Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng kiến thức về tuân thủ sử dụng thuốc điều trị củng cố của người bệnh l...

Tài liệu Thực trạng kiến thức về tuân thủ sử dụng thuốc điều trị củng cố của người bệnh lao phổi tại bệnh viện 19 8 bộ công an

.PDF
59
1
121

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ĐOÀN THỊ THU HẰNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ CỦNG CỐ CỦA NGƯỜI BỆNH LAO PHỔI TẠI BỆNH VIỆN 19-8 BỘ CÔNG AN BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 ii BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ĐOÀN THỊ THU HẰNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ CỦNG CỐ CỦA NGƯỜI BỆNH LAO PHỔI TẠI BỆNH VIỆN 19-8 BỘ CÔNG AN Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. VŨ THỊ LÀ NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện để tôi được thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp CKI Phòng Đào tạo Đại học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình học tập 2 năm tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã bảo ban giúp đỡ, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám đốc, các cán bộ nhân viên y tế tại Bệnh viện 19-8 đã động viên, giúp đỡ hết mình để tôi được hoàn thiện chuyên đề. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thạc sĩ VŨ THỊ LÀ đã định hướng, bảo ban nhiệt tình để tôi có điều kiện hoàn thành chuyên đề như ngày hôm nay. Tôi xin tỏ lòng biết ơn với cha mẹ, thầy cô, bạn bè lớp CKI khóa 9 đã luôn động viên, tạo động lực học tập cho tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng Khoa học đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thiện chuyên đề. Người thực hiện chuyên đề Đoàn Thị Thu Hằng ii LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đoàn Thị Thu Hằng xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do chính tôi lần đầu thực hiện, các số liệu trong báo cáo là trung thực, chính xác và đáp ứng các quy định về trích dẫn. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan này. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan Đoàn Thị Thu Hằng iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ iv DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................ vi DANH MỤC ẢNH ...................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................... 3 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về bệnh lao ................................................ 3 1.1.1.1. Bệnh lao................................................................................. 3 1.1.1.2. Vi khuẩn lao .......................................................................... 3 1.1.2. Điều trị bệnh lao .......................................................................... 4 1.1.2.1. 1.1.2.2. 1.1.2.3. 1.1.2.4. 1.1.2.5. Mục đích ................................................................................ 4 Một số phác đồ điều trị lao thông thường ............................... 5 Tuân thủ điều trị bệnh lao ...................................................... 6 Nguyên tắc quản lý điều trị người bệnh lao ............................ 7 Quản lý điều trị người bệnh lao.............................................. 8 1.1.2.6. Đo lường tuân thủ điều trị .................................................... 10 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................. 12 1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến tuân thủ điều trị lao .................... 12 1.2.2. Tình hình bệnh lao trên thế giới và Việt Nam ............................. 15 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ...................................... 21 2.1. Bệnh viện 19-8 Bộ Công An ......................................................... 21 2.2. Khoa Lao Bệnh Phổi Bệnh Viện 19-8 ........................................... 23 2.3. Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị củng cố của người bệnh lao phổi tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công An ................................................... 23 2.3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................ 24 iv 2.3.2. Thực trạng kiến thức về tuân thủ thuốc điều trị củng cố của người bệnh mắc lao phổi (n=50). ..................................................................... 27 Chương 3. BÀN LUẬN............................................................................... 33 3.1. Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị củng cố của người bệnh lao phổi tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công An ................................................... 33 3.2.3.1. Thuận lợi: ............................................................................ 37 3.2.3.2. Khó Khăn ............................................................................ 37 3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao kiến thức về tuân thủ điều trị củng cố của người bệnh lao phổi tại bệnh viện 19-8 bộ công an ............................. 37 KẾT LUẬN.................................................................................................. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFB Acide Fast Bacilli (Trực khuẩn kháng cồn kháng toan) AIDS Acquired Immuno Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) CBYT Cán bộ y tế CTCLQG Chương trình Chống lao Quốc gia COPD Chronic Ostructive Pulmonary Disease (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) CS Cộng sự DOTS Directly Observed Treatment Short course (Điều trị lao ngắn hạn có kiểm soát trực tiếp) ĐTNC Đối tượng nghiên cứu HBM Health Belief Model (Mô hình niềm tin sức khỏe) HIV Human Immunodeficiency Virus MDR Multi drug Resistant (Kháng đa thuốc) NTĐT Nguyên tắc điều trị GSV Giám sát viên TYT Trạm y tế WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) (+) Dương tính (-) Âm tính vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Ước tính của WHO công bố về số người bệnh mắc lao mới và tử vong do lao trên Thế giới năm 2013 [ 52] .................................... 16 Bảng 1.2. Tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam 2018 ..................... 20 Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới (n=50) ...... 2425 Bảng 2.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp (n=50) ..... 25 Bảng 2.3: Tình trạng mắc bệnh và thể bệnh lao (n=50) ..................... 26 Bảng 2.4. Kiến thức về các nguyên tắc điều trị lao trước can thiệp............. 27 Bảng 2.5. Thực trạng hỗ trợ của cán bộ y tế trong việc tuân thủ nguyên tắc điều trị của người bệnh lao (n=50) ............................................................. 28 Bảng 2.6. Các yếu tố khó khăn trong tuân thủ điều trị lao (n=50) ............... 28 Bảng 2.7. Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị lao (n=50) ............. 29 Bảng 2.8. Ứng xử của người bệnh khi gặp tác dụng phụ của thuốc (n=50) . 29 Bảng 2.9. Kiến thức về các biểu hiện tác dụng phụ của thuốc………. 30 Bảng 2.10. Kiến thức về cách xử lý khi gặp tác dụng phụ của thuốc… 31 Bảng 2.11. Thực trạng hỗ trợ của cán bộ y tế trong việc tuân thủ nguyên tắc điều trị của người bệnh lao (n=50)……………………….. 31 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Quy trình phát hiện và quản lý người bệnh lao của CTCLQG [6] ........ 9 Biểu đồ 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn (n=50) .............. 25 Biểu đồ 2.2. Tình hình kinh tế hộ gia đình của đối tượng nghiên cứu (n=50) ......... 26 Biểu đồ 2.3. Thời gian lĩnh thuốc điều trị lao của đối tượng nghiên cứu (n=50) ... 277 viii DANH MỤC ẢNH Ảnh 1. Bệnh Viện 19-8 Bộ Công An………………………………………..21 Ảnh 2. Lãnh đạo bệnh viện chụp bên máy betciti………………………….. 22 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, vấn đề tuân thủ của người bệnh đã nhận được sự quan tâm của các nhà cung cấp dịch vụ y tế, điều này chủ yếu do một thực tế rằng triển vọng hiệu quả và việc áp dụng các biện pháp điều trị cho các bệnh mạn tính, lâu dài không thể thực hiện được nếu người bệnh không tuân thủ điều trị. Trong hoạt động điều trị bệnh lao, việc tuân thủ nếu được giải quyết tích cực, thì sẽ cải thiện rõ rệt tỷ lệ hoàn thành điều trị và kết quả điều trị của người bệnh. Ngược lại, không tuân thủ điều trị bệnh lao có thể dẫn đến kéo dài thời gian lây nhiễm, tái phát, xuất hiện kháng thuốc, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Điều đáng lo ngại và cũng là vấn đề cấp thiết nhất trong điều trị lao đó là tỷ lệ không tuân thủ điều trị vẫn rất cao. Theo Kulkarni (2013) [36], 50% người bệnh lao không tuân thủ điều trị, còn nghiên cứu tại Việt Nam của Nguyễn Xuân Tình (2014) [23] tỷ lệ người bệnh không tuân thủ tất cả các nguyên tắc của điều trị là 63,6%. Hậu quả của vấn đề này là tỷ lệ lao kháng thuốc ngày càng tăng lên nhanh chóng. Trong năm 2014, ước tính có 3,3% ca lao kháng thuốc mới tương đương khoảng 480000 trường hợp, 20% ca được điều trị trước đây có kháng thuốc trên toàn thế giới và khoảng 190000 ca tử vong do kháng thuốc chống lao [55]. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị được kể đến như thu nhập thấp, tác dụng phụ của thuốc, nghề nghiệp, sự kỳ thị, sự ủng hộ, hệ thống y tế, một số đặc tính cá nhân… [35], [41]. Trong số đó thiếu kiến thức và niềm tin vào điều trị được coi là nguyên nhân có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tuân thủ của người bệnh. Vì thế từ năm 2006 giáo dục sức khỏe là một giải pháp quan trọng trong chiến lược “thanh toán bệnh lao” của tổ chức y tế thế giới [50]. Việt Nam đứng thứ 15 trong số 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu và là nước đứng hàng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng thuốc cao trên thế giới [9]. Công tác chống lao ở nước ta được chính phủ xác định là một trong các chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống các bệnh 2 dịch nguy hiểm và HIV/AIDS từ tháng 11 năm 1994. Từ 1997 đến nay, thực hiện chiến lược DOTS Chương trình Chống lao Quốc gia đã và đang hình thành mạng lưới chống lao rộng khắp trong toàn quốc. Hoạt động phát hiện, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh lao được phân cấp theo tuyến từ trung ương đến cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến cơ sở khám và chữa bệnh lao ở gần nơi sinh sống. Tại mỗi tỉnh, thành phố đều có ban điều hành chương trình chống lao cấp tỉnh, đơn vị thường trực có thể là bệnh viện chuyên khoa, có thể là khoa lao trong trung tâm phòng chống các bệnh xã hội hoặc trung tâm y tế dự phòng. Mặc dù cơ cấu và mô hình tổ chức có thể khác nhau giữa các tỉnh thành nhưng chức năng nhiệm vụ chính vẫn là quản lý, điều phối, triển khai công tác phòng chống bệnh lao trên địa bàn tỉnh thành phố. Để có thêm các minh chứng khoa học cho việc tuân thủ sử dụng thuốc điều trị củng cố của người bệnh lao phổi, chúng tôi tiến hành chuyên đề: “Thực trạng kiến thức về tuân thủ sử dụng thuốc điều trị củng cố của người bệnh lao phổi tại Bệnh viện 198- Bộ Công An ”, với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng kiến thức tuân thủ thuốc điều trị củng cố của người bệnh lao phổi tại bệnh viện 19-8 Bộ Công An. 2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường kiến thức tuân thủ thuốc điều trị củng cố của người bệnh lao phổi tại bệnh viện 19-8 Bộ Công An. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về bệnh lao 1.1.1.1. Bệnh lao Bệnh lao là một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao (Mycobacteterium Tuberculosis) gây nên. Vi khuẩn lao lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp. Khi người bệnh lao phổi ho, hắt hơi hay khạc nhổ, họ đã phát tán vi khuẩn lao vào không khí, người xung quanh hít thở có thể hít những hạt này vào phổi. Một người chỉ cần hít phải một lượng nhỏ vi khuẩn lao cũng sẽ nhiễm lao. Khoảng một phần ba dân số thế giới có lao tiềm tàng, có nghĩa là những người này đã nhiễm vi khuẩn lao nhưng chưa phát triển thành bệnh lao và cũng không gây lây lan bệnh lao sang người khác. Khoảng 10% những người đã nhiễm vi khuẩn lao có nguy cơ phát triển thành bệnh lao trong cuộc đời. Tuy nhiên, ở những người có suy giảm miễn dịch như người nhiễm HIV, suy dinh dưỡng hoặc tiểu đường hoặc những người nghiện thuốc lá sẽ có nguy cơ bị bệnh lao cao hơn so với những người khác. Khi một người bị bệnh lao, các triệu chứng như ho, sốt, ra mồ hôi ban đêm, sụt cân… có thể chỉ ở mức độ nhẹ trong vài tháng. Điều này có thể dẫn đến việc chậm tìm kiếm dịch vụ y tế gây ra việc tiếp tục lây lan trong cộng đồng. Một người bị bệnh lao có thể gây nhiễm vi khuẩn lao cho khoảng 10 – 15 người mỗi năm thông qua các hoạt động giao tiếp hàng ngày. 1.1.1.2. Vi khuẩn lao Vi khuẩn lao do bác sỹ người Đức Robert Koch phát hiện năm 1882, vì vậy còn được gọi là Bacilie de Koch (viết tắt là BK). Vi khuẩn lao dài từ 3-5 µm, không có lông, hai đầu tròn, thân có hạt, chúng đứng riêng rẽ hoặc thành 4 đám trên tiêu bản nhuộm Ziehl neelsen, không làm cồn và acid làm mất màu đỏ của fuchin. Trong điều kiện tự nhiên vi khuẩn có thể tồn tại 3-4 tháng, trong phòng thí nghiệm người ta có thể bảo quản vi khuẩn lao trong nhiều năm. Khi phát triển vi khuẩn cần đủ oxy chính vì thế lao phổi là thể bệnh gặp nhiều nhất chiếm 80% trong tổng tất cả các thể lao. Bình thường, trung bình 20-24h vi khuẩn lao sinh sản 1 lần, nhưng có khi hàng tháng thậm chí “nằm vùng” ở tổn thương rất lâu, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng có thể tái phát triển . 1.1.2. Điều trị bệnh lao 1.1.2.1. Mục đích Điều trị bệnh lao là nền tảng quan trọng của Chương trình Chống lao Quốc gia. Hiện nay, ở nước ta việc điều trị lao dựa trên cơ sở của một công thức điều trị chuẩn, áp dụng trong điều kiện quản lý người bệnh chặt chẽ. Phương pháp điều trị đó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi là DOTS (Directly Observed Treatment Short Course) có nghĩa là: Điều trị hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp. Mục đích điều trị bệnh lao: - Chữa cho người mắc lao khỏi bệnh, không lây bệnh sang người khác. - Tránh cho người lao nặng khỏi tử vong. - Ngăn chặn hạn chế tổn thương lao phát triển hủy hoại thêm cơ thể. - Phòng chống các biến chứng, các hậu quả do bệnh lao gây ra. - Tránh tái phát. - Không tạo ra các chủng trực khuẩn lao kháng thuốc. - Chống lây nhiễm cho gia đình người bệnh, cho người xung quanh và cho cộng đồng. - Điều trị lao tốt là cách phòng bệnh lao tốt nhất [3] [17]. 5 1.1.2.2. Một số phác đồ điều trị lao thông thường Trực khuẩn lao là trực khuẩn đặc biệt, có lớp vỏ có cấu trúc phong phú, phức tạp làm cho nó khó bị các tế bào miễn dịch của cơ thể tiêu diệt. Hơn nữa ngoài khả năng tồn tại bên ngoài cơ thể, trực khuẩn lao còn có thể sống tiềm ẩn bên trong tế bào nên tránh được tác động của thuốc chống lao, duy trì được sự tồn tại và khi có điều kiện thuận lợi thì nó phát triển bên trong tế bào. Vì thế khó tiêu diệt trực khuẩn lao một cách nhanh chóng như tiêu diệt vi khuẩn thông thường. Do vậy điều trị lao không thể nhanh mà cần phải điều trị dài ngày. Điều trị lao có các phác đồ điều trị và đều có 2 giai đoạn tấn công và củng cố với 5 loại thuốc chống lao thiết yếu (hàng 1) là Streptomycin(S), Isoniazid(H), Rifampicin(R), Pyrazinamid(Z), Ethambutol(E). Giai đoạn tấn công (giai đoạn đầu): Kéo dài 2-3 tháng, mục đích giảm nhanh số vi khuẩn lao có trong tổn thương để ngăn chặn đột biến kháng thuốc. Sau những ngày đầu tiên tấn công có hiệu quả các trực khuẩn lao không thể tăng trưởng được nữa, trực khuẩn lao ngừng phát triển, tổng số trực khuẩn lao trong đờm giảm nhanh, đặc biệt là trong 2 tuần đầu tiên điều trị. Giai đoạn củng cố (giai đoạn tiếp theo): Kéo dài 4 – 10 tháng người bệnh uống thuốc tại nhà, mục đích tiêu diệt hết các vi khuẩn lao trong tổn thương để tránh tái phát. Giai đoạn này không cần dùng nhiều loại thuốc nhưng ít nhất phải có một loại thuốc có tính diệt khuẩn và đòi hỏi phải dùng đủ thời gian quy định. Phác đồ IA: 2RHZE(S)/4RHE: Chỉ định cho các trường hợp bệnh lao mới người lớn (chưa điều trị lao bao giờ hoặc đã từng điều trị lao nhưng dưới 1 tháng). Điều trị lao màng tim có thể sử dụng corticosteroid liều 2mg/kg cân nặng và giảm dần trong tháng đầu tiên. Phác đồ IB: 2RHZE/4RH: Chỉ định cho các trường hợp bệnh lao mới trẻ em (chưa điều trị lao bao giờ hoặc đã từng điều trị lao nhưng dưới 1 tháng). Điều trị lao màng tim có thể sử dụng corticosteroid liều 2mg/kg cân nặng và giảm dần trong tháng đầu tiên. 6 Phác đồ II: 2SRHZE/1RHZE/5RHE hoặc 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3 Chỉ định: Cho các trường hợp bệnh lao tái phát, thất bại, điều trị lại sau bỏ trị, tiền sử điều trị khác, không rõ tiền sử điều trị mà không có điều kiện làm xét nghiệm chẩn đoán lao đa kháng nhanh hoặc không rõ tiền sử điều trị có làm xét nghiệm chẩn đoán lao đa kháng nhanh, nhưng kết quả không kháng đa thuốc. Phác đồ III A: 2RHZE/10RHE: Chỉ định lao màng não và lao xương khớp người lớn. Điều trị lao màng não có thể sử dụng corticoid liều 2mg/kg cân nặng và giảm dần trong tháng đầu tiên và dùng Streptomycin trong giai đoạn tấn công. Phác đồ III B: 2RHZE/10RH: Chỉ định lao màng não và lao xương khớp trẻ em. Điều trị lao màng não có thể sử dụng corticoid liều 2mg/kg cân nặng và giảm dần trong tháng đầu tiên và dùng Streptomycin trong giai đoạn tấn công. 1.1.2.3. Tuân thủ điều trị bệnh lao Tuân thủ điều trị lao được định nghĩa là "hành vi trùng hợp với các tư vấn của nhân viên y tế về điều trị bệnh lao. Hoặc xét về kiểm soát bệnh lao, tuân thủ điều trị có thể được định nghĩa “là mức độ mà lịch sử lấy thuốc điều trị của người bệnh trùng hợp với việc điều trị theo quy định”. Trong điều trị lao theo Chương trình Chống lao Quốc gia của Việt Nam có các 4 nguyên tắc điều trị mà thầy thuốc và người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ: 1. Phối hợp các thuốc chống lao: mỗi loại thuốc chống lao có tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao (diệt khuẩn, kìm khuẩn), do vậy phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy trì. 2. Phải dùng thuốc đúng liều lượng: các thuốc chống lao tác dụng hợp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ 7 không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao dễ gây tai biến. Dùng tất cả các loại thuốc lao một lần trong ngày, không chia nhỏ liều, không bỏ bớt số lượng của một loại thuốc nào. 3. Phải dùng thuốc đều đặn hàng ngày: các thuốc chống lao phải được uống, tiêm cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa. 4. Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì: giai đoạn tấn công kéo dài 2, 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các đột biến kháng thuốc. Giai đoạn duy trì kéo dài 4 đến 6 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát. 1.1.2.4. Nguyên tắc quản lý điều trị người bệnh lao Tất cả các bác sĩ (công và tư) tham gia điều trị người bệnh lao phải được tập huấn theo hướng dẫn của Chương trình Chống lao Quốc gia và báo cáo theo đúng quy định. Sử dụng phác đồ chuẩn thống nhất trong toàn quốc. Điều trị sớm ngay sau khi được chẩn đoán. Điều trị phải được theo dõi và kiểm soát trực tiếp: Kiểm soát việc tuân thủ điều trị của người bệnh, theo dõi kết quả xét nghiệm đờm, theo dõi diễn biến lâm sàng, xử trí kịp thời các biến chứng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc. Với bệnh lao trẻ em phải theo dõi cân nặng hàng tháng khi tái khám để điều chỉnh liều lượng thuốc. Thầy thuốc cần tư vấn đầy đủ cho người bệnh trước, trong và sau khi điều trị để người bệnh thực hiện tốt liệu trình theo quy định. Chương trình Chống lao Quốc gia cung cấp thuốc chống lao đảm bảo chất lượng, miễn phí, đầy đủ và đều đặn. 8 1.1.2.5. Quản lý điều trị người bệnh lao Sau khi được chẩn đoán xác định, người bệnh cần được đăng ký quản lý điều trị ngay càng sớm càng tốt tại một đơn vị chống lao tuyến huyện và tương đương. Cán bộ tổ chống lao sẽ đăng ký người bệnh vào sổ đăng ký điều trị, lập thẻ người bệnh, lập phiếu điều trị có kiểm soát để theo dõi (mỗi người bệnh sẽ có một số đăng ký, thẻ người bệnh và phiếu điều trị có kiểm soát), đồng thời cán bộ chống lao huyện tư vấn cho người bệnh kiến thức cơ bản về điều trị lao. Sau khi đăng ký quản lý điều trị tại Tổ chống lao – người bệnh được chuyển về xã điều trị, tại trạm y tế (TYT) xã: - Đăng ký người bệnh vào sổ Quản lý điều trị bệnh lao (dùng cho tuyến xã và đơn vị tương đương). - Cán bộ chống lao xã (giám sát viên 1: GSV1) thực hiện điều trị cho người bệnh: nhận thuốc hàng tháng từ tuyến huyện và cấp phát cho người bệnh 7-10 ngày/lần, ghi chép phiếu điều trị có kiểm soát, mỗi lần cấp phát thuốc là một lần giám sát, khám, tư vấn cho người bệnh. - Lựa chọn người giám sát hỗ trợ (giám sát viên 2: GSV2): Có thể là cộng tác viên tuyến xã như: nhân viên Y tế thôn bản, hội viên các hội, tình nguyện viên hoặc là người thân người bệnh, việc lựa chọn người giám sát hỗ trợ (GSV2) làm sao cho phù hợp nhất với từng cá thể người bệnh, có cam kết tham gia với đầy đủ thông tin của 3 bên: CBYT - Người bệnh - GSV2. - Cán bộ chống lao tuyến xã tư vấn cách giám sát hỗ trợ điều trị, kiến thức cơ bản về bệnh lao, hình thức và tần suất trao đổi thông tin giám sát cho GSV2, việc tư vấn này có thể được thực hiện thêm trong các chuyến vãng gia thăm người bệnh, GSV2 có thể được thay đổi trong quá trình điều trị nếu thấy không phù hợp. CBYT xã thực hiện vãng gia thăm người bệnh theo xác suất, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên thăm những người bệnh tiên lượng khả năng tuân thủ điều trị kém. 9 Nhiều trường hợp người bệnh lao được chẩn đoán tại tuyến tỉnh - điều trị tại tỉnh một thời gian sau đó mới chuyển về huyện quản lý điều trị, một số nơi người bệnh được điều trị nội trú một thời gian tại huyện sau đó mới chuyển về xã điều trị, một số nơi đơn vị chống lao huyện trực tiếp quản lý điều trị một số người bệnh - Những trường hợp người bệnh này sau khi điều trị tại các tuyến trên - chuyển về huyện, xã quản lý điều trị phải thực hiện đúng theo quy trình nêu trên. Những người bệnh đang điều trị trong giai đoạn tấn công nếu bỏ trị hai ngày liền hoặc ở giai đoạn duy trì bỏ trị một tuần thì cán bộ y tế cần tìm người bệnh và giải thích cho họ quay lại điều trị. Khi chuyển người bệnh đi nơi khác điều trị phải kèm theo phiếu chuyển và các hồ sơ người bệnh theo quy định. Nơi nhận người bệnh phải có phản hồi tiếp nhận cho cơ sở chuyển ngay sau khi nhận và đăng ký điều trị tiếp, có phản hồi kết quả iều trị khi kết thúc điều trị cho nơi chuyển [5]. Biểu đồ 1.1: Quy trình phát hiện và quản lý người bệnh lao của CTCLQG [6] 10 1.1.2.6. Đo lường tuân thủ điều trị Việc đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh là rất quan trọng giúp cho các bác sĩ có kế hoạch điều trị hiệu quả. Ngoài ra, đánh giá mức độ tuân thủ chính xác là cần thiết để đưa ra những bằng chứng thiết thực về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của người bệnh để các nhà quản lý Chương trình Chống lao, có các biện pháp làm tăng cường sự tuân thủ của người bệnh, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị bệnh lao [51]. Cho đến nay, không có “tiêu chuẩn vàng” nào để đo lường tuân thủ điều trị. Mỗi phương pháp đo lường là đều có những điểm mạnh và những hạn chế nhất định. Phương pháp đo lường tuân thủ điều trị tốt đòi hỏi các tiêu chuẩn sau: dễ sử dụng, đáng tin cậy, hiệu quả và chi phí thấp. Tuân thủ điều trị có thể được đánh giá bằng hai phương pháp: phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp gián tiếp. Các biện pháp trực tiếp bao gồm quan sát trực tiếp người bệnh uống thuốc, đo nồng độ thuốc hoặc chất chuyển hóa trong dịch cơ thể, đánh dấu sinh học, theo dõi sự có mặt tại phòng khám. Biện pháp gián tiếp thường được sử dụng là tự báo cáo, đánh giá của CBYT, các thiết bị theo dõi điện tử, đếm số lượng thuốc còn lại và các đáp ứng lâm sàng [51]. Phương pháp trực tiếp - Quan sát trực tiếp bệnh nhân uống thuốc: phương pháp này đánh giá tương đối chính xác về hành vi tuân thủ. Nhưng lại tốn thời gian và nhân lực y tế và khó đánh giá các hành vi tuân thủ biện pháp thay đổi lối sống. - Định lượng trực tiếp thuốc hoặc các chất chuyển hóa: phương pháp này cho phép xác định nồng độ thuốc, chất ban đầu hoặc các chất chuyển hóa nhưng chi phí cao, cần mẫu dịch cơ thể (máu, huyết thanh) bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học, độ đặc hiệu giảm theo thời gian và không phải lúc nào cũng thực hiện được [23]. Phương pháp gián tiếp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng