Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng sản xuất và tiêu thụ mây tre đan tại xã thượng hiền, huyện kiến xương...

Tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ mây tre đan tại xã thượng hiền, huyện kiến xương, tỉnh thái bình

.PDF
78
358
113

Mô tả:

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Làng nghề truyền thống Việt Nam là môi trường văn hóa – kinh tế - xã hội – công nghệ đã thu hút nhiều nhân tài vật lực, rèn luyện nhân cách đạo đức, kích thích sản xuất và tiêu dùng. Chính vì vậy việc phát huy nghề và làng nghề truyền thống luôn là một chính sách ưu đãi lớn của Đảng và Nhà nước. Làng nghề Việt Nam ra đời từ hàng ngàn năm trước đây, trong quá trình lao động với sự sáng tạo của con uế người các ngành nghề lần lượt xuất hiện và phát triển. Sự phát triển các ngành nghề với quy mô nhất định trong cộng đồng làng xã được gọi là làng nghề. H Từ xưa do nhu cầu của cuộc sống ở nước ta đã xuất hiện rất nhiều làng nghề thủ công, làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất như gốm, lụa, đồ đồng, chạm tế bạc, mây tre đan, bún,...Những sản phẩm đó là của những nghề trong hàng trăm nghề thủ công chủ yếu của nước ta được lựa chọn theo tiêu chí: lâu đời, nổi tiếng, có ý h nghĩa văn hóa và kinh tế lớn đối với dân cư xã hội. Hiện nay, nước ta đang tiến hành in CNH – HĐH với nền kinh tế thị trường, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức cK thương mại thế giới (WTO) nhiều ngành nghề truyền thống có cơ hội mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị trường trong nước, lan rộng ra thị trường thế giới, trong đó có nghề sản xuất mây tre đan. họ Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa vì vậy Việt Nam là một nước có ưu thế về sản xuất mây tre đan, đây là điều kiện thuận lợi cho các loại cây nguyên liệu như Đ ại song, mây, guộc,... phát triển. Nghề sản xuất mây tre đan Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, mang lại thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hiện nay, Việt Nam nằm trong ba quốc gia xuất khẩu mây tre đan nhiều nhất Thế giới, với tổng doanh số năm 2007 hơn 210 triệu USD, xuất khẩu trên 90 quốc gia, chinh phục được cả thị trường khó tính như Mỹ và các nước Tây Âu. Triển vọng mặt hàng mây tre đan ngày càng phát triển và mở rộng thị trường sang quốc gia khác. Thái Bình là một tỉnh thuần nông, mọi thu nhập chỉ trông chờ vào cây lúa, nay nhiều hộ trong tỉnh đã thoát nghèo nhờ tăng thu nhập từ mây tre đan. Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, coi sản xuất mây tre đan là nhiệm vụ chiến lược. 1 Vì vậy sản xuất mây tre đan của tỉnh phát triển khá mạnh, ngày càng mở rộng về quy mô, các làng nghề mây tre đan có sự giúp đỡ nhau về nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh mới thành lập công ty xuất khẩu mây tre đan Hương Sen tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm mây tre đan, hạn chế được chi phí vận chuyển, không phải qua nhiều khâu trung gian nên giá thành sản phẩm cao. Khách du lịch có thể đến tham quan các làng nghề mây tre đan, mua sản phẩm về làm kỷ niệm. uế Tuy nhiên, nghề sản xuất mây tre đan còn gặp nhiều vấn đề khó khăn về vốn đầu tư mở rộng sản xuất, đào tạo tay nghề cho người lao động và nhất là xây dựng H thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với quy mô còn nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, thợ chưa qua đào tạo tay nghề chủ yếu làm theo kinh nghiệm nên tế chất lượng chưa cao. Nguyên liệu tại địa phương chỉ đáp ứng phần nhỏ, còn lại phải mua tận Đà Nẵng, sản phẩm tiêu thụ cũng chủ yếu qua ủy thác nên giá cả phụ thuộc h vào đối tác. Điều đó không chỉ gây khó khăn thiệt thòi cho người lao động mà còn in hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. Đây cũng là thực trạng cK của các hộ sản xuất, cơ sở sản xuất mây tre đan xã Thượng Hiền, nơi sản xuất mây tre đan chiếm 50% lượng sản xuất mây tre đan trong tỉnh Thái Bình đang gặp phải. Xuất phát từ những vấn đề trên, để góp phần nghiên cứu đánh giá đúng thực họ trạng sản xuất, đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mây tre đan ở xã Thượng Hiền. Tôi quyết định tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng Đ ại sản xuất và tiêu thụ mây tre đan tại xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình” làm đề tài tốt nghiệp cuối khóa. 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ về mây tre đan - Phân tích đánh giá thực trạng sản xuất và tình hình tiêu thụ sản phẩm mây tre đan của các hộ điều tra tại xã Thượng Hiền năm 2009. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ mây tre đan tại xã Thượng Hiền. 2 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu 1.3.1.1 Chọn hộ điều tra Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất mây tre đan của các hộ nông dân tại xã Thượng Hiền và để làm sáng tỏ mục đích tôi tiến hành điều tra 50 hộ sản xuất mây tre đan. Để đảm bảo tính đại diện cho nghề sản xuất mây tre đan ở xã, tôi tiến hành uế điều tra ngẫu nhiên tình hình sản xuất mây tre đan truyền thống của các hộ sản xuất mây tre đan trên địa bàn. Phần lớn các hộ ở đây chuyên sản xuất mây tre đan và cũng H có những hộ vừa sản xuất mây tre đan vừa kiêm nghề khác. 1.3.1.2 Thu thập thông tin tế Thông tin thứ cấp: Chúng tôi sử dụng các nguồn thông tin đã được công bố qua các tài liệu phòng công thương huyện, văn phòng xã, các sách báo, tạp chí, các h báo cáo khoa học, luận văn và các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả in cần thiết cho mục đích nghiên cứu của đề tài. cK Thông tin sơ cấp:Tôi tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ kết hợp quan sát, trao đổi để rút ra những thông tin liên quan tới đề tài nghiên cứu. 1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu họ Số liệu sau khi thu thập được xử lý dựa trên cơ sở chọn lọc, đánh giá và so sánh. Công cụ xử lý số liệu bằng máy tính cá nhân trên cở sở phần mềm Microsoft Đ ại office Excel 2003. 1.3.3 Phương pháp phân tích thông kê Để phân tích số liệu trong đề tài, chúng tôi có sử dụng phương pháp phân tích thống kê như phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối; phương pháp phân tổ, tính số bình quân. 1.3.4 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn sử dụng phương pháp thu thập thông tin của các chuyên viên, các kỹ thuật viên của phòng công thương huyện, các cán bộ xã. Nhờ vậy có thể thu thập thông tin đầy đủ và chính 3 xác về hoạt động sản xuất mây tre đan của xã. Từ đó đề xuất ra một số giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn phát triển của địa phương. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu 50 hộ sản xuất mây tre đan xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trong đó có 25 hộ chuyên sản xuất mây tre đan, 25 hộ vừa sản xuất mây tre đan vừa kiêm nghề khác. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ mây tre đan của các Đ ại họ cK in h tế H uế hộ sản xuất, cơ sở sản xuất tại xã Thượng Hiền năm 2009. 4 PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CỞ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Khái niệm, vai trò sản phẩm mây tre đan 1.1.1.1 Khái niệm Mặt hàng mây tre đan là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam. Được tạo nên chủ yếu từ những nguyên liệu tự nhiên qua đôi uế bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ tinh tế của những người thợ thủ công tài hoa ở các làng nghề. Nó không chỉ là sản phẩm mang hơi thở của cuộc sống thường ngày mà H còn thể hiện cái tâm của người thợ, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Vì được sản xuất hàng loạt bằng máy móc. tế vậy, sản phẩm mây tre đan có tính độc đáo khác hẳn với các sản phẩm công nghiệp Ngày xưa, người dân Việt Nam đã biết sử dụng cây tre, trúc, cói mây...để đan h thành những vật dụng thường ngày cho sinh hoạt như cái rổ, cái rá, nong, nia, dần, in sàng...Ngày nay, sản phẩm mây tre đan phần lớn được sử dụng làm hàng trang trí cK trong gia đình, nhà hàng, khách sạn... nên mẫu mã kiểu dáng đóng vai trò quan trọng và thường xuyên được cải tiến. Sử dụng sản phẩm mây tre đan vừa thân thiện với môi trường vừa có vẻ đẹp nhẹ nhàng, trang nhã. họ 1.1.1.2 Vai trò của sản phẩm mây tre đan Hàng mây tre đan dần được ưa chuộng kéo theo nó là nhu cầu ngày càng gia Đ ại tăng. Sở dĩ như vậy vì người tiêu dùng quá nhàm chán với những bộ bàn ghế nhôm sắt...có kích thước lớn và thô. Trong khi đó, họ lại tìm thấy vẻ thanh thoát, mảnh mai cũng như rất sang trọng ở những bộ bàn ghế, đồ trang trí song mây. Mặt khác, ngành sản xuất mây tre đan kết hợp trình độ sản xuất thủ công với sản xuất công nghệ kỹ thuật cao, góp phần tạo nên nhiều sản phẩm mây tre bền đẹp, tinh sảo mẫu mã phong phú ngày càng hấp dẫn người tiêu dùng. Chính vì thế nhu cầu về hàng MTĐ đang tăng lên nhanh chóng và đa dạng. Nghề MTĐ ngày càng thể hiện rõ vai trò dưới cả 3 góc độ kinh tế, xã hội, văn hoá. Nghề sản xuất MTĐ vừa có giá trị làm ra vật dụng vừa thể hiện bản sắc văn hoá truyền thống độc đáo của mỗi làng nghề. Những sản phẩm đó được những bàn tay, 5 khối óc người thợ gửi gắm vào đó phong tục tập quán, tín ngưỡng, sinh hoạt, tâm tư, tình cảm. Chính vì vậy sản phẩm MTĐ mang đậm dấu ấn văn hoá. Nghề sản xuất MTĐ tuy được coi là một nghề phụ, nhưng lại là nguồn thu nhập chính cho các hộ nông dân trong làng nghề. Trong những ngày thời tiết xấu, mất mùa, lúc nông nhàn người nông dân vẫn có nguồn thu từ nghề phi nông nghiệp nói chung và từ nghề sản xuất MTĐ nói riêng càng trở nên quan trọng. Cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác, đối với nghề sản xuất MTĐ thu nhập của các hộ tăng lên uế đáng kể và cao hơn khá nhiều so với những hộ thuần nông. Từ đó góp phần làm giảm xoá đói giảm nghèo của địa phương . H Nghề MTĐ phát triển sẽ tạo ra lợi thế trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nhất là cơ cấu lao động. Quá trình đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, tế nông thôn đã diễn ra cơ bản theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Ngành nghề sản xuất MTĐ phát triển góp phần giải quyết lao động h dư thừa trong nông nghiệp nông thôn mà không tạo ra căng thẳng về tình trạng di cư ồ in ạt vào các thành phố lớn, trên cơ sở thực hiện: “Rời ruộng - không rời làng”. Đồng cK thời người sản xuất MTĐ có thể cải thiện được phương tiện lao động tại địa phương như máy vót mây, máy chẻ mây...Nghề này rất dễ làm, tất cả lao động từ người già đến trẻ em đều có thể tham gia sản xuất, lao động được sử dụng quanh năm. Do đó họ người lao động làm MTĐ luôn có việc làm và thu nhập ổn định. Còn đối với lao động thời vụ, thì có thể sử dụng được thời gian nông nhàn để tăng thêm thu nhập. Mặt khác Đ ại với trình độ văn hoá thấp thì khả năng họ kiếm được việc làm có thu nhập khá mà không phải lao động nặng nhọc là điều không thể đặc biệt đối với một số người tàn tật. Ngoài ra, nghề sản xuất MTĐ còn có những ưu điểm khác nữa là có thể sử dụng những phế phẩm như sợi mây hỏng, ngắn, ruột mây làm chổi, rễ để quét, chất đốt,... cây bèo bồng, bẹ chuối, lá tre đem về chế biến dệt thành tấm thảm,... biến những phế liệu thành mặt hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận, thu nhập cho người dân, hạn chế ô nhiễm môi trường, rác thải. Phát triển các làng nghề sản xuất MTĐ cũng như nhiều làng nghề thủ công truyền thống khác có vai trò quan trọng trong việc bảo lưu các giá trị văn hoá dân tộc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các làng, xã mà còn có 6 ý nghĩa với quá trình công nghiệp hoá - đô thị hoá nông nghiệp nông thôn. Đồng thời giới thiệu với bạn bè thế giới nét đẹp bản sắc văn hoá làng quê, làng nghề của những vùng nông thôn Việt Nam. 1.1.2 Đặc điểm chung về sản xuất mây tre đan 1.1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm mây tre đan mang tính truyền thống nét thẩm mỹ cao thể hiện trong từng kiểu dáng của sản phẩm, nét tinh hoa của sản phẩm thể hiện được sự uế công phu cao, sự khéo léo của bàn tay người thợ. Sản phẩm mây tre đan được làm đồ dùng hàng ngày để trang trí nhưng mục đích chính của sản phẩm mây tre đan H nơi đây chủ yếu là dùng để xuất khẩu, điều đó nói lên được sản phẩm MTĐ rất đẹp, tinh tế, nghệ thuật và thực sự có giá trị với số lượng đáng kể và mẫu mã đa dạng, tế phong phú. Ngày nay cùng với sự thay đổi của công nghệ thì các kiểu dáng sản phẩm mây tre đan được thay đổi liên tục cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của in 1.1.2.2 Đặc điểm về lao động h thị trường, nhưng về bản chất vẫn giữ được nét truyền thống của sản phẩm. cK Lao động ngành nghề MTĐ trong nông thôn và lao động nông nghiệp có gắn kết chặt chẽ với nhau do đều sử dụng lao động gia đình là chủ yếu. Thời gian này làm mây tre đan nhưng lúc khác lại làm nông nghiệp điều này còn tuỳ thuộc vào yếu tố họ thời gian, nhất là lúc mùa vụ đã xong. Trong những năm gần đây sản phẩm mây tre đan đã lan sang nhiều thị trường, số lượng sản phẩm được đặt ngày càng nhiều, chính Đ ại vì vậy quy mô sản xuất đã được mở rộng. Trong các làng nghề mây tre đan hầu hết lực lượng lao động học nghề theo phương pháp truyền nghề và ngoài ra còn mở những lớp thường xuyên do cấp trên bố trí cho toàn thể làng nghề. 1.1.2.3 Đặc điểm về nguyên liệu trong sản xuất mây tre đan Tính chất đa dạng của MTĐ đã tạo nên sự phong phú đa dạng trong hệ thống nguyên liệu được dùng trong sản xuất. Mỗi loại sản phẩm đều có những nguyên liệu khác nhau về chủng loại và chất lượng, trong đó nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng lớn về khối lượng vật chất và chi phí như: mây, tre, song,…và một số nguyên liệu phụ như: ga, giấy nháp, huỳnh quang...việc kết hợp các nguyên liệu khác nhau để tạo nên 7 những sản phẩm đẹp là một điều rất quan trọng mà mỗi nghệ nhân có cách thể hiện khác nhau. 1.1.2.4 Đặc điểm về công cụ và công nghệ Do tính chất của việc sản xuất mây tre đan là phụ thuộc vào người thợ và đôi bàn tay khéo léo, đầu óc sáng tạo của họ, nên hệ thống công cụ trong các làng nghề mây tre đan truyền thống thông thường là các công cụ thủ công và đơn giản. Nhưng nay nhiều khâu trong sản xuất cũng được trang bị máy móc như máy cưa, máy bào, uế máy lộng...Việc sử dụng các công cụ thô sơ để tạo nên một sản phẩm đẹp độc đáo 1.1.2.5 Đặc điểm về hình thức tổ chức sản xuất H mang dấu ấn riêng thì không phải ai cũng làm được. Trước đây hình thức tổ chức ngành nghề mây tre đan thường đơn giản, nhưng tế ngày nay đã xuất hiện nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới: - Theo hình thức sở hữu có các loại: Công ty trách nhiệm hữu hạn đảm nhận đầu h vào và bao tiêu sản phẩm, hợp tác xã và hộ sản xuất... in - Theo phương thức sản xuất có: Các cơ sở chuyên sản xuất mây tre đan, cơ sở cK vừa sản xuất mây tre đan vừa sản xuất sản phẩm nông nghiệp. - Theo hình thức tổ chức sản xuất có: Cơ sở sản xuất toàn bộ chi tiết của sản phẩm, sản xuất gia công một bộ phận sản phẩm hay công đoạn sản phẩm. họ 1.1.2.6 Điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành MTĐ được hình thành từ nhu cầu tiêu Đ ại dùng của sản phẩm. Các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là để xuất khẩu là chính vì vậy việc tồn tại và phát triển của sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu. Do vậy mỗi khi thị trường xuất khẩu có những biến động bất lợi thì các làng nghề rơi vào tình trạng bế tắc, sản xuất bị trì trệ, thu nhập của người dân bị giảm đi đôi lúc không có việc làm. Đặc điểm sản phẩm MTĐ chứa đựng tất cả giá trị về vật chất và giá trị về bản sắc văn hoá dân tộc chính vì vậy người mua sử dụng và chơi các sản phẩm này rất kỹ tính, họ cần tìm tòi và khám phá hết những giá trị của nó. Điều này đòi hỏi người làm ra sản phẩm cũng phải thường xuyên trau dồi và cải tiến mẫu mã, thể hiện nhiều ý 8 tưởng sáng tạo được biểu trưng trên mỗi sản phẩm sao cho đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Không hẳn thế trong thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chúng ta còn thường xuyên đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh xung quanh như: Trung Quốc, Indonexia, Thái Lan... để có thể dành được ưu thế cạnh tranh, có rất nhiều vấn đề cần quan tâm nhưng điều quan trọng nhất vẫn là hiểu được đối thủ cạnh tranh, hiểu được thị trường cạnh tranh và nắm chắc chiến lược kinh doanh, các thủ thuật kinh doanh và uế chính sách của từng nước. Đồng thời với vật liệu và kỹ xảo có được ta phải tạo ra có sức cạnh tranh trên thị trường. 1.1.3 Quy trình sản xuất sản phẩm mây tre đan H những sản phẩm có tính độc đáo đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo sản phẩm tế Sản phẩm mây, tre đan gồm nhiều chủng loại, mỗi sản phẩm có những quy trình riêng và yêu cầu trình độ tay nghề ở các mức độ khác nhau. Các sản phẩm chính của h làng nghề: làn, khay, đĩa, hộp đựng giấy, hộp đựng quần áo, các con giống, bàn ghế... cK quy trình sản xuất chính. in Tuy nhiên, có thể phân chia quá trình tạo ra các sản phẩm mây, tre đan thành 7 - Từ quy trình 1 đến quy trình 3: Gọi là quy trình sản xuất thô. Trong quy trình này, người lao động trong các doanh nghiệp, hộ gia đình, tiến hành tổ chức sản xuất họ tạo ra các sản phẩm theo mẫu mã đã được khách hàng lựa chọn. - Từ quy trình 4 đến quy trình 6: Gọi là quy trình làm tinh sản phẩm. Ở quy trình Đ ại này, người lao động ở các hộ sản xuất thu gom và trong các doanh nghiệp thực hiện cắt tỉa làm sạch, tạo màu, nhúng keo, sơn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. - Quy trình 7: Gọi là quy trình bao bì đóng gói hoàn thiện sản phẩm. Ở quy trình này, người lao động trong các doanh nghiệp xuất khẩu hoàn chỉnh sản phẩm, đeo nhãn mác, đóng gói đúng theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. 9 Doanh nghiệp và hộ thu gom Đeo nhãn mác,đóng gói(7) Hoàn chỉnh sản phẩm theo hợp đồng Dúng keo, sơn (6) Nâng cao chất lượng SP Chống mối mọt, tạo màu(5) Hun chống mối mọt, ẩm mốc, tạo màu sản phẩm uế XK Kiểm tra, loại bỏ, sửa chữa SP tế H Cắt tỉa làm sạch (4) Sản xuất tạo SP (3) Cơ sở sản xuất Sơ chế nguyên liệu (2) xuất in cK Hộ sản Đan tạo ra các SP theo mẫu mã h Doanh nghiệp Chọn nguyên liệu (1) Xử lý mối mọt, ẩm mốc, tẩy trắng,tạo màu cho SP Đáp ứng yêu cầu sản xuất SP họ Sơ đồ 1: các quy trình sản xuất mây tre đan tại năm 2009 Mỗi giai đoạn trong quá trình sản xuất được thực hiện bởi một một nhóm tác Đ ại nhân có quan hệ mật thiết, hỗ trợ tương tác nhau, thông qua bàn tay khéo léo chuyển hóa những nguyên liệu thô thành những sản phẩm tinh tế mang nét hoa văn đặc trưng cho nền văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Chuyển hóa những nguyên liệu có giá trị thấp thành sản phẩm có giá trị xuất khẩu thu ngoại tệ phục vụ quá trình tái sản xuất mở rộng và quá trình CNH – H ĐH nông nghiệp nông thôn. 1.1.4 Một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là quá trình trao đổi, thương lượng, thỏa thuận, giữa bên mua và bên bán về chủng loại sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, chất lượng, giá cả, địa điểm, thời gian giao hàng và điều kiện thanh toán hàng hóa. 10 Mục tiêu của tiêu thụ sản phẩm là bên bán mong muốn bán được hàng và thu được nhiều lợi nhuận, còn bên mua mong muốn mua được hàng tốt, giá cả phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối cùng hoặc nhu cầu của quá trình sản xuất – kinh doanh tiếp theo. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình gắn kết sản xuất và tiêu dùng, giữa nguyên liệu với người sản xuất chế biến và tiêu thụ. Giữa người mua và người bán. Các thành phần chủ yếu trong khâu tiêu thụ sản phẩm TTCN nói chung và sản phẩm mây tre đan nói riêng: uế  Hàng hóa mua bán có thể là sản phẩm trung gian làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo, cũng có thể sản phẩm cuối cùng trực tiếp phục vụ tiêu dùng. H  Người mua và người bán: Trong giao dịch sơ cấp, bên bán thông thường là người sản xuất – người có hàng hóa nông sản, hoặc đại diện của họ. Bên mua có thể là tế thương nhân, nhà chế biến, nhà xuất khẩu hoặc người ủy thác của họ. Trong giao dịch h thứ cấp, thì bên mua và bên bán rất đa dạng, nhiều khi các đối tác trung gian tham gia vào bên mua và bên bán. in  Địa điểm giao nhận hàng mua bán theo truyền thống diễn ra tại các chợ, các đại cK lý và các cửa hàng bán lẻ. Ngày nay, ngoài các hình thức truyền thống như trên, các nước trên thế giới đã hình t hành các sàn giao dịch, hệ thống phân phối hiện đại. họ  Chất lượng và giá cả: Chất lượng và giá cả hàng hóa luôn quan hệ chặt chẽ với nhau và tùy thuộc vào cung cầu trên thị trường. Để định giá sản phẩm, người mua và người bán có thể thỏa thuận sản phẩm sau. Cũng có thể định giá trực tiếp hoặc gián Đ ại tiếp thông qua điện thoại và internet...  Phương tiện thanh toán: Phương tiện thanh toán trong thương mại được thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, hoặc bằng giấy tờ có giá trị tương đương. Trong một số trường hợp cũng có thể dùng hàng đổi hàng. Như vậy, cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm là cách thức tổ chức phân công lao động xã hội, trong các hộ, doanh nghiệp phối hợp, gắn bó, phụ thuộc với nhau thông qua các cam kết, các thỏa thuận điều kiện về sản xuất và tiêu thụ nhằm đem lại lợi ích cho các bên. 11 Tuy nhiên, hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp sử dụng các nguyên liệu từ nông nghiệp có đặc điểm sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ở một nơi và theo thời vụ nhất định nhưng tiêu thụ nhiều nơi và sử dụng cả năm. Do vậy cần hoạt động vận chuyển, phân phối, bảo quản nhằm đảm bảo cung ứng đủ số, chất lượng sản phẩm sản xuất trong năm và giảm chi phí sản xuất. 1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 1.1.5.1 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả uế  Giá trị sản xuất: GO Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các cơ sở sản H xuất thuộc tất cả các ngành nghề kinh tế quốc dân đạt được trong một chu kỳ nhất định thường là một năm. Là kết quả hoạt động hữu ích từ các cơ sở sản xuất đó, giá trị sản tế xuất bao gồm: Giá trị sản phẩm vật chất: tư liệu sản xuất và tiêu dùng h Giá trị sản phẩm dịch vụ: phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống Trong đó: cK GO = ∑Pi*Qi in Công thức tính: Pi: là giá bán sản phẩm loại loại i họ Qi: là khối lượng sản phẩm loại i sản xuất ra  Chi phí trung gian: IC Đ ại Chi phí trung gian là bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao) và chi phí dịch vụ (sản phẩm vật chất và phi vật chất) được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ khác của đơn vị sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Chi phí vật chất: là chi phí do hộ gia đình bỏ ra như: chi phí mây sợi, vật rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm. Chi phí dịch vụ: là chi phí cần trong quá trình hoạt động dịch vụ như: thuê lao động, thuê máy móc,…  Giá trị gia tăng: VA 12 Giá trị gia tăng là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian. Công thức tính: VA = GO – IC Trong đó: VA: giá trị gia tăng GO: tổng giá trị sản xuất 1.1.5.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả H - Các chỉ tiêu đành giá hiệu suất trung gian uế IC: chi phí trung gian  Giá trị sản xuất/ chi phí trung gian (GO/ IC). Công thức này cho biết cứ một tế đồng chi phí trung gian đầu tư thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. h  Giá trị gia tăng/ Chi phí trung gian (VA/ IC). Công thức này cho biết cứ một in đồng chi phí trung gian đầu tư thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động cK  Giá trị gia tăng/ lao động (VA/L). Phản ánh năng suất lao động của một lao động, có bao nhiêu đồng giá trị gia tăng được tạo ra nếu đầu tư một đồng công lao động vào sản xuất. họ 1.1.5.3 Hàm sản xuất Ngoài các chỉ tiêu trên tôi còn sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas Đ ại để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc mô hình hàm sản xuất đến thu nhập từ sản xuất mây tre đan của các nông hộ được điều tra trên phần mềm EViews4. Trong quá trình nghiên cứu, để ước lượng mô hình tôi sử dụng số liệu được thu thập thông qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp nông hộ. Giả sử hàm sản xuất có dạng: Y = Lấy Ln 2 vế hàm có dạng sau: Ln Y = Ln A0 Trong đó Y: Thu nhập mây tre đan của hộ điều tra (Triệu đồng) A0 : Hệ số tự do;  i ( 1,4 ) là các hệ số hồi quy X1: Số lao động (số lao động) 13 X2: Đầu tư vốn ( triệu đồng) X3: Số năm hộ sản xuất (năm) X4: Nhóm hộ; X4 = 1 Hộ chuyên; X4 = 0 Hộ kiêm 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mây tre đan trên Thế Giới. Trên thế giới các nước xuất khẩu mây tre đan tập trung hầu hết ở Châu Á, trong đó có một số quốc gia đáng chú ý như Indonexia, Malaysia, Thailand, Singapore, uế Philipine, Ấn Độ, Trung Quốc...Các nước này, thị phần sản phẩm mây tre đan trên Thế giới tương đối giống nhau, tỷ lệ phần trăm kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới trong H năm qua hầu như không thay đổi: Tình hình xuất khẩu mây tre đan của một số nước trên Thế giới được thể hiện bảng 1. tế Bảng 1: Thị phần sản phẩm mây tre đan của một số nước trên Thế giới. (ĐVT: %) Thị phần trên Các nước xuất khẩu Thị phần trên khẩu MTĐ Thế giới MTĐ Thế giới 16,9 Việt Nam 10 15,5 Trung Quốc 9,2 12,7 Đài loan 7,2 11.5 Singapore 4,3 10,3 Các nước khác 1,6 Malaysia Thailand in họ Philipine cK Indonexia h Các nước xuất Đ ại Ấn Độ (Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2009) Nhiều nước dồi dào về nguyên liệu mây tre trong giai đoạn đầu phát triển ngành mây tre đều đi lên từ xuất khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm (Indonexia, Malaysia), ngoài ra một số nước nhập thêm nguyên liệu về để chế biến thành thành phẩm như Đài Loan, Hongkong. Tuy nhiên cho đến nay hầu như tất cả các nước trên đều có luật cấm xuất khẩu nguyên liệu, một số nước cầm xuất khẩu bán thành phẩm( Indonexia, Malaysia) và việc quản lý khai thác nguyên liệu cũng rất chặt chẽ. Các nước nhập khẩu mặt hàng mây tre đan tập trung nhiều nhất ở Châu Âu và Châu Á. Và ở một nước Châu Mỹ, khối lượng xuất khẩu mây tre đan tăng đáng kể. Mấy năm gần đây, châu Úc và Châu phi cũng bắt đầu nhập khẩu mặt hàng này. Cơ cấu 14 nhập khẩu của các nước trên Thế Giới: Châu Âu chiếm 46,1%; Châu Mỹ: 15,2%, Châu Úc: 1,2%, Châu Á: 33,5%, Châu Phi: 4%. 1.2.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ mây tre đan ở Việt Nam 1.2.2.1 Thực trạng sản xuất mây tre đan ở Việt Nam Hiện nay, cả nước có tới 2017 làng nghề với nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản xuất, tổ hợp tác, các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, trong đó làng nghề tre đan, trúc, song, mây ( gọi chung là MTĐ ) có số lượng lớn nhất với 713 đơn vị chiếm 24% tổng số làng nghề. Ngoài ra nước ta còn có 88 doanh nghiệp chế biến tre, uế trúc, 40 công ty chế biến song mây. Ngành nghề MTĐ thu hút một lượng lao động đông đảo 342000 người chiếm H 25,4% tổng số thợ thủ công. Sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà đã được xuất khẩu trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, tỉ trọng doanh tế nghiệp MTĐ trong tổng số doanh nghiệp cả nước thì ngành này còn quá bé nhỏ so với các ngành khác như xây dựng, thương mại. Hơn nữa, phần lớn các doanh nghiệp thuộc h lĩnh vực này còn phát triển ở quy mô nhỏ. Hầu như không có DN có quy mô 5000 in người trở nên. Số doanh nghiệp có quy mô trên 300 lao động chỉ ở dưới mức 1-2%. cK Phổ biến các doanh nghiệp có quy mô dưới 200 lao động, trong đó quy mô dưới 50 lao động chiếm hơn 44% số doanh nghiệp có. Con số này là 20,7% đối với doanh nghiệp có quy mô từ 50-199 lao động. Trên 80% các cơ sở sản xuất không đủ vốn để đổi mới họ kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất. Do vậy hầu hết đều sử dụng công nghệ thiết bị lạc hậu, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp. Phần lớn các doanh nghiệp (gồm Đ ại ¾ số doanh nghiệp ) có vốn dưới 5 tỷ đồng. Số doanh nghiệp có vốn lớn hơn 50 tỷ đồng mới ở mức dưới 5% số doanh nghiệp hiện tại Sản xuất hàng MTĐ theo phương pháp gia công là phương pháp tổ chức sản xuất phổ biến trong các làng nghề. Các doanh nghiệp cơ sở sau khi có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sẽ tổ chức sản xuất ngay tại doanh nghiệp để đáp ứng một phần sản phẩm, phần lớn sản phẩm được tổ chức sản xuất theo kiểu gia công cho người lao động trong các hộ gia đình hoặc giao cho các tổ hợp tác, HTX sản xuất theo mẫu mã quy định. Các hộ, các cơ sở sản xuất, người lao động nhận gia công sản xuất hàng MTĐ được các doanh nghiệp ứng trước một phần vốn, thông thường từ 60-70% giá trị hợp đồng. 15 Nguồn nguyên liệu chủ yếu là mây, tre mọc rải rác trên rừng tự nhiên. Ở hầu hết các vùng trong toàn đất nước. Một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nông dân đã trồng ở quy mô lớn cung cấp nguyên liệu cho nghề thủ công làm hàng xuất khẩu. Ngoài ra Việt Nam hiện có một lượng song mây dại có thể khai thác được một cách dễ dàng và rẻ từ Campuchia và Lào. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, do tình hình khai thác và xuất khẩu nguyên liệu thô một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch và quản lý nên nguồn nguyên liệu song mây tự nhiên Việt Nam đã cạn kiệt. Trước thực trạng đó, để có uế nguyên liệu cho sản xuất, vài năm gần đây chúng ta bắt đầu quan tâm canh tác khoanh nuôi, tái sinh, và trồng mới cây mây bằng nhiều hình thức thâm canh, xen canh hay mô H hình nông – lâm kết hợp. Qua tình hình sản xuất MTĐ ở Việt Nam, ta thấy MTĐ Việt Nam đã đạt được tế một số thành tựu đáng kể, ngày càng vươn xa mở rộng thị trường. Bên cạnh đó còn nhiều bất cập các làng nghề, doanh nghiệp sản xuất MTĐ Việt Nam còn sản xuất quy h mô nhỏ, thiếu vốn, chiến lược thương mại còn non yếu, sản phẩm chưa xây dựng được in thương hiệu, bị ép giá trên thị trường quốc tế. Điều này đòi hỏi nhà nước, Chính phủ cK phải đề ra các chính sách, biện pháp cụ thể. Bản thân các làng nghề, doanh nghiệp MTĐ cũng cần chủ động hơn nữa trong việc hình thành mối liên kết, tạo sức mạnh tập nông dân). họ thể trong tất cả các khâu trong chuỗi giá trị ngành. (Nhà nước, doanh nghiệp và bà con 1.2.2.2 Khối lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm từ mây tre đan của Việt Nam Đ ại Sản phẩm MTĐ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, và được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn. Phát triển nghề mây tre đan, Việt Nam cũng đã trải qua nhiều thăng trầm, biến động. Trong thập niên 1970 và 1980, hầu hết MTĐ của Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng thành phẩm sang Liên Xô. Cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, thị trường này cũng đã mất đi và nó bị chuyển sang dạng xuất khẩu hàng thô và xuất khẩu các vật liệu chế biến bán thành phẩm tới các nước lân cận như Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc và Nhật Bản. Từ năm 1993 - 1995 xuất khẩu mây, tre 16 thô giảm xuống do nghị định 90, chính phủ cấm xuất khẩu hàng song, mây, tre chế biến bán thành phẩm để thúc đẩy công nghệ chế biến trong nước. Quy định này đã được công bố vào năm 1992, nhưng việc buôn bán các sản phẩm này vẫn tiếp tục đến năm 1995. Theo lệnh cấm, thành phần song, mây, tre ở Việt Nam gặp nhiều vấn đề do việc thiếu trầm trọng kỹ thuật chế biến và công nhân thủ công lành nghề. Tuy nhiên, đến năm 1996 công nghệ chế biến song, mây của Việt Nam đã có bước tiến. Kể từ năm 1996, xuất khẩu các sản phẩm đã được hoàn thành đã tiếp tục gia tăng một phần uế là do sự cải cách về kinh tế của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu mới Đức và Mỹ đang chiếm dần vị trí quan trọng. H Việt Nam hiện nay nằm trong tốp 3 quốc gia xuất khẩu MTĐ nhiều nhất thế giới. Đứng sau Indonexia và đứng trước Trung Quốc. Năm 2000 hàng MTĐ chỉ đạt 92,5 tế triệu USD thì đến năm 2007 mang về cho đất nước 211 triệu USD. Cùng với thị trường truyền thống Nga và Đông Âu, hàng MTĐ đã chinh phục được cả thị trường h khó tính nhất như Mỹ với doanh thu xuất khẩu hơn 22 triệu USD (2007), EU đạt kim in ngạch hơn 20 triệu USD, Nhật Bản hơn 27,6 triệu USD và có mặt hơn 90 quốc gia. cK Thể hiện biểu đồ 1 giá trị xuất khẩu MTĐ của Việt Nam. Tuy nhiên, 11 tháng đầu năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng MTĐ của Việt Nam đạt 159.337.700 USD, giảm 21,4% so với cùng kỳ năm trước (năm 2008). họ Một phần là thiếu vắng thị trường Áo, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Campuchia. Bên cạnh đó một số thị trường có tốc độ tăng trưởng giảm là Đ ại Anh đạt 4,9 triệu USD, Ba Lan đạt 3,6 triệu USD. Ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và ngành mây tre đan nói riêng phát triển. Với chính sách khuyến khích xuất khẩu, Nhà nước đã giảm thuế xuống thấp, thậm chí nhiều mặt hàng còn miễn thuế xuất khẩu. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan cả nước đã tăng lên. Tuy nhiên khối lượng xuất đi của nước ta còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng. Vấn đề đặt ra ngành sản xuất mây tre đan cần phải tiếp cận và mở rộng thị trường, sản xuất sản phẩm theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu thu được nhiều ngoại tệ về cho đất nước. 17 Gía trị xuất khẩu (triệu USD) 300 250 250 211 191.6 200 171.7 141.2 150 113.2 uế 100 103.1 157.3 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 in h 2001 tế H 50 cK Biểu đồ 1 : Giá trị xuất khẩu MTĐ của Việt Nam từ 2001 - 2008 1.2.3 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ mây tre đan của tỉnh Thái Bình Là tỉnh với nhiều làng nghề sản xuất mây tre đan truyền thống, tồn tại hàng trăm năm. họ Với một đội ngũ nghệ nhân và thợ có tay nghề cao, có bí quyết riêng tạo ra sản phẩm độc đáo có giá trị thẩm mỹ tinh tế, thể hiện được cả một bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nguồn lao động nông thôn dồi dào. Vì vậy Thái Bình có lợi thế trong sản xuất mây, tre đan. Đ ại Với chủng loại sản phẩm khá đa dạng và phong phú. Từ những sản phẩm dân dã dùng trong sinh hoạt gia đình như rổ, rá,thúng, dần sàng... Cho đến các sản phẩm cao cấp như đồ nội thất, trang trí trong nhà, nhà hàng, khách sạn, chân dung các vĩ nhân... Tất cả đều sản xuất bằng nguyên liệu mây tre đan, chủ yếu là làm bằng thủ công. Sản phẩm truyền thống của tỉnh là hàng hoa, hàng năm tỉnh cũng du nhập hàng chục sản phẩm mới như hàng sâu xiên, hàng song ghép...Có những sản phẩm sử dụng nguyên liệu mây, guộc, song, tre, trúc... nhưng cũng có sản phẩm sử dụng nguyên liệu nhân tạo như mây nhựa. Làm cho sản phẩm mây tre đan trong tỉnh phong phú nhiều mẫu mã, hình thức, màu sắc, có sự cạnh tranh lớn trên thị trường Thế Giới. 18 Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước của tỉnh chủ yếu là các công ty xuất khẩu ở Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng...Thị trường xuất khẩu chính là Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Mỹ... Trong tỉnh có một số Doanh nghiệp sản xuất mây tre đan có quy mô lớn như công ty xuất khẩu mây tre đan Hương Sen, doanh nghiệp mây tre đan Hiệp Hòa, Doanh nghiệp sản xuất mây tre đan Du Dương, Hồng Tiến, Thanh Bình...Doanh thu bình quân của các doanh nghiệp năm 2007 là 21 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này hầu như bao tiêu toàn bộ sản phẩm của các hộ sản xuất, các làng nghề. uế UBND tỉnh ban hành chính sách phát triển nghề và làng nghề, coi mặt hàng mây tre đan là mặt hàng chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. H Hàng năm, tỉnh đầu tư 1,5 tỷ cho công tác khuyến công, cử cán bộ theo dõi hoạt động của từng làng nghề, đầu tư kinh phí cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm. Nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất mây tre đan tế của tỉnh.Ngoài ra, có đội ngũ thợ lành nghề, có kinh nghiệm sản xuất. Tỉnh có đội chuyên được rủi ro trong sản xuất kinh doanh. h theo dõi tình hình biến động của thị trường mây tre đan trong và ngoài nước nên hạn chế in Tuy làng nghề MTĐ Thái Bình có nhiều thế mạnh nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn về cK thị trường tiêu thụ, chưa tạo được thương hiệu, mặc dù địa phương và chủ hàng đã tham gia hội chợ đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhưng sản phẩm vẫn chưa vươn xa. Sản phẩm mây tre đan tiêu thụ phải qua đơn vị trung gian, gắn nhãn mác của cơ sở sản xuất khác, không mang tên làng nghề đó là thiệt thòi lớn cho nghề truyền thống của địa phương. Các doanh họ nghiệp sản xuất còn thiếu vốn, nguyên liệu cung cấp cho sản xuất mây tre đan của tỉnh xấp Đ ại xỉ 90% là do bên ngoài cung cấp, chi phí vận chuyển cao, nên làm giá thành nguyên liệu cao. Khả năng tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp trong tỉnh còn kém. Đa số các doanh nghiệp sản xuất theo mẫu mã nước ngoài hoặc nhái lại và gia công cho tập đoàn nước ngoài nên bị ép giá. Tóm lại, sản phẩm mây tre đan của tỉnh Thái bình rất đa dạng và phong phú, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nghề mây tre đan. Nhưng sản xuất mây tre đan của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về vốn, sản xuất còn nhỏ lẻ, nguồn nguyên liệu không ổn định. Bởi vậy, cần phải quy hoạch vùng sản xuất mây tre đan, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. 19 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA XÃ THƯỢNG HIỀN 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Thượng Hiền nằm ở phía Bắc huyện Kiến Xương, cách trung tâm huyện 5km. Giới hạn địa lý cụ thể của thôn như sau : H lớn chảy qua sông Triều Dương và sông Nụ. uế Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 500,7 ha chủ yếu là đất đồng bằng, có hai con sông Phía Đông giáp thôn Vũ Lăng, Vũ Linh của xã Lê Lợi tế Phía tây giáp xã Bình Minh, xã Đình Phùng Phía Nam giáp xã An Bồi h Phía Bắc giáp xã Nam Cao, xã Lê Lợi in Từ xã Thượng Hiền có thể toả đi khắp các xã phía Bắc của huyện Kiến Xương. Xã cK có tuyến đường nhựa chính dài 60.5 km. Nhờ đó mà việc thông thương, giao lưu văn hoá giữa các thôn, các xã, huyện trở nên dễ dàng. Đặc biệt xã có hai con sông lớn chảy qua thuận lợi cho công tác tưới tiêu, kể cả vào mùa khô cũng không sợ thiếu nước tưới cây. Đặc họ biệt có thể thả bèo bồng để làm nguyên liệu cho nghề sản xuất MTĐ truyền thống của xã. 2.1.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng Đ ại Đặc điểm địa hình của xã chủ yếu là đồng bằng không có đồi núi và cao nguyên. Địa hình có phần đơn giản. Đất đai màu mỡ được phù xa bồi đắp. Có hai loại đất chủ yếu là đất thịt thuận lợi phát triển trồng lúa, cây hoa quả và đất cát pha nhẹ thuận lợi trồng cây hoa màu. 2.1.1.3 Thời tiết, khí hậu Thời tiết và khí hậu của xã Thượng Hiền mang đặc điểm chung của thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Bình, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc; mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió Nồm nên mát mẻ, mưa nhiều, lượng mưa phân bố không đều trong năm, bão thường xuyên xảy ra. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan