Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng nghèo đói và những giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ...

Tài liệu Thực trạng nghèo đói và những giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thái tại xã châu thuận, huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an”.

.PDF
84
283
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN tế H uế -------------------- in h KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC cK THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO họ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI TẠI XÃ CHÂU THUẬN Tr ườ ng Đ ại HUYỆN QUỲ CHÂU - TỈNH NGHỆ AN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Lu Thị Hồng Thu ThS. Phan Thị Nữ Lớp: K43B-KTNN Niên khóa: 2009 - 2013 Huế, tháng 05 năm 2013 i Lời Cảm Ơn Lu Thị Hồng Thu Tr ườ ng Đ ại họ cK in h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thành là kết quả của sự kết hợp những kiến thức lý luận cơ bản trong 4 năm học tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế và kiến thức thực tế qua các đợt thực tập. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo trong và ngoài trường, sự giúp đỡ của cô chú trong cơ quan thực tập và bạn bè sinh viên. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – ThS. Phan Thị Nữ đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi chân thành cảm ơn đến thường vụ Đảng ủy, HĐND và UBND, các phòng ban thuộc UBND cũng như các hộ gia đình tại xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Sau cùng, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong quá trình tôi học tập tại trường cũng như trong thời gian tôi làm khóa luận này. Trong quá trình nghiên cứu tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và vốn kiến thức còn hạn chế, khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5/2013 Sinh Viên ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i uế MỤC LỤC .......................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................v tế H DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................vi TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...........................................................................................vii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................i 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................x h 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................xi in 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................xi 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... xii cK PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... xiii Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... xiii họ 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ xiii 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nghèo đói ....................................................... xiii 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói..................................................................xv Đ ại 1.1.3. Tiêu chí để phân tích nghèo đói ..................................................................xvi 1.1.3.1. Tiêu chí phân tích nghèo đói của thế giới ............................................xvi 1.1.4. Chỉ tiêu phân tích nghèo đói ........................................................................xx ng 1.1.5. Mô tả cách thức chọn mẫu điều tra .............................................................xxi 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................................................................ xxii ườ 1.2.1. Thực trạng nghèo đói và chương trình XĐGN ở Việt Nam ..................... xxii 1.2.2. Chủ trương của Đảng và nhà nước về XĐGN ở khu vực miền núi......... xxiv Tr 1.2.3. Kinh nghiệm XĐGN của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước .......................................................................................................... xxvi 1.2.3.1. Kinh nghiệm XĐGN của một số nước trên thế giới ......................... xxvi 1.2.3.2. Kinh nghiệm XĐGN của một số địa phương trong nước ..................... xxix Chương 2. THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI TẠI XÃ CHÂU THUẬN, HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN ................ xxxvi iii 2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ CHÂU THUẬN, HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN............................................................................................................ xxxvi 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. xxxvi 2.1.1.1. Vị trí địa lí ....................................................................................... xxxvi uế 2.1.1.2. Đặc điểm thời tiết khí hậu ............................................................... xxxvi 2.1.1.3. Địa hình, đất đai ............................................................................. xxxvii tế H 2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của xã ....................................................40 2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế của xã........................................................40 2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động của xã.........................................................40 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã..............................................................43 h 2.1.3. Đánh giá chung tình hình cơ bản của xã ......................................................44 in 2.2. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI TẠI XÃ CHÂU THUẬN, HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN ...........45 cK 2.2.1. Tình hình chung về nghèo đói của xã qua 3 năm (2010- 2012) ..................45 2.2.1.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra ...................................................47 2.2.1.2. Tình hình sản xuất của các hộ điều tra ..................................................56 họ 2.2.1.3. Tình hình đời sống của hộ điều tra........................................................59 2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của đồng bào dân tộc Thái tại xã Châu Đ ại Thuận, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.................................................................64 2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan ......................................................................64 2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan ..........................................................................64 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ng CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI TẠI XÃ CHÂU THUẬN, HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN............................................................................................67 ườ 3.1. Phương hướng.....................................................................................................67 Tr 3.2 Giải pháp..............................................................................................................67 3.2.1. Hỗ trợ vay vốn ưu đãi ..................................................................................68 3.2.2. Giới thiệu việc làm.......................................................................................68 3.2.3. Hướng dẫn cách làm ăn................................................................................70 3.2.4. Các giải pháp về văn hoá, giáo dục, y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình. ..71 3.2.5. Giải pháp về đất đai và TLSX cho các hộ nghèo.........................................72 iv PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................73 1. Kết luận..................................................................................................................73 2. Kiến Nghị...............................................................................................................74 2.1. Đối với Nhà Nước ...........................................................................................74 uế 2.2. Đối với chính quyền địa phương (xã) .............................................................74 2.3. Đối với các hộ nghèo ......................................................................................75 Tr ườ ng Đ ại họ cK in h tế H TÀI LIỆU THAM KHẢO v : Xã hội chủ nghĩa XĐGN : Xóa đói giảm nghèo TNBQ : Thu nhập bình quân HTX : Hợp tác xã UBND : Ủy ban nhân dân LĐTB- XH : Lao động thương binh xã hội TLSX : Tư liệu sản xuất GO : Tổng giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian BHYT : Bảo hiểm y tế KT- XH h in : Trung học cơ sở : Kinh tế xã hội : Nuôi trồng thủy sản : Khoa học kỹ thuật họ NTTS cK THCS tế H XHCN uế DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tr ườ ng Đ ại KHKT vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2010- 2012 ................................39 Bảng 2. Cơ cấu kinh tế của xã qua 3 năm 2010- 2012 ..................................................40 Bảng 3: Tình hình dân số- lao động của xã qua 3 năm 2010- 2012..............................41 uế Bảng 4. Tình hình hộ nghèo của xã qua 3 năm 2010- 2012..........................................46 Bảng 5: Tình hình đất đai của các nhóm hộ điều tra năm 2012 ....................................48 tế H Bảng 6: Tình hình nhân khẩu, lao động và trình độ văn hóa của các hộ điều tra .........50 Bảng 7: Tình hình trang bị TLSX của nhóm hộ điều tra...............................................53 Bảng 8: Tình hình nhà ở và tiện nghi sinh hoạt của các hộ điều tra .............................55 h Bảng 9: Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành nghề của các nhóm hộ điều tra.................58 in Bảng 10: Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra ................................59 Bảng 11: Tình hình chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của các hộ điều tra...............................62 cK Bảng 12: Điều kiện sinh hoạt của nhóm hộ điều tra .....................................................63 Tr ườ ng Đ ại họ Bảng 13. Những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ điều tra 2010 ...............65 vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Châu Thuận là xã miền núi đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 giai đoạn I và II của chính phủ. Là một xã thuần nông có điều kiện kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển. Nghề chính của người dân nơi đây chủ yếu là trồng trọt uế và chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. Là một xã có tỷ lệ người tế H dân tộc thiểu số chiếm trên 98%, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp và chưa đồng đều, địa hình phức tạp, phong tục tập quán lạc hậu cho nên tình trạng nghèo đói đã và đang diễn ra rất phổ biến chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Thực trạng nghèo đói và những giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Thái tại h xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”. in  Mục đích nghiên cứu cK - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận để xem xét đánh giá về vấn đề nghèo đói của các hộ nông dân. - Phân tích, đánh giá thực trạng nghèo đói của các hộ dân tộc Thái trong xã để họ tìm ra những nguyên nhân gây đói nghèo trong thời gian vừa qua từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác XĐGN có hiệu quả hơn. - Đề xuất ra được những giải pháp, phương hướng cụ thể góp một phần cho Đ ại công tác XĐGN của địa phương. - Tìm ra nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của đồng bào dân tộc Thái.  Dữ liệu phục vụ nghiên cứu ng - Dựa vào số liệu thống kê của xã tôi tiến hành điều tra với quy mô mẫu điều tra gồm 60 hộ nông dân thuộc dân tộc Thái sống tại 4 bản có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất ườ của xã Châu Thuận, bao gồm: Bản Piu, bản Men, bản Bông I và bản Chiềng - Sử dụng tài liệu tham khảo của các giáo sư, tiến sĩ, các luận văn tốt nghiệp Tr của anh chị khóa trước và các báo cáo, tài liệu cũng như website liên quan đến đề tài.  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, xử lí số liệu. - Phương pháp chuyên khảo. - Phương pháp tổng hợp và phân tích. viii  Kết quả nghiên cứu đạt được Biết được thực trạng nghèo đói tác động như thế nào đến đời sống của người dân thông qua việc nghiên cứu các nhân tố năng lực sản xuất, tình hình nhân khẩu, lao động và trình độ học vấn, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, uế tình hình thu nhập và chi tiêu để có sự so sánh giữa các nhóm hộ. Quá trình nghiên cứu cho biết mốt số cách để thoát nghèo của một số hộ nghèo tế H trước đây và đồng thời cũng biết được những thuận lợi và khó khăn mà bà con dân tộc Thái gặp phải trong việc giảm nghèo. Từ đó tìm ra hướng giải pháp giúp học thoát Tr ườ ng Đ ại họ cK in h nghèo. ix PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm và đã hơn 20 năm Nước ta tiến hành công cuộc đổi mới xây dựng chế độ xã hội mới XHCN, cùng với quá trình ấy công tác xoá uế đói giảm nghèo luôn luôn được Đảng, Nhà nước, nhân dân ta xác định là một trong những chiến lược lớn có tính then chốt và bức thiết của mục tiêu phát triển kinh tế xã tế H hội, biểu hiện rõ nhất của quá trình này đó chính là việc triển khai các dự án rất lớn mang tầm cỡ quốc gia về xoá đói giảm nghèo như: Dự án nâng cao năng lực cho người nghèo ở vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (1991). Dự án hỗ h trợ phát triển cộng đồng nghèo (2001). Dự án tăng trưởng và giảm nghèo giai đoạn in 2001- 2005. Dự án tăng trưởng và giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010. Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2015. Dự án giảm nghèo cấp xã…Mức độ đói nghèo cũng có sự cK chênh lệch khác nhau giữa các vùng miền trong cả nước do những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Trong đó, đói nghèo ở các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa trầm trọng hơn các khu vực miền xuôi. Tình trạng đó đã gây ảnh họ hưởng rất xấu tới chất lượng cuộc sống nhân dân vùng núi. Trong những năm gần đây, một trong những nội dung cơ bản được xác định Đ ại nhằm thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo đó chính là tăng cường các giải pháp xoá đói giảm nghèo. Đây được xác định là một chương trình trọng điểm và có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của chiến lược Quốc gia ng về giảm thực trạng nghèo đói. Từ việc triển khai những chương trình dự án xoá đói giảm nghèo, có thể nói rằng những kết quả mà chúng ta đạt được là rất to lớn: Đời ườ sống của người dân nghèo đã nâng cao một bước, ở các vùng nông thôn vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số về kinh tế - xã hội đã có bước chuyển biến mạnh mẽ. Quỳ Châu là một huyện miền núi nghèo nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, Tr có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi mạng lưới sông suối dày đặc gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế cũng như giao lưu văn hóa với các huyện xung quanh, ở đây còn là vùng đất có khí hậu khắc nghiệt. Đời sống của người dân nơi đây dựa vào nguồn thu nhập chính là nông nghiệp, thu nhập phụ từ ngư nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ,...,mức sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những năm bị thiên tai đe doạ, dịch bệnh x hoành hành,….Xã Châu Thuận cũng là xã nằm trong điều kiện chung của huyện nên không tránh khỏi những khó khăn đó. Ngoài ra Châu Thuận còn là một xã khó khăn ở vùng trên của huyện, xã được bao bọc bởi bốn bề là núi đá nên những khó khăn của xã có phần cao hơn các xã lân cận. Chính vì vậy tỷ lệ đói nghèo của xã còn khá cao so với mặt uế bằng chung của huyện. Trước tình hình đó xã Châu Thuận đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo đói thoát đói, giảm nghèo. Nhằm giúp cho các hộ dân rút ngắn được tế H khoảng cách giàu nghèo cũng như tạo cơ hội cho người dân có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Các chính sách về xóa đói giảm nghèo được chính quyền địa phương tổ chức, triển khai chặt chẽ, có trách nhiệm, được đông đảo người dân nghiêm túc thực hiện và hưởng ứng. Vì vậy tỷ lệ đói nghèo có phần giảm qua các năm. h Tuy nhiên, đời sống người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí in còn chưa đồng đều, địa hình phức tạp, nhiều phong tục tập quán, hủ tục vẫn còn tồn tại, cK nhất là nạn tảo hôn. Bởi vậy, các chính sách đã được triển khai và quán triệt đến từng hộ nhưng tình trạng nghèo đói vẫn đang còn diễn ra. Chính vì những lý do và tính cấp thiết của vấn đề đã nêu trên nên trong thời họ gian thực tập tốt nghiệp tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Thực trạng nghèo đói và những giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Thái tại xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”. Đ ại 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài  Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận để xem xét đánh giá về vấn đề nghèo đói của các hộ nông dân. ng  Phân tích, đánh giá thực trạng nghèo đói của các hộ dân tộc Thái trong xã để tìm ra những nguyên nhân gây đói nghèo trong thời gian vừa qua từ đó đưa ra các giải ườ pháp nhằm đẩy mạnh công tác XĐGN có hiệu quả hơn.  Đề xuất ra được những giải pháp, phương hướng cụ thể góp một phần cho Tr công tác XĐGN của địa phương.  Tìm ra nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của đồng bào dân tộc Thái. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Người dân tộc Thái sinh sống trên địa bàn xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. xi + 60 hộ đại diện cho 4 bản trong 10 bản của xã. - Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Tiến hành điều tra các hộ nông dân dân tộc Thái ở 4 bản: bản Piu, bản Men, bản Chiềng, bản Bông I. uế + Thời gian: Tiến hành tìm hiểu, phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của xã trong 3 năm 2010- 2012, riêng với các hộ điều tra tôi tiến hành điều tra, tìm tế H hiểu, nghiên cứu trong năm 2012. + Nội dung: Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân gây nghèo đói để từ đó đưa ra các giải pháp cho công tác XĐGN của địa phương. 4. Phương pháp nghiên cứu in h - Phương pháp thu thập, xử lí số liệu: + Thu thập số liệu: cK + Số liệu sơ cấp: Lấy từ 60 phiếu điều tra từ 60 hộ gia đình người dân tộc Thái sống tại 4 bản có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất tại xã Châu Thuận gồm: Bản Piu, Bản Men, Bản Chiềng và Bản Bông I. Trong đó có 35 hộ nghèo, 15 hộ thoát nghèo và 10 hộ khá. liệu thống kê của xã,…. họ + Số liệu thứ cấp: Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ các báo cáo, các số Đ ại + Xử lí số liệu: Sử dụng phần mềm Excel. - Phương pháp chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của các cán bộ huyện, xã, trưởng bản, các gia đình có hiểu biết, có nhiều kinh nghiệm liên quan đến vấn đề điều ng tra để phân tích đưa ra các giải pháp phù hợp. - Phương pháp điều tra chọn mẫu: ườ + Mẫu điều tra gồm 60 hộ: Hộ nghèo, hộ thoát nghèo, hộ khá. Phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ để thu thập số liệu. Tr + Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên, không lặp, các hộ điều tra lấy theo danh sách hộ từng bản của xã. - Phương pháp tổng hợp và phân tích: Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở các số liệu đã được thống kê theo các tiêu thức khác nhau, sau đó được vận dụng các phương pháp số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, phương pháp so sánh để thấy được tại sao một số hộ đã thoát nghèo còn một số hộ vẫn còn nghèo đói. xii PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN uế 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nghèo đói tế H Một số khái niệm về nghèo đói Theo các nhà khoa học, nghèo là một vấn đề khó có khái niệm chung để đo lường và hiểu cho thấu đáo. Do đó, tùy vào quan niệm và cách tiếp cận mà người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về nghèo đói. h Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức tại in Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 2003. Các quốc gia đã thống nhất cao và cho rằng: “ Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các cK nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. họ Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith cho rằng: “Con người bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi họ không có những gì mà đa số trong cộng Đ ại đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức”. Abapia Sen, chuyên gia hàng đầu của tổ chức Lao động Quốc tế, người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1998 cho rằng: “Nghèo là tất cả những ai mà thu ng nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. ườ Ngân hàng thế giới cho rằng: “Nghèo là khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dưạ trên thu nhập mà còn bao Tr gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực”. Tóm lại, các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản ánh 3 khía cạnh: Thứ nhất, không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu cho con người. Thứ hai, có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. Thứ ba, thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng. xiii Ở Việt Nam trước đây quan niệm những người nghèo khổ là những người bần cố nông, không có ruộng đất, đi làm thuê, cuốc mướn, cấy rẽ. Những năm gần đây thì xác định người nghèo, hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập không đảm bảo cuộc sống tối thiểu, những hộ gia đình thường xuyên thiếu ăn. uế Trên đây là một số khái niệm xoay quanh về vấn đề nghèo đói. Song để đi sâu tuyệt đối. Nghèo đói tương đối và Nghèo đói tuyệt đối tế H đánh giá mức độ đói nghèo thì còn có quan niệm về nghèo đói tương đối và nghèo đói Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành hai loại: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. in h Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa nhà ở, chăm sóc y tế,… cK mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống như nhu cầu về ăn, mặc, Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của địa phương, ở một thời kì nhất định. họ Đặc điểm của người nghèo Quy mô và mức độ nghèo đói ở mỗi nước phụ thuộc vào hai yếu tố: thu nhập Đ ại bình quân đầu người và mức độ trong phân phối bất bình đẳng thu nhập. Với bất kỳ mức thu nhập bình quân đầu người nào, việc phân phối càng bất công bao nhiêu thì số người nghèo đói sẽ càng nhiều hơn bấy nhiêu. Tương tự như vậy thì với bất kỳ sự ng phân phối nào, mức thu nhập bình quân càng thấp thì mức độ nghèo đói càng cao. Như vậy, phạm vi nghèo đói tuyệt đối là sự kết hợp của thu nhập bình quân đầu người thấp ườ và phân phối thu nhập không đồng đều. Điều này có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở để các nước đang phát triển có được những lựa chọn chính sách toàn diện cho giảm nghèo Tr đói. Nếu chỉ tập trug vào việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế với hi vọng tăng thu nhập quốc dân sẽ cải thiện được mức sống cho những người nghèo thì chưa đủ mà cần phải tập tung cho chiến lược chống nghèo đói trong cả ngắn hạn và dài hạn, kết hợp giữa yếu tố tăng trưởng kinh tế với đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập. Để làm được điều này thì phải biết các nhóm nghèo là ai và đặc điểm kinh tế của họ là gì? xiv + Điều khái quát có thể nhận thấy là trong số các nhóm thì đại bộ phận là sống ở khu vực nông thôn và chủ yếu tham gia vào các hoạt động nông nghiệp. Họ là những nông dân thiếu phương tiện sản xuất, đặc biệt là đất đai. + Ở thành thị thì người nghèo thường tập trung ở khu vực phi chính thức, nơi uế mà họ nhận được thu nhập là do lao động tự tạo việc làm (những người buôn bán nhỏ, bán hàng rong, trẻ đánh giày,…) Họ là hững người không có vốn hoặc có vốn nhưng ít tế H và trình độ giáo dục thấp. + Hầu hết các nước đang phát triển, số phụ nữ có thu nhập thấp nhất thường nhiều hơn ở nam giới. Các quan sát cho trong thực tế cho thấy, họ được học hành ít in 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói h hơn ít có cơ hội kiếm việc làm hơn và được trả lương thấp hơn so với nam giới. Có nhiều nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói chung nghèo cK đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau: Nguyên nhân khách quan: - Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh họ lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, Đ ại hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập, cải tạo trong một thời gian dài. - Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ ng khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố. - Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn ườ vốn đầu tư thấp và thiếu hiệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của nhà nước. - Nguyên nhân do kinh tế của đất nước, của địa phương chậm phát triển. Tr - Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên – xã hội: Điều kiện tự nhiên khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, kinh tế chậm phát triển, hậu quả chiến tranh để lại. - Nguyên nhân thuộc về cơ chế, chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách, đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách giáo dục đào tạo, y tế…còn hạn chế. xv Nguyên nhân chủ quan: - Hầu hết những người nghèo đều có trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết, không chịu học hỏi, học tập nên không tích lũy được kinh nghiệm sản xuất để tự vươn lên thoát nghèo. Vì đã nghèo khó lại thiếu kiến thức nên họ sẽ là những người gánh chịu nhiều thua uế thiệt nhất, gặp nhiều rủi ro nhất trong quá trình vận động phát triển của xã hội. - Thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, tế H lười lao động, mắc các tệ nạn xã hội. - Chưa có ý thức vươn lên để thoát nghèo hoặc không muốn thoát nghèo để được hỗ trợ, được sự bao cấp của nhà nước. Tâm lý của người nghèo là “sợ mất” và “ngại đổi mới”, họ không dám đầu tư vào sản xuất để nâng cao năng suất và thu nhập, không chịu in h khó lao động và luôn ỷ lại. Năm này qua năm khác vẫn là một lối sản xuất cũ, cách thức cũ. Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu vốn, bao nhiêu giống cây trồng, vật nuôi, phương tiện sản cK xuất thì người nghèo sử dụng chừng ấy, còn bản thân họ không dám,không muốn bỏ vốn ra đầu tư cho sản xuất. Như vậy, chính bản thân người nghèo chưa thấy hết được vai trò của mình. Lúc họ nghèo, họ biết họ là đối tượng của các chính sách XĐGN nhưng không lên thoát nghèo. họ nhận thức được họ còn là chủ thể của công tác XĐGN nên chưa có ý thức “tự thân” vươn Đ ại 1.1.3. Tiêu chí để phân tích nghèo đói 1.1.3.1. Tiêu chí phân tích nghèo đói của thế giới TNBQ tính theo đầu người ng Dựa trên tiêu chí này Ngân hàng thế giới (WB) đã đánh giá mức độ giàu nghèo của các Quốc gia bằng hai cách tính: theo phương pháp Atlas tức là theo tỷ lệ giá hối ườ đoái và tính theo USD; theo phương pháp PPP (Purchasing Power Pairty) là phương pháp sức mua tương đương cũng tính bằng USD. Tr Theo phương pháp Atlas được phân ra làm 6 loại về sự giàu nghèo của các nước (lấy mức thu nhập năm 1999). + TNBQ đầu người > 25.000 USD/năm là nước cực giàu. + Từ 20.000 USD đến dưới 25.000 USD/năm là nước giàu. + Từ 10.000 USD đến đưới 20.000 USD/năm là nước khá giàu. + Từ 2.500 USD đến dưới 10.000 USD/năm là nước trung bình. xvi + Từ 500 USD đến dưới 2.500 USD/năm tức là nước nghèo. + Dưới 500 USD/năm là nước cực nghèo. Ngân hàng thế giới còn đưa ra khuyến nghị thang đo đói nghèo như sau: + Đối với nước kém phát triển là 1 USD/ngày. + Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày. tế H + Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày. uế + Các nước thuộc Châu Mỹ La tinh và Caribê là 2 USD/ngày. Chỉ tiêu đánh giá mưc độ giàu nghèo nêu trên còn phiến diện, bời vì trong thực tế còn nhiều nước có mức TNBQ/ đầu người rất cao nhưng đạt chưa đạt được sự phát triển hoàn hảo. Như tại các nước giàu có như Hoa Kỳ có TNBQ đầu người là 11.000 in h USD/người/năm (2007) hoặc tại các nước phát triển như Châu Âu có TNBQ đầu người là 9.000 USD/người/năm (2007) cũng có tới 15% số dân sống dưới mức nghèo những bất công khác. Chỉ số nhân bản HDI cK khó, vẫn còn tình trạng thất nghiệp đói nghèo, thiếu việc làm, ô nhiễm môi trường và họ Để đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia, ngoài chỉ số tính theo TNBQ/người thì trên thế giới từ năm 1990, Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc Đ ại (UNDP) đã đưa ra chỉ tiêu và chỉ số nhân bản HDI. HDI được tính trên cơ sở tổng hợp kết quả về các mặt; thu nhập, sức khoẻ, giáo dục. Và thế giới đã chia mức HDI như sau: + HDI đạt 0,799 trở lên: mức độ phát triển con người cao. ng + HDI đạt 0,500 đến 0,799: mức độ phát triển con người trung bình. + HDI < 0,500: mức phát triển con người thấp. ườ Theo mức chia như trên thì hiện nay có 55/177 nước đạt mức phát triển con người cao, đứng đầu là Na Uy với giá trị HDI là 0,956. Số quốc gia đạt mức độ phát Tr triển con người trung bình là 86/177. Và 36/177 nước ở mức độ phát triển thấp. Nigiê là thấp nhất (0,2920). Việt Nam chúng ta nằm trong nước có mức độ phát triển con người trung bình (0,691) theo nguồn số liệu báo cáo Ngày 5/10, tại Hà Nội, chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố báo cáo Phát triển con người 2009, với số liệu lấy từ năm 2007.Theo báo cáo, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam xếp thứ 116/182 nước. xvii HDI là chỉ số tiêu biểu cho ta cái nhìn tổng quát nhất để đánh gía chung trình độ phát triển của cộng đồng hoặc đánh giá từng khía cạnh của cuộc sống. Bởi vậy, đây là chỉ số rất quan trọng để hiểu về trình độ phát triển KH – KT và mối tương quan giữa yếu tố kinh tế và xã hội của một cộng đồng, một quốc gia. uế Tóm lại, những tiêu chí phân định đói nghèo do cách tiếp cận khác nhau nên có những kiến giải khác nhau. Như vậy, có thể kết luận rằng quan niệm đói nghèo các tế H nước, các quốc gia, khu vực khác nhau là không giống nhau và đói nghèo chỉ là quan niệm có tính chất tương đối. 1.1.3.2. Tiêu chí phân định đói nghèo của Việt Nam Ở Việt Nam việc đưa ra tiêu chí để xác định đói nghèo là một vấn đề hết sức in h quân trọng vì nó liên quan đến các chính sách của Đảng và Nhà nước đặc biệt là các chương trình dự án cho công tác XĐGN trong từng thời kỳ. Hiện nay ở Việt Nam một cK loạt các chỉ tiêu về nghèo đói và phát triển đang được sử dụng. Theo Bộ LĐTB – XH dùng phương pháp dựa trên thu nhập của hộ, còn Tổng cục thống kê thì dựa vào cả thu nhập và chỉ tiêu theo đầu người để tính tỷ lệ nghèo; Trung tâm Khoa học xã hội và họ nhân văn tính chỉ số phát triển con người HDI ở cấp tỉnh, nhưng có thể xác lập chỉ tiêu đáng giá về nghèo đói theo các chỉ tiêu chính sau: Thu nhập và chi tiêu của hộ; đồ Đ ại dùng sinh hoạt; nhà ở và giá trị tài sản; chỉ tiêu về vốn để dành. Chỉ tiêu về thu nhập và chi tiêu của hộ đói nghèo Ở Việt Nam, tiêu chí xác định hộ nghèo để được hưởng các chính sách ưu đãi, ng hỗ trợ của Nhà nước dành cho người nghèo phải cưn cứ vào chuẩn nghèo mà Bộ LĐTB & XH ban hành trong từng giai đoạn. ườ * Giai đoạn 2001 – 2005 Giai đoạn này chuẩn hộ nghèo được xác định theo Quyết định số 143/2000/QĐ Tr – BLĐTBXH ngày 1/11/2000 như sau: + Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/tháng, tương đương 960.000 đồng/năm. + Vùng nông thôn cho đồng bằng: 100.000 đồng/tháng hay 1.200.000 đồng/năm. + Vùng thành thị: 150.000 đồng/tháng hay 1.800.000 đồng/năm. xviii Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định trên được xác định là hộ nghèo. * Giai đoạn 2006 - 2010 Giai đoạn này chuẩn nghèo được xác định theo Quyết định 170/2005/QĐ – TTg uế ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ như sau: + Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 tế H đồng/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. + Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/tháng (3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. * Giai đoạn từ năm 2011 – 2015 in h Giai đoạn này chuẩn nghèo được áp dụng theo quyết định 09/2011/QĐ – TTg ngày 1/1/2011 của Thủ tướng chính phủ như sau: cK + Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng – 520.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. họ + Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/tháng (6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; hộ có mức thu nhập Đ ại bình quân từ 501.000 đồng – 650.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. Chỉ tiêu về đồ dùng sinh hoạt Nhìn chung đồ dùng sinh hoạt của các hộ nghèo đói không có gì ngoài giường ng gỗ, tre, chõng và vài thứ khác dưới mức trung bình về lượng và tồi tàn về chất, đơn sơ thậm chí là hỏng. Tuy nhiên có một số người tuy đói nghèo vẫn có thể ở nhà xây, có ườ vài đồ dùng khác, đó là tài sản do cha ông để lại hoặc là dấu tích của một thời khá giả còn lại trước khi rơi vào nghèo khổ. Tr Chỉ tiêu về nhà ở và giá trị tài sản Những người nghèo đói thường không có nhà ở; phải đi ở nhà thuê hoặc nếu có chỉ là những căn hộ tồi tàn, nhà tranh vách đất, hoặc là đồ thừa kế của các thế hệ trước để lại. TLSX của các hộ nghèo cũng thường rất ít. Đất đai là TLSX chính của nhóm hộ này. Nhưng một thực tế cho thấy là diện tích đất ở các hộ rất ít, phẩm chất đất không tốt gây nên khó khăn cho sản xuất. Các công cụ sản xuất phần lớn là thô sơ; các thứ xix khác như vườn tược, ao chuồng thường rất ít hoặc không có để làm phương tiện làm ăn sinh sống. Chỉ có một số rất hạn hữu có TLSX khá nhưng do kém hiểu biết, không có kinh nghiệm hoặc lười nhác dẫn đến đói nghèo. Chỉ tiêu về vốn uế Thông thường những người đã lâm vào cảnh nghèo đói không có vốn để dành. Họ thường phải vay mượn để đầu tư cho sản xuất, mua lương thực, y tế, giáo dục,... tế H việc này thường có nghĩa hoặc là phải bán hoặc cầm cố tài sản: đất đai, gia súc, cây cối, công cụ và trang bị, hoa màu chưa thu hoạch... thường bị ép phải bán giá thấp hoặc vay nặng lãi. 1.1.4. Chỉ tiêu phân tích nghèo đói h + Giá trị sản xuất (GO): Là tổng giá trị sản xuất thu được trong một giai đoạn in nhất định, bao gồm giá trị sản phẩm chính và giá trị sản phẩm phụ. đơn vị sản phẩm tương ứng (Pi). cK Giá trị sản xuất đươc tính bằng sản lượng các loại sản phẩm (Qi) nhân với giá GO = ∑ QiPi (i = 1,n) Qi : là khối lượng của sản phẩm loại i họ Trong đó: Pi : là giá của sản phẩm loại i Đ ại + Chi phí trung gian (IC): Là những chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm. Bao gồm các chi phí thứ ăn, thuốc thú y, lãi suất tiền vay,… + Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Là kết qủa thu được sau khi trừ đi ng chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất nào đó. VA = GO- IC ườ + Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập nằm trong giá trị sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất của hộ. Được tính bằng tổng giá tri sản xuất của Tr hộ. Được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi phí sản xuất của hộ (C). MI = GO- IC + Chi phí sản xuất (C): Là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuất kinh doanh, bao gồm chi phí san xuất trực tiếp (TT), lãi tiền vay ngân hàng (i) và khấu hao tài sản cố định (De). C = TT + I + De xx
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan