Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng thực hiện quy trình truyền tĩnh mạch của điều dưỡng tại các khoa lâm ...

Tài liệu Thực trạng thực hiện quy trình truyền tĩnh mạch của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng bệnh viện saint paul năm 2015

.PDF
69
101
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO B Ộ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG PHẠM THỊ MAI THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH TRUYỀN TĨNH MẠCH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN SAINT PAUL NĂM 2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG HẢI DƯƠNG, NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG PHẠM THỊ MAI THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH TRUYỀN TĨNH MẠCH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN SAINT PAUL NĂM 2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN THÊM HẢI DƯƠNG, NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Quá trình thu thập và xử lí số liệu hoàn toàn trung thực và khách quan, kết quả nghiên cứu chưa được ai công bố ở nghiên cứu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hải Dương, ngày 10 tháng 07 năm 2015 Sinh viên Phạm Thị Mai LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin bày tỏ lời cám ơn chân thành đến Thầy giáo TS. Lê Văn Thêm, trưởng khoa Y Học dự phòng – Y tế công cộng, Trường Đại Học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương là người Thầy trực tiếp hướng dẫn em, Thầy luôn tận tâm chỉ bảo, đóng góp cho em những ý kiến quý báu trong suốt quá trình hoàn thành bài khóa luận. Em xin gửi lời cám ơn tới Ban lãnh đạo, Phòng chỉ đạo tuyến, Phòng điều dưỡng, các khoa lâm sàng Bệnh viện Saint Paul đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập số liệu. Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, khoa Điều dưỡng trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã tạo điều kiện cho em được học tập và nghiên cứu trong suốt 4 năm dưới mái trường. Xin cám ơn mọi người thân yêu trong gia đình, người thân và bạn bè đã yêu thương, giúp đỡ là nguồn động viên khích lệ đối với tôi. Hải Dương, ngày 10 tháng 07 năm 2015 Sinh viên Phạm Thị Mai DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐD : Điều dưỡng HBV : Hepatitis B virus (Viêm gan virus B) HCV : Hepatitis C virus (Viêm gan virus C) HIV : Human immunodeficiency virus (Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người) NXBYH : Nhà xuất bản y học SPV : Sốc phản vệ WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Điều dưỡng.............................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 3 1.1.2. Chức năng của điều dưỡng. ................................................................. 4 1.1.3. Nhiệm vụ của người điều dưỡng ......................................................... 5 1.2. Truyền tĩnh mạch .................................................................................... 6 1.2.1. Mục đích ............................................................................................. 6 1.2.2. Các loại dịch truyền ............................................................................. 6 1.2.3. Các vị trí tiêm truyền tĩnh mạch .......................................................... 7 1.2.4. Nguyên tắc ......................................................................................... 10 1.2.5. Chỉ định.............................................................................................. 10 1.2.6. Chống chỉ định ................................................................................... 10 1.2.7. Quy trình kỹ thuật truyền tĩnh mạch .................................................. 11 1.2.8. Tai biến có thể xảy ra khi truyền tĩnh mạch ...................................... 13 1.2.9. Những điều cần lưu ý khi truyền tĩnh mạch ...................................... 16 1.2.10. Các tai nạn cho nhân viên y tế khi truyền tĩnh mạch, cách phòng ngừa và xử trí ............................................................................................... 18 1.3. Một số nghiên cứu liên quan ................................................................. 19 1.3.1. Tại Việt Nam...................................................................................... 19 1.3.2. Trên thế giới ....................................................................................... 21 CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 23 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn ................................................................................. 23 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................. 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................ 23 2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu ......................................................................... 23 2.2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin ................................................................ 24 2.2.4. Biện pháp khống chế sai số................................................................ 25 2.2.5. Người thu thập số liệu ........................................................................ 25 2.2.6. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 25 2.2.7. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 25 2.2.8. Biến số nghiên cứu ............................................................................. 25 2.2.9. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................... 26 2.2.10. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................ 27 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 28 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................ 28 3.2. Thực trạng thực hiện quy trình truyền tĩnh mạch của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Saint Paul năm 2015........................................... 30 3.2.1. Xem hồ sơ và chuẩn bị người bệnh của đối tượng nghiên cứu ......... 30 3.2.2. Chuẩn bị điều dưỡng của đối tượng nghiên cứu ................................ 31 3.2.3. Chuẩn bị dụng cụ của đối tượng nghiên cứu ..................................... 32 3.2.4. Tiến hành kỹ thuật truyền tĩnh mạch của đối tượng nghiên cứu ....... 34 3.2.5. Kết quả đánh giá thực hiện quy trình kĩ thuật truyền tĩnh mạch ....... 36 3.3. Mô tả một số yếu tố liên quan đến việc thực hiện quy trình truyền tĩnh mạch của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Saint Paul năm 2015. ..................................................................................................... 37 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN............................................................................ 42 4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................ 42 4.2. Thực trạng thực hiện quy trình truyền tĩnh mạch của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Saint Paul năm 2015........................................... 43 4.3. Mô tả một số yếu tố liên quan đến việc thực hiện quy trình truyền tĩnh mạch của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Saint Paul năm 2015. ............................................................................................................. 47 KẾT LU ẬN .................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 51 PHỤ LỤC ............................................................................................................ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 27 Bảng 3.1: Tuổi của đối tượng nghiên cứu....................................................... 28 Bảng 3.2: Giới tính của đối tượng nghiên cứu ................................................ 28 Bảng 3.3: Trình độ chuyên môn của đối tượng nghiên cứu ........................... 28 Bảng 3.4: Thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu .............................. 29 Bảng 3.5: Khoa công tác của đối tượng nghiên cứu ....................................... 29 Bảng 3.6: Xem hồ sơ và chuẩn bị người bệnh của đối tượng nghiên cứu ...... 30 Bảng 3.7: Chuẩn bị điều dưỡng của đối tượng nghiên cứu ............................ 31 Bảng 3.8: Chuẩn bị dụng cụ của đối tượng nghiên cứu.................................. 32 Bảng 3.9: Tiến hành kỹ thuật truyền tĩnh mạch của đối tượng nghiên cứu .... 34 Bảng 3.10: Phân loại mức độ thực hiện quy trình truyền tĩnh mạch .............. 36 Bảng 3.11: Mối liên quan giữa điểm thực hành và tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................... 37 Bảng 3.12: Mối liên quan giữa điểm thực hành và giới tính của đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 38 Bảng 3.13: Mối liên quan giữa điểm thực hành và trình độ chuyên môn của đối tượng nghiên cứu. ..................................................................................... 39 Bảng 3.14: Mối liên quan giữa điểm thực hành và thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 40 Bảng 3.15: Mối liên quan giữa điểm thực hành và khoa công tác của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 41 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Các tĩnh mạch ở mu bàn tay................................................................. 8 Hình 2: Các tĩnh mạch ở cẳng tay, cánh tay, khuỷu tay ................................... 8 Hình 3: Các tĩnh mạch ở chân ........................................................................... 9 Hình 4: Các tĩnh mạch ở đầu............................................................................. 9 ĐẶT VẤN ĐỀ Truyền dịch là một kỹ thuật y tế đưa một lượng lớn nước và hoạt chất có tác dụng dược lý để tiêm trực tiếp vào cơ thể qua đưỡng tĩnh mạch. Truyền dịch rất cần thiết và là biện pháp cấp cứu trong nhiều trường hợp. Tiêm truyền là quy trình phổ biến nhất và liên quan đến hầu hết các khoa phòng và nhân viên y tế trong bệnh viện. Trung bình một điều dưỡng thực hiện khoảng 10 mũi tiêm truyền mỗi ngày. Tiêm truyền an toàn là mũi tiêm có sử dụng phương tiện tiêm vô khuẩn, phù hợp với mục đích, không gây hại cho người được tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm cho người thực hiện tiêm và không gây chất thải nguy hại cho người khác. Theo thống kê hàng năm, toàn thế giới có khoảng 16 tỷ mũi tiêm truyền, trong đó có 90 - 95% nhằm mục đích điều trị, 5 - 10% mũi tiêm cho dự phòng. Vậy trong 16 tỷ mũi tiêm truyền đó có bao nhiêu mũi tiêm đảm bảo an toàn cho người bệnh khi mà năm 2000 theo ước tính của WHO số ca bệnh lây nhiễm do tiêm có 21 triệu ca nhiễm bệnh HBV, 2 triệu ca nhiễm HCV, 26.000 ca nhiễm HIV hàng triệu ca sốc phản vệ, chết do tiêm nhầm thuốc, sai liều sai đường tiêm [16,17]. Truyền dịch không an toàn hiện nay đang là vấn đề phổ biến. Theo khảo sát của Bộ Y tế, khoảng 80% số mũi tiêm truyền không an toàn cho người bệnh, hoặc cho nhân viên y tế, hoặc cho cộng đồng. Theo kết quả nghiên cứu về thực hiện kỹ thuật tiêm tại các bệnh viện tại khu vực thành phố Hà Nội: Có 1% mũi tiêm tĩnh mạch và truyền đạt tối đa số điểm chuẩn, gần 21% chỉ đạt dưới ½ số điểm chuẩn [7]. Các thao tác kỹ thuật sai sót hay gặp trong khi tiến hành quy trình kĩ thuật tiêm truyền là: Không rửa tay trước khi tiêm (55,6%), dùng kìm kocher không đảm bảo vô khuẩn (36%), không sát khuẩn ống thuốc khi lấy thuốc (34%), dùng tay để tháo, nắp kim tiêm (20,4%) [7]. 1 Bệnh viện Saint Paul là bệnh viện trực thuộc Sở Y tế thành phố Hà Nội, là bệnh viện loại I với các chuyên khoa đầu ngành của Sở Y Tế Hà Nội: Ngoại khoa, Nhi khoa, Cận lâm sàng, Gây mê hồi sức và Điều dưỡng. Số người đến bệnh viện để sử dụng các dịch vụ y tế ngày một tăng, cùng với đó là nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cũng tăng theo. Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, cũng như bản thân và giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh viện, nhân viên y tế cần thực hiện đúng quy trình khi truyền tĩnh mạch. Chính vì lý do trên em quyết định thực hiện đề tài: “Thực trạng thực hiện quy trình truyền tĩnh mạch của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Saint Paul năm 2015” với mục tiêu : 1. Đánh giá thực trạng thực hiện quy trình truyền tĩnh mạch của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Saint Paul năm 2015. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến việc thực hiện quy trình truyền tĩnh mạch của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Saint Paul năm 2015. 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Điều dưỡng 1.1.1. Khái niệm Cho đến nay chưa có sự thống nhất về một định nghĩa chung cho ngành ều dưỡng. Dưới đây là Đi một số định nghĩa đã được đa số các nước công nhận: Định nghĩa của Florent Nightigale 1860: Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự hồi phục của họ. Định nghĩa của Florent Nightigale phản ánh mối quan tâm của thời đại mà bà ta đang sống. Bà đặt vai trò trọng tâm của người điều dưỡng là giải quyết các yếu tố môi trường xung quanh nơi người bệnh để người bệnh được hồi phục một cách tự nhiên. Định nghĩa của Virginia Handerson 1960 : Chức năng duy nhất của người điều dưỡng là hỗ trợ cho các hoạt động nâng cao hoặc hồi phục sức khỏe của người bệnh hoặc người khỏe, hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá thể có thể tự thực hiện nếu họ có sức khỏe, ý chí và kiến thức. Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt. Định nghĩa của Virginia Handerson đã được hội đồng Điều dưỡng Quốc tế chấp nhận vào năm 1973 và đa số các nhà học thuyết điều dưỡng cũng đã có sự thống nhất. Theo Handerson chức năng nghề nghiệp của người điều dưỡng là chăm sóc và hỗ trợ người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày. Định nghĩa của hội điều dưỡng Mỹ (năm 1965): Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc đóng góp vào việc hồi phục và nâng cao sức khỏe. Năm 1980, định nghĩa trên đã được sửa đổi để phản ánh rõ bản chất nghề nghiệp, các khía cạnh luật pháp về phạm vi thực hành của người điều dưỡng và thể hiện xu hướng của ngành điều dưỡng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: Điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị những phản ứng của con người đối với bệnh hiện tại hoặc bệnh có tiềm năng xảy ra. Tuy 3 nhiên cũng có ý kiến cho rằng định nghĩa trên thiên về kỹ thuật và giảm đi thiên chức của nghề đó là chăm sóc [1]. 1.1.2. Chức năng của điều dưỡng Con người là tài sản vô giá của xã hội, của toàn nhân loại. Con người tồn tại và phát triển được cần có những nhu cầu cơ bản: Thể chất, tinh thần, xã hội. Sức khỏe là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội. Nó không chỉ bao hàm là tình trạng không có bệnh, tật. Sức khỏe không chỉ là nhu cầu mà còn là quyền cơ bản của mỗi con người. Sức khỏe chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Di truyền, môi trường, hành vi cá nhân, và sự chăm sóc y tế. Khi con người không khỏe, không tự đáp ứng được nhu cầu cho bản thân, họ cần có sự chăm sóc y tế. Chăm sóc y tế thực chất là sự chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị bệnh của người thầy thuốc, người Điều dưỡng và sự cung cấp đầy đủ, tiện lợi các dịch vụ y tế cho cộng đồng, trong đó nghề Điều dưỡng có vai trò hết sức quan trọng. Người Điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân toàn diện (lấy bệnh nhân làm trung tâm) được thể hiện ba chức năng chính: - Chức năng độc lập (chủ động) - Chức năng phối hợp (hợp tác) - Chức năng phụ thuộc (thụ động) Chức năng độc lập: - Tiếp đón bệnh nhân: Thái độ tiếp xúc, làm thủ tục hành chính, hướng dẫn nội quy khoa phòng và sử dụng trang thiết bị trong buồng bệnh. - Nhận định bệnh nhân theo quy trình Điều dưỡng. - Theo dõi và đánh giá bệnh nhân trong quá trình chăm sóc. - Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc theo kế hoạch đề ra. Th - ực hiện các trường hợp sơ cứu, cấp cứu ban đầu lúc chưa có Bác sỹ. - Giúp đỡ bệnh nhân và làm các công việc vệ sinh thân thể (tắm gội, thay, mặc quần áo cho bệnh nhân). 4 - Giúp đỡ thực hiện trong việc cho bệnh nhân ăn uống. - Giúp bệnh nhân vận động, luyện tập phục hồi chức năng. - Thực hiện các kỹ năng chăm sóc ĐD. - Thực hiện các quy tắc vô khuẩn khi tiến hành các kỹ thuật chăm sóc. - Chăm sóc, giải quyết bệnh nhân hấp hối và bệnh nhân tử vong [1]. Chức năng phối hợp: - Phối hợp với một số kỹ thuật viên khác như: Xquang, xét nghiệm, phục hồi chức năng, ECG…để thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. - Phản ánh các diễn biến của bệnh nhân cho thầy thuốc để phối hợp xử trí kịp thời khi bệnh nhân chuyển bệnh nặng (thở oxy, hô hấp nhân tạo, ép tim, cầm máu, băng bó...) [1]. Chức năng phụ thuộc: - Cho bệnh nhân dùng thuốc (uống, tiêm truyền...), đặt sonde, thụt tháo ...theo y lệnh của thầy thuốc. - Thực hiện một số thủ thuật, theo yêu cầu điều trị. - Phụ giúp bác sỹ thực hiện một số thủ thuật điều trị. - Lấy bệnh phẩm để xét nghiệm [1]. 1.1.3. Nhiệm vụ của người điều dưỡng - Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện, quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật. - Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc. - Thực hiện chăm sóc người bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật bệnh viện: Điều dưỡng trung cấp thực hiện được các kỹ thuật cơ bản như: Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh, uống thuốc, thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc, truyền dịch, thay băng, đặt ống thông, kỹ thuật cấp cứu theo quy định và vận hành, bảo quản các thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công. 5 Đố - i với những người bệnh nặng, nguy kịch phải chăm sóc theo y lệnh và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho Bác sỹ điều trị xử lý kịp thời. - Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lý vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định. - Hàng ngày cuối giờ làm việc, phải bàn giao người bệnh cho Điều dưỡng trực và ghi vào sổ những y lệnh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõi, chăm sóc đối với từng người bệnh, đặc biệt là người bệnh nặng. - Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cụ y tế, trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công. - Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh và hướng dẫn thực hành về công tác chăm sóc người bệnh cho học viên khi được Điều dưỡng trưởng khoa phân công. Tham gia thườ - ng trực theo sự phân công của Điều dưỡng trưởng khoa. - Động viên người bệnh an tâm điều trị. Bản thân phải thực hiện tốt quy định về y đức. - Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức [1]. 1.2. Truyền tĩnh mạch 1.2.1. Mục đích Tiêm truyền dung dịch là đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch hoặc dưới da một khối lượng dung dịch và thuốc với mục đích: - Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi bệnh nhân bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng và tiêu chảy mất nước...). - Giải độc, lợi tiểu. - Nuôi dưỡng người bệnh (khi bệnh nhân không ăn uống được). - Ðưa thuốc vào để điều trị bệnh [11]. 1.2.2. Các loại dịch truyền Ðường, muối bicarbonat 1,4%, điện giải, vitamin, acid amin, máu tươi và các thành phần của máu. Và chia theo: 6 Dung dịch ưu trương: - Dung dịch Glucose 20%, 30%, 50%. - Dung dịch Natri clorua 10%, 20%. - Dung dịch Natri hydro carbonat 5%. - Những dung dịch ưu trương chỉ được tiêm vào tĩnh mạch, tuyệt đối không được tiêm dưới da vì gây hoại tử tổ chức [11]. Dung dịch đẳng trương: - Dung dịch Glucose 5%. - Dung dịch Natri clorua 0,9%. - Dung dịch Natri hydro carbonat (NaHCO3 1,4%). - Các dung dịch đẳng trương đều truyền nhỏ giọt được vào dưới da đùi, vào tĩnh mạch. - Liều lượng được truyền từ 100ml - 2000ml [11]. Dung dịch có phân tử lượng lớn như: - Dextran - Subtosan - Huyết tương, máu [11]. 1.2.3. Các vị trí truyền tĩnh mạch Các vị trí thông thường: - Các tĩnh mạch ở mu bàn tay (Hình 1) 7 Hình 1: Các tĩnh mạch ở mu bàn tay - Các tĩnh mạch ở cẳng tay, cánh tay, khuỷu tay (Hình 2) Hình 2: Các tĩnh mạch ở cẳng tay, cánh tay, khuỷu tay 8 - Các tĩnh mạch ở chân (Hình 3) Hình 3: Các tĩnh mạch ở chân - Các tĩnh mạch ở đầu (với trẻ nhỏ): tĩnh mạch trán, thái dương, tĩnh mạch mang tai (Hình 4) Hình 4: Các tĩnh mạch ở đầu 9 Các vị trí khác Tĩnh mạch trung tâm để đặt ống thông nuôi dưỡng bệnh nhân dài ngày, nhằm đo áp lực tĩnh mạch trung tâm trong cấp cứu (thường do bác sĩ thực hiện) [8]. 1.2.4. Nguyên tắc - Dịch truyền và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn. - Khi tiến hành kỹ thuật phải đúng quy cách và bảo đảm vô khuẩn đến khi kết thúc xong. - Tuyệt đối không để không khí vào tĩnh mạch. - Ðảm bảo áp lực của dịch truyền cao hơn áp lực máu của bệnh nhân. - Tốc độ chảy của dịch phải theo đúng y lệnh (duy trì tổng lượng đưa vào đúng thời gian quy định). - Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau truyền. - Phát hiện các dấu hiệu sớm của phản ứng và xử lý kịp thời. - Không để lưu kim quá 24 giờ trong cùng một vị trí. - Nơi tiếp xúc giữa kim và mặt da phải giữ vô khuẩn [11]. 1.2.5. Chỉ định - Người bệnh bị mất nước: tiêu chảy, bỏng. - Người bệnh bị mất máu cấp: tai nạn, xuất huyết tiêu hóa. - Người bệnh bị suy dinh dưỡng. Người bệnh cần dù - ng số lượng lớn thuốc hoặc duy trì đều trong cơ thể. - Người bệnh bị ngộ độc….[11]. 1.2.6. Chống chỉ định Bệnh nhân suy tim Vì truyền dịch có thể gây tai biến như phù phổi cấp. Nếu có chỉ định đặc biệt (ví dụ: cần duy trì một lượng nước hằng định trong máu) thì phải truyền thật chậm, khối lượng ít, theo dõi sát, tốt nhất là đo áp lực tĩnh mạch trung tâm. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan