Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp hoạt động marketing dịchvụ vận tải biển của công ty vận ...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động marketing dịchvụ vận tải biển của công ty vận tải thuỷ bắc (nosco)

.DOCX
23
1
91

Mô tả:

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC --------------- BÀI TẬP LỚN MARKETING CĂN BẢN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN CỦA CÔNG TY VẬN TẢI THUỶ BẮC (NOSCO) Tuyến vận chuyển: Ý - Bình Tân (Tp.HCM, Việt Nam) Tên GVHD: TS. Trần Xuân Dũng Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 04 năm 2021 Contents LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................3 ĐỀ BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC...............................................................................4 QUẢN TRỊ MARKETING..........................................................................................4 (MARKETING TRONG NGÀNG VẬN TẢI)...........................................................4 LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................3 CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH 4PS VÀ 7PS TRONG MARKETING. LỰA CHỌN MÔ HÌNH MARKETING CHO DOANH NGHIỆP VẬN TẢI..................4 1.1. Tổng quan về Marketing...................................................................................4 1.1.1. Khái niệm Marketing.................................................................................4 1.1.2. Khái niệm về chiến lược Marketing..........................................................5 1.1.3. Vai trò của chiến lược Marketing trong doanh nghiệp............................6 1.1.4. Các yêu cầu cơ bản dẫn đến thành công của doanh nghiệp vận tải khi áp dụng Marketing........................................................................................................7 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY VẬN TẢI THUỶ BẮC (NOSCO)........................................................................................8 2.1. Quản trị Marketing...........................................................................................8 2.2. Thực trạng ứng dụng mô hình Marketing mix mô hình 7Ps của NOSCO....9 2.2.1. Thông tin khái quát....................................................................................9 2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty....................................10 2.2.3. Quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua.. 11 2.3. Thực trạng Marketing tại công ty..................................................................13 2.3.1. Nghiên cứu thị trường..............................................................................13 1 2.3.2. Thị trường mục tiêu..................................................................................14 2.4. Đánh giá chung về hoạt động marketing của Công ty Vận tải Thuỷ Bắc (NOSCO).......................................................................................................................... 15 CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP MARKETING THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI BIỂN................................................................................................................... 17 3.1. Dự báo thị trường:...........................................................................................17 3.2. Xây dựng chiến lược Marketing:....................................................................17 3.3. Trong những năm vừa qua Công ty làm dịch vụ vận chuyển chủ yếu là dịch cụ từ kho đến kho:........................................................................................................... 17 3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp...........................................................................18 KẾT LUẬN.................................................................................................................19 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới: T.S Trần Xuân Dũng đã tận tình chỉ bảo, hỗ trợ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy mà em có thể vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Các thầy cô giáo giảng dạy trong trường đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khóa luận cũng như có được hành trang cho công việc thực tế của em sau này. Các anh chị trong C ông ty vận tải Thủy Bắc, những người đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu và tìm hiểu về hoạt động marketing của công ty để từ đó có thể phân tích sâu sắc hơn bài tiểu luận của mình. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Tuy nhiên, do thời gian thực tập không nhiều, nhận thức của bản thân còn hạn chế và việc vận dụng lý thuyết vào thực tế còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn. Nên việc thực hiện tiểu luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhầm lẫn. Kính mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến và sửa chữa thêm, để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn ! 3 ĐỀ BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING (MARKETING TRONG NGÀNG VẬN TẢI) Đề tài tiểu luận: Công tác Marketing đã và đang được các nước kinh tế thị trường vận dụng một cách triệt để và có nhiều ý tưởng mới, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối đa cho một doanh nghiệp. Bạn hãy cho biết : 1. Trong nền kinh tế thị trường, việc vận dụng hệ thống Marketing – mix (4Ps và 7Ps) sẽ tạo ra bước đi mới trong việc nâng cao hiệu quả SXKD. Theo bạn, trong doanh nghiệp vận tải việc áp dụng mô hình trên như thế nào? Và mô hình nào là phù hợp, tại sao? 2. Những yêu cầu cơ bản dẫn đến thành công của một doanh nghiệp vận tải trong việc áp dụng công tác Marketing 3. Hãy vận dụng kiến thức Marketing vào doanh nghiệp mà bạn đang công tác nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh (cơ sở lý luận, hiện trạng doanh nghiệp, các giải pháp về việc áp dụng Marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh) 4 LỜI MỞ ĐẦU Cơ chế thị trường được vận hành với nhiều thành phần kinh tế song song và tồn tại đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng. Sản xuất kinh doanh mở rộng, nhu cầu thị hiếu của con người đòi hỏi ngày càng cao. Các đơn vị sản xuất kinh doanh muốnđứng vững và phát triển được trên thị trường cần phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, thị trường khách hàng để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tối đa. Cùng với xu hướng đó, vai trò của hoạt động Marketing ngày càng được khẳng định trên thị trường. Nó giúp cho các đơn vị định hướng hoạt động kinh doanh của mình. Từ việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu thị trường đến việc thúc đẩy tiêu thụ tăng doanh số bán và tăng sự thoả mãn khách hàng. Marketing được coi là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp và là công cụ cạnh tranh có hiệu quả. Đối với Công ty vận tải Thuỷ Bắc (NOSCO), hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải biển gắn liền với hoạt động Marketing đặc biệt là trong công tác tìmkiếm khách hàng. Làm tốt công tác Marketing sẽ đảm bảo tốt hiệu quả kinh doanh của Công ty. Qua lý thuyết và thực tế tìm hiểu hoạt động kinh doanh cũng nhờ hoạt động Marketing ở Công ty em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing dịchvụ vận tải biển của Công ty vận tải Thuỷ Bắc (NOSCO)" làm luận văn tốt nghiệp. Chuyên đề được viết thành ba chương với các nội dung sau: Chương I: Phân tích mô hình 4ps và 7ps trong marketing. Lựa chọn mô hình marketing cho doanh nghiệp vận tải Chương II: Thực trạng hoạt động Marketing của Công ty vận tải Thuỷ Bắc (NOSCO). Chương III: Hoàn thiện các giải pháp marketing thị trường vận tải biển 3 CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH 4PS VÀ 7PS TRONG MARKETING. LỰA CHỌN MÔ HÌNH MARKETING CHO DOANH NGHIỆP VẬN TẢI 1.1. Tổng quan về Marketing 1.1.1. Khái niệm Marketing Marketing là một hoạt động cần thiết và không thể thiếu trong kinh doanh. Nó được xem là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu. Có thể hiểu marketing là một quá trình (liên tục) truyền giá trị tới khách hàng thông qua việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó nhận lại những giá trị tương xứng. Theo Phillip Kotler “Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi”. Định nghĩa của viện marketing Anh “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến”. Định nghĩa của AMA (1985) “Marketing là một quá trình lập ra kế hoạch và thực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của của hàng hoá, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoả mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân”. Theo hiệp hội marketing Hoa Kỳ: “Marketing là quá trình lên kế hoạch và tạo dựng mô hình sản phẩm (concept), hệ thống phân phối, giá cả và các chiến dịch promotion nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ (exchanges/marketing offerings) có khả năng thỏa mãn nhu câu các cá nhân hoặc tổ chức nhất định". Theo PGS.TS. Trần Minh Đạo: “Marketing là quá trình xúc tiến với thị trường nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người, hoặc marketing là một dạng hoạt 4 động của con người (bao gồm cả tổ chức), nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi” 1.1.2. Khái niệm về chiến lược Marketing Chiến lược marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu marketing. Chiến lược marketing bao gồm các chiến lược chuyên biệt liên quan đến những thị trường mục tiêu, marketing – mix và ngân sách marketing. Mô hình Marketing 7P là một trong những lý thuyết theo xu hướng nâng cao vị thế của marketing trong quản trị doanh nghiệp và quản trị tổ chức. Mô hình phối thức tiếp thị dịch vụ bao gồm 7P: Sản phẩm (product); Giá (price); Địa điểm (place); Truyền thông (promotion); Con người (People); Quy trình (process) và Môi trường dịch vụ (Physical). Trong 7P này thì 4P đầu xuất phát từ phối thức tiếp thị sản phẩm và 3P được mở rộng cho phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Sản phẩm (Product): là điểm cốt lõi trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu sản phẩm không tốt thì mọi nổ lực của các phối thức tiếp thị khác đều sẽ thất bại. Giá (Price): cách định giá của dịch vụ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ hài lòng của khác hàng. Thông thường giá cao sẽ tạo tâm lý hài lòng cao ở khách hàng vì mọi người đều nghĩ “tiền nào của nấy”. Địa điểm (Place): là một yếu tố khác tạo ra giá trị cho khách hàng. Không ai lại đi hàng chục cây số để đến một nhà hàng dùng bữa, vì vậy địa điểm phù hợp sẽ tạo sự tiện lợi và giúp khách hàng tiết kiệm thời gian. Một nguyên tắc là vị trí càng gần khách hàng thì khả năng khách hàng đến sử dụng dịch vụ càng cao. Truyền thông (Promotion): nhằm tạo sự nhận biết cũng như cảm nhận ban đầu của khách hàng về các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Để đảm bảo sự nhất quán và gia tăng tính hiệu quả của truyền thông thì mọi thông điệp truyền tải cần phải bám sát với định vị thương hiệu. 5 Con ngƣời (People): là phần mấu chốt trong việc thực hiện dịch vụ. Nếu nhà hàng có những món ăn ngon mà người phục vụ quá kém thì cũng không tạo được sự hài lòng của khách hàng. Sự ân cần và tươi cười luôn được đánh giá cao bởi khách hàng. Quy trình (Process): là một phần quan trọng khác của chất lượng dịch vụ. Vì đặc tính của dịch vụ là trừu tượng vì vậy quy trình sẽ giúp đảm bảo chất lượng và nối kết giữa các công đoạn trong quy trình cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, quy trình dịch vụ còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoảng thời gian chờ đợi của khách hàng và điều này tạo ra giá trị lớn. Cơ sở vật chất hữu hình (Physical evidence): là một yếu tố khác ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Đặc điểm của dịch vụ là sự trừu tượng nên khách hàng thường phải tìm các yếu tố “hữu hình” khác để quy chuyển trong việc đánh giá. 1.1.3. Vai trò của chiến lược Marketing trong doanh nghiệp Chiến lược Marketing là hoạt động hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp thương mại, chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp tìm kiếm những thông tin hữu ích về thị trường, có điều kiện mở rộng thị trường và tăng quy mô kinh doanh. Các công cụ Marketing giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường tăng thị phần, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ bằng cách nâng cao khả năng cạnh tranh và làm thoả mãn nhu cầu khách hàng. Nhờ có chiến lược Marketing các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện một cách đồng bộ, doanh nghiệp sẽ tiếp cận với thị trường tiềm năng, chinh phục và lôi kéo khách hàng và có thể nói rằng chiến lược Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp gần hơn với thị trường. Chiến lược marketing vạch ra những nét lớn trong hoạt động marketing của một doanh nghiệp, từ việc lựa chọn chiến lược phát triển, chiến lược cạnh tranh cho đến việc xây dựng các chương trình hoạt động cụ thể thích hợp. Nhờ đó một đơn vị kinh doanh hi vọng đạt được các mục tiêu marketing của mình. Chiến lược marketing là một chiến lược chức năng, nó được xem là nền tảng có tính định hướng cho việc xây dựng các chiến lược chức năng khác trong doanh nghiệp như chiến lược sản xuất, chiến lược tài chính,…Vì là chiến lược 6 được tổng hợp từ các yếu tô vô hình và hữu hình, mô hình 7P trong Marketing giúp các doanh nghiệp vận tải trở nên nổi bật. Khách hàng cũng dễ dàng tìm được tìm kiếm được thông tin thỏa mãn nhu cầu từ các doanh nghiệp vận tải. 1.1.4. Các yêu cầu cơ bản dẫn đến thành công của doanh nghiệp vận tải khi áp dụng Marketing. - Phân tích được môi trường sản xuất kinh doanh: Biết được quy mô ngành vận tải đang trong tình trạng nào, lớn hay nhỏ. Môi trường ngành vận tải đang vận động theo chiều hướng nào. - Nghiên cứu tốt thị trường: Nắm bắt được nhu cầu thị trường vận tải. Thị trường đang cần loại hình vận chuyển nào, phương thức vận chuyển nào. - Phân tích được người tiêu dùng: Hiểu được người tiêu dùng muốn gì và làm thế nào để định hướng được sự mong muốn của khách hàng về gần với những dịch vụ vận tải cung cấp. - Lập kế hoạch cung cấp dịch vụ tốt: Đưa ra được những dịch vụ vận tải phù hợp với người sử dụng dịch vụ vận tải. Giảm thiếu chi phí lãng phí cho quá trình cung cấp dịch vụ bằng việc kết hợp vận tải đa phương thức hợp lý với mỗi lô hàng. - Hoàn thành trách nhiệm với mỗi nhân viên hoạt động trong lĩnh vực vận tải, cũng như hoàn thành trách nhiệm với nhà nước như đóng thuế, các hoạt động đoàn thể…. 7 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY VẬN TẢI THUỶ BẮC (NOSCO). 2.1. Quản trị Marketing Marketing không chỉ đơn giản là các quảng cáo và hoạt động của người bán hàng mà nó là quá trình thích nghi toàn diện với việc tận dụng những khả năng có lợi nhất trong thị trường. Quản trị marketing là phân tích, thực hiện và kiểm tra việc thi hành các biện pháp nhằm thiết lập, củng cố và duy trì việc trao đổi hữu ích với những người mua đã được lựa chọn để đạt được những nhiệm vụ xác định của doanh nghiệp như thu lợi nhuận, tăng khối lượng hàng tiêu thụ, mở rộng thị trường. Marketing Mix là tập hợp các yếu tố biến động có thể kiểm soát được của Marketing mà doanh nghiệp sử dụng để cố gắng gây được phản ứng mong muốn từ phía thị trường mục tiêu. Marketing – Mix là tất cả những gì doanh nghiệp co 1the63 tác động là tăng nhu cầu tiêu thụ về hàng hóa của mình. Mô hình Marketing Mix vốn được phân loại theo mô hình 4Ps: - Product (Sản phẩm): là một trong những thành phần của Marketing Mix đầu tiên trong chuỗi 4P, đó có thể là sản phẩm hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình nào đó, là tập hợp “các sản phẩm và dich vụ” mà đơn vị sản xuất kinh doanh có thể cung ứng cho thị trường mục tiêu - Price (Giá cả): là tổng chi phí mà người tiêu dùng phài chi để được sản phẩm dịch vụ bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm. Giá cả phải hợp lý vì thông thường trên thị trường có các đối thủ cạnh tranh khốc liệt. - Place (Phân phối): là một hoạt động đưa sản phẩm đế khách hàng mục tiêu, như trao đổi, mua bán, trưng bày, giới thiệu 8 - Promotion (Xúc tiến thương mại): là mọi hoạt động để quảng cáo những ưu điểm của các sản phẩm và thuyết phục người mua tiêu thụ sản phẩm của mình. Theo thời gian mô hình này phát triển thành 7Ps, bổ sung thêm 3Ps như sau: - Process (Quy trình): quy trình và hệ thống tổn chức trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình Marketing của công ty. - People (Con người): nhân viên đại diện thương hiệu của công ty, người trực tiếp xúc tiến và trao đổi với khách hàng. - Physical Evidence (bằng chứng vật lý): các yếu tố trưng bày bên trong cửa hàng như không gian của cửa hàng, biển hiệu của cửa hàng, trang phục làm việc của nhân viên... 2.2. Thực trạng ứng dụng mô hình Marketing mix mô hình 7Ps của NOSCO 2.2.1. Thông tin khái quát Công ty vận tải Thuỷ Bắc là doanh nghiệp Nhà nước chuyên ngành vận tải, hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Công thương Quận Đống Đa), và được sử dụng con dấu riêng, và là đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Tổng công ty 91). Công ty được chuyển đổi từ văn phòng Tổng công ty sông I theo quyết định số 284/ QĐTCCBLĐ ngày 27/02/1993 và được thành lập theo quyết định số 1108/QĐTCCB-LĐ ngày 03/06/1993 của Bộ giao thông vận tải. - Tên công ty: Công ty vận tải Thuỷ Bắc. - Tên Quốc tế: Northen Shipping Company. - Tên viết tắt: NOSCO. - Trụ sở chính: 278 Đường Tôn Đức Thắng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội - Điện thoại: 8515805 - 8516706 9 - Fax: 5113347 - Email: [email protected] Ngày 30/07/1997, tại quyết định số 598/Ttg Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Công ty vận tải Thuỷ Bắc được làm thành viên của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. Giấy phép kinh doanh số 108568 ngày 14/06/1993 do trọng tài kinh tế Hà nội cấp. Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 1031/GP do Bộ Thương mại cấp ngày 23/06/1995. Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Đồng thời phải thực hiện nghiêm túc chế độ xin ý kiến chỉ đạo của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam và chế độ báo cáo theo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất theo quy định của Công ty về mọi mặt hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Giám đốc Công ty được ký kết hợp đồng kinh tế theo phân công của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, được chủ động thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính tổ chức nhân sự theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. 2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty - Vận tải hàng hoá đường sông, đường biển trong và ngoài nước. - Vận tải hành khách tuyến ven biển nội địa. - Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, phụ tùng thiết bị chuyên dùng ngành vận tải đường thuỷ. - Thực hiện các dịch vụ: Đại lý vận tải, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ môi giới hàng hải. - Sửa chữa cơ khí sản xuất vật liệu xây dựng lắp đặt các loại phương tiện,thiết bị công trình giao thông đường thuỷ. - Trực tiếp ký kết hợp đồng với các tổ chức kinh doanh khác. 10 -Thực hiện chế độ báo cáo hàng kỳ về kết quả kinh doanh với cơ quan cấp trên và với Tổng công ty. - Tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật và các chính sách của Nhà nước về các hoạt động kinh doanh, dịch vụ. - Thực hiện các nghĩa vụ về nộp thuế và các khoản đóng góp khác có liên quan. - Không ngừng nâng cao trình độ của nhân viên qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. - Các dịch vụ tổng hợp khác (như cho thuê văn phòng, nhà nghỉ, thực hiện các dịch vụ vật tư, thiết bị hàng hải,…) - Trực tiếp ký kết hợp đồng với các tổ chức kinh doanh khác. Trong các ngành nghề kinh doanh nêu trên thì vận tải hàng hoá, hànhkhách đường biển là hoạt động kinh doanh chủ yếu với doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 75% tổng doanh thu toàn Công ty, chủ yếu thu bằng ngoại tệ. 2.2.3. Quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua. Công ty Thuỷ Bắc (NOSCO) là một trong những doanh nghiệp loại vừa kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hàng hoá Quốc tế Việt Nam. Sau những năm thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển Công ty đã ổn định cơ cấu tổ chức, bước đầu đã có những bước tiến vững chắc trong kinh doanh. Các năm điều vượt mức kế hoạch, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, các khoản phải nộp ngân sách tăng điều hàng năm. 11 Kết quả Các chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 I. Kết quả kinh doanh 1- Tổng doanh thu 35.695.679 44.240.225 73.596.051 103.609.000 2- Tổng chi phí 35.687.112 44.194.009 73.480.043 103.064.000 3- Lợi nhuận (thu nhập) II. Tình hình tài chính Tổng tài sản 8.567 - Nguồn vốn chủ sở hữu - Vay dài hạn 6.071.788 - Vay ngắn hạn 11.141.496 14.909.784 20.330.009 21.825.336 - Các khoản phải trả khác 16.879.156 14.931.104 17.448.435 21.821.191 Trong đó nộp NS 402.000 46.216 116.008 545.000 71.496.256 70.011.257 94.448.247 122.178.435 5.512.438 5.546.637 5.778.922 37.403.814 34.657.931 51.123.166 72.201.986 III. Các chỉ tiêu kinh tế 1. Tỷ suất LN/ DT 0,02% 2. Tỷ suất LN/ 0,01% Vốn 3. Khả năng thanh 1,17% toán ngắn hạn. 313.939 369.300 551.000 0,1% 0,2% 0,6% 0,07% 0,12% 0,24% 1,78% 0,94% 0,68% Nhận xét: Qua tình hình phát triển và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cho thấy: Công ty đã ngày càng phát triển với quy mô rộng lên, doanh thu lợi nhuận ngày càng tăng, đời sống cán bộ công nhân viên, thu nhập bình quân người lao động đã được cải 12 tiến đáng kể và đang cố gắng đạt được mặt bằng chung về tiền lương, đối với khối lượng vận tải biển của toàn Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. Phần lớn tài sản của Công ty đều bằng vốn vay ngân hàng. Công ty đã trích khấu hao cơ bản theo quy định cho phép của Nhà nước để trả nợ Ngân hàng đầy đủ đúng hạn, không có nợ quá hạn tại các Ngân hàng, đồng thời việc kinh doanh của Công ty vẫn bảo đảm và phát triển. Trong những năm này, tài sản của Công ty chủ yếu đầu tư bằng vốn vay Ngân hàng nên Công ty trích khấu hao lớn, lợi nhuận để lại không đáng kể. 2.3. Thực trạng Marketing tại công ty 2.3.1. Nghiên cứu thị trường Thực tế là Công ty chưa có một cuộc nghiên cứu chính thức nào về thị trường, khách hàng như các đối thủ cạnh tranh. Nhưng các hoạt động này cũng được ban giám đốc, các phòng ban như phòng giao nhận vận chuyển và phòng vận tải thuê tàu quan tâm. Không có phòng ban marketing riêng biệt, các hoạt động nghiên cứu đến các yếu tố môi trường, nghiên cứu khách hàng được coi là nhiệm vụ của các cá nhân và phòng ban trên. Ban giám đốc và các trưởng phòng có nhiệm vụ xem xét nhu cầu thị trường, sự thay đổi nhu cầu khách hàng theo thời gian, theo mùa vụ, vào các dịp lễ tết, quan tâm tới sự thay đổi giá cước vận tải, giá của đối thủ cạnh tranh, cũng như các chương trình nhằm thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Từ đó ban giám đốc sẽ có những kế hoạch cụ thể và quyết định kịp thời, thực hiện việc học tập rút kinh nghiệm từ các công ty khác, cũng như đưa ra các giải pháp đối phó với đối thủ cạnh tranh và phù hợp với sự biến đổi của nhu cầu thị trường. Nhưng nhiệm vụ chính yếu của ban giám đốc là khai thác và tìm người cung ứng dịch vụ cho Công ty. Ban giám đốc tìm hiểu phân tích, so sánh các nhà cung ứng khác nhau, để tìm ra nhà cung ứng đạt tiêu chuẩn, chất lượng đáp ứng những nhu cầu phong phú về chủng loại hàng hoá cần chuyên chở của khách hàng. Và tất nhiên giá cước mà 13 Công ty sử dụng phương tiện vận tải của nhà cung ứng phải đảm bảo lợi nhuận khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy để hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải biển đạt hiệu quả cao trong những năm tới, Công ty phải có kế hoạch tổ chức nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch, chiến lược, chương trình Marketing có quy mô và tổ chức cụ thể để có những thay đổi cho phù hợp với thị trường, nhu cầu khách hàng và đối thủ cạnh tranh theo hướng có lợi cho Công ty. 2.3.2. Thị trường mục tiêu Sau khi đã tìm hiểu, phân tích thị trường vận tải biển, cùng với chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu. Công ty vận tải Thuỷ Bắc đã tập trung khai thác thị trường nước ngoài là rất cao. Thu nhập từ các tuyến này là rất cao và là doanh thu chính của công ty. Khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng các tuyến nội địa chủ yếu tập trung ở các khu công nghiệp, các tỉnh gần Hà Nội với quy mô sản xuất lớn như: - Nhà máy xi măng Hoàng Thạch - Quảng Ninh. - Nhà máy xi măng Chinfon Hải Phòng. - Nhà Máy xi măng Bút Sơn - Hà Nam. - Tổng công ty Than. Đây là những khách hàng công nghiệp, sản phẩm của họ không phải cho tiêu dùng cuối cùng mà cho quá trình sản xuất tiếp theo. Nhu cầu vận chuyển của nhóm khách hàng này rất lớn và thường xuyên. Công ty cần phải khai thác triệt để thị trường và có những chính sách ưu đãi cho khách hàng. Đối với tuyến đường biển Quốc tế, Công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng nguyên công và hàng lẻ tới tất cả các nước trên Thế giới thông qua một số đại lý địa phương. Khách hàng của Công ty là các nhà xuất nhập khẩu tập trung ở các khu đô thị như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…. Doanh thu cho nhóm khách hàng này tạo ra chiếm một phần đáng kể trong tổng doanh thu của Công ty và ngày một gia tăng. 14 2.4. Đánh giá chung về hoạt động marketing của Công ty Vận tải Thuỷ Bắc (NOSCO). Trong suốt những năm hoạt động Công ty đã vận chuyển được gần 14 triệu tấn hàng trong đó gần 8 triệu tấn là hàng nhập và trên 6 triệu tấn là hàng xuất khẩu góp phần thực hiện kế hoạch Nhà nước giao và thúc đẩy hoạt động kinh. Hiện nay với 09 chiếc tàu biển với tổng trọng tải là 50.000 DWT. Điều này một lần nữa khẳng định sự cố gắng nỗ lực của Công ty đã và đang phần nào góp phần vào chiến lược phát triển chung của ngành vận tải, là một ngành hết sức quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hoá. Công ty đã xây dựng và đào tạo được đội ngũ nhân viên đông đảo ở Công ty tại Hà nội nói riêng và trên toàn bộ các chi nhánh nói chung có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải biển, trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động vận chuyển và giao nhận hành hoá, từng bước đưa hoạt động vận tải tới trình độ hiện đại. Công ty đã từng bước đi lên và đạt được những thành tựu nhất định như: đã có những hợp đồng vận tải với một số chủ hàng ở một số nước (như: taiwan, philipin, trung quốc, thailan,….) đây là những khách hàng chính của công ty. đó là những thành tựu mà Công ty đã đạt được và đó cũng là sự cố gắng của phòng vận tải tàu biển bởi vì họ là những người trực tiếp tham gia ký kết, đàm phán và trực tiếp theo dõi quá trình đó. Ngoài ra phòng vận tải biển cũng làm cả công việc quảng cáo Công ty mình cho các đối tác biết và cũng thông qua các đối tác để quảng cáo Công ty tới các khách hàng khác. Trên đây là những thành tựu mà phòng vận tải đã làm được, mặc dù vậy bên cạnh những gì đã đạt được Công ty còn gặp rất nhiều những tồn tại và khó khăn: * Những tồn tại: Mặc dù Công ty chưa có phòng Marketing, chưa có cán bộ làm công tác Marketing để lập kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường để đưa ra một cách hợp lý có khoa học, chính sách giá, thiết kế chương trình quảng cáo hay các yếu tố khác trong hoạt động xúc tiến hỗn hợp nhằm thu hút khách hàng. Song Công ty đã có 15 nhiều hoạt động, nhiều việc làm thiết thực phục vụ cho quá trình cung cấp dịch vụ của Công ty được tốt hơn. Do chưa nhận thưc đúng đắn về hoạt động Marketing nên các hoạt động này trong Công ty được thực hiện đơn lẻ mang tính bột phát. Chưa có sự phối hợp giữa các bộ phận do vậy hiệu quả từ công tác Marketing chưa cao. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu, đưa ra các chính sách về giá, chính sách sản phẩm, chính sách con người... Có nhiều ưu điểm, mang tính thuyết phục cần được duy trì và phát huy những lợi thế của Công ty về con người mà Công ty đã có... tạo đà phát triển cho Công ty trong những năm tới. Song nhìn nhận một cách tổng quát hơn những vấn đề đã được đề cập trong chương II này thì hoạt động Marketing của Công ty còn rất kém. Ban lãnh đạo cần phải quan tâm và nhận thức hơn nữa công tác Marketing. Đây là điều kiện cần và đủ để Công ty có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nếu không hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình, không làm tốt hơn những dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh sẽ cung cấp cho khách hàng thì có thể khẳng định một điều: Công ty đang đi đến bờ vực của sự phá sản. Marketing và sự nhận thức đúng đắn về nó sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Qua đó mà Công ty biết mình phải làm gì và không được làm những gì. Có như vậy Công ty mới đứng vững và tạo ra uy tín, thế mạnh trên thương trường. 16 CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP MARKETING THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI BIỂN. 3.1. Dự báo thị trường: Công ty cần phân tích và dự báo quy mô, cơ cấu và sự vận động của thị trường để giải đáp các vấn đề quan trọng như: đâu là thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm của Công ty?. Lĩnh vực nào phù hợp nhất với những hoạt động của Công ty?. Khả năng bán các dịch vụ của Công ty trên thị trường là bao nhiêu?. Công ty cần những chính sách nào để tăng cường khả năng bán dịch vụ?.Trên cơ sở đó Công ty đưa ra những quyết định phát triển dịch vụ có hiệu quả nhất. 3.2. Xây dựng chiến lược Marketing: Xây dựng những chích sách về sản phẩm, về giá cả, về phân phối sản phẩm và về hỗ trợ phát triển. Trong thị trường cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển Công ty phải không ngừng đầu tư, đổi mới trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, mở rộng phạm vi phục vụ, bảo quản tốt chất lượng các dịch vụ vận chuyển, tạo sự tín nhiệm và thuận tiện với khách hàng. 3.3. Trong những năm vừa qua Công ty làm dịch vụ vận chuyển chủ yếu là dịch cụ từ kho đến kho: Đây là loại hình dịch vụ chủ yếu mà khách hàng mong muốn được đáp ứng. Loại hình dịch vụ vận chuyển này có hiệu quả kinh tế cao nhưng đồng thời nó cũng đòi hỏi Công ty phải đảm bảo chất lượng của toàn bộ quá trình vận chuyển từ kho sản xuất đến kho đích. Quá trình vận chuyển từ kho đến kho là một quá trình liên hoàn bao gồm từ khâu kiểm đếm hàng hoá, kiểm tra hàng hoá đến khâu đếm hàng hoá, kiểm tra hàng hoá ở kho đến. Trong quá trình vận chuyển này có thể bao gồm nhiều hình thức vận chuyển tham gia như đường bộ, đường sông và đường biển... Tuỳ thuộc vào đặc tính của hàng hoá và yêu cầu của chủ hàng. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan