Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công...

Tài liệu Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh minh trí

.PDF
164
325
109

Mô tả:

Luận Văn Tốt Nghiệp i Học Viện Tài Chính LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận van là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Phạm Thu Hoài SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Luận Văn Tốt Nghiệp ii Học Viện Tài Chính MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU HÌNH ...................................................... v LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VỪA VÀ NHỎ ............................................................................ 4 1.1. Sự cần thiết tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ......................................................................... 4 1.1.1. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .......................................... 4 1.1.2 Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ............ 5 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.............. 6 1.2. Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .............................. 7 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất ....................................................................... 7 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm.................................................................. 9 1.3. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ.......... 11 1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất .......................................... 11 1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ................................................... 11 1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất ........................................................................ 12 1.4. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ .......................................................... 16 1.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ...... 17 1.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phảm hoàn thành tương đương .................................................................................................... 17 1.4.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến.. 19 1.4.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức chi phí ........ 19 1.5. Tính giá thành sản phẩm .......................................................................... 20 1.5.1 Đối tượng tính giá thành , kỳ tính giá thành .......................................... 20 1.5.2. Phương pháp tính giá thành .................................................................. 21 SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Luận Văn Tốt Nghiệp iii Học Viện Tài Chính 1.6. Sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ................................................................................................................ 24 1.6.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung ........................................................ 24 1.6.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ ....................................................... 26 1.6.4. Hình thức kế toán trên máy vi tính ....................................................... 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ .. 29 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Minh Trí ................................................... 29 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ..................................... 29 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất tại công ty .............................................. 31 2.2.5. Chi phí sản xuất chung .......................................................................... 77 2.2.7. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ ..................................................... 128 2.2.8. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành ................................................. 129 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ ..................................................................................................... 134 3.1.Nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí .......................................................................... 134 3.1.1. Những ưu điểm đạt được trong công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí ................................................ 135 3.1.2. Những hạn chế tồn tại trong kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm của công ty TNHH Minh Trí......................................................................... 137 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán CPSX và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí .......................................................... 140 KẾT LUẬN ................................................................................................... 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 158 SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Luận Văn Tốt Nghiệp iv Học Viện Tài Chính DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 Ký hiệu, chữ viết tắt BH BHTN BHXH BHYT CCDC CNSX CPNCTT CPNPLTT CPSX CPSXC GTGT KPCĐ NPL NVL NVSX TNCN TK TNHH TSCĐ VNĐ PX SL SPDD SV: Phạm Thu Hoài Diễn giải Bảo hiểm Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Công cụ dụng cụ Công nhân sản xuất chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất chung Giá trị gia tăng Kinh phí công đoàn Nguyên phụ liệu Nguyên vật liệu Nhân viên sản xuất Thu nhập cá nhân Tài khoản Trách nhiệm hữu hạn Tài sản cố định Việt Nam đồng Phân xưởng Số lượng Sản phẩm dở dang Lớp: CQ49/21.15 Luận Văn Tốt Nghiệp v Học Viện Tài Chính DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU HÌNH Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên ............................................................................................................... 15 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ quy trình hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ ..................................................................................................................... 16 Sơ đồ 1.3: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung................ 25 Sơ đồ 1.4: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ Cái............ 26 Sơ đồ 1.5: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ ............. 27 Sơ đồ 1.6: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy.................... 28 Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất sản phẩm ......................................................... 32 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh .................... 33 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán .................................................................... 36 Sơ đồ 2.4 : Quy trình ghi sổ kế toán với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán..... 38 Hình 2.1: Màn hình giao diện phần mềm kế toán TTSOFT ........................... 39 Biểu 2.1: Mẫu đơn đặt hàng ............................................................................ 47 Biểu 2.2: Hóa đơn GTGT mua NPL ............................................................... 49 Hình 2.2: Màn hình cập nhật mua NPL xuất dùng thẳng ............................... 52 Biểu 2.3: Giấy đề nghị xuất vật tư .................................................................. 53 Hình 2.3: Màn hình cập nhật xuất kho NPL ................................................... 57 Biểu 2.5 : Sổ chi tiết TK 1541 mã hàng 22P5800 tháng 12/2014 .................. 58 Biểu 2.6 : Trích sổ cái TK 1541 tháng 12/2014 .............................................. 60 Biểu 2.7: Trích bảng chấm công tháng 12/2014 ............................................. 64 Biểu 2.8: Trích bảng tính lương sản phẩm tổ may 2 tháng 12/2014 .............. 66 Biểu 2.9 : Phiếu chi tiết lương và thu nhập .................................................... 68 Biểu 2.10: Bảng thanh toán tiền lương tổ may 2 tháng 12 năm 2014 ........... 71 Biểu 2.11: Trích bảng tổng kết lương tháng 12/2014 ..................................... 73 Biểu 2.12. Sổ Cái TK 1542 tháng 12/2014 ..................................................... 76 Biểu 2.13: Bảng thanh toán tiền lương tổ thợ máy tháng 12/2014 ................. 80 Biểu 2.14 : Trích bảng tổng kết lương tháng 12/2014 ................................... 82 Hình 2.5: Màn hình nhập lương bộ phận gián tiếp sản xuất ........................... 84 SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Luận Văn Tốt Nghiệp vi Học Viện Tài Chính Biểu 2.15: Sổ cái TK 154711 tháng 12/2014 .................................................. 85 Hình 2.6: Màn hình nhập chi phí bảo hiểm .................................................... 88 Biểu 2.16. Sổ Cái TK 154713 tháng 12/2014 ................................................. 89 Biểu 2.17: Hóa đơn giá trị gia tăng ................................................................. 91 Hình 2.7: Màn hình cập nhật chi phí nhập NPL ............................................. 93 Biểu 2.18. Trích sổ Cái TK 154722 tháng 12/2014 ........................................ 94 Biểu 2.19: Hóa đơn giá trị gia tăng ................................................................. 95 Hình 2.8: Màn hình cập nhập chi phí điện sản xuất........................................ 97 Biểu 2.20. Sổ Cái TK 154731 tháng 12/2014 ................................................. 98 Biểu 2.21: Sổ Cái TK 154732 tháng 12/2014 ............................................... 100 Biểu 2.22: Sổ cái TK 154741 tháng 12/2014 ................................................ 102 Biểu 2.23: Phiếu xuất kho ............................................................................. 104 Hình 2.9: Màn hình cập nhật chi phí xuất kho CCDC .................................. 106 Biểu 2.24: Hóa đơn giá trị gia tăng ............................................................... 107 Hình 2.10: Màn hình cập nhật mua CCDC xuất thẳng ................................ 109 Biểu 2.25: Trích sổ Cái TK 1543 tháng 12/2014 .......................................... 110 Biểu 2.26: Trích sổ Cái TK 154721 tháng 12/2014 ...................................... 112 Biểu 2.27: Trích sổ Cái TK 154771 tháng 12/2014 ...................................... 114 Biểu 2.28: Trích sổ Cái TK 154781 tháng 12/2014 ...................................... 116 Biểu 2.29: Trích sổ cái TK 1547 tháng 12/2014 ........................................... 117 Biểu 2.30: Trích báo cáo số lượng sản xuất tháng 12/2014.......................... 120 Biểu 2.31: Bảng tính hệ số phân bổ chi phí tháng 12/2014 .......................... 122 Biểu 2.33 : Trích sổ chi tiết TK 1548 mã hàng 22P5800 ............................. 126 Biểu 2.34: Trích sổ Cái TK 1548 tháng 12/ 2014 ......................................... 127 Biểu 2.35: Thẻ chi tiết giá thành sản phẩm .................................................. 132 Biểu 2.36: Trích sổ nhật ký chung tháng 12/2014 ....................................... 133 SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Khóa luận tốt nghiệp 1 Học viện Tài chính LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trước sự suy giảm kinh tế thế giới liên tục diễn ra trong những năm gần đây, Việt Nam mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng với việc gia nhập WTO trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế Thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh tế Thế giới. Trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn và thách thức đó các doanh nghiệp muốn đứng vững tồn tại và phát triển phải xác định được chiến lược kinh doanh đúng đắn đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sản phẩm,… Tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì nó là yếu tố tiên quyết để nâng cao lợi nhuận, hạ giá thành sản phẩm thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, tăng năng lực cạnh tranh. Do vậy công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu quan trọng luôn được doanh nghiệp quan tâm. Thông qua hai chỉ tiêu này các nhà quản lý sẽ biết được nguyên nhân gây biến động chi phí và giá thành là do đâu và từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cùng với những kiến thức đã học , qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Minh Trí em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí”. SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Khóa luận tốt nghiệp 2 Học viện Tài chính 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Mục đích nghiên cứu: - Thứ nhất: Tổng hợp những kiến thức đã học tại trường, vận dụng vào thực tiễn nhằm củng cố và tích lũy kiến thức. - Thứ hai: Nghiên cứu thực tế công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. - Cuối cùng là đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Đề tài được nghiên cứu và phân tích tại công ty TNHH Minh Trí. - Về mặt thời gian: số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu của tháng 12 năm 2014. - Về mặt nội dung: đề tài nghiên cứu phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tham khảo tài liệu: Đọc, tham khảo, tìm hiểu các giáo trình kế toán của trường, tài liệu do công ty cung cấp để làm cơ sở nghiên cứu đề tài. - Phương pháp phỏng vấn: nhờ các anh chị trong phòng kế toán giải đáp các thắc mắc trong quá trình thực tập. - Phương pháp thu thập số liệu: Là phương pháp tập hợp số liệu từ các sổ sách, hóa đơn, chứng từ. - Phương pháp quan sát: Quan sát tình hình sản xuất tại doanh nghiệp. SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Khóa luận tốt nghiệp 3 Học viện Tài chính - Phương pháp phân tích: Dựa trên số liệu thu thập được để đánh giá, phân tích, từ đó thấy được thực trạng kế toán chi phí, giá thành tại đơn vị. 5. Kết cấu của luận văn Kết cấu bài luận văn của em gồm ngoài phần “Mở đầu” và “Kết luận” gồm có 3 chương như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương 2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí. Chương 3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí. Sau một thời gian thực tập, luận văn của em đã được hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Thu Hoài, các cán bộ kế toán phòng Tài chính – Kế toán công ty TNHH Minh Trí. Do kiến thức của em còn hạn chế cũng như thời gian thực tập ở công ty chưa được nhiều nên luận văn của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ các thầy cô để Luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Phạm Thu Hoài SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Khóa luận tốt nghiệp 4 Học viện Tài chính CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VỪA VÀ NHỎ 1.1. Sự cần thiết tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1.1. Khái niệm - Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công , chi phí khấu hao TSCĐ ….Chi phí sản xuất có đặc điểm là vận động, thay đổi không ngừng, mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền với tính đa dạng và phức tạp của ngành nghề kinh doanh. - Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản xuất do doanh nghiệp đã thực hiện hoàn thành 1.1.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm CPSX và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất, chế tạo ra sản phẩm. Việc tính đúng, tính đủ CPSX quyết định đến tính chính xác của giá thành sản phẩm. Chi phí biểu hiện hao phí còn giá thành biểu hiện kết quả sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của một vấn đề vì vậy chúng giống nhau về bản chất là: giá thành và chi phí đều bao gồm các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên giữa CPSX và giá thành sản phẩm cũng có những khác nhau cần được phân biệt. Cụ thể như sau: SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Khóa luận tốt nghiệp 5 Học viện Tài chính - CPSX luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn giá thành sản xuất sản phẩm gắn liền với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ nhất định đã sản xuất hoàn thành. - CPSX bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ trong quá trình sản xuất thi công. Giá thành sản phẩm bao gồm các chi phí phát sinh trong kỳ, CPSX dở dang đầu kỳ, phần chi phí phát sinh từ chi phí kỳ trước được phân bổ cho kỳ này nhưng không gồm CPSX dở dang cuối kỳ, chi phí trả trước phát sinh trong kỳ nhưng được phân bổ cho chi phí kỳ sau, phần chi phí thiệt hại (mất mát, hao hụt, chi phí thiệt hại do phá đi làm lại…). Do đó về mặt lượng, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau do có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Sự khác nhau đó được thể hiện qua công thức sau: Giá thành sản xuất CPSX dở dang = đầu kỳ CPSX phát sinh + trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ 1.1.2 Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Mục tiêu cuối cùng của kinh doanh bao giờ cũng là lợi nhuận. Một công ty muốn tồn tại và phát triển thì bắt buộc kinh doanh phải có lãi. Trong đó giá thành và chất lượng sản phẩm là hai điều kiện tiên quyết. Để thực hiện được mục tiêu này thì vấn đề chủ chốt là doanh nghiệp phải phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Do đó công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm liên quan trực tiếp đến mục tiêu này đóng vai trò rất quan trọng, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời về CPSX và giá thành sản phẩm cho nhà quản trị, giúp nhà quản trị biết được CPSX và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại sản phẩm hoàn thành để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức dự SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Khóa luận tốt nghiệp 6 Học viện Tài chính toán chi phí, kế hoạch giá thành sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu kịp thời đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh , do vậy tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm. Chính vì những lý do trên mà kế toán doanh nghiệp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí sản xuất là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành. - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất đặc điểm của sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. - Căn cứ các đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. - Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt bộ phận kế toán các yếu tố chi phí. - Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tác chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Khóa luận tốt nghiệp 7 Học viện Tài chính ứng được yêu cầu thu nhận – xử lý – hệ thống hóa thong tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp. - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, iá thành sản phẩm , cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định mọi quyết một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất – tiêu thụ sản phẩm. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất * Phân loại chi phí sản xuất căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí để sắp xếp những chi phí có nộ dụng kinh tế ban đầu giống nhau vào cùng một nhóm chi phí. Cách phân loại này phân biệt nơi chi phí phát sinh và mục đích sử dụng của chi phí. Mục đích của việc phân loại này là để biết được chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm những loại nào và giá trị từng loại chi phí là bao nhiêu.Theo cách phân loại này chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế , vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản,công cụ dụng cụ…mà doanh nghiệp đã thực sự sử dụng cho hoạt động sản xuất. - Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền lương, tiền công phải trả, tiền trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân, viên chức trong doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ giá trị khấu hao phải trích của các TSCĐ sử dụng trong doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả về dịch vụ mua từ bên ngoài: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại….phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Khóa luận tốt nghiệp 8 Học viện Tài chính - Chi phí khác bằng tiền: gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí trên như: chi phí tiếp khách, hội nghị…. * Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế của chi phí Cách phân loại này dựa trên công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm và phương pháp tập hợp chi phí có tác dụng tích cực cho việc phân loại giá thành theo khoản mục chi phí. Mục đích của cách phân loại này để tìm ra nguyên nhân làm thay đổi giá thành so với định mức và đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất trong doanh nghiệp gồm 3 khoản mục chi phí : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị thực tế của các loại nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Các khoản phụ cấp lương, tiền ăn ca, tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài cũng được hạch toán vào khoản mục này. - Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất ngoài các chi phí sản xuất trực tiếp như: + Chi phí nhân viên phân xưởng gồm: lương chính, lương phụ và các khoản tính theo lương của nhân viên phân xưởng. + Chi phí vật liệu gồm: giá trị nguyên vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, các chi phí công cụ, dụng cụ….ở phân xưởng. + Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng tại phân xưởng, bộ phận sản xuất. + Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện nước, điện thoại sử dụng cho sản xuất và quản lý ở phân xưởng. + Chi phí bằng tiền khác. SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Khóa luận tốt nghiệp 9 Học viện Tài chính * Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động Cách phân loại này có vai trò quan trọng trong phân tích điểm hòa vốn phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh của Giám đốc doanh nghiệp.Theo cách phân loại này chi phí sản xuất gồm có: - Chí phí cố định: là những cho phí mang tính tương đối ổn định không phụ thuộc vào số lượng sản xuất ra trong một mức sản lượng nhất định. Khi sản lượng tăng thì mức chi phí cố định cho một sản phẩm có xu hướng giảm - Chí biến đổi: là những chi phí thay đổi tùy thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất. Các chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp….thuộc chi phí biến đổi. Dù sản lượng sản phẩm sản xuất thay đổi nhưng chi phí biến đổi cho một sản phẩm vẫn mang tính tương đối ổn định. Ngoài các cách phân loại trên có thể phân loại CPSX theo các tiêu thức: theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán tập hợp CPSX, theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp… 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm * Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: - Giá thành sản phẩm kế hoạch: là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. Giá thành sản phẩm kế hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện hoàn thành nhằm để thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp. - Giá thành sản phẩm định mức: là giá được xác định dựa trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Khóa luận tốt nghiệp 10 Học viện Tài chính định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất. Giá thành sản phẩm định mức cũng được xây dựng trước khi thực hiện quá trình sản xuất. - Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành sản phẩm thực tế được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ. Giá thành sản phẩm thực tế là căn cứ để xác định, kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh. * Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm gồm có hai loại: - Giá thành sản xuất sản phẩm: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm, giá vốn hàng xuất bán và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp. - Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. Như vậy, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ tính và xác định cho số sản phâm do doanh nghiệp sản xuất và đã tiêu thụ, nó là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp. Ngoài những cách phân loại giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính như nói trên thì trong công tác quản trị, doanh nghiệp còn thực hiện phân loại chi phí theo phạm vi tính toán chi phí chi tiết hơn. SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Khóa luận tốt nghiệp 11 Học viện Tài chính 1.3. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ 1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi, giới hạn để CPSX được tập hợp theo đó. Xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán CPSX. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ…) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng…). Để xác định đối tượng tập hợp chi phí cần phải căn cứ vào đặc điểm, công dụng của chi phí trong sản xuất cũng như cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp, cán bộ, nhân viên kế toán và yêu cầu quản lý chi phí, tính giá thành của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn sản xuất, phân xưởng sản xuất…. 1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp CPSX được sử dụng trong kế toán CPSX để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định. Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp CPSX cho phù hợp. Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi phi như sau: - Phương pháp tập hợp trực tiếp + Điều kiện áp dụng: CPSX phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp CPSX riêng biệt. + Nội dung: ngay từ khâu hạch toán ban đầu, CPSX phát sinh được phản ánh riêng cho từng đối tượng tập hợp CPSX trên chứng từ ban đầu để căn cứ SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Khóa luận tốt nghiệp 12 Học viện Tài chính vào chứng từ thực hiện hạch toán trực tiếp CPSX cho từng đối tượng riêng biệt. - Phương pháp phân bổ gián tiếp + Điều kiện áp dụng: CPSX liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp CPSX, không tổ chức ghi chép ban đầu CPSX phát sinh riêng cho từng đối tượng. + Nội dung: CPSX phát sinh chung cho nhiều đối tượng được tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí. Sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí. Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự: Bước 1: Xác định hệ số phân bổ Tổng chi phí cần phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ Bước 2: Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng Ci = Ti * H Trong đó: Ci là chi phí cần phân bổ cho đối tượng i Ti là đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i H là hệ số phân bổ 1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất 1.3.3.1. Nội dung - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ….sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất. SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Khóa luận tốt nghiệp 13 Học viện Tài chính - Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phần sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh chi phí liên quan phải trả cho nhân viên phân xưởng, bao gồm: chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính cho nhân viên phân xưởng như: quản đốc phân xưởng, nhân viên kinh tế, thống kê, thủ kho phân xưởng, nhân viên tiếp liệu, vận chuyển nội bộ… + Chi phí vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xương, như vậy liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng quản lý, sử dụng, vật liệu dùng cho nhu cầu văn phòng phân xưởng… + Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất như khuôn mẫu đúc, dụng cụ cầm tay…. +Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định sử dụng ở phân xưởng sản xuất như khấu hao của máy móc thiết bị, khấu hao của máy móc thiết bị, khấu hao của nhà xưởng, phương tiện vận tải…. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho các hoat động của phân xưởng như chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí điện, nước, điện thoại… + Chi phí khác bằng tiền: phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những khoản chi phí kể trên, phục vụ cho hoạt động của phân xưởng như chi phí tiếp khách, hội nghị… ở phân xưởng. 1.3.5.2. Tài khoản, chứng từ sử dụng * Tài khoản sử dụng: - TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ hạch toán hàng SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15 Khóa luận tốt nghiệp 14 Học viện Tài chính tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tài khoản này có thể mở chi tiết cho từng khoản mục theo đặc đặc điểm của từng doanh nghiệp. - TK 631 – Giá thành sản xuất. Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. * Chứng từ sử dụng: - Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng các chứng từ như sau: bảng chấm công, bảng tính lương, bảng tổng hợp lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, giấy yêu cầu vật tư, hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho vật tư, công cụ dụng cụ, bảng kê chi phí bằng tiền khác, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, bảng kê thanh toán tạm ứng... - Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng các chứng từ sau: bảng chấm công, bảng tính lương sản phẩm, bảng thanh toán tiền lương…. - Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng các chứng từ sau: bảng chấm công, bảng tính lương, bảng tổng hợp lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, giấy yêu cầu vật tư, hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho vật tư, công cụ dụng cụ, bảng kê chi phí bằng tiền khác, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, bảng kê thanh toán tạm ứng... SV: Phạm Thu Hoài Lớp: CQ49/21.15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan