Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type ii ...

Tài liệu Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type ii điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện 74 trung ương năm 2022

.DOCX
44
1
71

Mô tả:

i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ....................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..................................................3 1.1. Cơ sở lý luận......................................................................................................3 1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường tuýp 2.............................................................3 1.1.2. Phân loại đái tháo đường...........................................................................3 1.1.3. Các biến chứng của đái tháo đường tuýp 2...............................................4 1.1.4. Chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh đái tháo đường type 2................4 1.1.5. Thực hành chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường type 2...................6 1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................8 1.2.1. Một số nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 trên thế giới....................................................................................8 1.2.2. Một số nghiên cứu về tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 tại Việt Nam.........................................................................10 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT...................................................12 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện 74 Trung Ương........................................................12 2.2. Thực trạng kiến thức chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 74 Trung Ương.........................................12 2.2.1. Đặc điểm của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 74 Trung Ương................................................................................. 13 2.2.2. Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2.......................................................................................................17 2.2.3. Thực trạng kiến thức chung theo khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2.................................................................... 20 Chương 3: BÀN LUẬN..............................................................................................22 3.1. Một số đặc điểm chung của người bệnh..........................................................22 3.2. Thực Trạng về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2. . .24 3.3. Một số ưu, nhược điểm tồn tại của vấn đề......................................................27 3.4. Giải pháp để giải quyết, khắc phục vấn đề......................................................28 KẾT LUẬN.................................................................................................................31 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO...............................................32 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC: PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II VỀ KIẾN THỨC CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐTĐ Đái tháo đường WHO World Health Organization : Tổ chức Y tế thế giới ADA American Diabetes Association: Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ IDF International Diabetes Federation : Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới NB Người bệnh DD Dinh dưỡng GDSK Giáo dục sức khoẻ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Một số đặ điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu........................14 Bảng 2.2. Đặc điểm về chỉ số BMI.............................................................................15 Bảng 2.3: Đặc điểm về bệnh của đối tượng nghiên cứu............................................16 Bảng 2.4. Thực trạng kiến thức bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng của người bệnh...........................................................................................................17 Bảng 2.5. Thực trạng kiến thức thực hành lượng bữa ăn trong ngày........................18 Bảng 2.6. Thực trạng kiến thức thực hành sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống....19 Bảng 2.7. Thực trạng kiến thức thực hành sử dụng các loại quả chín.......................19 Bảng 2.8. Thực trạng kiến thức chung về chế độ dinh dưỡng theo khuyến cáo........20 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Phân bố giới của đối tượng nghiên cứu.................................................13 Biểu đồ 2.2: Phân bố khu vực sống............................................................................15 Biểu đồ 2.3: Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ......21 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh ĐTĐ là một bệnh nội tiết chuyển hóa thường gặp nhất và là một bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên toàn cầu. Bệnh ĐTĐ là một trong những vấn đề sức khỏe của thế kỷ 21 [13]. Theo báo cáo toàn cầu về bệnh ĐTĐ của Tổ chức Y tế thế giới được công bố vào năm 2016, ước tính có khoảng 402 triệu người đang sống chung với ĐTĐ vào năm 2014, so với 108 triệu người vào năm 1980. Tỷ lệ phổ biến trên toàn cầu (được chuẩn hóa theo độ tuổi) đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 1980, từ 4,7% lên 8,5% ở lứa tuổi trưởng thành [22]. Năm 2021, trên toàn cầu, theo báo cáo của Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF – International Diabetes Federation) ước tính có 537 triệu người trưởng thành độ tuổi từ 20-79 mắc bệnh ĐTĐ (chiếm 10.5% tổng số người trong độ tuổi này). Con số này được dự báo sẽ tăng lên 643 triệu người vào năm 2030 và 783 triệu người vào năm 2045 [17]. Năm 2021, khu vực Tây Thái Bình Dương có số người bị mắc bệnh ĐTĐ cao nhất trên Thế giới 206 triệu người-chiếm hơn 38% trong tổng số người trưởng thành mắc ĐTĐ. IDF cũng dự đoán rằng số lượng người mắc ĐTĐ khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ tăng 27% và đạt 260 triệu người vào năm 2045[17]. Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, có khoảng 6,7 triệu ca tử vong trên toàn thế giới vào năm 2021 và cứ 5 giây lại có một người chết vì căn bệnh này. Trong năm 2021, có gần một trong hai người (44,7% tương đương với 239,7 triệu người) sống chung với căn bệnh này được phát hiện là không biết về tình trạng của họ. Những biến chứng nặng nề do đái tháo đường gây ra và chi phí điều trị tốn kém ước tính đến 966 tỷ đô la Mỹ – tăng 316% trong 15 năm qua. Trên thực tế, có 514 triệu người bị suy giảm khả năng dung nạp Glucose (IGT), khiến họ có nguy cơ mắc ĐTĐ tuýp 2 cao [17]. Bên cạnh đó hiện nay ở nước ta kiến thức, thái độ và thực hành đúng phòng đái tháo đường của người dân còn rất thấp (< 26%) [1]. Gánh nặng bệnh tật do biến chứng của đái tháo đường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, kinh tế gia đình và sự phát triển của một quốc gia. Do vậy, phòng chống đái tháo đường là vấn đề cần quan tâm của tất cả cộng đồng. Tại Việt Nam, phòng chống đái tháo đường là một trong những chương trình mục tiêu quốc quốc gia về Y tế và ngày 14 tháng 11 hàng năm đã trở thành ngày phòng chống đái tháo đường thế giới. Nhiều báo cáo cho thấy kiến thức đúng về phòng bệnh, kiến thức về chế độ ăn uống, luyện tập cũng như sự hiểu biết về chế độ điều trị còn hạn chế và đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng độ nặng của bệnh [9]. Do đó, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị. Hiện nay cũng đã có không ít các nghiên cứu đề cập đến chủ đề thực hiện điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn và lối sống kiểm soát đường huyết tuy nhiên tại tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và Bệnh viện 74 Trung ương nói riêng còn hạn chế các chủ đề về dinh dưỡng đối với người bệnh đái tháo đường type 2. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type II điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh Bệnh viện 74 Trung ương năm 2022” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type II điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh Bệnh viện 74 Trung ương năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type II đang điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện 74 Trung ương năm 2022. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường tuýp 2 Theo Hiệp hội ĐTĐ thế giới (IDF) năm 2017: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insuline, khiếm khuyết hoạt động của insuline, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [16]. 1.1.2. Phân loại đái tháo đường [3]; [12] * Đái tháo đường type 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin): ĐTĐ type 1 là do sự phá hủy tế bào Bê-ta của tuyến tụy, nên tụy không sản xuất ra đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể. Phần lớn xảy ra ở trẻ em, người trẻ tuổi và thường có yếu tố tự miễn. Ở Việt Nam chưa có số liệu điều tra quốc gia, nhưng theo thống kê từ các bệnh viện thì tỷ lệ mắc ĐTĐ type 1 vào khoảng 7 – 8% tổng số người bệnh ĐTĐ. * Đái tháo đường type 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin): Đái tháo đường type 2 là thể thường gặp nhất chiếm tỷ lệ khoảng 90% các thể ĐTĐ, thường gặp ở những người trưởng thành trên 40 tuổi. Tuy nhiên trong một vài thập kỷ gần đây thì ĐTĐ type 2 không còn xa lạ ở nhóm trẻ dậy thì và tiền dậy thì, kể cả ở trẻ nhỏ.Tỷ lệ ĐTĐ tăng nhanh ở những lứa tuổi này liên quan đến tỷ lệ tăng béo phì ở trẻ nhỏ trên thế giới. Có 30-50% trẻ em thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ [5]. Đặc trưng của ĐTĐ type 2 là kháng insulin làm giảm tác dụng của insulin. ĐTĐ type 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng. Khi bệnh có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các biến chứng thận, mắt, thần kinh, tim mạch...nhiều khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng. Điểm quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ type 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường, trong đó yếu tố gen có vai trò rất quan trọng. Người mắc bệnh ĐTĐ type 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen, luyện tập, kết hợp dùng thuốc hạ đường huyết để kiểm soát glucose máu.Ở giai đoạn đầu, những người bệnh ĐTĐ type 2 không cần insulin cho điều trị nhưng sau nhiều năm mắc bệnh, nhìn chung insulin máu giảm dần và người bệnh dần dần lệ thuộc vào insulin để cân bằng đường máu. * Đái tháo đường khác: Đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai (chiếm 1-2% người mang thai), do đường huyết tăng hoặc giảm dung nạp glucose, thường gặp khi có thai lần đầu và mất đi sau đẻ. Người mẹ bị ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ thực sự sau này (ĐTĐ type 2). Một số thể khác như khiếm khuyết chức năng tế bào do gen, giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết gen, bệnh lý của tụy ngoại tiết, do các bệnh nội tiết khác. 1.1.3. Các biến chứng của đái tháo đường tuýp 2 Đái tháo đường không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. NB có thể tử vong do các biến chứng này. Kể cả những NB được kiểm soát tốt thì biến chứng của bệnh ĐTĐ là điều không thể tránh khỏi. Nhưng có thể can thiệp để giảm mức độ các biến chứng và làm chậm quá trình xảy ra biến chứng ở người ĐTĐ. Biến chứng cấp tính: Hạ glucose máu, nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê nhiễm toan acid lactic, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, các bệnh nhiễm trùng cấp tính. Biến chứng mạn tính: Tim mạch: nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim, xơ vữa động mạch; Mắt: bệnh lý võng mạc ĐTĐ, các biến chứng mắt ngoài võng mạc; Thận: bệnh lý vi mạch thận gây xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận mạn; Thần kinh: bệnh lý đa dây thần kinh- bệnh lý thần kinh lan tỏa, bệnh lý thần kinh ổ, bệnh lý thần kinh tự động; Bệnh lý bàn chân ĐTĐ; rối loạn chức năng sinh dục [3]. 1.1.4. Chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh đái tháo đường type 2 Kiểm soát chế độ DD là một trong những nền tảng cơ bản điều trị ĐTĐ, một công việc quan trọng trong công tác chăm sóc người bệnh ĐTĐ với mục tiêu đảm bảo cung cấp DD hợp lý, cân đối và đầy đủ cả về số lượng và chất lượng nhằm đưa mức glucose máu trở về giới hạn bình thường hoặc trong mức an toàn để ngăn ngừa và giảm biến chứng. Mục tiêu chế độ DD cho người ĐTĐ [3]: Hỗ trợ kiểm soát glucose máu, giảm nồng độ HbA1c trong máu Hỗ trợ điều chỉnh rối loạn chuyển hóa lipid máu, các rối loạn chức năng thận, tăng huyết áp và triệu chứng của các bệnh nền khác. Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường: Cung cấp đủ nhu cầu các chất DD theo lứa tuổi, tình trạng sinh lý, tình trạng lao động, bệnh tật kèm theo. Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn, không làm hạ đường máu lúc xa ăn. Duy trì cân nặng lý tưởng, vòng bụng, vòng bụng /vòng mông trong giới hạn bình thường. Duy trì hoạt động thể lực bình thường. Không làm tăng các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được. Phù hợp với tập quán của địa phương và tôn giáo. Không nên thay đổi quá nhanh và phức tạp, đảm bảo thuận tiện và dễ thực hiện. Nhu cầu năng lượng của người bệnh đái tháo đường: Nhu cầu năng lượng của mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi, giới, loại hình lao động, thể trạng, tình trạng sinh lý và bệnh lý kèm theo. Năng lượng: Người lớn: 30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Người thừa cân: 25 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày, mục tiêu giảm cân từ từ. Người bị ĐTĐ kết hợp bệnh lý thận: 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng: Glucid: 55 - 60% tổng năng lượng, dùng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, glucid phức hợp, không ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc. Protein: 15 - 20% tổng năng lượng. Lipid: 20 - 30% tổng năng lượng, hạn chế chất béo bão hòa <7% năng lượng khẩu phần, tăng cường ăn dầu thực vật. Khẩu phần ăn cholesterol <200mg/ngày. Chất xơ: 14g/1000kcal/ngày, trong đó có đủ lượng chất xơ hòa tan. Chất xơ có tác dụng giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn, giảm cholesterol, chống táo bón. Vitamin và chất khoáng: đảm bảo cung cấp đủ theo nhu cầu khuyến nghị. Muối: < 5g/ngày Nước: 40 ml/kg cân nặng/ngày (trừ người có phù, tràn dịch màng phổi, người già giảm theo tuổi). Chất cồn: cần hạn chế, nếu có chỉ sử dụng trong giới hạn: 1 đơn vị đối với nữ, 2 đơn vị đối với nam. (1 đơn vị tương đương với 1 chén rượu mạnh (30ml, 40 độ); 1 ly rượu vang (100ml; 13,5 độ); 1 vại bia hơi 330ml; 2/3 chai hoặc lon bia 330ml). Phân bố bữa ăn trong ngày: nên ăn từ 4 - 6 bữa/ngày, trong đó có bữa phụ vào buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm. Đảm bảo tuân thủ ăn đúng giờ và đúng bữa. Một số khuyến cáo về chế độ ăn dành cho người bệnh đái tháo đường [6]: Giữ lịch bữa ăn đúng giờ, chỉ ăn thịt tối đa trong khuôn khổ cho phép trong 2 bữa, các bữa còn lại ăn rau và các sản phẩm ngũ cốc. Loại bỏ thức ăn nhiều mỡ. Trong bữa ăn nên ăn nhiều thức ăn ít năng lượng. Ví dụ: rau, nấm khô, dưa chuột. Không được bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn. Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng khi ăn. Ăn chậm, nhai kỹ. Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, hạn chế các thực phẩm rán, chiên. Hạn chế ăn mặn. Tránh các đồ uống có cồn. Nên chia ra các bữa ăn chính và các bữa ăn phụ (tốt nhất là 4-6 bữa/ngày). Nên có bữa ăn phụ trước khi đi ngủ 1.1.5. Thực hành chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường type 2 1.1.5.1. Thực hành bữa ăn cho người bệnh đái tháo đường Chế độ bữa ăn là một yếu tố quan trọng tác động tới sự ổn định đường huyết ở người bệnh ĐTĐ, bao gồm các thực hành về số lượng bữa ăn, năng lượng của bữa ăn, khoảng cách giữa các bữa ăn, khẩu phần ăn ở mỗi thời điểm cố định trong ngày và các yếu tố khác. Chia nhỏ bữa ăn là hành vi nên thực hiện đầu tiên được các tài liệu đưa ra. Ở người bệnh ĐTĐ khả năng điều hòa đường huyết kém do số lượng và chất lượng insulin suy giảm so với người bình thường. Chế độ chia nhỏ bữa ăn không chỉ được hiểu áp dụng với các bữa ăn chính, bữa ăn phu ̣ mà còn được hiểu áp dụng đối với các thực phẩm ăn thêm sau các bữa ăn như: hoa quả, bánh,… Để tránh các bữa ăn lớn, người bệnh ĐTĐ có thể chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa, gồm: 3 bữa chính và từ 1 – 3 bữa phụ. ̣ Tại mỗi thời gian cố định trong ngày, người bệnh ĐTĐ được khuyên ăn với số lượng khẩu phần năng lượng giống nhau. Không nên ăn một bữa trưa quá lớn và ăn một bữa trưa quá nhỏ vào ngày hôm sau hoặc ngược lại vì điều này sẽ làm glucose máu thay đổi quá nhiều, ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh glucose máu của cơ thể. Khi người bệnh ăn 5 - 6 bữa/ngày thì tỷ lệ năng lượng khuyến nghi ̣cho mỗi bữa ăn có thể thực hiện như dưới đây: Giờ ăn: chia nhỏ các bữa ăn trong ngày dựa trên tổng số năng lượng của cả ngày (theo tỷ lệ 1 - 1 - 3 - 1 - 3 - 1/10): - Bữa sáng 10%. - Bữa phụ buổi sáng 10%. - Bữa trưa 30%. - Bữa phụ buổi chiều 10%. - Bữa tối 30%. - Bữa phụ vào buổi tối 10%. Chế độ ăn của người bệnh phải được chọn sao cho nó cung cấp cho cơ thể người bệnh một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải tính điều độ và hợp lý về giờ giấc tức là chia số thực phẩm được sử dụng trong ngày ra các bữa ăn chính và phụ hợp lý [11]. Nếu bệnh nhân có tiêm insulin, phải tính thời điểm lượng đường huyết tăng cao sau bữa ăn phù hợp với thời điểm insulin có tác dụng mạnh nhất. 1.1.5.2. Thực hành lựa chọn loại thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng Thực phẩm được chọn cho bữa ăn của người bệnh ĐTĐ nên có chỉ số đường huyết thấp. Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nên được thay thế bởi các thực phẩm cùng nhóm nhưng có chỉ số đường huyết thấp hơn, ví du ̣ thay gạo trắng bằng gạo lứt, bánh mỳ đen thay cho bánh mỳ trắng, ăn quả chín cả miếng thay cho nước ép quả. Các thực phẩm được lựa chọn nên và không nên cho người bệnh ĐTĐ: Nhóm thực phẩm cung cấp glucid: giảm gạo, mỳ, ngô, khoai; không nên ăn miến. Nhóm thực phẩm cung cấp protein nên sử dụng các loại thịt nạc, sữa không đường, cá, đậu đỗ, lạc, vừng. Nhóm thực phẩm cung cấp lipid nên dùng dầu thay mỡ, không ăn những sản phẩm nhiều cholesterol như các loại phủ tạng: óc, lòng, phủ tạng (tim, gan,…), trứng, đồ hộp. Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất: các loại rau, củ, quả tươi, hạn chế ăn những quả quá ngọt như: chuối, mít, na (glucid từ 11,4 - 22,4%)... Bớt rượu và các chất kích thích (1g cho 7kcal). [2] Không nên sử dụng những thực phẩm như: mỡ, bơ, nước dùng thịt, xương hầm. Hạn chế ăn khoai tây, miến rong, bánh mì trằng vì các loại này dễ làm tăng đường huyết. Không nên sử dụng đường, kẹo, mật ong trừ khi hạ đường huyết. Hạn chế món xào, rán, nướng, quay khi chế biến món ăn [11]. Đái tháo đường đang ngày càng gia tăng nhanh chóng và cho tới nay chưa có khả năng chữa khỏi. Đối với bệnh đái tháo đường thì chế độ ăn uống, chế độ luyện tập là rất quan trọng. Ăn uống và luyện tập hợp lý người bệnh vừa kiểm soát tốt đường huyết vừa đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Một số nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 trên thế giới Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các nghiên cứu đề cập đến chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến kiểm soát đường huyết, đồng thời kiến thức là một trong những vai trò quan trọng giúp người bệnh nâng cao sự tuân thủ và thực hành dinh dưỡng của người bệnh để kiếm soát tốt đường huyết. Nghiên cứu từ chương trình phòng chống ĐTĐ (DPP - Diabetes Prevention Progam) cho thấy hàng triệu người có thể làm giảm nguy cơ bệnh ĐTĐ type 2 bằng cách thay đổi lối sống và giảm cân, trong đó có kiểm soát chế đô ̣ ăn. DPP đã chứng minh rằng những người bị tiền ĐTĐ - có nguy cơ cao phát triển bệnh ĐTĐ type 2 có thể giảm nguy cơ bằng cách giảm cân thông qua hoạt động thể chất thường xuyên và một chế độ ăn ít chất béo và calo. [20] Phải nói đến nghiên cứu của Fernanda S. Marinho và cộng sự về tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở người bệnh Đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đại học Clementino Fraga Filho của Brazil năm 2018, cho thấy tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc là 93,5%; tuân thủ chăm sóc bàn chân là 59,3%; tuân thủ hoạt động thể lực là 22,5%; và đặc biệt tuân thủ chế độ dinh dưỡng là 29,2%. Người bệnh tuân thủ điều trị tốt nói chung có BMI thấp hơn, có thành phần các lipid huyết thanh tốt hơn so với người bệnh tuân thủ điều trị không tốt [15]. Hay như nghiên cứu cuả nhóm tác giả Carlos Albuquerque, Carla Correia và Manuela Ferreira (2015) nghiên cứu về tuân thủ điều tri ̣ở người bệnh ĐTD type 2 cũng cho thấy, ngườì bệnh có tuân thủ theo dõi đường huyết tại nhà và tuân thủ chế độ ăn có chỉ số HbA1C tốt hơn người bệnh không tuân thủ. Việc điều chỉnh chế độ ăn liên quan mật thiết đến kiểm soát ổn định chỉ số HbA1C từ đó đồng nghĩa với việc kiểm soát chỉ số đường huyết của người bệnhh tốt hơn [14]. Ngoài ra nghiên cứu của Sontakke và cộng sự năm 2015 cũng đánh giá tuân thủ điều trị ở những người bệnh ĐTĐ type 2 và sự ảnh hưởng các yếu tố đến việc không tuân thủ ở những người bệnh ĐTĐ type 2 tại phòng khám trường Cao đẳng Dược tại Ấn Độ. Nghiên cứu này điều tra 150 người bệnh bằng phương pháp mô tả cắt ngang dựa trên bộ câu hỏi được thiết kế để có được thông tin về sự tuân thủ dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng, kế hoạch tập thể dục và tự giám sát đường huyết. Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ chế độ dinh dưỡng trong nghiên cứu là 68%. Nghiên cứu cũng chỉ ra những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới tuân thủ của người bệnh là việc hạn chế về kiến thức chung cũng như kiến thức về dinh dưỡng và các kiến thức tuân thủ khác, đồng thời khả năng chi trả kém, hay quên cũng là các yếu tố ảnh hưởng chính. [21] Bên cạnh những nghiên cứu về tuân thủ chung trong đó các tuân thủ về dinh dưỡng thì có một số các nghiên cứu đặc biệt riêng về dinh dưỡng thay đổi lượng đường huyết như nghiên cứu của Moses. R. G và cộng sự cho thấy chế độ ăn giàu chất xơ (50 gram chất xơ 25 gram hòa tan và 25 gram không hòa tan) cũng có tác dụng cải thiện đường huyết, giảm đề kháng insulin và rối loạn mỡ máu trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 [19]. Một nghiên cứu có thể cho là đã quá cũ so với hiện nay nhưng giá trị về khoa học trong nghiên cứu thì nó còn rất ý nghĩa, nghiên cứu của Miler năm 2001 nghiên cứu về việc tư vấn lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và ăn khẩu phần ăn giàu chất xơ giúp làm giảm đường huyết trong máu. Cho người bệnh ĐTĐ type 2 cho thấy người bệnh được ăn chế độ ăn giàu chất xơ từ nguồn tự nhiên, đặc biệt là nguồn quả chín (50 gram/ngày, 50% là chất xơ hòa tan) trong vòng 6 tuần đã cải thiện có ý nghĩa chỉ số đường huyết và lipid máu. [18] 1.2.2. Một số nghiên cứu về tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 tại Việt Nam Dinh dưỡng hợp lý là biện pháp phòng bệnh quan trọng cùng với tăng cường tập luyện hàng ngày. Các nghiên cứu đều cho thấy hiệu quả cao của chế độ dinh dưỡng hợp lý trong phòng chống bệnh ĐTĐ, tiền ĐTĐ. Mục tiêu giảm cân nặng, kiểm soát glucose máu, kiểm soát rối loạn chuyển hoá lipid chỉ có thể đạt được thông qua việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động. Chính vì vậy, trong các khuyến cáo phòng bệnh cũng như điều trị bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ thì dinh dưỡng và tập luyện luôn là nền tảng của quá trình điều trị, muốn thực hiện được tốt chế độ dinh dưỡng thì người bệnh cần có được kiến thức tốt để thực hiện một cách hiệu quả về dinh dưỡng cải thiện kiểm soát đường máu và các biến chứng đái tháo đường. Theo nghiên cứu của Tống Lê Văn và Hoàng Hải năm 2016 về kiến thức, thái độ về bệnh ĐTĐ của người bệnh ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp nghiên cứu trên 602 NB ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú cho thấy: hơn 90% NB đồng tình với nhận định cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, còn một số cho rằng việc thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng không có tác dụng điều trị và phòng chống bệnh. Có 79,9% NB cho rằng nên hạn chế thức ăn nhiều đường; chỉ có 46,7% NB cho rằng nên hạn chế thức ăn giàu chất béo; 37,2% NB biết nên ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ; chỉ có 30,1% NB biết rằng nên ăn nhiều bữa, chia nhỏ bữa ăn [10]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài năm 2019 về kiến thức tự chăm sóc của NB ĐTĐ type 2 khó kiểm soát điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trên 105 người bệnh đái tháo đường cho kết quả người bệnh có kiến thức tự chăm sóc ở mức thấp (chiếm 30,5%), kiến thức về chế độ dinh dưỡng còn hạn chế, tỷ lệ NB biết nên có bữa ăn phụ trước khi đi ngủ thấp (chiếm 19%); có 70,5% người bệnh biết phân loại thực phẩm theo chỉ số đường máu và 65,7% biết cần giữ đúng lịch các bữa ăn, không bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn [5]. Kết quả từ nghiên cứu của Nguyễn Vinh Quang và cộng sự năm 2011 về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống bệnh ĐTĐ của 13.159 đối tượng có độ tuổi từ 30 đến 64 tuổi tại Việt Nam cho thấy có tới 57,0% số đối tượng có kiến thức chung rất thấp (trả lời đúng < 25% số câu hỏi), 26,0% có kiến thức thấp (trả lời đúng 25 - < 50% số câu hỏi), 15,6% có kiến thức trung bình - khá (trả lời đúng > 50 - <75% số câu hỏi) và chỉ có 1,4% có kiến thức tốt (trả lời đúng ≥ 75% số câu hỏi). Có tới 91,9% số đối tượng có kiến thức về yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ rất thấp (trả lời đúng < 25% số câu hỏi), 5,9% có kiến thức thấp (trả lời đúng 25 - < 50% số câu hỏi); 1,9% có kiến thức trung bình - khá (trả lời đúng > 50 - <75% số câu hỏi) và chỉ có 0,3% có kiến thức tốt (trả lời đúng ≥ 75% số câu hỏi). Kiến thức về phòng và điều trị bệnh ĐTĐ cũng thấp, 59,6% số đối tượng có kiến thức rất thấp (trả lời đúng < 25% số câu hỏi), 24,2% có kiến thức thấp (trả lời đúng 25 - < 50% số câu hỏi), 12,2% có kiến thức trung bình - khá (trả lời đúng > 50 <75% số câu hỏi) và chỉ có 4,1% có kiến thức tốt (trả lời đúng ≥ 75% số câu hỏi) [8]. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân năm 2019 trên 98 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú, đánh giá kết quả sau giáo dục sức khoẻ cho thấy điểm trung bình kiến thức về chế độ ăn uống của NB là 5,97 ± 1,92 điểm, trên tổng số 13 điểm; điểm trung bình thực hành về chế độ ăn uống là 13,08 ± 2,40 điểm, trên tổng số 26 điểm. Kết quả trên cho thấy kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của NB ĐTĐ type 2 còn hạn chế trước can thiệp [7]. Nghiên cứu khác tiến hành can thiệp chế độ dinh dưỡng cho những đối tượng có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 cho thấy: Các đối tượng thường thích ăn chất béo (35%), thích uống rượu, bia 12,6%, thích ăn đồ ngọt (bánh kẹo, nước ngọt pepsi, nước ga có đường..) là 11,2%. Tỷ lệ hút thuốc nam giới là 25,6%. Tỷ lệ ăn rau chỉ có 46,9% [4] Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện 74 Trung Ương Bệnh viện 74 Trung ương do Bộ Y tế thành lập ngày 16 tháng 4 năm 1958, được hình thành từ việc sát nhập phân viện 7 và phân viện 4 của quân đội. Trải qua 60 năm xây dựng phát triển và trưởng thành, qua 2 lần đổi tên cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mỗi giai đoạn lịch sử Bệnh viện, cũng như sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa xã hội nước nhà. Từ một đơn vị với cơ sở hạ tầng hết sức đơn sơ, nghèo nàn, trang thiết bị y tế lạc hậu và thiếu thốn, đến nay Bệnh viện đã trở thành một trong những bệnh viện chuyên ngành tuyến cuối hàng đầu của cả nước. Cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, sạch đẹp, nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ cán bộ đông đảo với trình độ chuyên môn tay nghề cao, với 73 bác sỹ và 300 điều dưỡng, quy mô khám chữa bệnh với khoảng 629 giường bệnh, được giao nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh thuộc khu vực phía bắc. Khoa khám bệnh là một trong 25 đơn vị thuộc bệnh viện được Ban chấp hành Đảng ủy, Ban giám đốc và các phòng ban chức năng giao nhiệm vụ phục vụ, đón tiếp tất cả người bệnh đến khám, điều trị và chăm sóc những người bệnh ngoại trú có bệnh mạn tính trong đó có phòng khám đái tháo đường. Hiện nay Bệnh viện chủ yếu điều trị vào tập chung vào người mắc bệnh phổi tuy nhiên bên cạnh đó các mảng khám, điều trị và chăm sóc các bệnh khác, phòng khám đái tháo đường của bệnh viện hiện nay mỗi tháng tiếp nhận và điều trị cho khoảng 340 người bệnh. 2.2. Thực trạng kiến thức chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 74 Trung Ương Chuyên đề được thực hiện từ tháng 5/2022 đến tháng 8/2022 tại Khoa khám bệnh Bệnh viện 74 Trung Ương, với đối tượng là người bệnh được chẩn đoán đái tháo đường và được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện, trong quá trình lấy số liệu chúng tôi đã lựa chọn toàn bộ người bệnh đồng ý tham gia và phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn để phỏng vấn theo bộ câu hỏi có sẵn xây dựng dựa trên tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường type 2 (Ban hành kèm theo Quyết 13 định số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế) với 3 phần, phần 1: thông tin chung của đối tượng, phần thứ 2: kiến thức liên quan đến dinh dưỡng của đối tượng gồm 12 câu được phân tích thực trạng cụ thể từng câu, phần 3: kiến thức dinh dưỡng chung gồm 10 câu, được tính từ 0 - 10 điểm, người bệnh có kiến thức kém đạt từ 0-5 điểm, người bệnh có kiến thức trung bình đạt từ 68 điểm, người bệnh có kiến thức tốt đạt từ 8 điểm trở lên. Chuyên đề được thực hiện bằng phương pháp mô tả cắt ngang, thực hiện nhập liệu và phân tích bằng phần mềm spss 20.0 để cho ra kết quả thực trạng kiến thức dinh dưỡng cho người bệnh. 2.2.1. Đặc điểm của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 74 Trung Ương Trong quá trình thực hiện chuyên đề từ tháng 5/2022 đến tháng 8/2022 chúng tôi đã thu thập được 71 người bệnh tham gia nghiên cứu. Một số đặc điểm chung của đối tượng: Giới: Phân bốố theo giới 26.8% 73.2% Nam Nữ Biểu đồ 2.1. Phân bố giới của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Quan sát biểu đồ 2.1 ta thấy người bệnh nam gồm 52 trong tổng số 71 người bệnh ttham gia chiếm 73,2%, người bệnh nữ chỉ chiếm 26,8% tương đương 19 người bệnh. 14 Bảng 2.1. Một số đặ điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=71) Đặc điểm nhân khẩu học Số NB Tỷ lệ (%) Tuổi (min:38, max:90, mean ± SD:62,5±9,68) 1 1,4 < 40 tuổi 28 39,4 Từ 40 - 60 tuổi 42 59,2 Mù chữ 0 0 Tiểu học 28 39,4 Phổ thông cơ sở Trung 20 28,2 học phổ 11 25.5 thông Cao đẳng, 12 16,9 Nông dân 31 43,7 Công nhân 10 14,1 Hưu trí 11 15,5 Tự do 19 26,8 Từ 60 trở lên Học vấn đại học Nghề nghiệp Nhận xét: Quan sát bảng 2.1 ta thấy độ tuổi của người bệnh nhỏ nhất là 38 tuổi,cao nhất là 90 tuổi. Ở độ tuổi <40 chỉ có duy nhất một trường hợp tương đương với 1,4%, từ 40 – 60 tuổi chiếm 39,4%, cón lại là người bệnh phần lớn có độ tuổi từ 60 trở lên gồm 42 người bệnh chiếm 59,2%. Người bệnh chủ yếu có trình độ học vấn ở mức trung học cơ sở đến trung học phổ thông gồm 31 người bệnh tương đương 53,7%, cao đẳng,đại học là 16,9%, còn lại chỉ đạt mức tiểu học chiếm 39,4%, đặc biệt trong 71 người bệnh không có ai mù chữ. Phân bố theo khu vực sống: 15 Phân bốố khu vực sốống 11,3% 38% 50,7% Nông thôn Thành thị Miềền núi Biểu đồ 2.2: Phân bố khu vực sống Nhận xét: Quan sát biểu đồ 2.2 ta thấy rằng người bệnh phần lớn sống ở các nơi thành thị chiếm 50,7%, sau đó là đến người bệnh sống ở các vùng nông thôn chiếm 38%, chỉ có 8 người bệnh tương đương 11,3% là người bệnh sống ở vùng miền núi. Một số đặc điểm chung liên quan đến bệnh: Bảng 2.2. Đặc điểm về chỉ số BMI (n=71) Giới Nam Nữ Chung n % n % n % < 23 19 36,5 7 36,8 26 36,6 23-25 17 32,7 7 36,8 24 33,8 > 25 16 30,8 5 26,3 21 29,6 Tổng 52 100 19 100 71 100 2 BMI (kg/m ) Nhận xét: Quan sát bảng 2.2. ta thấy người bệnh nam có chỉ số BMI<23 chiếm 36,8%, cũng tương đương với người bệnh nữ cũng chiếm 36,8%, người bệnh nam thừa cân với BMI>25 chiếm 30,8%, người bệnh nữ chiếm 26,3%.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng