Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng kiến thức và thực hành tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường ...

Tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường tại bệnh viện nội tiết trung ương

.PDF
47
1
107

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH DƯƠNG THỊ HẰNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TỰ TIÊM INSULIN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH DƯƠNG THỊ HẰNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TỰ TIÊM INSULIN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THS. ĐỖ THỊ THU HIỀN NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trực tiếp hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện Nội tiết Trung Ương đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Cô Đỗ Thị Thu Hiền Người đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác để tôi có được số liệu cho nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ Dương Thị Hằng ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các số liệu trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ Dương Thị Hằng iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………i LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………….ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 Chương 1 .................................................................................................................. 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................ 3 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 3 1.1.1. Tổng quan về Đái tháo đường................................................................ 3 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 11 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 11 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................. 11 Chương 2 ................................................................................................................ 14 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................................................... 14 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Nội tiết Trung Ương................................................ 14 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 15 2.3. Kết quả kiến thức và thực hành tự tiêm Insulin của người bệnh ĐTĐ. ........... 17 2.3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 17 2.3.2. Kiến thức và thực hành tự tiêm insulin của ĐTNC .................................. 19 Chương 3 ................................................................................................................ 21 BÀN LUẬN ............................................................................................................ 22 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. .................................................... 22 3.2. Thực trạng kiến thức và thực hành tự tiêm Insulin của người bệnh ĐTĐ điều trị tại BV Nội tiết Trung ương .............................................................................. 23 3.2.1. Thực trạng kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh ĐTĐ...................... 24 3.2.2. Thực trạng thực hành tiêm Insulin của người bệnh. ................................. 25 3.3. Những ưu điểm, nhược điểm và giải pháp khắc phục .................................... 27 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 30 iv 4.1. Thực trạng kiến thức tự tiêm insulin của người bệnh ..................................... 30 4.2. Thực hành tiêm Insulin của người bệnh......................................................... 30 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................................................... 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐD: Điều dưỡng ĐTĐ: Đái tháo đường ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu NVYT: Nhân viên y tế NB: Người bệnh vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm chung (n=82) ......... 18 Bảng 2.2. Đặc điểm thời gian và số lần tự tiêm Insulin của người bệnh (n=82)…....19 Bảng 2.3. Kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh (n=82)………………………..19 Bảng 2.4. Thực hành tự tiêm Insulin của người bệnh (n=82)…………...…………..20 Bảng 2.5. Thực trạng kiến thức và thực hành tự tiêm Insulin của người bệnh (n=82)……………………………………………………………………………….20 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian mắc bệnh (n=82) ........... 18 Biểu đồ 2.1. Kết quả đánh giá kỹ năng tự tiêm của người bệnh (n=82)…………....20 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Trên thế giới có khoảng 415 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 tuổi đang sống với bệnh đái tháo đường trong năm 2015. Dự đoán vào năm 2040, con số này sẽ tăng tới khoảng 642 triệu người. Theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, tại Việt Nam (2015) có 3,5 triệu người mắc bệnh, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế [4]. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose trên toàn cầu ước tính là 7,5% (374 triệu) vào năm 2019 và dự kiến đạt 8,0% (454 triệu) vào năm 2030 và 8,6% (548 triệu) vào năm 2045, Trong đó, vùng Đông Nam Á có đến 82 triệu người mắc đái tháo đường [16]. Tại Việt Nam, số liệu từ Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam (VADE) cho biết, hiện có tới 3,53 triệu người đang “chung sống” với căn bệnh ĐTĐ, và mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan. Dự báo, số người bắc bệnh có thể tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045. Với những số liệu nói trên, Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng người bệnh ĐTĐ cao nhất thế giới với tỷ lệ người bệnh tăng 5,5% mỗi năm [5]. Bên cạnh đó tỷ lệ tử vong của ĐTĐ ở Việt Nam đứng thứ 3 trong các bệnh không lây nhiễm. Nhiều nghiên cứu cho thấy có nhiều biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra như: biến chứng thần kinh, tim mạch, thận, mắt, nhiễm trùng, hạ đường huyết hay hôn mê do nhiễm toan ceton… Mặc dù các trường hợp tử vong do Đái tháo đường là hiếm, nhưng bệnh lý mạn tính này lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề tới người bệnh và các ca tử vong do biến chứng của đái tháo đường (ĐTĐ) là rất lớn. Về cơ bản, người bệnh ĐTĐ thường được điều trị ngoại trú, trừ các trường hợp cấp cứu như tăng đường huyết đột ngột, hoặc có biến chứng. Việc điều trị ĐTĐ cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố như lối sống, dinh dưỡng, tuân thủ dùng thuốc, các yếu tố này phần lớn được quyết định bới kiến thức và thực hành nghiên chỉnh của người bệnh. Do đó, người bệnh ĐTĐ cần được chú trọng vấn đề tư vấn giáo dục sức khỏe, xây dựng chế độ sinh 2 hoạt, dinh dưỡng hợp lý theo từng đối tượng. Đặc biệt là vấn đề tự tiêm Insulin của người bệnh, cần được quản lý và giám sát tốt để người bệnh đạt được kỹ năng tốt nhất. Bệnh viện Nội tiết Trung ương là tuyến cuối trong quản lý và điều trị chăm sóc người bệnh ĐTĐ. Hiện bệnh viện tiếp nhận các lượt khám và điều trị nội, ngoại trú lên tới hàng chục nghìn ca mỗi năm. Số lượng người bệnh được chỉ định tiêm Insulin hàng ngày là rất lớn, kể cả tiêm tại cơ sở y tế và người bệnh tự thực hành tiêm. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu hay thống kê về vấn đề kiến thức và thực hành tự tiêm Insulin của người bệnh. Do đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn chuyên đề “Thực trạng kiến thức và thực hành tự tiêm insullin của người bệnh ĐTĐ tại bệnh viện Nội tiết Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành tự tiêm insullin của người bệnh ĐTĐ tại bệnh viện Nội tiết trung ương 2. Một số giải pháp nâng cao kiến thức và thực hành tự tiêm insullin của người bệnh ĐTĐ tại bệnh viện Nội tiết trung ương 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về Đái tháo đường 1.1.1.1. Định nghĩa Đái tháo đường Năm 2010 Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) đã định nghĩa ĐTĐ như sau: “Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [14]. Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa Đái tháo đường “là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin” [17]. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), đái tháo đường là “nhóm những rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tăng đường huyết do thiếu hụt sản sinh insulin, giảm hoạt động của insulin hoặc cả hai [13]. 1.1.1.2. Phân loại đái tháo đường Theo tổ chức y tế thế giới WHO phân loại đái tháo đường như sau Bệnh đái tháo đường được phân thành 4 loại chính a) Đái tháo đường type 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối). b) Đái tháo đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin). c) Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó). d) Các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô 4 1.1.1.3. Yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường Đái tháo đường type 1: Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường type 1 vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, khi có một thành viên trong gia đình mắc đái tháo đường type 1, làm tăng nhẹ nguy cơ phát triển bệnh. Các yếu tố môi trường và phơi nhiễm với một số vi rút cũng là mối quan đối với nguy cơ phát triển đái tháo đường type 1 Đái tháo đường type 2: Một số yếu tố nguy cơ kết hợp gây đái tháo đường type 2, bao gồm: ⁃ Tiền sử gia đình có đái tháo đường ⁃ Tiền sử đái tháo đường thai kỳ ⁃ Tuổi cao ⁃ Dân tộc ⁃ Chế độ ăn uống không lành mạnh ⁃ Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai ⁃ Hạn chế hoạt động thể lực ⁃ Thừa cân ⁃ Tăng huyết áp ⁃ Rối loạn dung nạp glucose (IGT): là tình trạng đường huyết cao hơn bình thường, nhưng dưới ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường. Những thay đổi về chế độ ăn uống và hoạt động thể lực liên quan đến sự phát triển nhanh chóng và đô thị hóa đã dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ số người mắc đái tháo đường. Phụ nữ mang thai có thừa cân, đã được chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường, đều có nguy cơ cao phát triển đái tháo đường thai kỳ (GDM). Ngoài ra, trước đây đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ hoặc thuộc nhóm dân tộc nhất định, có nguy cơ gia tăng phát triển đái tháo đường thai kỳ [4]. 1.1.1.4. Biến chứng bệnh đái tháo đường Biến chứng đái tháo đường đối với tim mạch 5 Do lượng đường trong máu quá cao khiến cho huyết áp tăng lên, các chất béo và cholesterol trong máu bị lắng đọng trên thành mạch, tạo ra các mảng xơ vữa có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Suy giảm chức năng thận Việc thường xuyên phải lọc máu với nồng độ cao khiến cho thận dễ gặp phải các vấn đề bất thường: suy giảm chức năng thận, tổn thương màng lọc cầu thận. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, lâu dần sẽ dẫn tới suy thận mãn tính. Nguy cơ dẫn tới mù lòa, hoặc các vấn đề về mắt Suy giảm thị lực, đục thủy tinh thể, viêm võng mạc, là những biến chứng nguy hiểm mà nhiều người bệnh phải đối mặt khi mắc bệnh đái tháo đường. Trường hợp nặng có thể dẫn tới mù lòa. Nguyên nhân là do lượng đường huyết tăng cao dẫn tới các hệ thống vi mạch, mạch máu ở mắt bị tổn thương, từ đó gây ra các vấn đề về mắt. Hệ thần kinh tổn thương Hệ thống các dây thần kinh hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng từ việc nồng độ đường cao ở người bệnh đái tháo đường type 2. Những biểu hiện dễ nhận thấy là tình trạng rối loạn cảm giác, rối loạn cương dương nam giới, rối loạn tiêu hóa, mất cảm giác tứ chi, tê bì chân tay. Những biến chứng của bệnh đái tháo đường nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Người bệnh cần thăm khám bác sĩ sớm, kịp thời để có những giải pháp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa những biến chứng xảy ra [4]. 1.1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ type 2 1. Hàm lượng glucose huyết tương khi đói ≥ 7.0 mmol/L (≥126 mg/dL) 2. Hàm lượng glucose huyết tường ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL) lúc 2 giờ sau khi thực hiện dung nạp glucose bằng đường uống 3. HbA1C ≥ 6.5% (48 mmol/mol theo tiêu chuẩn của Liên đoàn sinh hóa lâm sàng quốc tế- IFCC). 4. Xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường và hàm lượng glucose ở thời điểm bất kỳ ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL). Tại Việt Nam, thường sử dụng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán ĐTĐ là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần > 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). 1.1.1.6. Điều trị đái tháo đường 6 Để người bệnh ĐTĐ duy trì và ổn định đường huyết, mục tiêu hướng tới trong điều trị ĐTĐ như sau: Bảng 1. Mục tiêu điều trị cho người bệnh ĐTĐ trưởng thành, không có thai Mục tiêu HbA1c Glucose huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn Đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1-2 giờ Chỉ số < 7%* 80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)* <180 mg/dL (10.0 mmol/L)* Tâm thu <140 mmHg, Tâm trương <90 Huyết áp mmHg Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/85-80 mmHg LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa có biến chứng tim mạch. LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 Lipid máu mmol/L) nếu đã có bệnh tim mạch. Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L) HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ. Ngoài việc sử dụng thuốc theo kê đơn, người bệnh ĐTĐ cần có sự kết hợp giữa sử dụng điều chỉnh lối sống, tập thể dục và xây dựng chế độ ăn hợp lý.  Duy trì cân nặng hợp lý - Ở người béo phì, béo bụng có liên quan mật thiết với hiện tượng kháng insulin và sự giảm tiết insulin dẫn đến sự giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình phosphoryl hóa và oxy hóa glucose, làm chậm chuyển 7 carbohydrat thành mỡ, giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo đường mới, và bệnh đái tháo đường xuất hiện. - Duy trì cân nặng, phòng tránh béo phì là điểm quan trọng để dự phòng bệnh ĐTĐ type 2. Người có cân nặng hợp lý khi chỉ số BMI nằm trong khoảng 18,5 - 23.  Dinh dưỡng hợp lý - Năng lượng do nhóm bột đường cung cấp chiếm từ 60% tổng năng lượng theo nhu cầu dựa vào cân nặng và mức độ hoạt động thể lực. - Hạn chế các thực phẩm có chứa carbohydrate tinh chế như bánh mỳ trắng, gạo trắng, khoai tây chiên, kẹo, thức ăn nhanh… - Nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều cacbohydrate phức hợp như gạo lứt, khoai củ… để giữ mức đường máu ổn định vì chúng được tiêu hóa chậm hơn, giúp NB no lâu hơn, do đó ngăn ngừa cơ thể sản xuất quá nhiều insulin. - Nếu ăn đồ ngọt, nên ăn chúng trong bữa ăn, không nên ăn độc lập vì có thể gây tăng đường máu đột ngột. - Hạn chế đường: hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng đường nhiều (bánh, kẹo, mứt...). - Lựa chọn chất béo lành mạnh: chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa giúp no lâu hơn, làm lượng đường trong máu không bị tăng nhanh. Hạn chế chất béo bão hòa (mỡ động vật). Nên ăn các axit béo bão hòa có trong các loại dầu hạt (dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương…). - Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày: Chất xơ có tác dụng làm giảm đáp ứng glucose máu và insulin bằng cách kìm hãm thủy phân tinh bột và hấp thu glucose, làm lưu thức ăn ở dạ dày lâu hơn và cải thiện độ nhạy cảm của insulin giúp giảm đường máu. - Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất trong ăn uống hàng ngày tốt nhất từ nguồn rau, quả tươi, ít ngọt.  Luyện tập thể dục, thể thao - Luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hạn chế nguy cơ béo phì. - Luyện tập đem lại hiệu quả trong việc hạ thấp lượng đường trong máu do cải thiện được khả năng hoạt động của insulin mà không phải cắt giảm nhiều calo khi ăn. 8 - Mỗi ngày nên luyện tập khoảng 30 phút - 1 giờ bằng các hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe như đi bộ, đạp xe, bơi lội...[4] 1.1.2. Quy trình kỹ thuật tự tiêm Insulin Trong điều trị người bệnh ĐTĐ, đặc biệt là người bệnh ngoại trú việc cung cấp kiến thức và rèn luyện thực hành tự tiêm Insulin đúng cách sx giúp quá trình điều trị đạt được kết quả mong muốn. Theo hướng dẫn về quy trình kỹ thuật tiêm Insulin của Bộ Y tế được ban hành trong Danh mục hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành nội tiết (Ban hành kèm theo Quyết định số 1119 ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ) như sau [3]: 1) CHUẨN BỊ * Người thực hiện: bản thân người bệnh đã được hướng dẫn tiêm Insulin * Phương tiện: Xylanh 1ml hoặc bút tiêm Insulin Insulin Bông cồn * Cách lấy Insulin - Cách lấy Insulin không trộn: (Gồm 10 bước) Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng Bước 2: Trộn đều Insulin bằng cách lăn tròn lọ thuốc trong lòng bàn tay hoặc lắc nhẹ. Bước 3: Bật nắp nhựa bảo vệ phía trên nắp lọ bằng cao su Bước 4: Vệ sinh trên nút lọ (Phía phần nút cao su) bằng cồn Bước 5: Tháo bỏ nắp bảo vệ trên kim tiêm insulin; hút vào bơm tiêm một lượng khí đúng bằng lượng Insulin cần lấy. Bước 6: Đâm kim qua nút cao su theo chiều thẳng đứng; đẩy lượng khí vào lọ Insulin. Bước 7: Lộn ngược lọ thuốc; một tay giữ lọ Insulin; tay kia kéo nhẹ Piston. Lúc này Insulin sẽ được kéo vào bơm tiêm; lấy đủ lượng insulin là X đơn vị. 9 Bước 8: Kiểm tra insulin trong lọ xem có không khí không? Nếu có, nhẹ nhàng đẩy piston đưa một phần insulin trở lại lọ; sau đó nhẹ nhàng kéo piston ra, lượng Insulin lại được lấy bù vào đủ. Bước 9: Rút kim ra khỏi lọ; kiểm tra xem đã đủ liều insulin chưa? Bước 10: Đậy nắp kim, chuẩn bị tiêm. - Cách lấy Insulin có trộn Nguyên tắc trộn insulin: Nguyên tắc 1: Hai loại Insulin phải do cùng một hãng sản xuất. Nguyên tắc 2: Insulin nhanh lấy trước, bán chậm hoặc chậm lấy sau Nguyên tắc 3: Không nên trộn Insulin người và động vật với nhau. Nguyên tắc 4: Nồng độ của 2 loại insulin phải giống nhau Năm bước trộn insulin: Bước 1: Sát trùng cả hai lọ bằng cồn Bước 2: Chọc kim với Y đơn vị khí vào lọ insulin có tác dụng dài hơn; bơm khí vào nhưng không lấy Insulin vào bơm tiêm; rút kim ra khỏi lọ. Bước 3: Chọc kim với X đơn vị khí vào lọ insulin có tác dụng nhanh; bơm khí vào lọ; đảo ngược lọ và lấy đủ X đơn vị Insulin vào bơm tiêm; bảo đảm không có không khí trong bơm tiêm. Bước 4: Trộn insulin nhẹ nhàng ở lọ có tác dụng bán chậm cho đến khi chắc chắn insulin trong lọ đã được trộn đều. Bước 5: Đảo ngược lọ; nhẹ nhàng kéo piston và lấy đủ Y đơn vị insulin ở lọ insulin có tác dụng bán chậm hoặc chậm; không để insulin tràn vào lọ; lượng insulin lúc này là: T= X+Y b) CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH * Tư thế người bệnh: Nằm hoặc ngồi * Kỹ thuật tiêm Đường vào: tiêm dưới da * Chọn vị trí tiêm: Các vị trí khác nhau sẽ làm cho insulin vào máu với tốc độ nhanh chậm khác nhau: 10 Vùng bụng: Insulin vào máu nhanh nhất Vùng mặt ngoài cánh tay: Insulin vào máu chậm hơn so với vùng bụng Vùng mông và mặt ngoài đùi * Các nguyên tắc cần nhớ khi tiêm Nguyên tắc 1: Ở mỗi vị trí tiêm, da phải được giữ sạch, cơ bắp và lớp mỡ dưới da vùng này phải hoàn toàn bình thường. Đây là điều kiện để Insulin được hấp thu tốt. Nguyên tắc 2: Các vị trí đều phải được sử dụng luân chuyển. Nguyên tắc 3: Nếu sử dụng từ 2 mũi tiêm trở lên trong một ngày, phải tiêm vào các vị trí ở các vùng khác nhau. Khi tất cả các vị trí trong vùng đã sử dụng hết mới chuyển sang vùng khác. * Các bước tiến hành tiêm Insulin Bước 1: Chọn vị trí tiêm và sát trùng nơi tiêm bằng bông cồn 70 0 C. Bước 2: Làm căng bề mặt da vùng sát trùng; đâm nhanh kim thẳng đứng vuông góc với mặt da (900). Bước 3: Đẩy piston để thuốc vào cơ thể Bước 4: Rút kim theo chiều thẳng đứng như khi đâm vào, không chà xát lại nơi đã tiêm. Người ta còn một cách tiêm khác, đó là phương pháp kéo da. Trong phương pháp này, sau khi sát trùng, dùng một tay kéo nhẹ vùng da, nhanh chóng đẩy kim tiêm một góc từ 450 – 900 so với mặt da. c) TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ Hạ đường huyết: Tùy mức độ hạ đường huyết cho người bệnh ăn hoặc uống một lượng khoảng 15 g carbonhydrat hoặc truyền glucose ưu trương tĩnh mạch. Nhiễm trùng nơi tiêm: Kháng sinh Loạn dưỡng mỡ dưới da tại điểm tiêm: hoặc lớp mỡ dưới da bị teo lại hoặc tại nơi tiêm tạo thành cục. Để phòng tránh cần phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cần nhớ khi tiêm insulin đã được nói ở trên. Lọ insulin đang dùng không nên để trong tủ lạnh. 11 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu tại Bệnh viện Bedele, phía tây nam Ethiopia của tác giả Fego M.W và cộng sự năm 2020 cho thấy rằng: Trong tổng số 196 người tham gia vào nghiên cứu thì có 132 người chiếm 67,3% có kiến thức tốt và 64 người chiếm 33,7% có kiến thức kém, trong đó có tới 67,3% người trả lời hiểu rõ về định nghĩa của bệnh ĐTĐ. Kết quả cũng cho thấy rằng 96,9% biết về lợi ích của insulin liệu pháp để ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh ĐTĐ. Trong tổng số người được hỏi, khoảng 128 (65,3%) người được hỏi cho rằng sự hấp thụ insulin qua thành bụng hoặc rốn nhanh hơn. Hơn nữa có 83,6% người bệnh biết tầm quan trọng của vị trí tiên để insulin hấp thụ tốt hơn, 22,9% người bệnh biết về cách thích hợp để tự sử dụng insulin. [15]. Nghiên cứu của tác giả Hannan Ramzy trên 200 người bệnh ĐTĐ có sử dụng Insulin tự tiêm tại Shebein El-Kom, Ai Câp cho thấy: Đa số người bệnh là nữ đã kết hôn và không có tiền sử gia đình mắc ĐTĐ. Đa số mẫu được nghiên cứu có kiến thức kém và thực hành không đúng là rào cản của họ đối với việc tiếp tục sử dụng insulin. Đồng thời trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ván đề tăng cân, tài chính và giảm đau đã được cải thiện bằng cách sử dụng ống tiêm insulin, thường xuyên thay đổi vị trí tiêm, trước khi tiêm giữ lọ insulin ở hiệt độ phòng ít nhất trong 15 phút và vứt bỏ kim tiêm đã qua sử dụng. Nghiên cứu của Narayanapillai S và cộng sự năm 2020 ở Trung tâm y tế phía Bắc Sri Lanka, nghiên cứu tiến hành ở 360 người bệnh kết quả cho thấy rằng: hầu hết người bệnh đã sát khuẩn trước khi tiêm chiếm 81,4%; và trong đó có 89,7% thường sát khuẩn hình xoáy chôn ốc. Khoảng một nửa trong số họ 50,8% là tự tiêm và đa số sử dụng bơm kim tiêm chiếm 91,4%. Các biến chứng thường gặp tại chỗ tiêm được báo cáo là thay đổi da tại chỗ tiêm 25%, tiếp theo là 15,3% sưng dai dẳng và mỏng da (7,8%). Phần lớn trong số họ cho biết đã sử dụng lại kim tiêm để tiêm chích (83,6%) và 35% vứt kim tiêm vào chốt rác thông thường [16]. 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Lê Thị Hoa và cộng sự trên 115 người bệnh ĐTĐ tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên: Đánh giá kiến thức, thực hiên điều trị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng