Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại bệnh...

Tài liệu Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện y dược cổ truyền quảng ninh

.DOCX
33
1
120

Mô tả:

i MỤC LỤC Contents LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................iii MỤC LỤC....................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................v ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.........................................................3 1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................... 3 1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................8 Chương 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT....................................................11 2.1. Giới thiệu Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh......................................... 11 2.2. Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Y dược cổ truyển Quảng Ninh.................................................................................................14 Chương 3: BÀN LUẬN..............................................................................................17 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.........................................................17 3.2. Tuân thủ điều trị sử dụng thuốc...........................................................................19 3.3. Những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại trong công tác chăm sóc NB tăng huyết áp tại bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh...............................................20 KẾT LUẬN.................................................................................................................23 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.............................................................................................. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1Phân độ tăng huyết áp...................................................................................3 Bảng 2. 1.Đặc điểm về tuổi, giới tính, trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n=90)..........................................................................................................................14 Bảng 2. 2.Tỷ lệ tuân thủ điều trị của người bệnh trong nghiên cứu (n= 90).............16 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1.Phân loại mức độ tuân thủ dùng thuốc (n=90)......................................17 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tăng huyết áp là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khoẻ của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35 - 40% nguyên nhân do tăng huyết áp. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2000 toàn thế giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp và con số này tăng lên là khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025. Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp trong các nghiên cứu về dịch tễ học vào khoảng từ 20% đến 25% [9]. Theo báo cáo của hội Tim Mạch học Việt Nam, tính đến tháng 5 năm 2016 tỷ lệ THA là 47,3%, trong đó chỉ có 31,3% THA kiểm soát được [2] , đến năm 2015 tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 47,3% người lớn bị tăng huyết áp [7] . Hiện nay tăng huyết áp (THA) gia tăng trên toàn thế giới và được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Tăng huyết áp liên quan đến 69% nhồi máu cơ tim lần đầu, 74% các ca bệnh động mạch vành, 77% đột quỵ não lần đầu và 91% các ca suy tim. Với tính chất của bệnh cần phải theo dõi huyết áp và dùng thuốc hạ áp suốt đời, do đó dễ dàng nhận thấy việc người bệnh phải tuân thủ dùng thuốc là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc ở bệnh nhân tăng huyết áp đáng lo ngại và cần có những can thiệp kịp thời. Có nhiều nguyên nhân làm giảm sự tuân thủ trong sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp, nhưng nguyên nhân cơ bản được chỉ ra là người bệnh hoàn toàn thụ động và chỉ quan tâm khi thấy ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân, trong khi đó THA tiến triển thầm lặng [12]. Đây thực sự là một thách thức đối với các bác sỹ và điều dưỡng trực tiếp điều trị, CSNB. Vai trò chăm sóc, tư vấn của điều dưỡng đòi hỏi phải kiên trì giúp NB tuân thủ điều trị bằng cách tư vấn kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị cho NB. Từ thực tế trên đề tài “Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh” được tiến hành nhằm mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao sự tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm về huyết áp và tăng huyết áp 1.1.1.1. Định nghĩa huyết áp Huyết áp là áp lực ở trong lòng động mạch góp phần giúp cho máu được luân chuyển trong động mạch tới các mô và cơ quan. Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) là do lực co bóp của tim tạo nên. Huyết áp của chúng ta ở mức cao nhất khi tim co bóp. Trái lại huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) là do trương lực thành mạch tạo nên (và trong thời kỳ tim giãn – tâm trương). Huyết áp bị ảnh hưởng bởi tim (sức co bóp và nhịp đập); độ quánh của máu; thể tích máu lưu thông và bản thân thành mạch (sức đàn hồi). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), huyết áp bình thường đo ở cánh tay là ≤120/80mmHg. Huyết áp có đặc điểm là thay đổi theo thời gian, trạng thái tâm lý và một số yếu tố khác…[10] 1.1.1.2 Định nghĩa tăng huyết áp Tăng huyết áp (THA) là khi huyết áp thường xuyên cao hơn mức bình thường (huyết áp tâm thu và/ hoặc huyết áp tâm trương). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, THA khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg [10]. 1.1.1.3 Chẩn đoán tăng huyết áp Chẩn đoán xác định THA: dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng quy trình. Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi theo từng cách đo huyết áp [6]. 1.1.1.4 Chẩn đoán mức độ tăng huyết áp Dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế đo được có thể xác định mức độ THA Bảng 1. 1. Phân độ tăng huyết áp Phân độ HA HA tối ưu Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương (mmHg) (mmHg) < 120 < 80 HA bình thường 120 - 129 80 - 84 Tiền THA 130 – 139 85-89 THA độ I ( nhẹ ) 140 – 159 90 – 99 THA độ II (trung bình) 160 – 179 100 – 109 THA độ III (nặng) ≥ 180 ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90 (Nguồn: Cập nhật hướng dẫn điều trị bệnh tăng huyết áp theo ESC/ESH 2018 ) Phân độ THA dựa vào chỉ số huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm trương (HATTr) hoặc chỉ một trong hai dạng đó. Khi HATT và HATTr không cùng mức phân độ khác nhau thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được đánh giá theo mức biến động của HATT [6]. 1.1.2. Đánh giá người bệnh tăng huyết áp 1.1.2.1. Khám lâm sàng và xét nghiệm Khám và hỏi bệnh sử đầy đủ ở mọi bệnh nhân nhưng chỉ cần làm một số xét nghiệm thường quy. 1.1.2.2 Tiền sử gia đình Khai thác tiền sử gia đình đầy đủ, đặc biệt chú trọng vào THA, ĐTĐ, rối loạn lipid máu, bệnh tim – động mạch vành sớm, đột quỵ và bệnh thận. 1.1.2.3 Khám thực thể Ngoài việc đo HA, khám thực thể nhằm tìm kiếm các yếu tố nguy cơ (đặc biệt béo phì dạng nam), các dấu hiệu của THA thứ phát và bằng chứng của 7 tổn thương cơ quan đích. 1.1.2.4 Đánh giá cận lâm sàng + Đánh giá cận lâm sàng giúp góp phần tìm kiếm bằng chứng các yếu tố nguy cơ của THA thứ phát, tổn thương cơ quan đích. + Các chỉ định cận lâm sàng thường quy bao gồm: đường máu (nên xét nghiệm đường máu lúc đói), Cholesterol toàn thể, Triglycerid, HDL-C, urat, Creatinin, Na+, K+, Hemoglobin và Hematocrit, nước tiểu (test que nhúng bổ sung bởi kiểm tra cặn lắng nước tiểu), điện tim. Nếu đường máu khi đói ≥ 6,1 mmol/L (110mg/dL) thì đường máu sau ăn hoặc nghiệm pháp dung nạp Glucose nên được kiểm tra. 1.1.2.5. Các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp Triệu chứng cơ năng - Đau đầu: đau khư trú vùng trán, chẩm hoặc thái dương, có khi đau nửa đầu, thường đau về đêm, đau tăng khi bị các kích thích mạnh như ồn ào, tức giận… đau âm ỉ nhưng cũng có khi đau dữ dội. Các triệu chứng khác có thể gặp là hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt… không đặc hiệu. Một số triệu chứng khác của THA tùy thuốc vào nguyên nhân hoặc biến chứng THA [16]. Triệu chứng thực thể Chỉ số HA huyết áp tâm thu ≥ 140mgHg và/ hoặc HA tâm trương ≥90 mmHg [16]. Các dấu hiệu của bệnh lý kèm theo hoặc biến chứng. - Người bênh có thể có bệnh béo phì, mặt tròn trong hội chứng Cushing, cơ chi trên phát triển hơn cơ chi dưới trong bệnh hẹp eo động mạch chủ. - Khám tim mạch có thể phát hiện sớm dày thất trái hay dấu hiệu suy tim trái. - Khám bụng có thể phát hiện tiếng thổi tâm thu hai bên rốn trong hẹp động mạch thận, phồng động mạch chủ hoặc khám phát hiện thận to, thận đa nang. - Khám thần kinh có thể phát hiện các tai biến mạch máu não cũ hoặc nhẹ. 1.1.2.6. Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp [11] Chỉ có rất ít từ 5% đến 10% bệnh nhân THA là có nguyên nhân cụ thể (như bệnh thận, bệnh nội tiết, U tủy thượng thận…). Đa số bệnh nhân THA không tìm thấy nguyên nhân cụ thể và những trường hợp này được gọi là THA tiên phát hay vô căn. Tuy nhiên ở những trường hợp này thường có những yếu tố dễ mắc bệnh, gọi là yếu tố nguy cơ. Càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc bệnh càng cao. Các yếu tố này bao gồm: -Các yếu tố không thay đổi được: Tuổi cao, nam giới, gia đình có người bị THA, phụ nữ mãn kinh sớm… - Các yếu tố thay đổi được chủ yếu là các yếu tố liên quan đến thói quen, lối sống. Cụ thể là: + Ăn mặn (người Việt Nam nhìn chung ăn mặn gấp đôi ngưỡng cho phép) + Ăn ít rau xanh, trái cây tươi. + Căng thẳng tâm lý thường xuyên + Ít tập luyện thể lực + Thừa cân/ béo phì (thừa cân khi chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 23kg/m2 và béo phì khi BMI ≥ 25kg /m2) Một số tình trạng bệnh lý (như tiểu đường, béo phì..) cũng làm tăng nguy cơ bị THA. Trong số 10 người mắc tiểu đường thì có khoảng 6 người cũng bị THA kèm theo. 1.1.2.7. Các biến chứng của tăng huyết áp Tăng huyết áp gây nên tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt hay gặp là tổn thương ở tim, não, thận, mắt và mạch máu lớn... những tổn thương này được gọi chung là tổn thương ở cơ quan đích hay biến chứng của THA. Các biến chứng của THA nguy hiểm không chỉ bởi vì có thể gây tử vong, mà ngoài ra còn để lại những di chứng nặng nề (liệt do tai biến mạch não, suy tim, suy thận, mù lòa...) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và là gánh nặng của gia đình và xã hội. 1.1.3. Điều trị tăng huyết áp 1.1.3.1. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp - Mục tiêu quan trọng nhất của điều trị THA là nhằm giảm tối đa và lâu dài nguy cơ bệnh tim mạch. - Đối với hầu hết các bệnh nhân, HA mục tiêu phải ở mức <140/90 mmHg, thậm trí thấp hơn nếu BN có thể dung nạp được. - Đối với BN ĐTĐ hoặc có nguy cơ cao/ rất cao, HA mục tiêu cần phải đạt là <130/80 mmHg. 1.1.3.2. Điều trị không dùng thuốc Bệnh nhân THA độ 1, không có biến chứng BTM và không có tổn thương cơ quan đích, đáp ứng với thay đổi lối sống xảy ra sau 4-6 tháng đầu. Nên bắt đầu biện pháp thay đổi lối sống đồng thời với việc dùng thuốc ở bệnh nhân THA có nguy cơ cao. 1.1.3.3. Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc tại tuyến cơ sở: + Tăng huyết áp độ 1: có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm: lợi tiểu thiazide liều thấp; ức chế men chuyển; chẹn kênh canxi loại tác dụng kéo dài; chẹn beta giao ) cảm (nếu không có chống chỉ định). + Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh canxi ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn bêta giao cảm. + Từng bước phối hợp các thuốc hạ huyến áp cơ bản, bắt đầu từ liều thấp như lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide 12.5mg/ngày), chẹn kênh canxi dạng phóng thích chậm (nifedipine chậm (retard) 10-20mg ngày), ức chế men chuyển (enalapril 5mg/ngày; perindopril 2,5-5 mg ngày ..) - Quản lý người bệnh ngay tại tuyến cơ sở để đảm bảo bệnh nhân được uống thuốc đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị tái khám, phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc [16]. 1.1.4. Phòng bệnh và biến chứng Người bệnh THA bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc cần phải tích cực thay đổi lối sống để phòng ngừa THA và các biến chứng do THA gây ra đặc biệt trên đối tượng là NCT [16]. 1.1.5. Tuân thủ sử dụng thuốc 1.1.5.1. Khái niệm tuân thủ sử dụng thuốc [16]. Năm 2013, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra định nghĩa tuân thủ điều trị là “Mức độ hành vi của người bệnh bao gồm sử dụng thuốc, thực hiện chế độ ăn và hoặc thay đổi lối sống dựa trên hướng dẫn của nhân viên y tế”. Theo đó, tuân thủ điều trị gồm 2 phần: Tuân thủ sử dụng thuốc và tuân thủ các biện pháp không dùng thuốc của người bệnh. Hiện nay, các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới sử dụng nhiều khái niệm khác nhau để mô tả việc sử dụng thuốc của người bệnh như: Tuân thủ, sử dùng thuốc nhỏ hơn tuân thủ sử dụng thuốc tuân thủ dùng thuốc. Hội nghị Châu Âu về giám sát tuân thủ của người bệnh năm 2009 đưa ra định nghĩa về tuân thủ sử dụng thuốc là “quá trình người bệnh sử dụng thuốc theo chỉ định”. Trong đó, tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh gồm 3 phần “Bắt đầu sử dụng thuốc khi được kẻ đơn, mức độ thực hiện thuốc theo chỉ định và dừng sử dụng thuốc” Theo khuyến nghị của Bộ Y tế về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA năm 2010. Tuân thủ điều trị thuốc là người bệnh uống thuốc đúng đủ và đều đặn theo đơn của bác sĩ Sử dụng thuốc kể cả khi HA bình thường và không được tự ý thay đổi thuốc và liều lượng thuốc [16]. 1.1.5.2. Hành vi nguy cơ về tuân thủ sử dụng thuốc Người bệnh có hành vi nguy cơ trong tuân thủ sử dụng thuốc khi có một và hoặc nhiều hành vi sau: - Người bệnh quên uống thuốc. - Người bệnh tự ngừng sử dụng thuốc khi chưa hết đợt điều trị. - Người bệnh bớt loại thuốc theo chỉ định. - Người bệnh uống thêm thuốc. - Người bệnh không tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng nhận thức tuân thủ sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên thế giới Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch ở các nước trên thế giới. Nhiều thử nghiệm lớn trên thế giới về điều trị THA đã cho thấy tác dụng của điều trị làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh lý, biến chứng và tử vong về tim mạch. Tuy vậy, mặc dù hiện nay đang có rất nhiều các loại thuốc hạ áp hữu hiệu và những khuyến nghị hướng dẫn điều trị của Tổ chức Y tế Thế Giới nhưng tỷ lệ tuân thủ thuốc và kiểm soát huyết áp vẫn còn thấp. Theo WHO, điều tra cộng đồng cho thấy THA không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ chiếm khoảng 70 – 75% ở bệnh nhân THA trên toàn thế giới. Tại Hoa kỳ năm 2006, có khoảng 77,6% là được biết bị THA. Trong số BN bị THA chỉ có 67,9% được điều trị và chỉ có 44,1% là được khống chế tốt HA Theo thông báo của Hội THA Tây Ban Nha năm 1996, tỷ lệ THA của nước này là 30% ở người trưởng thành, tỷ lệ nhận biết và được điều trị ở thập kỷ 80 là 50%, nhưng sau đó nhờ hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khoẻ Lalićl, J, G (2013) đã thực hiện phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang với 170 người bệnh điều trị THA trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Serbia. Kết quả cho thấy các yếu tố quan trọng đối với việc không tuân thủ đó là: không tuân thủ điều trị (27,27%), không thường xuyên kiểm tra sức khỏe (11,3%), và hay quên (22,73%), trong đó phối hợp với các nguyên nhân là 38,64%. [18]. Một nghiên khác của Yu-Pei Lia, Ying-Hsiang Huang Yi-Ching Yang. 2007. Tỷ lệ tuân thủ thuốc điều trị tăng huyết áp của người bệnh cao tuổi ở Tainan City Southem Taiwan là 57,6%. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ thuốc bao gồm: nam giới thấp hơn nữ giới, liều dùng hàng ngày, thu nhập hàng tháng thấp, niềm tin vào hiệu quả của thuốc, và tác dụng phụ của thuốc [20]. 1.2.2. Thực trạng nhận thức tuân thủ sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở Việt Nam Qua khảo sát sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang của Nguyễn Tuấn Khanh: Bệnh nhân có uống thuốc mỗi ngày, uống thuốc theo toa của bác sĩ chiếm tỷ lệ 86,9% và 87,4%. Có tái khám đều đặn theo hẹn là nhân có thực hành thay đổi lối sống trong điều trị bệnh THA, trong đó hạn chế ăn mặn được thực hiện nhiều nhất 78,1%, kế tiếp là bỏ hút thuốc là 73,2%, hạn chế uống rượu 71%. Lý do dẫn đến người bệnh không tuân thủ điều trị có tỷ lệ nhiều nhất là do bệnh nhân sợ hạ huyết áp (65%), sợ tác dụng phụ của thuốc (53%), không đủ điều kiện kinh tế (48,6%), lý do quên uống thuốc có tỷ lệ thấp nhất (19,7%). Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị THA là 26,3%. Các yếu tố dẫn đến sự không tuân thủ điều trị: sợ hạ huyết áp, sợ tác dụng phụ của thuốc và không đủ điều kiện kinh tế [3]. Theo nghiên cứu của Bùi Thị Mai Tranh tỷ lệ tuân thủ việc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị THA ở người bệnh cao tuổi tại Bệnh viện Quận 7 năm 2011 thì ỷ lệ tuân thủ là 25%. Không tuân thủ điều trị 75%. Nguyên nhân kém tuân thủ điều trị bao gồm: Không đủ điều kiện kinh tế (43%), quên uống thuốc (36%), không biết cần uống thuốc liên tục (34%), sợ uống nhiều thuốc (31%), nghĩ đã khỏi bệnh (23%) chiếm một tỉ lệ đáng chú ý trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị [14]. Tác gia Nguyễn Xuân Phú (2011) nghiên cứu về thực trạng thực hành tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp của người bệnh 25-60 tuổi tại 4 phường TP Hà Nội cho thấy nhưng chỉ có 43.6% là uống thuốc đầy đủ; 32,8% người bệnh không uống thuốc điều trị. Lý do không uống thuốc đầy đủ bao gồm: Bận công việc là 10.8%, cho là không quan trọng là 6.4%, cho rằng huyết áp bình thường thì không cần uống thuốc là 6.4%, sợ tác dụng phụ của thuốc là 6.4%, người nhà không nhắc nhớ uống thuốc là 4%.; có đến 54,4% NB uống thuốc liên tục; 15,6% đối tượng nghiên cứu chỉ uống theo đợt, 3,2% NB chỉ uống khi HA cao; 2,8% NB tự điều trị [13]. Đồng Văn Thành (2012), trong nghiên cứu tổng kết 10 năm triển khai mô hình quản lý và điều trị có kiểm soát bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Bạch Mai và 22 bệnh viện khác cho thấy tỷ lệ chưa tuân thủ điều trị là 44,8% [1]. Trong nghiên cứu của GS.TS. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2008), đổi tượng nghiên cứu là 1200 người dân từ 25 - 60 tuổi, đang sống và có hộ khẩu tại 8 tỉnh trong nghiên cứu bao gồm: Thái Bình, Đồng Tháp, Thái Nguyên, Đắk Lắk, Nghệ An, Khánh Hòa, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy tần suất tăng huyết áp cao nhất là ở khu vực thành phố chiếm 34,7%, và thấp nhất là vùng duyên hải ven biển chiếm 20,5%, tỷ lệ THA ở cùng thành thị gần gấp đôi ở vùng nông thôn. Tần suất, nhận biết, điều trị kiểm soát huyết áp ở giới nam thấp hơn so với nữ và ở vùng nông thôn thấp hơn thành thị [15]. Nghiên cứu mô tả của Lê Thị Quyên và cộng sự về việc tuân thủ điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp được tiến hành trên 120 bệnh nhân chẩn đoán là THA tại xã Cổ Lũng và Phấn Mễ huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 7 năm 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tốt 13,4%, tuân thủ trung bình 28,5%, không tuân thủ 58,3%. [5] Chương 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Giới thiệu Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp Y tế, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, là tuyến khám bệnh, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền cao nhất của tỉnh. Vị trí, chức năng của Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp Y tế, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, là tuyến khám bệnh, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền cao nhất của tỉnh. Bệnh viện có chức năng: thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại, nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền của các cơ sở đào tạo y, dược và các đơn vị có nhu cầu. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh (thực hiện theo Thông tư số 37/TT-BYT ngày 26/10/2011 của bộ Y tế về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của bệnh viện YHCT tuyến tỉnh)  Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng:  Nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền:  Đào tạo  Chỉ đạo tuyến  Phòng, chống dịch bệnh  Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe  Công tác dược và vật tư y tế:  Quản lý bệnh viện  Hợp tác quốc tế Sơ lược một số hoạt động: Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh đã phát triển vượt bậc cả về cơ sở vật chất, nhân lực, trình độ và trang thiết bị y tế hiện đại đáp ứng tốt các tiêu chí bệnh viện đa khoa về y dược cổ truyền. Bệnh viện đã phát huy được trí tuệ tập thể, vai trò cá nhân lãnh đạo, từng bước phát triển chuyên môn, triển khai các kỹ thuật mới với nhiều hình thức để không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Bệnh viện đã thực hiện tốt 12 điều Y đức và kỹ năng giao tiếp, thực hiện văn hóa nơi công sở, công tác quản lý kinh tế bệnh viện và trang thiết bị y tế. Năm 2006 – 2010, Bệnh viện đã được UBND tỉnh đầu tư xây dựng mới hoàn toàn bệnh viện, cơ sở vật chất khang trang, xanh sạch đẹp và đã được đầu tư nhiều trang thiết bị y tế hiện đại đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, khám chữa bệnh cho nhân dân trong tình hình mới. Hiện nay, Bệnh viện đã được đầu tư nhiều trang thiết bị y tế hiện đại như: máy phẫu thuật Trĩ LG 2000, máy kéo giãn cột sống cổ, kéo giãn cột sống lưng, thắt lưng, máy điện châm đa năng, máy từ trường, máy xung kích, điện phân, đèn hồng ngoại, bộ tập PHCN đa năng, laser nội mạch, lase châm cứu, siêu âm điều trị, máy chụp XQ kỹ thuật số, CT cắt lớp, siêu âm màu 4D, điện tim 6 cần, máy đo loãng xương, đo lưu huyết não, máy sinh hóa tự động, máy khám điều trị RHM, máy nội soi TMH, máy khám Mắt... Đặc biệt năm 2014, Bệnh viện đã được UBND tỉnh, Sở Y tế đầu tư buồng Oxy cao áp. Bệnh viện đã triển khai bộ phận Hồi sức tích cực - Oxy cao áp, và triển khai Bệnh viện vệ tinh Châm cứu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng tốt hơn. Sở trường của bệnh viện là lĩnh vực khám chữa bệnh về y học cổ truyền với ưu thế độc đáo chữa các dạng bệnh thuộc người cao tuổi, mắc bệnh mãn tính, các bệnh liệt (liệt do tai biến mạch máu não, thần kinh VII ngoại biên, liệt do chấn thương tủy sống... ), thoái hoá cột sống, đau thần kinh toạ, đau vai gáy, bệnh trĩ, viêm đại tràng, mất ngủ, suy nhược cơ thể, đau đầu, viêm đa khớp dạng thấp, lở ngứa, dị ứng…. Bằng kinh nghiệm dân gian kết hợp trang bị máy móc hiện đại, với kỹ thuật chuyên môn và tay nghề không ngừng được nâng cao, cùng với tinh thần thái độ ân cần chu đáo, luôn chú ý lắng nghe người bệnh, thực hiện tốt 2 tiêu chí: “Làm hài lòng người bệnh và hài lòng cán bộ viên chức”, cho nên uy tín của bệnh viện ngày càng nâng cao trong cán bộ và nhân dân. Số lượng người bệnh đến điều trị bằng phương pháp YHCT ngày càng tăng lên. Bệnh viện đã và đang tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng mở rộng một số chuyên khoa sâu, tích cực cử cán bộ đi tham quan học tập nhằm đáp ứng tốt hơn công tác điều trị tại bệnh viện. 2.2. Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Y dược cổ truyển Quảng Ninh. Khảo sát trên 90 người bệnh bị tăng huyết áp đang điều trị tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh từ tháng 3/2022-07/2022. Sử dụng bộ công cụ đánh giá tuân thủ điều trị theo thang điểm Morisky MMAS – 8 [21], được dịch ra phiên bản tiếng Việt. Cho thấy thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc như sau: Bảng 2. 1.Đặc điểm về tuổi, giới tính, trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n=90) TT 1 2 3 4 Tần số Tỷ lệ (n) (%) ≥ 60 55 61,1 < 60 35 38,9 Nam 60 66,7 Nữ 30 33,3 Thành thị 49 54,5 Nông thôn 31 34,5 Tiểu học 2 2,2 Trung học cơ sở 20 22,3 Phổ thông cơ sở 50 55,5 Trung cấp, cao đẳng, đại 18 Nội dung Tuổi Giới tính Nơi ở hiện tại của ông/bà Trình độ học vấn học Nghề nghiệp chính của 5 6 ông/bà hiện nay Thời gian mắc bệnh 20 Viên chức 15 16,7 Công nhân 20 22,2 Nông dân 35 38,8 Khác:......................... 20 22,3 < 1 năm 39 43,3 1 - 5 năm 27 30 > 5 năm 24 26,7 7 Có tham gia bảo hiểm y tế Không 7 7,8 Có 83 92,2 Nhận xét: Nhóm bệnh nhân là người cao tuổi trên 60 tuổi chiếm phần lớn 61,1% dưới 60 tuổi chiếm 38,9% Đa phần bệnh nhân là nam 66,7%, tỷ lệ BN nữ thấp hơn chỉ có 33,3%. Phần lớn người bệnh có hộ khẩu thường trú tại thành thị 54,5%, ở nông thôn là 34,5%. Trình độ học vấn của người bệnh chủ yếu là tốt nghiệp trung học phổ thông 55,5%, người bệnh có trình độ từ trung cấp trở lên là 20%. Người bệnh là nông dân chiếm 38,8%, công nhân 22,2%, viên chức 16,7%. Người bệnh có thời gian mắc bệnh dưới một năm chiếm đa số 43,3%, từ 1-5 năm 30%, trên 5 năm là 26,7%. Hầu hết người bệnh điều trị có tham gia bảo hiểm y tế 92,2%, chỉ một phần nhỏ không tham gia bảo hiểm y tế 92,2%. Bảng 2. 2.Tỷ lệ tuân thủ điều trị của người bệnh trong nghiên cứu (n= 90) Câu hỏi Có Không TT 1 Thỉnh thoảng quên thuốc 37 (41,1%) 53 (58.9%) Trong 2 tuần vừa qua có lúc quên uống 31 (34.4%) 59 (65.6%) 18 (20.0%) 72 (80.0%) 35 (38.9%) 55 (61.1%) 62 (68.9%) 27 (41,1%) 36 (40.0%) 54 (60.0%) 28 (31.1%) 62 (68.9%) 22 (24.4%) 68 (75.6%) 2 thuốc Giảm hoặc ngưng thuốc mà không nói 3 4 5 với bác sỹ vì cảm thấy sức khỏe xấu hơn Quên mang thuốc khi đi xa Đã uống thuốc ngày hôm qua Ngừng thuốc khi cảm thấy triệu chứng 6 bệnh thuyên giảm Cảm thấy phiền khi phải điều trị dài 7 ngày Có gặp khó khăn khi phải nhớ uống 8 thuốc đầy đủ: Nhận xét: Người bệnh không tuân thủ dùng thuốc chủ yếu thi thoảng quên uống thuốc (41,1%). Có 58,8% người bệnh không quên uống thuốc hàng ngày Tỷ lệ NB trong 2 tuần vừa qua có lúc quên uống thuốc 34,4%, Dừng thuốc khi cảm thấy triệu chứng thuyên giảm (40%). Có (65.6%) người bệnh không quên uống thuốc trong hai tuần qua. Tỷ lệ NB giảm hoặc ngưng thuốc mà không nói với bác sỹ vì cảm thấy sức khỏe xấu hơn là 20%; 38% NB quên mang thuốc khi đi xa, 40% ngừng thuốc khi thấy bệnh thuyên giảm, 31,1% cảm thấy phiền khi phải điều trị dài ngày, 24,4% cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống thuốc đầy đủ. 20,% 38.9% Tuân thủ tốốt Tuân thủ trung bình Khống tuân thủ 41.1, % Biểu đồ 2. 1.Phân loại mức độ tuân thủ dùng thuốc (n=90) Nhận xét: Có 20% NB tuân thủ tốt sử dụng thuốc 41,4% NB tuân thủ sử dụng thuốc ở mức trung bình, 38,9% không tuân thủ sử dụng thuốc. Chương 3: BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Phân bố theo tuổi và giới tính Bệnh tăng huyết áp hiện nay đang trở thành vấn đề thời sự, đặc biệt ở người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tuổi cao là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa tuổi tác và giới tính đối với bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh (bảng 2.1) cho thấy nhóm tuổi bị bệnh tăng huyết áp hay gặp nhất là độ tuổi > 60 tuổi chiếm tỷ lệ 61,1%, độ tuổi từ dưới 60 tuổi chiếm tỷ lệ 38,9% .Tỷ lệ người bệnh mắc bệnh THA trong nghiên của chúng tôi cũng tăng theo tuổi kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác như: Nguyễn Thị Tuyết Lan năm 2013 nghiên cứu 206 người bệnh tăng huyết áp điều trị nội trú tại khoa Nội Bệnh viện Đại học Y- Dược Thái Nguyên [4]. Chỉ số huyết áp có những biến đổi sinh lý, chịu tác động của nhiều yếu tố. Ở người cao tuổi thành mạch thưởng bị lão hóa nhiều, tính đàn hồi giảm, động mạch trở nên xơ cứng dẫn đến biến chứng là tăng huyết áp đặc biệt là THA tâm thu đơn độc. Hơn nữa khi tuổi cao thì các hệ cơ quan trong cơ thể cũng thường bị suy yếu và hoạt động kém hơn bình thường. Điều này đã phần nào lý giải cho việc tăng huyết áp ở người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở các nhóm tuổi trong đó chủ yếu tập trung ở nhóm người bệnh cao tuổi. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu gần đây cho rằng huyết áp phát sinh theo sự ra tăng của độ tuổi. Như vậy, đa số những người bệnh đều mang yếu tố nguy cơ là tuổi cao. Trong bối cảnh tuổi thọ trung bình của con người trên thế giới nói chung và Việt Nam nơi riêng ngày càng tăng cao thì sự ra tăng tỷ lệ huyết áp (vốn đã cao) theo tuổi là một thách thức không nhỏ đối cới chúng ta. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ bệnh THA liên quan tới giới tính cho thấy, lượng bệnh nhân là nam chiếm 2/3 tổng số người bệnh 66,7%. Giải thích cho điều này có thể do nữ giới thường quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe của cá nhân mình so với nam giới; đối với nam giới là đối tượng hay uống rượu, bia và hút thuốc lá… chưa thường xuyên chú trọng đến sức khỏe bản thân. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn nữ giới đồng nghĩa với việc nam giới có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đột quỵ, và các bệnh tim mạch khác cao hơn nữ giới.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng