Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
60
379
117

Mô tả:

TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay mặc dù thế giới đã có những thành tựu vượt bậc trong khoa học, kinh tế... nhưng đói nghèo vẫn đang là vấn đề bức xúc toàn cầu. Đây là một trong những trở ngại trầm trọng nhất, một thách thức gay gắt đối với sự phát triển của kinh tế- xã hội của thế giới. Khắc phục vấn đề này đang là mối quan tâm thường xuyên của mọi quốc gia ở mọi khu vực khác nhau trên trái đất. Nhận thức rõ tầm quan trọng trở lực của nghèo đói, cùng uế với 189 nước trên thế giới, Việt Nam đã cam kết thực hiện Tuyên bố thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc (LHQ), trong đó có mục tiêu về xoá đói giảm nghèo. Để thực hiện mục H tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã gắn kết chặt chẽ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tế của đất nước trên cùng mặt bằng của sự đổi mới về cơ chế chính sách, về huy động nguồn lực cho sự phát triển cùng với mức độ ưu tiên cao hơn cho các địa phương nghèo, các h nhóm người nghèo dể bị tổn thương trong cuộc sống thường nhật. Đó là việc hình thành in chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn...Công tác tuyên truyền vận động các tổ chức và cá nhân K ủng hộ cho người nghèo đã trở nên sâu rộng. Trên thực tế chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân đã được nâng lên một cách rõ rệt, bộ mặt nông thôn họ c ngày càng khang trang hơn, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, số hộ khá, hộ giàu ngày càng tăng lên. Mặc dù vậy, về nhận thức, cách tiếp cận, sự lựa chọn mục tiêu và giải pháp khắc phục đói nghèo ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa được nhất quán. Vì thế, công tác xóa đói ại giảm nghèo giữa các cấp, các ngành, đoàn thể ở một số nơi đặc biệt là các huyện vùng sâu Đ vùng xa chưa được đồng bộ và thống nhất. Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, với gần 80% dân cư sống ở khu vực nông nghiệp và 70% lực lượng lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Do sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về kinh tế và trình độ phân công lao động xã hội kém, dẫn tới năng suất lao động xã hội và mức tăng trưởng xã hội thấp Quảng Điền là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt trình độ dân trí thấp, việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân còn kém, tốc độ tăng dân số còn cao, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng như: điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm ytế, chợ... còn thiếu và yếu kém. Những yếu kém trên đã làm cho CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP -1- TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN kinh tế của xã chậm phát triển, sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp. Do vậy xoá đói giảm nghèo được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của huyện, tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo thì huyện Quảng Điền còn gặp 1 số khó khăn cần tháo gỡ như: Hiệu quả của các dự án chưa cao, tỷ lệ hộ đói nghèo còn lớn hơn so với trung bình của cả Tỉnh Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của địa phương và những kiến thức đã học, tôi đã uế chọn tên đề tài là: “Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” H 2. Mục đích nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng nghèo đói của huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. tế - Đề xuất một số giải pháp cho công tác xóa đói giảm nghèo nhằm nâng cao mức h sống cho các hộ gia đình ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. in 3. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp luận K - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp xử lý số liệu họ c - Hệ thống chỉ tiêu phân tích 4. Đối tượng, phạm vi ngiên cứu: Do nội dung nghiên cứu rộng nhưng thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ tập trung ại nghiên cứu các vấn đề: Đ + Đối tượng: Các hộ nghèo trên địa bàn huyện Quảng Điền + Phạm vi: - Về không gian: chọn đại diện 3 xã ở địa bàn huyện Quảng Điền,xã Quảng Thái 20 hộ,xã Quảng Lợi 15 hộ,xã Quảng Phước 25 hộ - Về thời gian: Từ 2008 – 2010 với các số liệu thứ cấp và trong năm 2010 với các số liệu sơ cấp. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP -2- TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN 5. Hạn chế của đề tài. Do trình độ hiểu biết cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được những đóng góp ý kiến chân thành từ người đọc để có thêm kinh nghiệm cho các lần nghiên cứu sau này. 6.Cấu trúc của đề tài. Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận đề tài có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. uế Chương 2:Thực trạng nghèo đói huyện Quảng Điền,Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đ ại họ c K in h tế H Chương 3:Định hướng và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Quảng Điền. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP -3- TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nghèo đói. 1.1.1.1. Khái niệm của nghèo đói. Không có một khái niệm duy nhất về nghèo đói, và do đó không có một phương pháp hoàn hảo để đo được nó. Nghèo đói là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện. uế Thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng H trong những lúc khó khăn, và dễ bị thổn thương trong những đột biến bất lợi, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị sĩ nhục, không được người khác tôn tế trọng…đó là những khía cạnh của những người nghèo. Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về nghèo đói do hội nghị chống đói nghèo ở h khu vực châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc Thái Lan tháng 9 in năm 1993 đưa ra: “ Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng hoặc thỏa mản các nhu cầu cơ bản của con người mà nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ K phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. họ c Với khái niệm này có ba vấn đề đặt ra đó là: Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: ăn, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp... Nghèo đói thay đổi theo thời gian: thước đo nghèo khổ sẽ thay đổi theo thời gian, ại khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, thì nhu cầu cơ bản của con người cũng sẽ được Đ thay đổi theo xu hướng ngày càng một tăng cao hơn. Nghèo đói thay đổi theo không gian: không có một chuẩn mực nghèo chung cho tất cả các quốc gia mà tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của địa phương hay quốc gia đó, từ đó mà có các chuẩn nghèo khác nhau: vậy các quốc gia có nền kinh tế càng phát triển thì chuẩn mực nghèo đói càng cao. Tóm lại khái niệm nghèo đói là một khái niệm động hơn là tỉnh, người nghèo không phải luôn luôn nghèo mà họ cố gắng vươn lên phát triển kinh tế bằng mọi cách để thoát nghèo. Thực tế sau một thời gian nhiều cá nhân, nhiều gia đình đã vươn lên trên ngưỡng CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP -4- TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN nghèo. Trong khi đó một số cá nhân, hay các gia đình khác lại bị trượt xuống dưới chuẩn mực nghèo. Do đó mà khái niệm nghèo là một khái niệm mang tính nhạy cảm, và nó sẽ thay đổi theo thời gian và không gian tùy thuộc vào nhu cầu cơ bản của con người trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó mà có các chuẩn mực nghèo đói khác nhau. Nghèo tuyệt đối: Theo ông Robert McNamara, nguyên là giám đốc ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: “ Nghèo ở mức độ tuyệt đối...là số ở uế ranh giới ngoài cùng của sự tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng H tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới tri thức của chúng ta”. Theo David O.dapici thuộc viện phát triển quốc gia Harvard: “ Nghèo tuyệt đối là tế không có khả năng mua một lượng sản phẩm tối thiểu để sống” nghèo tuyệt đối có xu hướng đề cập đến những người đang thiếu ăn theo nghĩa đen. in h Nghèo tuyệt đối là hiện tượng xảy ra khi mức thu nhập hay tiêu dùng của người hay hộ gia đình giảm xuống mức thấp hơn giới hạn nghèo đói (theo tiêu chuẩn nghèo đói) vẫn K thường được định nghĩa là: “Một điều kiện sống được đặc trưng bởi sự suy dinh dưỡng, người” . họ c mù chử và bệnh tật đến nổi thấp hơn mức thu nhập được cho là hợp lý cho một con Tóm lại : Nghèo tuyệt đối là một khái niệm dùng để chỉ một tình trạng sống của một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mản các nhu cầu tối thiểu nhằm để duy trì cuộc ại sống bình thường. Những nhu cầu ở tối thiểu đảm bảo cho cuộc sống như: ăn, mặc, ở, Đ giao tiếp xã hội,vệ sinh y tế và giáo dục. Nghèo tương đối: Trong xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. “Nghèo tương đối có thể được xem như là cung cấp không đầy đủ các tiềm lực về vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó”. Nghèo tương đối là trình trạng không đạt mức sống tối thiểu tại một thời điểm, trong một khoảng không gian xác định nào đó. Thuật ngữ nghèo tương đối chỉ một mức độ sống của điều kiện sống mà ở đó những người của tầng lớp dưới được xem là kém phát triển hơn trong tương quan so sánh với những người thuộc tầng lớp khác. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP -5- TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn về tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng. uế Như vậy, sự phân biệt giữa nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối là ở chổ nghèo tuyệt đối đề cập đến tiêu chuẩn về các nhu cầu cần thiết tối thiểu của một con người, H trong khi đó nghèo tương đối nói đến vị trí mức sống phổ biến trong một cộng đồng. 1.1.1.2. Đặc điểm của người nghèo. tế Trong thực tế cuộc sống, người nghèo họ thiếu cơ hội và khả năng lựa chọn cơ hội, ẩn mình trong giao tiếp, ngại tiếp xúc ở chỗ đông người, tự ti trong quan hệ, chính in h vì lẽ đó mà người nghèo khó thoát khỏi cảnh nghèo và càng ngày càng nghèo hơn. Họ không có cơ hội, điều kiện để phát triển ý kiến của mình. Những người nghèo, K hộ nghèo họ có một số đặc điểm sau: - Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm (thiếu ăn từ 3 - 6 tháng trong năm), đây dân tộc. họ c là hình thức nghèo đói cơ bản nhất ở nước ta, nhất là khu vực miền núi, vùng đồng bào - Người nghèo chủ yếu là người nông dân với trình độ học vấn thấp và khả năng ại tiếp cận thông tin, kỹ năng chuyên môn bị hạn chế. Đ - Nhà ở tạm, siêu vẹo, dột nát, không đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, bản thân gia đình không có khả năng tự làm mới hoặc sửa chữa. - Các hộ có nhiều con hoặc có ít lao động, con cái đến tuổi đi học không được đến trường, ốm đau không được khám chữa bệnh, nợ nần không có khả năng chi trả. - Thiếu đất hoặc không có đất canh tác; thiếu vốn, kiến thức sản xuất. 1.1.1.3. Chỉ tiêu phân tích nghèo đói. + Giá trị sản xuất (GO): là tổng giá trị sản xuất thu được trong 1 giai đoạn nhất định, bao gồm giá trị sản phẩm chính và giá trị sản phẩm phụ. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP -6- TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN Giá trị sản xuất được tính bằng sản lượng các loại sản phẩm (Qi) nhân với giá đơn vị sản phẩm tương ứng (Pi) n GO =  QiPi i n + Chi phí trung gian (IC): là những chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm. Bao gồm các chi phí thức ăn, thuốc thú y, phối giống, lãi suất tiền vay.... đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất nào đó. H VA = GO - IC uế + Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Là kết quả thu được sau khi trừ + Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập nằm trong giá trị sản xuất tế sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất của hộ. Được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi phí sản xuất của hộ (C) : h MI =GO – C in Chi phí sản xuất (C): là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuất hao tài sản cố định (De). K kinh doanh, bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp (TT), tiền lãi vay ngân hàng (i) và khấu họ c C = TT + i + De. Chi phí sản xuất trực tiếp (TT): là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuất kinh doanh như mua vật tư, thuê lao động, thuê các dịch vụ khác. Các khoản chi phí này ại thường được tính theo giá thị trường. Đ 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói 1.1.2.1 Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan về mặt tự nhiên: - Đất đai: Đất canh tác ít, đất cằn cỗi ít màu mỡ, canh tác khó dẫn đến năng suất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. Đặc biệt đối với những người nông dân đất đai là tư liệu sản xuất chính, việc tích luỹ tái sản xuất mở rộng bị hạn chế. Vì vậy tỉ lệ nghèo đói ở nông thôn thường có xu hướng cao hơn thành thị. - Đặc điểm tự nhiên khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bão lũ, hạn hán, sâu bệnh… ảnh hưởng đến mùa màng giao thông liên lạc. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP -7- TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN - Vị trí địa lý ở vùng sâu, vùng xa hẻo lánh các cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng hoặc có nhưng chất lượng kém và nhỏ bé. Do điều kiện địa lý họ bị bó buộc trong không gian mà ở đó mọi thứ đều kém phát triển, hạn chế tầm hiểu biết và nhận thức về tiến bộ xã hội, những thành tựu khoa học… một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển và tiến bộ xã hội. Nguyên nhân về mặt tự nhiên này cho thấy rõ nguyên nhân đói nghèo ở nông thôn cao hơn thành thị. Vì vậy lao động trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản xuất phi uế nông nghiệp không thuận lợi vì họ bị rơi vào thế cô lập với bên ngoài khó tiếp cận được Nguyên nhân khách quan về mặt xã hội H với các nguồn lực phát triển như tín dụng, khoa học công nghệ… - Nguyên nhân về chiến tranh: Chiến tranh đi qua để lại những hậu quả nặng tế nề và dai dẳng: Người chết, môi trường bị hủy hoại, nền kinh tế bị suy kiệt. Đây chính là một trong những nguyên nhân của vấn đề đói nghèo và các vấn đề xã hội khác phát in h sinh. - Nguyên nhân về xã hội: Cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, các cơ sở vật chất khác hết K sức thấp kém, gây cản trở cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất ở nông thôn, các vùng dân tộc còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu cả trong sản xuất và họ c trong cuộc sống, kém hiểu biết gây cản trở, khó khăn cho công tác xóa đói giảm nghèo. Các vấn đề y tế, giáo dục phát triển yếu kém, trật tự an ninh không đảm bảo, các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng dẫn đến bệnh tật, làm cho người nghèo rơi vào cảnh túng ại quẩn, nợ nần. Nguyên nhân này cho thấy rõ hơn vì sao nghèo đói ở nông thôn, miền núi Đ cao hơn rất nhiều so với thành thị và công tác xoá đói giảm nghèo tiến hành không có hiệu quả, không bền vững. 1.1.2.2. Nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân chủ quan: Thuộc về người lao động Không có kinh nghiệm làm ăn, sản xuất: Do trình độ học vấn thấp kém và không tự nâng cao trình độ của bản thân, việc làm chủ yếu trong khu vực nông nghiệp với tình trạng việc làm không ổn định; không biết làm ăn kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa, không có năng lực hiểu biết về thị trường. Không năng động giải quyết việc làm, lười lao động. Do vậy mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP -8- TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN thiểu và họ không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo. Để giúp những người này thoát nghèo cần có chính sách đào tạo, hướng dẫn làm ăn một cách trực tiếp cụ thể… như vậy họ mới tự đầu tư sản xuất giúp họ thoát nghèo. Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn: Người nghèo thường thiếu nguồn lực, họ rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thiếu nguồn lực. Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì họ không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ. Các hộ nghèo có rất ít đất uế đai và tình trạng không có đất có xu hướng gia tăng, vì vậy ảnh hưởng đến khả năng đa dạng hóa sản xuất, họ vẫn sản xuất theo phương thức tự cung tự cấp nên năng suất thấp, H giá trị không cao. Người nghèo không có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, phòng dịch bệnh, giống mới, thị trường…Người nghèo thiếu khả năng tế tiếp cận các nguồn tín dụng. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với sản xuất, đưa công nghệ, thay đổi giống chất lượng cao. in h Nguyên nhân về dân số: Một trong những nguyên nhân của đói nghèo là do hộ nghèo thường đông con, sinh đẻ nhiều, sức khoẻ yếu, bố mẹ không đủ khả năng làm kinh K tế vì vậy họ không có điều kiện cho con cái học tập, tiếp cận tiến bộ xã hội. Đông con vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của đói nghèo. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn họ c rất cao vì họ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khỏe sinh sản, biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Do đông con nên thiếu nguồn lực về lao động, số con còn nhỏ nên tình trạng người làm thì ít, người ăn thì nhiều. Thiếu lao động nên ại nguồn thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu hàng ngày của số nhân khẩu trong Đ gia đình nên họ dễ rơi vào tình trạng nghèo đói. Rủi ro ốm đau, tai nạn: Gặp những bất thường trong cuộc sống: Ốm đau bệnh tật, hỏa hoạn… cần một khoản kinh phí lớn. Bị rủi ro có thể xảy ra trong làm kinh tế, trong đời sống xã hội, gánh nặng chi phí, bảo vệ sức khoẻ đối với người nghèo cũng là cái bẫy đẩy họ vào vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Họ phải chịu hai gánh nặng, một là mất đi nguồn thu nhập, hai là chi phí thuốc thang chữa bệnh cho người ốm. Đối với những hộ nghèo, vấn đề bệnh tật, tai nạn luôn là những vấn đề lớn bởi chi phí chữa bệnh rất cao có những gia đình phải bán tài sản, vay mượn để chữa trị. Sau khi qua khỏi tai nạn bệnh tật… thì sức khỏe yếu hơn ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo do mất đi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP -9- TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN nguồn lao động và chi trả chi phí cho việc chữa chạy. Các đột biến về chi phí chữa bệnh dẫn đến người nghèo rơi vào tình trạng túng quẫn. Nguyên nhân do chính sách của địa phương, Nhà nước Những hạn chế của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến tình trạng đói nghèo trong cả nước nói chung, trong các địa phương nói riêng. Chính sách cải cách nền kinh tế mở cửa và hội nhập, tự do hoá thương mại tạo ra những động lực tốt cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên để đáp ứng với môi trường ấy thì đòi hỏi cả người uế cán bộ và công nhân một trình độ ngày càng cao. Do đó tỉ lệ người nghèo thất nghiệp càng lớn do họ không có trình độ vì vậy họ càng nghèo hơn. Chính sách phát triển kinh H tế vĩ mô không chú ý đúng mức đến vấn đề công bằng trong tăng trưởng. Các chính sách chưa phù hợp, không đồng bộ. Việc triển khai thực hiện chương trình còn yếu kém. tế 1.1.3. Quan niệm về nghèo đói. h 1.1.3.1. Quan niệm của thế giới về nghèo đói. in Chỉ tiêu thu nhập Ngân hàng thế giới đưa ra khuyến nghị thang đo đói nghèo như sau: K + Đối với nước nghèo, các cá nhân được gọi là nghèo đói khi có thu nhập dưới 0,5 USD/ngày. họ c + Đối với các nước đang phát triển là 1USD/ngày. + Đối với các nước thuộc Châu mỹ La Tinh và Caribe là 2USD/ngày. + Các nước Đông Âu là 4USD/ngày. ại + Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày. Đ Chỉ tiêu HDI Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ, giáo dục và các tiêu chuẩn cuộc sống của các quốc gia trên thế giới. Nó là chỉ số tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống, đặc biệt là phúc lợi trẻ em. HDI còn được sử dụng để đánh giá một quốc gia là nước phát triển, nước đang phát triển và nước kém phát triển. Đây cũng là chỉ số xác định sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến chất lượng cuộc sống, là chỉ số hết sức quan trọng để hiểu về trình độ phát triển kinh tế xã hội và mối tương quan giữa vấn đề kinh tế xã hội và cộng đồng, chỉ số HDI cho ta cái nhìn tổng quát nhất và không kém phần sâu sắc. Thế giới đã chia mức HDI như sau: CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 10 - TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN + Mức độ phát triển con người cao có giá trị HDI từ 0,799 trở lên. + Mức độ phát triển con người trung bình có giá trị HDI từ 0,500 – 0,799 + Mức độ phát triển con người có giá trị thấp có giá trị HDI là nhỏ hơn 0,500 Hiện nay có 83/182 nước đạt mức độ phát triển con người cao, đứng dầu là Na Uy với giá trị HDI là 0,971. Có 75/182 nước đạt mức độ phát triển con người trung bình và 24/182 nước ở mức độ phát triển con người thấp. Nigiê là nước thấp nhất với HDI là 0,340. Việt Nam nằm trong nhóm nước có mức độ phát triển con người trung bình, HDI của Việt Nam là uế 0,725 đứng thứ 116/182 quốc gia. (Nguồn số liệu từ báo cáo phát triển con người của liên 1.1.3.2. Quan điểm của Việt Nam về nghèo đói. H hợp quốc năm 2009). Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về nghèo đói và tế các phương pháp xác định chuẩn nghèo khác nhau. Đó là cách xác định chuẩn nghèo của chính phủ do Bộ LĐTB&XH công bố, chuẩn nghèo của tổng cục thống kê, chuẩn nghèo in h của ngân hàng thế giới. Theo các phương pháp xác định đó chuẩn nghèo luôn biến đổi theo không gian và thời gian. Về không gian, chuẩn nghèo thay đổi theo trình độ phát K triển kinh tế xã hội của từng từng vùng hay từng miền. Ở Việt Nam, chuẩn nghèo thay đổi theo hai vùng sinh thái khác nhau đó là vùng đô thị, vùng nông thôn đồng bằng và vùng họ c nông thôn miền núi. Về thời gian chuẩn nghèo cũng thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của con người theo từng giai doạn của lịch sử. Có thể xác lập các chỉ tiêu để đánh giá về nghèo đói theo mấy chỉ tiêu như sau: ại Chỉ tiêu về thu nhập và chi tiêu: Đ - Theo đánh giá của Tổng Cục Thống Kê năm 1993, qua kết quả điều tra tình trạng thu nhập của nước ta tính ra mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của cả nước là 119.000đ trong đó ở nông thôn là 94.440 đ, ở thành thị là 220.340đ. Từ đó đưa ra cách phân loại như sau: + Hộ nghèo: Ở thành thị có thu nhập dưới 70.000đ/người/tháng. Ở nông thôn có thu nhập dưới 50.000đ/người/tháng. + Hộ đói: Ở Thành thị có thu nhập dưới 50.000đ/người/tháng. Ở nông thôn có thu nhập dưới 30.000đ/người/tháng. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 11 - TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN Theo cách xác định này cuối năm 1993 cả nước có khoảng 3 triệu hộ đói nghèo chiếm 23% tổng số hộ, trong đó có khoảng 60 vạn hộ đói chiếm khoảng 4,2% tổng số hộ. - Đến giai đoạn 1997 – 2000, Bộ LĐTB& XH đưa ra tiêu chuẩn đánh giá nghèo đói trên cơ sở điều chỉnh một số chỉ tiêu đã đưa ra năm 1993 như sau: + Hộ đói: Thiếu ăn từ 3 -6 tháng trong năm, dụng cụ sinh hoạt gia đình hầu như không đáng kể, con cái thất học, nhà ở dột nát tạm bở, thu nhập bình quân đầu người trong hộ dưới 13Kg gạo/tháng tương đương 45.000đ. uế + Hộ nghèo là hộ có thu nhập tùy theo vùng ở các mức tương ứng như sau: Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo: dưới 15 kg gạo/người/tháng tương đương 55.000 H đồng. Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20 kg gạo/người/tháng tương đương 70.000 tế đồng. Vùng thành thị: dưới 25 kg gạo/người/tháng tương đương 90.000 đồng. in h Giai đoạn 2001 – 2005: Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói K và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005" có điều chỉnh chuẩn nghèo cho giai đoạn 2001 – 2005 như sau: họ c + Ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 80.000đồng/người/tháng (960.000đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. + Ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ ại 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Đ + Ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Hộ đói là những hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 50.000đ/tháng - Giai đoạn 2006 – 2010: Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì chuẩn nghèo được áp dụng như sau: + Ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 12 - TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN + Ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế tình hình phát triển kinh tế xã hội và kết quả đạt được từ các chương trình xóa đói giảm nghèo, các tỉnh, các thành phố có thể nâng mức chuẩn nghèo cao hơn so với chuẩn nghèo nghèo của cả nước theo các quy định sau: - Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh, thành phố cao hơn thu nhập bình quân đầu người của cả nước. uế - Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh, thành phố thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước. - Tự cân đối được nguồn lực và đủ nguồn lực hổ trợ cho người nghèo, hộ nghèo. H Chỉ tiêu về nhà ở và tư liệu sinh hoạt Những người nghèo thường sống trong những căn nhà tồi tàn, nhà tranh vách đất, tế một số ít nhà tạm nhà bán kiên cố. Những hộ có nhà cửa được xây dựng thì là những căn nhà tàn dư, đồ thừa kế của các thế hệ trước để lại hoặc được hỗ trợ từ các chương trình dự in h án xóa đói giảm nghèo chứ không phải là do hộ tự làm ra. Tư liệu sinh hoạt của các hộ nghèo thường đơn giản không có gì ngoài những đồ K dùng không thể thiếu được như giường chỗng, bàn ghế và một số thứ khác có giá trị không lớn, hoặc những đồ cũ mua lại sắp hư hỏng. họ c Chỉ tiêu về tư liệu sản xuất Người nghèo thường có rất ít tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất thường thô sơ, đất đai là tư liệu sản xuất chính của hộ nghèo. Nhưng thường thì diện tích đất của các hộ ở ại đây rất nhỏ, chất đất không tốt, khó khăn cho việc sản xuất. Chỉ một số ít hộ có tư liệu sản Đ xuất khá nhưng do trình độ hiểu biết kém, không có kinh nghiệm hoặc lười nhác nên cũng rơi vào tình trạng nghèo đói. Chỉ tiêu về vốn Các hộ nghèo thường không có vốn để dành. Họ thường đi vay mượn để chi cho tiêu dùng hoặc đầu tư sản xuất. Do đó họ thường bị động trong cuộc sống, phải vay mượn với lãi suất cao, làm thuê để trả nợ, kiếm sống qua ngày; một bộ phận có thể rơi vào các tệ nạn xã hội như trộm cướp, mại dâm. Nếu không có các biện pháp hỗ trợ giúp đỡ thì dễ làm cho mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt thậm chí rối loạn. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 13 - TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN 1.2. Cơ sở thực tiễn. 1.2.1. Tổng quan về tình hình nghèo đói trên thế giới. Từ năm 1981, những người có thu nhập 1 USD/ngày được coi là người nghèo. Chuẩn nghèo toàn cầu này đã được điều chỉnh thành 1,25 USD/ngày kể từ năm 2005, sau khi tính đến yếu tố lạm phát. Theo báo cáo tổng kết do Ngân hàng thế giới (WB) công bố năm 2005, năm chuẩn nghèo mới bắt đầu được điều chỉnh, ước tính thế giới có khoảng 1,4 tỷ người sống với thu uế nhập dưới 1,25 USD/ngày. Trong khi đó, năm 2004, ước tính thế giới có khoảng 1 tỷ người sống với thu nhập dưới 1 USD/ngày (là chuẩn nghèo cũ). H Những con số cho thấy cái nghèo vừa dai dẳng hơn vừa giảm chậm hơn người ta nghĩ trước đây. tế Tuy nhiên, do dân số thế giới tăng, nên trong vòng 25 năm (từ năm 1981 đến 2005), tỷ lệ người nghèo đã giảm từ 50% xuống còn 25%. in h Đặc biệt ở khu vực hạ Sahara (phần lục địa châu Phi nằm về phía nam sa mạc Sahara), nơi một nửa dân số sống trong tình trạng cực nghèo, và con số này không hề thay K đổi suốt 25 năm. Các con số thống kê mới cho thấy, châu Phi vẫn là khu vực kém thành công nhất trong công tác xóa nghèo. họ c Trong 25 năm, số người nghèo ở châu Phi đã tăng gần gấp đôi, từ 200 triệu năm 1981 lên 380 triệu năm 2005, mà mức độ nghèo cũng nghiêm trọng nhất, trung bình mỗi người nghèo ở đây chỉ thu nhập 70 xu/ngày. Tỷ lệ người nghèo ở châu Phi không hề thay ại đổi từ năm 1981 đến nay, luôn là 50%. Đ Nhưng theo con số tuyệt đối thì Nam Á mới là nơi có nhiều người nghèo nhất thế giới, khu vực này có 595 triệu người nghèo, trong đó 455 triệu người sống ở Ấn Độ. Tuy nhiên, tỷ lệ người nghèo ở đây đã giảm từ 60% xuống còn 40% trong 25 năm. Trung Quốc là nước thành công nhất trong công tác xóa nghèo. Con số người nghèo ở nước này đã giảm hơn 600 triệu, từ 835 triệu năm 1981 xuống còn 207 triệu năm 2005. Tỷ lệ người nghèo ở nước này cũng giảm từ 85% xuống còn 15,9%, trong đó 15 năm cuối của giai đoạn 25 năm, Trung Quốc có số người được xóa nghèo cao nhất. Thực tế, Trung Quốc chiếm gần một nửa số người được xóa nghèo của toàn thế giới. Nếu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 14 - TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN không tính đến Trung Quốc thì trong 25 năm, tỷ lệ người nghèo trên thế giới chỉ giảm từ 40% xuống còn 30%. Theo nhà kinh tế cao cấp Justin Lin của WB, báo cáo nói trên cho thấy, đến năm 2015, số người nghèo trên thế giới có khả năng chỉ còn bằng một nửa con số của năm 1990. “Kể từ năm 1981, mỗi năm số người nghèo trên thế giới giảm khoảng 1%,” ông Lin nói. Tuy nhiên, theo ông Lin, những thông tin mới thiếu khả quan chỉ ra rằng, thế giới có nhiều người nghèo hơn ta tưởng và vì vậy nỗ lực xóa nghèo phải tăng gấp đôi. uế Mới đây, Oxfam cũng cảnh báo sẽ có thêm khoảng 500 triệu người nghèo do giá lương thực tăng, đe dọa xóa bỏ thành quả chống đói nghèo của thế giới suốt 25 năm qua. H 1.2.2. Thực trạng nghèo đói và chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Việt Nam là một nước nghèo, trước năm 1986 tỷ lệ người nghèo luôn ở mức bình tế quân 45%, sau đổi mới về cơ chế kinh tế đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, tuy nhiên tỷ lệ nghèo đói vẫn ở mức cao. Việt Nam được xếp vào loại các nước in h nghèo nhất thế giới, chênh lệch giữa các vùng trong cả nước còn cao, vùng sâu, vùng xa có tỉ lệ hộ nghèo đói bình quân 40%, cá biệt có nơi 60%. K Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có nhều nỗ lực trong công cuộc chống đói nghèo, coi chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong bảy chương trình mục họ c tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhờ đó thu nhập và đời sống của nông dân được cải thiện một bước đáng kể, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang hơn, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển quan trọng, tăng trưởng kinh tế ở mức cao ổn định. ại Tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh từ 30,2% năm 1992 xuống còn 19,32% năm 1996 và giảm Đ xuống còn 8,93% năm vào tháng 6 năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo tính theo khu vực thành thị giảm từ 8,0% năm 1996 xuống còn 6,23% năm 2002; khu vực nông thôn giảm từ 22,1% năm 1996 xuống còn 15,1% năm 2002. Ngoài tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh thì tốc độ giảm nghèo không đều giữa các vùng, một số vùng như Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, tỷ lệ hộ nghèo còn cao từ 1,7 – 2 lần so với bình quân chung của cả nước. Hơn 90% hộ nghèo ở nông thôn và thường rơi vào các hộ thuần nông, ở các vùng cao, vùng sâu vùng xa, khu vực bãi ngang ven biển. Hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số còn chiếm tỷ lệ cao (Kon Tum 80%, Gia Lai 77%). CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 15 - TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN Tuy vậy, kết quả xóa đói giảm nghèo được đánh giá là chưa bền vững do một tỷ lệ lớn hộ gia đình còn nằm trong ngay cận chuẩn nghèo và do đó tính dễ tổn thương của các hộ hộ thoát nghèo trước những sự cố về thiên tai và rủi ro còn cao nên nguy cơ tái nghèo còn nhiều. Chất lượng giảm nghèo chưa vững chắc, tình trạng nghèo và phát sinh hộ nghèo mới ở các địa phương còn là do một số nguyên nhân khác như: “bỏ sót” đối tượng ngay từ khâu xác định hộ nghèo ban đầu hoặc đã đưa vào danh sách, song lại bị “bỏ sót” khi thực hiện chính sách. Thực tế, một bộ phận nghèo chưa được hưởng các chính sách về uế trợ giúp y tế, giáo dục, tín dụng. Khoảng cách nghèo là một điểm khác rât đáng quan tâm, đó chính là phần chênh H lệch được tính vào phần trăm giữa các mức chi tiêu thực tế của các hộ so với ngưỡng nghèo. Năm 2002 khoảng cách nghèo của vùng nông thôn cao gấp 6,7 lần thành thị và tế của dân tộc thiểu số là 22,1% so với mức 4,7% của người Kinh và người Hoa. Với định hướng xóa đói giảm nghèo toàn diện, công bằng, bền vững và hội nhập in h hơn, chuẩn nghèo trong giai đoạn 2006- 2010 tương đương sức mua 2 -2,2 USD/ngày/người thì khu vực thành thị là 260.000đ và khu vực nông thôn là 200.000. K Theo chuẩn mới thì tỷ lệ hộ nghèo chung của nước ta khoảng 27,6%, thành thị khoảng 12,2%, nông thôn đồng bằng 23,2%, nông thôn miền núi 45,90%. họ c Chương trình XĐGN ở Việt Nam Để thực hiện xoá đói giảm nghèo chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình mục tiêu, chính sách lớn để hỗ trợ phát triễn kinh tế, trợ giúp người nghèo như chương trình mục ại tiêu quốc gia về việc làm (QĐ 126/1998/QĐ-TTG-1988). Đ Chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc (quyết định số 327/CT của chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ngày 15/9/1992) sau khi kết thúc chương trình 327 có chương trình 661 trồng 5 triệu ha rừng và nhiều chính sách quan trọng khác. Đặc biệt tháng 7/1998 chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998-2000 (quyết định133/198/QĐ-TTg ngày 23/7/1998) với 9 nội dung: 1. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo. 2. Hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. 3. Định canh định cư di dân kinh tế mới 4. Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 16 - TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN 5. Hỗ trợ tín dụng 6. Y tế cho người nghèo. 7. Giáo dục cho người nghèo. 8. Hỗ trợ phát triển sản xuất ngành nghề. 9. Đào tạo cán bộ làm XĐGN các bộ chính quyền các xã nghèo. Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo". Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết phù hợp 1. Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói. 2. Đạt phổ cập giáo dục tiểu học. H ký và tuyên bố thiên niên kỷ với 8 mục tiêu: uế với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc công bố. Việt Nam đã 4. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. tế 3. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ. in h 5. Tăng cường sức khỏe bà mẹ. 6. Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác. K 7. Đảm bảo bền vững môi trường. 8. Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển. họ c Tiếp đó chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (quyết định 135/QĐ-TTg, ngày 31/07/1998) theo đó chính phủ sẽ tập trung đầu tư cho 1715 xã đặc biệt khó khăn gồm 1658 xã miền ại núi, 147 xã vùng đồng bằng sông Cửu Long) thuộc 267 huyện của 46/61 tỉnh thành phố Đ trong cả nước. Nội dung của chương trình: Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc. Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản. Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản xuất: Kinh tế rừng, cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị. Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Làm đường dân sinh từ thôn, bản đến trung tâm xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công khai định CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 17 - TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN mức hỗ trợ nhà nước. Xây dựng kiên cố hóa công trình thủy lợi: Đập, kênh, mương cấp 12, trạm bơm, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt. Làm hệ thống điện hạ thế đến thôn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép. Xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản (tùy theo phong tục tập quán) ở nơi cấp thiết. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiến thức kỉ năng quản lý điều hành xã hội, nâng cao năng lực cộng đồng. Đào tạo nghề cho thanh niên 16-25 tuổi làm việc tại các nông uế lâm trường, công trường và xuất khẩu lao động. Hỗ trợ các dịch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ sinh H giảm thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân. Tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cộng động. tế Ngoài ra còn có các chương trình dự án bổ sung như: 134, 143, 174,… nhằm hỗ trợ cơ sở hạ tầng và các hoạt động khác nhằm góp phần to lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo in h của cả nước. Tuy còn một số hạn chế nhưng thời gian qua các chương trình XĐGN ở Việt Nam đã làm giảm rất lớn số hộ nghèo và xoá đi một số lượng lớn hộ đói. Nâng cao đời sống K cho người dân các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa. 1.2.3. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước và Việt Nam. họ c 1.2.3.1. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước. Đói nghèo đang là vấn đề xã hội bức xúc và nóng bỏng của nhiều quốc gia trên thế giới, diễn ra trên tất cả các châu lục với mức độ khác nhau, đặc biệt là các quốc gia kém ại phát triển, đang phát triển. Thách thức của sự phát triển và yêu cầu tìm kiếm giải pháp, Đ các mô hình phát triển bền vững đặt ra đối với các quốc gia, các khu vực ngày càng lớn mà trước hết là vượt qua ngưỡng nghèo khổ, bắt kịp nhịp độ phát triển của thời đại, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Sau đây là kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới: - Kinh nghiệm của Ấn Độ: Là nước có số người nghèo khổ nhiều nhất thế giới, chiếm 27% của 1,3 tỷ người nghèo trên thế giới. Xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu cơ bản của phát triển kinh tế xã hội ở Ấn Độ. Chính phủ đặt ra vấn đề phát triển nông thôn toàn diện nhằm khơi dậy những tiềm năng sẵn có trong nông thôn và nông dân, nổi bật là “cuộc cách mạng xanh” trong nông nghiệp, nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 18 - TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN vào sản xuất tăng nhanh khối lượng và năng suất cây trồng, cùng với chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn. Chính phủ có biện pháp giúp đỡ từng nhóm và hộ gia đình nhằm phát triển sản xuất, đã giúp cho 15 triệu hộ gia đình với 75 triệu nhân khẩu thoát khỏi cảnh nghèo khổ. - Kinh nghiệm của Trung Quốc: Có thể nói Trung Quôc là nước thành công nhất trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy là nước đông dân nhất thế giới nhưng Trung Quốc có tỷ lệ dân số sống ở mức nghèo khổ thấp nhất. Một trong những kinh nghiệm của uế Trung Quốc trong công tác chống đói nghèo là : Trung Quốc đã thực hiện chính sách “Tam nông” (nông nghiệp, nông thôn và nông dân ); trợ cấp thực phẩm cho dân cư đô thị H cho vay ưu đãi giáo dục đối với người nghèo; giảm thiểu đóng góp cho nông dân, kể cả miễn học phí cho con cái nông dân. Trung Quốc đã thực hiện phương châm tạo điều kiện tế cho các khu vực nghèo đói có khả năng phát triển (khu vực nông thôn phía tây). Trung Quốc đã tiến hành cải cách ruộng đất một cách một cách có hệ thống vào năm 1979, đất đai in h được chia một cách bình đẳng cho nông dân, từ bỏ chính sách lương thực hàng đầu để nhằm đa dạng hóa sản phẩm, hướng đầu tư chủ yếu vào nông nghiệp, đồng thời coi trọng K phát triển các doanh nghiệp nông thôn vừa và nhỏ về chế biến nông sản, thực hiện lưu chuyển lao động trong nông nghiệp, giảm tỷ lệ sinh đẻ trong dân, nâng cao trình độ văn họ c hóa, giáo dục. Trọng điểm của công tác XĐGN là phát huy được sự tham gia của mọi lực lượng trong xã hội, khai thác được nguồn nhân lực và công tác chống đói nghèo. Giữa thập niên 80, Trung Quốc đề ra chiến lược chống đói nghèo một cách toàn ại diện để giải quyết dần tình trạng nghèo đói của 102 triệu người. Năm 1994, Trung Quốc Đ lại đưa ra chương trình giải quyết nạn đói cho 80 triệu người trong vòng 7 năm. Kết quả chỉ trong vòng 2 thập kỷ cuối thế kỷ trước đã giảm được gần 3/4 số người nghèo đói (từ 200 triệu người xuống còn 58 triệu người) - Kinh nghiệm của Thái Lan: Từ những năm 1980, Thái Lan đã áp dụng mô hình gắn liền chính sách phát triển quốc gia với chính sách nông thôn, qua việc phát triển các xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển các doanh nghiêp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn nhằm giảm bớt nghèo đói. Nhờ vậy tỷ lệ nghèo đói ở Thái Lan đã giảm từ 30% ở thập kỷ 80 xuống còn 23% năm 1990 tương ứng khoảng 13 triệu người. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 19 - TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN - Kinh nghiệm của Chi Lê: Là nước duy nhất ở châu mỹ có tốc độ giảm nghèo tương đối nhanh, năm 1996 có 39% dân số sống dưới mức nghèo khổ, đến năm 1997 chỉ còn 20%, từ năm 1990 – 1998 có 2 triệu người đã thoát khỏi nghèo khổ trong tổng dân số 11,5 triệu người. Theo các nhà phân tích, Chi Lê đạt được kết quả trên là dựa vào 3 nhân tố sau đây: sự tăng trưởng kinh tế được giữ vững, sự gia tăng những chỉ tiêu xã hội và việc xây dựng nhiều chương trình xúc tiến việc làm. Chi Lê cũng là nước đầu tiên ở Mỹ La tinh tiến hành tư nhân hóa, mở cửa thị trường và giảm thuế từ đó lạm phát được kiềm 1.2.3.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở nước ta. uế chế và kinh tế bắt đầu tăng trưởng. H Trong những năm qua, nhờ học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới cùng với sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của toàn thể nhân dân đến nay nước tế ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo, những nỗ lực này đã được thề giới công nhận và đánh giá cao. Đảng và Nhà nước ta đã rút ra được một số in h kinh nghiệm bước đầu như sau: - Tăng cường nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như K phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói cho các cấp các ngành và mọi người dân, đặc biệt là người nghèo và xã nghèo. Xem công tác xóa đói giảm nghèo không chỉ là họ c trách nhiệm của Nhà nước mà trước hết thuộc về từng các nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng và trách nhiệm của toàn xã hội. Xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu là một nội dung quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa để thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước ại mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”. Đây là mục tiêu then chốt để thực hiện Đ thành công cuộc phát triển đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững là tiền đề giúp cho việc xóa đói giảm nghèo được thưc hiện nhanh và toàn diện. Thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững cần phải bảo đảm cho người dân có thể được các thành tựu phát triển, phải tạo việc làm và tăng thu nhập ở cả thành thị và nông thôn. Đồng thời phải đầu tư cho con người và phát huy nguồn lực con người, coi đó là yếu tố cơ bản để phát triển nhanh và bền vững - Chiến lược về xóa đói giảm nghèo cần phải đa dạng và có mục tiêu trên cơ sở nhu cầu của nhân dân. Hệ thống các cơ chế, chính sách cần linh hoạt tùy điều kiện của từng vùng, từng địa phương. Để thực hiện các chính sách có hiệu quả, cần có sự phối kết CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan