Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng kiến thức phân loại chất thải rắn y tế của điều dưỡng tại các khoa lâ...

Tài liệu Thực trạng kiến thức phân loại chất thải rắn y tế của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa tỉnh lạng sơn năm 2022

.PDF
45
1
97

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH CHU THỊ BÍCH THOAN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN Y TẾ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH CHU THỊ BÍCH THOAN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN Y TẾ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. VŨ NGỌC ANH NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám Hiệu trường đại học Điều Dưỡng Nam Định, các thầy cô giáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tới ThS. Vũ Ngọc Anh - Thầy đã tận tình hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Đảng ủy, Ban giám đốc, các Khoa, Phòng cùng các anh, chị Điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, hỗ trợ tinh thần, cung cấp tư liệu và hợp tác để tôi hoàn thiện chuyên đề này. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời biết ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên tinh thần, luôn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. Xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày 20 tháng 07 năm 2022 Học Viên Chu Thị Bích Thoan ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày 20 tháng 07 năm 2022 Người làm báo cáo Chu Thị Bích Thoan iii MỤC LỤC Lời cảm ơn……………………………………………………………………… i Lời cam đoan……………………………………….…………………………... ii Mục lục…………………………………………………………………………. iii Danh mục chữa viết tắt………………………………………….……………… iv Danh mục bảng…………………………………………………………………...v Danh mục biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh.…………………………………………….. vi Đặt vấn đề……………………………………………………………………….. 1 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................... 3 1.1 Cơ sở lý luận . ……………………………………………………………. 3 1.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 9 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ............................................. 15 2.1. Giới thiệu về địa điểm khảo sát ........................................................... 15 2.2. Đối tượng khảo sát ............................................................................. 15 2.3. Thời gian, phương pháp khảo sát ........................................................ 15 2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 15 2.5. Đặc điểm chung của đối tượng khảo sát.............................................. 15 2.6. Đánh giá kiến thức của điều dưỡng về phân loại CTRYT .................... 18 Chương 3: Bàn luận ........................................................................................... 24 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................................... 24 3.2. Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế của điều dưỡng tại các khoa Lâm sàng BVĐK tỉnh Lạng Sơn. ............................................................... 24 Kết luận.............................................................................................................. 28 Đề xuất giải pháp ............................................................................................... 29 Tài liệu tham khảo.............................................................................................. 30 Phụ lục ............................................................................................................... 29 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVĐK: Bệnh viện đa khoa CTYT: Chất thải y tế CTRYT: Chất thải rắn y tế v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Lượng chất thải phát sinh tại các tuyến bệnh viện Việt Nam…......... 10 Bảng 2.1: Phân bố đối tượng khảo sát theo tuổi ...…………....………....…….. 13 Bảng 2.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới …………………………….… 13 Bảng 2.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ …….……………......… 13 Bảng 2.4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thâm niên công tác:…….......….. 13 Bảng 2.5: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khoa công tác …………......….. 14 Bảng 2.6: Tỷ lệ điều dưỡng đã được tập huấn về phân loại CTYT ..…………... 15 Bảng 2.7: Thái độ của điều dưỡng về tầm quan trọng của phân loại CTYT…... 15 Bảng 2.8: Đánh giá kiến thức về số lượng các nhóm chất thải …….…………. 15 Bảng 2.9: Đánh giá kiến thức về 3 nhóm chất thải y tế ………………….……. 16 Bảng 2.10: Đánh giá kiến thức về các loại chất thải lây nhiễm .......................... 17 Bảng 2.11: Đánh giá kiến thức về mã màu dụng cụ đựng CTYT.….................. 17 Bảng 2.12: Đánh giá kiến thức về phân loại chất thải …….……..…................. 18 Bảng 2.13: Đánh giá kiến thức về chất thải nguy hại không lây nhiễm phát sinh tại khoa ........................................................................................................ 19 Bảng 2.14: Đánh giá kiến thức về biểu tượng chỉ loại CTRYT ……................. 20 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Đánh giá kiến thức chung của điều dưỡng về phân loại CTRYT. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải, ngoài chất thải dạng lỏng, chất thải dạng khí thì còn chất thải rắn. Các loại chất thải đặc thù mà chỉ trong bệnh viện mới có, như là bơm kim tiêm, bông, băng, gạc, găng tay, bột bó gãy xương, dây truyền máu…các vật tư qua sử dụng nhưng dính dịch tiết, dính máu của người bệnh. Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh, quản lý chất thải rắn y tế không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, cộng đồng dân cư và gây ô nhiễm môi trường [1],[2]. Trong chất thải y tế thường chứa một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm, các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các con đường lây nhiễm như qua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hoá…[3]. Các chất thải là vật sắc nhọn còn có khả năng vừa gây tổn thương do đâm xuyên, vừa có khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm cho các đối tượng phơi nhiễm. Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ nguy cơ lây nhiễm HBV khi bị tổn thương do kim tiêm là 30%, HCV là 3% và HIV là 0,3% [4]. Theo báo cáo tổng kết năm 2021, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn có quy mô 800 giường, với 849 nhân viên y tế, năm 2021 bệnh viện điều trị cho 41.628 người bệnh nội trú, 18.173 người bệnh ngoại trú và khám cho hơn 138.000 người bệnh [5]. Trong quá trình hoạt động, bệnh viện phát sinh số lượng chất thải rắn y tế là 79.566 kg/tháng, trong đó số lượng chất thải nguy hại lây nhiễm và không lây nhiễm là 6.079 kg/tháng, chất thải thông thường và chất thải tái chế khoảng 73.500 kg/tháng [6]. Con số này tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển và hoạt động tăng dần về chuyên môn của bệnh viện. Tại bệnh viện, điều dưỡng viên là những người thường xuyên thực hiện các thủ thuật trên người bệnh, là đối tượng trực tiếp tiến hành công tác phân loại CTRYT. Vì thế vấn đề phân loại CTRYT của điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng [7]. Trong quá trình kiểm tra giám sát thấy vẫn còn điều dưỡng chưa thực hiện đúng quy định 2 về quản lý chất thải: như phân loại sai, chưa phân loại chất thải ngay sau khi phát sinh dẫn đến ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng. Điển hình trong năm 2021 có 02 nhân viên xử lý chất thải bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp liên quan đến phân loại sai chất thải y tế. Để đánh giá về thực trạng phân loại chất thải y tế của điều dưỡng đang công tác tại bệnh viện như thế nào? Có đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2021/TT-BYT về Quản lý chất thải y tế được ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2021 không? Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động phân loại chất thải của điều dưỡng nên tôi thực hiện chuyên đề “Thực trạng kiến thức phân loại chất thải rắn y tế của điều dưỡng tại các khoa Lâm sàng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2022”.Với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức phân loại CTRYT của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức phân loại chất thải rắn y tế của Điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận về chất thải y tế 1.1.1 Định nghĩa chất thải y tế Chất thải y tế (CTYT) là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm CTYT nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế [8]. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn. Chất thải y tế nguy hại chiếm từ 10-25% tổng luợng chất thải y tế [9]. Chất thải y tế thông thường là chất thải không chứa các yếu tố: lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ buồng bệnh cách ly), từ các hoạt động chuyên môn y tế như chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh,… mà không dính máu, dịch sinh học,… Và chất thải phát sinh từ các công việc hành chính, chất thải từ các khu vực ngoại cảnh như lá cây,… Chất thải y tế thông thuờng chiếm từ 75-90% tổng lượng chất thải y tế [9]. Chất thải rắn y tế là chất thải ở thể rắn phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, xét nghiệm, khám chữa Điều trị, các nghiên cứu liên quan,.. bao gồm chất thải thông thường và chất thải nguy hại. [9]. 1.1.2. Phân định chất thải y tế Theo thông tư liên tịch số 20/2021/TT-BYT quy định về quản lý CTYT thì CTRYT bao gồm 3 nhóm là: Chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm và chất thải rắn thông thường [8]. 1.2.1.1. Chất thải lây nhiễm: gồm 4 loại Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhận của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, các vật sắc nhọn khác 4 đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh [8]. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ [8]. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B [8]. Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm [8]. 1.2.1.2. Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm: Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất [8]. Dược phẩm thải bỏ, vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hóa chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hóa chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản suất [8]. Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi; pin, ắc quy thải bỏ; vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ thải bỏ [8]. 1.2.1.3. Chất thải rắn thông thường bao gồm: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế [8]. Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc danh mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải y tế nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại [8]. 1.1.3. Phân loại chất thải y tế 1.1.3.1. Nguyên tắc phân loại Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để 5 quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh; Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa; Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm [8]. 1.1.3.2. Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế và có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải. Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn phân loại chất thải [8]. 1.1.3.3. Phân loại chất thải y tế - Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp màu vàng; - Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc thùng có lót túi và có màu vàng; - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng; - Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng - Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen; - Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín; - Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi màu trắng [8]. 1.1.4. Ảnh hưởng của CTYT tới sức khỏe: Quản lý chất thải y tế không tốt không những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người, môi trường mà còn mà còn làm tăng chi phí cho hoạt động xử lý chất thải y tế. 6 1.1.4.1. Đối tượng chịu ảnh hưởng Tất cả các cá nhân tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất thải y tế nguy hại ở bên trong hay bên ngoài khuôn viên bệnh viện, tại tất cả các công đoạn từ phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý đều chịu tác động xấu đến sức khoẻ, nếu chất thải y tế không được quản lý đúng cách và các vấn đề về an toàn không được quan tâm đúng mức. Các đối tượng chịu ảnh hưởng chính [10]: - Cán bộ, nhân viên y tế: bác sĩ, y sĩ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý, sinh viên thực tập công nhân vận hành các công trình xử lý chất thải,… - Nhân viên của các đơn vị hoạt động trong cơ sở y tế: nhân viên công ty vệ sinh công nghiệp; nhân viên giặt là, nhân viên làm việc ở khu vực nhà tang lễ, trung tâm khám nghiệm tử thi,… Các đối tượng khác: - Người tham gia vận chuyển, xử lý CTYT ngoài khuôn viên bệnh viện; người liên quan đến bãi chôn lấp rác và người nhặt rác; - Bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú; - Người nhà bệnh nhân và khách thăm; - Học sinh, học viên học tập/thực tập tại các cơ sở y tế; - Cộng đồng và môi trường xung quanh cơ sở y tế; - Cộng đồng sống ở vùng hạ lưu các con sông tiếp nhận các nguồn chất thải của các cơ sở y tế chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu. 1.1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế với sức khoẻ Theo Cục Quản lí môi trường y tế- Bộ Y tế [10] ảnh hưởng của từng loại chất thải rắn y tế tới sức khỏe như sau: * Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn: Chất thải sắc nhọn được coi là loại chất thải nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thương kép tới sức khỏe con người nghĩa là vừa gây chấn thương do vết cắt, vết đâm và thông qua vết chấn thương để gây bệnh truyền nhiễm nếu trong chất thải có các mầm bệnh viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV) và virus HIV,... * Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm 7 Trong thành phần của chất thải lây nhiễm có thể chứa đựng một lượng rất lớn các tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B,… Các tác nhân truyền nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các hình thức: + Qua da: (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da) + Qua các niêm mạc (màng nhầy) + Qua đường hô hấp (do xông, hít phải) + Qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải) Chất thải sắc nhọn được coi là loại chất thải rất nguy hiểm, gây tổn thương kép tới sức khỏe con người: vừa gây chấn thương: vết cắt, vết đâm,.. vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, C, HIV,... * Ảnh hưởng của chất thải hóa học nguy hại: Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể gây ra các nhiễm độc cấp, mãn tính, chấn thương và bỏng,... Hóa chất độc hại và dược phẩm ở các dạng dung dịch, sương mù, hơi,… có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường da, hô hấp và tiêu hóa,... gây bỏng, tổn thương da, mắt, màng nhầy đường hô hấp và các cơ quan trong cơ thể như: gan, thận… Các chất khử trùng, thuốc tẩy như clo, các hợp chất natri hypoclorua có tính ăn mòn cao. Thủy ngân khi xâm nhập vào cơ thể có thể liên kết với những phân tử như nucleic acid, protein,… làm biến đổi cấu trúc và ức chế hoạt tính sinh học của tế bào. Nhiễm độc thủy ngân có thể gây thương tổn thần kinh với triệu chứng run rẩy, khó diễn đạt, giảm sút trí nhớ,… và nặng hơn nữa có thể gây liệt, nghễnh ngãng, với liều lượng cao có thể gây tử vong. Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng các con đường: tiếp xúc trực tiếp, hít phải bụi và các sol khí, qua da, qua đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp với chất thải dính thuốc gây độc tế bào, tiếp xúc với các chất tiết ra từ người bệnh đang được điều trị bằng hóa trị liệu. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc nhiều vào hình thức phơi nhiễm. Một số chất gây độc tế bào gây tác hại trực tiếp tại nơi tiếp xúc đặc biệt là da và mắt với các triệu chứng thường gặp như chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và viêm 8 da. Đây là loại chất thải y tế cần được xử lý đặc biệt để tránh ảnh hưởng xấu của chúng tới môi trường và con người. * Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ tùy thuộc vào loại phóng xạ, cường độ và thời gian tiếp xúc. Các triệu chứng hay gặp là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều bất thường,… ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư và các vấn đề về di truyền. Các chất thải phóng xạ cần được quản lý đúng qui trình, tuân thủ đúng thời gian lưu giữ để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhóm có nguy cơ cao là nhân viên y tế hoặc những người làm nhiệm vụ vận chuyển và thu gom rác phải tiếp xúc với chất thải phóng xạ trong điều kiện thụ động. * Ảnh hưởng của bình chứa áp suất Đặc điểm chung của các bình chứa áp suất là tính trơ, không có khả năng gây nguy hiểm, nhưng dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt hay bị thủng. 1.1.4.3. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường và cộng đồng * Đối với môi trường đất Quản lý CTYT không đúng quy trình, chôn lấp CTYT không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, … gây ô nhiễm đất và làm cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn [10]. * Đối với môi trường không khí CTYT từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có thể gây ra tác động xấu tới môi trường không khí. Trong các khâu phân loại - thu gom - vận chuyển, CTYT có thể phát tán vào không khí bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi, hóa chất... Trong khâu xử lý, CTYT có thể phát sinh ra các chất khí độc hại như dioxin, furan,… từ lò đốt và CH4 , NH3 , H2S,… từ bãi chôn lấp [10]. * Đối với môi trường nước CTYT chứa nhiều chất độc hại và các tác nhân gây bệnh có khả năng lây nhiễm cao như: chất hữu cơ, hóa chất độc hại, kim loại nặng và các vi khuẩn Salmonella, Coliform, Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn Gram âm đa kháng,… Nếu 9 không được xử lý trước khi xả thải sẽ gây ra một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn, viêm gan A,... [10]. * Ảnh hưởng của CTYT với cộng đồng Theo nguyên tắc phân lại chất thải y tế : "Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm". Vì vậy, việc phân loại không đúng của các nhân viên y tế cũng làm tăng lượng rác thải nguy hại đồng thời làm tăng chi phí cho hoạt động xử lý rác thải y tế [10]. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế 1.2.1.1 Trên thế giới Trên thế giới, việc quản lý CTYT đã được áp dụng trên 170 nước hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên lý của các Công ước quốc tế như: Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới vào năm 1995; Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy vào năm 2001; Công ước Rotterdam về những thủ tục thỏa thuận cung cấp thông tin ưu tiên đối với hóa chất độc hại và thuốc BVTV trong thương mại quốc tế vào năm 2007. Trong năm 2013 nhiều quốc gia trên thế giới đã tham gia ký kết Công ước Minamata, theo Công ước, chậm nhất đến năm 2020, các sản phẩm, thiết bị dùng trong y tế có chứa thủy ngân như nhiệt kế thủy ngân, huyết áp kế thủy ngân sẽ không được nhập khẩu [10]. Trong nghiên cứu tại Dhaka thủ đô của Bangladesh năm 2014 đã cho thấy 5 rào cản lớn nhất trong công tác QLCTRYT tại các bệnh viện thuộc thành phố này gồm: chính sách và hướng dẫn chưa hợp lý; kiến thức và thực hành còn hạn chế của nhân viên y tế; thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân, thiếu thiết bị tiêu hủy và thiếu lò đốt chất thải y tế [11]. Bên cạnh đó theo tác giả Ignasio S.K và cộng sự năm 2016 đã cho thấy thực trạng thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất và hạ tầng, đặc biệt thiếu phương tiện vận chuyển, nơi lưu giữ chất thải trong xử lý rác thải y tế tại các bệnh viện 10 ở Tanzania. Việc xử lý chủ yếu dùng công nghệ lò đốt với nhiệt độ thấp hoặc trung bình, không đạt tiêu chuẩn [12]. Theo kết quả điều tra của WHO năm 1999 tiến hành tại 22 nước đang phát triển có đến 18-64% các cơ sở y tế chưa tuân thủ đúng theo quy chế quản lý chất thải y tế [13]. 1.2.1.2 Tại Việt Nam Đối với các CBYT làm việc tại trạm y tế, theo tác giả Tô Thị Liên năm 2015 nghiên cứu tại 32 trạm Y tế xã, phường thuộc 8 tỉnh Việt Nam cho kết quả: kiến thức cơ bản về QLCTYT, phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ, xử lý và tiêu hủy lần lượt là: 42,7%; 81,1%; 75,1%; 49,2% và 43,8%. CBYT được tập huấn có kiến thức đúng về QLCTRYT cao hơn CBYT không được tập huấn là 8,5 lần, kết quả này có ý nghĩa thống kê [14]. Theo tác giả Lâm Hoàng Dũng năm 2015 nghiên cứu tại 3 bệnh viện chuyên khoa Mắt - Răng Hàm Mặt, Da liễu và Ung bướu, Thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 68,2% nhân viên y tế có kiến thức chung đúng về quản lý chất thải rắn y tế và 86,9% có thực hành chung đúng về phân loại chất thải rắn y tế. Nhóm tuổi, trình độ chuyên môn và tập huấn là 3 yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê về quản lý chất thải rắn y tế [15]. Cũng theo tác giả Châu Võ Thụy Diễm Thúy (2015) nghiên cứu thực trạng kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom chất thải rắn y tế tại bệnh viên đa khoa Đồng Tháp cho kết quả tương tự: tỷ lệ NVYT đạt kiến thức phân loại, thu gom về CTRYT rất cao (96,4%), kiến thức về phân loại chất thải và mã màu dụng cụ đựng cất thải là 96,1%; tuy nhiên đạt kiến thức cơ bản về quản lý CTRYT và kiến thức thu gom chỉ chiếm 47,8% và 49,7% [16]. Tác giả Nguyễn Thị Hoài năm 2014 tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng, Hà Nội chỉ ra kiến thức đúng về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý của CBYT lần lượt là 84,5%, 63,8%, 69,8%, 68,1%, kiến thức chung đạt 71,6%. CBYT được tập huấn có kiến thức đạt cao gấp 5,8 lần nhóm còn lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [17]. 11 Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Huyền năm 2016 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã chỉ ra tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về quản lý CTRYT ở mức 67,9%, có 57,7% CBYT có kiến thức đạt về 4 loại chất thải lây nhiễm trong nhóm chất thải lây nhiễm và có 40,6% CBYT có hiểu biết đúng và đầy đủ 4 mầu sắc sử dụng để phân loại CTRYT, chỉ 11,2% CBYT có thể kể đúng và đủ tên 3 nhóm CTRYT theo quy định hiện hành; các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức của CBYT là yếu tố về giới tính, nơi làm việc, hướng dẫn quy chế [18]. Theo nghiên cứu của tác giả Trịnh Tuấn Sỹ năm 2013 nghiên cứu về kiến thức và thực hành về tuân thủ quy định về quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ ra tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế lần lượt chiếm 78,1%; 97,3%; 93,6% và 28,3% [19]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Chính Phong (2016) tại Bệnh viện Mắt Hà Nội cho thấy: tỷ lệ CBYT có kiến thức đúng về quy trình QLCTRYT là 78%, về phân loại 79,3%, vận chuyển 63,4% và lưu giữ là 90,2%. Các yếu tố như sự quan tâm của lãnh đạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các chính sách, văn bản quy định được đánh giá là một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thực hiện quy trình QLCTRYT [20]. Nghiên cứu của Phạm Minh Khuê, Nguyễn Văn Hanh và Trần Thúy Hà tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Hải Dương năm 2013 về thực trạng quản lý chất thải y tế cho thấy 100% bệnh viện có phân công lãnh đạo làm công tác quản lý chất thải y tế, 92,3% có báo cáo bảo vệ môi trường, 100% bệnh viện có sổ theo dõi lượng chất thải phát sinh hằng ngày, 84,61% có báo cáo giám sát môi trường định kỳ và 69,23% có sổ đăng ký nguồn thải, 100% bệnh viện không có kế hoạch, không có giấy phép xả thải, cán bộ chuyên trách về quản lý chất thải y tế. Tỷ lệ nhân viên được tập huấn quản lý chất thải y té là 39,3%; 100% bệnh viện không đảm bảo tiêu chuẩn về phương tiện chứa chất thải và đường vận chuyển chất thải. Về kiến thức, có 77,87% nhân viên y tế và 73,39% nhân viên vệ sinh có kiến thức chung đạt (đạt >50%) về quản lý chất thải y tế; về thực hành, 12 nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh quan tâm tới việc thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế lần lượt là 98,61% và 99,12%, thực hiện phân loại tại nguồn là 98,15% và 95,61%. Có mối liên quan giữa việc tập huấn với kiến thức, kiến thức với thực hành của nhân viên y tế (p < 0.05) [21]. Nghiên cứu cuả Nguyễn Xuân Chi, Nguyễn Thanh Lộc, Nguyễn Võ Minh Hoàng về kiến thức, thái độ, thực hành về quản lý chất thải rắn y tế cho thấy có 57,7% phương tiện thu gom vận chuyển chất thải của các bệnh viện đạt yêu cầu; 52,5% vật dụng lưu trữ chất thải chưa đạt yêu cầu. Có 92,5% CBYT có kiến thức đúng; 88,6% có thái độ đúng và 94,5% thực hành đúng [22]. Nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy, Phan Văn Tường năm 2011 tại bệnh viện đa khoa Đông Anh cho thấy tỷ lệ nhân viên đạt kiến thức chung về quản lý là 86,8%, tuy nhiên kiến thức của nhân viên về các nhóm chất thải, các chất thải lây nhiễm lần lượt chiếm tỷ lệ 27,2% và 54,4%. Tỷ lệ nhân viên đạt thực hành phân loại chất thải là 82,4%, thu gom là 52,6%, vận chuyển là 52,5%, lưu giữ chất thải là 100%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thâm niên công tác với kiến thức về các loại chất thải lây nhiễm, kiến thức và thực hành về phân loại chất thải có mối liên hệ với nhau (p < 0.05). Thiếu kinh phí, sự quan tâm, ý thức của cán bộ nhân viên, công tác đào tạo, kiểm tra giám sát được coi là yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động phân loại, thu gom và vận chuyển, lưu trữ chất thải [23]. 1.2.2. Các quy định, hướng dẫn liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế Việt Nam là nước đang phát triển, tuy còn nhiều khó khăn nhưng Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề quản lý chất thải y tế và đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải y tế nói riêng. Sau đây là một số các văn bản quan trọng về vấn đề QLCTRYT: * Các văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành - Luật Khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009 được Quốc hội thông qua kỳ hợp thứ 6, Quốc hội khóa XII ( Điều 62, 63);
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng