Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt ở các xã ven thành p...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt ở các xã ven thành phố thái nguyên​

.PDF
62
100
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THÀNH PHÚC Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở CÁC XÃ VEN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : KT & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THÀNH PHÚC Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở CÁC XÃ VEN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 – KTNN – NO1 Khoa : KT & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Yến Thái Nguyên - năm 2019 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian để sinh viên có nhiều cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo cho sinh viên khả năng tìm hiểu, nghiên cứu, trau dồi kiến thức và bổ sung kiến thức chuyên môn, rèn luyện đạo đức , phẩm chất, tác phong của mình. Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt ở các xã ven thành phố Thái Nguyên.” em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, chính quyền địa phương và người dân nơi thực tập. Qua đây em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã tận tình dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo TS. Nguyễn Thị Yến người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận. Do diều kiện thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, bài khóa luận của em không tránh khỏi nhiều sai sót, em mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và bạn bè để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Phạm Thành Phúc ii DANH MỤC CÁ TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 2 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 3 HQKT Hiệu quả kinh tế 4 PTNT Phát triển nông thôn 5 THCN Trung học chuyên nghiệp 6 TSCĐ Tài sản cố định 7 UBND Ủy ban nhân dân STT iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i DANH MỤC CÁ TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 2 1.3.1. Ý nghĩa học tập ................................................................................................. 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 2 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập............................................................................. 2 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................................... 3 2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 3 2.1.1. Vai trò và vị trí của chăn nuôi. .......................................................................... 3 2.1.2. Đặc tính kỹ thuật của chăn nuôi ........................................................................ 4 2.1.3. Đặc điểm chính của nghề chăn nước ta............................................................. 5 2.1.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh. .......................................................................... 5 2.1.5. Các chỉ tiêu phân tích kết quả và hiệu quả chăn nuôi ....................................... 7 2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 10 2.2.1. Tình hình chăn nuôi trên thế giới .................................................................... 10 2.2.2. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam..................................................................... 13 2.2.3. Tình hình chăn nuôi ở tỉnh Thái Nguyên ........................................................ 14 2.2.4. Tình hình chăn nuôi ở thành phố Thái Nguyên .............................................. 15 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 17 3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 17 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 17 3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 17 3.4. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................... 17 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 19 iv 4.1. Tình hình cơ bản của thành phố Thái Nguyên ................................................... 19 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên ............................................. 19 4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên ..................................... 21 4.2.1. Tình hình dân số và lao động .......................................................................... 21 4.2.2. Tình hình sử dụng đất đai................................................................................ 21 4.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ......................................... 21 4.2.4. Tình hình kinh tế ............................................................................................. 24 4.2.5. Tình hình dân số và lao động .......................................................................... 25 4.2.6. Đánh giá chung tình hình cơ bản .................................................................... 27 4.3. Thực trạng chăn nuôi lợn thịt thành phố Thái Nguyên ...................................... 28 4.3.1. Tình hình chung .............................................................................................. 28 4.3.2. Nguồn lực sản xuất của các hộ chăn nuôi ....................................................... 28 4.3.3. Tình hình đất đai của các nông hộ điều tra ..................................................... 31 4.3.4. Tình hình về vốn và trang bị kĩ thuật phục vụ sản xuất của các nông hộ ...... 33 4.3.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra. ......................................... 35 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành chăn nuôi của các xã ven TP Thái Nguyên............................................................................................. 39 4.3.1. Yếu tố thị trường ............................................................................................. 39 4.3.2. Yếu tố chính sách ............................................................................................ 39 4.3.3 Nhận thức và trình độ người chăn nuôi ............................................................ 39 4.3.4. Yếu tố đất ........................................................................................................ 40 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 41 5.1 Định hướng và giải pháp ..................................................................................... 41 5.1.1 Định hướng chung ............................................................................................ 41 5.1.2 Giải pháp cụ thể ............................................................................................... 41 5.2 Kết luận và kiến nghị .......................................................................................... 45 5.2.1 Kết luận ............................................................................................................ 45 5.2.2 Kiến nghị .......................................................................................................... 47 v DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Biến động dân số và lao động TP Thái Nguyên năm 2016-2018 .............25 Bảng 4.2. Nhân khẩu và lao động của các hộ chăn nuôi lợn thịt năm 2018 .............29 Bảng 4.3. Quy mô và cơ cấu đất đai của các hộ chăn nuôi điều tra năm 2018.........32 Bảng 4.4. Tình hình về vốn và trang bị kĩ thuật của các nông hộ chăn nuôi ............34 Bảng 4.5. Quy mô và cơ cấu tổng giá trị sản xuất của các hộ điều tra năm 2018 .....38 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi lợn là ngành cung cấp thịt chủ yếu không chỉ ở nước ta mà cả ở nhiều nước trên thế giới. Một đặc điểm quan trọng mang tính ưu việc của chăn nuôi lợn là thời gian chăn thả ngắn, sức tăng trưởng nhanh và chu kỳ tái sản xuất ngắn. Bên cạnh đó, lợn là loại vật nuôi tiêu tốn ít thức ăn so với tỷ lệ thể trọng và thức ăn có thể tận dụng từ nhiều nguồn phế phụ hẩm trồng trọt công nghiệp thực phẩm và phụ phẩm trồng trọt công nghiệp thực phẩm và phụ phẩm sinh hoạt. Chính vì vậy trong điều kiện nguồn thức ăn có ít, không ổn định vẫn có thể phát triển chăn nuôi lợn phân tán theo qui mô như từng hộ gia đình. Đầu tư cơ bản ban đầu cho chăn nuôi lợn ít, chi phí nuôi dưỡng trải đều suốt quá trình sản xuất, chu kỳ sản xuất ngắn nên chăn nuôi lợn có thể đầu tư phát triển ở mọi điều kiện gia đình nông dân. Chăn nuôi lợn không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, mà sản phẩm thịt lợn còn là nguồn thực phẩm xuất khẩu có giá trị. Nhờ đặc tính sinh sản nhiều nên mỗi lứa và nhiều lứa trong một năm, nên hiện nay chăn nuôi lợn nái sinh sản để xuất khẩu lợn sữa đang là mặt hàng xuất khẩu có giá trị được thị trường các nước trong khu vực ưa chuộng. Đối với nhiều vùng nông thôn, và nhất là trong xu thế phát triển nền nông nghiệp hữu cơ sinh thái, chăn nuôi lợn còn góp phần tạo ra nguồn phân bón hữu cơ quan trọng cho phát triển ngành trồng trọt, góp phần cải tạo đất, cải tạo môi trường sinh sống của các vi sinh vật đất. Với ý nghĩa kinh tế trên, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đã sớm phát triển ở khắp mọi vùng nông thôn với phương thức chăn nuôi gia đình là chủ yếu. Ở Thành Phố Thái Nguyên do quá trình đô thị hóa, nên việc chăn nuôi lợn thịt chủ yêu tập trung ở các xã ven thành phố. Tuy nhiên những năm gần đây do việc chăn nuôi ồ ạt không định hướng và việc mở rộng đô thị hóa nên ngành chăn nuôi ở các xã ven thành phố Thái Nguyên có ít nhiều trở ngại trong việc 2 phát triển.Từ những lý do nêu trên, đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở CÁC XÃ VEN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN” là hết sức cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Tìm hiểu thực trạng ngành chăn nuôi lợn thịt của các xã ven Thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá các mô hình chăn nuôi lợn thịt cá thể và trang trại các xã ven Thành phố Thái Nguyên hiện nay. - Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi tại thành phố thái nguyên. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất của ngành chăn nuôi lợn thịt. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa học tập Giúp sinh viên củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng đã học về Kinh tế nông nghiệp. Giúp sinh viên nắm được phương pháp học, phương pháp làm việc nghiên cứu khoa học trong thực tiễn sản xuất. Trong quá trình thực hiện đề tài, giúp sinh viên có điều kiện học hỏi, củng cố kiến thức thông qua các cán bộ quản lý, các cán bộ chuyên môn tại cơ quan mình thực tập để sau khi ra trường sẽ thực hiện tốt công việc với đúng chuyên ngành của mình. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các nhà đầu tư đưa ra những quyết định mới, hướng đi để xây dựng các kế hoạch phát triển, mở rộng mô hình chăn nuôi hiệu quả trên địa bàn cũng như những khu vực khác. 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập Thời gian thực tập:Từ ngày 15/08/2018 đến ngày 21/12/2018 Địa điểm: Chi cục Thống kê Thành Phố Thái Nguyên 3 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1 Vai trò và vị trí của chăn nuôi. Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, chiếm tỷ lệ khá lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân và kinh tế hộ gia đình. Là một ngành tạo ra nguồn thực phẩm tươi sống, chế biến, đóng hộp và các chế phẩm phụ khác cho đời sống nhân dân và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Nói chung chăn nuôi có một số vai trò nổi bật như sau: a. Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. b. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. VD: Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói, thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ… c. Cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn, gà, bò… là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp d. Góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Một số giống vật nuôi được tạo ra từ giống cũ để làm cảnh hoặc nuôi trong nhà e. Chăn nuôi có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinh học y học. Một số loại vật nuôi đã được nhân bản gen để phục vụ cho mục đích nghiên cứu nâng cao sức khỏe cho con người. f. Chăn nuôi làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân tăng khả năng chi tiêu trong gia đình. Đồng thời thông qua chăn nuôi , người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và các chi tiêu khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay. 4 g. Một số là vật nuôi có thể coi như biểu tượng may mắn cho người Á Đông trong các hoạt động tín ngưỡng như “ Cầm tin tuổi hợi ” hay ở Trung Quốc có quan niệm lợn là biểu tượng của sự may mắn đầu năm mới. 2.1.2 Đặc tính kỹ thuật của chăn nuôi Sự thành bại của ngành chăn nuôi không chỉ có vấn đề kỹ thuật mà vấn đề đầu ra cũng đang là một yêu cầu bức thiết. Sản phẩm làm ra đòi hỏi phải có giá thành hạ, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng là điều rất quan trọng. Để chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế, đòi hỏi những nhà chăn nuôi cần có sự lựa chọn các giống vật nuôi thích hợp, những giống có giá trị cao về dinh dưỡng, khả năng sinh trưởng nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tiêu tốn thức ăn trên 1kg tăng trọng thấp là những giống vật nuôi đang được ưa chuộng hiện nay. Ngoài giống là yếu tố quyết định đến phẩm chất vật nuôi, khâu kỹ thuật chăm sóc cũng đóng vai trò không kém quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả kinh tế sau này. Vì vậy để chăn nuôi thành công trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm như ở Việt Nam, người chăn nuôi cần nắm được những hiểu biết cơ bản về: Giống, sinh lý, đặc điếm sinh trưởng phát dục và kĩ thuật chăn nuôi lợn trong gia đình. Con nuôi dễ bị dịch bệnh, độ rủi ro cao do khí hậu, thời tiết thất thường, thiên tai bão lụt, hạn hán ảnh hưởng đến khả năng sản xuất. Mặt khác giá cả đầu vào, đầu ra luôn biến động do cạnh tranh và cung cầu thị trường. Sản xuất hàng hóa theo lối công nghiệp đòi hỏi lượng thức ăn cao, nguồn vốn lớn, đặc biệt là vốn cố định để xây dựng chuồng trại chăn nuôi, Vốn ở đầu mỗi chu kỳ sản xuất là rất cần thiết. Khi sản xuất thâm canh, chu kỳ sản xuất ngắn nên thu hồi vốn nhanh, hiệu quả vốn cao Nhiều loại giống nhập ngoại giá thành cao, khó chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu sản xuất. Chưa kể đến các giống khi nhập về nhưng phải nuôi trong môi trường đặc biệt do không hợp với khí hậu. thời tiết tự nhiên của nước ta. 5 2.1.3 Đặc điểm chính của nghề chăn nước ta Ngàng chăn nuôi ở nước ta chủ yếu lấy thành phẩm là thịt của các con nuôi để phục vụ nhu cầu lương thực. Nuôi lợn, gà là một trong những ngành nghề truyền thống của nước ta, ở tất cả những vùng nông thôn đều có nuôi lợn, gà và được xem như là một hình thức tiết kiệm, tăng thu nhập của hộ gia đình. Dần dần các trại chăn nuôi với quy mô lớn ngày càng xuất hiện nhiều và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi các con vật này được quan tâm hơn. Cùng với việc công nghiệp hóa hiện đại hóa, các con vật như trâu, bò nay cũng được thay thế bằng các máy mọc. Việc chăn nuôi các con vật trước đây để lấy sức kéo được thay bằng nuôi lấy thịt. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nắng ấm, sản xuất cây lương thực, có nhiều loại ngũ cốc tạo ra nguồn thức ăn phong phú phù hợp với chăn nuôi đàn lớn. Công nghiệp thức ăn gia súc phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, kết hợp với những giống có chất lượng cao mở ra hướng phát triển thuận lợi cho nghề nuôi. Tuy nhiên, do sản lượng thịt tăng nhanh trong khi lượng xuất khẩu hạn chế và mức tiêu dùng trong nước còn yếu, nên giá bán trên thị trường trong nước cũng bấp bênh, không ổn định. VD: Thông thường định kỳ khoảng 2-3 năm người nuôi lợn phải chịu cảnh rớt giá và thời gian rớt giá dài hay ngắn cũng biến đổi thất thường, giá thành sản xuất thịt lợn còn rất cao, nhất là ở các hộ chăn nuôi nhỏ. Vì vậy, muốn nghề chăn nuôi phát triển bền vững và ổn định đòi hỏi các nhà chăn nuôi phải có những cải tiến các khâu trong quá trình chăn nuôi. Nhằm hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm thịt để tồn tại trong quá trình hội nhập thương mại trong khu vực cũng như kích thích thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. 2.1.4 Hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực đó trong quá 6 trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Hay nói cách khác, hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến việc xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được hoặc là hiệu quả kĩ thuật hoặc là hiệu quả phân phối thì mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt được hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt tiêu chuẩn cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối thì khi đó mới đạt hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kĩ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kĩ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kĩ thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào và giá cả đầu ra, vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó để đạt được mục đích sản xuất kinh doanh. Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệu quả, do vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp là đạt kết quả tối đa với chi phí kinh tế nhất định. * Nâng cao hiệu quả kinh tế nhằm: - Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có. - Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh. 7 Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. * Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế: - Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra: - Trong đó: H là hiệu quả kinh tế, Q là khối lượng sản phẩm thu được, C là chi phí bỏ ra. * Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm: - Trong đó: H là hiệu quả kinh tế, là khối lượng sản phẩm tăng thêm, là chi phí tăng thêm 2.1.5 Các chỉ tiêu phân tích kết quả và hiệu quả chăn nuôi  Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả . - Quy mô chăn nuôi: Là chỉ tiêu biểu hiện mức độ, số lượng vật nuôi được nuôi trong một thời gian nhất định của một vùng, một địa phương hay một hộ gia đình nào đó. - Tổng giá trị sản xuất (GO): Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản xuất vật chất và dịch vụ do các cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế quốc dân đạt được trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Là kết quả hoạt động trực tiếp và hữu ích của những cơ sở sản xuất đó, giá trị sản xuất bao gồm: + Giá trị sản phẩm vật chất: Tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. + Giá trị sản phẩm dịch vụ: Phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống. GO =(P Q) + giá trị sản phẩm phụ Trong đó: Q là khối lượng sản phẩm sản xuất ra (kg) 8 P là giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm (ngàn đồng/kg) Giá trị sản phẩm phụ bao gồm phân bón phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi Giá trị sản xuất chỉ được tính những sản phẩm là kết quả của lao động. Các sản phẩm không do lao động tạo ra thì không tính vào giá trị sản xuất. Sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ được lao động tạo ra phải là những sản phẩm hữu ích, được xã hội chấp nhận, được sử dụng vào nhu cầu tiêu dùng cuối cùng. Giá trị sản xuất được tính theo tổng mức chu chuyển vì thế được phép tính trùng nhiều lần. Mức độ tính trùng phụ thuộc vào trình độ chuyên môn hóa. Giá trị trọng Giá trị sản xuất chăn = nuôi lượng tăng thêm trong Giá trị sản + năm phẩm chăn nuôi không + Chênh lệch giá trị chăn nuôi dở dang qua giết thịt Trong đó: Giá trị trọng lượng hơi tăng thêm trong năm là giá trị trọng lượng hơi tăng thêm của đàn gia súc, gia cầm giết thịt (không kể đàn gia súc cơ bản như nuôi sinh sản, đực giống, gia súc cày kéo lấy sữa…) Hơi tăng Trọng lượng Chênh lệch Trọng lượng = thêm trong kỳ trọng lượng hơi cuối kỳ so + với đầu kỳ hơi xuất chuồng trong kỳ Trọng - lượng nhập thêm trong kỳ Giá trị sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt là giá trị của trứng, sữa, lông, phân chuồng…. Chênh lệch giá trị chăn nuôi dở dang là chênh lệch chi phí chăn nuôi chưa thu hoạch trong năm của cuối kỳ trừ đầu kỳ. - Chi phí trung gian (IC): Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao TSCĐ) và 9 chi phí dịch vụ (sản phẩm vật chất và phi vật chất) được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Bao gồm: + Chi phí vật chất: Là chi phí do hộ gia đình bỏ ra không qua các hoạt động dịch vụ, bao gồm chi phí giống, thức ăn chăn nuôi, điện năng, nhiên liệu, chất đốt , nước, giá trị công cụ lao động, rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm… + Chi phí dịch vụ là chi phí cần qua các hoạt động dịch vụ, bao gồm: Thuê lao động, chi phí thú y, cước phí vận tải. chi phí tuyên truyền quảng cáo, chi phí trả lãi tiền vay, các chi phí dịch vụ khác…. - Giá trị gia tăng (VA): Giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa GO và IC, là phần giá trị tăng thêm hay là phần còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian (không kể khấu hao TSCĐ và chi phí lao động gia đình) VA = GO - IC - Thu nhập hỗn hợp (MI) và lợi nhuận kinh tế (Pr): Thu nhập hỗn hợp là khoản thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí vật chất và dịch vụ, thuế và khấu hao TSCĐ: MI = VA – T – khấu hao chuồng trại: Lợi nhuận kinh tế là khoản thu nhập hỗn hợp sau khi trừ đi chi phí lao động: Pr = MI - t. c . p Trong đó : t là thời gian nuôi (tháng) c là công lao động tính cho một ngày (giờ/ngày) p là giá thuê một giờ lao động (ngàn đồng/ giờ) * Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. - Giá trị sản phẩm chăn nuôi tính cho 1 đồng chi phí (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. 10 - Lợi nhuận tính cho 1 đồng chi phí (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ đầu tư một đồng chi phí trung gian thì mang lại bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm. - VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị sản xuất thu được thì có bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. - TNBQ/người/tháng. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình chăn nuôi trên thế giới Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của thế giới và Việt Nam. Những thập kỷ qua, nhân loại chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục của ngành hàng này cả về quy mô, phương thức sản xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, những thập niên tới, ngành chăn nuôi của thế giới sẽ phải thay đổi cách phát triển theo xu khác khi mà các nguồn lực, tài nguyên đất đai ngày càng cạn kiệt, biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt trên toàn cầu. Đô thị hóa có tác động đáng kể đến các mô hình tiêu thụ lương thực nói chung và nhu cầu đối với các sản phẩm chăn nuôi nói riêng. Đô thị hóa thường kéo theo sự giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến. Một nguyên nhân dẫn đến tăng nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi là tăng trưởng thu nhập. Từ năm 2020 đến năm 2050, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người trên toàn cầu hàng năm ước tính 2,5%. Khi thu nhập tăng, thì chi tiêu cho các sản phẩm chăn nuôi cũng sẽ tăng. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục trong tương lai, dự báo ở mức từ 1,0 - 3,5%/năm. Tăng trưởng tiêu thụ thịt, sữa ở các nước công nghiệp được dự đoán sẽ chậm hơn so với các nền kinh tế đang phát triển. Dự báo mức tiêu thụ thịt và sữa bình quân/người/năm ở các nước phát triển đến năm 2030 tương ứng là 89 và 209kg và đến năm 2050 tương ứng là 11 94 và 216kg. Ở các nước đang phát triển đến năm 2030 tương ứng là 38 và 67kg, đến năm 2050 là 44 và 78kg. Tổng mức tiêu thụ thịt, sữa ở các nước phát triển đến năm 2030 tương ứng là 121 triệu tấn và 284 triệu tấn, đến năm 2050 là 126 và 295 triệu tấn. Còn ở các nước đang phát triển, tổng mức tiêu thụ thịt và sữa đến năm 2030 tương ứng là 252 và 452 triệu tấn; đến năm 2050 là 326 và 585 triệu tấn. Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững môi trường và phát triển kinh tế. Trong lịch sử, sự phát triển chăn nuôi được đặc trưng bởi hệ thống sản xuất cũng như sự khác biệt ở các khu vực trên thế giới. Hệ thống sản xuất chăn nuôi công nghiệp ở các nước phát triển đã góp phần gia tăng sản phẩm thịt gia cầm và thịt lợn trên thế giới, và các hệ thống sản xuất này đang được thiết lập ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Á, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Ước tính ít nhất 75% tổng tăng trưởng sản xuất đến năm 2030 sẽ nằm trong các hệ thống chăn nuôi công nghiệp, nhưng sẽ có ít sự tăng trưởng của hệ thống này ở các nước châu Phi. Trong khi sự tăng trưởng sản lượng cây trồng chủ yếu do tăng năng suất chứ không phải từ việc mở rộng diện tích, thì việc gia tăng sản lượng sản phẩm chăn nuôi tăng lên nhờ vào việc mở rộng số lượng vật nuôi ở các nước đang phát triển, đặc biệt là động vật nhai lại. Giá các loại cây lương thực thực phẩm có khả năng tăng với tốc độ nhanh hơn so với giá của các sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, việc sản xuất thức ăn thay thế cho động vật nhai lại trong các hệ thống trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp có thể bị hạn chế bởi cả đất và nước, đặc biệt là các hệ thống tưới tiêu. Dự báo sự gia tăng đáng kể nhu cầu lương thực sẽ có tác động sâu sắc đối với hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới. Ở các nước phát triển, tăng trưởng năng suất sẽ góp phần tăng tỷ trọng tăng trưởng sản xuất chăn nuôi khi việc mở rộng quy mô sẽ chậm lại. 12 Giá thịt, sữa và ngũ cốc có khả năng tăng trong những thập kỷ tới, đảo ngược đáng kể xu hướng trong quá khứ. Sự tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu thịt và sữa có thể làm tăng giá ngô và các loại ngũ cốc thô và các loại nguyên liệu thức ăn khác. Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa. Việc bán lẻ qua các siêu thị tăng 20% mỗi năm ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, và điều này sẽ tiếp tục trong vài thập kỷ tới khi người tiêu dùng đô thị cần nhiều thực phẩm chế biến hơn, do đó gia tăng vai trò của kinh doanh nông nghiệp. Rõ ràng, xu hướng sử dụng thực phẩm giàu protein ngày càng cao, và như vậy, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển là điều dễ hiểu. Dự báo trong các thập kỷ tới, chăn nuôi của thế giới sẽ phát triển theo hướng nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. Nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm hữu cơ tiếp tục tăng cao nên doanh số bán các loại mặt hàng này trên thị trường toàn cầu tăng bình quân 12-13%/năm trong những năm qua và xu hướng tiêu dùng này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ lớn nhất là Mỹ với 24,4 tỷ USD, trong khi nước tiêu thụ loại thực phẩm này theo đầu người hàng năm lớn nhất là Thụy Sĩ (204 USD). Hiện đã có một số công ty lớn trên thế giới liên kết với người chăn nuôi để tạo dựng thị trường thực phẩm hữu cơ ổn định. Do áp lực từ các tổ chức xã hội, nhiều tập đoàn chăn nuôi đa quốc gia, công ty phân phối và chế biến thực phẩm đều đang thực hiện cải thiện phúc lợi động vật bằng việc thay đổi dần các quy trình sản xuất. Phần lớn người tiêu dùng ở các nước phát triển đều quan tâm đến phúc lợi động vật và họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những động vật có xuất xứ từ trang trại nuôi dưỡng được đảm bảo tính nhân đạo. Ngành chăn nuôi toàn cầu được đánh giá vừa là tác nhân gây ô nhiễm môi trường vừa là đối tượng chịu hậu quả của ô nhiễm môi trường do chính ngành 13 này gây ra. Theo các nhà khoa học, hành tinh chúng ta đang sống không khác gì một trang trại khổng lồ vì 40% diện tích bề mặt trái đất được sử dụng để sản xuất thực phẩm cho con người. Ước tính ngành chăn nuôi phát thải khoảng 15% tổng lượng phát thải khí nhà kính của con người, gần như tương đương với lượng khí thải trực tiếp từ giao thông vận tải. Tại các nước đang phát triển ngành này đóng góp tỷ lệ hiệu ứng nhà kính cao nhất, trong đó 75% từ hoạt động chăn nuôi động vật nhai lại và 56% từ chăn nuôi gia cầm và heo. Do đó, thịt heo và gà luôn được đánh giá là “thân thiện môi trường” nhất khi tỷ lệ hiệu ứng nhà kính là 10%. 2.2.2 Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam Ở Việt Nam sự phát triển của ngành chăn nuôi cùng với việc thu nhập của người lao động tăng, dẫn đến thay đổi lớn trong cách chi tiêu. Theo một tính toán của Ngân hàng Thế giới, tổng chi tuyệt đối cho gạo giảm 4% trong khi chi cho thịt và sữa tăng gấp đôi. Tại khu vực đô thị, chi tiêu cho gạo giảm từ 25% (2002) xuống còn khoảng 17,2%, trong khi chi cho sản phẩm chăn nuôi tăng từ 32,7% lên 37,8% trong cùng kỳ. Tại khu vực nông thôn, chi tiêu cho gạo giảm từ 38,9% xuống 25,4% và chi cho sản phẩm chăn nuôi tăng từ 23,4% lên 34%. Chăn nuôi Việt Nam hiện đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng, sau khi nước ta gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Những cơ hội và thách thức sẽ xuất hiện cả trên thị trường nội địa và quốc tế. Nhưng muốn cạnh tranh hiệu quả thì ngành chăn nuôi nước ta phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cả về phương thức tổ chức sản xuất, quy mô, công nghệ và thị trường tiêu thụ. Trong đó tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai kế hoạch năm 2018 trong điều kiện khá thuận lợi về thời tiết, tuy nhiên, cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, đó là: (1) Tiêu thụ nông sản phải cạnh tranh gay gắt bởi nhiều quốc gia cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu và chịu tác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan