Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng phát triển cộng đồng thông qua dự án 3 “thúc đẩy quản lý cộng đồng ở ...

Tài liệu Thực trạng phát triển cộng đồng thông qua dự án 3 “thúc đẩy quản lý cộng đồng ở việt nam pcm2 tt

.PDF
19
382
136

Mô tả:

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Phát triển cộng đồng được cho là phương pháp đáp ứng nhu cầu cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa các cá thể trong phạm vi một cộng đồng. Có thể thấy phát triển cộng đồng là phương pháp hiệu quả để cải thiện vị thế, vai trò của nhóm yếu thế, phát huy được nguồn lực của địa phương và mỗi người dân. Hỗ trợ phát triển là một việc, đồng hành với nó là người dân biết cách quản lý cộng đồng của mình. Quản lý cộng đồng đưa người dân thành chủ thể treung tâm mà ở đó họ có quyền và biết cách xác định vấn đề ưu tiên tự lên kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động phát triển một cách công khai, minh bạch và đảm bảo tính trách nhiệm. Để có thể xây dựng được một dự án đẩy mạnh được tính quản lý cộng đồng là những nguyên tắc không thể tách rời. Tại Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều dự án, mô hình của nhà nước và những tổ chức phi chính phủ được thực hiện và áp dụng nhằm nâng cao đời sống kinh tế và xã hội cho người dân. Những dự án này đã mang lại một cái nhìn mới, một thành công nhìn thấy được, cảm nhận được do chính người dân đánh giá. Điển hình là mô hình phát triển cộng đồng thuộc dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt Nam- PCM2” do Trung tâm nghiên cứu sáng kiếnphát triển cộng đồng( RIC) một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) thực hiện. 1 Dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt Nam” viết tắt là PCMM (PCM2) được Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thuỵ Sỹ - SDC tài trợ thực hiện ở 3 tỉnh Quảng Bình, Nam Định và Hòa Bình từ tháng 7 năm 2008, do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em – DWC thực hiện. Trung tâm DWC hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC) để thực hiện các hoạt động dự án tại địa phương. Mục đích của dự án là các cộng đồng tự quản tại cấp cơ sở đóng góp vào việc giảm nghèo và quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng, củng cố và mở rộng Mô hình Quản lý Cộng đồng, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng (đặc biệt là người nghèo, thiệt thòi) vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định tại địa phương. Tuy nhiên chương trình dự án cũng tiến hành tại những xã nghèo của huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên với lý do đây là tỉnh mà lãnh đạo tỉnh tuyên bố chấp nhận tất cả các dự án phi chính phủ, kể cả dự án về dân chủ cơ sở. Hơn nữa, đây là địa bàn quen thuộc của DWC - cơ quan thực hiện dự án, đã có nhiều dự án thực hiện tại đây. Đứng ở cương vị là một nhà nghiên cứu phát triển cộng đồng. Tác giả muốn thông qua chương trình dự án PCM2 tại Thái Nguyên để tìm hiểu, lượng giá và đánh giá dự án từ đó đưa ra được ưu điểm và nhược điểm mà dự án đã làm được đồng thời đưa ra được sự so sánh nhất định về cộng đồng trước và sau khi có dự án. Phân tích cách làm, phương pháp lên kế hoạch và những tác động của nó đối với cộng đồng. Đồng thời cũng nhìn nhận dưới con mắt của một nhà CTXH xem xét và đánh giá mức độ tham gia và vai trò của nhân viên CTXH cộng đồng. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: Thực trạng phát triển cộng đồng thông qua dự án 2 “Thúc đẩy quản lý cộng đồng ở Việt Nam- PCM2” (do Trung tâm nghiên cứu sáng kiến phát triển RIC thực hiện tại Thái Nguyên) làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu: - Nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng kết quả dự án, trên cơ sở đó làm rõ vai trò và nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chương trình phát triển cộng đồng thông qua dự án về thúc đẩy quản lý cộng đồng. Từ đó đề xuất các biện pháp trong phát triển cộng đồng và phát triển cộng đồng thông qua dự án. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận về phát triển cộng đồng và phát triển cộng đồng thông qua dự án. - Tìm hiểu thực trạng phát triển cộng đồng và phát triển cộng đồng thông qua dự án cụ thể: tìm hiểu về dự án, nghiên cứu và đánh giá quy chế thực hiện, nguyên tắc thực hiện và các bước thực hiện của dự án. - Phân tích những điểm mới và những việc chưa làm được của dự án, trên cơ sở đó đánh giá, nghiên cứu sự tác động của dự án đối với cộng đồng. - Phân tích vai trò và nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong phát triển cộng đồng và phát triển cộng đồng thông qua dự án - Đề xuất những biện pháp hỗ trợ trong quá trình phát triển cộng đồng và phát triển cộng đồng thông qua dự án 3. Tổng quan tài liệu: Vấn đề phát triển cộng đồng đã được rất nhiều nhà khoa học, các chính phủ, tổ chức và cá nhân nghiên cứu, thực hiện triển khai và đánh giá tổng kết. 3 3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài. Phát triển cộng đồng (PTCĐ) được dịch sang tiếng anh là Community Development xuất hiện vào những năm 1940 tại các cựu thuộc địa đầu tiên của Anh. Ở Ghana một người Anh tốt bụng đã nảy ra ý kiến giúp dân cư cải thiện đời sống bằng nỗ lực chung của chính quyền và người dân. Một bên góp công, một bên góp của để đắp đường, xây dựng trường học,… Điều gây ngạc nhiên là người dân nghèo đã tích cực tham gia đóng góp công sức và tiền của vào các chương trình, dự án có mục đích cải thiện cho cuộc sống của họ. Kinh nghiệm này cũng cho thấy phát triển phải đồng bộ. Kinh tế, văn hóa, sức khỏe đều phải được nâng lên cùng một lúc. Nếu chỉ tiến vào một khía cạnh thì không thể nào phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo, dốt nát và bệnh tật. Những kinh nghiệm tích cực này sớm được lan rộng ở hầu hết các cựu thuộc địa khu vực Châu Á và Châu Phi. Năm 1950, Liên Hiệp Quốc công nhận khái niệm PTCĐ và khuyến khích các quốc gia sử dụng PTCĐ như một công cụ để thực hiện các chương trình phát triển quốc gia. Thập kỷ 60-70 được chọn là thập kỷ thành công nhất với những chương trình viện trợ quy mô lớn về kỹ thuật, phương pháp và vốn liếng. Vào thời điểm ấy, dân cư nông thôn chiếm 80-90% các nước cựu thuộc địa nên PTCĐ tập trung chủ yếu vào phát triển nông thôn và các cộng đồng nông thôn. Năm 1970, Liên Hiệp Quốc đánh giá đây là thập kỷ phát triển đầu tiên của PTCĐ. Kết quả cho thấy có một số tiến bộ rõ rệt như sự thay đổi bộ mặt nông thôn với cơ sở hạ tầng, sự tiện nghi cộng cộng phục vụ người dân. Tuy nhiên những phong trào rầm rộ này tỏ ra máy móc và tốn kém. Thành quả tích cực nhất là có được một số những cơ sở vật chất nhưng chúng không được sử dụng đúng mục đích, không đáp ứng được 4 nhu cầu thực sự của người dân. Phong trào này không đạt được những kết quả như mong muốn, nhất là không đạt được sự chuyển biến đáng kể về mặt xã hội. [3,85] Rất nhiều những đầu sách hướng dẫn về cách tiếp cận, quản lý hay lập kế hoạch phát triển cộng đồng được phát hành của những nhà nghiên cứu về cộng đồng như John P. Kretzmann & John L. McKnight “Building communities from the inside out- A path toward finding and mobilizing a community’s assets” (Xây dựng cộng đồng từ bên trong- Con đường hướng tới việc tìm kiếm và huy động tài sản của cộng đồng). Tác giả đưa ra những những cách vận động và xây dựng cộng đồng từ các nguồn lực bên trong của con người cũng như của cộng đồng nơi đó, đặc biệt là tìm kiếm và huy động tài sản của cộng đồng cho sự phát triển của cộng đồng. [28,86]. Theo Brad Ellis trong tác phẩm “Hãy đưa cộng đồng vào cuộc” có đưa ra những cách nhìn nhận về việc làm thế nào để vận động cộng đồng cùng tham gia vào xây dựng và phát triển của cộng đồng [26,86]. Tác giả Simi Kamal “A handbook on project management” (Sổ tay về quản lý dự án) đã viết về những tiến trình để xây dựng và phát triển dự án [29,87]. Tác giả Murray George Ross trong cuốn“Theory, Principles and Practice with BW Lappin” (Lý thuyết, nguyên tắc và thực hành với BW Lappin ) [30,87], Các tác giả Stanley Gajnayake và Jaya Gajanayake “Nâng cao năng lực cộng đồng” đã đưa ra các giải pháp để làm thế nào nâng cao năng lực cộng đồng [27,87], Trong khi đó tác giả Somesh Kumar “Methods for Community participation – A complete guide for participation” (Phương pháp tham gia của cộng đồng - Hướng dẫn hoàn chỉnh cho sự tham gia) [31,87], có đưa ra những khái niệm, mục đích, vai trò của việc quản lý dự 5 án, xây dựng dự án và phát triển những dự án về phát triển cộng đồng, những tài liệu hướng dẫn, góp ý cho các dự án hay chương trình để có sự đổi mới, lý thuyết và áp dụng vào thực tiễn cộng đồng,… nhằm giải thích, thuyết phục về việc cần phải xây dựng và phát triển cộng đồng. Như vậy, những tác giả này tập trung chủ yếu vào việc đưa ra các lý do cần thiết phải phát triển cộng đồng, những khái niệm, những khám phá từ nhiều khía cạnh của từng khái niệm gốc, những kinh nghiệm để tiến hành PTCĐ, cách tiếp cận, hòa nhập cộng đồng, những phương pháp sử dụng trong cộng đồng,… Họ tập trung vào giải thích những khái niệm, những tiến trình, phương pháp PTCĐ mà chưa khám phá vai trò, vị trí của những cán bộ cộng đồng, tác viên cộng đồng có liên quan. Trong khi đó tôi nhận thấy nghiên cứu của tác giả Tara O’ Leary cùng với sự hỗ trợ từ Carnegie UK Trust “Asset based appraoches to rural community development- Literature review and resources (Tiếp cận dựa vào nguồn nội lực cộng đồng để phát triển cộng đồng nông thôn- Tổng quan tài liệu và tài nguyên)” là một nghiên cứu mang tính thực hành, được thực hiện dựa trên nghiên cứu tài liệu từ các dự án phát triển cộng đồng ở nhiều châu lục và nhiều nền văn hóa. Nghiên cứu này cho thấy tiếp cận dựa vào nội lực cộng đồng (phương pháp ABCD) đang được phát triển và được thử nghiệm ở tất cả các tầng lớp xã hội. Những phạm vi của cộng đồng về định hướng xây dựng cộng đồng bền vững và trong việc theo đuổi các mục tiêu chính sách xã hội. Đây là một nghiên cứu rất sâu sắc để vận dụng vào phát triển cộng đồng và phát triển cộng đồng thông qua dự án. [33,87] 3.2. Nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, PTCĐ từ thời xa xưa đã có nhưng chỉ là hình thức giúp đỡ nhau theo tinh thần của câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng” vốn đã 6 được truyền từ đời này sang đời khác. Những hoạt động này không chỉ giới hạn giữa những người dân với nhau mà đã có sự tham gia của thể chế nhà nước phong kiến. Giai đoạn những năm 1945, những hoạt động trợ giúp xã hội chỉ mang tính chất trợ giúp đơn thuần. Những dấu hiệu đầu tiên của CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam có thể thấy được qua sự có mặt của những nhà tu, các sơ, những nhân viên CTXH là những người được đào tạo ở nước ngoài (Pháp) và đưa vào Việt Nam để làm việc tại các cơ sở như bệnh viện hay cơ sở xã hội tuy nhiên chủ yếu phục vụ cho quân đội sỹ quan Pháp và những người làm việc cho chính quyền Pháp thuộc thời bấy giờ. Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 sự phát triển của CTXH như một ngành chuyên môn là một quá trình tự phát, vì cơ quan chính quyền có liên quan là ngành Lao động Thương binh Xã hội lúc đầu chưa có khái niệm nào về An sinh xã hội và CTXH như những ngành khoa học khác. [3,85] Đã có rất nhiều những nhà nghiên cứu, những tác giả nghiên cứu về phát triển cộng đồng như tác giả Hoàng Anh Dũng trong cuốn “Tiếp cận phát triển cộng đồng dựa vào tài sản cộng đồng” [1,85], tác giả Nguyễn Thị Hải trong cuốn“Phát triển và tổ chức cộng đồng” [2,85], tác giả Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang “Phát triển cộng đồng-lý thuyết và vận dụng” [4,85], tác giả Đỗ Đức Khôi “Các bài giảng về phát triển cộng đồng có người dân tham gia” [5,85], tác giả Nguyễn Thị Oanh “Phát triển cộng đồng” [9,85] và Phạm Huỳnh Thanh Vân “Kỹ năng phát triển cộng đồng” [13,85],… Đây chỉ là một số trong rất nhiều những tác giả đã nghiên cứu về cộng đồng. Tuy nhiên những tác giả này chỉ nghiên cứu và đưa ra những khái niệm, nhiệm vụ, vai trò, những hướng tiếp cận, phương pháp 7 tiếp cận, cách làm việc,... có liên quan đến cộng đồng, phát triển cộng đồng mà chưa vai trò của nhân viên CTXH trong phát triển cộng đồng. Tác giả Trịnh Văn Tùng viết giáo trình “Xây dựng và quản lý dự án công tác xã hội”, là một cuốn sách mới, ở đó đã nêu ra được cách phương pháp làm thước đo để so sánh và lượng giá một dự án phát triển cộng đồng dưới con mắt của một nhà nghiên cứu. Đây được cho là một cuốn sách hay và có ý nghĩa đối với những người có ý định nghiên cứu phát triển cộng đồng. Đồng thời còn có những phần đánh riêng cho những tác viên cộng đồng, nhân viên CTXH tại cộng đồng để họ nhìn lại vai trò, vị trí và đánh giá được những tác động mà họ đã mang đến cho cộng đồng.[12,85] Các dự án lớn nhỏ hỗ trợ cộng đồng dần được tiến hành dưới nhiều hình thức và đa dạng về phong cách xây dựng. Với mục đích nhằm hỗ trợ phát triển cộng đồng, mỗi một cơ quan, tổ chức lại có một thế mạnh cũng như phương pháp tiếp cận, đối tượng hướng đến riêng ví dụ như: Agricultural Development Denmark Asia (ADDA), Research Intiative Center (RIC), Marinelife Conservation Development (MCD), Centre For Sustainable Community Development (S-CODE), Community Development Center (CDC),… chính những các dự án trên là một nguồn lực để nghiên cứu xây dựng, đánh giá, hỗ trợ về phát triển cộng đồng, đặc biệt phát triển cộng đồng thông qua dự án. Cụ thể các cơ quan, tổ chức này họ đều đã và đang tiến hành rất nhiều dự án cộng đồng liên quan đến tư vấn pháp luật, trồng cây, sản xuất và tiếp thị sản phẩm cho người nông dân, hỗ trợ thúc đẩy cộng đồng kinh doanh,… Tuy nhiên ở những dự án này họ vẫn chỉ tập trung vào việc quản lý dự án, là nhà đầu tư, tham gia vào các bước tiến trình dự án. Họ còn chưa có những báo cáo đi sâu vào từng hoạt động, phân tích lại dự án đã tiến hành và đặc biệt còn thiếu màu 8 sắc và sự có mặt của những nhân viên CTXH tại cộng đồng. Những báo cáo kết quả thẩm tra lại dự án chủ yếu tập trung vào những kết quả mà dự án đã làm được và quên đi những biện pháp, những giải pháp khắc phục và phát triển. Tóm lại những tài liệu mà các cơ quan, trung tâm, tổ chức thường là những bài hướng dẫn, những lý thuyết về cách thức thực hiện, thực hành, tham gia, các tiến trình khi thực hiện một dự án cộng đồng. Các nghiên cứu này thường chú ý đến định nghĩa về cộng đồng, nghiên cứu về cách tiếp cận, cách thực hiện và đầu ra mà chưa chú ý đến đánh giá kết quả và sức ảnh hưởng của kết quả đến cộng đồng. Chính vì vậy tác giả muốn tiến hành nghiên cứu: Thực trạng của PTCĐ thông qua việc đánh giá lại dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt Nam- PCM2” được thực hiện tại Thái Nguyên để làm rõ hơn cách hoạt động, quy trình tiến hành của dự án từ đó đánh giá và đưa ra được những điểm mạnh, điểm yếu của dự án. Đồng thời đưa ra những biện pháp xây dựng nhằm cải thiện cho những dự án sau, làm nổi bật được vị trí, vai trò và trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội có mặt trong dự án. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 4.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài: 4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 5. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng PTCĐ qua dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng ở Việt Nam-PCM2”. (do trung tâm nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng RIC thực hiện tạiThái Nguyên). 6. Khách thể nghiên cứu 9 Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi nghiên cứu trên những khách thể sau: + Người dân được thụ hưởng dự án (128 khách thể) + Chính quyền đoàn thể xóm, xã (22 khách thể) Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu đối với 10-15 đối tượng khách thể bao gồm người dân và cán bộ xóm, thôn để tìm hiểu rõ hơn về kết quả của dự án đối với họ. 7. Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng hoạt động PTCĐ qua dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng ở Việt Nam-PCM2” thực hiện ở Thái Nguyên được thực hiện như thế nào? - Dự án được xây dựng trên những tiêu chí nào về phát triển cộng đồng và kết quả của sự án được đánh giá như thế nào trên các tiêu chí ấy? - Vai trò, nhiệm vụ của CTXH có tác động như thế nào với việc thực hiện phát triển dự án PTCĐ tại địa phương? - Những biện pháp nào hỗ trợ phát triển cộng đồng và phát triển cộng đồng thông qua dự án? 8. Giả thuyết nghiên cứu 9. Phạm vi nghiên cứu: Dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng ở Việt Nam- PCM2”. (Do trung tâm nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng RIC thực hiện tại Thái Nguyên). 10. Phương pháp nghiên cứu: 10.1Phương pháp phân tích tài liệu 10.2Phương pháp điều tra Xã hội học 10.3Phương pháp can thiệp của công tác xã hội 10 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG 1. Các khái niệm nghiên cứu: 1.1. Công tác xã hội 1.2. Cộng đồng 1.3.Phát triển cộng đồng 1.4. Dự án PTCĐ: 1.5. Sự tham gia của cộng đồng 1.6. Tổ chức cộng đồng 1.7.Tiến trình phát triển cộng đồng: 1.8. Đánh giá sự phát triển của cộng đồng 2. Phương pháp luận 3. Các lý thuyết vận dụng trong luận văn: 3.1.Lý thuyết hệ thống sinh thái 3.2.Thuyết cấu trúc chức năng 3.3. Thuyết vai trò Tiểu kết: Trong chương 1, tôi đã đưa ra tổng quan và những khái niệm công cụ nghiên cứu cho nghiên cứa của mình gồm: Công tác xã hội, Cộng đồng, Phát triển cộng đồng, Dự án Phát triển cộng đồng, Sự tham gia của cộng đồng, Tổ chức cộng đồng, Tiến trình Phát triển cộng đồng, Đánh giá Phát triển cộng đồng, những phương pháp luận và lý thuyết áp dụng điển hình đó là: Lý thuyết môi trường sinh thái, lý thuyết vai trò và lý thuyết cấu trúc chức năng. Đây đều là những lý thuyết quan trọng nhằm làm công cụ nghiên cứu ở những chương tiếp theo 11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG THÔNG QUA DỰ ÁN “THÚC ĐẨY QUẢNG LÝ CỘNG ĐỒNG- PCM2” TẠI PHÚ LƯƠNG- THÁI NGUYÊN 1. Giới thiệu về dự án 2. Địa bàn cộng đồng huyện Phú Lương 3. Dự án PCM2 tại huyện Phú Lương 4. Đánh giá dự án Để tiến hành đánh giá dự án PCM2 , tác giả đã tập trung phân tích quy mô, hoạt động, kết quả của dự án để trả lời cho 03 câu hỏi lớn sau: [12,86] - Dự án PCM2 đã mang lại những thay đổi gì ở cộng đồng? Dựa vào những tiêu chí gì để tác giả có thể lượng giá được kết quả phát triển cộng đồng thông qua dự án đó? - Những thay đổi đó tại cộng đồng có tác động như thế nào đối với cộng đồng và ngươc lại, cộng đồng có những tác động như thế nào đối với những kết quả đó? - Dưới cương vị là một người đã từng tham gia vào dự án, tác giả đã mang lại những thay đổi gì ở cộng đồng và đã học được gì từ phương thức thiết kế thực hiện dự án đó? Để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành phân tích dự án PCM2 để trả lời qua đó làm rõ được điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn và thuận lợi của dự án tại cộng đồng. 5. Những biện pháp hỗ trợ cho chương trình dự án phát triển cộng đồng 12 Tiểu kết: Trong chương 2, tác giả đã trình bày được về dự án PCM2, mục tiêu của dự án, những mục đích và những bước thực hiện dự án mà dự án đã hoàn thiện và đưa vào tập huấn công khai. Tác giả cũng đã trình bày sơ lược về cộng đồng huyện Phú Lương, những thuận lợi và khó khăn của huyện. Đồng thời cũng đưa ra được những tiêu chí, những câu hỏi để dựa vào đó trả lời, phân tích và đánh giá cách làm, cách thực hiện của dự án có đúng theo những nguyên tắc, quy trình các bước để phát triển cộng đồng hay không. Đánh giá được kết quả đối với cộng đồng và ngược lại. 13 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH TRONG VIỆC TRỢ GIÚP NGƯỜI DÂN THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Thực tế vai trò Công tác xã hội tại dự án 2. Các hoạt động của nhân viên CTXH tại Phú Lương- Thái Nguyên - Vai trò kết nối nguồn lực - Vai trò tham mưu, vận động và biện hộ chính sách - Vai trò hướng dẫn (nhà giáo dục) - Vai trò nghiên cứu và lập kế hoạch - Vai trò giám sát 3. Những nhân tố trở ngại trong việc thực hiện vai trò của nhân viên CTXH 3.1. Nhân tố trực tiếp - Người dân tại cộng đồng - Chính quyền - Môi trường tự nhiên 3.2. Nhân tố gián tiếp 4. Những giải pháp để khắc phục và thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm Tiểu kết: Như vậy, có thể thấy dự án được tiến hành mà không có sự hỗ trợ của nhân viên CTXH cộng đồng. Người dân ở đây đã có những sự nhầm lẫn giữa cán bộ dư án và nhân viên CTXH. Sau khi thu thập số liệu từ những bảng hỏi cho thấy, vai trò của cán bộ dự ánnhân viên CTXH được thể hiện rất tốt với rất nhiều vai trò khác nhau như: kết nối nguồn lực, tham mưu vận động và biện hộ chính sách, nhà hướng dẫn, nghiên cứu và lập kế hoạch và người giám sát. Người dân tại cộng đồng đã tạo rất nhiều điều kiện để nhân viên CTXH có thể thực hiện tốt các vai trò của mình tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như là bất đồng ngôn ngữ, dân cư sinh sống thưa thớt, 14 đi lại khó khăn,…Từ đó có thể đánh giá và đưa ra được những đề xuất phù hợp nhằm hỗ trợ trong việc thực hiện vai trò của nhân viên CTXH tại cộng đồng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đóng góp những giải pháp nhằm khắc phục và thực hiện tốt hơn vai trò cũng như trách nhiệm mà một nhân viên CTXH cần làm. 15 KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1. Khuyến nghị Đối với dự án Đối với các cấp chính quyền Đối với người dân tại cộng đồng Đối với những người đang thực hiện vai trò như nhân viên CTXH và bản thân nhân viên CTXH Cần trau dồi, học hỏi kiến thức. Đi sâu, đi sát vào thực tế cuộc sống của người dân mới hiểu và biết được cuộc sống của họ như thế nào, gặp những khó khăn gì, họ thực sự cần gì, mong muốn cái gì. Tăng cường tham gia các lớp tập huấn kỹ năng và năng lực chuyên môn do ngành tổ chức. Luôn học hỏi kinh nghiệm, trau dồi với các đồng nghiệp, những người đi trước. Không được áp đặt ý kiến, phải để người dân tự đưa ra ý kiến và quyết định. Nhưng cũng luôn cần có sự định hướng, dẫn dắt người dân tập trung vào nhiệm vụ, mục tiêu của họ, tránh lan man quá nhiều vấn đề. Sau mỗi mô hình dự án cần có đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm thành công, thất bại nhằm tìm ra nguyên nhân và phương pháp trợ giúp hiệu quả hơn. Cần vận dụng triệt để những kỹ năng nghề đã được học và những kỹ năng sống trong cuộc sống hàng ngày như: lắng nghe, quan sát, ghi chép, đặt câu hỏi,.. Khi giải quyết một vấn đề, một tình huống, các kỹ năng không phải sử dụng đơn lẻ mà cần có sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn, đan xen lẫn nhau nhằm đem đến sự giúp đỡ tối ưu nhất cho thân chủ. Ngoài trình độ chuyên môn, nhân viên CTXH còn cần phải có phẩm chất đạo đức tốt: 16 - Hòa đồng: Để tiếp cận một cộng đồng, nhân viên CTXH phải có phong cách hòa đồng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân. Lắng nghe, đồng cảm, chấp nhận người dân, điều này giúp cho nhân viên CTXH hòa đồng hơn, am hiểu hơn về cuộc sống đời thương, tâm tư nguyện vọng của người dân. - Trung thực: Nhân viên CTXH phải luôn trung thực với người dân và chính mình. Luôn phải có ý thức về bản thân mình, chấp nhận những yếu kém nếu có, không nên tự cao, tự đại, tỏ ra hiểu biết hơn người trong khi năng lực còn yếu kém. Luôn học hỏi để trau dồi kiến thức xã hội từ chính cộng đồng, người dân và các đồng nghiệp. Sự ba hoa, hứa hẹn, tạo uy tín bằng những thứ mình không có, không thuộc về phẩm chất của một nhân viên CTXH. - Kiên trì, nhẫn nại: Nhân viên CTXH mới vào nghề thường hay nóng vội, muốn thấy thấy thành tích ngay nên hay áp đặt ý kiến, cách nghĩ của mình. Họ dễ bị ngã lòng khi người dân cộng đồng chưa thực hiện được mong muốn họ đề ra. Sự thay đổi trong suy nghĩ, hành động của người dân không thể diễn ra một sớm một chiều nên nhân viên CTXH cần phải kiên trì và nhẫn nại để người dân có thời gian làm quen và thích nghi với kiến thức mới. - Khiêm tốn, biết học hỏi người dân: Trong PTCĐ học hỏi không chỉ có một chiều từ người dân mà nhân viên CTXH cũng học hỏi được rất nhiều từ sự hiểu biết, kinh nghiệm sống của người dân. Chỉ có sự khiêm tốn mới giúp cho nhân viên CTXH lắng nghe, đón nhận ý kiến từ dân. Chấp nhận sự góp ý của người dân giúp cho nhân viên CTXH phát triển và hoàn thiện hơn về nhiều mặt. 17 - Tính khách quan và vô tư: Tinh thần khách quan và vô tư giúp cho nhân viên CTXH giải quyết các mâu thuẫn trong cộng đồng và làm tốt vai trò liên kết, kết nối các thành viên cộng đồng. Để công việc đạt được kết quả cao nhất trong sự hỗ trợ, trợ giúp yêu cầu nhân viên CTXH phải có cuộc sống, đạo đức phù hợp với các giá trị, chuẩn mực của xã hội và được mọi người chấp nhận. 2. Kết luận: Phát triển cộng đồng là một ngành quan trọng giúp hỗ trợ, phát triển và xây dựng cộng đồng nhằm góp phần khẳng định “cộng đồng có phát triển thì đất nước mới phát triển”. Với những kết quả nhìn thấy được khi cá nhân tôi đã nghiên cứu và có được những kết quả đánh giá PTCĐ tại địa phương huyện Phú Lương, dự án phát triển cộng đồng đã và đang đi sâu tìm hiểu những nhu cầu cấp thiết của người dân cộng đồng, mang lại không chỉ đời sống tốt hơn, những kiến thức cơ bản về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm mà bên cạnh đó còn hỗ trợ cộng đồng những kiến thức để cộng đồng tiếp tục phát triển khi nhóm hỗ trợ rút lui, phát huy tính tự lực phát triển của cộng đồng. Ở luận văn này, tôi đã đưa ra những lý luận cơ bản làm rõ các khái niệm công cụ tôi sử dụng để làm rõ vấn đề đề tài cần đồng thời đánh giá được tổng quan những tài liệu trong và ngoài nước làm bước đệm cho đề tài của mình. Những khái niệm, lý thuyết về PTCĐ được tôi sử dụng nhằm làm rõ và giải thích được thế nào là cộng đồng, phát triển cộng đồng từ đó dẫn dắt đến những phương thức, cách tiến hành một dự án Phát triển cộng đồng. Những lý thuyết này góp phần làm nổi bật cách tiến hành, giải thích cho từng nội dung, những từ ngữ mang tính chuyên ngành phát triển cộng đồng. 18 Bên cạnh đó, để làm rõ hơn, có những số liệu thực tế phục vụ cho luận văn, tôi đã tiến hành nghiên cứu điều tra 150 phiếu hỏi dưới cộng đồng. Giới thiệu và trình bày sơ lược về dư án PCM2, cộng đồng địa phương. Từ đó sử dụng những nguyên lý, các bước phát triển cộng đồng, phương pháp luận và những kỹ năng về xã hội học để so sánh, đánh giá và lượng giá những hoạt động của dự án tại cộng đồng. Sự đúng đắn trong cách xây dựng thiết kế dự án, sự chặt chẽ trong cách thực hiện đều đáp ứng được những tiêu chí về phát triển cộng đồng. Kết quả mà dự án để lại không chỉ là những cơ sở vật chất mà còn là những kiến thức, sự tích cực tham gia, trách nhiệm đối với cơ sở vật chất địa phương, thái độ xây dựng và tiến hành những tiểu dự án sau mà không hề có sự tham gia của dự án PCM2. Có thể nói, đây là một dự án phát triển cộng đồng dựa vào phương pháp quản lý cộng đồng mẫu, có tính đúng đắn và rất hữu ích cho những tổ chức sau tham khảo và học theo nếu muốn thực hiện phương pháp phát triển cộng đồng. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan