Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị của xã tào sơn, huyện anh sơ...

Tài liệu Thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị của xã tào sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

.PDF
87
215
71

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN uế .......... tế H KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC in h THỰC TRẠNG DI CƯ LAO ĐỘNG TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH THỊ ĐÀO THỊ THƯƠNG Đ ại họ cK Ở XÃ TÀO SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN Khóa học: 2007-2010 i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN .....  .... tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG DI CƯ LAO ĐỘNG TỪ NÔNG THÔN RA h THÀNH THỊ CỦA XÃ TÀO SƠN, HUYỆN ANH SƠN, cK in TỈNH NGHỆ AN Giáo viên hướng dẫn: Đào Thị Thương Th.s Nguyễn Thị Thanh Bình họ Sinh viên thực hiện: Đ ại Lớp: K41A-Kinh tế nông nghiệp Khóa học: 2007-2010 Huế, tháng 5 năm 2011 ii Lời cảm ơn Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của học tập, nghiên cứu ở trường Đại Học và cũng là kết quả sau thời gian thực tập tại UBND xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn được sự giúp đỡ lớn của các thầy cô giáo, các cô, các chú, anh chị làm việc tại UBND, bên cạnh đó là sự động viên giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Nhân đây tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại uế Học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.s Nguyễn Thị H Thanh Bình, là cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. tế Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh chị làm việc tại UBND xã, đặc biệt là phòng thống kê, phòng địa chính, phòng dân số-kế hoạch hóa h gia đình xã Tào Sơn đã dẫn dắt tôi trong thời gian tôi thực tập tại cơ sở. in Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân, gia đình và bạn bè đã cK luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập, làm khóa luận để tôi đạt được kết quả tốt nhất. Đ ại họ Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Đào Thị Thương iii MỤC LỤC Lời cảm ơn........................................................................................................................i MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................ viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .............................................................................................x PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 uế PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................4 1.1.Cơ sở khoa học ..........................................................................................................4 H 1.1.1.Cơ sở lí luận............................................................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm lao động, việc làm, thu nhập.............................................................4 tế 1.1.1.2. Nông thôn, thành thị ...........................................................................................6 1.1.1.3. Di cư lao động ....................................................................................................7 h 1.1.2.Cơ sở thực tiễn......................................................................................................14 in 1.1.2.1. Tình hình di cư lao động chung trên cả nước...................................................14 cK 1.1.2.2. Xu hướng di cư lao động chung trên cả nước ..................................................17 1.1.2.3. Quy mô lao động và chất lượng lao động của Việt Nam .................................19 1.2.Tình hình cơ bản của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An .........................23 họ 1.2.1.Vị trí địa lí.............................................................................................................23 1.2.2.Điều kiện tự nhiên ................................................................................................23 Đ ại 1.2.2.1. Địa hình, đất đai ...............................................................................................23 1.2.2.2.Khí hậu thời tiết .................................................................................................24 1.2.2.3. Nguồn nước thủy văn .......................................................................................24 1.2.3.Tình hình kinh tế xã hội........................................................................................25 1.2.3.1.Tình hình dân số và lao động ............................................................................25 1.2.3.2.Tình hình sử dụng đất đai của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An .....28 1.2.3.3.Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của xã.................................................31 1.2.3.4.Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 2008-2010 ..............................32 1.2.3.5.Đánh giá chung tình hình cơ bản của xã ...........................................................33 iv CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG DI CƯ LAO ĐỘNG Ở XÃ TÀO SƠN, HUYỆN ANH SƠN , TỈNH NGHỆ AN................................................................................................35 2.1. Tình hình di cư lao động của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An............35 2.2. Tình hình LĐ di cư được điều tra tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.......36 2.2.1. Vùng lao động điều tra di cư đi và di cư đến ......................................................36 2.2.2. Các loại hình công việc của người dân di cư ......................................................38 2.2.3. Độ tuổi và giới tính của người dân di cư.............................................................39 uế 2.2.4. Tình trạng hôn nhân của lao động di cư ..............................................................41 2.2.5. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn...........................................................41 H 2.2.6. Thời gian di cư của lao động ...............................................................................43 2.2.7. Tình hình thu nhập, tiết kiệm và mua sắm tài sản của lao động di cư ................44 tế 2.2.7.1. Tình hình thu nhập............................................................................................44 2.2.7.2. Tình hình tiết kiệm ...........................................................................................45 h 2.2.7.3. Tình hình trang bị mua sắm tài sản, vật dụng ..................................................46 in 2.3. Nguyên nhân di cư của những lao động điều tra tại địa phương............................47 cK 2.3.1. Lực đẩy nơi đi......................................................................................................48 2.3.1.1. Thiếu việc làm tại địa phương ..........................................................................48 2.3.1.2. Thiếu đất canh tác.............................................................................................49 họ 2.3.1.3. Thu nhập thấp, không ổn định..........................................................................49 2.3.1.4. Di cư vì mâu thuẫn trong gia đình....................................................................49 Đ ại 2.3.1.5. Lý do khác ........................................................................................................50 2.3.2. Lực hút nơi đến....................................................................................................50 2.3.2.1. Cơ hội việc làm.................................................................................................50 2.3.2.2. Thu nhập hấp dẫn .............................................................................................51 2.3.2.3. Điều kiện sống tốt.............................................................................................51 2.3.2.4. Lý do khác ........................................................................................................51 2.4. Tác động của việc di cư lao động tới điều kiện KT-XH của xã Tào Sơn ..............51 2.4.1. Các tác động tích cực...........................................................................................51 2.4.1.1. Về mặt kinh tế ..................................................................................................51 2.4.1.2. Về mặt văn hóa, xã hội .....................................................................................52 v 2.4.1.3.Về mặt môi trường ............................................................................................52 2.4.2.Các tác động tiêu cực............................................................................................53 2.4.2.1.Ảnh hưởng của di cư lên đời sống của gia đình ................................................53 2.4.2.2.Về mặt xã hội.....................................................................................................54 2.4.3.3.Về mặt môi trường ............................................................................................54 2.5. Những thuận lợi và khó khăn của lao động di cư...................................................55 2.5.1.Thuận lợi...............................................................................................................55 uế 2.5.2. Khó khăn..............................................................................................................55 2.6. Đánh giá chung tình hình di cư lao động tại xã Tào Sơn .......................................57 H CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP..........................................................60 3.1.Định hướng chung ...................................................................................................60 tế 3.2.Giải pháp đối với vấn đề di cư lao động ở xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An .................................................................................................................60 h 3.2.1.Giải pháp về chính sách:.......................................................................................61 in 3.2.2.Giải pháp về giáo dục ...........................................................................................64 cK 3.2.3.Giải pháp về thông tin ..........................................................................................65 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................66 KẾT LUẬN ...................................................................................................................66 họ KIẾN NGHỊ...................................................................................................................67 Đ ại TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................70 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Ý nghĩa 1. CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 2. CN - XD Công nghiệp - xây dựng 3. BTB & DH Bắc Trung Bộ và Duyên hải 4. DV Dịch vụ 5. ĐTH Đô thị hóa 6. ĐB Đồng bằng 7. ĐVT Đơn vị tính 8. GTSX Giá trị sản xuất 9. LĐ Lao động 10. KH - KT Khoa học - kỹ thuật 11. KT - XH Kinh tế - xã hội 12. N - L - T Nông - lâm - thủy sản 15.TW H tế h in họ 16.Trđ Số lượng cK 13. SL 14. TP uế Chữ viết tắt Thành phố Trung ương Triệu đồng Trung Du và miền núi 18. UBND Ủy ban nhân nhân Đ ại 17. TD & MN 19.T.S Tỷ suất 20. & Và 21. % Phần trăm 22. ‰ Phần nghìn 23. Dấu chấm “.” Ngăn cách hàng nghìn 24. Dấu phẩy “,” Ngăn cách hàng thập phân vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình nhập cư, xuất cư, di cư thuần giữa các vùng trên cả nước trong 12 tháng trước 1/4/2008, 2010......................................................................16 Bảng 2: Quy mô và cơ cấu lao động phân theo ngành của Việt Nam qua các năm(2007, 2008, 2009) .................................................................................17 Bảng 3: Tình hình di cư phân theo hướng di cư của Việt Nam năm 2007, 2008, 2009...........................................................................................18 Quy mô lao động Việt Nam phân theo vùng năm 2009 ...............................21 Bảng 5: Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ chuyên môn uế Bảng 4: H kỹ thuật, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế-xã hội, 2009...................22 Biến động dân số lao động của xã Tào Sơn qua 3 năm(2008-2010) ............27 Bảng 7: Tình hình sử dụng đất đai của xã Tào Sơn qua 3 năm (2008-2010).............29 Bảng 8: Quy mô cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn xã Tào Sơn qua 3 năm tế Bảng 6: Tình hình di cư lao động của xã Tào Sơn qua 3 năm (2008-2010) ..............35 in Bảng 9: h 2008-2010 .....................................................................................................32 cK Bảng 10: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo vùng đi và vùng đến của các lao động điều tra năm 2010...........................................................................37 Bảng 11: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo loại hình công việc của các họ lao động điều tra năm 2010...........................................................................38 Bảng 12: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo độ tuổi và giới tính của các lao Đ ại động điều tra năm 2010 ................................................................................40 Bảng 13: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo tình trạng hôn nhân của các lao động điều tra năm 2010...........................................................................41 Bảng 14: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của các lao động điều tra năm 2010 .........................................42 Bảng 15: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo thời gian di cư của các lao động điều tra năm 2010 ................................................................................43 Bảng 16: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo thu nhập của các lao động điều tra năm 2010..........................................................................................44 viii Bảng 17: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo khoản tiết kiệm của các lao động điều tra năm 2010 ................................................................................45 Bảng 18: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo mức tài sản mua sắm được của các lao động điều tra năm 2010 ....................................................................46 Bảng 19: Tình hình di cư lao động ở xã Tào Sơn điều tra năm 2010 phân theo nguyên nhân di cư. .......................................................................................48 Bảng 20: Số tiền gửi về gia đình của lao động di cư điều tra năm 2010......................52 uế Bảng 21: Ảnh hưởng tiêu cực của di cư lao động lên đời sống của gia đình của các lao động điều tra năm 2010...........................................................................53 Đ ại họ cK in h tế H Bảng 22: Những khó khăn mà lao đông di cư gặp phải ...............................................57 ix TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Luận văn tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học lớn, thể hiện kết quả đạt được sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thực tế những vấn đề của xã hội. Đây cũng thể hiện phương pháp vận dụng kiến thức sách vở vào trong cuộc sống diễn ra hàng ngày. Với tiến trình phát triển chung của đất nước thì nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp mà con người cần phải giải quyết. Qua thời gian thực tập tại UBND xã Tào Sơn, nhận thấy được vấn đề di cư lao động xảy ra trên địa bàn ảnh hưởng lớn tới kinh tế xã uế hội xã, tuy nhiên cũng chưa có hướng giải quyết phù hợp. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “ Thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị của xã Tào Sơn, huyện H Anh Sơn, tỉnh Nghệ An”. Mục tiêu của đề tài là đi sâu nghiên cứu thực trạng tình hình di cư lao động trên tế địa bàn xã, tìm hiểu nguyên nhân làm nảy sinh vấn đề di cư, những thuận lợi cũng như khó khăn của những lao động di cư gặp phải và tác động của vấn đề này tới đời sống in khóa học của bản thân. h gia đình và xã hội. Đồng thời, nghiên cứu đề tài này cũng là cơ sở để tôi hoàn thành cK Để nghiên cứu vấn đề này, tôi đã thu thập nhiều số liệu liên quan từ nhiều nguồn khác khau như: Tổng cục thống kê, tổng điều tra dân số, bộ thương binh xã hội, các Tào Sơn. họ công trình nghiên cứu, sách báo, trang web,... và các báo cáo, dữ liệu của UBND xã Phương pháp nghiên cứu đề tài này là căn cứ vào những cơ sở lý luận và biện Đ ại chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin đứng trên qua điểm hệ thống, phương pháp thống kê, điều tra phỏng vấn bằng cách sử dụng bảng hỏi và phương pháp so sánh. Nghiên cứu này là cơ hội để tôi củng cố kiến thức, mở rộng tầm nhìn và học hỏi những kinh nghiệm trong thực tế. Với những số liệu thu được giúp tôi có thêm kiến thức, giải quyết được thắc mắc của mình về vấn đề di cư. Biết được nguyên nhân, triệu chứng và đưa ra phương pháp điều trị từ đó pháp huy mặt tích cực, hạn chế tối đa mặt tiêu cực. x PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Lí do chọn đề tài Quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra đồng hành với quá trình phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị đã dẫn đến sự tập trung với quy mô và tốc độ ngày càng cao của dân cư đô thị, đặc biệt là dòng di cư của lao động nông thôn vào các thành phố với hi vọng tìm được việc làm. Đó là xu thế chủ yếu hiện nay đối với những nước phát triển và đang phát triển trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam di dân cũng xuất hiện sớm nhưng diễn uế ra mạnh mẽ nhất là những năm sau thời kỳ đổi mới (1986), khi nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và H nhà ở năm 1999 thì di cư giữa các tỉnh, di cư từ nông thôn ra thành thị chiếm tỷ trọng lớn nhất và chủ yếu trong độ tuổi lao động hay thường gọi là di cư lao động. tế “Di dân vừa là hệ quả vừa là nguyên nhân của sự phát triển”. Chính dòng di dân từ nông thôn ra thành thị này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của các đô thị, h song bản thân nó cũng đã tạo ra nhiều hệ lụy mà đô thị phải gánh chịu như: thất in nghiệp, ách tắc giao thông, vấn đề nhà ở, vấn đề môi trường, an ninh xã hội, mỹ quan quản lý đô thị. cK đô thị, …và đặt ra bài toán hóc búa cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô, các nhà Di cư lao động làm thay đổi bộ mặt nông thôn nhưng cũng không thể không nói họ tác động tiêu cực của nó đối với khu vực này. Những lao động có trình độ, có sức khỏe đều muốn rời khỏi quê hương bởi sức hấp dẫn về mọi mặt của đô thị. Việc thiếu nguồn Đ ại nhân lực về số lượng lẫn chất lượng lại trở nên trầm trọng hơn và nữ hóa trong nông nghiệp, già hóa trong nông thôn là điều đương nhiên. Lúc này khoảng cách nông thônthành thị đã xa lại càng xa hơn, và vấn đề đó vẫn là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương bấy lâu nay. Do di cư tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nên vấn đề di cư nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý,.... Tuy vậy, do mục đích khác nhau nên công trình nghiên cứu của mỗi người cũng không giống nhau. Và mục đích nghiên cứu của tôi là trong thời điểm hiện tại với xu hướng phát triển chung thì hiện tượng di cư diễn ra như thế nào trên phạm vi của đất nước nói chung và trên địa bàn xã Tào Sơn nói riêng. Chính vì vậy, tôi tập trung tìm hiểu : " 1 Thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An" làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua đó tôi tham vọng nắm được nguyên nhân cốt lõi và đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này. Mục đích nghiên cứu + Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về di cư lao động + Phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng di cư lao động thấy được các tác động tích cực và tiêu cực của di cư lao động đến đời sống người dân uế xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. + Đề xuất giải pháp hợp lí nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng H nông thôn xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Phương pháp nghiên cứu tế + Phương pháp điều tra chọn mẫu: Xã Tào Sơn gồm 12 thôn. Để đảm tính đại diện của mẫu tôi chọn thôn 2 là thôn trung tâm kinh tế xã chủ yếu là đồng bằng, thôn 6 là thôn h cận kề trung tâm và thôn 12 là thôn cánh xa trung tâm nhất và cũng là kém phát triển nhất in . Qua 3 thôn đó tôi đã chọn ngẫu nhiên 41 hộ hay 60 lao động di cư ra khỏi địa bàn. cK + Phương pháp thu thập số liệu: Gồm số liệu thứ cấp do UBND xã Tào Sơn cung cấp và số liệu sơ cấp từ 60 lao động di cư sau khi điều tra phỏng vấn thực tế. + Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: Trong đó có phân tổ thống kê theo họ các tiêu thức khác nhau của đề tài. Đối tượng nghiên cứu Đ ại Đối tượng nghiên cứu của đề tài là điều tra các hộ có lao động di cư. Cụ thể là 60 lao động di cư của 41 hộ, trong 3 thôn trên địa bàn xã Tào Sơn. Giới hạn nghiên cứu + Về măt nội dung: Thông qua các hộ gia đình có lao động di cư, tôi tập trung nghiên cứu những lao động của xã di cư ra khỏi địa bàn để sinh sống, làm việc. + Về mặt không gian: Nghiên cứu trong phạm vi của địa bàn xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. + Về mặt thời gian: Tình hình di cư lao động từ nông thôn ra thành thị của xã trong 3 năm 2008, 2009, 2010. Nghiên cứu thực trạng di cư lao động của năm 2010. Điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu trong năm 2010. 2 Do nhiều nhân tố quyết định nên khóa luận chỉ nằm trong giới hạn nghiên cứu về thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị của xã Tào Sơn. Và cũng không thể tránh khỏi sai sót vì thế mong thầy cô và các bạn thông cảm và góp ý giúp đề tài Đ ại họ cK in h tế H uế nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn. 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1.1. Khái niệm lao động, việc làm, thu nhập - Khái niệm lao động uế + Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua các công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến chúng thành của cải vật chất cấn thiết H cho nhu cầu của mình và xã hội. + Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất, là tế quá trình con người sử dụng sức lao động hay năng lực lao động gồm toàn bộ thể lực và trí lực của mình để phát động và đưa vào các tư liệu hoạt động lao động tạo ra sản h phẩm. Do vậy trong quá trình lao động, sức lao động là yếu tố tích cực và hoạt động in nhiều nhất, bởi sức lao động là một trong những nguồn lực khởi đầu của quá trình sản cK xuất (yếu tố đầu vào) để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Lực lượng lao động + Theo Tổng cục thống kê: “Lực lượng lao động hay dân số hoạt động kinh tế, họ bao gồm tất cả những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp trong thời gian quan sát”. Đ ại + Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không làm việc. Những người này không hoạt động kinh tế vì các lí do: Đang đi học, đang làm công việc nội trợ cho bản thân hoặc gia đình, tàn tật không có khả năng lao động, các lí do về sức khỏe hoặc tình trạng khác. + Lao động trong độ tuổi là những người trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật Lao động hiện hành có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình ra làm việc. + Lao động ngoài độ tuổi là những người chưa đến hoặc đã quá tuổi lao động theo quy định của Luật Lao động hiện hành nhưng thực tế vẫn tham gia lao động. - Việc làm và thu nhập 4 + Việc làm Theo điều 13, luật lao động thì : "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm" Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) “ Người có việc làm là người làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhận hoặc thanh toán bằng hiện vật hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không nhận được tiền công hay hiện vật.” uế Người có việc làm là những người đang làm việc trong thời gian quan sát và những người trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ tạm thời vì các lí do như ốm H đau, đình công, nghỉ hè, nghỉ lễ, trong thời gian sắp xếp lại sản xuất, do thời tiết xấu, máy móc hư hỏng,… tế Thất nghiệp là những người trong thời gian quan sát tuy không làm việc nhưng đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc để tạo ra thu nhập bằng tiền hay hiện vật, h gồm cả những người chưa bao giờ làm việc. Thất nghiệp còn bao gồm cả những người in trong thời gian quan sát không có hoạt động tìm kiếm việc làm vì họ đã được bố trí cK một việc làm mới sau thời gian quan sát, những người đã buộc thôi việc không lương có hoặc không có thời hạn hoặc những người không tích cực tìm kiếm việc làm vì họ quan niệm rằng không thể tìm được việc làm. họ + Thu nhập Theo nghĩa rộng thu nhập gồm 2 bộ phận hợp thành: Thù lao cần thiết (tiền Đ ại lương, tiền công, các khoản thu nhập mang bản chất tiền lương,…) và phần có được từ thặng dư sản xuất (lợi nhuận). Theo từ điển kinh tế thị trường thì “Thu nhập cá nhân là tổng số thu nhập đạt được từ các nguồn thu khác nhau của cá nhân trong thời gian nhất định. Thu nhập cá nhân từ nhiều nguồn thu khác nhau đều từ thu nhập quốc dân. Thu nhập là sự phân bố thu nhập quốc dân đến từng người, bất kể người lao động có làm trong cơ quan và đơn vị để làm ra sản phẩm vật chất hay dịch vụ hay không”. Theo Robert.J.Gorden thì: “Thu nhập cá nhân là thu nhập mà các hộ gia đình nhận được từ mọi người bao gồm các khoản làm ra và các khoản chuyển nhượng. Thu nhập cá nhân khả dụng là thu nhập cá nhân trừ đi các khoản thu thuế cá nhân”. Thu 5 nhập của người lao động là số tiền mà họ nhận được từ các nguồn thu và họ được toàn quyền sử dụng cho bản thân và gia đình. 1.1.1.2. Nông thôn, thành thị - Khái niệm nông thôn + Trong từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2002: nông thôn là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông. + Tác giả Lê Cao Đoàn (2001) cũng đưa ra khái niệm về nông thôn như sau: nông nghiệp và dân cư của nó là những người làm ruộng. uế Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một xã hội được tổ chức trên nền tảng sản xuất H + Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, tác giả Vũ Đình Thắng và Hoàng Văn Định (2002) đưa ra khái niệm: Nông thôn là vùng đất đai rộng lớn với một cộng đồng tế dân cư chủ yếu làm nông nghiệp, có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, in của dân cư thấp hơn thành thị. h có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa thấp, và thu nhập Các đặc trưng cơ bản của vùng nông thôn cK + Ở vùng nông thôn, các cư dân sống chủ yếu là nông dân và làm nghề nông. Đây là địa bàn hoạt động chủ yếu của nghành sản xuất vật chất nông, lâm, ngư nghiệp họ và các nghành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp. + Nông thôn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái. + Dân cư nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ với những Đ ại quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình. + Nông thôn là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa của quốc gia như các phong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,... Đây chính là nơi chứa đựng kho tàng văn hóa dân tộc, đồng thời là khu vực giải trí, du lịch sinh thái phong phú và hấp dẫn đối với con người. + So với đô thị, nông thôn có cơ sở hạ tầng, có trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn. Nông thôn chịu sức hút của thành thị về nhiều mặt, người dân nông thôn thường tìm cánh di chuyển vào các đô thị. - Khái niệm thành thị 6 + Theo Từ điển Bách khoa Xô Viết của nhà xuất bản Xô Viết năm 1986 cho rằng, đô thị là khu vực dân cư làm các nghành nghề ngoài nông nghiệp. + Trong từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2002 định nghĩa, đô thị là nơi dân cơ đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể cả công nghiệp, thành phố hoặc thị trấn. + Ở Việt Nam, theo nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của chính phủ về phân loại đô thị và quản lý đô thị của Việt Nam tới 2020, Việt Nam có 6 loại đô thị: đô thị uế đặc biệt; đô thị loại I; đô thị loại II; đô thị loại III; đô thị loại IV; đô thị loại V. Hiện nay đô thị Việt Nam mới có trên 27% trong tổng dân số, còn lại gần 73% dân số cả nước sinh H sống ở địa bàn nông nghiệp nông thôn, nhìn chung đời sống và việc làm cũng như thu nhập còn bấp bênh do đó ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng tế đang có xu hướng di cư lao động từ nông thôn lên thành phố diễn ra khá phổ biến. - Khái niệm di cư lao động h 1.1.1.3. Di cư lao động in Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề di cư lao động, dưới đây là cK một số quan điểm về di cư lao động: + Trong cuộc điều tra di cư Việt Nam năm 2004, người di cư được định nghĩa là những người từ 15-59 tuổi di chuyển từ quận/huyện này sang quận/huyện khác trong vòng họ 5 năm trước thời điểm điều tra, và đã cư trú trên địa bàn điều tra từ 1 tháng trở lên. Một người di cư từ quận này sang quận khác trong nội thành phố trong khoảng Đ ại thời gian 5 năm trước điều tra được xem là người không di cư. Những người từ 15-59 tuổi sống tại cùng quận/huyện trong ít nhất 5 năm trước điều tra được xem là người không di cư. + Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Di cư là sự thay đổi nơi cư trú của con người, từ đơn vị lãnh thổ này tới một lãnh thổ khác trong một khoảng thời gian nhất định. Hay nói cách khác là thay đổi nơi cư trú trong một khoảng thời gian nào đó. Một người được coi là người di cư, nếu nơi thường trú hiện nay và nơi thường trú 5 năm trước đó không cùng một đơn vị hành chính cấp xã. Xin lưu ý rằng, tại thời điểm điều tra một người vẫn thực tế thường trú trong phạm vi của một đơn vị hành chính cấp xã, có thay đổi tên gọi (từ xã thành phường hoặc thị trấn, và ngược lại) so 7 với 5 năm trước, không được coi là người di cư. + Theo ngân hàng phát triển Châu Á thì người di cư đi được định nghĩa là những người vắng mặt ở hộ gia đình ít nhất 2 tháng liên tục trong vòng 3 năm qua. + Theo trung tâm nghiên cứu phụ nữ khái niệm di cư lao động được hiểu là: Sự di chuyển một cách tự phát về địa lí từ tỉnh này sang tỉnh khác, thường là từ các vùng nông thôn ra thành phố của những người lao động giản đơn, nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm, tăng thu nhập, gửi tiền về quê trợ giúp gia đình. Sự di chuyển này có thể kéo uế dài trong vòng nhiều năm, quanh năm, cũng có thể theo thời vụ (vài tháng, vài tuần). + Trong thực tế tùy vào mục đích và nguyên nhân của vấn đề mà chúng ta có thể H có những quan điểm khác nhau. Ở đề tài này thì di cư được định nghĩa là sự di chuyển của con người vì một lí do nào đó từ nơi này đến nơi khác với một khoảng cách khá tế lớn. Sự di chuyển này có thể là theo thời vụ hoặc kéo dài quanh năm hoặc trong nhiều năm. Theo Đặng Thu (1994) thì “ đối với cá nhân và gia đình, di cư là rời quê hương in mở rộng lãnh thổ từ địa bàn sẵn có”. h cũ đến quê hương mới, đối với dân tộc trong lịch sử là việc phát triển vùng sinh sống, cK + Với hạn chế của mình nên trong đề tài, tôi chỉ nghiên cứu di cư lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị, từ nơi ít cơ hội đến nơi có cơ hội phát triển nhiều hơn. Việc di dân tự phát từ nông thôn đến các thành phố ở Việt Nam xuất hiện từ sau họ những năm đổi mới, theo đó luồng di dân do Nhà nước tổ chức đã giảm dần và luồng di dân tự do tăng lên, nhất là các luồng di dân theo hướng Bắc - Nam và nông thôn - Đ ại thành thị, tới các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế. Di cư lao động từ nông thôn - thành thị hay cũng chính là di chuyển lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, là hướng quan trọng giúp phân bổ lại nguồn lực giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế dưới sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường. - Một số lý thuyết nghiên cứu về di dân Các công trình nghiên cứu về vấn đề này đã xuất hiện từ rất lâu. Trong đó có lý thuyết của Ravestein là một trong những lý thuyết về di dân sớm nhất trong trường phái cổ điển, được đưa ra vào cuối thế kỉ XIX. Lý thyết của Lewis: Lý thuyết này ra đời vào những năm 50 của thế kỉ XX. Lý 8 thuyết của Lewis ra đời trong bối cảnh các nước trong thế giới thứ 3 bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, dẫn đến sự bùng nổ của làn sóng di cư từ nông thôn ra các thành phố công nghiệp và các đô thị. Sau đó là Lý thuyết di cư của Lee: Trong cuốn sách: “ Một học thuyết chung về di cư” (A general theory of migration, 1966), Lee đã tổng kết một số các yếu tố quyết định đến việc di cư của người dân từ nông thôn ra thành thị. Ông chia thành hai nhóm yếu tố: 1/ Nhóm yếu tố tiêu cực - nghèo đói, sự thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếu đất, uế mức sống thấp ở quê nhà; 2/ Nhóm yếu tố tích cực - sự thịnh vượng, cơ hội, công việc làm ăn, mức sống cao ở nơi đến… Trong hai nhóm yếu tố này, những yếu tố tiêu cực H tác động mạnh hơn buộc người ta phải rời nơi sinh sống của mình còn các yếu tố tích cực phản ánh sự hấp dẫn của nơi đến. tế Đặc biệt, Lý thuyết của Todaro: Lý thuyết của ông nghiên cứu dòng người lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị trong các nước đang phát triển vào thập kỉ 60-70. h Trong các công trình nghiên cứu của mình, ông chỉ ra giữa nông thôn và thành thị in luôn có những chênh lệch về tiền lương. Chính sự khác biệt này đóng vai trò thúc đẩy cK sự di cư. Để có thể tham gia vào thị trường lao động ở đô thị, người lao động chấp nhận tất cả các công việc có thể làm được dù là nặng nhọc, ngắn hạn, không ổn định. Những người di cư tiềm năng sẽ tính toán và tiếp tục di cư khi mà tiền lương của họ họ mong đợi ở thành thị vượt qua thu nhập cơ bản của nông nghiệp. - Nghiên cứu của A.G.frenk và S.Amin: Hai ông đã nghiên cứu về hiện tượng Đ ại dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị vào thập kỷ 70, 80 của thế kỉ XX , phân tích hiện tượng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị trong sự vận động của quá trình phát triển lịch sử xã hội. Theo hai ông, hiện tượng này không tồn tại một cách độc lập, không xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà sự tồn tại và xuất hiện của nó chịu sự tác động của các yếu tố có tính vĩ mô như: môi trường sống, khả năng thu nhập, các lực lượng chính trị xã hội… Ở Châu Á, làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị khá mạnh mẽ và phổ biến. Hiện tượng này được một số nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt là các công trình của các nhà khoa học ấn Độ, Indonexia, Philipin như Mc Nicoll (1968), M.Narin (1971), Riperfor(1979), Upelly (1983), L.Trager (1984) ), G.Standing (1985) và A. Rodenburg 9 (1994). Các nghiên cứu này đã xem việc di chuyển lao động theo thời vụ từ nông thôn ra thành thị như một hiện tượng kinh tế - xã hội của những xã hội riêng biệt và sự tác động của dịch chuyển xã hội đến sự thay đổi của gia đình. - Phân loại di cư lao động Theo độ dài thời gian cư trú + Di chuyển lâu dài: thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc, với mục đích định cư sinh sống lâu dài tại nơi mới. Phần lớn người di cư là tìm cơ hội làm việc này thường không quay trở về sống tại quê hương cũ. uế mới, mức sống cao hơn, thoát ly khỏi nông nghiệp ở nông thôn,… Những đối tượng H + Di chuyển tạm thời: khả năng quay về là chắc chắn. Những người này đi làm ăn trong khoảng thời gian nào đó với hi vọng tích góp vốn trước khi về định cư tại quê hương. tế + Di dân mùa vụ, di chuyển con lắc: di chuyển của cư dân nông thôn vào thành phố trong thời kì những dịp nông nhàn như thời gian sau khi thu hoạch mùa màng, in Phân loại theo không gian: h hoặc trong điều kiện thiếu việc làm thường xuyên, việc làm có thu nhập. cK + Di cư nội địa: Là sự di cư giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị trong phạm vi của quốc gia. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 gồm có di cư giữa các xã; di cư giữa các huyện; di cư giữa các tỉnh; di cư giữa các vùng. họ + Di cư quốc tế: Di cư quốc tế, loại hình di cư này rất đa dạng bao gồm: di cư hợp pháp như xuất khẩu lao động; di cư bất hợp pháp; hiện tượng chảy máu chất xám Đ ại đó là những người có trình độ cao sau thời gian du học nước ngoài họ ở lại đất nước đó làm việc; cũng có thể là do chạy nạn hoặc bị bán qua biên giới… Phân loại theo đặc trưng di cư: + Di cư có tổ chức: Hình thức di chuyển dân cư được thực hiện theo kế hoạch và chương trình mục tiêu nhất định do Nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra, chỉ đạo thực hiện, với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội. * Ưu điểm Làm giảm sức ép dân số, việc làm ở một số tỉnh đồng bằng vốn thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm. Là một trong số những giải pháp phân bố lao động. Tận dụng các nguồn lực đất đai, phát triển vùng kinh tế mới, thúc đẩy tăng trưởng 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan