Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng về việc làm và thu nhập của phụ nữ xã định liên, huyện yên định, tỉnh...

Tài liệu Thực trạng về việc làm và thu nhập của phụ nữ xã định liên, huyện yên định, tỉnh thanh hóa

.PDF
84
502
55

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân ƯƠNG ỄN THỊ H NGUY ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ---------- Đ ỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA PHỤ NỮ XÃ ỊNH LIÊN  TH Đ ỆN YÊN ỊNH TỈNH THANH HÓA HUY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA PHỤ NỮ XÃ ĐỊNH LIÊN – HUYỆN YÊN ĐỊNH TỈNH THANH HÓA  KLTN - 2012 NGUYỄN THỊ HƯƠNG Khóa luận 2008 - 2012 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA PHỤ NỮ XÃ ĐỊNH LIÊN – HUYỆN YÊN ĐỊNH TỈNH THANH HÓA Giáo viên hướng dẫn: TS. Trương Tấn Quân Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương Lớp: K42A-KTNN Niên khóa: 2008-2012 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô khoa Kinh tế phát triển, trường Đại học Kinh tế Huế trong suốt thời gian qua đã truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức bổ ích và lý thú về kinh tế học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo Trương Tấn Quân - người đã trực tiếp chỉ dẫn, góp ý, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài “Thực trạng về việc làm và thu nhập của phụ nữ xã Định Liên – Yên Định – Thanh Hóa)”. Xin cảm ơn cán bộ ủy ban nhân dân xã Định Liên – huyện Yên Định – tỉnh Thanh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp một số tài liệu liên quan. Và chân thành cảm ơn đến người thân và bạn bè, những người luôn động viên, góp ý giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù, đã rất cố gắng nhưng tôi không thể tránh khỏi sai sót do hạn chế về tri thức cũng như về thời gian, kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ phía thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 25 tháng 4 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hương Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ........................................................................................................................ i DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .............................................................. iii ĐƠN VỊ QUY ĐỔI......................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.....................................................................................v TÓM TẮT NGHIÊN CỨU............................................................................................. vi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1 2Mục đích nghiên cứu của đề tài......................................................................................3 3.Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................3 3.1. Phương pháp thu nhập số liệu ...................................................................................3 3.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu ................................................................................4 3.3. Phương pháp phân tích tài liệu ..................................................................................5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài ..........................................................................5 5. Kết cấu của đề tài..........................................................................................................5 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................6 1.1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................6 1.1.1.Một số khái niệm .....................................................................................................6 1.1.1.1 Giới và giới tính....................................................................................................6 1.1.1.2 Việc làm .............................................................................................................. 7 . 1.1.1.3 Thu nhập ...............................................................................................................8 1.1.2Vai trò của phụ nữ trong xã hội................................................................................9 1.1.2.1. Vai trò phụ nữ trong gia đình ..............................................................................9 1.1.2.2.Phụ nữ - nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển kinh tế ............................10 1.1.2.3. Vai trò của phụ nữ trong giáo dục ....................................................................11 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...............................................................................................11 1.2.1.Thực trạng về việc làm và thu nhập của người phụ nữ nông thôn Việt Nam .......11 1.2.2Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vấn đề giải quyết việc làm......................14 1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NỮ.............................................................................................................................................15 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương i Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân 1.3.1Tỷ suất quỹ thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm ......................15 1.3.2Thời gian nhàn rỗi ........................................................................................ 16 1.3.3Một số chỉ tiêu bình quân .......................................................................................16 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA PHỤ NỮ XÃ ĐỊNH LIÊN ......................................................................................................19 2.1. ĐẶC ĐIÊM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ ĐỊNH LIÊN – HUYỆN YÊN ĐỊNH – TỈNH THANH HÓA...............................................................................19 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................................19 2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình..........................................................................................19 2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn...............................................................................19 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................20 2.1.2.1. Tình hình kinh tế của xã ....................................................................................20 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai ..................................................................................20 2.1.2.3. Tình hình trang bị cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật .........................................23 2.1.2.4. Tình hình dân số, lao động của .........................................................................25 2.1.3. Đánh giá chung về tình hình cơ bản .....................................................................28 2.2. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA PHỤ NỮ XÃ ĐỊNH LIÊN ....................................................................................................................29 2.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ điều tra.........................................................29 2.2.2.1. Tình hình đất đai................................................................................................29 2.2.2.2. Tình hình dân số và lao động. ...........................................................................32 2.2.2.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra ....................................36 2.2.3. Thực trạng về việc làm lao động nữ xã Định Liên...............................................38 2.2.3.1. Cơ cấu lao động theo giới trong hộ gia đình .....................................................38 2.2.3.2. Mức độ đảm nhận của phụ nữ trong và ngoài hoạt động sản xuất....................40 2.2.3.3. Thời gian làm việc trong ngày của lao động nữ ................................................44 2.2.3.4 Thời gian làm việc trong năm của lao động nữ..................................................46 2.2.4 Thực trạng đóng góp vào kinh tế gia đình của phụ nữ xã Định Liên ...................49 2.2.5 Nhu cầu việc làm và nguyện vọng của lao động nữ xã Định Liên........................51 2.2.5.1. Nhu cầu việc làm của lao động nữ xã Định Liên .............................................51 2.2.5.2. Nguyện vọng của lao động nữ xã Định Liên.....................................................53 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP CHO PHỤ NỮ XÃ ĐỊNH LIÊN ..............................................................55 3.1. CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TĂNG THU NHẬP CHO PHỤ NỮ NÔNG THÔN XÃ ĐỊNH LIÊN................55 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương ii Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân 3.1.1. Các quan điểm giải quyết việc làm.......................................................................55 3.1.2 Mục tiêu.................................................................................................................56 3.1.3. Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn xã Định Liên, huyện Yên Định..............................................................................................................57 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ TẠO VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP CHO PHỤ NỮ XÃ ĐỊNH LIÊN .............................................................................................58 3.2.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn ........................................................................................................................58 3.2.2. Phát triển các ngành nghề dịch vụ là phương thức phù hợp để tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn nói chung và phụ nữ nói riêng ..........................60 3.2.3 Giải pháp hỗ trợ, cho vay vốn giải quyết việc làm cho phụ nữ.............................61 3.2.4. Giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn chính là nâng cao chất lượng nguồn lao động ..........................................................................................................................61 3.2.5. Khai tốt tiềm năng hiện có để phục vụ cho sản xuât nông nghiệp là giải pháp nhằm tạo thêm nhiều việc làm........................................................................................62 3.2.6. Giải pháp về thị trường........................................................................................62 3.2.7 Giải pháp về y tế, dân số .......................................................................................63 3.2.8 Giải pháp lao động tự tạo việc làm........................................................................64 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................65 I. KẾT LUẬN .................................................................................................................65 II. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................65 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................68 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương iii Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT LĐ : Lao động BQC : Bình quân chung NNDV : Ngành nghề dịch vụ NTTS : Nuôi trồng thủy sản UBND : Ủy ban nhân dân HTX : Hợp tác Xã CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ILO : Tổ chức lao động quốc tế BHXH : Bảo hiểm xã hội KH - KT : Khoa học kỹ thuật BQNK : Bình quân nhân khẩu LHQ : Liên Hợp Quốc SL : Số lượng THCN Trung học chuyên nghiệp DS-KHHGĐ Dân số- kế hoạnh hóa gia đình Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương iv Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1sào = 500m2 1ha = 10.000m2 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương v Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Phân loại mẫu điều tra theo hình thức sản xuất kinh doanh ………………….3 Bảng 2: Phân tổ các hộ điều tra theo ngành nghề sản xuất và tình trạng kinh tế............4 Bảng 3: Tình hình biến động đất đai của xã Định Liên qua 3 năm 2009 2011……...22 Bảng 4: Một số tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất nông nghiệp năm 2011 của xã Định Liên …………………………………………………...……………………..25 Bảng 5:Tình hình dân số và lao động của xã Định Liên qua 3 năm 2009 - 2011…….27 Bảng 6: Tình hình đất đai của các hộ điều tra năm 2010..............................................31 Bảng 7: Tình hình nhân dân số và lao động của các hộ điều tra năm 2011..................32 Bảng 8: Chất lượng lao động ở các hộ điều tra năm 2011............................................35 Bảng 9: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra....................................37 Bảng 10: Cơ cấu lao động các hộ điều tra phân theo nhóm tuổi……………………...38 Bảng 11: Mức độ đảm nhận của phụ nữ trong và ngoài hoạt động sản xuất...……….41 Bảng 12: Thời gian làm việc trong ngày của lao động nam và nữ ...............................44 Bảng 13: Tình hình sử dụng thời gian làm việc trong năm của lao động…………….48 Bảng 14: Tình hình thu nhập của các hộ điều tra ..........................................................50 Bảng 15: Tình hình nhu cầu việc làm của phụ nữ xã Định Liên…...…………………52 Bảng 16: Tình hình nguyện vọng của lao động nữ xã Định Liên…………………….54 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương vi Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân TÓM TẮT NGHIÊN CỨU  Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của quá trình nghiên cứu là phân tích, đánh giá về thực trạng sử dụng lao động nữ nông thôn xã Định Liên, từ đó đề xuất định hướng và một số giải pháp cơ bản có tính khả thi cụ thể để tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ trên địa bàn nghiên cứu.  Dữ liệu nghiên cứu: - Các báo cáo hàng năm của UBND xã Định Liên - Các kết quả điều tra thực tế về việc làm và thu nhập của lao động nữ xã Định Liên - Các tài liệu liên quan khác  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra thống kê - Phương pháp phân tổ thống kê nhằm phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu - Phương pháp phân tích kinh tế để rút ra nhận xét - Phương pháp điều tra phỏng vấn, ghi chép trực tiếp từ các hộ gia đình xã Định Liên  Các kết quả nghiên cứu đạt được - Nêu lên được thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nữ nông thôn xã Định Liên - Đề ra giải pháp thiết thực nhằm tạo việc làm và sử dụng nguồn lao động nữ một cách hợp lí, nâng cao thu nhập cho họ, cải thiện chất lượng đời sống của phụ nữ và gia đình góp phần vào phát triển kinh tế địa phương. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương vii Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2. Lý do chọn đề tài Phụ nữ Việt Nam là một lực lượng cơ bản, nhân tố phát triển của xã hội Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm xây dựng, đấu tranh vì sự vẹn toàn lãnh thổ, đấu tranh chống thiên tai,... Đã kiến tạo nên nhiều đức tính truyền thống tốt đẹp ở người phụ nữ Việt Nam. Xuyên suốt tiến trình hình thành, phát triển của lịch sử nhân loại, phụ nữ luôn có quyền và góp phần nhất định vào sự thay đổi mọi mặt của xã hội vì hoà bình, sự thống nhất và tương lai văn minh. Các thành tựu mang tính cách mạng về văn hoá, tập tục, phần lớn làm thay đổi cách nhìn nhận từ mọi tầng lớp xã hội đối với người phụ nữ. Họ được khẳng định phẩm chất và năng lực trong các lĩnh vực hoạt động, kể cả những lĩnh vực phi truyền thống nhất. Người phụ nữ đã có vị thế, chỗ đứng để cùng phát triển ổn định, công bằng với các tầng lớp nam giới. Nói như vậy không phải hiện nay đã hết những định kiến, nghi ngại, thậm chí là kỳ thị đối với phụ nữ, song nhìn toàn diện đều có sự thống nhất về nhận xét đối với người phụ nữ Việt Nam, đã có vai trò to lớn đối với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội: Tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động xã hội chiếm đến 78,2% so với nam giới là 86% ( Theo bài viết suy nghĩ về vai trò của phụ nữ của TSKH. Lê Thị Kim Yến, Phó Hiệu Trưởng, bí thư chi bộ cơ sở Đảng, Trường ĐH kinh tế công nghiệp Long An). Có nhiều lĩnh vực trước đây chỉ dành riêng cho nam giới như nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, các ngành công nghệ mới thì ngày nay không còn là lĩnh vực nào mà người phụ nữ không có mặt. Phụ nữ đã và đang tham gia một cách tích cực và ngày càng gia tăng vào đời sống xã hội trên những phương diện khác nhau từ kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật cho đến chính tri. Điều này có thể nhìn thấy qua tỷ lệ đại biểu quốc hội nữ đã tăng từ 3% trong nhiệm kỳ đầu lên gần xấp xỉ 26% trong nhiệm kỳ 12. Tuy nhiên, do tác động mạnh mẽ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), phụ nữ nông thôn đang có sự biến đổi không chỉ về vị trí, vai trò mà cả về qui mô, cơ cấu và tính chất. Trên thực tế, dòng chảy lao động từ nông thôn đến các đô thị, khu công nghiệp, trung tâm kinh tế của cả nước thời gian qua đã làm thay đổi tương đối Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương 1 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân toàn diện đội ngũ lao động nông thôn, từ đó sẽ làm biến đổi cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập của gia đình. Đó là, tỷ lệ hộ kinh tế thuần nông sẽ giảm và hộ hỗn hợp đa ngành nghề sẽ tăng, tỷ lệ lao động nông nghiệp sẽ giảm và tỷ lệ lao động nữ tham gia các ngành nghề thương mại, dịch vụ, thủ công nghiệp ngày càng tăng. Xu hướng biến đổi trong thời gian tới là phụ nữ nông thôn sẽ ngày càng tham gia tích cực hơn vào thị trường lao động chung của cả nước, nhất là các ngành kinh tế như: thương mại - dịch vụ, công nghiệp và du lịch ở ngay nông thôn hay ở các trung tâm kinh tế lớn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, lao động nữ nông thôn có một số hạn chế: Nhìn chung vóc dáng, sức mạnh, sức chịu đựng áp lực kém; tính cơ động, sự thích ứng của lao động nữ nông thôn không cao, do đó khó cạnh tranh trong điều kiện thị trường lao động nhiều biến động; do gắn liền với thiên chức mang thai, sinh con, chăm sóc người già, nội trợ gia đình… nên thường gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm; trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, hiểu biết xã hội hạn chế; tính quyết đoán, tự chủ, nắm bắt thời cơ, của lao động nữ nông thôn thường kém..., do đó tính cạnh trạnh khi tham gia thị trường lao động không cao. Vì những lý do trên, trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay, lao động nữ nông thôn có nhiều bất lợi không chỉ so với lao động nam giới mà cả lao động nữ ở các đô thị, các vùng công nghiệp. Mặc dù lao động nữ thời gian lao động kéo dài, cường độ lao động cao, môi trường lao động nhiều ô nhiễm,... nhưng nhìn chung thu nhập của họ thường thấp, không ổn định, chịu nhiều áp lực và thường không được bảo hiểm. Hơn thế, trong điều kiện mở cửa hội nhập, do tính chất thường phải gắn liền với gia đình của lao động nữ nông thôn nên họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội và thời cơ để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn ở các đô thị hay các thị trường lao động quốc tế. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để lao động nói chung và lao động nữ nói riêng có trình độ, chuyên môn, sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ đó khẳng định vai trò của mình trong gia đình, xã hội, góp phần từng bước thực hiện công bằng xã hội. Cũng như phụ nữ cả nước, phụ nữ xã Định Liên cũng gặp nhiều khó khăn trong đời sống và sản xuất. Là một xã gần như thuần nông, đất đai chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thường đem lại hiệu quả không cao cho người dân địa phương, thêm vào Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương 2 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân đó quỹ đất nông nghiệp lại có hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch còn chậm; các nguồn lực về vốn, thông tin, khoa học kỹ thuật, hỗ trợ nông dân, thiếu các chương trình xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững, việc sử dụng quỹ đất chưa tương xứng với tiềm năng của vùng dẫn đến tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất. Những yếu tố đó đã làm cho thu nhập thu nhập bình quân đầu người trong xã còn thấp, vì vậy đời sống vật chất của họ còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, ngoài làm nông để nâng cao đời sống gia đình một số chị em đã đa dạng hóa các ngành nghề góp phần tăng thu nhập cho gia đình như , buôn bán, nấu rượu hay các hoạt động phi nông nghiệp nhưng hiệu quả công ăn việc làm chưa cao. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng về việc làm và thu nhập của phụ nữ xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài  Mục tiêu chung: Nhằm góp phần tạo việc làm một cách hiệu quả cho người phụ nữ, tăng cường mức đóng góp của họ trong kinh tế gia đình, từ đó cải thiện vị trí của họ trong gia đình cũng như xã hội.  Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa một số lí luận cơ bản về việc làm, thu nhập, đặc biệt là thu nhập cho phụ nữ nông thôn. - Phân tích, đánh giá về thực trạng sử dụng lao động nữ nông thôn xã Định Liên. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản để tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho phụ nữ nông thôn ở xã. - Kiến nghị một số chính sách để tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho phụ nữ nông thôn ở địa bàn nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu nhập số liệu: + Số liệu thứ cấp: Từ các số liệu thống kê, từ các báo cáo kinh tế của UBND xã Định Liên, huyện Yên Định, từ các thống kê và báo cáo chuyên ngành. + Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ số liệu điều tra phỏng vấn 60 hộ ở các thôn theo mẫu đã được thiết kế sẵn phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp hộ dân đã được chọn trước. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương 3 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân 3.2 . Phương pháp điều tra chọn mẫu Số mẫu được chọn 60 hộ dân thuộc 9 thôn, được chọn một cách ngẫu nhiên, theo các ngành nghề dịch vụ các hộ bao gồm thuần nông, hộ nông kiêm và hộ chuyên ngành nghề dịch vụ. Để đảm bảo thông tin được đầy đủ và đại diện, mẫu điều tra được chọn theo tỷ lệ của tổng thể. Bảng 1: Phân loại mẫu điều tra theo các loại hình sản xuất kinh doanh Loại hộ Tổng số hộ Cơ cấu Số hộ điều tra Cơ cấu (hộ) (%) (hộ) (%) 1. Thuần nông 801 53,08 32 53 2. Nông – NNDV 450 29,83 18 30 3. Chuyên NNDV 258 17,09 10 17 Tổng 1509 100 60 100 (Nguồn: Phòng thống kê UBND xã Định Liên) Mặt khác cũng dựa theo tiêu chuẩn giàu nghèo của hộ điều tra bao gồm giàu, khá, trung bình và nghèo. Cụ thể dựa vào tài liệu của Bộ lao động thương binh và xã hội năm 2011 – 2015, đồng thời dựa vào tình hình cụ thể của xã Định Liên, chúng tôi đã phân loại hộ theo các nhóm sau: - Hộ nghèo: là hộ có mức thu nhập BQNK từ <400.000đ/tháng. - Hộ trung bình: là hộ có mức thu nhập BQNK từ 401.000đ đến <1000.000đ/tháng - Hộ khá: là hộ có mức thu nhập BQNK từ 1000.000 đ đến < 2.500.000 đ/tháng - Hộ giàu: Là hộ là hộ có mức thu nhập BQNK >= 2.500.000 đ/tháng Bảng 2: Phân tổ các hộ điều tra theo ngành nghề sản xuất và tình trạng kinh tê Loại hộ Tổng số hộ Thuần nông Nông–NNDV Chuyên NNDV Giàu 4 0 0 4 Khá 22 3 13 6 Trung bình 27 22 5 0 Nghèo 7 7 0 0 Tổng 60 32 18 10 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011) Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương 4 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân 3.3 .Phương pháp phân tích tài liệu - Phương pháp thống kê: Đề tài đã sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm của lao động, phân tích các vấn đề kinh tế xã hội và các vấn đề có liên quan khác nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu đã đề ra. - Phương pháp chuyên gia: Đề tài thu thập lấy ý kiến một số nhà quản lý, nhà chuyên môn, các chuyên gia làm căn cứ đưa ra các những kết luận có căn cứ khoa học và thực tiễn. - Phương pháp so sánh: Cùng một chỉ tiêu, nhưng trong thời gian khác nhau vì vậy phải so sánh số liệu giữa các năm từ đó rút ra nhận xét cũng như đánh giá được tính hiệu quả của việc thực hiện đó. - Phương pháp phân tích kinh tế: Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích đánh giá tình hình chung qua các năm và tình hình sử dụng lao động và việc làm của xã trong những năm qua. Đồng thời nghiên cứu còn sử dụng các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá kết quả của quá trình giải quyết việc làm của lao động nông thôn xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng việc làm và thu nhập của phụ nữ nông thôn xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - Phạm vi nghiên cứu của đề tài  Pham vi không gian: Địa bàn được chọn để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài là xã Định Liên, huyên Yên Định, tỉnh Thanh Hóa  Phạm vi thời gian: Thực trạng việc làm và thu nhập năm 2011 của phụ nữ xã Định Liên. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được kết cấu làm 4 chương Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Thực trạng nguồn lao động, việc làm và thu nhập của phụ nữ xã Định Liên, huyên Yên Định, tỉnh Thanh Hóa Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ Định Liên, huyên Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương 5 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1.Một số khái niệm 1.1.1.1. Giới và giới tính Ngày nay, giới là 1 vấn đề được nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu các vấn đề của giới, đưa ra các vấn đề của giới trong nền kinh tế là cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, đảm bảo sự công bằng giữa 2 giới. Tuy nhiên quan niệm về giới và giới tính có sự khác nhau rất rõ rệt. a/ Giới Giới được hiểu là mối quan hệ và tương quan giữa địa vị xã hội của nữ giới và nam giới trong một bối cảnh cụ thể. Nghĩa là giới nói lên vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân công lao động và phân chia các nguồn lợi ích cá nhân. Do được quy định bởi các yếu tố xã hội nên giới và các quan hệ của giới không giống nhau và không mang tính bất biến. Xét về mặt giới, nam giới và nữ giới thì rõ ràng nữ giới chịu nhiều thiệt thòi hơn. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn vai trò của phụ nữ. Người phụ nữ đồng thời phải đảm đương ba chức năng: sản xuất, sinh con, nuôi con, chăm sóc gia đình, họ phải có sức khỏe dẻo dai mới cáng đáng nổi những công việc đó cùng một lúc. Sức khỏe bền bỉ một phần do chế độ dinh dưỡng lúc trẻ, một phần quan trọng phải tự rèn luyện, quan trọng hơn phải sống điều độ, từ ăn uống làm việc, vui chơi, tránh những thái quá cả về mặt vật chất và tinh thần. Đặc điểm giới và các mối quan hệ giới là các khía cạnh quan trọng của một nền văn hóa bởi chúng quyết định lối sống trong gia đình, ngoài cộng đồng và nơi làm việc. b/ Giới tính Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ. Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và không thể thay đổi được. Chính Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương 6 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân điều đó đã làm ảnh hưởng lớn đến mức độ phân công, tham gia của phụ nữ vào các công việc sản xuất, kinh doanh và công việc gia đình, …. Như vây, giữa nam giới và nữ giới, có những đặc tính khác biệt, khác nhau cơ bản. 1.1.1.2. Việc làm Việc làm là một trong những vấn đề cơ bản nhất của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn ổn định và phát triển xã hội. Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen tháng 3 năm 1995 coi việc mở rộng việc làm là một trong những nội dung cơ bản nhất trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước trên thế giới đến năm 2010.. Theo điều 13 của nước CHXHCN Việt Nam năm 1994 ghi: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật nghiêm cấm được coi là việc làm” Với khái niệm trên,các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: -Làm những công việc được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật. -Những công việc tự làm để mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo ra thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công cho công việc đó. Quan niệm này sẽ làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo khả năng to lớn để giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho người lao động. Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO), người có việc làm là người làm trong các lĩnh vực, nghành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội. Như vậy, để có việc làm không chỉ vào cơ quan nhà nước, trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, mà còn ngay tại gia đình do chính người lao động tạo ra để có thu nhập. Nói chung, bất cứ nghề nào cần thiết cho xã hội mang lại thu nhập cho người lao động và không bị pháp luật nghiêm cấm thì đó là việc làm. Nó không hạn chế mặt không gian, ở đây người lao động được tự do hoạt động liên doanh, liên kết, tự do thuê mướn lao động, theo pháp luật và sự hướng dẫn của nhà nước để tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội theo quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Tạo việc làm theo nghĩa rộng bao gồm những vấn đề liên quan đến việc phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. Quá trình đó diễn ra từ giáo dục, đào tạo Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương 7 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân và phổ cập nghề nghiệp, trang thiết bị cho người lao động về trình độ chuyên môn, tay nghề đó có thể tạo ra và hưởng thụ những giá trị lao động mà mình tạo ra. Tạo việc làm theo nghĩa hẹp chủ yếu chuyển vào đối tượng thất nghiệp, chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động duy trì tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp.  Người có việc làm: - Người có việc làm bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong một tuần lễ trước điều tra. - Đang làm việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật. - Đang làm những công việc sản xuất kinh doanh của gia đình mình để thu lợi nhuận nhưng không được trả công cho công việc đó. - Đã có việc làm trước đó nhưng đang trong thời gian nghỉ đã được sự cho phép của nhà quản lí và sẽ trở lại làm việc sau thời gian nghỉ phép  Người thất nghiệp: Là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa có việc làm. Đối lập với việc làm, thất nghiệp là tình trạng có tính quy luật của nền kinh tế thị trường. Theo tổ chức lao động quốc tế ILO, thất nghiệp là tình trạng tồn tại của những người lao động muốn có việc làm nhưng không tìm được việc làm vì những lý do ngoài ý muốn của họ, do đó không có thu nhập. Như vậy thất nghiệp là những người có khả năng lao động, có nhu cầu lao động nhưng hiện tại không có việc làm, đang tích cực tìm việc hoặc đang chờ đợi trở lại làm việc. Thực tế ở nước ta trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, giải quyết tình trạng thất nghiệp luôn là vấn đề bức thiết. Dưới giác độ chính sách việc làm, để hạn chế thất nghiệp, chúng ta vừa phải tạo ra nhiều việc làm mới vừa phải tránh tình trạng người lao động đứng trước nguy cơ mất việc làm. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ, trợ cấp cho người bị thất nghiệp. 1.1.1.3. Thu nhập Ở những phạm trù khác nhau,biểu hiện của thu nhập khác nhau có những đặc trưng riêng. Vì vậy có những cách định nghĩa khác nhau về thu nhập như: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương 8 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân - Tổng thu nhập của người lao động là một số tiền lao động nhận được từ các nguồn thu và họ được quyền sử dụng cho bản thân và gia đình. - Thu nhập cá nhân là tổng số thu nhập đạt được từ các nguồn thu khác nhau của cá nhân trong thời gian nhất định, thu nhập cá nhân từ nhiều nguồn khác nhau đều từ nguồn thu nhập quốc dân. Thu nhập là sự phân phối và tái phân phối thu nhập quốc dân đến từng người, bất kể lao động có trong cơ quan đơn vị để làm ra sản phẩm vật chất hay không. - Thu nhập chủ yếu do các bộ phận sau cấu thành: + Thu nhập từ lao động. + Thu nhập từ kinh doanh. + Thu nhập từ các khoản thuế. + Thu nhập về lợi tức. + Thu nhập dạng phúc lợi. + Các dạng thu nhập khác. 1.1.2. Vai trò của phụ nữ trong xã hội. 1.1.2.1. Vai trò phụ nữ trong gia đình Gia đình là một tế bào của xã hội. Một gia đình hạnh phúc, ấm no sẽ là nền tảng tốt cho sự phát triển của toàn xã hội. Có thể nói rằng trong gia đình thì người phụ nữ có một vai trò vô cùng quan trọng. Từ việc nội trợ, chăm lo giáo dục, con cái…tất cả đều cần đến bàn ta người phụ nữ. Ngày xưa vai trò của người phụ nữ chỉ là nội trợ, nuôi dạy con cái mà không tham gia vào các hoạt động xã hội bởi đã có người chồng là “trụ cột gia đình” lo liệu. Còn ngày nay, khi mà đất nước đang trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì họ đã được khuyến khích tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Người phụ nữ ngày nay không chỉ lo nội trợ, giáo dục con cái mà còn lao động sản xuất, có mặt trong nhiều lĩnh vực cũa xã hội. Theo báo cáo đánh giá thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam, 2004, tình trạng phổ biến là công việc lao động như làm nội trợ, chăm sóc con cái do phụ nữ đảm nhận tới 65%, có nơi cao đến 82%, còn nam giới chỉ chia sẻ công việc này, cao nhất là 14%. Hay một thí dụ khác về sự tham gia của phụ nữ trong gia đình, theo Quyền Đình Hà và cộng sự (cs), 2006. Thì ngoài việc đồng áng và chăn nuôi, thời gian dành Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương 9 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Trương Tấn Quân cho nội trợ cũng chiếm 15,5% quỹ thời gian trong ngày tức 3,7 giờ/ngày cho công tác nội trợ trong gia đình, cao nhất tới 7giờ (29%) quỹ thời gian, thấp nhất 1giờ (4,1%) quỹ thời gian trong ngày. Chính vì vậy mà vai trò của người phụ nữ ngày càng được nâng cao ở trong gia đình và bên ngoài xã hội. Họ không ngừng tham gia các hoạt động của xã hội để ngày càng trở nên bình đẳng với nam giới, không ngừng nâng cao vị thế xã hội của mình. Tuy nhiên, đây cũng chính là sức ép lên chính cuộc sống của họ khi họ phải dàn trải thời gian của họ không những cho các công việc gia đình mà còn cho các công việc xã hội cũng tạo ra thu nhập cho gia đình và cho chính bản than họ. 1.1.2.2.Phụ nữ - nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển kinh tế Xu thế chung của thế giới hiện nay là chuyển nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế tri thức. Vì vậy, vấn đề nguồn nhân lực ngày càng giữ vị trí trung tâm đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Con người đang được coi là động lực đồng thời là mục tiêu cuối cùng trong quá trình phát triển của các quốc gia. Phụ nữ là người đảm nhiệm vai trò “kép”: vừa là lực lượng lao động cơ bản của xã hội, vừa có trách nhiệm trực tiếp tái sản xuất ra con người. Với 50,5 % dân số và 46,7 % lực lượng lao động, có tới 71% phụ nữ từ 16 tuổi trở lên là những người có thu nhập. Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm từ 34% năm 1998 xuống còn 8% năm 2010.... Đây là những con số sinh động, là bằng chứng chứng minh hiệu quả của những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam phát triển. Do đó quan tâm đến sự phát triển của phụ nữ nói chung, khai thác và bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ nói riêng không chỉ là vấn đề tạo sự công bằng về giới của một quốc gia, một xã hội mà còn là đòi hỏi thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Trong chiến lược chung về phát triển nguồn nhân lực, xuất phát từ những nhu cầu khách quan và quan điểm mácxít về vai trò của phụ nữ, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi phụ nữ là động lực quan trọng của cách mạng Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp và chính sách sử dụng nguồn nhân lực nữ và đã huy động được Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan