Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng tuân thủ chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoạ...

Tài liệu Thực trạng tuân thủ chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện bắc thăng long năm 2022

.PDF
43
1
122

Mô tả:

, BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ------------------------ CHU THỊ PHÚC THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ------------------------ CHU THỊ PHÚC THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. BÙI THỊ KHÁNH THUẬN NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các Phòng, Ban và thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn chuyên đề của tôi, Thạc sỹ Bùi Thị Khánh Thuận Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là người giáo viên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, khoa Khám Bệnh cùng các đồng nghiệp tại Bệnh viện Bắc Thăng Long đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa I khóa 9 những người đã giành cho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ. Xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng 07 năm 2022 Học viên Chu Thị Phúc ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa 1 “Thực trạng tuân thủ chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2022” là công trình nghiên cứu của riêng Tôi. Những kết quả khảo sát sử dụng trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực. Kết quả khảo sát này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước tới nay. Học viên Chu Thị Phúc iii MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục các bảng, biểu đồ, hình ảnh vi ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 1.1. Cơ sở lý luận 3 1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường 3 1.1.2. Chuẩn đoán bệnh đái tháo đường 3 1.1.3. Phân loại đái tháo đường 3 1.1.4. Dinh dưỡng trong đái tháo đường 4 1.1.5. Tuân thủ chế độ ăn và hậu quả của việc không tuân thủ chế độ ăn 4 1.1.6. Giới thiệu bộ câu hỏi tuân thủ chế độ ăn 6 1.2. Thực trạng tuân thủ chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ type 2 trong nước 8 và thế giới 1.2.1.Trên thế giới 8 1.2.2. Tại Việt Nam 10 Chương 2: LIÊN HỆ VỚI THỰC TẾ 13 2.1. Giới thiệu về bệnh viện Bắc Thăng Long và sơ lược về thực trạng tuân 13 thủ chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ type 2 tại khoa Khám Bệnh 2.2. Thực trạng tuân thủ chế độ ăn của NB ĐTĐ type 2 14 2.3. Thực trạng tuân thủ chế độ ăn ở NB đái tháo đường type 2 18 Chương 3: BÀN LUẬN 21 3.1. Thực trạng tuân thủ chế độ ăn của người bệnh Đái Tháo đường tuyp 2 21 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bắc Thăng Long 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong vấn đề tuân thủ chế độ ăn của người bệnh Đái tháo đường tuyp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bắc 22 iv Thăng Long 3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao tuân thủ của NB ĐTĐ type 2điều trị 24 ngoại trú tại bệnh viện Bắc Thăng Long KẾT LUẬN 27 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 28 Tài liệu tham khảo 30 Phiếu khảo sát 33 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADA American Diabetes Association/Liên đoàn đái đường Mỹ ĐTĐ Đái tháo đường HbA1c Glycated hemoglobin HDL Hight Density Lipoprotein LDL Low Density Lipoprotein VLDL Very Low Density Lipoprotein WHO World Health Organization/Tổ chức Y tế thế giới ĐTĐ Đái tháo đường IDF Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế NB Người bệnh GDSK Giáo dục sức khỏe BMI Body mass index (Chỉ số khối cơ thể) PTTH Phổ thông trung học THCS Trung học cơ sở vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Tên bảng, biểu đồ Trang Bảng 1.1 Bảng điểm đánh giá tuân thủ chế độ ăn 7 Biểu đồ 2.1 Đặc điểm độ tuổi của đối tượng khảo sát 15 Biểu đồ 2.2 Đặc điểm về giới của đối tượng khảo sát 15 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ BMI của nhóm nghiên cứu 16 Bảng 2.4 Tình trạng chung sống, nơi cư trú và trình độ học vấn, yếu tố gia đình của đối tượng khảo sát 16 Bảng 2.5 Phân bố thời gian mắc bệnh của nhóm đối tượng khảo sát 17 Bảng 2.6 Thực trạng tuân thủ thực phẩm nên ăn của NB ĐTĐ type 2 18 Bảng 2.7 Thực trạng tuân thủ các thực phẩm nên hạn chế của NB Bảng 2.8 Bảng 2.9 ĐTĐ type 2 18 Thực trạng tuân thủ các thực phẩm không nên sử dụng của NB ĐTĐ type 2 19 Tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn 20 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng đường huyết mạn tính do khiếm khuyết bài tiết Insulin, khiếm khuyết hoạt động Insulin, hoặc cả hai, gây ra tổn thương biến chứng cấp và mạn tính ở nhiều cơ quan trong cơ thể. ĐTĐ là bệnh không lây nhiễm có tốc độ gia tăng nhanh và trở thành một vấn đề sức khỏe khẩn cấp trên phạm vi toàn cầu [1]. Theo thống kê từ Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) năm 2019, Việt Nam có khoảng 3,7 triệu người mắc đái tháo đường (chiếm khoảng 6% dân số) và khoảng 1,9 triệu người mắc đái tháo đường không được chẩn đoán. Trong đó, trên 90% là đái tháo đường type 2. Đái tháo đường là nguyên nhân của 36.096 ca tử vong và tạo gánh nặng kinh tế không hề nhỏ với chi phí điều trị 322.8 USD/người [2]. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2005 tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ là sự kết hợp của 4 biện pháp: Chế độ dinh dưỡng, chế độ hoạt động thể lực, chế độ dùng thuốc, chế độ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ trong đó tuân thủ dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để kiểm soát bệnh ĐTĐ type 2 [3]. Pan và cộng sự trong một nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu khoa học của sức khỏe kết luận rằng: chế độ ăn uống hoặc tập thể dục hoặc cả hai biện pháp can thiệp giảm 31% đến 46% tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường [4]. Một nghiên cứu khác của Moore tại Mexico năm 2005 về chế độ ăn trong phòng ngừa và điều trị bệnh ĐTĐ đã chỉ ra rằng: 38% người bệnh có can thiệp chế độ dinh dưỡng kiểm soát đường huyết tốt < 7.0 mmol/l [5]. Nghiên cứu của Feinman R.D và cộng sự cho rằng chế độ ăn hạn chế carbohydrate được xem như bước đầu trong việc quản lý bệnh đái tháo đường với rất nhiều ưu điểm như ổn định đường huyết hiệu quả, có khả năng làm giảm nhu cầu dùng thuốc, không có tác dụng phụ như các loại thuốc điều trị đái tháo đường [6]. Nghiên cứu của tác giả Võ Thị Kim Anh cùng cộng sự tại bệnh viện đa khoa Nam Anh, tỉnh bình Dương đã chỉ ra rằng: Tuân thủ dùng thuốc và dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 còn thấp với tỷ lệ lần lượt là 32.8% và 35.4% [7]. Vậy, bên cạnh các phác đồ điều trị bằng thuốc đặc hiệu, chế độ dinh dưỡng hợp lý ở người bệnh là yếu tố đặc biệt được khuyến khích trong công tác điều trị và dự phòng các biến chứng (mắt, thận, thần kinh và tim mạch) do đái tháo đường [8]. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng được chứng minh về khả năng tăng cường độ nhạy cảm đối với insulin. Đây là yếu tố liên 2 quan đến cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường (đặc biệt đối với type 2) và các bệnh tim mạch khác. Rõ ràng, sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả điều trị và quản lý đái tháo đường. Bệnh viện Bắc Thăng Long trực thuộc Sở Y tế Hà Nội là Bệnh viện đa khoa hạng II, quy mô 420 giường bệnh với 29 khoa phòng cùng 420 cán bộ,viên chức. Phòng khám Nội tiết Bệnh viện Bắc Thăng Long được triển khai từ năm 2014, hiện đang quản lý gần 700 người bệnh đái tháo đường. Trong đó, người bệnh đái tháo đường type 2 là chủ yếu chiếm 85%. Đây là số lượng NB đái tháo đường tương đối lớn và số người bệnh ngày càng tăng, trong khi đó khoa Dinh dưỡng chưa có phòng tư vấn dinh dưỡng và truyền thông giáo dục sức khỏe. Chính vì vậy, việc giám sát về tuân thủ chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường cũng như công tác tư vấn về chế độ ăn, hoạt động thể lực hay cách phát hiện, dự phòng biến chứng là một vấn đề khó khăn đối với nhân viên y tế. Qua đánh giá nhanh người bệnh mắc ĐTĐ type 2 tại phòng khám cho thấy vẫn có những người bệnh không thực hiện chế độ ăn theo đúng tư vấn của nhân viên y tế. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Thực trạng tuân thủ chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2022” nhằm: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp để tăng cường tuân thủ chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bắc Thăng Long. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường Theo WHO thì: “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng Glucose máu do hậu quả của việc thiếu/hoặc mất hoàn toàn Insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của Insulin”[3]. Theo Hội ĐTĐ Hoa kỳ năm 2008: “Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng Glucose máu do khiếm khuyết tiết Insulin, khiếm khuyết hoạt động Insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [9]. 1.1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường Năm 2015, theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA: The American Diabetes Association) và được sự đồng thuận của WHO, ĐTĐ được chẩn đoán khi có ít nhất một trong bốn tiêu chuẩn sau [10]. * Tiêu chuẩn 1:Glycated hemoglobin(HbA1c)>6,5%. Xét nghiệm nên được thực hiện tại phòng xét nghiệm sử dụng phương pháp chuẩn. * Tiêu chuẩn 2: Đường huyết đói>126mg/dl (≈7.0mmol/l) trong 2 buổi sáng khác nhau. Đường huyết đói được định nghĩa là đường huyết khi đo ở thời điểm nhịn đói ít nhất 8 giờ. * Tiêu chuẩn 3: Đường huyết 2 giờ >200mg/dl (≈11.1mmol/l) khi làm test dung nạp glucose. Test dung nạp glucose nên thực hiện theo mô tả của WHO, sử dụng dung dịch 75g glucose hòa tan trong 250 ml nước uống nhanh trong 5 phút. * Tiêu chuẩn 4: Người bệnh có triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết như: Đái nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, sút cân hay tăng đường huyết trầm trọng kèm theo xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên  200mg/dl (≈11,1 mmol/l). 1.1.3. Phân loại đái tháo đường Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2015, ĐTĐ được chia làm 4 loại: ĐTĐ type 1, ĐTĐ type 2, ĐTĐ thai kỳ và các type đặc biệt khách [10]. 4 a) Đái tháo đường type 1 (Đái tháo đường phụ thuộc Insulin) Phần lớn xảy ra ở trẻ em, người trẻ tuổi và thường có yếu tố tự miễn. Ở Việt Nam chưa có số liệu điều tra quốc gia, nhưng theo thống kê từ các Bệnh viện thì tỷ lệ mắc ĐTĐ type 1 vào khoảng 7 - 8% tổng số người bệnh ĐTĐ. b) Đái tháo đường type 2 (Đái tháo đường không phụ thuộc Insulin) ĐTĐ type 2 thường xảy ra ở người lớn.Đặc trưng của ĐTĐ type 2 là kháng Insulin đi kèm với thiếu hụt tiết Insulin tương đối (hơn là thiếu tuyệt đối). Ở giai đoạn đầu, những người bệnh ĐTĐ type 2 không cần Insulin cho điều trị nhưng sau nhiều năm mắc bệnh, nhìn chung Insulin máu giảm dần và người bệnh dần dần lệ thuộc vào Insulin để cân bằng đường máu. c) Đái tháo đường thai kỳ ĐTĐ thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai (chiếm 1-2% người mang thai), do đường huyết tăng hoặc giảm dung nạp glucose, thường gặp khi có thai lần đầu và mất đi sau đẻ. Bệnh có khả năng tăng nguy cơ phát triển sau này thành ĐTĐ thực sự. d) Đái tháo đường khác Nguyên nhân do khiếm khuyết chức năng tế bào gây ra bởi gen, giảm hoạt tính của Insulin do khiếm khuyết gen, bệnh lý của tụy ngoại tiết, do các bệnh nội tiết khác... dẫn đến bệnh ĐTĐ. 1.1.4. Dinh dưỡng trong đái tháo đường Một chế độ dinh dưỡng thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu: - Đủ năng lượng cho hoạt động bình thường và phải đáp ứng phù hợp với những hoạt động khác như hoạt động thể lực hoặc những thay đổi điều kiện sống như: Tuổi, công việc làm, thể trạng mập hay gầy [15]. - Tỷ lệ cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường. - Đủ vi chất. - Chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp và tránh tăng đột ngột glucose máu. - Phối hợp với thuốc điều trị. 1.1.5. Tuân thủ chế độ ăn và hậu quả của việc không tuân thủ chế độ ăn 1.1.5.1. Khái niệm tuân thủ chế độ ăn 5 Tuân thủ chế độ ăn là đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng theo khuyến cáo của các chuyên gia. Tuân thủ chế độ ăn của người tiểu đường buộc phải thỏa mãn hai điều kiện:  Thứ nhất là phải giữ ổn định đường huyết, không làm tăng glucose máu nhiều sau ăn, không làm hạ glucose máu lúc xa bữa ăn, không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận...  Thứ hai là phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho cơ thể. Chính vì vậy, người bị tiểu đường phải phân phối năng lượng hợp lý bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, ít ra là ba bữa chính và có thể từ hai đến ba bữa ăn phụ: + Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày dựa trên tổng số năng lượng của cả ngày (theo tỷ lệ 1-1-3-1-3-1/10): bữa sáng 10%, bữa phụ buổi sáng: 10%, bữa trưa: 30%, bữa phụ buổi chiều: 10%, bữa tối: 30%, bữa phụ vào buổi tối: 10% năng lượng. + Nếu bệnh nhân có tiêm insulin, phải tính thời điểm lượng glucose máu tăng cao sau bữa ăn phù hợp với thời điểm insulin có tác dụng mạnh nhất. + Đối với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm, dễ có xu hướng bị hạ đường huyết trong đêm, nên có các bữa ăn phụ trước khi đi ngủ. + Ăn điều độ: Nên ăn đều đặn, không bỏ bữa và chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày (4 đến 6 bữa). + Ăn chừng mực: Không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều. + Ăn đa dạng: Nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa... + Tăng chất xơ: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau cải, bầu bí, mướp đắng, bông cải và các loại đậu. Nên ăn những loại trái cây tươi ít ngọt như thanh long, bưởi, cam, mận, sơri... + Kiêng dùng các loại đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, mứt, nước ngọt... và hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm, mì, hủ tiếu, cháo... + Giảm lượng chất béo. Không ăn các loại da, phủ tạng động vật. + Không nên ăn mặn. 6 + Nên ăn những thức ăn tươi nguyên để ít bị mất đi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. + Hạn chế ăn những thức ăn chế biến sẵn như mì tôm, patê, lạp xưởng, giò chả... + Uống đủ nước (ít nhất là 2 lít/ngày) Chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo đường type 2 gồm: Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến có lượng đường huyết cao, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ. Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai(khoai lang, khoai mì...), bánh bích qui, trái cây ngọt. Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu [12]. 1.1.5.2. Hậu quả của việc không tuân thủ chế độ ăn: Theo khuyến cáo của WHO, Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế cũng như kết quả từ các nghiên cứu cho thấy, không tuân thủ chế độ ăn có thể gây ra các hậu quả sau [11]: - Không kiểm soát được đường huyết. - Suy dinh dưỡng hoặc béo phì - Không ngăn ngừa được các biến chứng cấp tính: + Hạ glucose máu. + Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton do ĐTĐ. + Hôn mê tăng glucose máu không nhiễm toan ceton (hôn mê tăng áp lực thẩm thấu). + Hôn mê nhiễm toan lactic. + Các bệnh nhiễm trùng cấp tính. - Không ngăn ngừa được các biến chứng mạn tính: + Biến chứng tim mạch: Bệnh mạch máu, bệnh tim, đột quỵ. + Biến chứng tại mắt: Xuất huyết, xuất tiết võng mạc, giảm thị lực, mù lòa. + Biến chứng tại thận: Tổn thương thận, suy thận. + Biến chứng bàn chân: Loét bàn chân, cắt cụt chi dưới, hoại thư. + Biến chứng thần kinh. + Rối loạn chức năng cường dương ở nam. + Suy giảm chức năng sinh dục nữ. 1.1.6. Giới thiệu bộ câu hỏi tuân thủ chế độ ăn: 7 Bộ câu hỏi tuân thủ chế độ ăn dựa theo nghiên cứu của Phạm Hoàng Anh và Nguyễn Trọng Hưng bệnh viện Nội tiết trung ương năm 2021. Bộ câu hỏi gồm 3 phần: phần 1 gồm các thực phẩm nên ăn, phần 2 gồm các thực phẩm hạn chế và phần 3 là các thực phẩm không nên ăn: - Thực phẩm nên ăn gồm: các loại thịt nạc: bò, heo, gà, chim và các loại cá ( cá ba sa, cá quả, cá trắm, cá lăng, cá chình, cá rô phi…), các loại rau: rau cải, đậu, bồ ngót… các loại trái cây (cam, quýt, bưởi, mận)… Phần đánh giá dựa vào mức độ thường xuyên, thỉnh thoảng và không bao giờ sử dụng của người bệnh. Dựa vào các mức độ trong bảng Phụ lục 2 của người bệnh để xác định tỷ lệ tuân thủ dinh dưỡng, từ đó có kế hoạch cho công tác chăm sóc và điều trị tốt hơn cho người bệnh ĐTĐ type 2. - Thực phẩm hạn chế bao gồm những loại thực phẩm: Bánh mì, rau củ quả đóng hộp (củ cải đỏ, dưa chuột bao tử), món chiên xào quay như khoai tây chiên, rau muống xào, thịt ngan, vịt quay… - Thực phẩm không nên ăn: các loại bánh ngọt, kẹo, nước quả có đường, hoa quả ngọt như rứa, dưa hấu, đu đủ, xoài, nhãn, mít…, các món ăn nội tạng động vật. Bảng 1.2. Bảng điểm đánh giá tuân thủ chế độ ăn Cách tính điểm TT Thực phẩm Thường Thỉnh thoảng Hiếm khi (1 xuyên (≥ 4 (2-3 lần/ tuần) lần/ tuần) và lần/ tuần) không bao Tổng điểm giờ 1 Ăn các nội tạng 0 1 2 2 (lòng, gan, óc, đồ hộp…) 2 Các loại thịt nạc 2 1 0 2 3 Các loại: như cá ba 2 1 0 2 sa, cá chình, cá hồi, cá lăng, cá rô phi … 8 4 Ăn đồ rán 0 1 2 2 5 Ăn đồ quay 0 1 2 2 6 Bánh mì 0 1 2 2 7 Dưa hấu 0 1 2 2 8 Dứa (thơm) 0 1 2 2 9 Khoai bỏ lò (khoai 0 1 2 2 2 1 0 2 2 1 0 2 2 1 0 2 tây nướng, khoai lang nướng…) 10 Các loại đậu (đậu phụ, đậu xanh, đậu đen...) 11 Các loại trái cây (xoài, chuối, táo, nho, mận) 12 Hầu hết các loại rau Đánh giá mức độ đạt về tuân thủ chế độ ăn của từng biện pháp khi người bệnh trả lời đạt từ 60% trở lên trên tổng số điểm của từng biện pháp tuân thủ chế độ ăn * Tuân thủ chế độ ăn: Tổng điểm: 24 điểm - Tuân thủ khi ≥ 15 điểm. - Không tuân thủ < 15 điểm. 1.2. Thực trạng tuân thủ chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ type 2 trong nước và thế giới. 1.2.1. Trên thế giới: Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh ĐTĐ, dự kiến sẽ đạt 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045. Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến ĐTĐ trong năm 2019. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ type 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Đáng lưu ý, có tới 70% trường hợp 9 ĐTĐ type 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ điều trị và lối sống lành mạnh (dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục…). Nghiên cứu của tác giả N Engl J Med tại Hoa Kỳ năm 2006 trên 3234 người chỉ định ngẫu nhiên mắc bệnh tiểu đường có nồng độ đường huyết tương lúc đói và sau khi nạp calo, metformin (850 mg x 2 lần / ngày) hoặc chương trình thay đổi lối sống với mục tiêu giảm ít nhất 7% cân nặng và ít nhất 150 phút hoạt động thể chất mỗi tuần. Độ tuổi trung bình của những người tham gia là 51 tuổi và chỉ số khối cơ thể trung bình (cân nặng tính bằng kg chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét) là 34,0. 68% là phụ nữ và 45% là thành viên của các nhóm thiểu số. Kết quả thời gian theo dõi trung bình là 2,8 năm. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường lần lượt là 11.0, 7.8 và 4.8 trường hợp trên 100 người/năm ở các nhóm dùng giả dược, metformin và lối sống. Can thiệp lối sống làm giảm tỷ lệ mắc bệnh xuống 58 phần trăm (khoảng tin cậy 95 phần trăm, 48 đến 66 phần trăm) và metformin xuống 31 phần trăm (khoảng tin cậy 95 phần trăm, 17 đến 43 phần trăm), so với giả dược, can thiệp lối sống hiệu quả hơn đáng kể so với metformin. Kết luận thay đổi lối sống và điều trị bằng metformin đều làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người có nguy cơ cao. Can thiệp lối sống hiệu quả hơn metformin rất nhiều trong đó có thay đổi chế độ dinh dưỡng là chủ yếu.[17]. Trong một nghiên cứu của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ tháng 8 năm 2011 cho thấy các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) với các biện pháp can thiệp kéo dài ≥ 6 tháng so với lượng carbohydrate thấp, ăn chay, thuần chay, chỉ số đường huyết thấp (GI), chế độ ăn giàu chất xơ và chế độ ăn giàu protein với chế độ ăn kiểm soát bao gồm ít chất béo, GI cao có bằng chứng cho thấy việc giảm nồng độ glucose trong máu, giảm cân và cải thiện thành phần lipid làm giảm nguy cơ tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Kết quả: Tổng số 20 RCT đã được bao gồm (n = 3073 được bao gồm trong các phân tích cuối cùng trên 3460 cá thể được chỉ định ngẫu nhiên). Chế độ ăn ít carbohydrate, GI thấp và nhiều protein đều dẫn đến cải thiện nhiều hơn trong việc kiểm soát đường huyết [giảm hemoglobin glycated là -0,12% (P = 0,04), -0,14% (P = 0,008), -0,47 % (P <0,00001), và -0,28% (P <0,00001), tương ứng] so với chế độ ăn đối chứng tương ứng. Kết luận: Chế độ ăn ít carbohydrate, GI thấp và giàu protein có hiệu quả trong việc cải thiện các dấu hiệu khác nhau của nguy cơ tim mạch ở những người mắc 10 bệnh tiểu đường và nên được xem xét trong chiến lược quản lý bệnh tiểu đường tổng thể [18]. Một nghiên khác của tác giả Maria M Adeva Andany cùng cộng sự năm 2019 tại Pháp cho thấy thành phần chế độ ăn uống có tác động rõ rệt đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch. Các nghiên cứu tương lai cho thấy chế độ ăn kiêng với nhiều sản phẩm động vật và ít thực phẩm thực vật làm tăng nguy cơ mắc các bệnh này. Ở những đối tượng khỏe mạnh, lượng protein động vật tăng cường kháng insulin trong khi thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp tăng cường độ nhạy cảm với insulin. Các tác dụng tương tự đã được ghi nhận ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Do đó, trước khi mang thai ăn nhiều thịt (đã qua chế biến và chưa qua chế biến) có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn trong khi tiêu thụ nhiều protein thực vật trước khi mang thai có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thấp hơn. Các nhóm dân số thay đổi thói quen ăn uống truyền thống của họ, tăng lượng sản phẩm động vật trong khi giảm thực phẩm có nguồn gốc thực vật, tần suất mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng lên đáng kể. Mối liên hệ giữa lượng protein động vật với tình trạng kháng insulin không phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể. Ở những người béo phì tiêu thụ chế độ ăn giàu protein động vật, độ nhạy insulin không cải thiện sau khi giảm cân. Chế độ ăn nhằm mục đích giảm cân khuyến khích hạn chế carbohydrate và tiêu thụ nhiều protein động vật làm tăng cường kháng insulin, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch. Ảnh hưởng của các thành phần trong chế độ ăn uống đối với độ nhạy insulin có thể góp phần giải thích tác động nổi bật của thói quen ăn uống đối với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch. Đề kháng insulin có khuynh hướng dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 ở những người khỏe mạnh và làm suy giảm khả năng kiểm soát trao đổi chất ở bệnh nhân tiểu đường [19]. 1.2.2. Tại Việt Nam: Tại Việt Nam, theo tổng kết các nghiên cứu, năm 1990 bệnh ĐTĐ ở các khu vực Hà Nội (1,2%), Huế (0,95%), thành phố Hồ Chí Minh (2,52%). Theo điều tra năm 2001 tỷ lệ ĐTĐ type 2 ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh là 4,9%, tỷ lệ rối loạn dung nạp Glucose là 5,9%. Tỷ lệ người có yếu tố nguy 11 cơ phát triển ĐTĐ chiếm 38,5% (Lứa tuổi 30-60 tuổi). Điều tra quốc gia năm 2002 cho thấy người mắc bệnh ĐTĐ ở lứa tuổi 30-64 trong toàn quốc là 2,7% (ở khu vực đô thị và các khu công nghiệp tỷ lệ cao tới 4,4%). Đặc biệt, tỷ lệ bệnh trong nhóm người có yếu tố nguy cơ là rất cao (10,3%) [20]. Với tỷ lệ NB tăng từ 8% đến 10%/năm, Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới. Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị và mô tả các yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị ngoại trú đái tháo đường (ĐTĐ) tuýp 2. Tại bệnh viện đa khoa Trà Vinh điều tra 385 bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú thu được kết quả như sau: tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc là 86,5%, tuân thủ hoạt động thể lực là 69,1%, tuân thủ dinh dưỡng là 49,6% và tuân thủ kiểm soát đường huyết là 3,4%. Các yếu tố có liên quan với tuân thủ điều trị gồm nhóm tuổi, dân tộc, học vấn, nơi ở, tình trạng kinh tế và bệnh đi kèm. Tuân thủ về kiểm soát đường huyết có liên quan với bệnh thận (PR = 5,39, KTC 95% [1,66 – 17,53]). Do các tỉ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 còn chưa cao, cần tăng cường hướng dẫn và có các biện pháp hỗ trợ giúp cải thiện tuân thủ điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 [21]. Nghiên cứu của tác giả Bùi Khánh Thuận cho thấy kiến thức của người bệnh về chế độ ăn chưa cao có 53% người bệnh có kiến thức về chế độ ăn đúng > 50%, còn 47% người bệnh có kiến thức chưa đúng [22]. Một nghiên cứu khác của Đỗ Quang Tuyển và cộng sự năm 2012 cho thấy tỷ lệ người bệnh thực hiện chế độ ăn có kiến thức chưa đúng về các loại thực phẩm cần tránh như dưa hấu và quả dứa chỉ đạt lần lượt là 17,6% và 21,5%. Trong khi đó, có tới 63% người bệnh không có kiến thức là hạn chế ăn các chất tinh bột như cơm và miến dong [23]. Theo Tác giả Hà Thị Huyền tỷ lệ người bệnh tham gia nghiên cứu có kiến thức đạt về chế độ ăn bệnh lý là 59,4% [24]. Tác giả Trần Hoa Vân đã tiến hành nghiên cứu trên 100 người bệnh ĐTĐ type 2 tại phòng khám Nội tiết bệnh viện đa khoa Trung tâm Tiền Giang đã chỉ ra có 61,2% người bệnh chưa đúng về thực hành chế độ ăn bệnh lý [25]. Tác giả Nguyễn Huy Cường đã trình bày trong bài nghiên cứu của mình chế độ ăn là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong điều trị bệnh đái tháo đường [14], song trước nay có nhiều quan niệm sai lầm xung quanh việc khuyến cáo về dinh dưỡng trong chữa bệnh. Người bệnh thường ăn uống theo sự mách bảo là chủ 12 yếu. Điều đó có căn nguyên từ sự hiểu biết hạn chế về nguyên nhân gây bệnh ĐTĐ và các phương thức điều trị.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng