Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh nam định trong điều kiện biến đổi khí ...

Tài liệu Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh nam định trong điều kiện biến đổi khí hậu

.PDF
207
139
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ GIANG HƯƠNG THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH NAM ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI, NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ GIANG HƯƠNG THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH NAM ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ: 62 85 01 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÒNG 2. TS. BÙI MINH TĂNG HÀ NỘI, NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Trần Thị Giang Hương i LỜI CẢM ƠN Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng, TS. Bùi Minh Tăng, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành trong công tác nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy, cô giáo Bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Luận án này được thực hiện với sự hỗ trợ của Lãnh đạo, cán bộ, công chức Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, Ủy ban Nhân dân và Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy; các hộ gia đình trên địa bàn điều tra đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện, nghiên cứu luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu đó. Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai, Lãnh đạo Cục Quy hoạch đất đai cùng các đồng nghiệp trong Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè và người thân trong gia đình tôi đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Trần Thị Giang Hương ii MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn i ii Mục lục Danh mục các từ viết tắt iii vi Danh mục bảng Danh mục hình vii ix MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của đề tài 1 1 2 3 Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3 4 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Những đóng góp mới của đề tài 3 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở lý luận về đất đai và sử dụng đất đai 5 5 1.1.1 1.1.2 Khái niệm về đất đai Sử dụng đất 1.1.3 Sử dụng đất nông nghiệp 10 1.1.4 Sử dụng đất nông nghiệp bền vững 12 1.1.5 1.1.6 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Về vấn đề định cư 14 15 1.1.7 1.1.8 Vấn đề sử dụng đất ngập nước Vấn đề sử dụng đất vùng cửa sông ven biển 16 17 1.1.9 1.2 Thách thức đối với sử dụng đất bền vững Biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam 17 18 1.2.1 1.2.2 Khái niệm chung về biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu trên thế giới 18 19 1.2.3 1.3 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và vấn đề sử dụng đất 24 27 1.3.1 1.3.2 Mối quan hệ giữa đặc điểm của đất đai và các yếu tố khí hậu Tác động của các yếu tố khí hậu đến sử dụng đất 27 31 1.4 Biến động sử dụng đất và tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở Việt Nam 37 5 6 iii 1.4.1 Biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2013 37 1.4.2 Tình hình thoái hóa đất do tác động của biến đổi khí hậu 40 1.5 Sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu 41 1.5.1 Chiến lược toàn cầu về phát triển bền vững 41 1.5.2 Phương pháp luận sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu 44 1.5.3 Sử dụng đất bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam 47 1.6 Xác định các hướng nghiên cứu chính 49 1.6.1 Về nhận thức 49 1.6.2 Định hướng nghiên cứu 50 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51 Nội dung nghiên cứu Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Nam Định Thực trạng sử dụng đất và tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất tỉnh Nam Định giai đoạn 2000 - 2013 51 Mô hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu 51 trong điều kiện biến đổi khí hậu 51 2.2 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận hệ thống 52 52 2.2.2 2.2.3 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin 52 53 2.2.4 Phương pháp nghiên cứu mô hình sử dụng đất 53 2.2.5 Phương pháp chồng ghép bản đồ 59 2.2.6 2.2.7 Phương pháp thống kê, so sánh Phương pháp tham vấn chuyên gia 60 60 2.1 2.1.1 2.1.2 2.1.3 51 51 2.1.4 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Nam Định 3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 3.1.2 Tình hình biến đổi khí hậu tỉnh Nam Định giai đoạn 1990-2010 3.1.3 Đánh giá chung 61 61 61 65 69 iv 3.2.3 Thực trạng sử dụng đất và tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất tỉnh Nam Định thời kỳ 2000 - 2013 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 Biến động đất đai và tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất thời kỳ 2000 - 2013 Đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu đến vấn đề sử dụng đất 3.3 Mô hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu 95 3.3.1 Mô hình sử dụng đất nông nghiệp 97 3.2 3.2.1 3.2.2 3.3.2 3.4 71 71 77 93 109 Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 3.4.1 Kịch bản biến đối khí hậu tỉnh Nam Định giai đoạn 2020-2100 117 117 3.4.2 Tác động của ngập do nước biển dâng đến định hướng sử dụng đất 119 3.4.3 3.4.4 Tác động của xâm nhập mặn đến định hướng sử dụng đất Nhận xét chung 121 123 3.5 Định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện biến đổi khí hậu 124 124 3.5.1 3.5.2 3.5.3 3.5.4 u Tầm nhìn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đất đai năm 2030 Giải pháp sử dụng đất để thích ứng với biến đổi khí hậu KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. 126 135 137 141 141 Kiến nghị 143 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 144 Tài liệu tham khảo Phụ lục 145 150 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt BĐKH Biến đổi khí hậu CMĐSDĐ Chuyển mục đích sử dụng đất KCN Khu công nghiệp NBD Nước biển dâng NTTS Nuôi trồng thủy sản QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất SDĐ Sử dụng đất UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc UBND Ủy ban Nhân dân vi DANH MỤC BẢNG Tên bảng STT Trang 1.2 Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2013 38 1.3 Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2013 39 2.1 Mức điểm đánh giá đối với các tiêu chí 56 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu qua một số năm 65 3.2 Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2013 tỉnh Nam Định 72 3.3 Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2013 tỉnh Nam Định 74 3.4 3.5 78 Biến động đất nông nghiệp và tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 2000 - 2013 81 3.6 Biến động diện tích gieo trồng một số loại cây 86 3.7 Biến động đất phi nông nghiệp thời kỳ 2000-2013 91 3.8 Ý kiến của cán bộ địa phương và người dân về các yếu tố biến đổi khí hậu tác động đến sử dụng đất 94 3.9 Ý kiến về tác động của biến đổi khí hậu đối với các loại đất 95 3.10 Đánh giá mức độ ưu tiên theo lĩnh vực 96 3.11 Đánh giá mức độ ưu tiên theo khu vực 96 3.12 Đánh giá mức độ ưu tiên theo lĩnh vực, khu vực dễ bị tổn thương 96 3.13 Quy mô sử dụng đất của các mô hình sử dụng đất nông nghiệp 98 3.14 Kết quả sản xuất kinh doanh mô hình sử dụng đất chuyên lúa 99 3.15 Kết quả sản xuất kinh doanh mô hình sử dụng đất chuyên màu 100 3.16 Kết quả sản xuất kinh doanh mô hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản 101 3.17 Kết quả sản xuất kinh doanh mô hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản kết hợp với rừng ngập mặn 3.18 102 103 3.19 Đánh giá hiệu quả xã hội các mô hình sử dụng đất 3.20 Đánh giá mô hình sử dụng đất nông nghiệp theo các tiêu chí thích ứng biến đổi khí hậu 105 106 vii 3.21 Mức độ tác động điều kiện biến đổi khí hậu 3.22 108 Đánh giá mô hình sử dụng đất phi nông nghiệp và đất du lịch sinh thái theo các tiêu chí thích ứng biến đổi khí hậu 114 trong điều kiện biến đổi khí hậu 116 3.24 Kịch bản phát thải trung bình (B2) 117 3.25 Mức thay đổi (%) lượng mưa theo mùa của tỉnh Nam Định so với 3.23 thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 3.26 118 Mức tăng nhiệt độ (0C) trung bình theo mùa của tỉnh Nam Định so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 3.27 Chiều dài xâm nhập của độ mặn 1‰ và 4‰ so với thời kỳ 118 1980 - 1999 tương ứng với kịch bản phát thải trung bình B2 ở hạ lưu các hệ thống sông 119 vị hành chính 120 3.28 3.29 Diện tích đất bị ngập tăng của tỉnh Nam Định phân theo mục đích sử dụng 121 hành chính 122 dụng đất 123 3.32 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 129 3.33 Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 133 3.34 Định hướng sử dụng đất đến năm 2030 136 3.30 3.31 viii DANH MỤC HÌNH STT Tên hình 1.1 Biến động đất đai của cả nước giai đoạn 2000 - 2013 1.2 Quan hệ giữa giảm nhẹ biến đổi khí hậu, thích ứng biến đổi khí Trang 37 hậu và ứng phó biến đổi khí hậu 45 3.1 Sơ đồ hành chính tỉnh Nam Định 61 3.2 Biểu đồ nhiệt độ trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn 1990 - 2010 3.3 66 Biểu đồ tổng lượng mưa trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn 1990 - 2010 67 3.4 Biểu đồ độ ẩm trung bình khu vực Nam Định giai đoạn 1990 - 2010 68 3.5 Biểu đồ tổng số giờ nắng trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn 1990 - 2010 68 3.6 Diện tích cơ cấu đất đai năm 2013 tỉnh Nam Định 72 3.7 Phân bố độ mặn trên các sông 79 3.8 Biến động đất nông nghiệp tỉnh Nam Định thời kỳ 2000 - 2013 80 3.9 Khu vực đất trồng lúa bị mặn hóa đã chuyển sang trồng màu và cây lâu năm xã Nam Điền - Nghĩa Hưng 3.10 Khu vực đất trồng lúa bị mặn hóa đã chuyển sang trồng màu xã Hải Hòa - Hải Hậu 3.11 83 83 Xu hướng biến động một số loại đất nông nghiệp tỉnh Nam Định thời kỳ 2000 - 2013 85 3.12 Biến động đất phi nông nghiệp tỉnh Nam Định thời kỳ 2000-2013 87 3.13 Lô cốt phòng thủ của quốc phòng đã bị biển xâm lấn tại thị trấn Thịnh Long - huyện Hải Hậu 88 3.14 Nhà thờ Xương Điền xây dựng năm 1934 đã bị biển xâm lấn 88 3.15 Nhà thờ Xương Điền xây dựng năm 1960 88 3.16 Tuyến đê của huyện Hải Hậu đã dịch chuyển đến lần 3 89 3.17 Kè đê giữ đất và triển khai dự án WB6 tại huyện Hải Hậu 89 ix 3.18 Khu đất ở đã di chuyển do vỡ đê của thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu 90 3.19 Khu đất ở đã bị biển lấn (81 hộ) của xã Hải Lý, huyện Hải Hậu 90 3.20 Biến động đất chưa sử dụng tỉnh Nam Định thời kỳ 2000 - 2013 92 3.21 Mô hình ruộng chuyên lúa - mô 1 99 3.22 Mô hình chuyên màu (trồng cà chua và rau cải) - mô hình 2 100 3.23 Mô hình nuôi trồng thủy sản - mô 3 101 3.24 Đầm nuôi tôm, cua, cá kết hợp với rừng ngập mặn - mô hình 4 102 3.25 Cảnh quan trồng rừng ngập mặn 103 - 3.26 3.27 - 3.28 – - Long, huyện Hải Hậu 3.29 - 110 110 111 111 3.30 112 3.31 113 3.32 Vai trò của rừng ngập mặn 139 x MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội là sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng căng thẳng. Ngày nay, sử dụng đất bền vững là quan điểm mang tính toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu. Hoạt động của con người ngày càng có nhiều tác động đến tính thống nhất của các hệ sinh thái cung cấp các nguồn tài nguyên căn bản, dịch vụ cho phúc lợi và các hoạt động kinh tế của con người. Quản lý cơ sở tài nguyên thiên nhiên theo phương thức bền vững và tổng hợp là quan trọng đối với sự phát triển bền vững “một phương pháp tiếp cận mang tính lồng ghép nhiều rủi ro, tổng hợp nhằm giải quyết sự dễ bị tổn hại, đánh giá rủi ro và quản lý các thảm họa, kể cả việc phòng ngừa, giảm nhẹ, sẵn sàng, ứng phó và khôi phục là nhân tố căn bản của một thế giới an toàn hơn trong thế kỷ thứ 21…” (Liên Hợp quốc, 2002b). Sau khi Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC, 2007) công bố Báo cáo đánh giá lần thứ 4, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành chủ đề của nhiều Diễn đàn và Hội nghị cấp cao trên toàn thế giới. Tổng thư ký Liên Hợp quốc BanKiMoon phát biểu trong thông điệp gửi Chính phủ các nước rằng “Biến đổi khí hậu cũng khiến nhân loại phải đối mặt với những đe dọa to lớn như chiến tranh”, rằng “Biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề môi trường, mà còn là mối đe dọa toàn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến tình trạng cung cấp lương thực toàn cầu, đến vấn đề di dân và đe dọa nền hòa bình và an ninh thế giới”. Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, khu vực và Việt Nam do các hoạt động của con người làm phát thải quá mức khí nhà kính vào bầu khí quyển. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như lương thực, nước, năng lượng, các vấn đề về an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và 1 thương mại. Là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, với mực nước biển dâng 1 m, Việt Nam sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012). Do đó, Misurin đã nói: “Chúng ta không thể ngồi chờ đợi sự ban ơn của thiên nhiên mà phải nghiên cứu hiểu biết để tận dụng, né tránh và thích nghi, đó là nhiệm vụ của chúng ta” (dẫn theo Nguyễn Văn Viết, 2009). Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định: Mục tiêu cơ bản đến năm 2020 là giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện điều kiện sống của người dân. Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học. Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính. Mục tiêu đến năm 2030 là ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, cácbon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước (Thủ tướng Chính phủ, 2012b). bờ biển, có nhiều thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản, thuận tiện cho việc giao lưu, thông thương với các tỉnh bạn và quốc tế; tuy nhiên Nam Định cũng là nơi chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, làm thay đổi cơ cấu sử dụng 2 đất. Là một trong ba tỉnh, thành trên cả nước đã lập, thực hiện quy hoạch sử dụng đất các cấp đồng bộ và sớm nhất, tuy nhiên quy hoạch sử dụng đất của tỉnh vẫn chưa xác định diện tích ảnh hưởng do tác động biến đổi khí hậu. Do vậy, trong thời gian tới định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định cần xác định rõ ảnh hưởng do tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất để xác định phương án sử dụng đất hiệu quả, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thực trạng sử dụng đất để xác định các ảnh hưởng chính của biến đổi khí hậu đến định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định; Đề xuất định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Thực trạng sử dụng các loại đất tỉnh Nam Định; - Biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Nam Định; - Các yếu tố tác động chính do biến đổi khí hậu đến thực trạng và quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Toàn bộ diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính tỉnh Nam Định; trong đó, tập trung nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất bị ảnh hưởng do ngập và mặn hóa trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu các mô hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu tại 3 huyện ven biển: Hải Hậu, Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung luận cứ khoa học cho việc sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ven biển đồng bằng sông Hồng. 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định các ảnh hưởng chính do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nam Định giúp cho các nhà khoa học, nhà quản lý và người sử dụng đất lựa chọn các giải pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro khi sử dụng đất để giải quyết các mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. 5. Những đóng góp mới của đề tài Xác định được một số ảnh hưởng chính do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất, đó là yếu tố ngập và nhiễm mặn cần thiết phải tính toán trong định hướng sử dụng đất. Đánh giá và lựa chọn được các mô hình sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp theo mức độ sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu, làm căn cứ đề xuất định hướng sử dụng đất cho tương lai. Xây dựng được cơ sở dữ liệu về khu vực đất có nguy cơ ngập và mặn hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất sử dụng đất có tính đến tác động của biến đổi khí hậu. 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận về đất đai và sử dụng đất đai 1.1.1. Khái niệm về đất đai a) Đất đai: trong lĩnh vực kinh tế, đối tượng nghiên cứu là đất đai (land) Theo Hiến pháp năm 2013 thì: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” (Quốc hội, 2014). Đất đai không chỉ giới hạn là bề mặt trái đất, mà còn được hiểu như là khái niệm pháp lý về bất động sản. Tài sản hợp pháp được định nghĩa là không gian bên trên, dưới hoặc trên mặt đất và bao gồm một số công trình xây dựng về mặt vật chất hoặc pháp lý gắn với tài sản đó, ví dụ một tòa nhà. Khái niệm đất đai cũng bao gồm các khu vực có nước bao phủ (Tommy, 2011). Đất đai có vị trí cố định, tính chất hữu hạn về diện tích, tính năng bền lâu, chất lượng khác nhau (Viện Nghiên cứu phổ biến trí thức Bách Khoa, 1998). Đặc tính tự nhiên của đất đai là sự cố định về vị trí, không thể di chuyển. Sự hữu hạn về diện tích (số lượng), không thể tái sinh; sự không đồng nhất về chất lượng và giá trị sử dụng; có thể sử dụng lâu dài mà không phải “khấu hao” (Đỗ Hậu và Nguyễn Đình Bồng, 2012). Đất đai với nghĩa tổng quát là lớp phủ bề mặt của vỏ trái đất mà đặc tính của nó được xem như bao gồm những đặc tính tự nhiên quyết định khả năng khai thác được hay không và ở mức độ nào của vùng đất đó. Đất đai là một thực thể sống hình thành trong thời gian dài, là một trong thành phần quan trọng làm nhiệm vụ nuôi sống tất cả các sinh vật trên trái đất (Tôn Thất Chiểu và cs., 1992). Đất là một vật thể sống, một vật mang của các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất, con người tác động vào đất cũng chính là tác động vào các hệ sinh thái mà đất “mang” trên mình nó (Lê Văn Khoa, 1993; Đoàn Công Quỳ và cs., 2006). Đất đai mà chúng ta có được hôm nay không chỉ là “tài nguyên thiên nhiên cho không con người” (Các Mác) mà cũng là thành quả lao động của nhiều thế hệ trước ta để lại “Cố công sống lấy nghìn năm để xem thửa ruộng mấy trăm 5 người cày” (Ca dao Việt Nam); Một số dân tộc khác trên thế giới cũng cho rằng “Đất đai là tài sản vay mượn của con cháu” (Tôn Gia Huyên, 2008). b) Thổ nhưỡng: trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đối tượng nghiên cứu về đất đai là đất tự nhiên, còn gọi là thổ nhưỡng (soil). Theo Dokuchaev “Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là khác biệt bởi với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi” (Vũ Ngọc Tuyên, 1994; Nguyễn Ngọc Bình, 2007). Nhìn từ góc độ thổ nhưỡng học, nguồn gốc ban đầu của đất (soil) là từ các loại đá mẹ nằm trong thiên nhiên lâu đời bị phá hủy dần dần dưới tác động của các yếu tố lý học, hóa học và sinh học (Nguyễn Mười và cs., 2000). Thổ nhưỡng phát sinh là do tác động lẫn nhau của khí trời (khí quyển), nước (thuỷ quyển), sinh vật (sinh quyển), đá mẹ (thạch quyển), qua thời gian lâu dài. Thổ nhưỡng là một hỗn hợp gồm các khoáng vật do đá mẹ phong hoá dưới tác động của các nhân tố vật lý, hoá học và chất mùn do xác động thực vật phân huỷ tạo thành (Vũ Ngọc Tuyên, 1994). 1.1.2. Sử dụng đất Phát triển nhân loại gắn liền với công cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng nguồn năng lượng hóa thạch và các sản phẩm sinh học cho con người. Khai khẩn đất đai mở mang diện tích canh tác là mục tiêu hàng đầu của con người trong cuộc đấu tranh này. Lịch sử nhân loại đã trải qua 3 làn sóng văn minh: a) Làn sóng thứ nhất: chỉ cuộc cách mạng nông nghiệp cách đây hàng vạn năm như một đột biến căn bản trong lịch sử loài người khi người cổ đại chuyển từ “săn bắt, hái lượm” sang “trồng trọt và chăn nuôi”, đã mở ra một thời đại mới với sự xuất hiện của nền văn minh nông nghiệp. Cách mạng nông nghiệp như một bước đột biến căn bản trong lịch sử loài người, từ đó các nền văn minh thế giới đã ra đời: Nền văn minh Ai Cập: Nhà nước Ai Cập được hình thành vào thiên niên 6 kỷ thứ III TCN, đất đai phì nhiêu dọc sông Nil và vùng châu thổ khiến cho Ai cập trở thành một ốc đảo phồn vinh. Hai loại cây trồng chính là lúa mì để làm bánh mì và yến mạch để làm bia. Những loại cây trồng khác là gai dùng để chế tạo các mặt hàng từ dây thừng đến các lạo vải mỏng và cói được dùng để đóng thuyền, bện thảm và giấy viết, rau quả. Người Ai cập cổ đại cũng săn bắn chim vùng đầm lầy và đánh cá trên sông Nil (Gabailla, 1976). Nền văn minh Hy Lạp, La Mã (thiên niên kỷ thứ III, II TCN) với sự phát triển thủ công nghiệp và thương mại; nông nghiệp có biến đổi về cơ cấu, ruộng đất được tập trung vào chủ nô đã dẫn tới sự xuất hiện các trang viên lớn và vừa, giữa các trang viên đã thiết lập quan hệ kinh tế hàng hóa, các chủ nô La Mã đã bóc lột nô lệ trên quy mô lớn vượt xa các chế độ chiếm hữu nô lệ trước đó (Quốc Đông, 1997). Nền văn minh Lưỡng Hà (thiên niên kỷ thứ III TCN), đã xuất hiện các thành thị, hình thành những quốc gia thành bang độc lập vào buổi ban đầu với nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, công trình thủy lợi xây dựng công phu, cây trồng chủ yếu là lúa mì, lúa mạch, đậu, vừng... Nghề thủ công như chế tạo kim loại làm nông cụ, vũ khí, đồ trang sức, các nghề mộc, dệt, da cũng khá phát triển. Nền văn minh Maya (thế kỷ I SCN) các quốc gia cổ đại của Maya, một bộ phận người Anhdieng được thành lập trên bán đảo Giucatan Trung Mỹ. Người Maya sống bằng nghề nông, nhưng trình độ canh tác vẫn lạc hậu, họ dùng dìu đá chặt cây, dùng gậy chọc lỗ, rồi tra hạt gieo trồng; thủ công nghiệp phát triển các nghề: dệt, mộc, đồ đá, đồ gốm và thêu đồ trang sức (Nguyễn Văn Ánh, 1997). Nền văn minh Andes ở Nam Mỹ (thiên niên kỷ thứ III TCN) với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, canh tác trên ruộng bậc thang, cơ cấu cây trồng có ngô và khoai tây, ngoài ra còn cà chua, đậu, lạc, hồ tiêu; chăn nuôi không phát triển, thay vào đó là săn bắn thú rừng (Nguyễn Văn Ánh, 1997). Nền văn minh Trung Hoa (vào thiên niên kỷ III, IV TCN) ở vùng Tây, Tây Bắc Trung Quốc đã xuất hiện một cộng đồng người đã đạt trình độ văn minh khá cao, cộng đồng này được gọi tên là Hoa, Hạ hay Hoa Hạ vì họ định cư dưới chân núi Hoa và ven sông Hạ (Đặng Đức Siêu, 1997). 7 Nền văn minh Ấn Độ (Thiên niên kỷ thứ II TCN), với tiếng Phạn và một tôn giáo dựa trên những nghi lễ hiến tế các vị thần tượng trưng cho các thế lực của thiên nhiên như Inđra, thần mưa và sấm; Agni, thần lửa và Varuna, chúa tể của sông biển và các mùa. b) Làn sóng thứ hai: chỉ 2 cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai (từ cuối thế kỷ XVII đến những năm 50 của thế kỷ XX đã gây ra nhiều đảo lộn lớn về kinh tế, xã hội loài người). Việc phát minh ra động cơ hơi nước năm 1770 đã mở đầu cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới bước vào Thời đại văn minh công nghiệp. Những người dân nông thôn di cư ra thành phố tìm kế sinh nhai đã không tìm thấy chỗ ở và các phương tiện sinh tồn tối thiểu ở các thành phố đông đúc của châu Âu, đã di chuyển đến các khu thịnh vượng của thế giới mới “The New World”, tạo ra một làn sóng di dân lớn nhất thời đại. Những người dân di cư đó đã góp phần tạo nên diện mạo mới của các đô thị như Manchester, Liverpool của Anh, Chicago, New York của Mỹ và khu vực Ruhr của Đức. Sử dụng đất phi nông nghiệp ngày càng tăng để đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, công nghiệp, nhà ở đô thị (Hammond World Attlas Corpoartion, 2010). c) Làn sóng thứ ba: Theo Nguyễn Đình Bồng và cs. (2013), khởi đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX đến nay với cuộc cách mạng về khoa học công nghệ mới, đã làm thay đổi cơ bản đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Sau chiến tranh thế giới thứ II, thời kỳ 1950 - 1970 các nước trên thế giới tập trung khôi phục phát triển kinh tế, nước Mỹ không chịu ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh, nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh với việc mở rộng quy mô sản xuất các trang trại, phát triển công nghiệp và đô thị; các nước châu Âu khôi phục công nghiệp và xây dựng lại các đô thị bị tàn phá trong chiến tranh (Đức, Anh, Pháp), các nước Đông Á khôi phục sản xuất nông nghiệp với việc tiến hành cải cách ruộng đất (Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc). Đến những năm 70 của thế kỷ trước, kinh tế các nước đã hồi phục và bước vào thời kỳ phát triển hưng thịnh; tuy nhiên lại phải đương đầu với những thách thức mới của quá trình đô thị hoá với tốc độ cao. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan