Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn xã cam nghĩa, huyện...

Tài liệu Thực trạng sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn xã cam nghĩa, huyện cam lộ, tỉnh quảng trị

.PDF
84
246
123

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân ÑAÏI HOÏC HUEÁ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ KHOA KINH TEÁ VAØ PHAÙT TRIEÅN -----  ----- KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP ÑAÏI HOÏC THÖÏC TRAÏNG SAÛN XUAÁT HOÀ TIEÂU CUÛA CAÙC HOÄ NOÂNG DAÂN TREÂN ÑÒA BAØN XAÕ CAM NGHÓA, HUYEÄN CAM LOÄ, TÆNH QUAÛNG TRÒ Sinh vieân thöïc hieän : Giaùo vieân höôùng daãn : Traàn Thò An Th.S Phaïm Thò Thanh Xuaân Lôùp : K43A - KTNN Nieân khoùa: 2009 - 2013 Hueá, thaùng 05 naêm 2013 SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân Lôøi Caûm Ôn Khoùa luaän toát nghieäp naøy laø keát quaû hoïc taäp cuûa baûn thaân toâi trong nhöõng naêm ôû tröôøng ñaïi hoïc Kinh Teá Hueá vôùi söï daïy doã taän tình cuûa caùc thaày coâ vaø thôøi gian thöïc taäp taïi UBND Xaõ Cam Nghóa, Huyeän Cam Loä, Tænh Quaûng Trò. Ñeå hoaøn thaønh khoùa luaän naøy cho pheùp toâi ñöôïc baøy toû loøng bieát ôn ñeán. Tröôùc tieân, toâi xin ñöôïc göûi loøng bieát ôn saâu saéc ñeán cha meï, anh chò em cuøng nhöõng ngöôøi thaân ñaõ heát loøng nuoâi daïy vaø ñoäng vieân toâi trong suoát thôøi gian qua ñeå toâi coù ñöôïc ngaøy hoâm nay. Xin chaân thaønh caûm ôn toaøn boä thaày coâ giaùo trong tröôøng ñaïi hoïc kinh teá Hueá, caùc thaày coâ trong khoa kinh teá vaø phaùt trieån ñaõ trang bò cho toâi nhöõng kieán thöùc cô sôû ñeå toâi hoaøn thaønh khoùa luaän toát nghieäp naøy. Xin baøy toû loøng bieát ôn saâu saéc ñeán coâ Phaïm Thò Thanh Xuaân, ngöôøi ñaõ taän tình höôùng daãn, giuùp ñôõ toâi suoát trong quaù trình thöïc hieän ñeà taøi nghieân cöùu. Xin caûm ôn caùc chuù, caùc baùc, caùc anh, chò trong UBND Xaõ Cam Nghóa , Huyeän Cam Loä, Tænh Quaûng Trò, cuõng nhö toaøn theå baø con noâng daân ñaõ taïo ñieàu kieän cho toâi ñöôïc thöïc taäp vaø hoaøn thaønh luaän vaên toát nghieäp trong thôøi gian cho pheùp. Cuoái cuøng, xin göûi ñeán taäp theå lôùp K43A Kinh Teá noâng nghieäp cuøng nhöõng baïn beø thaân yeâu ñaõ cuøng toâi hoïc taäp, chia seû buoàn vui trong nhöõng naêm thaùng hoïc taïi tröôøng moät tình caûm chaân thaønh nhaát. Tuy coù nhieàu coá gaéng nhöng trong ñeà taøi naøy khoâng traùnh khoûi nhöõng thieáu soùt haïn cheá. Kính mong caùc quyù thaày coâ, caùc baïn sinh vieân vaø nhöõng ngöôøi quan taâm ñeán ñeà taøi naøy tieáp tuïc giuùp ñôõ, ñoùng goùp yù kieán ñeå ñeà taøi ñöôïc hoaøn thieän hôn. Xin chaân thaønh caûm ôn! Hueá, thaùng 5 naêm 2013 Sinh vieân thöïc hieân Traàn Thò An MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................ii MỤC LỤC ...................................................................................................................iii SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU............................................... vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .....................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.............................................................................viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ ix PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát..............................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................4 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................4 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ.............................4 1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế ........................................................................4 1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế. .............................................5 1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA CÂY HỒ TIÊU........5 1.2.1. Nguồn gốc và giá trị của cây hồ tiêu ..........................................................5 1.2.1.1. Nguồn gốc .................................................................................................5 1.1.1.1. Giá trị cây hồ tiêu ....................................................................................7 1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật của cây hồ tiêu ................................................................7 1.2.2.1. Đặc điểm hình thái:...................................................................................7 1.2.2.2. Kỹ thuật trồng tiêu....................................................................................8 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hồ tiêu........................................11 1.2.3.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................11 1.2.3.2. Điều kiện kinh tế -xã hội........................................................................12 1.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................14 1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư chi phí......................................14 SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất .............................14 1.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HỒ TIÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ...........................................................................................................16 1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới ...............................16 1.4.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu ở Việt Nam......................................19 1.4.3 Tình hình sản xuất hồ tiêu trên địa bàn Tỉnh Quảng Trị .......................21 Chương 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HỒ TIÊU Ở XÃ CAM NGHĨA, HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ. ..................................................24 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...........................................................24 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................24 2.1.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................24 2.1.1.2. Về địa hình ...............................................................................................25 2.1.1.3. Về khí hậu ................................................................................................25 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................26 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai ......................................................................26 2.1.2.2 Dân số và lao động ...................................................................................27 2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng ............................................................................................28 2.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế....................................................................30 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.............................31 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAM NGHĨA.......33 2.2.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã: ............................................33 2.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu trên địa bàn xã .........................34 2.3. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA..................35 2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .......................................................35 2.3.2. Diện tích năng suất sản lượng tiêu các hộ điều tra .................................36 2.3.3. Tình hình đầu tư sản xuất hồ tiêu ............................................................36 2.3.3.1. Chi phí đầu tư thời kỳ KTCB ...............................................................36 2.3.3.2. Chi phí thời kỳ kinh doanh ....................................................................40 2.3.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu .......................................................45 2.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu........47 SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân 2.3.5.1. Ảnh hưởng của quy mô trồng ................................................................47 2.3.5.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian.........................................................49 2.3.6. Tình hình tiêu thụ hồ tiêu của các hộ .......................................................51 2.3.7. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất hồ tiêu ........................................54 2.3.7.1. Thuận lợi:.................................................................................................54 2.3.7.2 .Khó khăn..................................................................................................54 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO ......................55 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU............................................................................55 3.1. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAM NGHĨA ...........................................................................................................55 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÂY HỒ TIÊU...56 3.2.1. Về quy hoạch vùng sản xuất......................................................................56 3.2.2. Giải pháp về tưới tiêu ...............................................................................56 3.2.3. Về vốn..........................................................................................................57 3.2.4. Về kĩ thuật..................................................................................................57 3.2.5 Về nâng cao chất lượng..............................................................................58 3.2.6 . Về giá cả .....................................................................................................58 3.2.7. Giải pháp về thị trường tiêu thụ ...............................................................59 3.2.8. Một số giải pháp khác ...............................................................................59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................62 I. KẾT LUẬN..............................................................................................................62 II. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................63 SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU\ IPC : Internasional Pepper Community - Hiệp hội hồ tiêu thế giới VPA : Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân HQKT : Hiệu quả kinh tế ĐVT : Đơn vị tính BVTV : Bảo vệ thực vật BQC : Bình quân chung DT : Diện tích NN và PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn TCTK : Tổng cục thống kê TC : Tổng chi phí KT- XH : Kinh tế- xã hội KHKT : Khoa học kỹ thuật KTCB : Kiến thiết cơ bản NS : Năng suất GO : Giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian LĐGĐ : Lao động gia đình SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 1: Sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2005- 2012* ( nghìn tấn)..........................18 Biểu đồ 2: Lượng xuất khẩu hồ tiêu thế giới và Việt Nam qua các năm ......................18 Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam 10 tháng 2012. ............20 Hình 1: Bản đồ hành chính Huyện Cam Lộ ..................................................................24 Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu của xã ..............................................................52 SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Định Mức Kĩ Thuật về Phân cho Tiêu từ năm 1 đến năm 3.............................9 Bảng 2: Định Mức Kĩ Thuật về Phân cho Tiêu từ năm thứ 4 trở đi.............................10 Bảng 3: Diện tích và sản lượng các nước sản xuất hồ tiêu............................................17 Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của cả nước 2007-2012 .....................19 Bảng 5 : Diện tích, năng suất sản lượng hồ tiêu tại một số tỉnh trọng điểm 2011-2012.......20 Bảng 6: Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2009- 2011 .............21 Bảng 7: Quy mô, cơ cấu đất đai của Xã Cam Nghĩa, năm 2012..................................26 Bảng 8: Thực trạng dân số, lao động của xã năm 2012 ................................................28 Bảng 9: Phân bố diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn xã Cam Nghĩa năm 2012 ..............33 Bảng 10: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu Xã Cam nghĩa qua 3 năm...............34 Bảng 11: Tình hình chung của các hộ điều tra .............................................................35 Bảng 12: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của các hộ điều tra...........................36 Bảng 13: Chi phí hồ tiêu thời kỳ kiến thiết cơ bản (Tính bình quân sào) ....................38 Bảng 14: Chi phí hồ tiêu thời kỳ kinh doanh (tính bình quân sào) ..............................41 Bảng 15: Kết quả và hiệu quả sản hồ tiêu của các hộ (Tính BQ/sào) ..........................45 Bảng 16: Ảnh hưởng của quy mô trồng hồ tiêu đến kết quả và hiệu quả .....................48 sản xuất hồ tiêu (tính bình quân sào).............................................................................48 Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí trung gian bình quân trên 1 sào đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu .......................................................................................................49 Bảng 18: Hình Thức Bán Sản Phẩm của Nông Hộ ......................................................52 Bảng 19: Kết quả kinh doanh của đại lí thu gom tính trên 5 tấn tiêu hàng năm ...........53 SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN ix Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Luận văn tốt nghiệp được xem là công trình nghiên cứu khoa học đầu tay, đầu tư nhiều công sức nhất trong quá trình học ở trường. Đây cũng là dịp để tôi vận dụng những kiến thức lý thuyết đã được tiếp nhận ở nhà trường vào thực tế làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân. Qua quá trình thực tập tại UBND Xã Cam Nghĩa, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị tôi đã lựa chọn đề tài. Thực trạng sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn Xã Cam Nghĩa, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị.  Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế và tiêu thụ hồ tiêu. - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ trên địa bàn Xã Cam Nghĩa. - Đề xuất các giải giáp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu ở Xã Cam Nghĩa, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị.  Dữ liệu phục vụ: Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các bài báo, tài liệu của các ban ngành Tỉnh Quảng Trị, Huyện Cam Lộ, Xã Cam Nghĩa thông tin từ các đề tài được công bố, các tài liệu trên sách báo, tạp chí, internet… + Nguồn số liệu sơ cấp Là số liệu có được do điều tra, thu thập được trên địa bàn Xã Cam Nghĩa thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi.  Phương pháp nghiên cứu: Chọn mẫu điều tra: Để biết được tình hình sản xuất hồ tiêu của các hộ trên địa bàn Xã Cam Nghĩa, tôi đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60 hộ . - Thu thập số liệu: Tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn khác nhau - Phương pháp phân tổ thống kê: Để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu nông hộ - Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào số liệu thu thập được để tổng hợp, phân tích, mô tả các con số bằng cách so sánh các chỉ số tương đối, số tuyệt đối để phản ánh sự SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN x Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân biến động tình hình sản xuất hồ tiêu của xã nói chung và các nông hộ nói riêng  Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy, với mức giá 125.000 đồng/kg, vụ vừa qua người dân lãi bình quân 3.556,36 ngàn đồng /1 sào. Đồng thời, việc trồng mới hồ tiêu cũng mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân vì NPV tính trên 1 sào ở mức lãi suất 10% cho giá trị dương. Về tiêu thụ, hiện tại, sản phẩm hồ tiêu của nông hộ được các thương lái và đại lí thu gom phân phối đến các công ty ở Hồ Xã, Gio Linh.... Đây cũng là nguyên nhân khiến giá thu mua ở địa phương thường chênh lệch, dao động ở mức 120.000-130.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, đề tài còn đi sâu nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản suất hồ tiêu thông qua cách phân tổ ảnh hưởng của quy mô trồng và ảnh hưởng của chi phí trung gian. Cuối cùng, thông qua những nghiên cứu và phân tích đó, đề tài đã xác định được một số thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của nông hộ từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục, cụ thể là những giải pháp về vốn, về kĩ thuật, về chất lượng và giá cả… SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN xi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào= 500m2 SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN xii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn 20 năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, đặc biệt là sản phẩm trồng trọt đã tăng trưởng về cả năng suất và sản lượng, sản xuất nông sản hàng hóa đã có những bước phát triển vượt bậc về quy mô. Tuy nhiên do tác động của các yếu tố kinh tế thị trường vẫn còn một số bất cập trong tổ chức quản lý nền sản xuất nông nghiệp, nông thôn và do thiên tai có chiều hướng diễn biến phức tạp nên đời sống một bộ phận nông dân hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém, thiếu đồng bộ chưa đảm bảo phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn dựa trên sản xuất hộ gia đình với quy mô nhỏ phân tán và mang tính tự phát. Đất nước ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên nền sản xuất nông nghiệp vẫn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở khai thác thế mạnh của từng vùng là thực sự cần thiết, mỗi địa phương phải tập trung sản xuất những cây, con có lợi thế của mình nhằm hạ giá thành, nâng cao chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Trong đó, cây hồ tiêu là một trong những cây trồng thế mạnh của vùng nhiệt đới, điển hình là một số vùng chuyên canh tiêu đã được hình thành như: Quảng Trị, Bình Phước, ĐăkLăk, Gia Lai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Phú Quốc… Cây hồ tiêu là một loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, là loại gia vị không thể thiếu trong công nghiệp chế biến thực phẩm và một số ngành công nghiệp khác. Hiện nay, nước ta đã vươn lên đứng vị trí hàng đầu về xuất khẩu hồ tiêu với sản lượng xuất khẩu năm 2012 là 120.000 tấn. Theo Cộng đồng hồ tiêu thế giới (IPC), hồ tiêu Việt Nam hiện đã có mặt ở 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cam Nghĩa là xã nằm về phía tây nam Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị có lợi thế phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao, trong đó cây hồ tiêu là một trong những cây chiếm diện tích khá lớn ở Xã Cam Nghĩa, có vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế xã hội của xã. Thị trường tiêu thụ đang dần SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân được mở rộng và phát triển, khoa học kỹ thuật đang dần được áp dụng rộng rãi vào sản xuất. Lực lượng lao động ở đây dồi dào, siêng năng, chịu thương, chịu khó và có ý thức. Tuy nhiên, trình độ sản xuất còn hạn chế, sản xuất chủ yếu là thủ công và theo kinh nghiệm. Sản phẩm sau thu hoạch phần lớn được bán cho các nhà thu gom nhỏ tại địa phương với giá thấp. Do đó, hiệu quả sản xuất tiêu của bà con nông dân trên địa bàn còn thấp và chưa tương xứng với những tiềm năng sẵn có của địa phương. Trong những năm gần đây do diễn biến phức tạp của điều kiện thời tiết và sâu bệnh nên đã làm cho năng suất và sản lượng hồ tiêu của xã giảm mạnh. Tuy nhiên, do giá hồ tiêu có xu hướng tăng cao nên người dân đang có xu hướng mở rộng diện tích phát triển sản xuất cây hồ tiêu. Thực tế hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu có mang lại hiệu quả khả quan không và việc mở rộng diện tích hồ tiêu có phải là xu hướng phát triển đúng đắn không?. Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hồ tiêu?. Giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu là gì? Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “Thực trạng sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn Xã Cam Nghĩa, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị”. Đề tài nhằm phản ánh tình hình sản xuất cũng như tiêu thụ hồ tiêu của người dân địa phương trong điều kiện khó khăn này để thấy được những bấp bênh, những tồn tại trong quá trình trồng tiêu từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Phản ánh được thực trạng sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của nông hộ trên địa bàn Xã Cam Nghĩa, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế và tiêu thụ hồ tiêu - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ trên địa bàn Xã Cam Nghĩa - Đề xuất các giải giáp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu ở Xã Cam Nghĩa, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị. SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân 3. Phương pháp nghiên cứu - Chọn mẫu điều tra: Để biết được tình hình sản xuất hồ tiêu của các hộ trên địa bàn Xã Cam Nghĩa, tôi đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60 hộ . - Thu thập số liệu: Tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn khác nhau + Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các bài báo, tài liệu của các ban ngành Tỉnh Quảng Trị, Huyện Cam Lộ, Xã Cam Nghĩa thông tin từ các đề tài được công bố, các tài liệu trên sách báo, tạp chí, internet… + Nguồn số liệu sơ cấp Là số liệu có được do điều tra, thu thập được trên địa bàn Xã Cam Nghĩa thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi. - Phương pháp phân tổ thống kê: Để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu nông hộ - Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào số liệu thu thập được để tổng hợp, phân tích, mô tả các con số bằng cách so sánh các chỉ số tương đối, số tuyệt đối để phản ánh sự biến động tình hình sản xuất hồ tiêu của xã nói chung và các nông hộ nói riêng 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn Xã Cam Nghĩa, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn Xã Cam Nghĩa, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị. - Phạm vi thời gian: + Số liệu sơ cấp được lấy từ việc tiến hành điều tra các hộ trồng tiêu trên địa bàn Xã Cam Nghĩa năm 2012. + Số liệu thứ cấp (điều tra tình hình chung của địa bàn nghiên cứu) từ năm 2010- 2012 SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải kinh doanh có hiệu quả. Với một lượng đầu vào hay tài nguyên nhất định, để tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất có thể được coi là mục tiêu chung của các nhà sản xuất và các nhà quản lý. Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu ta thu được kết quả rất đa dạng và phong phú, nó thể hiện trên các phương diện kinh tế tài chính, phương diện KT-XH. Như vậy, hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, nó thể hiện bằng các chỉ tiêu như sau: Giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận ... tính trên lượng chi phí bỏ ra. Hiệu quả xã hội là tương quan so sánh giữa chi phí xã hội bỏ ra và kết quả mà xã hội đạt được như: Tăng thêm việc làm, cải tạo môi trường sinh thái, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo ... Hiệu quả kinh tế - xã hội là sự tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được cả về kinh tế và xã hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là phát triển xã hội. Do đó khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta nói trên quan điểm kinh tế xã hội. Tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả sao cho phù hợp. Đối với nông hộ, kết quả cần được quan tâm là thu nhập. Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là những chi phí cho các yếu tố đầu vào như: Đất đai, lao động, nguyên nhiên liệu. Sau khi đã xác định được kết quả thu được và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế bằng các phương pháp sau: SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau: H = Q/C Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả thu được C: Chi phí bỏ ra Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Điều này giúp ta so sánh hiệu quả ở các qui mô khác nhau. 1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế. - Để biết được mức sử dụng hiệu quả các nguồn lực - Biết được các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế (giống, phân bón, đất đai, thời tiết….) - Có các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế. - Như vậy, trong sản xuất kinh doanh việc nâng cao hiệu quả sản xuất là rất quan trọng, mang lại mức lợi nhuận tối đa. Để có thể nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất chúng ta phải làm sao tối thiểu hóa chỉ phí mà vẫn đạt được mức sản lượng nhất định với một khoản chi phí nhất định phải tạo ra khối lượng sản phẩm tối đa. Từ đó giúp người sản xuất lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp nhất với khả năng của họ. Nâng cao hiệu quả kinh tế sẽ khuyến khích người sản xuất năng nổ hơn, nhiệt tình hơn góp phần nâng cao hiệu quả việc làm. 1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA CÂY HỒ TIÊU 1.2.1. Nguồn gốc và giá trị của cây hồ tiêu 1.2.1.1. Nguồn gốc Cây Hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L, thuộc họ Hồ tiêu Piperaceace. Hồ tiêu có nguồn gốc ở Tây Nam Ấn Độ, ở vùng Ghats và Assam, mọc hoang trong rừng nhiệt đới ẩm, được người Ấn Độ phát hiện và đưa vào sử dụng đầu tiên. Người Hy lạp gọi là Piperi, người Anh gọi là Pepper black và tiếng Latin gọi là Piper nigrum. Hồ tiêu là loại gia vị được ưa thích tại Ấn Độ và là loại gia vị đặc sản được các vua chúa Châu Âu ưa chuộng. Trong thời Đế quốc Hy lạp và Roma cổ, Theo SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân Theopharastus (372 - 287 B.C) thì các nhà hiền triết Hy lạp gọi nó là “cha của các loài thực vật”. Từ chỗ mọc hoang trong rừng núi Ấn Độ, đến nay hồ tiêu được sản xuất với quy mô lớn ở nhiều nước châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ với sản lượng hàng năm trên dưới 300.000 tấn. Trong nhiều năm, Ấn Độ là nước trồng hồ tiêu nhiều nhất trên thế giới, với diện tích hồ tiêu 25.000 - 30.000ha, tập trung ở Kerela và Mysore. Từ Ấn Độ, sau đó cây hồ tiêu được trồng rộng rãi ở các nước vùng Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia,… Ở Srilanka, cây hồ tiêu được canh tác nhiều kể từ năm 1739, tập trung ở tỉnh Kandy, sản xuất khoảng 7.000 - 8.000 tấn/năm, phần lớn để sử dụng trong nước. Ở Indonesia, cây hồ tiêu được đưa vào trồng trong khoảng thời gian từ 100 năm trước Công nguyên đến năm 600 sau Công nguyên, diện tích canh tác tổng cộng hơn 20.000ha, phần lớn ở Sumatra chiếm 70%, đảo Bangka chiếm 20% và Java chiếm 10%. Ở Sarawak (thuộc quần đảo Malaysia), tiêu được trồng theo lối thâm canh với diện tích 12.000ha vào thời kỳ 1953 - 1955. Ở các đảo khác thuộc Malaysia, diện tích trồng tiêu không nhiều nhưng sản phẩm chủ yếu dùng cho xuất khẩu. Ở Thái Lan, hồ tiêu được trồng tập trung ở tỉnh Krat và Chantaboun. Ở Đông Dương, cây hồ tiêu hoang dại được tìm thấy tương đối sớm khoảng từ trước thế kỉ XVI, nhưng mãi đến đến thế kỉ XVII các giống có năng suất cao mới đưa vào trồng, bắt đầu từ thế kỉ XIX mới được canh tác tương đối qui mô ở Hà Tiên - Việt Nam và vùng Kampot - Campuchia. Diện tích canh tác lớn nhất là vào đầu thế kỉ XX, với đỉnh cao là năm 1909 với 6.000 tấn hồ tiêu xuất khẩu, sau đó giảm xuống trong thời gian chiến tranh. Ở châu Mỹ có nhiều nước trồng hồ tiêu nhưng tập trung chủ yếu ở Brazil với xuất xứ do người Nhật đưa từ Singapore sang. Ở châu Phi cây hồ tiêu chỉ mới được đưa vào trồng ở thế kỷ thứ XIX với Madagasca là địa bàn canh tác lớn nhất, sau đó là Nigeria, Công-gô và Cộng hòa Trung Phi. Hiện nay, cây hồ tiêu được trồng nhiều ở các nước nằm trong vùng xích đạo (15 độ vĩ Bắc đến 15 độ vĩ Nam). Ở nước ta, cây hồ tiêu được trồng ở vĩ độ 17 trở vào đến Phú SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân Quốc (Kiên Giang). Cây hồ tiêu không những mọc tốt ở vùng đồng bằng mà còn được canh tác ở một số vùng Cao nguyên, có thể tới độ cao 800m so với mặt nước biển. 1.1.1.1. Giá trị cây hồ tiêu  Giá trị kinh tế Cây tiêu là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp nói chung và trong cơ cấu kinh tế VAC nói riêng. Việt nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất hạt tiêu, với sản lượng hàng trăm ngàn tấn hàng năm. Với giá tiêu thị trường dao động từ mức 120.000, đồng/kg-150.000 đồng/kg, năng suất bình quân từ 1,5-2, tấn/ha (thâm canh đạt từ 2,5-3 tấn/ha/năm), cây tiêu có vị trí đáng kể trong cơ cấu cây trồng và kinh tế VAC của nông dân.  Giá trị dinh dưỡng Tiêu được sử dụng nhiều và thường xuyên hơn những sản phẩm gia vị khác. Nó được dùng một cách rộng rãi nhất như là một loại gia vị, hương thơm và vị cay hoà quyện tuyệt vời trong một món ăn khai vị cay nóng và thơm ngon. Thành phần hoá học của nó như sau: Hạt tiêu thương phẩm có chứa 12-14% nước và 86-88% chất khô, các chất khô trong hạt tiêu gồm có: Ở tiêu đen: 95,49% là chất hữu cơ + 4,19 % là chất khoáng; Ở tiêu trắng: 98,38% là chất hữu cơ + 1,62% là chất khoáng. Tiêu có tác dụng kích thích những hoạt động của cơ quan tiêu hoá tiết ra nhiều nước bọt và dịch vị hơn. Tiêu được dùng rất nhiều trong công việc bếp núc, nó được trộn trong thịt, hoặc tiêu cũng được dùng trong xúp, cá, nước chấm, dưa muối, nước sốt cà chua hay nấm...vv. Tiêu cũng được dùng trong y học để điều chế các loại thuốc để điều trị một số bệnh. Tuy nhiên, hiện nay ít thấy được sử dụng trong các loại thuốc Tây. 1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật của cây hồ tiêu 1.2.2.1. Đặc điểm hình thái: Cây tiêu có 7 bộ phận chính. Rễ. Hệ thống rễ của tiêu bao gồm 4 loại. Rễ cọc, rễ cái, rễ phụ, rễ bám Thân. Thân tiêu thuộc loại thân thảo, mềm dẻo, có thể lưu thông nhựa dễ dàng. Do vậy, tiêu phản ứng với nước và phân bón rất nhanh. Cành. Gồm các loại cành sau: SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân Cành tược: Mọc ra từ mầm nách lá ở những cây tiêu dưới 1 năm tuổi và hợp thẳng với tiêu một góc nhỏ hơn 450. Nếu dùng cành tược làm hom thì tiêu chậm ra hoa hơn cành mang trái nhưng tuổi thọ dài hơn (20-30 năm). Nhánh ác: Là những cành mang trái, mọc ra từ các mầm của nách lá ở phần ngọn của thân chính, có góc độ phân cành 450. Cành này ngắn hơn cành tược, lóng ngắn, khúc khuỷu, mọc thành cấp hai. Nếu dùng làm hom sẽ mau ra trái nhưng năng suất thấp. Dây lươn: Mọc ở gần mặt đất từ mầm nách lá, xu hướng bò trên mặt đất, mọc dài ra, lóng dài nên thường làm tiêu hao chất dinh dưỡng của thân chính và nhánh ác. Tuy hom của nó có tuổi thọ và năng suất cao nhưng tỉ lệ sống thấp và ra hoa chậm. Lá. Lá tiêu thuộc lá đơn, hình trái tim, mọc cách, cuốn lá dài từ 2-3 cm, phiến lá dài từ 10-15 cm, rộng từ 5-10 cm thay đổi tuỳ theo giống. Mặt lá nhẵn bóng, có màu xanh nhạt đến xanh thẫm, dưới mặt lá có màu xanh lục. Hoa. Hoa tiêu dài từ 7-10 cm, có từ 20-60 hoa mọc theo hình xoắn ốc. Có thể là loại lưỡng tính hay đơn tính. Trái. Trái tiêu thuộc trái hạch, chỉ mang một trái dạng hình cầu. Đường kính từ 4-8 mm. Thời gian từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch kéo dài 7-10 tháng. Ở miền Nam, trái chín tập trung vào khoảng tháng 1-2 trong năm, có khi kéo dài đến tháng 4-5. Hạt. Cấu tạo bởi 2 lớp: Bên ngoài là vỏ hạt, bên trong chứa phôi nhủ và các phôi, đây là bộ phận tiêu dùng của tiêu. 1.2.2.2. Kỹ thuật trồng tiêu Thời vụ. Thời vụ trồng tiêu thay đổi tuỳ theo các vùng có khí hậu khác nhau. Thông thường tiêu được trồng vào đầu mùa mưa để giảm bớt công tưới. Ở nước ta, thời vụ trồng ở những vùng chủ yếu như sau:  Miền Trung: Trồng vào đầu tháng 08-09, và thu hoạch vào tháng 02-03.  Tây Nguyên: Trồng vào đầu tháng 05-06, và thu hoạch vào tháng 12-01.  Đông Nam Bộ: Trồng vào đầu tháng 04-08, và thu hoạch vào tháng 01-04.  Miền Trung: Trồng vào đầu tháng 06-09, và thu hoạch vào tháng 02-03. Giống chủ yếu. Khâu chọn giống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc kiểm sâu bệnh, tăng năng suất…do đó, muốn đạt năng suất cao, đòi hỏi phải có quy SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân trình chọn giống thích hợp, xanh tốt, khoẻ mạnh, ít sâu bệnh, đủ ngày tuổi…Hiện nay, một số giống tiêu phổ biến ở Việt Nam là: Tiêu Quảng Trị, Vĩnh Linh, Sẽ, Trâu, Phú Quốc…ngoài ra, còn có giống nhập ngoại là Laba Belang Toeng (kháng được bệnh tiêu điên), nguồn gốc từ đảo Sarawaak nhập vào Việt Nam năm 1971. Cây choái. Cây choái là cây chống đỡ cho tiêu trong quá trình sinh trưởng. Có các loại choái như: Choái chết, choái sống, choái xây. Tuy nhiên, với điều kiện của các hộ trồng tiêu tại xã, choái sống là loại choái chủ yếu. Choái sống thường làm bằng các loại cây như: cây mức, cây ươi, mù cua … Chăm sóc. Gồm các công đoạn sau: Trồng dặm: 15 ngày sau khi trồng phải kiểm tra để phát hiện cây chết và dặm lại những nơi đó. Cây dặm phải được ươm sẵn trong bầu đất, không nên dặm bằng hom. Nếu sau 1-2 năm mà cây chết thì kéo dây ở gần đó chôn xuống đất và chặt để bổ sung cho choái đó. Tưới, thoát nước: Tốt nhất là tưới gốc hoặc tưới phun. Làm bồn đắp bờ xung quanh để giữ nước (bờ cao 10-15cm). Tránh xịt trực tiếp vào gốc làm lòi rễ tiêu. Khoảng cách giữa các lần tưới đối với cây lớn là 7-10 ngày/lần, đối với cây nhỏ là 2-3 ngày/lần. Tuy nhiên tùy theo mùa mà chủ động nước tưới. Bón phân: Các loại phân thường sử dụng để bón cho tiêu là: Ure, NPK, Lân, Kali và phân hữu cơ. Bảng 1: Định Mức Kĩ Thuật về Phân cho Tiêu từ năm 1 đến năm 3. Loại phân Năm 1 Năm 2 Năm 3 Urê (g) 100 – 150 200 – 250 300 – 400 Super lân (g). 400 –500 400 – 500 500 KCl (g) 100 150 – 200 250 – 300 Vôi (g) 500 Phân chuồng (kg) 15 –20 15 – 20 15 – 30 Nguồn: baovecaytrong.com Cách bón: - Lót (đầu mùa mưa): Toàn bộ phân chuồng + vôi + 1/3 (urê + lân + kali). - Giữa mùa mưa: 1/3 (urê + lân + kali). SVTH: Trần Thị An Lớp: K34A KTNN 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan