Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa hải dương năm...

Tài liệu Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa hải dương năm 2022

.PDF
46
1
127

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH HOÀNG THỊ VINH THỰC TRẠNG STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẢI DƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH- 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH HOÀNG THỊ VINH THỰC TRẠNG STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẢI DƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỠNG DẪN ThS. Mai Anh Dũng NAM ĐỊNH- 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Phòng QLĐTSĐH cùng các thầy giáo, cô giáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy hướng dẫn ThS Mai Anh Dũng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Điều dưỡng và các điều dưỡng của các khoa, phòng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh, song không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hải Dương, ngày 20 tháng 7 năm 2022 HỌC VIÊN Hoàng Thị Vinh ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề “Thực trạng stress nghề nghiệp điều dưỡng tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hải Dương” là một đánh giá độc lập của bản thân không có sự sao chép của người khác. Chuyên đề này là một trong những sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu đánh giá trong quá trình học tập tại trường và thực tập tại Bệnh viện, trong quá trình viết bài có tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của Thầy hướng dẫn ThS. Mai Anh Dũng – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Em xin cam đoan nếu có vấn đề gì em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. HỌC VIÊN Hoàng Thị Vinh iii DANH MỤC VIẾT TẮT GDSK Giáo dục sức khỏe ĐDV Điều dưỡng viên CBVC Cán bộ viên chức STNN Stress nghề nghiệp NVYT Nhân viên y tế MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ii DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... iii MỤC LỤC ....................................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ .........................................................................ii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 24 1.1.Cơ sở lý luận .................................................................................................... 24 1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG STRESS NGHỀ NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG ..................................................................... 41 2.1. Thông tin chung về bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. .................................. 41 2.2. Thực trạng stress nghề nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. ...................................................................................................................... 42 CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN ........................................................................................ 48 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 56 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 58 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Đặc điểm chung của đối tượng khảo sát ..................................................... 42 Bảng 2.2. Thực trạng stress của điều dưỡng viên ....................................................... 42 Bảng 2.3. Yếu tố quá tải công việc............................................................................. 43 Biểu đồ 2.2. Yếu tố chứng kiến cơn đau sự phản kháng của NB khi thực hiện thủ thuật ........ 43 Bảng 2.5. Yếu tố xung đột với đồng nghiệp ............................................................... 43 Bảng 2.6. Yếu tố giao tiếp với người bệnh và người nhà người bệnh ......................... 44 Bảng 2.7. Yếu tố hỗ trợ từ lãnh đạo, đồng nghiệp ...................................................... 44 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Stress được định nghĩa theo thuật ngữ chung là một hội chứng bao gồm những đáp ứng không đặc hiệu của cơ thể với kích thích từ môi trường. Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích ứng, tạo ra một cân bằng mới cho cơ thể sau khi chịu những tác động của môi trường [14]. Đối với ngành y tế, nhiều nghiên cứu đã cho thấy nhân viên y tế (NVYT) có tỷ lệ stress cao liên quan đến tính chất công việc. Điều dưỡng viên là nhóm NVYT chiếm số lượng lớn và đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Đây là một nghề căng thẳng, thời gian làm việc nhiều, luôn phải đối mặt với những phản ứng tiêu cực từ người bệnh hay người nhà người bệnh. Stress có tỷ lệ mắc phổ biến ở điều dưỡng viên (ĐDV) ở trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Qua nghiên cứu 464 điều dưỡng (ĐD) tại 13 bệnh viện ở Jordani, nhóm tác giả SH. Hamaideh và cộng sự kết quả chỉ ra: thực trạng quá tải và việc phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến tử vong của người bệnh trong quá trình làm việc là những nguyên nhân căn bản dẫn đến áp lực căng thẳng trong công việc của người điều dưỡng [38]. Một nghiên cứu khác trên 983 điều dưỡng từ 21 bệnh viện Slovenia, cho thấy tỷ lệ stress cao là 56,5% số người được hỏi [34]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Ngô Thị Kiều My năm 2014 cho thấy tỷ lệ điều dưỡng bị stress chiếm 18,1%, trong đó có 2,7% bị stress ở mức độ nặng [10]. Trong nghiên cứu của Dương Thành Hiệp và cộng sự tỷ lệ stress chung của điều dưỡng, hộ sinh ở 8 khoa lâm sàng bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre là 56,9% [7]. Nghiên cứu tại Iran năm 2015 cho biết trong số bốn yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng ở điều dưỡng, các yếu tố hành chính có tác động cao nhất; sau đó tiếp theo, bởi các yếu tố môi trường và các yếu tố giữa các cá nhân [40]. Nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Mai và cộng sự (2014) cho kết quả nhóm tác nhân gây stress thường xuyên nhất và mức độ cao nhất đối với điều dưỡng là các nhóm liên quan đến: chứng kiến cái chết và sự chịu đựng đau đớn của người bệnh với mức độ gây stress là 1,64, tần suất 0,83, khối lượng công việc lớn với mức độ gây stress là 1,42 tần suất 0,99. Các điều dưỡng làm việc tại khoa hồi sức cấp cứu có tần suất mắc stress cao hơn điều dưỡng làm ở các khoa khác với điểm đánh giá trung bình là 52,2 [9]. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu mô tả stress của điều dưỡng tại Việt Nam tuy nhiên tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương chưa có chuyên đề nào nghiên cứu về 2 stress nghề nghiệp do đó nhóm chúng tôi đã tiến hành làm chuyên đề: “Thực trạng stress nghề nghiệp điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2022” với 2 mục tiêu cụ thể như sau: 1. Mô tả thực trạng stress nghề nghiệp điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp khắc phục stress nghề nghiệp điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. 24 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Stress nghề nghiệp và nguyên nhân gây stress nghề nghiệp Khái niệm stress nghề nghiệp Stress nghề nghiệp được định nghĩa như các phản ứng có hại về tâm sinh lý xảy ra khi yêu cầu công việc không phù hợp với năng lực, nguồn lực hoặc nhu cầu của người lao động. Stress nghề nghiệp (SNN) có thể dẫn đến tình trạng thay đổi sức khỏe, thậm chí gây nên thương tích [2]. Nguyên nhân gây ra stress nghề nghiệp Hầu hết mọi người đều đồng tình rằng stress nghề nghiệp là kết quả của sự tương tác giữa người lao động và điều kiện làm việc hay điều kiện lao động. Vì vậy, các điều kiện làm việc nhất định đều có thể gây căng thẳng cho hầu hết mọi người và là nguồn chủ yếu dẫn đến stress nghề nghiệp [2]. Điều kiện lao động là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và văn hóa xung quanh con người nơi làm việc. Các yếu tố này được hình thành không phải bởi điều kiện địa lý tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, thời gian ban ngày hay ban đêm…, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức quá trình lao động cũng như đặc điểm của bản thân quá trình lao động. Nói một cách khác, điều kiện lao động của người điều dưỡng được hiểu là tập hợp của rất nhiều yếu tố trong lao động nơi họ làm việc như: - Yếu tố môi trường: đặc điểm môi trường làm việc của điều dưỡng viên phần lớn phải làm việc trong môi trường có nhiều yếu tố độc hại: yếu tố vật lý (bức xạ ion hóa…), các yếu tố hóa học (khí độc, hơi cồn, dung dịch sát khuẩn…), vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus…). Tính chất lao động ở điều dưỡng cũng rất đặc biệt: phải tiếp xúc với bệnh lây nhiễm nguy hiểm (lao, SARS, HIV/AIDS…). Điều dưỡng viên phải làm việc trong điều kiện thiếu thốn máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị thương tích [2], [14]. - Yếu tố tâm sinh lý: gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh- tâm lý, thần kinh, giác quan. - Yếu tố tổ chức: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động- thao tác, chế độ 25 lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động…Phân tích quỹ thời gian lao động của các điều dưỡng tại các cơ sở y tế cho thấy trên 80% thời gian của họ dành cho việc thực hiện các công việc của mình liên tục như đi lại, trông nom, thay băng, theo dõi, chăm sóc người bệnh …, không có thời gian nghỉ ngắn giữa ca, làm việc quá nhiều giờ (>8h/ ngày), công việc nhiều áp lực. Ngoài ra họ còn phải đảm nhiệm trực đêm, thậm chí sau ca trực còn phải tiếp tục làm việc thêm 4 giờ. Trong đêm trực, ngoài nhiệm vụ theo dõi và xử trí cấp cứu người bệnh trong khoa họ còn phải xử trí cấp cứu người bệnh nặng khác, người bệnh khi có yêu cầu tăng cường. Như vậy sự quá tải công việc do không đủ điều dưỡng và phải làm quá nhiều các công việc khác (thống kê, sổ sách…) là nguyên nhân gây stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên [2]. - Yếu tố xã hội: quan hệ đồng nghiệp- đồng nghiệp, quan hệ cấp dưới – cấp trên, mối quan hệ với người bệnh và người nhà người bệnh, chế độ thưởng – phạt, sự hài lòng với công việc…[2]. - Tính chất của quá trình lao động: lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ công, cơ giới, tự động…Quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao động khác nhau và do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ khác nhau [2]. 1.1.2. Hoạt động phòng ngừa các stress trong điều dưỡng Đối với ngành y tế Cần trang bị cơ sở vật chất cần thiết cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, cần phải có những chính sách thu hút nhân lực cho ngành y tế. Đây cũng là một trong những giải pháp góp phần giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trong ngành y tế. Đối với bệnh viện Cần tổ chức, phân công, sắp xếp bố trí lại nhân lực một cách có hiệu quả trong công việc, tránh tình trạng dồn nhiều công việc cùng lúc và tránh việc có người làm nhiều, có người không có việc làm. Cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của nhân viên, cần có các cuộc đối thoại về nguyện vọng, sự phù hợp và sự hài lòng trong công việc bằng cách tạo điều kiện cho các cuộc vui chơi, giải trí nhằm tạo mối quan hệ thân thiện giữa cấp trên và cấp dưới cũng như giữa các đồng nghiệp với nhau.Thường xuyên tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn chuyên môn cũng như liên kết đào tạo, tổ chức các hội thảo chuyên môn, hội nghị khoa học kỹ thuật nhằm không ngừng trao dồi kiến thức chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ trong bệnh viện. Đẩy 26 mạnh hoạt động khám bệnh định kỳ cho toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong bệnh viện nhằm ngăn ngừa và phát hiện kịp thời những trường hợp bị bệnh của NVYT để có hướng điều trị tốt hơn. Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao tại cơ quan cũng như thường xuyên tổ chức các hội thi về văn nghệ thể dục thể thao tại cơ quan nhân các ngày lễ lớn nhằm khuyến khích NVYT tham gia các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao. Đối với điều dưỡng Cần chủ động trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết về stress để tự mình có thể chủ động phòng ngừa stress hoặc nếu không thể tránh được stress thì vẫn có thể nhận ra những dấu hiệu sớm của stress và có những cách ứng phó ngăn chặn kịp thời, để nó không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Cần quản lý thời gian của mình một cách có hiệu quả, đồng thời biết cách làm chủ công việc của mình. Yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn khi gặp khó khăn và cần lập kế hoạch làm việc và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Cần thực sự yêu nghề điều dưỡng, tránh mọi biểu hiện tự ti, sống có bản lĩnh, vững chắc, kiên cường, có nghị lực vượt mọi khó khăn. Cần đánh giá đúng những ưu điểm, thiếu sót của bản thân mình để hoặc phát huy hoặc sửa chữa [3]. Thiết lập mối quan hệ cởi mở, chân thành, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mình với cấp trên, và với các bạn đồng nghiệp. Tránh mọi sự căng thẳng trong đơn vị, khoa, phòng "chia ngọt sẻ bùi". Làm việc có chương trình, kế hoạch, có nề nếp và kỷ cương. Cố gắng tự học chuyên môn, ngoại ngữ để không ngừng nâng cao trình độ và tiếp thu các thông tin mới về chuyên ngành của mình. Giải quyết tốt các stress trong đời sống riêng tư và gia đình [3]. Nghiên cứu của tác giả Mmule M Magama và Mabedi Kgositau “Nhận thức về sự căng thẳng của điều dưỡng trong nghề nghiệp của họ: Một trường hợp của các phòng khám chăm sóc sức khỏe ban đầu” chỉ ra rằng những người được hỏi đề xuất một loạt các chiến lược để hỗ trợ họ đối phó với căng thẳng liên quan đến công việc; sự phát triển của chính sách phúc lợi cho điều dưỡng, nhấn mạnh rằng chính sách nên chi trả cho việc chuyển nhà và chỗ ở, đánh giá cao công việc mà điều dưỡng làm và phát triển các biện pháp an toàn như để cho cảnh sát trở thành một phần của nhân viên các cơ sở y tế [43]. 1.1.3. Một số thang đo stress ở điều dưỡng Thang đo căng thẳng điều dưỡng mở rộng (ENSS) đã được sử dụng để đo các 27 yếu tố gây căng thẳng liên quan đến công việc của điều dưỡng. ENSS là bản sửa đổi mở rộng và cập nhật của Thang đo căng thẳng điều dưỡng cổ điển (NSS) được phát triển bởi Gray-Toft & Anderson (1981). NSS là công cụ đầu tiên nhằm vào căng thẳng điều dưỡng thay vì căng thẳng công việc nói chung. 34 mục ban đầu của NSS đã đo tần số và các nguồn gây căng thẳng chính trong tình trạng chăm sóc bệnh nhân. Những thay đổi lớn trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và môi trường làm việc của các điều dưỡng, kể từ khi phát triển ENSS đã giúp xác định các tình huống căng thẳng không được phản ánh trong NSS và phát triển phiên bản mở rộng hữu ích cho các công việc đa dạng. Độ tin cậy đồng nhất nội bộ được đánh giá bằng hệ số alpha Cronbach. ENSS gồm 57 mục đã chứng minh độ tin cậy được cải thiện (α = 0,96) so với NSS ban đầu (α = 0,89). Độ tin cậy của từng vấn đề dao động trong khoảng từ α =.88 (vấn đề với người giám sát) đến α = 0,65 (phân biệt đối xử). Các nhà phát triển ENSS khuyến nghị rằng các mục phân biệt đối xử chỉ được sử dụng như các biện pháp căng thẳng riêng biệt cho đến khi thử nghiệm công cụ tiếp theo có thể được thực hiện. Hiệu lực phân biệt đối xử của ENSS đã được kiểm tra bằng cách tính tương quan thời điểm sản phẩm với căng thẳng cuộc sống tổng thể (r = .17, p <0.001) và Chỉ số vấn đề sức khỏe (r = .34, p <0.01) [49]. Thang đo (The Nursing Stress Scale - NSS) là thang đo đuợc phát triển bởi Gray Toft và Anderson (1981) sử dụng để đo mức độ căng thẳng và các yếu tố căng thẳng. NSS bao gồm 34 mục chia làm 7 bộ phận liên quan đến các nguồn căng thẳng khác nhau. Năm 2014 nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Mai đã sử dụng thang đo NSS để nghiên cứu trên 299 ĐDV hệ vừa học vừa làm tại 2 truòng đại học là Thành Tây và Thăng Long đã chỉ ra 7 yếu tố nguyên nhân có nguy cơ mắc stress cao trong 7 nhóm nguyên nhân có nguy cơ dẫn đến stress của các ĐDV [9]. Tác giả Trần Văn Thơ cũng sử dụng thang đo này để tìm hiểu nguyên nhân gây stress cho các cán bộ ĐDV của bệnh viện Nhi Trung ương [20]. Thang đo DASS21 đã được nhiều tác giả Việt Nam sử dụng trong nghiên cứu trên nhiều đối tuợng khác nhau trong đó có nhân viên y tế. Hệ số Cronbach’s Alpha của DASS 21 trong các nghiên cúu trên đối tuợng là nhân viên Y tế tại Việt Nam khá cao. Hệ số Cronbach’s Alpha cho từng vấn đề stress, lo âu, trầm cảm trong nghiên cứu của Trần Thu Thủy (2011) lần luợt là 0,8; 0,76 và 0,82 hay trong nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết năm 2013 là 0,72; 0,70 và 0,75. (Là một thang đo đã được sử dụng rộng rãi 28 tại Việt Nam và đã đuợc viện Sức khỏe tâm thần trung ương xác nhận độ tin cậy. Thang đo DASS 21 được giới thiệu năm 1997 là phiên bản rút gọn của thang đo DASS 42. Thang đo DASS 42 đuợc Lovibond S.H và Lovibond P.F thiết kế năm 1995 là bộ công cụ tự điền gồm có 21 mục nhằm đo lường 3 trạng thái cảm xúc tiêu cực của con người: lo âu, trầm cảm, stress. Các nghiên cứu cần thiết đã được tiến hành và khẳng định tính nhất quán giữa thang đo DASS 42 và phiên bản DASS 21 [45]. Bộ công cụ DASS21 đã được kiểm tra tính chính xác và theo đề xuất của Viện sức khỏe tâm thần Việt Nam có thể áp dụng vào Việt Nam không có sự khác biệt về văn hóa[29]. Bộ câu hỏi DASS là bộ ba thang đo lường các trạng thái cảm xúc tiêu cực của trầm cảm, lo âu và căng thẳng. DASS được xây dựng để xác định, hiểu và đo lường các trạng thái cảm xúc phổ biến và có ý nghĩa lâm sàng thường được mô tả như: trầm cảm, lo âu và căng thẳng. Do đó, DASS đáp ứng được yêu cầu của các các nhà nghiên cứu và các nhà lâm sàng chuyên nghiệp. Thang đánh giá lo âu của Zung (SAS): SAS là trắc nghiệm đánh giá mức độ lo âu do cả người tiến hành trắc nghiệm và người được trắc nghiệm thực hiện. Người bệnh phải đọc thông viết thạo, đuợc giải thích rõ ràng cách thực hiện trắc nghiệm ngồi trong phòng thoáng mát yên tĩnh. Người bệnh đọc kỹ từng đề mục (20 đề mục) đối chiếu với trạng thái của bản thân trong vòng 1 tuần trở lại đây và đánh số phù hợp nhất vào cột bên phải; 1- không có; 2- đôi khi; 3- có trong phần lớn thời gian; 4- có trong hầu hết hoặc tất cả thời gian. Tổng điểm sẽ đi từ 20 đến 80, thường đuợc tính ra điểm tương ứng từ 25% đến 100%. Từ 40 điểm trở lên là có rối loạn lo âu. Thang đánh giá trầm cảm Beck (BDI) là một chuỗi những câu hỏi được xây dựng để đánh giá cường độ, mức độ và sự nhận thức về trầm cảm ở những người bệnh có chẩn đoán rối loạn tâm thần. BDI được xây dựng vào năm 1961, đuợc chuẩn hóa vào năm 1969, và đăng ký ban quyền vào năm 1979. Nó gồm có hai phiên bản, bản 21 câu (bao gồm 95 mục nhỏ) đuợc thiết kế để đánh giá các triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh trầm cảm (mỗi câu hỏi có bốn lựa chọn để trả lời, mỗi lựa chọn được ấn định một điểm từ 0 đến 3, chỉ báo mức độ của triệu chứng); bản rút gọn gồm 13 câu đuợc thiết kế để dành cho các nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu (mỗi câu hỏi đề cập đến một triệu chứng của rối loạn trầm cảm chủ yếu xuất hiện trong hai tuần trở lại đây). Các câu lựa chọn cua BDI đánh giá tâm trạng, sự bi quan, cảm giác thất bại, không hài lòng với bản thân, mặc cảm tội lỗi, cảm giác bị trừng phạt, ghét bản thân, tự 29 buộc tội bản thân, ý tưởng tự sát, than khóc, dễ bị kích động, thu mình, cảm giác về hình ảnh bản thân, làm việc khó khăn, mất ngủ, mệt mỏi, mất ngon miệng, sút cân, lo lắng về cơ thể, và mất hứng thú tình dục. BDI có thể phân biệt giữa các loại rối loạn trầm cảm như trầm cảm chủ yếu và chứng loạn khí sắc. Thang đo Beck là một công cụ đánh giá chủ quan rối loạn trầm cảm được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu lâm sàng tâm thần học, trong thực hành đa khoa và dịch tễ học, mang lại những dữ liệu về tình trạng trầm cảm. Thang đánh giá trầm cảm của Hamilton, ra đời năm 1960, thường đuợc viết tắt theo các chữ cái đầu từ của tiếng Anh là HDRS (Hamilton Depression Rating Scale) hoặc HAMD (Hamilton Depression).Thang đánh giá trầm cảm của Hamilton có nhiều phiên bản khác nhau. Phiên bản gốc có 21 đề mục (Hamilton, 1960). Phiên bản được tác giả coi là vĩnh viễn có 17 đề mục (Hamilton, 1967). Trong cấu trúc của thang đánh giá, 17 đề mục đuợc giữ lại trong phiên bản mà ông coi như vĩnh viễn là những đề mục đại diện tốt nhất cho triệu chứng học của rối loạn trầm cảm. Theo tác giả, điểm tổng cộng phản ánh đuợc cường độ chung của hội chứng trầm cảm. Hamilton tính điểm từ các đề mục cụ thể. Mỗi đề mục của thang đánh giá đuợc cho điểm từ 0 đến 2 hoặc từ 0 đến 4. Những điểm cho từ 0 đến 4 tương đương lần luợt với các triệu chứng như sau: không có triệu chứng; triệu chứng nghi ngờ hoặc không có ý nghĩa; triệu chứng nhẹ; triệu chứng vừa và triệu chứng nặng. Những điểm cho từ 0 đến 2 tương đương với những mức độ triệu chứng sau: không có triệu chứng; triệu chứng nghi ngờ hoặc không đáng kể và triệu chúng biểu hiện rõ ràng. Điểm tổng cộng của phiên bản 17 đề mục là từ 0 đến 52 điểm. Thang này thể hiện một phương pháp đơn giản để đánh giá bằng định lượng mức độ nghiêm trọng của tình trạng trầm cảm, và để chứng minh những chuyển biến của rối loạn này trong quá trình điều trị. Thang đánh giá trầm cảm của Hamilton không phải là một công cụ nhằm mục đích chẩn đoán [54]. Thang đo ENSS là bản sửa đổi mở rộng và cập nhật của Thang đo căng thẳng điều dưỡng cổ điển (NSS) được phát triển bởi Gray-Toft & Anderson (1981). NSS là công cụ đầu tiên nhằm vào căng thẳng điều dưỡng thay vì căng thẳng công việc nói chung. Thang đo ENSS đã được sử dụng để đo các yếu tố gây căng thẳng liên quan đến công việc của điều dưỡng với độ tin cậy cao và được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam. 30 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng stress ở nhân viên điều dưỡng 1.3.1. Trên thế giới Trên thế giới có khá nhiều các nghiên cứu về thực trạng stress của điều dưỡng. Những nghiên cứu này chủ yếu thiết kế theo phương pháp nghiên cứu mô tả thông qua cuộc điều tra cắt ngang có phân tích đã phát hiện ra rằng tỷ lệ điều dưỡng bị stress khá cao. Và bộ công cụ được sử dụng là thang đo căng thẳng điều dưỡng mở rộng (ENSS) đã được sử dụng để đánh giá căng thẳng liên quan đến công việc của điều dưỡng.. Năm 2013, tác giả A. H. Shivaprasad đã nghiên cứu trên 50 nhân viên ĐD trong các bệnh viện chuyên khoa tại thành phố Pune. Những phát hiện của nghiên cứu này chỉ ra rằng 52% ĐD có mức độ căng thẳng nghiêm trọng. Trong số đó, 18% ĐD trải qua căng thẳng rất nghiêm trọng [52]. Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện vào năm 2017 tại 81 cơ sở chăm sóc sức khỏe khác nhau và 1984 nhân viên tham gia tại Đức cho thấy 20,5% cho biết họ không trải qua bạo lực trong 12 tháng qua. 94,1% số người được hỏi báo cáo bạo lực trong mười hai tháng qua nói rằng họ đã bị xúc phạm bằng lời nói và 69,8% đã trải qua bạo lực thể xác. Nhân viên chăm sóc lão khoa nội trú có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các cuộc tấn công bằng lời nói và thể chất hàng ngày. Thủ phạm chủ yếu là người bệnh hoặc khách hàng (tấn công bằng lời nói 72%, tấn công vật lý 96%). Các cuộc tấn công bằng lời nói được báo cáo thường xuyên nhất bởi các nhân viên bệnh viện, tiếp theo là các nhân viên trong các cơ sở dân cư dành cho người khuyết tật. Mức độ bạo lực thể xác cao nhất được trải nghiệm bởi những người làm việc trong bệnh viện (76%), sau đó là chăm sóc lão khoa nội trú. Các hành vi bạo lực và hung hăng chủ yếu bao gồm lăng mạ, chèn ép và cào cấu, đánh, đe dọa. Đối tượng được sử dụng thường xuyên nhất trong bệnh viện và trong các cơ sở dân cư dành cho người khuyết tật (36,8% và 35,6%). Quấy rối tình dục đã được báo cáo bởi tất cả các cơ sở, với chăm sóc lão khoa cho thấy tỷ lệ cao nhất ở mức 18,1% [51]. Theo nghiên cứu của Ribeiro R và cộng sự về đánh giá sự căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế tại một bệnh viện đại học ở khu vực phía Nam Brazil kết quả chỉ ra rằng 27,4% nhân viên y tế có mức độ căng thẳng công việc trung bình và cao. Và căng thẳng nghề nghiệp có liên quan đến thói quen của môi trường bệnh viện, được đánh dấu bởi sự căng thẳng cao, khối lượng công việc cao, điều kiện làm việc 31 không lành mạnh, đối phó với người bệnh nặng và quản lý các hoạt động chăm sóc [47]. Nghiên cứu của Mehta K.R và Singh K.I (2014) trên 50 điều dưỡng, kết quả cho thấy: có 56 % số ĐDV có biểu hiện của stress ở mức trung bình, ĐDV có biểu hiện của stress ở mức nhẹ là 34%, 6 % số ĐDV có stress ở mức rất nặng và chỉ có một số lượng rất ít 4% số ĐDV trả lời hầu như không gặp stress trong công việc của họ [44]. Năm 2016 tác giả Woonhwa Ko nghiên cứu các mức độ căng thẳng và các hành vi đối phó của 40 ĐDV tại các cơ sở điều trị ung bướu ngoại trú – Trung tâm ung thư San ford Roger Maris sử dụng thang đo NSS. Nghiên cứu định lượng cho thấy: có 18 người ít có yếu tố nguy cơ, 21 người có yếu tố nguy cơ vừa, 01 người có yếu tố nguy có cao.Trong đó 2 yếu tố gây stress lớn nhất là khối lượng công việc và chứng kiến cái chết của NB. Kết quả định tính cho thấy: 3 hành vi ứng phó hay sử dụng là diễn thuyết, thư giãn và tập thể dục và dành thời gian cho bản thân [54]. 1.2.2. Tại Việt Nam Công việc của người Điều dưỡng viên hàng ngày phải chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho rất nhiều người bệnh, chưa kể thường xuyên có những lúc bệnh viện trong tình trạng quá tải người bệnh, những người cán bộ y tế phải “chạy” mới có thể đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi liên tục của người bệnh. Không lúc nào người Điều dưỡng viên có thể có được giây phút rảnh rỗi để thư giãn hay nghỉ ngơi, sẽ luôn có những người bệnh cần sự trợ giúp của họ, đôi lúc đang làm việc nào dở hay đang ăn vội bữa cơm mà có ca cấp cứu, họ cũng phải ngay lập tức bỏ xuống tất cả để có mặt tại phòng cấp cứu hỗ trợ bác sĩ cứu người. Sức ép quá lớn của công việc khiến cho tỉ lệ điều dưỡng bị stress rất cao. Theo khảo sát của Viện Y học lao động & Vệ sinh môi trường tại một khoa hồi sức cấp cứu, có tới 42% số nhân viên bị stress. Một nghiên cứu trên 378 ĐD tại 3 bệnh viện ở Cần Thơ, cho kết quả ĐD có tỷ lệ cao bị stress nghề nghiệp (45,2%). Hầu hết stress ĐD ở mức độ trung bình với 42,8% và điểm stress ở mức cao chiếm 2,4%. Tỉ lệ stress nghề nghiệp của ĐD ở bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ là cao nhất với 53,1%, thứ hai là bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ 33,9% và thấp nhất là bệnh viện đa khoa Châu Thành – Hậu Giang 32,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ nhân viên ĐD làm việc ở các bệnh viện lớn, các bệnh viện thuộc tuyến trên bị stress nghề nghiệp nhiều hơn. Điều này có thể do áp lực công việc, số lượng người bệnh và yêu cầu công việc,…[17]. 32 Nghiên cứu “Tình trạng stress của điều dưỡng và hộ sinh Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng năm 2014” cho thấy tỷ lệ điều dưỡng- hộ sinh bệnh viện phụ sản Nhi bị stress là 18,1%, cụ thể các mức độ nhẹ, vừa, nặng lần lượt là 9,7%; 5,7%; 2,7%[10]. Một nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 191 điều dưỡng lâm sàng của bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy tỷ lệ stress nghề nghiệp của điều dưỡng khối lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là 35,1%. Theo mức độ stress, tỷ lệ điều dưỡng mắc ở mức độ nhẹ là 22,1%, vừa là 10,5%, nặng là 2,1%, và không có ai mắc stress ở mức độ rất nặng. Phân bố stress nghề nghiệp chủ yếu ở nhóm đối tượng dưới 30 tuổi (chiếm tỷ lệ 61,2%) và nhóm có thời gian công tác từ 5 năm trở xuống (64,2%) [16]. Nghiên cứu của tác giả Dương Thành Hiệp, kết quả cho tỷ lệ stress chung của điều dưỡng, hộ sinh ở 8 khoa lâm sàng tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre năm 2014 là 56,9%. Điều dưỡng, hộ sinh ở 8 khoa lâm sàng được nghiên cứu chỉ có 43,1% là không bị stress nghề nghiệp (bình thường), số còn lại bị stress ở các độ khác nhau. Trong đó cao nhất là stress ở mức độ vừa chiếm 24%; kế tiếp là stress ở mức độ nhẹ chiếm 23,2%; còn stress ở mức độ nặng và rất nặng thì thấp hơn lần lượt là 8,1% và 1,6%. Có 33,7% Điều dưỡng phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại; phần lớn cho biết môi trường làm việc có nguy cơ cao bị phơi nhiễm (tiếp xúc) với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút… chiếm 68,7%; Việc tổn thương bởi các vật sắc nhọn thì 74,8% cho rằng có nguy cơ cao. Môi trường làm việc hạn chế được những tác hại cho sức khoẻ người lao động phần lớn cũng nhờ vào quy trình làm việc an toàn. Khi đánh giá về quy trình làm việc thì có 50,4% đối tượng cho rằng quy trình làm việc là “ không và ít an toàn” [7]. Trong nghiên cứu của tác giả Mai Hòa Nhung đã chỉ ra tỷ lệ điều dưỡng viên có biểu hiện stress của Bệnh viện giao thông vận tải trung ương là 40,8%. Trong đó, tỷ lệ stress cao nhất ở mức độ nhẹ và giảm dần theo từng mức độ vừa, nặng và rất nặng (lần lượt là 22,4%; 13,6%; 3,4%; 1,4%) [15]. Cũng cho kết quả tương tự của Trần Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Hương Liên nghiên cứu trên 600 điều dưỡng làm việc tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức kết quả cho thấy 18,5% điều dưỡng có biểu hiện căng thẳng trong khoảng một tuần trước khi trả lời câu hỏi. Tỷ lệ căng thẳng ở mức độ nhẹ là 9% mức vừa là 7%, nặng và rất nặng là 2,5% [22]. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy mức độ stress nghề nghiệp của ĐD tại các 33 khoa lâm sàng bệnh viện Quận 2 ở mức độ thấp. Tuy nhiên khi các ĐD làm các thủ thuật gây đau đớn cho người bệnh, cảm giác bất lực khi không cứu chữa được người bệnh, khi thấy người bệnh tử vong, khi chứng kiến sự chịu đựng của người bệnh lại ở mức trung bình. Khi ĐD tiếp xúc với những nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của bản thân thì mức độ stress là trung bình với giá trị trung bình là 2,05. Khi có những vấn đề liên quan đến người bệnh và gia đình người bệnh như: người bệnh/ gia đình NB có những đòi hỏi không hợp lý, phải làm việc với người bệnh/gia đình NB hung hăng/bạo lực, phải làm việc với người bệnh/gia đình NB có lời lẽ lăng mạ/sỉ nhục, phải làm việc với sự cư xử tồi tệ từ gia đình của người bệnh thì ĐD có mức độ stress là trung bình [13]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh năm 2017 cho thấy tỷ lệ stress của điều dưỡng, hộ sinh đang làm việc tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng của Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang là 13%. Theo mức độ stress, tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh bị stress nhẹ là: 3,5%, vừa: 3,5%, nặng: 4% và rất nặng: 2%. Một số biểu hiện stress chiếm tỷ lệ cao là: chán nản, thất vọng 34,8%, khô miệng 29,3%, không còn hứng thú 28,3%, lo lắng 26,8%, không còn cảm xúc tích cực 20,7%. Điều dưỡng, hộ sinh làm việc tại các khoa chăm sóc sơ sinh, sản 1, tự nguyện, có tỷ lệ stress cao lần lượt là: 35,48%, 26,32%, 31,26%. Điều dưỡng, hộ sinh có công việc hiện tại là thường xuyên tiếp xúc với tình huống xấu của người bệnh có tỷ lệ stress cao nhất 41,7% [1]. Cũng trong năm 2017, nghiên cứu “Trầm cảm, lo âu, stress ở điều dưỡng và hộ sinh bệnh viện phụ sản Trung ương” của Nguyễn Thùy Trang và Nguyễn Ngọc Anh cho thấy lo âu chiếm tỷ lệ cao nhất ở điều dưỡng 27,1%; tiếp theo là trầm cảm chiếm 13%, thấp nhất là stress 11,8%. Hộ sinh có tỷ lệ trầm cảm 13,7% cao hơn tỷ lệ 12,3% ở điều dưỡng. Tương tự, lo âu ở hộ sinh cũng cao hơn điều dưỡng (28,3% so với 26%). Tỷ lệ stress không khác nhau đáng kể ở 2 nhóm: hộ sinh 11,7% và điều dưỡng 11,9%. Tỷ lệ trầm cảm cao nhất ở nhóm điều dưỡng, hộ sinh công tác tại các phòng ban (28,6%), tỷ lệ này ở các khoa lâm sàng là 11,2%, các khoa cận lâm sàng 11,8%; điều này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Trong 424 đối tượng tham gia nghiên cứu, mức độ stress của đối tượng: nhẹ và vừa đều là 5,4%; stress nặng là 0,7% và có 1 người bị stress rất nặng 0,2% [25]. 34 1.2.3. Một số yếu tố liên quan đến stress ở điều dưỡng Các yếu tố gây stress đối với điều dưỡng Các yếu tố gây stress cho điều dưỡng bao gồm thường gặp: phản ứng của người bệnh và người nhà người bệnh, họ phải tiếp xúc với người bệnh 24/24 giờ, chứng kiến tất cả những gì xảy ra với người bệnh: đau đớn, lo lắng, bực bội, tức giận, la hét và thậm chí cái chết của người bệnh; thâm niên công tác, làm việc quá nhiều giờ, công việc nhiều áp lực đôi khi lại vượt quá khả năng của họ, làm việc trong điều kiện thiếu thốn máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị thương tích, công việc ít có cơ hội thăng tiến… Đội ngũ này, mặc dù số đông, song không được trang bị kiến thức liên tục. Mấy năm gần đây việc đào tạo lại, đào tạo liên tục mới được đặt ra. . Chế độ lương thấp, hầu như không đủ nuôi sống gia đình. Các phụ cấp chưa tương xứng, công bằng. Có lúc họ phải làm việc trong hoàn cảnh không có cấp trên, thầy thuốc và đồng nghiệp hỗ trợ[3]. Ngoài ra cần phải tính đến các stress ngay trong gia đình và đời sống riêng tư của họ: gia đình, con cái, vợ hoặc chồng, kinh tế,...[3]. 1.2.3.1. Trên thế giới Một trong những lo ngại của Điều dưỡng viên khi làm việc là người bệnh không chịu hợp tác với mình. Môi trường bệnh viện luôn đa dạng nhiều đối tượng, thành phần với những tính cách khác nhau. Không phải ai cũng lịch sự và biết lý lẽ để hợp tác cùng cán bộ y tế để trị bệnh. Bên cạnh đó, còn có những mối nguy hiểm từ nguy cơ lây nhiễm những mầm bệnh từ người bệnh hay từ quá trình làm việc cùng những hóa chất. Ngoài ra, nguy cơ bị hành hung, bạo hành bởi người nhà người bệnh luôn cao ở những người Điều dưỡng viên. Các nghiên cứu trước đây đều sử dụng phương pháp mô tả thông qua điều tra cắt ngang và khi xử lý số liệu chủ yếu sử dụng phân tích đơn biến nên không cho phép tổng quát các kết quả. Nghiên cứu của tác giả Lin Tao và cộng sự trên 969 điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cộng đồng năm 2018 chỉ ra rằng căng thẳng công việc và sự hài lòng trong công việc của các ĐD chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại tỉnh Tứ Xuyên là tương đối trung bình và tiêu cực (p <0,001). Trong số các vấn đề nhân khẩu học, độ tuổi, giáo dục, đào tạo nghề về điều dưỡng cộng đồng là những nhân tố đóng góp đáng kể cho sự hài lòng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng