Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế “thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các ...

Tài liệu “thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện”.

.PDF
81
101
52

Mô tả:

LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp (Ký và ghi rõ họ tên) Vũ Thị Khuyên SV: VŨ THỊ KHUYÊN i LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................vi LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................ 2 CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 5 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT ................................................................................... 5 1.1. Giới thiệu khái quát về bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ..... 5 1.1.1. Sự cần thiết, vai trò của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt . 5 1.1.2. Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của nghiệp vụ Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ......................................................................... 9 1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ....... 10 1.2.1. Đối tượng bảo hiểm ....................................................................... 10 1.2.2. Phạm vi bảo hiểm........................................................................... 11 1.2.3. Mở rộng phạm vi bảo hiểm ........................................................... 18 1.2.4. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm ............................................. 19 1.2.5. Phí bảo hiểm .................................................................................. 23 1.2.6. Hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ..................... 27 1.3. Quy trình triển khai bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ......... 27 1.3.1. Công tác khai thác .......................................................................... 27 1.3.2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất ............................................... 30 1.3.3. Công tác giám định ........................................................................ 30 1.3.4. Công tác bồi thường tổn thất ......................................................... 31 CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 33 SV: VŨ THỊ KHUYÊN ii LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN ................................................................................... 33 2.1. Vài nét về Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện................................... 33 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 33 2.1.2. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh ................................................... 35 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện ....... 36 2.1.4. Tình hình hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện ........................................................................................................... 37 2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ .. 43 2.3. Thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện ......................................... 46 2.3.1. Công tác khai thác .......................................................................... 46 2.3.2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất ............................................... 50 2.3.4. Công tác giám định - bồi thường ................................................... 52 2.3.5. Kết quả kinh doanh quy ước .......................................................... 52 2.4. Đánh giá hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện ......................................... 57 2.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................. 57 2.4.2. Những tồn tại cần khắc phục ......................................................... 58 CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 60 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN .............................................................. 60 SV: VŨ THỊ KHUYÊN iii LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH 3.1. Định hướng kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong thời gian tới ............................................................................. 60 3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện ........... 62 3.2.1. Tập trung chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đại lý, cộng tác viên ....................................................... 62 3.2.2. Tăng cường chất lượng công tác khai thác…….………………..65 3.2.3. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới ........................................................................................................... 63 3.2.4. Tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo ............................. 67 3.2.5. Tăng cường hợp tác với cảnh sát PCCC khu vực và người tham gia bảo hiểm ............................................................................................. 65 3.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác giám định, bồi thường ...................... 66 3.2.7. Phòng chống gian lận và trục lợi bảo hiểm ................................... 68 3.2.8. Củng cố và mở rộng quan hệ tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm với các đối tác trong và ngoài nước...................................................................... 69 3.2.9. Một số giải pháp khác .................................................................... 70 KẾT LUẬN .............................................................................................. 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 74 SV: VŨ THỊ KHUYÊN iv LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BH Bảo hiểm BHHH&RRĐB Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt BTC Bộ Tài chính CNTT Công nghệ thông tin DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm ĐPHCTT Đề phòng hạn chế tổn thất HĐBH Hợp đồng bảo hiểm MKT Mức khấu trừ NBH Người bảo hiểm NĐBH Người được bảo hiểm PCCC Phòng cháy, chữa cháy PTI Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện STBH Số tiền bảo hiểm STBT Số tiền bồi thường TBH Tái bảo hiểm TS Tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam SV: VŨ THỊ KHUYÊN v LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả kinh doanh đến 31/12/2015 .............................. 40 Bảng 2.2. Các tỷ suất thanh toán năm 2014 – 2015 ...................................... 42 Bảng 2.3. Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn........................................................... 43 Bảng 2.4. Quy mô khai thác nghiệp vụ BH hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại PTI giai đoạn 2012 – 2015 ......................................................................... 47 Bảng 2.5. Tỷ lệ doanh thu phí BH hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt so với tổng doanh thu phí của tất cả các nghiệp vụ ở PTI giai đoạn 2012 – 2015 ............ 49 Bảng 2.6. Tình hình chi ĐPHCTT nghiệp vụ BH hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt ở PTI giai đoạn 2012 – 2015.......................................................................... 50 Bảng 2.7. Tình hình giám định tổn thất nghiệp vụ BH hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tại PTI giai đoạn 2012 – 2015 .............................................................. 52 Bảng 2.8. Tình hình bồi thường tổn thất nghiệp vụ BH hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tại PTI giai đoạn 2012 – 2015 .............................................................. 54 Bảng 2.9. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ở PTI giai đoạn 2012 – 2015 ................................................................ 54 SV: VŨ THỊ KHUYÊN vi LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PTI ...................................................... 37 Hình 2.2. Tình hình tài chính đến 31/12/2015.............................................. 42 SV: VŨ THỊ KHUYÊN 1 LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là một trong những nghiệp vụ ra đời sớm nhất trong các nghiệp vụ của ngành bảo hiểm. Năm 1591, đã thành lập Hiệp hội Bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên trên thế giới ở Đức mang tên Feuer Casse. Năm 1666, do sự xuất hiện vụ cháy lớn gây ra nhiều tổn thất nặng nề nên ở Anh đã thành lập một số văn phòng cung cấp dịch vụ phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Ngày nay, nghiệp vụ BHHH&RRĐB được tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển. Nghiệp vụ bảo hiểm này ra đời đã mang lại nhiều lợi ích to lớn. Nó đảm bảo sự ổn định về tài chính cho các cá nhân, gia đình và tổ chức. Đồng thời đem lại sự an tâm, kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích kiểm soát tổn thất, khuyến khích hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, hiện tại thị trường bảo hiểm hỏa hoạn còn bộc lộ nhiều tồn tại đó là việc khai thác nguồn doanh thu này không hề đơn giản, hiệu quả khai thác chưa cao, số tiền bồi thường ngày càng tăng, công tác đề phòng hạn chế tổn thất chưa mang lại hiệu quả như mong muốn… đặt ra bài toán khó cho tất cả các doanh nghiệp. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện”. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích các tài liệu và số liệu liên quan đến việc triển khai sản phẩm Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt, SV: VŨ THỊ KHUYÊN 2 LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH đề tài nghiên cứu đánh giá làm nổi bật tình hình triển khai sản phẩm Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bưu điện, từ đó rút ra những mặt còn hạn chế trong quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm trên và đề ra các biện pháp khắc phục. 3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan về tình hình phát triển loại hình bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại thị trường Việt Nam, trên cơ sở đó đi sâu nghiên cứu và làm rõ những tồn tại vướng mắc trong quá trình triển khai phát triển sản phẩm này tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bưu điện. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê: là phương pháp thống kê những thông tin, số liệu đã thu thập được phục vụ cho việc lập các bảng phân tích. - Phương pháp phân tích: là phương pháp dựa trên những số liệu có sẵn để phân tích những ưu, nhược điểm trong công tác kinh doanh liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm trong công ty nhằm hiểu rõ hơn các vấn đề nghiên cứu; từ đó tìm ra được nguyên nhân và giải pháp khắc phục. - Phương pháp so sánh: là phương pháp dựa vào những số liệu có sẵn để tiến hành so sánh, đối chiếu về số tương đối và số tuyệt đối để tìm ra sự tăng giảm của giá trị nào đó, giúp cho quá trình phân tích tình hình khai thác kinh doanh, giám định, bồi thường cũng như các quá trình khác. 5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp Với phạm vi của đề tài, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục kí hiệu viết tắt, các phụ lục, kết cấu đề tài luận văn gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt SV: VŨ THỊ KHUYÊN 3 LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Chương II: Tình hình hoạt động kinh doanh Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Chương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Tài chính Bảo hiểm – Học viện Tài chính, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Đoàn Minh Phụng đã giúp đỡ, hướng dẫn cùng các anh chị nhân viên trong Tổng Công ty Bảo hiểm Bưu điện đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Do điều kiện thời gian, kiến thức thực tế và kinh nghiệm cá nhân còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến phê bình, góp ý của thầy, cô giáo tại Học viện và các cô chú, anh chị tại phòng Tài sản Kỹ thuật – PTI để em hoàn thiện đề tài nghiên cứu tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SV: VŨ THỊ KHUYÊN 4 LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 1.1. Giới thiệu khái quát về bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt 1.1.1. Sự cần thiết, vai trò của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, con người luôn phải đối mặt với biết bao rủi ro, tai ương như động đất núi lửa, bão, bạo loạn, chiến tranh, trong đó hỏa hoạn được coi là một trong những rủi ro nguy hiểm nhất. Hoả hoạn là rủi ro mang tính thảm hoạ mà hậu quả của nó gây ra rất nặng nề, việc khắc phục nó đòi hỏi phải có nguồn tài chính khổng lồ. Hàng năm trên thế giới, theo số liệu thống kê được có khoảng 5 triệu vụ cháy lớn nhỏ, gây thiệt hại khoảng 600 triệu USD, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Ở Việt Nam, các vụ cháy xảy ra nhiều, gây thiệt hại không nhỏ, đặc biệt tại các khu vực kinh tế phát triển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh v.v… Trong vòng 30 năm , từ 4/10/1961 ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phòng cháy chữa cháy đến 4/10/1991 đã xảy ra 566.036 vụ cháy lớn nhỏ gây thiệt hại về vật chất ước tính 948 tỷ đồng, làm chết 2574 người. Từ năm 1992-1993, cả nước có 1710 vụ cháy, làm chết 213 người, làm bị thương 348 người, ước tính thiệt hại 114,746 tỷ đồng. Giai đoạn 1996-2003, xảy ra 8015 vụ cháy, gây thiệt hại trên 1000 tỷ đồng, tỷ lệ các vụ cháy lớn là 2,47%, thiệt hại lên tới 67,25% tổng thiệt hại. Năm 1997, cả nước có khoảng 58 vụ cháy chợ, trong đó có 4 vụ cháy lớn xảy ra ở Hà Nội, Nam Định, thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang. Trong những năm gần đây nước ta liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy lớn để lại hậu quả nặng nề: SV: VŨ THỊ KHUYÊN 5 LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP - HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Năm 2002, vụ cháy rừng U Minh kéo dài hàng tháng, đã gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan toàn khu vực, vụ cháy nhà máy toàn lực - Viễn Đông với số tiền bồi thường ước tính đến 28 tỷ đồng, vụ cháy tại trung tâm thương mại quốc tế ITC ớ thành phổ Hồ Chí Minh ngày 29/10/2002 với số tiền bồi thường khoáng 12,5 tỷ đồng. - Ngày 01/04/2003 xảy ra vụ cháy tại công ty Interfood, thiệt hại về vật chất lên tới 70 tỷ đồng, số tiền bồi thường rất lớn khoảng 4,6 triệu USD. - Ngày 27/03/2004 vụ cháy công ty sản xuất giầy Khải Hoàn thiệt hại ước tính 50 tỷ đồng. - Ngày 21/2/2005 một vụ cháy lớn xảy ra tại dãy nhà ven kênh Tẻ đường Trần Xuân Soạn, thành phố Hồ Chí Minh làm cho 16 căn nhà bị thiêu rụi và đứt đường dây hạ điện thế, gây mất điện toàn khu vực. - Ngày 28/3/2011 xảy ra vụ cháy kho hàng dệt ở Hà Nam, thiệt hại 121 tỷ đồng. - Ngày 9/2/2012, ngọn lửa bùng phát rồi nhanh chóng lan rộng thiêu rụi chợ đầu mối lớn nhất Quảng Ngãi. Khoảng 200 tỷ đồng hàng hóa của hơn 400 hộ kinh doanh trong phút chốc biến thành tro tàn. - Rạng sáng ngày 15/9/2013, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại TTTM Hải Dương, thiêu rụi gần như 3 tầng với toàn bộ các gian hàng của 536 tiểu thương, gây thiệt hại lên tới 500 tỷ đồng. - Chiều 25/10/2013, một vụ cháy lớn xảy ra tại nhà máy Diana, xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ước tính sơ bộ thiệt hại từ vụ cháy lên đến 20 triệu USD. - Ngày 19/3/2014 vụ hỏa hoạn bùng lên ở khu vực chợ phố Hiến (Hưng Yên), hàng trăm kios cùng hàng hóa ở hai tầng chợ đã bị thiêu rụi. Thiệt hại lên cả trăm tỷ đồng. SV: VŨ THỊ KHUYÊN 6 LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Như vậy, thiệt hại do cháy gây ra rất nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉ đến cuộc sống của một vài cá nhân mà còn tác động mạnh đến cả một cộng đồng dân cư, môi trường, khí hậu. Vì vậy cần phải có biện pháp hữu hiệu đế hạn chế thiệt hại. Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng thì các phương tiện và phòng cháy chữa cháy cũng được cải tiến và đối mới.Tuy nhiên sự phát triển của khoa học công nghệ về an toàn thường chậm hơn so với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất và nguồn vốn đầu tư vào công tác đảm bảo an toàn thấp hơn so với đầu tư phát triển. Vì thế, ngày càng có nhiều vụ hoả hoạn có thiệt hại hơn, nguyên nhân xảy ra hoả hoạn cũng khó lường hơn trước, trong đó có cả nguyên nhân xuất phát từ mặt trái của công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, trái đất đang ngày càng nóng lên do lượng chất thải vào bầu khí quyển lớn gây nên hiệu ứng nhà kính, từ đó gây nên sự biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, làm cho rủi ro hoả hoạn ngày càng cao. Thực tế cho thấy xảy ra những vụ cháy rừng lớn trên diện rộng, gây tổn thất lớn ở Inđônêxia, Malaixia và cả ở Việt Nam trong những năm gần đây mà nguyên nhân được xác định là do hạn hán. Có thể nói, hàng vạn ha rừng bị cháy gây thiệt hại về vật chất lên tới hàng tỷ USD, gây hậu quả nặng nề về môi trường. Cùng với sự phát triển của xã hội, giá trị tài sản trong sản xuất và sinh hoạt càng lớn. Nếu rủi ro xảy ra, các tổ chức, cá nhân phải đương đầu với nhiều khó khăn về tài chính và có thể bị phá sản. Khi họ tham gia bảo hiểm hoả hoạn, nếu rủi ro xảy ra họ có thể giảm thiểu được rủi ro, nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất và hoạt động trở lại. Xuất phát từ nhu cầu thực tế là đảm bảo an toàn cho cuộc sống cũng như giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra thì bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thật sự cần thiết và đóng vai trò quan trọng. - Thứ nhất: Mang lại sự ổn định về tài chính. SV: VŨ THỊ KHUYÊN 7 LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Việc tham gia bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt cho những tài sản của mình bằng việc đóng góp một khoản phí có tỷ lệ nhỏ, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp nhận được cam kết bồi thường từ phía các công ty bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra. Thông qua việc bồi thường nhanh chóng, chính xác, kịp thời bảo hiểm sẽ giúp các cá nhân và doanh nghiệp ổn định tài chính, cuộc sống và tình hình sản xuất... - Thứ hai: Mang lại sự an tâm và kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi hỏa hoạn xảy ra, bảo hiểm sẽ bồi thường một khoản tiền không nhỏ từ đó sẽ mang lại cho cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm sự an tâm về số tài sản của mình. Đồng thời kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra mạnh mẽ mang lại sự phát triển ổn định cho nền kinh tế. - Thứ ba: Khuyến khích việc kiểm soát tổn thất. Bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình, các công ty phối hợp với khách hàng thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất: tổ chức tập huấn về công tác phòng cháy, chữa cháy, công tác cứu hộ, hỗ trợ khách hàng trang thiết bị có thể hạn chế tổn thất, hướng dẫn khách hàng một cách cụ thể, chi tiết… Đồng thời qua số liệu về các vụ cháy và các rủi ro trong quá khứ cũng như xác xuất xảy ra cháy, con số thiệt hại về người và tài sản từ những vụ cháy, từ những trận động đất, lũ lụt… được thu thập một cách đầy đủ và khoa học sẽ giúp cho con người thấy được mức độ thiệt hại lớn thế nào để từ đó có ý thức hơn trong việc bảo vệ tài sản của mình, đồng thời có những biện pháp để phòng tránh hạn chế tổn thất khi gặp rủi ro. - Thứ tư: Khuyến khích đầu tư. Một nguyên tắc của bảo hiểm đó là số đông bù số ít. Hàng năm công ty sẽ thu được một lượng phí khổng lồ từ phía khách hàng. Khoản phí này một phần dùng để chi trả cho các chi phí hoạt động của công ty, một phần dùng để bồi thường khi hỏa hoạn xảy ra. Do đó, khi chưa có tổn thất, phần phí dùng để SV: VŨ THỊ KHUYÊN 8 LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH bồi thường sẽ được công ty mang đầu tư nhằm mục đích sinh lời từ đó góp phần tạo ra nguồn đầu tư dồi dào kích thích thị trường vốn phát triển. Như vậy, bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt có vai trò hết sức quan trọng, đóng góp vào sự thành công và phát triển của nền kinh tế. 1.1.2. Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của nghiệp vụ Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt Vào thế kỷ XVII hầu hết nhà cửa, công trình kiến trúc tại những thành thị ở Châu Âu đều được làm bằng gỗ. Người ta dùng lửa để sưởi ấm, đun nấu và chiếu sáng. Vì thế nguy cơ xảy ra rủi ro hoả hoạn là rất lớn. Sau vụ cháy ở London năm 1666 kéo dài gần một tuần lễ, thiêu huỷ khoảng 13.200 tòa nhà, trong đó có đến 87 nhà thờ, năm 1667 các công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên đã ra đời tại Anh như THE FIRE OFFICE, FRIENDLY AND SOCIETY, HAND AND HAND,... Khi mới ra đời, các công ty bảo hiểm chỉ đảm bảo cho hậu quả của sự cố “hoả hoạn” gọi là bảo hiểm cháy đơn thuần. Cũng chính vì thế mà các công ty bảo hiểm đã lấy tên rủi ro “cháy” đặt tên cho nghiệp vụ bảo hiểm này, trong khi đó hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm khác đều lấy tên đối tượng bảo hiểm đặt tên cho nghiệp vụ như bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm thân tàu,... Bảo hiểm cháy đã lan rộng sang các nước khác trên lục địa châu Âu, nhất là các nước có nền công nghiệp phát triển như Pháp, Đức, Ý,... Trước nhu cầu của nhiều khách hàng muốn được bảo hiểm chống lại các rủi ro đặc biệt, có mức độ tổn thất tương tự hoả hoạn với giá phí thấp và thể thức đơn giản, các công ty bảo hiểm đã phải thiết kế các bản hợp đồng bảo hiểm phối hợp giữa rủi ro hoả hoạn và các rủi ro khác, ở một số nước như Anh, Pháp,... các công ty bảo hiểm đã đưa ra loại bảo hiểm đa rủi ro như đa rủi ro nhà ở, đa rủi ro doanh nghiệp hoặc tổ chức nghề nghiệp,... hoặc các đơn Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Với những hình thức bảo hiểm này, nhiều rủi ro được tập hợp vào một bản hợp đồng, trong đó rủi ro hoả hoạn là SV: VŨ THỊ KHUYÊN 9 LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH trọng yếu. Ngày nay, hoạt động bảo hiểm hỏa hoạn được triển khai và ngày càng phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bảo hiểm hoả hoạn bắt đầu được thực hiện từ cuối năm 1989 sau khi có quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/01/1989 I của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành qui tắc và biểu phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Luật kinh doanh bảo hiểm (có hiệu lực từ 01/04/2001) đã quy định bảo hiểm hoả hoạn được triển khai dưới hình thức bắt buộc. Nghị định số 130/2006/NĐ-CP (08/11/2006) quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Bộ Tài chính đã ban hành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC (24/04/2007). Đến nay nghiệp vụ này đã có những bước phát triển đáng kể. Tổng doanh thu phí của nghiệp vụ hàng năm chiếm khoảng 10% thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. 1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt 1.2.1. Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt bao gồm các tài sản là bất động sản, động sản (trừ phương tiện giao thông, vật nuôi, cây trồng và tài sản đang trong quá trình xây dựng – lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác) thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Cụ thể đối tượng bảo hiểm bao gồm: - Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai) - Máy móc thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh - Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho - Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây chuyền sản xuất - Các loại tài sản khác như kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn,… SV: VŨ THỊ KHUYÊN 10 LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Những tài sản này chỉ thực sự được bảo hiểm khi giá trị của chúng tính được thành tiền và được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. 1.2.2. Phạm vi bảo hiểm Ngoài sự tăng lên nhiều rủi ro trong cùng một hợp đồng bảo hiểm, số lượng các đảm bảo về hậu quả các rủi ro này cũng tăng lên. Các công ty bảo hiểm không chỉ bảo hiểm thiệt hại cho những vật chất trực tiếp về tài sản của người được bảo hiểm mà còn bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự và các thiệt hại phi vật chất gây nên từ những rủi ro được bảo hiểm. Tuy nhiên trong phạm vi bảo hiểm tài sản, luận văn này chỉ đề cập tới bảo hiểm thiệt hại vật chất của đối tượng được bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Trách nhiệm của công ty bảo hiểm bao gồm: Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản được bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm (hoặc danh mục kèm theo giấy chứng nhận bảo hiểm) nếu người được bảo hiểm đã nộp phí bảo hiểm và những thiệt hại đó xảy ra trước 16h ngày cuối cùng của thời hạn bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau khi xáy ra hỏa hoạn. Chi phí thu dọn hiện trường sau khi hỏa hoạn nếu những chi phí này được ghi rõ trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Các đơn bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt đều có sự phân biệt giữa những rủi ro cơ bản, rủi ro phụ và những trường hợp loại trừ. • Những rủi ro có thể được bảo hiểm ▪ Những rủi ro cơ bản (Rủi ro A): Những rủi ro cơ bản bao gồm những rủi ro luôn được bảo hiểm, được áp dụng mẫu “Đơn tiêu chuẩn về bảo hiểm SV: VŨ THỊ KHUYÊN 11 LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH cháy và các rủi ro đặc biệt” của thị trường bảo hiểm London ( Standard Fire and Special Perils Policy). Các rủi ro này bao gồm: - Hỏa hoạn: Muốn được xem là hỏa hoạn được bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây: + Thứ nhất, phải thực sự có phát lửa. Những thiệt hại do cháy đơn thuần không phát hỏa như cháy bỏng thuốc lá, quần áo cháy do bàn là…thì không được bảo hiểm. + Thứ hai, lửa đó không phải là lửa chuyên dùng. Bếp dầu, bếp ga, lò nung…dùng trong sinh hoạt hằng ngày có yếu tố cháy nhưng có yếu tố chuyên dùng nên không gọi là hỏa hoạn. Những tài sản được bảo hiểm nhất thiết phải có trong nguồn lửa chuyên dùng, hoặc ngay cả những thiệt hại gây ra cho tài sản được bảo hiểm do bị rơi vào nơi đun nấu bình thường cũng không được đảm bảo. Tuy nhiên, nếu các nguồn lửa chuyên dùng này làm cháy một tài sản hay một vật nào đó và việc cháy từ vật này gây thiệt hại cho các tài sản được bảo hiểm thì sẽ phát sinh trách nhiệm của người bảo hiểm theo rủi ro này. + Thứ ba, việc phát sinh nguồn lửa phải là bất ngờ hay ngẫu nhiên, không phải là do lỗi cố ý, có chủ định hoặc có sự đồng lõa của người được bảo hiểm. Tuy nhiên, hỏa hoạn xảy ra do bất cẩn, vô ý của người được bảo hiểm thì vẫn thuộc phạm vi bảo hiểm này. + Thứ tư, hỏa hoạn gây nên thiệt hại được bảo hiểm phải do yếu tố tác động từ bên ngoài. Điều này có nghĩa là những yếu tố nội tại, tự phát từ trong bản thân tài sản được bảo hiểm, dù có yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ phát huy tác dụng và gây nên thiệt hại cũng không được coi là hỏa hoạn được bảo hiểm. Những yếu tố “nội tỳ” này thường bị loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm. Thiệt hại do nổ phát sinh từ hỏa hoạn cũng bị loại trừ. SV: VŨ THỊ KHUYÊN 12 LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Như vậy, những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm do hỏa hoạn bao gồm những thiệt hại vật chất do bị hủy hoại vì hỏa hoạn (loại trừ những thiệt hại về thân thể), hư hỏng do sức nóng, thiệt hại do khói mà nguồn lửa gây ra, thiệt hại do nước dùng để chữa cháy, thiệt hại do phá dỡ để ngăn chặn cháy lây lan, thiệt hại do việc thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, thiệt hại mà người được bảo hiểm phải gánh chịu do việc bảo vệ tài sản và kiểm soát sự phát triển của ngọn lửa, thiệt hại do mất mát những tài sản được bảo hiểm xảy ra trong hỏa hoạn ( trừ việc đánh cắp do công ty bảo hiểm phát hiện ra). Ngoài ra, hỏa hoạn do nổ hay bất kỳ nguyên nhân nào khác đều được người bảo hiểm đảm bảo. Nhưng loại trừ: + Động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên + Thiệt hại gây ra do tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt, hoặc chịu tác động của một quá trình xử lý nhiệt. + Bất kỳ hậu quả nào gây ra bởi việc đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai dù ngẫu nhiên hay không Những trường hợp loại trừ này, nếu người được bảo hiểm yêu cầu, vẫn có thể được bảo hiểm bởi những rủi ro phụ hoặc những điều khoản bổ sung. - Sét: Sét là hiện tượng phóng điện từ các đám mây tích điện và mặt đất, tác động vào đối tượng bảo hiểm. Người bảo hiểm sẽ bồi thường khi tài sản bị hủy trực tiếp do sét, hoặc do sét đánh gây ra hỏa hoạn. Lưu ý, khi tia sét phá hủy trực tiếp hoặc làm phát lửa gây hỏa hoạn đối với các thiết bị điện thì được bảo hiểm bồi thường. Nếu tia sét chỉ làm thay đổi dòng điện, mà không gây ra hỏa hoạn, dẫn đến thiệt hại cho thiết bị điện thì không được bồi thường theo rủi ro này. - Nổ: SV: VŨ THỊ KHUYÊN 13 LỚP: CQ50/03.01 LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Nổ là hiện tượng cháy xảy ra rất nhanh tạo ra một áp lực lớn kèm theo tiếng động mạnh, phát sinh do sự giãn nở đột ngột của chất lỏng, rắn hoặc khí. Nổ gây ra hỏa hoạn nghiễm nhiên được bảo hiểm với điều kiện nổ không phải do các nguyên nhân loại trừ. Như vậy chỉ còn lại những thiệt hại do nổ mà không gây hỏa hoạn. Nổ trong rủi ro cơ bản chỉ giới hạn các trường hợp nổ nồi hơi hoặc hơi đốt, được sử dụng với mục đích duy nhất là phục vụ sinh hoạt (thắp sáng, sưởi ấm…), nhưng loại trừ việc nổ gây ra do động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên. Những thiệt hại do nổ nhưng không gây ra hỏa hoạn khác sẽ không được bồi thường theo rủi ro này. Trường hợp thiệt hại do nổ xuất phát từ hỏa hoạn thì thiệt hại ban đầu do hỏa hoạn được bồi thường, còn thiệt hại do hậu quả của nổ, ngoài nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt không được bồi thường. ▪ Những rủi ro phụ: Những rủi ro phụ còn được gọi là những rủi ro đặc biệt. Các rủi ro này là những rủi ro bổ sung hay những hiểm họa thêm vào đơn bảo hiểm hỏa hoạn, và các loại rủi ro phụ này không được bảo hiểm riêng mà chỉ có thể được bảo hiểm cùng với những rủi ro cơ bản. Mỗi rủi ro đặc biệt này cũng không được bảo hiểm một cách tự động mà chỉ được bảo hiểm khi khách hàng yêu cầu với điều kiện đóng thêm phí và phải được ghi rõ trong giấy yêu cầu và giấy chứng nhận bảo hiểm. Rủi ro đặc biệt bao gồm: - Nổ, nhưng loại trừ thiệt hại xảy ra đối với nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị có sử dụng áp lực hoặc đối với các chất liệu chứa trong các máy móc thiết bị đó do chúng bị nổ. Loại trừ cùng với thiệt hại gây nên bởi hoặc/do/hoặc là hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của những hành động khủng bố của một người hay một nhóm người đại diện hay có liên quan tới bất kỳ tổ chức nào. - Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào. Trường hợp rủi ro này loại trừ những thiệt hại gây ra SV: VŨ THỊ KHUYÊN 14 LỚP: CQ50/03.01
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan