Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá đọc cho sinh viên đại học nhân văn...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hoá đọc cho sinh viên đại học nhân văn

.DOCX
45
195
55

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng toàn cầu hoá. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, cuộc sống ngày càng được nâng cao với đầy đủ tiện nghi vật chất. Người ta cho rằng các phương tiện nghe nhìn có thể đáp ứng tối ưu mọi nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật, bồi dưỡng tinh thần và tình cảm thẩm mỹ của con người, văn hoá đọc không còn giữ vị trí độc tôn như trước mà đã bị văn hoá nghe nhìn lấn át. Trên thực tế, có một hiện trạng đáng báo động cho Văn hóa đọc sách của người dân Việt Nam nói chung và của giới trẻ nói riêng: nguy cơ xuống cấp cả về chất lượng sách cũng như cả số lượng người đọc. Tuy nhiên, nếu phân tích một cách kỹ lưỡng chúng ta sẽ thấy rằng, cho dù xã hội có phát triển đến đâu thì văn hoá đọc vẫn được duy trì và phát triển phù hợp theo xu hướng chung của xã hội. Vậy nguyên nhân nào đã khiến cho giới trẻ mà tiêu biểu là sinh viên có thái độ “vô cảm” với sách ? Và cần phải có những giải pháp gì để nâng cao thái độ và hiệu quả trong việc đọc sách? Là một trong những sinh viên của Trường ĐHNV nhóm chúng tôi mong muốn được tìm hiểu về VHĐ của s inh viên trong trường để tìm ra được những nguyên nhân xuống dốc của việc đọc sách. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm kích thích việc đọc sá ch của sinh viên. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi xin lựa chọn đề tài nghiên cứu " Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa đọc của sv trường ĐHNV Hà Nội" làm đề tài nghiên cứu . Hy vọng qua đề tài này, sẽ cung cấp cho 1 các sinh viên của trường những phương pháp đọc hiệu quả nhất để đáp ứng được nhu cầu chinh phục tri thức nhân loại của giới trẻ . 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong đề tài này, nhóm chúng tôi đề cập đến một số nghiên cứu trước đó về văn hóa đọc: - Nhà báo Lý Trường Chiến – Giám đốc phía nam dantri.com.vn và tạp chí Trí Tri(2010), Bài viết “Vài giải pháp nhằm nâng cao văn hóa đọc”. - Nguyễn Thị Lan, bài viết “Phát triển văn hóa đọc tại các trường Đại học Đông Á-Đà Nẵng”, đăng trên tạp chí Thư viện Việt Nam số 52-2015. - Tác giả Thảo Miên, “ Văn hóa đọc cũng cần xã hội hóa”, báo Phụ nữ Việt Nam, số 48-2015. - “Khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả cho sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp” của nhóm sinh viên khoa kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp. - “Một sô giải pháp phát triển Văn hóa đọc cho sinh viên Huế”, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Khoa du lịch-Đh Huế Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa đọc của sinh viên. Tuy nhiên qua khảo sát, nhóm chúng tôi thấy rằng chưa có đề tài nào đề cập hay nghiên cứu về văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu vấn đề - Mục tiêu chung: Tìm hiểu thực trạng đọc và phương pháp đọc của sinh viên. Từ đó đê xuất một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho sinh viên Trường ĐHNV Hà nội. - Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu thói quen đọc sách của sinh viên Trường ĐHNV Hà Nội và đề xuất một số phương pháp đọc hiệu quả. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về VHĐ. - Khảo sát thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Trường ĐHNV Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp phát triển VHĐ cho sinh viên Trường ĐHNV Hà Nội. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vấn đề 5.1 Đối tượng nghiên cứu Văn hóa đọc của sinh viên. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 6. Giả thuyết nghiên cứu vấn đề 7. Phương pháp nghiên cứu vấn đề Trong thực hiện đề tài, nhóm chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê mô tả : là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. 3 - Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu VĐH của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu khảo sát. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Kế thừa có chọn lọc những thông tin trong các tài liệu đã nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin. 8. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt đề tài được chia làm 3 Chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về VHĐ Chương 2: Đánh giá thực trạng VHĐ của sv ĐHNV Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp nâng cao VHĐ 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ VĂN HÓA ĐỌC 1. Văn hóa đọc 1.1 Khái niệm Văn hóa Cho đến nay người ta đã thống kê có tới hàng trăm khái niệm văn hoá. Có thể nói có bao nhiêu nhà nghiên cứu thì có bấy nhiêu khái niệm về văn hoá. Nói đến văn hóa là nói đến những giá trị tốt đẹp của mỗi quốc gia, dân tộc hoặc của nhân loại được lưu giữ, bảo tồn và truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nếu còn phù hợp với hoàn cảnh. Năm 2002 UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa: “ Văn hóa được đề cập như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học, nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa: “ Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.- Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội”. Tóm lại Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế 5 hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 1.2 Khái niệm Văn hóa đọc Thuật ngữ văn hóa đọc đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa hay khái niệm hoàn chỉnh và thống nhất được đưa vào các bộ từ điển. Trong xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, sách báo, tài liệu và các vật mang tin tăng theo cấp số mũ, ngày càng phong phú, đa dạng về hình thức, do đó việc đọc ngày nay không chỉ giữ ở phương thức đọc truyền thống (sách in), mà còn chuyển sang phương thức đọc hiện đại (đọc trên các phương tiện nghe nhìn, thiết bị điện tử máy tính, sách điện tử). Hiện nay, vấn đề văn hóa đọc đang được xã hội quan tâm, đã có nhiều học giả, nhà khoa học nghiên cứu về đề tài này và đưa ra các khái niệm về thuật ngữ văn hóa đọc. Theo Thạc sĩ Bùi Văn Vượng, thuật ngữ “văn hóa đọc là đọc sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách”. Tại Hội thảo “Văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (2010), khái niệm “văn hóa đọc” được lý giải theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn hóa đọc là cách ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và các cơ quan quản lý nhà nước; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội. Xét từ góc độ cá nhân, văn hóa đọc cần hội tụ đủ 3 yếu tố là thói 6 quen đọc, sở thích đọc và giá trị và chuẩn mực đúng đắn, lành mạnh sẽ hình thành thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh. Giáo sư Chu Hảo trong Hội thảo “Sách và chấn hưng giáo dục” đã đề cập đến 3 yếu tố cấu thành nên văn hóa đọc, đó là thói quen đọc, phương pháp chọn sách và kỹ năng đọc, các yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Như vậy, văn hóa đọc đã vượt lên khái niệm đọc đơn thuần, nó hướng đến giá trị nghệ thuật đích thực, hướng đến các ứng xử, giá trị và chuẩn mực thẩm mỹ của cộng đồng xã hội.à kỹ năng đọc. Theo nghĩa hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân hình thành nên: Thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc, các yếu tố này có mối quan hệ biện chứng cùng bổ sung, bồi đắp cho nhau. Khi cá nhân có những ứng xử 2. Lợi ích và sự cần thiết của văn hóa đọc đối với sinh viên Xã hội phát triển kéo theo sự phát triển của thông tin hiện đại, đã bắt đầu tình trạng tràn ngập thế giới âm thanh và hình ảnh qua các phương tiện nghe nhìn, trong đó một số chức năng của việc đọc đã được màn hình hóa và thùng loa đảm nhận. Thời gian đọc sách và độc giả đang bị co hẹp lại, dù chỉ là tương đối. Tuy nhiên, điều quan trọng là sách vẫn có những lợi ích và tính năng không thể thay thế được bằng các phương tiện nghe nhìn và chúng ta cần tạo ra một nhận thức rộng rãi trong xã hội về sách và thư viện như một bộ phận hữu cơ của hệ thống thông tin và giao lưu xã hội. Sách là nguồn tri thức, là kết tinh tất cả những học thuyết có giá trị nhất, sách ghi lại toàn bộ lịch sử loài người. Sách là người thầy, là di huấn của người đời trước để lại cho người đời sau. Sách không chỉ 7 ghi lại quá khứ, phản ánh hiện tại mà còn là cương lĩnh của tương lai. Nhờ có sách mà con người đã tiếp thu được tất cả tri thức của nhân loại được tích luỹ trong suốt quá trình lịch sử lâu dài. “Tạo chúc cầu minh, đọc thư cầu lý./ Minh dĩ chiếu ám thất, lý dĩ chiếu nhân tâm ”. Tức là làm ra cây đuốc là để soi sáng nhà cửa, còn đọc sách là để soi sáng tâm trí, nhân tâm con người. Đọc sách không chỉ là đọc ngoài cửa miệng cho vui mà đọc để khai mở tâm trí, rèn luyện nhân tâm. Đọc sách không đem lại sự thành công nhưng thực tế đã chứng minh rằng những người thành công đều rất thích và chú trọng đến việc đọc sách. Điều đó phần nào cho thấy, đọc sách có góp phần vào sự thành công của mỗi người. Đọc sách đem đến cho con người, đặc biệt là sinh viên những lợi ích vô cùng quan trọng mà các phương tiện nghe nhìn khác không thể đáp ứng cho người thưởng thức. Tác dụng của việc đọc sách không chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức mà đọc sách còn là một biện pháp để hoàn thiện tâm hồn, nhân cách của con người. Bên cạnh việc đọc sách để tiếp thu tri thức, việc đọc sách đôi khi còn rèn luyện những kĩ năng, tình cảm và thói quen hữu ích mà đôi khi bạn không nhận ra. - Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp Giao tiếp là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng, thông qua giao tiếp những thông điệp của bạn sẽ được truyền tải đến người nghe một cách dễ dàng. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể tự tin đứng trước đám đông để thể hiện mình. Sự thiếu tự tin vào bản thân xuất phát từ nhiều nguyên nhân như ít tiếp xúc với mọi người xung quanh, tâm lí tự ti và không thực sự tự tin về vốn kiến thức đang sở hữu. 8 Đọc sách thực chất là một quá trình giao tiếp, khi đó tác giả quyển sách và bạn là những nhân vật tham gia giao tiếp. Quá trình giao tiếp này giúp các bạn hiểu vấn đề, biết cách trình bày vấn đề theo chiều hướng triển khai hay khái quát hợp lý, cách lý luận hay dùng dẫn chứng chứng minh cho một luận điểm nào đó. Đọc sách một thời gian lâu, bạn sẽ biết trình bày vấn đề một cách khoa học, theo trình tự logic nhất định. Không chỉ vậy, nhờ loại hình giao tiếp đặc biệt này, bạn sẽ tinh tế hơn khi cảm nhận, phán đoán những cảm xúc, thái độ của người khác. Hình thành những phản xạ và sự nhạy cảm, linh hoạt cần thiết để xử lý vấn đề. - Đọc sách giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo Sách được viết bằng hệ thống ngôn ngữ, cụ thể là các chữ viết được nối kết liên tục với nhau tạo thành câu, dòng, đoạn, bài… Từ ngữ được dùng luôn có nghĩa, và nét nghĩa đó lại được quy chiếu vào các sự vật tương ứng trong cuộc sống. Ví dụ nói đến ‘tĩnh vật’ chúng ta nghĩ đến một loạt các đồ dùng hay cây trái được đặt trong trạng thái yên tĩnh, nói đến ‘quỹ đạo’ chúng ta nghĩ đến tập hợp những điểm tạo nên một con đường khép kín dành cho sự chuyển động của một thực thể nào đó, hoặc nói đến ‘hoa mai’ chúng ta nghĩ đến loại hoa nhiều cánh, nở vào mùa xuân, đẹp và mọi người thích thưởng thức… Như vậy, quá trình đọc sách thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống thực mà chữ viết được quy ước tượng trưng thông qua quá trình tưởng tượng, liên tưởng. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ Việc đọc sách là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn khắc phục những sai sót trong việc sử dụng ngôn ngữ. Đọc một quyển sách hay, bạn biết được cách sử dụng từ ngữ của tác giả với những câu có đầy đủ thành phần chue ngữ và vị ngữ. Từ đó, bạn hình thành cho mình thói quen sử dụng từ khéo léo, đúng ngữ pháp mà không phải sợ sai trong dùng từ. Và chính quá trình đọc sách lâu dài, sự tập trung tinh ý sẽ giúp bạn có được kĩ năng trong sử dụng ngôn từ. 9 - Đọc sách sẽ việc vô cùng quan trọng nếu muốn có được kiến thức Sách là kho tàng tri thức mà người trước để lại cho người sau. Tất cả những kinh nghiệm trong đời sống được đúc kết và lưu giữ trong sách. Chính vì vậy, đọc sách giúp bạn có được kiến thức chính xác nhất về vẫn đề đang tìm hiểu. Ví dụ: Đọc sách lịch sử, bạn sẽ có được những hiểu biết về lịch sử dân tộc, về những chiến công vang dội địa cầu với sự thông minh, sáng tạo trong lối đánh mà các vị tướng vạch ra. Hay với Toán học, bạn dần khám phá được những phép tính mới lạ, từ đó hình thành tư duy, logic trong cách tính toán. Tất cả những gì bạn đọc sẽ lấp đầy tâm trí bạn với những thông tin mới mẻ, thú vị. Bạn không thể biết được lúc nào đó bạn sẽ cần đến những mảng kiến thức này. Càng hiểu biết, bạn càng được trang bị tốt để vượt qua bất cứ thử thách nào trong cuộc sống. Ngoài ra việc đọc sách còn giúp cho việc ghi nhớ tốt hơn; khả năng phân tích tư duy mạnh mẽ hơn; tăng khả năng tập trung, chú ý, kĩ năng viết tốt hơn và đọc sách còn giúp cho tâm hồn được thanh lọc, giảm thiểu những căng thẳng và giúp con người sống có ích cho xã hội… Đây đều là những lợi ích vô cùng quan trọng cho sinh viên để giúp cho quá trình học tập được tốt hơn. Chính vì vậy, việc đọc sách là vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người nói chung, sinh viên nói riêng. 3. Cơ sở pháp lý về phát triển Văn hóa đọc ở Việt Nam - Nh ữ ng năm gầầ n đầy, Đ ả ng và Nhà n ướ c ta luôn quan tầm đếế n vi ệc phát tri ể n văn hóa đ ọ c trong nhần dần. Ch ỉ th ị sôế 42-CT/TW ngày 25/8/2004 c ủ a Ban Bí th ư Trung ươ ng Đ ả ng (khóa IX) đã ch ỉ rõ: “Chăm lo phát tri ể n nhu cầầ u văn hoá đ ọ c c ủ a các tầầ n g l ớp nhần dần… T ập trung c ủ ng côế và phát tri ể n h ệ thôế n g th ư vi ệ n, các lo ại phòng đ ọc, tr ướ c hếế t ở c ơ s ở ”. T ạ i Quyếế t đ ị nh sôế 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 c ủ a Th ủ t ướ ng Chính ph ủ vếầ vi ệ c phế duy ệ t Chiếế n l ượ c Phát tri ển văn hóa 10 đếế n năm 2020 cũng đã yếu cầầ u : “Lầế y nhi ệm v ụ ph ục v ụ cho công cu ộc công nghi ệ p hóa, hi ệ n đ ạ i hóa đầế t n ướ c làm m ụ c tếu l ự a ch ọ n sách, xầy d ự ng vôế n tài li ệ u th ư vi ệ n đ ể cung cầế p k ị p th ờ i cho b ạ n đ ọ c. Xầy d ự ng phong trào đ ọ c sách trong xã h ộ i, góp phầầ n xầy d ựng có hi ệu qu ả thếế h ệ đ ọ c t ươ ng lai”. - Điều lệ trường đại học ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tại điều 45 đã quy định: “Trường đại học phải có thư viện và các trung tâm thông tin tư liệu chuyên ngành phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Thư viện và các trung tâm thông tin tư liệu có trách nhiệm quản lý, bổ sung và cung cấp thông tin, tư liệu khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài thuộc các lĩnh vực hoạt động của trường, thu thập và bảo quản các sách, tạp chí, băng, đĩa, các tài liệu lưu trữ, các luận văn, luận án đã bảo vệ tại trường, các ấn phẩm của trường. Thư viện và các trung tâm thông tin tư liệu chuyên ngành hoạt động theo quy chế do Hiệu trưởng ban hành”. Hệ thống thư viện, giáo trình, tài liệu là một trong những tiêu chí để đánh giá trong kiểm định chất lượng trường đại học; là điều kiện quan trọng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học. Như vậy có thể thấy phát triển văn hóa đọc trong các các trường đại học là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược của Đảng, Nhà nước cũng như của ngành giáo dục và đào tạo để góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. - Thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010; Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/2/2010 của Thủ 11 tướng Chính phủ; Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, hiện nay các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã chuyển đổi phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đặc điểm của đào tạo theo hệ thống tín chỉ là giảm số giờ lý thuyết và tăng số giờ thảo luận, thí nghiệm, thực hành. Giờ tự học của sinh viên tăng gấp đôi so với đào tạo theo niên chế. Triển khai tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy - học; chuyển từ cách dạy truyền thống thầy đọc - trò ghi sang tích cực hóa quá trình dạy học, trong đó giảng viên trình bày những nội dung cơ bản của học phần và hướng dẫn cho sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Để giải quyết tốt những yêu cầu trên, đòi hỏi sinh viên cần được trang bị kiến thức sử dụng thông tin, có phương pháp đọc sách và tự nghiên cứu sách, bởi đọc sách chính là cách học tập tốt nhất, là phương tiện cần thiết và hiệu quả nhất để tạo cho mình một cơ sở học vấn vững vàng. Bên cạnh đó, giảng viên chính là người chọn lọc và định hướng cho sinh viên đến những giáo trình, tài liệu tham khảo cần thiết để mở rộng kiến thức; cần tham gia nhiều hơn đến các hoạt động thư viện như góp ý, đề xuất bổ sung tài liệu, tận dụng nguồn tài liệu, dịch vụ của thư viện, khuyến khích sinh viên sử dụng tài liệu của thư viện để đạt được những kết quả: hoàn thiện bộ sưu tập, hiểu rõ hơn về thư viện của trường, có cái nhìn mới về thư viện, sinh viên có thêm kiến thức ngoài giáo trình được quy định. - Trong pháp lệnh thư viên, số 31/2000/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có những điều khoản quy định rõ ràng về phát triển văn hóa đọc thông qua việc phát triển thư viện và đề cập đến 12 nhiều lợi ích của người đọc. Theo khoản 1, Điều 13, Pháp lệnh quy định “ Thư viện phải có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc trong sử dụng vốn tài liệu thư viện và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức ”. Theo đó khoản 3, Điều 13 quy định “Thư viện có nhiệm vụ tổ chức thông tin, tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu thư viện, tham gia xây dựng và hình thành thói quen đóc sách, báo trong nhân dân ”. Điều 17 quy định “Thư viện phải khai thác các nguồn tài liệu trong nước và nước ngoài để đáp ứng nhu cầu người đọc; tổ chức phục vụ các đối tượng người đọc theo quy chế thư viện”. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có các chính sách ưu cho cả thư viện và người đọc, được quy định tại Khoản 2, Điều 22 như sau: “ Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho việc khai thác mạng thông tin-thư viện trong nước và nước ngoài, cho mượn tài liệu giữa thư viện và người đọc”. - Không chỉ pháp lệnh Thư viện, Dự thảo Luật thư viện cũng đề cập đến trách nhiệm của thư viện và quyền của người đọc. Cụ thể, Khoản 1 Điều 10 quy định người sử dụng tài liệu có các quyền sau: “ Được sử dụng tài liệu tại chỗ, mượn về nhà hoặc truy cập qua mạng thông tin máy tính; Được tiếp nhận thông tin về tài liệu thư viện thông qua hệ thống mục lục hoặc các hình thức thông tin, tra cứu khác; Được tiếp nhận sự giúp đỡ, tư vấn về việc tìm chọn nguồn thông tin”. Thư viện, có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc sử dụng vốn tài liệu thư viện hợp với nội quy thư viện; tổ chức các dịch vụ tạo điều kiện cho người đọc tiếp cận, sử dụng vốn tài liệu tại chỗ hoặc qua mạng thông tin máy tính. Theo phát biểu của bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, thành viên Ban soạn thảo Luật Thư viện trong bài đăng của Báo Quân đội nhân dân, “Việc thành lập Luật Thư viện có tác động rất tích cực đến bạn đọc. 13 Việc đó nằm trong tổng thể chiến lược phát triển văn hóa đọc. Theo mục tiêu trong chiến lược phát triển van hóa đọc đến năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, chúng ta phải phấn đấu xây dựng một thế hệ đọc tương lai và làm sao việc đọc sách trở thành phong trào trong xã hội”. Như vậy, có thể thấy rằng, Văn hóa đọc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và đầu tư phát triển. Với những điều khoản được quy định rõ ràng trong các Nghị quyết, chỉ thị, điều lệnh, pháp lệnh thư viện và dự thảo luật thư viện sẽ có tác động mạnh mẽ đến người đọc. Và giúp cho văn hóa đọc ngày càng phổ biến và trở thành phong trào trong toàn dân. Với các quy định, chính sách phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Hàng năm xuất bản khoảng xấp xỉ 25.000 tên sách, tăng gấp 6 lần, gần đây tốc độ gia tăng hàng năm khoảng 10%. Cả nước hiện nay đang xuất bản khoảng gần 400 tên báo, tạp chí, nhiều báo có số lượng xuất bản mỗi số lên tới 500.000 bản. Ngày nay hệ thống thư viện công cộng đã phát triển từ tỉnh tới huyện và đang vươn tới nhiều xã trên toàn quốc, khắp từ Bắc tới Nam, bao gồm 64 thư viện tỉnh, 587 thư viện huyện và khoảng 10.000 thư viện và tủ sách cơ sở ở xã. Trong nhiều năm trở lại đây xuất hiện một loạt tạp chí với mục đích giới thiệu, hướng dẫn đọc như: Tạp chí Xuất bản Việt Nam, Người đọc sách, Sách và Đời sống của cơ quan quản lý nhà nước, của hội nghề nghiệp và của nhà xuất bản lớn cho công chúng rộng rãi. Đồng thời trên các phương tiện truyền thông đại chúng như vô tuyến truyền hình, đài truyền thanh, các báo hàng ngày, báo tuần, tạp chí cũng có giới thiệu, hướng dẫn đọc thường xuyên hơn trước đây. Các Hội chợ sách trong nước và quốc tế, phố sách cũng đã được tổ 14 chức ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... đã tạo cho công chúng được tiếp cận thường xuyên và dễ dàng hơn với sách mới xuất bản. Có thể thấy rằng, đây là những dấu hiệu rất tích cực trong việc phát triển Văn hóa đọc ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đất nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc phát triển văn hóa đọc vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: chưa hình thành được một chiến lược phát triển văn hoá đọc và các kế hoạch phát triển văn hoá đọc trên bình diện quốc gia, nhằm liên kết, phối hợp các thành phần, các lực lượng của văn hoá đọc, mặc dù mục tiêu đã được Đảng, Chính phủ vạch ra rất rõ ràng là xây dựng một xã hội học tập, một xã hội ham đọc; Sự phân bố tài liệu đọc giữa thành thị và nông thôn mất cân đối; chưa có một tổ chức nào, một hoạt động xã hội nào xây dựng thói quen đọc có hệ thống; công tác tuyên truyền hướng dẫn đọc chưa được thực hiện thường xuyên liên tục và có định hướng... Tiểu kết: Trong chương này, nhóm chúng tôi đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của VHĐ với các khái niệm về văn hóa và văn hóa đọc của các chuyên gia. Các lợi ích của văn hóa đọc như nâng cao khả năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn từ, cung cấp kiến thức…cũng được đưa ra một cách khái quát. Cũng trong chương này, các biện pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước đề ra nhằm phát triển văn hóa đọc được ban hành thông qua các Nghị định, nghị quyết, pháp lệnh…Các chính sách này tuy chưa thực sự đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho văn hóa đọc ở Việt Nam nhưng đã đem lại nhiều thành tựu đáng kể, mở ra thời kì phát triển mới cho một bộ phận của nền văn hóa-văn hóa đọ 15 Chương 2: 2.1 Vài nét về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chặng đường phát triển của trường Đại học Nội vụ Hà Nội: - Năm 1971 Trường trung học Văn thư lưu trữ được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng phủ Thủ tướng với nhiệm vụ đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp của ngành Văn thư, lưu trữu; bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ đang làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan nhà nước. Trường đóng tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. - Ngày 11/5/1994, Bộ trưởng Trưởng Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Chính Phủ) đã kí quyết định số 50/TCCB-VP về việc chuyển địa điểm của trường từ Vĩnh Phúc về tại Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội. Quyết đinh này thể hiện sự quan tâm của Bộ Nội vụ, tạo cơ hội tốt cho trường trong việc tuyển sinh, tiếp nhận giáo viên có chuyên môn cao cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức của ngành và đất nước. - Sau 2 lần đổi tên, ngày 15/6/1996 Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Quyết định số 3225/QĐ-BGDĐT về việc thành lập trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2008, trường đổi tên thành Cao đẳng Nội vụ. - Ngày 14/11/1011 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 2016/QĐ-TTg về việc thành lập trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Nội vụ. Với trên 40 16 năm truyền thống và phát triển, Trường có sứ mệnh mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa cấp đọ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành nội vụ và cho xã hội, phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Để thực hiện tốt sứ mệnh của mình, trong những năm qua trường đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa các thủ tục trong Nhà trường. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện đang tổ chức quản lý và đào tạo 27 ngành nghề bao gồm 3 ngành học chính là Đại học, Cao đẳng và Trung câp. Chương trình giáo dục đào tạo của Trường được thiết kế khoa học bao gồm các khối kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên nghiệp nhằm trang bị cho người học kiến thức, kĩ năng cần thiết để sinh viên hòa nhập, thích ứng nhanh với công việc và cuộc sống. Trong suốt chặng đường gần 45 năm, Nhà trường đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương lao động hạng Ba(1996); Huân chương Lao động hạng nhì(2011); Huân chương lao động hạng nhất(2006); Huân chương Độc lập Hạng Ba(2011) và nhiều bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bộ Giáo dục-Đào tạo…. 2.2 Thực trạng 17 Thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông, văn hóa đọc đã bị lấn át bởi sự lôi cuốn của việc sử dụng mạng internet và các phương tiện nghe, nhìn. Văn hóa đọc trong trường đại học bị suy giảm và có những thay đổi và trường đại học Nội vụ Hà Nội không nằm ngoài số đó. Bên cạnh những tấm gương có ý chí phấn đấu trong học tập, ham đọc sách, nghiên cứu tài liệu và sử dụng thư viện tích cực, một trong những biểu hiện của sự hạn chế về văn hóa đọc của sinh viên là tình trạng phần lớn sinh viên chỉ học và đọc khi các kỳ thi đã tới gần, học đối phó - học để thi. Tài liệu, sách, báo, sinh viên chỉ đọc khi giảng viên yêu cầu làm tiểu luận, bài tập lớn, hay thuyết trình về một đề tài hoặc chỉ phục vụ cho kỳ thi, tức là chỉ khi bị áp chế, bắt buộc, sinh viên mới có ý thức đọc mang tính tức thời. Cách học đó khiến người học không tạo được tính chủ động tích cực trong học tập, nghiên cứu và thói quen đọc sách, mà đọc theo nhu cầu hoặc sở thích. Chính vì vậy, sinh viên trở nên thụ động trong việc đọc và nghiên cứu tài liệu, sách, báo để tìm trong đó những kiến thức phục vụ cho việc tự học và nghiên cứu khoa học. Có thể nói sự thụ động trong văn hóa đọc đã và đang làm nghèo tri thức, tâm hồn và văn hóa của sinh viên. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 100 phiếu thăm dò được phát ra, thu thập ý kiến về việc đọc sách đã được gửi đến sinh viên đang theo học ngành Quản trị văn phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với hai nhóm đối tượng là sinh viên đại học chính quy và đại học liên thông. Kết quả: Rất nhiều anh, chị cho rằng sinh viên hệ đại học liên thông cho biết ngày nay ít đọc sách và lý do chính là không có thời gian rảnh rỗi. Còn các sinh viên hệ chính quy cũng có lí do để quay 18 lưng lại với sách đó là không đủ tiền để mua sách. Hai điều được viện dẫn trên chung quy là vì nhu cầu đọc thấp, "có thì đọc, không thì thôi"; mà chữ viết, ngôn ngữ không phải là thứ thường được dọn ra sẵn như âm thanh, hình ảnh... Khi được hỏi về mức độ quan trọng của việc đọc sách: 34% sinh viên cho rằng rất quan trọng, rất cần thiết; 45% là cần thiết và có tới 21% sinh viên cho rằng đọc sách có mức độ quan trọng bình thường. Việc đọc sách đem đến rất nhiều lợi ích, không chỉ cung cấp kiến thức phục vụ cho học tập mà còn cung cấp kĩ năng quan trọng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn từ… thế nhưng vẫn có rất nhiều sinh viên đánh giá đọc sách không thực sự cần thiết, chỉ dừng lại ở mức độ bình thường. Họ cho rằng, trong thời đại hiện nay những gì sách có thì trên mạng cũng có. Vì vậy, sách không còn quan trọng như trước nữa và mạng Internet đang là công cụ hữu hiệu trong việc tìm kiếm thông tin. HÌNH 2.1 Biểu đồ thời gian đọc sách 1 ngàycủa sinh viên ĐHNV 19 Thời gian đọc sách một ngày 30 phút 30'-1 giờ 1-2 giờ trến 2h 8.00% 3.00% 31.00% 58.00% (Nguồn: Khảo sát 100 sinh viên ĐHNV Hà Nội) Nhìn vào biểu đồ hình 2.1 ta có thể thấy, thời gian mà các bạn sinh viên dành ra để đọc sách trong một ngày như sau: 58% sinh viên đọc sách dưới 30 phút mỗi ngày; 30phút đến 1 giờ chiếm tỉ lệ 31%; 8% sinh viên đọc sách từ 1-2h và trên 2% chỉ chiếm con số ít ỏi với 3%. Ngoài giờ học trên lớp, phần nhiều các bạn sinh viên phải đi làm thêm chính vì vậy thời gian một ngày cũng bị rút ngắn. Cùng lẽ đó mà thời gian cho việc đọc sách cũng giảm đi rất nhiều. Địa điểm đọc sách của sinh viên đại học Nội vụ Hà nội chủ yếu là ở nhà. Số lượng sinh viên đến thư viện tìm và đọc sách là rất ít, chỉ chiếm 14%, trong khi đó ở nhà chiếm tới 59%. Ngoài ra, lớp học và một số địa điểm khác như công viên, trên xe buýt…là nơi được một số bạn lựa chọn làm địa điểm đọc sách. Thời điểm đọc sách của sinh viên chủ yếu vào buổi tối. Vì đây là thời gian rảnh rỗi nhất trong ngày của sinh viên. Một số khác cho biết ngày cuối tuần là thời điểm thích hợp để đọc sách. Ngoài ra, giờ giải lao trên lớp cũng là thời điểm được một số bạn lựa chọn để đọc sách. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan