Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh đái tháo đườ...

Tài liệu Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện nội tiết trung ương

.PDF
52
1
129

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH CHU THỊ TÂN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH CHU THỊ TÂN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. ĐỖ THỊ THU HIỀN NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trực tiếp hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Cô hướng dẫn - Người đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác để tôi có được số liệu cho nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ Chu Thị Tân ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các số liệu trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ Chu Thị Tân iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………. Error! Bookmark not defined. LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………… Error! Bookmark not defined. MỤC LỤC………………………………………………………………………… Error! Bookmark not defined. DANH MỤC VIẾT TẮT………………………………………………………….. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………….. Error! Bookmark not defined. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 Chương 1 .................................................................................................................. 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................ 3 1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 3 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................... 14 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 14 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................. 15 Chương 2 ................................................................................................................ 18 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT .....................Error! Bookmark not defined. 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Nội tiết Trung Ương và Khoa tim mạch .................. 18 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 19 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 19 2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 19 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 20 2.2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................................. 20 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 20 2.2.6. Các biến số nghiên cứu ........................................................................... 21 2.2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ......................................... 21 2.2.8. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 22 iv 2.3. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 22 2.3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................ 22 2.3.2. Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng .......................... 24 Chương 3 ................................................................................................................ 27 BÀN LUẬN ............................................................................................................ 27 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. .................................................... 27 3.2. Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2 ................................................................................................ 28 3.3. Những ưu điểm và nhược điểm công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Nội tiêt Trung ương ............ 31 3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng ............................................................................................ 32 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐD: Điều dưỡng ĐTĐ: Đái tháo đường ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu GDSK: Giáo dục sức khỏe v NB: Người bệnh vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm chung..................... 22 Bảng 2.2. Thực trạng tư vấn về yếu tố nguy cơ gây bệnh, triệu chứng ..................... 24 Bảng 2.3. Thực trạng tư vấn giáo dục sức khỏe về chế độ điều trị ........................... 25 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn (n=100) .............. 23 Biểu đồ 2.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian mắc đái tháo đường type 2 (n=100) ................................................................................................................... 23 Biểu đồ 2.3. Nhận xét của người bệnh ĐTĐ type 2 về thời điểm tư vấn GDSK ....... 24 Biểu đồ 2.4. Thực trạng tư vấn hướng dẫn về theo dõi phát hiện biến chứng ........... 25 Biểu đồ 2.5. Thực trạng tư vấn về tái khám định kỳ của Điều dưỡng (n=100) ......... 26 Biểu đồ 2.6. Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng (n=100) ......... 26 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là một bệnh mạn tính thường gặp và có tần suất mắc bệnh tăng nhanh trên toàn cầu [9]. Theo công bố của Liên đoàn Đái Tháo Đường Thế giới (IDF), ước tính trên thế giới có 463 triệu người trưởng thành trong độ tuổi 20-79 đang chung sống với bệnh đái tháo đường. Trong năm 2019, ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), căn bệnh này nằm trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới trong năm 2020. Tại Việt Nam, số liệu từ Hội Nội tiết và Đái tháo đường cho biết, hiện có tới 3,53 triệu người đang “chung sống” với căn bệnh ĐTĐ, và mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan. Dự báo, số người mắc bệnh có thể tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045 [10]. Hiện nay bệnh ĐTĐ type 2 có xu hướng gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển nơi mà có sự thay đổi nhanh về kinh tế, lối sống và tốc độ đô thị hoá. Theo cảnh báo của Quỹ ĐTĐ thế giới (WDF), sự gia tăng bệnh ĐTĐ type 2 ở các nước phát triển là 42% nhưng ở các nước đang phát triển lại lên tới 170%. ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 85 - 95% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ. Đái tháo đường đang thực sự là gánh nặng của xã hội khi số người bị bệnh không ngừng gia tăng, chi phí điều trị bệnh cũng là vấn đề nan giải với thời gian điều trị kéo dài. Theo thống kê, mỗi năm, nước ta tốn khoảng 3 đến 6% ngân sách của ngành y tế để dành cho việc chữa trị các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, theo Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) và Hội Nghiên cứu Đái tháo đường châu Âu (EASD), người bệnh đái tháo đường có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống để có sức khỏe, sức đề kháng tốt. Nhờ đó, bệnh đái tháo đường không sinh ra nhiều biến chứng và người bệnh đái tháo đường sống bình thường như những người không mắc bệnh [11]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Hoàng Thị Thu có tới 35% người bệnh chưa biết về các thông tin truyền thông tuyên truyền và phổ biến kiến thức về bệnh ĐTĐ. Phần lớn người bệnh muốn nhận thông tin trực tiếp từ nhân viên y tế (100%). Đái tháo đường là căn bệnh mãn tính có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện tại, trở thành một gánh nặng y tế cho tất cả các quốc gia. Việc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh ĐTĐ là không thể, tuy nhiên nếu có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc và NB sẽ cho kết quả tốt. 2 Nền tảng của sự hợp tác này là người bệnh phải có được các kiến thức cơ bản về căn bệnh ĐTĐ để từ đó hiểu và nâng cao tính tự giác trong chấp hành điều trị. Trên thực tế thầy thuốc chỉ có thể kiểm soát việc dùng thuốc bên cạnh đó việc không dùng thuốc cũng đóng vai trò rất lớn trong thành công của trị liệu lại phụ thuộc ở người bệnh. Theo đó, việc nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ hành vi và nhu cầu truyền thông của người bệnh luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết tốt cũng như loại bỏ các yếu tố nguy cơ đi kèm để phòng ngừa biến chứng. Muốn vậy cần tăng cường công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh của nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng [13]. Hiện nay tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương chưa có báo cáo về công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2, do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương 2. Đề xuất một số giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Đái tháo đường type 2  Định nghĩa: Bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat có đặc điểm tăng glucose máu do cả 2 lý do là khiếm khuyết về tiết insulin và về tác động của insulin đến cơ thể hay gặp là đề kháng insulin. Cơ chế của bệnh đầu tiên khi mới mắc bệnh đái tháo đường type 2 là sự đề kháng insulin, điều đó có nghĩa là cơ thể đủ insulin nhưng không thể sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng. Insulin chính là những cầu nối đưa nguồn thức ăn quan trọng nhất trong cơ thể là glucose vào bên trong tế bào từ đó các tế bào sử dụng để sản sinh ra năng lượng cho cơ thể [3]  Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường type - Yếu tố tuổi: Nguy cơ ĐTĐ tăng theo dần theo quá trình lão hóa. Những thay đổi cấu trúc cơ thể với tình trạng tích mỡ bụng gây tình trạng đề kháng Insulin. - Yếu tố gia đình: Khoảng 10% NB mắc bệnh ĐTĐ type 2 có bà con thân thuộc cũng bị mắc bệnh ĐTĐ type 2. - Yếu tố chủng tộc: Tỷ lệ ĐTĐ type 2 gặp ở tất cả các dân tộc, nhưng với tỷ lệ và mức độ hoàn toàn khác nhau. - Yếu tố môi trường và lối sống: Ăn uống không hợp lý, ít hoạt động thúc đẩy nhanh quá trình tiến triển của bệnh, làm tăng nhanh tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2. - Tiền sử sinh con nặng trên 4 kg: Trẻ mới sinh nặng > 4 kg là một yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ type 2 cho cả mẹ và con. - Tiền sử giảm dung nạp glucose: Những người có tiền sử giảm dung nạp glucose, thì khả năng tiến triển thành bệnh ĐTĐ type 2 rất cao. - Tăng huyết áp: Tăng huyết áp (THA) được coi là nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ type 2. Đa số NB ĐTĐ type 2 có THA. - Béo phì: Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng đề kháng Insulin, cùng các rối loạn chuyển hóa khác như THA và rối loạn mỡ máu đều có khả năng tiến triển thành ĐTĐ nếu không được kiểm soát tốt. 4 - Chế độ ăn và hoạt động thể lực: Những người có thói quen dùng nhiều đường sacarose, ăn nhiều chất béo sẽ có nguy cơ bị ĐTĐ type 2. Những người có thói quen uống nhiều rượu, có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2 lớn hơn những người uống ít rượu và ăn uống điều độ [1]. Hình 1.1. Yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường  Hậu quả của đái tháo đường type 2: - Bệnh ĐTĐ là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và gây ra nhiều biến chứng. Theo hiệp hội ĐTĐ quốc tế, ĐTĐ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 hoặc thứ 5 ở các nước phát triển và đang được coi là dịch bệnh ở các nước đang phát triển. Khoảng 50% người bệnh ĐTĐ bị các biến chứng như bệnh mạch vành, tim mạch, đột quỵ, bệnh lý thần kinh do ĐTĐ, cắt đoạn chi, suy thận, mù mắt. Biến chứng này dẫn đến tàn tật và giảm tuổi thọ. - ĐTĐ là vấn đề nan giải, gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự phổ biến của bệnh và hậu quả nặng nề của bệnh do phát hiện và điều trị muộn. - Tăng nồng độ glucose máu là thủ phạm chính dẫn đến biến chứng mạn tính của ĐTĐ đặc biệt là biến chứng mạch máu. Các biến chứng mạn tính thường gặp: biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ [1].  Biến chứng bệnh đái tháo đường type 2 ⁃ Biến chứng đái tháo đường trên tim mạch Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến tim và mạch máu và có thể gây ra các biến chứng gây tử vong như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. 5 Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. ⁃ Biến chứng đái tháo đường trên thận Biến chứng thận do bệnh đái tháo đường gây ra do tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. ⁃ Biến chứng bệnh đái tháo đường lên hệ thần kinh Biến chứng thần kinh do đái tháo đường gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Tổn thương thần kinh ở những vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt quan trọng vì nó có thể cho phép chấn thương không được chú ý, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Những người đái tháo đường nên kiểm tra bàn chân thường xuyên. ⁃ Biến chứng bệnh đái tháo đường lên mắt Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp cao và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh võng mạc. Tình trạng này có thể được quản lý thông qua kiểm tra mắt thường xuyên và kiểm soát giữ mức glucose máu và lipid bình thường hoặc gần bình thường [3]. Hình 1.2. Biến chứng của đái tháo đường 6  Điều trị - Tư vấn, hỗ trợ, can thiệp thay đổi lối sống: không hút thuốc, không uống rượu bia, chế độ ăn và hoạt động thể lực - Tư vấn tuân thủ điều trị, kiểm soát cân nặng - Thuốc uống hạ đường huyết - Thuốc tiêm hạ đường huyết - Kiểm soát tăng huyết áp - Kiểm soát rối loạn lipid máu - Chống đông - Điều trị và kiểm soát biến chứng, bệnh đồng mắc [3].  Tư vấn và hỗ trợ thay đổi lối sống Thay đổi lối sống hay điều trị không dùng thuốc bao gồm luyện tập thể lực, dinh dưỡng và thay đổi lối sống [3]  Hoạt động thể lực [3] + Tăng hoạt động thể lực giúp làm cải thiện đường huyết, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. + Tập thể dục cho NB có biến chứng - NB có biến chứng thần kinh ngoại biên, nên mang giày phù hợp khi tập thể dục, tự khám chân hàng ngày để ngăn ngừa và phát hiện loét chân. - NB có biến chứng võng mạc tăng sinh, nên tránh các hoạt động làm tăng huyết áp nhiều như cử tạ, thể thao đối kháng mạnh, vì các hoạt động này làm tăng khả năng xuất huyết dịch kính và bong võng mạc. + Tác dụng của thuốc đái tháo đường và thể dục - NB đang dùng insulin hoặc thuốc kích thích tiết insulin, hoạt động thể lực làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. - Để ngăn ngừa hạ đường huyết: cần giảm liều insulin, thuốc kích thích tiết insulin trước tập hoặc ăn thêm carbohydrate trước và trong khi tập thể lực. - Nếu đường huyết thấp cần ăn thêm carbohydrate trước, trong lúc tập. - Cần giáo dục NB xử trí hạ đường huyết do tập thể dục. + Thể dục khi đường huyết cao: NB đái tháo đường type 2 nếu thấy khoẻ và không có ceton, vẫn có thể thể dục và cần uống nước đầy đủ. 7 + Khuyến cáo hoạt động thể lực cho đái tháo đường type 2 - NB nên chọn hình thức hoạt động thể lực phù hợp mà có thể duy trì lâu dài. Đi bộ là hình thức vận động thuận tiện về thời gian và không tốn chi phí. - Đối với đái tháo đường type 2, chương trình luyện tập thể lực được giám sát có hiệu quả cải thiện kiểm soát đường huyết, giảm nhu cầu thuốc uống đái tháo đường và insulin, giảm và duy trì cân nặng. - Nên tập thể dục 5 ngày mỗi tuần, tốt nhất là thể dục hết các ngày trong tuần. - Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây thun, nâng tạ). - Có thể thay thế bằng cách chia nhỏ thời gian tập thể dục trong ngày. Ví dụ: đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. - Những hoạt động tăng tiêu thụ năng lượng hàng ngày có lợi cho kiểm soát đái tháo đường: làm vườn, đi bộ lên cầu thang, lau nhà… - Tránh ngồi kéo dài và mỗi 20 tới 30 phút nên đứng dậy đi lại. - Một số hình thức thể dục khác có lợi ích như thể dục dưới nước phù hợp với người bị thoái hóa khớp: bơi lội, đi bộ nhanh trong nước.  Dinh dưỡng [3] + Kiểm soát cân nặng: - Người thừa cân, béo phì cần giảm cân, mục tiêu giảm 5-10% trọng lượng cơ thể trong vòng 3-6 tháng. Do vậy mức năng lượng khẩu phần ăn cũng giảm dần, 250500 kcal/ngày (giảm từng giai đoạn, không giảm đột ngột) - Chế độ ăn tăng năng lượng ở những NB gầy yếu. - Đạt được và duy trì mức cân nặng hợp lý - Cân nặng lý tưởng = Chiều cao (m) X chiều cao (m) X 22 - Vòng eo < 80 cm (Nữ), vòng eo < 90 cm (Nam). - Cân bằng năng lượng là: năng lượng ăn vào = năng lượng tiêu hao. - Năng lượng được cung cấp từ thực phẩm: Glucid: 50 - 60% tổng năng lượng; Lipid: 20 - 30% tổng năng lượng; Protein: 15 - 20% tổng năng lượng - Mức năng lượng của NB cần được cá nhân hóa dựa trên: thói quen ăn uống, tình trạng sức khỏe, phác đồ điều trị, phong tục tập quán. 8 - Có thể khởi đầu với mức năng lượng 20-30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.  Nguồn cung cấp năng lượng [3] + Chất bột đường (Glucid): - Lượng Glucid ăn vào nên chiếm 50 - 60% tổng số năng lượng. - Tối thiểu: 130g Glucid/ngày. - Bữa ăn nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt/gạo lật, khoai củ, bánh mỳ đen, hoa quả. - Nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt sấy khô, mật ong, hoa quả ngọt như mít, đu đủ, xoài. + Chất béo (Lipid): - Nhu cầu: 20 - 25% tổng năng lượng, trong đó: Chất béo bão hòa nên dưới 10% tổng năng lượng; Cholesterol nên dưới 300mg/ngày. - Chọn thực phẩm có ít chất béo bão hòa như: cá, thịt nạc, đậu phụ, lạc, vừng. - Tránh ăn các thức ăn: thịt mỡ, nội tạng động vật, dầu cọ, dầu dừa, hoặc các thực ăn chiên rán kỹ. - Chọn các dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật: dầu đậu nành, dầu hướng dương - Không nên sử dụng lại dầu đã sử dụng ở nhiệt độ cao: xào, rán. + Chất đạm (Protein): - Nhu cầu: 15 - 20% tổng năng lượng; Khuyến cáo mức cung cấp Protein là 1g1,2g/kg cân nặng/ ngày đối với NB ĐTĐ không có Proteine niệu, không có suy thận; NB có biến chứng thận, khuyến cáo mức protein là 0,8g/kg cân nặng/ngày. - Tăng cường sử dụng cá và thủy hải sản - Ăn các loại thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm bỏ da - Hạn chế các thực phẩm giàu Cholesterol: phủ tạng động vật, chocolate. - Chọn các thực phẩm có nhiều chất béo chưa bão hòa có lợi cho sức khỏe: đậu đỗ, lạc, vừng, dầu oliu, dầu cá. + Vi chất dinh dưỡng: Bao gồm: vitamin và muối khoáng - Người bệnh đái tháo đường cần được cung cấp các vi chất dinh dưỡng như người bình thường. - Vi chất dinh dưỡng có nhiều trong rau và trái cây 9 - Nên sử dụng vi chất có trong tự nhiên + Muối: - Nên ăn nhạt tương đối, < 5g muối/ngày (2,000 mg Na/ngày) - Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: dưa muối, cà muối, mỳ tôm, xúc xích, ... - Hạn chế cho thêm nước mắm, gia vị khi ăn uống. - NB có tăng huyết áp và suy thận nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. + Đồ uống có chứa cồn: - Rượu, bia: có nguy cơ làm hạ đường huyết. Người bị bệnh ĐTĐ cần hạn chế uống rượu - Các loại nước ngọt, nước giải khát có ga: chỉ sử dụng các loại nước không hoặc ít đường. + Chất xơ: - Chất xơ có tác dụng giúp thức ăn ở dạ dày lâu hơn, ngăn cản men tiêu hóa tác dụng với thức ăn => chậm tốc độ tiêu hóa, giải phóng Glucose vào máu từ từ. - Chất xơ có nhiều trong các phần như vỏ, dây, lá, hạt của các loại cây lấy quả, rau xanh và ngũ cốc. - Nhu cầu: 20 - 30g/ngày.  Cách phân bố bữa ăn [3] + Cơ cấu bữa ăn cần cá nhân hóa - NB cần duy trì 3 bữa ăn chính trong ngày. Bữa phụ của NB cần cá nhân hóa - NB kiểm soát tốt đường huyết không khuyến cáo chia nhỏ bữa ăn. - Những NB sử dụng thuốc kích thích insulin, tiêm insulin nếu có nguy cơ bị hạ đường huyết vào thời điểm nào trong ngày thì nên có bữa phụ vào thời điểm đó. - NB tập thể dục thể thao cường độ cao nên có bữa phụ trước khi tập luyện, bổ sung thêm trong khi tập luyện nếu thời gian tập luyện kéo dài. + Sử dụng bữa phụ: - Không sử dụng các thực phẩm tăng đường huyết nhanh trong bữa phụ như: bánh mỳ, khoai nướng. 10 - Nên sử dụng các sản phẩm dành cho NB đái tháo đường như: bánh, sữa, ngũ cốc. - Bữa phụ chiếm 10-15% tổng số năng lượng trong ngày. - Thời điểm bữa phụ: bữa phụ vào cuối buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ chỉ được thực hiện nếu có nguy cơ hạ đường huyết cuối buổi chiều hoặc nửa đêm. Hình 1.3. Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường 1.1.2. Chăm sóc người bệnh của Điều dưỡng Chăm sóc điều dưỡng là việc nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh về: hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng, bài tiết, vận động và tư thế, ngủ và nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải, thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, môi trường an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, hoạt động, giải trí và kiến thức bảo vệ sức khỏe [4] Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác CSNB trong bệnh viện:  Ngày 28/12/2021 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện Nội dung mục 1 điều 6 về các can thiệp chăm sóc điều dưỡng bao gồm: - Chăm sóc hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt - Chăm sóc dinh dưỡng - Chăm sóc giấc ngủ và nghỉ ngơi - Chăm sóc vệ sinh cá nhân - Chăm sóc tinh thần 11 - Thực hiện các quy trình chuyên môn kỹ thuật - Phục hồi chức năng cho người bệnh - Quản lý người bệnh - Truyền thông, giáo dục sức khỏe [4] 1.1.3. Giáo dục sức khỏe  Định nghĩa - Giáo dục sức khoẻ là một nghề giáo dục sức khoẻ cho mọi người. Các lĩnh vực trong nghề này bao gồm sức khỏe môi trường, sức khỏe thể chất, sức khỏe xã hội, sức khỏe cảm xúc, sức khỏe trí tuệ và sức khỏe tinh thần. - Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa: Giáo dục sức khỏe (GDSK) là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con người. Phát triển những thực hành lành mạnh theo ý muốn, mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho con người. GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe [2].  Vai trò của GDSK GDSK ngày càng có vị trí quan trọng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu vì nó tạo điều kiện để chuẩn bị, thực hiện và củng cố kết quả các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác. Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe: - Là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe. - Góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người. - Nếu giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ vong nhất là ở các nước đang phát triển. - Tăng cường hiệu quả các dịch vụ Y tế [2].  Các phương tiện Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Có nhiều loại phương tiện Truyền thông - Giáo dục sức khỏe. Mỗi người làm công tác Truyền thông - Giáo dục sức khỏe cần phải hiểu rõ các mặt lợi, mặt hạn chế của từng phương pháp, phương tiện để lựa chọn và sử dụng cho có hiệu quả. + Lời nói:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng