập khi cả hai về nhà cha mẹ chồng hay cha mẹ vợ chung sống, cùng nhau đóng góp công sức tạo dựng khối tài sản chung của gia đình. Khi ly hôn họ có thể tự thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án chia tài sản chung đó, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thoả thuận với gia đình; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.4 Nhưng trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia. 4 Khoản 1 Điều 96, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Như vậy ngoài việc dự liệu nguồn gốc, căn cứ thành phần các loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, thì nhà làm luật còn căn cứ vào nguyên tắc suy đoán để xác định những tài sản thuộc sở hữu của vợ chồng đang có tranh chấp, nhưng không đủ cơ sở để xác định tài sản riêng của vợ chồng thì coi là tài sản chung. Đây là quy định GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 12 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nó xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, thông qua công tác xét xử và nhằm hướng tới việc đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích của các bên. Vấn đề khó khăn ở đây là khi họ cùng chung sống với gia đình bên chồng hoặc vợ, khi ly hôn việc chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn gặp rất nhiều khó khăn, do tính chất của cuộc sống chung vợ chồng, tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải là tài sản do cả hai vợ chồng cùng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, mà chỉ cần vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân cũng sẽ là tài sản chung của vợ chồng. Tài sản do vợ, chồng tạo ta có thể là tài sản tự tay vợ hoặc chồng tạo ra phục vụ cho nhu cầu của gia đình, thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể như nhà cửa, xe cộ, vật dụng trong gia đình…Hiểu theo nghĩa rộng tài sản do vợ chồng tạo ra không chỉ là những tài sản do chính tay vợ hoặc chồng tạo ra, mà còn là những tài sản mà vợ hoặc chồng bỏ tiền vàng, công sức để vun đắp cho gia đình. Tóm lại, chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng chung sống vớigia đình ly hôn là việc vợ chồng tự thoả thuận hay yêu cầu toà án chia tài sản chung khi khối tài sản chung đó nằm trong khối tài sản chung của gia đình bên chồng hoặc bên vợ. 1.2 Ý nghĩa của quy định về chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn Đối tượng của luật Hôn nhân và gia đình là các quan hệ hôn nhân và gia đình, tức là các quan hệ về nhân thân và tài sản (bao gồm quan hệ về kết hôn, ly hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và đưa ra quy định về chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình và con cái, v.v... Luật hôn nhân và gia đình 2000 ly hôn dựa trên những điều kiện nhất định, nhằm bảo đảm cho các bên tự chủ trong việc sử dụng, định đoạt, tài sản của mình trong khối tài sản chung khi hai vợ chồng cùng chung sống với gia đình ông bà cha mẹ và con cái, có thể có những người thân thuộc khác cùng sống chung lâu dài và ổn định trong gia đình với tư cách là một thành viên của gia đình, có sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở về hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Vậy nhà nước sẽ làm gì để “ bảo hộ hôn nhân và gia đình”? Có rất nhiều biện pháp mà một biện pháp không thể thiếu GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 13 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp được là việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong gia đình Xã hội chủ nghĩa, vợ chồng cùng nhau chăm lo gánh vác công việc gia đình, do đó tài sản của vợ chồng không chỉ để phục vụ cho bản thân mà còn cho cả các thành viên khác trong gia đình. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 trên cơ sở xem xét mối liên hệ của tài sản và cuộc sống vợ chồng từ thực tiễn đã quy định vợ chồng có tài sản chung. Việc nhà nước ta quy định về chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn nhằm góp phần xây dựng hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng sau khi ly hôn. Việc sau khi ly hôn là gia đình thật sự tan vỡ, hôn nhân không còn tồn tại, dẫn đến nhiều hệ lụy về tinh thần lẫn vật chất, nếu như cùng chung sống với gia đình mà ly hôn, việc chấm dứt tình cảm khi ly hôn họ bước ra khỏi mái ấm một thời cần có một số tài sản trong tay để có thể họ đã vun đắp công sức vào khối tài sản chung của gia đình được chia đúng theo công sức mình bỏ ra phù hợp với quyền lợi giúp họ mưu cầu hạnh phúc sau này. Đối với gia đình cha mẹ khi đón con trở về sau ly hôn về tinh thần phần nào suy sụp thì khi nhà nước ta quy định chế định chia tài sản chung trường hợp sống chung với gia đình mà ly hôn thì bù đắp phần nào khi trong tay những đứa con của họ có trong tay một số tài sản nhất định phần nào giảm bớt gánh nặng cho gia đình, bản thân họ. Về mặt xã hội cũng đảm bảo được tính công bằng xã hội khi lao động đóng góp xây dựng gia đình thì khi không cùng chung sống nữa thì được đền bù công sức đã bỏ ra góp phần ổn định cuộc sống làm cho xã hội ngày càng phát triển Việc quy định chế định này có ý nghĩa quan trọng đối với các vị thẩm phán khi tiến hành xét xử hay chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, nhất là khi vợ chồng chung sống với gia đình. 1.3 Lịch sử phát triển quy định pháp luật về chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình 1.3.1 Chế định chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình trong Luật Cổ đại GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 14 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp Ở thời kỳ này quan hệ gia đình mang nặng tính chất gia trưởng, quyền uy, phục tùng trong đó người vợ phụ thuộc tuyệt đối vào người chồng. Chế độ sở hữu chung của vợ chồng cũng được xác lập nhưng vẫn còn hạn chế. Tiêu biểu ở giai đoạn này là hai bộ luật: Quốc Triều Hình Luật dưới triều Lê và bộ Hoàng Việt Luật Lệ dưới thời nhà Nguyễn. Cả hai bộ luật này đều ghi nhận sự tồn tại chế độ sở hữu chung về tài sản của vợ chồng, đấy chính là “tần tảo điền sản”. Về vấn đề chia tài sản chung cổ luật phong kiến Việt Nam quy định hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng : khi một bên chết trước và chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Do hạn chế của xã hội bấy giờ nên quyền lợi của người vợ cũng chưa thực sự được đảm bảo. Trường hợp vợ chồng ly hôn, việc phân chia tài sản chung được quy định trong Quốc triều hình luật như sau: Nếu ly hôn mà có con thì tài sản chung không được chia; nếu vợ chồng không có con mà ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi cho hai người. Trường hợp người vợ “phạm gian” mà ly hôn thì không những không được chia tài sản chung, mà còn không lấy lại được tài sản riêng. Như vậy luật Phong kiến do vẫn còn mang nặng tư tưởng lễ giáo, gia trưởng, đề cao, coi trọng vị trí, vai trò của người chồng trong gia đình, người đàn ông trong xã hội nên quyền lợi của người phụ nữ vẫn chưa được bình đẳng và chưa được bảo đảm. 1.3.2 Chế định chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình trong Luật Cận đại Sau khi hoàn tất tiến trình xâm lược, để đảm bảo và duy trì nền móng cai trị thực dân ở nước ta, thực dân Pháp đã chia nước ta ra làm ba miền với ba chế độ để dễ bề cai trị ở mỗi miền áp dụng các Bộ luật Dân sự riêng, trong đó quy định điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân và gia đình. - Tại Bắc kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật năm 1931. - Tại Trung kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật năm 1936. - Tại Nam kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật Giản yếu năm 1883. Pháp luật thời kỳ này vẫn duy trì hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng như cổ luật là chia khi một bên chết trước và chia tài sản chung khi ly hôn. Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Bộ dân luật năm 1931 quy định, nếu vợ chồng có con mà ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng sẽ không được chia theo nguyên tắc chia đôi mà người vợ chỉ được chia một phần trong tài sản chung tuỳ theo kỷ phần mà người vợ đã đóng góp. Nếu “phạm gian” mà ly hôn thì phần GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 15 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp mà người vợ được chia sẽ bị bớt đi một nửa. Nếu người vợ ly hôn mà không có con thì sẽ được lấy lại kỷ phần của mình và một nửa tài sản chung. Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước, Bộ dân luật năm 1931 quy định không chia mà giữ nguyên, chỉ đặt ra vấn đề chia khi người vợ còn sống mà cải giá. Trong bộ dân luật Giản yếu 1883 không thừa nhận chế độ cộng đồng tạo sản, toàn bộ tài sản trong gia đình đều thuộc sở hữu của người chồng. Do đó không đặt ra vấn đề chia tài sản. Như vậy chế độ hôn nhân của nước ta ở thời kỳ Pháp thuộc là công cụ pháp lý của giai cấp thống trị nhằm củng cố và bảo vệ lợi ích của mình. Thời kỳ này quyền lợi của người phụ nữ, người vợ hầu như không đươc pháp luật xem xét, coi trọng nên quy định về chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn không được nhà làm luật soạn thảo. 1.3.3 Chế định chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình trong Luật Hiện đại Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Dù còn bận chống thù trong giặc ngoài, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn chú trọng tới việc soạn thảo xây dựng hệ thống pháp luật nhằm củng cố và bảo vệ thành quả của Cách mạng. Năm 1950 Nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên về hôn nhân gia đình là: Sắc lệnh số 97-SL và sắc lệnh số 159-SL. Sắc lệnh vẫn duy trì các trường hợp chia tài sản chung của luật cũ, tuy nhiên việc quy định về vấn đề chia tài sản còn rất chung chung, Sắc lệnh chưa quy định rõ về cách thức chia, nguyên tắc chia cũng như hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung. Ở thời kỳ này Nhà nước ta chưa ban hành bộ luật Dân sự mới, thay vào đó là việc duy trì áp dụng Bộ dân luật năm 1931 và Bộ dân luật năm 1936 trên cơ sở có chọn lọc các yếu tố tiến bộ, xóa bỏ các quy định hủ tục, lạc hậu. Mà theo các bộ dân luật này quy định, chế độ tài sản chung của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản. Do đó việc Sắc luật chỉ quy định các trường hợp chia mà chưa dự liệu nguyên tắc chia thì vẫn áp dụng nguyên tắc chia đôi. 1.3.3.1 Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 Năm 1959, lần đầu tiên Luật hôn nhân và gia đình được ra đời, hay còn gọi là Đạo luật số 13. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, tức mọi tài sản mà vợ chồng có trước và sau khi kết hôn đều GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 16 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp là tài sản chung của vợ chồng, luật không thừa nhận tài sản riêng. Luật quy định hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng là:chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước và chia khi ly hôn. Trong luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định khi ly hôn việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất. Khi chia tài sản phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có 4 Chương, 35 Điều, đã khắc phục được những hạn chế của hai sắc lệnh khi quy định rõ nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời khẳng định được bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa, là công cụ pháp lý của Nhà nước, phục vụ nhân dân lao động, là nền móng để từng bước xây dựng nghành luật hôn nhân và gia đình trong hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta. Việc quy định ở Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định : “ Khi ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất. Khi chia phải đảm bảo quyền lợi của người vợ và lợi ích của việc sản xuất.” .Tuy chưa phân định rõ quy định chia tài sản trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình mà ly hôn, nhưng quy định chia tài sản khi ly hôn trong gian đoạn này tạm thời giải quyết những khó khăn bất cập trong việc chia tài sản chung của vợ chồng. 1.3.3.2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 được Nhà nước ban hành vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Về quy định chia tài sản chung của vợ chồng so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có điểm tiến bộ hơn, đó là quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong ba trường hợp: Chia khi ly hôn, chia khi một bên chết trước và chia trong thời kỳ hôn nhân. Về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn sẽ theo nguyên tắc chia đôi.Trong Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định: “Khi ly hôn, việc chia tài sản do hai bên thoả thuận, và phải được Toà án nhân dân công nhận. Nếu hai bên không thoả thuận được với nhau thì Toà án nhân dân quyết định. Việc chia tài sản khi ly hôn, về nguyên tắc, phải theo những quy định dưới đây: a) Tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ấy; b) Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có xem xét một cách hợp lý đến tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình và công sức đóng góp của mỗi bên; GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 17 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp c) Trong trường hợp vợ chồng do còn sống chung với gia đình mà tài sản của bản thân vợ chồng không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình, căn cứ vào công sức của người được chia đóng góp vào việc duy trì và phát triển khối tài sản chung, cũng như vào đời sống chung của gia đình. Lao động trong gia đình được coi như lao động sản xuất; d) Khi chia tài sản, phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và của người con chưa thành niên, bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp.” Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có 10 Chương, 56 Điều, quy định rõ trường hợp chia tài sản trong trong trường hợp vợ chồng do còn sống chung với gia đình mà tài sản của bản thân vợ chồng không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình, căn cứ vào công sức của người được chia đóng góp vào việc duy trì và phát triển khối tài sản chung, cũng như vào đời sống chung của gia đình. 1.3.3.3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010) Kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 có 13 chương và 110 Điều, trong đó dành riêng một điều luật quy định việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp sống chung với gia đình mà ly hôn tại Điều 96 : “ 1.Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thoả thuận với gia đình; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. 2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.” Do có những thay đổi về điều kiện kinh tế-xã hội trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 có những thay đổi khắc phục những bất cặp của các văn bản luật Hôn nhân và gia đình trước, việc quy định chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn là một ví dụ, nhằm làm luật Hôn nhân và gia đình nước ta hoàn thiện hơn. GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 18 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp 1.3.3.4 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 gồm 9 chương, 133 điều, có hiệu lực từ 01/01/2015. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014 Trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 việc chia tài sản trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình được quy định tại Điều 61 như sau: “ 1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. 2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.” Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nội dung về việc chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình mà ly hôn không có gì thay đổi so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010. Như vậy trong từng thời kỳ, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và thực tế lúc bấy giờ mà việc quy định về chia tài sản chung của vợ chồng có khác nhau. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam đang ngày một củng cố và hoàn thiện, góp phần điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình ngày một tốt hơn, nhất là trong việc quy định chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn. Đồng thời thúc đẩy xã hội ngày một tiến lên, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 19 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh Thực tiễn chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình ở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp CHƯƠNG 2 CHIA TÀI SẢN CHUNG KHI LY HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP VỢ CHỒNG CHUNG SỐNG VỚI GIA ĐÌNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2.1. Căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình ly hôn Chia tài sản chung khi vợ chồng chung sống với gia đình là một trong những trường hợp chia tài sản sau khi ly hôn. Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “1. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thoả thuận với gia đình; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. 2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.” Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tại Điều 96 việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình. Theo nội dung điều luật thấy rằng căn cứ để chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình là dựa vào công sức đóng góp của mỗi người vào việc tạo lập duy trì phát triển khối tài sản chung đó. Thực ra nếu dựa vào câu chữ của điều luật, ta thấy rằng việc chia tài sản chung khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình sẽ có hai căn cứ, phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể: -Trường hợp thứ nhất, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình Khi cùng chung sống với gia đình thì việc cùng lao động đóng góp sức lực tiền của để xây dựng gia đình, cải thiện đời sống là nhu cầu thiết yếu của các cặp vợ chồng, nhưng khi ly hôn “tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 20 SVTH: Phan Lâm Hoàng Huynh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan