Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thương cảng hội an, nước mặn qua tư liệu khảo cổ học tt...

Tài liệu Thương cảng hội an, nước mặn qua tư liệu khảo cổ học tt

.PDF
25
332
71

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI VĂN HIẾU THƯƠNG CẢNG HỘI AN, NƯỚC MẶN QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC Ngành: KHẢO CỔ HỌC Mã số: 9 22 90 17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC Hà Nội – 2018 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Tống Trung Tín 2. TS. Lê Thị Liên Phản biện 1: PGS.TS Hoàng Anh Tuấn Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: TS. Hà Văn Cẩn Khoa Khảo cổ học, Học viện Khoa học xã hội Phản biện 3: TS. Phạm Quốc Quân Hội Di sản Văn hóa Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại:……………………………………………………………………………… vào hồi………..….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm……………….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Thư viện Viện Khảo cổ học Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Từ rất sớm thương cảng là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự phát triển nội ngoại thương và giao lưu văn hóa. Do vậy, việc nghiên cứu thương cảng giúp chúng ta hiểu mối quan hệ trao đổi, buôn bán, giao lưu văn hóa. 1.2. Việc nghiên cứu thương cảng cổ Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do phần lớn vết tích của các cảng đều đã bị phá hủy, dấu vết của nó trong quá khứ còn lại rất ít. Do vậy, khảo cổ học có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phục dựng lại diện mạo các thương cảng cổ ở Việt Nam trong lịch sử. 1.3 Trong lịch sử, Việt Nam đã hình thành các trung tâm kinh tế và thương cảng quan trọng. Vùng biển miền Trung Việt Nam từ rất sớm đã tham gia tích cực vào tuyến hàng hải quốc tế Đông - Tây, đã hình thành những trung tâm kinh tế mang tính liên vùng và khu vực. 1.4. Từ rất sớm, khu vực Hội An đã tham gia tích cực vào hoạt động giao thương quốc tế ngay từ trước và sau Công nguyên. Đến cuối thế kỷ XVI, nó trở thành thương cảng quốc tế nổi tiếng trên con đường thương mại Đông - Tây. Cùng với Thanh Hà, Hội An và Nước Mặn tạo thành ba thương quan trọng nhất xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn. 1.5. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của thương cảng Hội An, Nước Mặn, cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hai di tích này dưới các góc độ, khía cạnh tiếp cận khác nhau. Nghiên cứu khảo cổ học ở thương cảng Hội An đã bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, cho đến nay đều là những cuộc thám sát có quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, diện mạo Nước Mặn qua tư liệu khảo cổ học vẫn còn là khoảng trống. Đồng thời, đến nay chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tổng hợp, so sánh về hai thương cảng này dưới góc độ khảo cổ học. 1.6. Hiện nay, tác giả đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học Dưới nước, Viện Khảo cổ học. Với mong muốn góp phần xây dựng và phát triển ngành khảo cổ học hàng hải ở Việt Nam, chúng tôi đã không ngần ngại chọn đề tài luận án: Thương cảng Hội An, Nước Mặn qua tư liệu khảo cổ học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Tập hợp và hệ thống hóa các nguồn tư liệu về thương cảng Hội An, Nước Mặn, đặc biệt qua tư liệu khảo cổ học nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu và người quan tâm những tư liệu và hiểu biết cập nhật về vấn đề này. 2.2. Tiến hành nghiên cứu, đánh giá lại hai di tích thương cảng Hội An và Nước Mặn. Xem xét chúng trong những điều kiện rộng hơn để có cái nhìn đầy đủ hơn. Đặc biệt, đối với di tích Nước Mặn, qua các kết quả điều tra khảo sát, chúng tôi cố gắng xác định cụ thể hơn khu vực trung tâm của thương cảng này. 2.3. Tiếp tục tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của hai thương cảng này, mối quan hệ của chúng cũng như với các di tích, khu vực khác, đặc biệt qua tư liệu khảo cổ học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là những di tích, di vật phát hiện được từ trước tới nay tại thương cảng Hội An và Nước Mặn tập trung chủ yếu vào khung niên đại khoảng thế kỷ XVII - XVIII, về cơ bản là thời kỳ phát triển phồn thịnh của thương cảng Hội An và Nước Mặn trong lịch sử. - Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian bao gồm hai tỉnh Quảng Nam và Bình Định, tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. 1 Về mặt thời gian nằm trong khung niên đại chủ yếu của thương cảng Hội An và Nước Mặn là thế kỷ XVII XVIII. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp khảo cổ học như phương pháp phân loại loại hình, khảo tả, so sánh, phân tích và tổng hợp về đặc điểm cấu trúc, thành phần vật liệu. Bên cạnh đó, cũng sử dụng phương pháp lặn sử dụng bình khí nén. Luận án sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin để lý giải các sự vật hiện tượng phát hiện được ở hai thương cảng này. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Luận án tập hợp tương đối đầy đủ những tư liệu khảo cổ học, kết qủa nghiên cứu từ trước tới nay về hai di tích thương cảng Hội An, Nước Mặn và bước đầu hệ thống hóa nguồn tư liệu này. 5.2. Luận án bổ sung những nhận thức mới về những đặc điểm cơ bản của hai thương cảng Hội An và Nước Mặn qua tư liệu khảo cổ học, mối liên hệ của chúng cũng như với các di tích khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho những nhà quản lý xây dựng phương án quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. 7. Kết cấu của luận án Lời mở đầu: 8 trang. Phần nội dung chính của luận án: 127 trang. Chương 1: Tổng quan tư liệu: 45 trang. Chương 2: Thương cảng Hội An và Nước Mặn qua tư liệu khảo cổ học: 53 trang. Chương 3: Nhận thức về Hội An và Nước Mặn qua tư liệu khảo cổ học: 29 trang. Phần Kết luận: 5 trang. Ngoài ra, trong luận án còn có các phần: Danh mục các công trình công bố của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo; phụ lục minh hoạ gồm: 10 trang bảng thống kê; 10 trang bản đồ; 1 trang sơ đồ; 35 trang bản vẽ; 8 trang bản dập hoa văn và 29 trang bản ảnh. Những trang đầu của luận án có: Lời cam đoan, mục lục, bảng các chữ viết tắt, danh mục các bảng thống kê, bản đồ, sơ đồ, bản vẽ, bản dập và bản ảnh minh hoạ trong phụ lục. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU 1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1.1.1 Hội An 1.1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội Thành phố Hội An, với diện tích tự nhiên khoảng 60km2, nằm ở vùng cửa sông - ven biển, thuộc hạ lưu, tả ngạn sông Thu Bồn, phía Tây Bắc cách thành phố Đà Nẵng 30km và phía Nam cách thành phố Tam Kỳ chừng 50km. Đông và Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, Tây và Tây Nam giáp huyện Điện Bàn, Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông. Địa hình ở khu vực Hội An gồm 8 loại hình sau: Địa hình nguồn gốc sông; Địa hình nguồn gốc sông - đầm lầy; Địa hình nguồn gốc biển; Địa hình nguồn gốc sông biển; Địa hình nguồn gốc biển - đầm lầy; Địa hình nguồn gốc biển - gió; Địa hình nguồn gốc sông - biển - đầm lầy; Địa hình nguồn gốc hồ - đầm lầy. Ở Hội An, loại hình thời tiết trội hơn cả là thời tiết nóng, với hai mùa. Mùa khô từ khoảng tháng 2 đến tháng 8. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9, tháng 10 đến tháng giêng năm sau. Vùng Hội An chịu tác động của hai mùa gió chủ yếu: Gió mùa đông bắc và gió mùa hè. Khu vực Hội An còn là một phức hệ sông ngòi, đầm bàu khá dày đặc với sông Hội An, sông Đế Võng - Cổ Cò, sông Trường Giang, Bàu Sen, Bàu Ấu, Bàu Súng, Bàu Ốc, đầm Thanh Hà, Trà Quế, đầm Trà Nhiêu... và 7 km bờ biển, với bãi cát thoải, trải dài. Như vậy, khu vực Hội An có vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí tượng thủy văn đa dạng, phong phú, độc đáo. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên vùng đất này có nhiều yếu tố thuận lợi cho dân tụ cư sinh sống, phát triển kinh tế, cho sự hình thành và phát triển của thương cảng Hội An. 1.1.1.2 Diễn trình phát triển vùng đất Hội An trong lịch sử * Thời kỳ văn hóa Tiền Sa Huỳnh và Sa Huỳnh Cho đến nay chúng ta đã biết đến những di tích văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Nam như Đại Lãnh, Phú Hòa, Đồi Vàng, Tiên Hà, Gò Miếu, Bàu Nê, Pa Xua và đặc biệt là hệ thống di tích văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An như Hậu Xá, An Bang, Thanh Chiêm, Xuân Lâm... Kết quả nghiên cứu đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị cho việc phục dựng lại bức tranh chung về thời kỳ sơ sử trên vùng đất này. Ngoài di tích Bãi Ông trên đảo Cù Lao Chàm có niên đại hơn 3.000 năm, thuộc thời Tiền Sa Huỳnh, các di tích còn lại đều thuộc giai đoạn Sa Huỳnh muộn. Sưu tập di vật thu được bao gồm các loại hình công cụ sản xuất, vũ khí bằng sắt (dao, rựa, kiếm, thuổng…), khuyên tai ngọc ba mấu, tiền đồng Trung Quốc như tiền Ngũ Thù (thế kỷ II-I TCN), tiền Vương Mãng (năm 8-23 sau Công Nguyên) cùng với các đồ trang sức mã não, thủy tinh có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Đông. Điều này thể hiện rõ mối quan hệ giao lưu trao đổi trong nước và quốc tế, tạo nên những tiền đề cho sự hình thành thương cảng sau này. * Thời kỳ Champa (Đầu Công Nguyên - Thế kỷ XV) Quảng Nam cho đến nay, đã phát hiện được nhiều di tích di vật văn hóa Champa xung quanh khu vực Hội An như tượng voi có niên đại khoảng thế kỷ thứ VIII - IX, bức chạm vũ công thiên tiên (Gandhara) đầu thế kỷ thứ X , tượng thần Tài Lộc (Kuvera) nửa sau thế kỷ X, mảnh bàn thờ thế kỷ VII, đầu tượng thần thế kỷ VIII, mảnh bia vỡ thế kỷ X-XII... Dựa trên những cái tên Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm), Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại), Cachiam cùng với tượng đá, vật liệu kiến trúc, gốm Champa, Ả Rập, Trung Quốc, đồ 3 trang sức Trung Đông, Ấn Độ, dấu vết nền tháp, giếng gạch phát hiện được cùng nhiều nguồn tài liệu, thư tịch cổ, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vùng Cửa Đại xưa kia là hải cảng chính của vương quốc Champa, là nơi các thương thuyền ngoại quốc thường ghé lấy nước ngọt và trao đổi sản vật. Hội An có thể là vùng Lâm Ấp Phố mà Thủy kinh chú thế kỷ VI nhắc đến. * Thời kỳ chúa, vua Nguyễn Khoảng cuối thế kỷ XV, nhiều cư dân Việt đã đến Hội An sinh sống. Từ cuối thế kỷ XVI - thế kỷ XVII, có thêm nhiều người Hoa và người Nhật đến định cư, giúp thương nghiệp Hội An phát triển. Kết hợp với vị trí địa lý thuận lợi, Hội An nhanh chóng trở thành một thương cảng phồn thịnh. Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đều đánh giá cao vai trò, vị trí trung tâm kinh tế, văn hóa liên vùng, khu vực của Hội An trong các thế kỷ XVII, XVIII. Nó đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu văn hóa không chỉ trong nước mà còn trên cả khu vực Đông Nam Á và thế giới. Sang đến thế kỷ XIX do nhiều nguyên nhân khác nhau mà Hội An mất dần vị thế là một trung tâm thương mại lớn, dần trở thành một thị xã với những hoạt động thương mại ngày càng sa sút và phụ thuộc vào thành phố Đà Nẵng. * Thời Pháp thuộc đến năm 1975 Dưới thời Pháp thuộc, Đà Nẵng là nhượng địa, còn Quảng Nam được hưởng quy chế bảo hộ. Bên cạnh chính quyền Nam triều còn có chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp, mà đứng đầu là công sứ Pháp kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng tỉnh Quảng Nam. Tòa sứ cùng các cơ quan đầu não của bộ máy chính quyền bảo hộ đóng tại Hội An, thực dân Pháp cũng cho dựng thêm trường học, bệnh viện, bưu điện, nhà lao với mục đích chính trị hơn là kinh tế. Trong các thời kỳ tiếp sau, Hội An được chọn làm tỉnh lị của Quảng Nam, nhưng với vai trò là trung tâm hành chính hơn là trung tâm kinh tế. * Từ 1975 đến nay Sau ngày đất nước thống nhất, Hội An là thị xã thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa IX, kỳ họp thứ 10, phê chuẩn việc tách Quảng Nam - Đà Nẵng thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, Hội An là thị xã trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Ngày 3 tháng 4 năm 2006, Hội An được công nhận là đô thị loại 3. Năm 2008 thị xã Hội An được nâng cấp thành thành phố Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam và là thành phố thứ hai của tỉnh này (sau thành phố Tam Kỳ). Hội An hiện tại phân chia thành 9 phường: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà và 4 xã: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù Lao Chàm). 1.1.2 Nước Mặn 1.1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội Nước Mặn thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Địa hình xã Phước Quang chạy dọc theo hướng Tây Bắc, Đông Nam, phía bắc giáp xã Phước Hưng, phía nam giáp xã Phước Hiệp, phía đông giáp xã Phước Hòa, phía tây giáp Thị trấn Bình Định. Trục lộ 640 Bình Định - Gò Bồi đi ngang qua xã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Địa hình khu vực là đồng bằng tích tụ ven sông Côn, khá phì nhiêu, bằng phẳng, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Nói đến điều kiện tự nhiên khu vực Nước Mặn không thể không nhắc đến con sông Côn và đầm Thi Nại, vịnh Thi Nại từ lâu trong lịch sử đã hình thành một thương cảng quan trọng trên vùng đất miền Trung Việt Nam. Nước Mặn mang đặc điểm khí hậu của vùng Quy Nhơn - vùng khí hậu cực Nam Trung Bộ, với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, có hai mùa mưa nắng rõ rệt. 4 Như vậy, thiên nhiên có nhiều ưu đãi với vùng đất Nước Mặn. Nơi đây, vùng đất rộng mà bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, đồng ruộng màu mỡ, hệ thống giao thông thủy bộ thuận tiện, gần với vùng cửa sông, biển thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu, tránh bão, lại nằm ở vùng đất “xưa gọi là “Tiểu Nông Nại”, nhân dân đông, phẩm vật nhiều, thuyền xe tụ tập, buôn bán đông vui, trong ngoài sông núi bao vây, đánh hay giữ hai đường đều tiện, thật là đất xung yếu ở Tả Kì vậy. Rõ ràng, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi chính là một trong những tiền đề cho sự hình thành các thương cảng ở vùng đất này trong lịch sử. 1.1.2.2 Diễn trình phát triển vùng đất Nước Mặn trong lịch sử * Thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh Cho đến nay, trên vùng đất Bình Định đã phát hiện được khá nhiều các di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh phân bố trên các cồn cát ven biển bên cạnh các rìa đầm nước ngọt, tập trung nhiều nhất ở hai huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ và thành phố Quy Nhơn. Vị trí địa lý của Nước Mặn cũng khá gần so với những di tích văn hóa Sa Huỳnh. Chắc chắn, Nước Mặn cũng nằm trong trường hoạt động của cư dân cổ Sa Huỳnh trên đất Bình Định. Sự tồn tại và phát triển của cộng đồng cư dân văn hóa Sa Huỳnh ở đây cũng là những tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển các thương cảng ở những thời kỳ lịch sử tiếp theo. * Thời kỳ đầu Công nguyên đến thế kỷ XV Với các nguồn tư liệu hiện biết, kể từ khi giành được độc lập cho đến cuối thế kỷ VIII, nhà nước Champa có 25 đời vua nối tiếp nhau, khởi đầu là Khu Liên (192-?) và cuối là vua Vikrantavarman II (686 – 731?). Nổi trội lên trong những thế kỷ tiếp theo là sự phân chia quyền lực của vương triều Champa thành hai khu vực Nam Chăm và Bắc Chăm. Sau niên hiệu Chí Đức (Đường Minh Hoàng – khoảng 756 đến năm 758), Lâm Ấp đổi tên thành Hoàn Vương. Đây là thời kỳ theo lịch sử gọi là sự nổi trội của vương triều Nam Chăm. Theo nội dung văn bia của Indravarman I tìm được tại Phan Rang có niên điểm khởi dựng khoảng 787 - 801 khẳng định vương triều của ông đã cai quản toàn bộ Champa. Thời kỳ này là thời kỳ vương triều Virapura, với 6 đời vua, mở đầu là Rudravarman II (749?), kết thúc là vua Vikratavarman III (829 - 854). Cuối thế kỷ thứ IX (năm 875), người Champa tái hòa nhập lãnh thổ với quyền lực nghiêng về quý tộc phía bắc, kinh đô người Chăm chuyển về Indrapura (Đồng Dương ngày nay). Vương triều Indrapura tồn tại đến năm 982 với 8 đời vua. Mở đầu là vua Rudravarman III, kết thúc là vua Parame’ Varavarman I. Sau cuộc chinh phạt của Lê Hoàn (982), kinh đô Indrapura bị tàn phá, dưới tác động của nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh, người Chăm chuyển đô về Vijaya mở đầu một thời kỳ mới của dân tộc Chăm, thời kỳ Vijaya. Vị vua trị vì đầu tiên ở Vijaya là Harivarman II lên ngôi năm 989. Nhưng Harivarman II vẫn duy trì kinh đô Indrapura, chỉ đến khi con ông lên nối ngôi năm 999, mới chính thức từ bỏ Indrapura năm 1000 và kéo về Vijaya thì vai trò kinh đô của vùng đấy này mới được xác lập vững vàng. Vương triều Vijaya mở đầu vào đầu thế kỷ XI (năm 1000) và kết thúc vào cuối thế kỷ XV (1471), với nhiều triều đại, nhiều bước thăng trầm khác nhau, nhưng đã để lại dấu ấn huy hoàng trong lịch sử Champa. * Thời Lê sơ - Nguyễn Năm 1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn. Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn, thuộc dinh Quảng Nam. Sau đó phủ Quy Nhơn được đổi tên thành phủ Quy Ninh năm 1651 và trở lại tên phủ Quy Nhơn năm 1742. Từ 1799 đến 1802, thành Quy Nhơn bị quân Nguyễn Ánh chiếm đóng và đổi làm thành Bình Định và suốt chiều dài lịch sử, đây là trung tâm cai trị của triều Nguyễn tại Bình Định trong những năm đầu thế kỷ XIX. Năm 1808 đổi dinh Bình Định thành trấn Bình Định. Năm 1832, chia hạt các tỉnh phủ Quy Nhơn thành tỉnh Bình Định thì huyện Tuy Viễn được cắt đặt thêm một 5 huyện là Tuy Phước. Như vậy, thương cảng Nước Mặn thuộc địa phận huyện Tuy Viễn trước kia và huyện Tuy Phước, phủ Hoài Nhơn sau này. * Thời Pháp thuộc đến nay Dưới thời Pháp thuộc, tỉnh Bình Định được sáp nhập với Phú Yên hay một số địa bàn của tỉnh Bình Định được tách ra thành lập đơn vị hành chính khác. Thời Việt Nam Cộng Hòa đổi các huyện thành quận, tỉnh Bình Định. Mặc dù tỉnh Bình Định có nhiều biến đổi chia tách sáp nhập, nhưng địa giới huyện Tuy Phước không có sự thay đổi. Tháng 2 năm 1976, Cộng hòa miền nam Việt Nam ra nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam. Theo đó, hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình. Năm 1989, Bình Định tách ra từ tỉnh Nghĩa Bình để tái lập lại tỉnh và kéo dài như vậy cho đến nay. Như vậy mặc dù tỉnh Bình Định tiếp tục có những biến đổi sáp nhập, chia tách nhưng địa giới huyện Tuy Phước vẫn được giữ nguyên. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, phủ Quy Nhơn là một phủ lớn về diện tích, đông về dân số, một trung tâm kinh tế quan trọng trên dải đất miền Trung. Từ đây có thể đi ra bắc tiếp xúc với vùng đất trọng trấn xứ Quảng Nam, đi vào nam với các phủ Phú Yên, Bình Khang, Diên Khánh. Vùng đất này hải sản phong phú, nối với cao nguyên giàu sản vật rừng, lại có truyền thống thương mại từ thời Champa trong lịch sử. Chính vì thế nơi đây có đầy đủ điều kiện phát triển thương mại biển. Đó chính là yếu tố nội sinh cho thương cảng Nước Mặn tồn tại và phát triển dưới thời chúa Nguyễn. 1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.2.1 Cảng, Thương cảng Thương cảng là khu vực bờ cùng với vùng nước tiếp giáp (nước ngọt, nước lợ, nước mặn) và tổ hợp những công trình, thiết bị được sử dụng cho hoạt động giao thương buôn bán trong và ngoài nước. Nó phải có những điều kiện và trang thiết bị cần thiết cho việc dừng đỗ tàu thuyền, sửa tàu, cung cấp nhiên liệu, vật liệu, bốc dỡ hàng hóa. Qui mô của thương cảng được biểu thị qua lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và nó là đầu mối quan trọng trong việc vận chuyển lưu thông hàng hóa. Có nhiều loại cảng khác nhau tùy theo từng tiêu chí phân loại. 1.2.2 Phố cảng Phố cảng chứa đựng hai thành tố Phố và Cảng. Phố cảng hình thành do nhu cầu trao đổi, lưu thông hàng hóa, dịch vụ vận chuyển và xuất nhập khẩu hàng hóa của một khu vực có nền thương mại và kinh tế hàng hóa đã phát triển. Phố cảng thường giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đối ngoại của nhà nước nên vận mệnh phố cảng còn gắn với chính sách của nhà nước. Đỗ Bang cũng đã dùng khái niệm phố cảng cho Hội An, Thanh Hà và Nước Mặn. 1.2.3 Cảng thị và Cảng - Thị Ngay từ Hội thảo quốc tế về Đô thị cổ Hội An năm 1990, môt số nhà khoa học trong và ngoài nước đã đưa ra khái niệm cảng thị nhưng không đưa ra tiêu chí khoa học hay không xác định nội hàm cho khái niệm này. “Thị là chợ, chỗ người ta họp nhau để mua bán”. Theo chúng tôi, về cơ bản cảng thị có thể hiểu là cảng/bến chợ ven sông, biển. Mặc dù không đưa ra nội hàm của khái niệm nhưng nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã sử dụng khái niệm này với ý nghĩa như vậy. Cảng sau một quá trình hoạt động, nếu có sự thuận lợi về cư trú, buôn bán và hỗ trợ của nhà nước, phố mới được thành lập. Phố cảng ra đời, hoạt động trên một mức độ phát triển nào đó về kinh tế, dân cư, tổ chức quản lý, quan hệ xã hội, văn hóa mới thành đô thị - cảng, tức là cảng thị. Khái niệm phố cảng cũng có 6 thể dùng cho các cảng thị (phố cảng đã phát triển thành đô thị cảng, thành phố cảng). Nhưng cảng thị không bao gồm tất cả các phố cảng. 1.2.4 Bến tàu\thuyền Nguyễn Như Ý, Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học đều có cách nhìn nhận tương đối giống nhau về bến và bến tàu/thuyền. Theo đó, về cơ bản, bến được hiểu là chỗ bờ sông, thường có bậc lên xuống để lấy nước tắm giặt. Chỗ/nơi quy định để tàu thuyền, xe cộ dừng lại để lấy khách xếp dỡ hàng hóa. Còn bến tàu là nơi có các công trình, thiết bị nằm trong cảng dùng cho tàu thủy đỗ, hành khách lên xuống, xếp dỡ hàng hóa, phục vụ kỹ thuật cho tàu. Cảng nhỏ. Từ những phân tích trên, có thể ở một góc độ nào đó giữa bến và cảng có nội hàm gần tương tự nhau. Trong một cảng có thể có một hay nhiều bến tàu. Nói như vậy, không có nghĩa bến và cảng giống nhau. Indu Banga đã chỉ rõ “nếu như cảng là khu vực cửa nơi hàng hóa và người được luân chuyển giữa khu vực nội địa và biển, thì bến tàu thuyền tốt - một vùng nước thuận tiện cho neo đậu, trú ẩn tránh bão, không thực hiện tốt chức năng như cảng nếu thiếu đi mối quan hệ với vùng nội địa phía trong. Do vậy, cảng không đơn thuần là một bến tàu hay những bờ biển, mà do gió mùa trong khu vực, chỉ có thể tiếp cận trong thời gian vài tháng của năm. 1.3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 1.3.1 Hội An, Nước Mặn qua thư tịch cổ 1.3.1.1 Hội An Ngay từ giữa thế kỷ XVI, Dương Văn An đã nhắc đến Hội An qua “Ô châu cận lục” đề cập đến vấn đề hình thành Hội An, đây là tác phẩm đầu tiên của người Việt nhắc đến địa danh này. Sau đó là các tác phẩm An Nam hình thắng đồ, được biên soạn vào trước thế kỷ XVII, Thiên Nam tứ chí lộ đồ do Đỗ Bá biên soạn vào giữa thế kỷ XVII, trên bản đồ Giáp Ngọ niên bình Nam đồ vẽ năm 1774 hay trên tấm bia “Phổ đà sơn linh trung” thì có ba lần nhắc đến tên làng/xã Hội An. Tiếp đó là những công trình biên niên và địa chí như “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam nhất thống chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn thực hiện cùng với cuốn “Phủ biên tạp lục” của Lê Qúy Đôn, góp phần phác họa hình ảnh của thương cảng Hội An trong bối cảnh xã hội chung của vùng Thuận Hóa - Quảng Nam đương thời. Bên cạnh những ghi chép của người Việt và Trung Quốc, các học giả và nhà truyền giáo phương Tây cũng có nhắc đến địa danh này từ rất lâu, trong đó đáng kể như Christoforo Borri, Alexandre de Rhodes, Thomas Boyear, Pierre Poivre... 1.3.1.2 Nước Mặn Nước Mặn được ghi trong Hồng Đức bản đồ là Nước Mặn hải môn, và được Alexandre de Rhodes vẽ trên bản đồ và phiên âm là Nehorman, hay những ghi chép của Cristophoro Borri... Như vậy, những thương nhân, nhà truyền giáo phương Tây khi đến xứ Đàng Trong vào thế kỷ XVII - XVIII, đã ghi nhận về sự tồn tại của thương cảng Hội An và Nước Mặn, về tên gọi, quy mô, vị trí tương đối của chúng... Những ghi chép dù ít ỏi, nhưng cũng cho chúng ta biết được một phần diện mạo, vị thế của các thương cảng này trong mối quan hệ với những khu vực khác. 1.3.2 Lịch sử nghiên cứu khảo cổ học ở Hội An, Nước Mặn 1.3.2.1 Hội An Ngay từ những năm 80, 90 của thế kỷ XX đã là thời kỳ nghiên cứu nở rộ về khảo cổ học ở Hội An. Cho đến nay, một loạt các cuộc điều tra, thám sát, khai quật khảo cổ học được tiến hành bởi các nhà khoa học trong nước và quốc tế tại các địa điểm như Trung Phường, chùa Cầu, chùa Âm Bổn, bến Cồn Chăm, số 85 Trần Phú, đình Cẩm Phô, đình Ấp Tu Lễ, số 129 đường Phan Chu Trinh, chùa Bà Mụ, nhà bà Phạm Thị 7 Huệ, nhà thờ tộc Tăng, trường PTTH Trần Qúy Cáp, nhà thờ tộc Trần vào những năm 1985, 1989, 1993, 1994, 1998 và 2006. Các cuộc thăm dò, khai quật trên đã làm xuất lộ nhiều di tích cũng như di vật, thuộc nhiều giai đoạn khác nhau, đặc biệt phát hiện nhiều đồ gốm sứ Trung Quốc và Nhật Bản có niên đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX - XX. 1.3.2.2 Nước Mặn Thương cảng Nước Mặn đầu tiên được Đỗ Bang quan tâm nghiên cứu. Tiếp đến là một số người như Bùi Minh Trí, Phạm Quốc Quân, Đinh Bá Hòa... Cuộc thám sát Nước Mặn vào các năm 2006, 2016 đã phát hiện một số di tích như dấu vết bếp đun nấu, tường gạch, dấu vết nền kiến trúc, chân tảng, móng cột... cùng bộ sưu tập đồ đất nung, gốm sành nâu, gốm trắng xanh (Trung Quốc), gốm Hizen (Nhật Bản), gốm Champa (Gò Sành) và gốm Việt Nam. Đây là những chứng cứ chân xác về tính chất thương mại của di tích. 1.3.3 Hội An, Nước Mặn qua những nghiên cứu khác Ngoài những phát hiện và nghiên cứu trên, từ những năm đầu thế kỷ XX, đã có các công trình của một số nhà nghiên cứu trong ngoài nước tại Hội An và Nước Mặn về các phương diện kinh tế, chính trị, địa lý, tự nhiên, xã hội, cư dân, kiến trúc, tôn giáo. Đáng chú ý nhất là các bài viết của Sallet, Nguyễn Thiệu Lâu, Trần Kính Hòa, Tạ Thị Hoàng Vân, Li Tana, Nguyễn Xuân Nhân, Lê Đình Phụng, Trần Đức Anh Sơn. Bên cạnh đó còn nhiều cuộc Hội thảo quốc tế, Hội nghị khoa học được tổ chức đã làm sáng tỏ nhiều về hai di tích này cũng như đặt ra các vấn đề mới về việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị di sản sẵn có để Hội An xứng đáng là di sản văn hóa thế giới. 1.4 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Khu vực Hội An, Nước Mặn có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự hình thành và phát triển thương cảng. Đặc biệt khu vực Hội An có địa hình, địa mạo, khí tượng thủy văn khá phong phú, đa dạng, độc đáo, một địa hình sông nước với hệ thống sông chằng chịt, được cấu thành bởi nhiều dạng địa hình có nguồn gốc khác nhau của khu vực cửa sông - ven biển, bị chia cắt bởi những bãi/nỗng/trảng/cồn cát/bàu/đầm/hói/vũng nước. Hội An và Nước Mặn cũng là vùng đất có diễn trình lịch sử phát triển lâu dài, liên tục từ sơ kỳ thời đại đồ sắt cho đến ngày nay. Trong quá trình phát triển của mình, Hội An và Nước Mặn đều là những trung tâm trao đổi buôn bán giao thương, giao lưu văn hóa, có mối quan hệ với nhiều vùng, khu vực trong và ngoài nước. Có nhiều quan niệm, cách hiểu về “cảng”, “thương cảng”, “phố cảng” “cảng thị” “cảng - thị” được đưa ra bởi các học giả trong nước và quốc tế. Về cơ bản, thương cảng là một khái niệm chung dùng để chỉ một khu vực bờ cùng với vùng nước tiếp giáp (nước ngọt, nước lợ và nước mặn) và tổ hợp những công trình, thiết bị được sử dụng cho hoạt động giao thương buôn bán trong và ngoài nước. Khái niệm thương cảng cũng có thể dùng cho phố cảng, Cảng - Thị (những giai đoạn phát triển cao của thương cảng). Khi xác định tính chất cảng thị của một địa điểm cần phải xem xét tổng hợp trên nhiều góc độ như vị trí địa lý, mối quan hệ của nó với các địa điểm khác, loại hình, tính chất, đặc điểm phân bố của hiện vật ở đó và những ghi chép về hoạt động trao đổi buôn bán của nó qua các nguồn sử liệu thành văn hay tư liệu văn hóa dân gian… Về cơ bản, những yếu tố cấu thành thương cảng bao gồm các công trình thể hiện sự quản lý của chính quyền địa phương, các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng, thuế quán và chợ. Tuy nhiên, phần lớn vết tích của các cảng thị đều đã bị phá hủy, dấu vết về một thời sôi động của nó trong quá khứ còn lại rất ít. Các di tích nhà cửa, phố xá, dinh trấn, chùa chiền, bến bãi đều bị vùi sâu trong lòng đất hay ẩn chìm dưới làn nước. Do vậy, trong nhiều trường hợp, bóng dáng còn lại của thương cảng chỉ là mảnh vỡ của một, hai yếu tố trên. 8 Những tài liệu thư tịch cổ trong và ngoài nước phần nào cho chúng ta thấy những thông tin cơ bản về Hội An, Nước Mặn, góp phần phác họa hình ảnh của hai thương cảng này trong quá khứ. Cho đến nay, lịch sử nghiên cứu Hội An gần 100 năm. Trước năm 1975, chủ yếu là những nghiên cứu dưới góc độ sử học. Phải đến thập niên 1980, những nghiên cứu khảo cổ học ở Hội An mới được tiến hành và đến nay, chúng đều là những cuộc khai quật thám sát với quy mô nhỏ, diện tích không lớn. Do sự hạn chế về mặt tư liệu, những nghiên cứu về thương cảng Nước Mặn (Bình Định) không nhiều. Nhiều vấn đề về quy mô, cấu trúc, mối quan hệ của thương cảng này với các khu vực khác qua tư liệu khảo cổ học chưa được làm sáng tỏ. Đây cũng là nội trong những nội dung mà luận án bước đầu đề cập đến trên cơ sở những nguồn tư liệu hiện có. 9 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DI TÍCH, DI VẬT Ở HỘI AN VÀ NƯỚC MẶN 2.1. HỘI AN Cho đến nay đã có những cuộc thám sát khảo cổ học ở thương cảng Hội An và Nước Mặn. Chúng đều có diện tích không lớn, lẻ tẻ ở một vài điểm. Hiện nay, một số báo cáo kết quả những đợt thám sát này đang trong quá trình hoàn thiện. Do vậy, dựa trên các nguồn tư liệu mà tác giả nỗ lực thu thâp được, chúng tôi sẽ cố gắng đưa đến người đọc những thông tin đầy đủ nhất có thể. Hy vọng qua đó, người đọc phần nào thấy được diện mạo của hai thương cảng này trong lịch sử. 2.1.1 Di tích Những di tích phát hiện qua khai quật khảo cổ học ở Hội An không nhiều, lẻ tẻ ở một vài điểm, tập trung chủ yếu ở khu vực phố cổ Hội An hiện nay. Đó là những dấu tích kiến trúc phát hiện được ở độ sâu 40cm đến 2,2 - 2,3m so với lớp đất mặt hiện đại trong đợt đào thám sát năm 1993 và 2006. Bao gồm: 2.1.1.1 Dấu vết móng tường Phát hiện được ở hố thám sát 2, trường PTTH Trần Qúy Cáp, xuất lộ ở độ sâu chừng 60cm - 70cm so với lớp đất mặt hiện đại, trong lớp đất cát màu xám đen. Phần xuất lộ dài khoảng 3m, rộng khoảng 50cm, được xây bằng gạch bìa màu đỏ, cao 25cm còn lại 8 hàng. Hàng gạch dưới cùng to rộng hơn hẳn các hàng gạch trên, rộng 7cm. Móng gạch này được xây bằng hai loại gạch bìa màu đỏ. Các viên gạch này được xếp khít nhau, mạch gạch khoảng 2 - 4mm. Xung quanh móng có các cụm gạch, ngói, đá, gốm, sành. Những người phụ trách khai quật cho rằng dấu vết kiến trúc này có niên đại khoảng thế kỷ XVII - XVIII. Dấu vết móng nằm trong lớp đất chứa những mảnh gạch, ngói, đồ gốm, sành chủ yếu có niên đại thế kỷ XVII – XVIII. Do vậy, nó có niên đại tương đương hoặc muộn hơn lớp đất này. Căn cứ vào tài liệu địa tầng, đặc điểm vật liệu, chúng tôi cũng tán thành nhận định của những người phụ trách khai quật về niên đại của dấu vết kiến trúc này. 2.1.1.2 Dấu vết nền móng, nền sân/nhà Phát hiện được qua đợt đào thám sát nhà số 85 phố Trần Phú năm 1993. Bên dưới lớp nền nhà vôi nện - nền của cụm kiến trúc đã bị phá hủy phía sau nếp nhà trước của nhà số 85 Trần Phú hiện nay - là một khoảng nền được lát bằng các viên đá hình chữ nhật với kích thước khác nhau. Bên dưới nền đá là hai lớp nền nằm cách nhau 20cm, được lát bằng cùng một loại gạch. Dưới đó là lớp nền móng. Dựa trên các khế ước, văn tự của nhà số 85 Trần Phú mà nó bắt đầu được kê khai vào khoảng 1802, đoàn khai quật bước đầu nhận định lớp kiến trúc thứ nhất có niên đại khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Các lớp kiến trúc dưới có niên đại sớm hơn. Theo chúng tôi, nhận định này có thể chấp nhận được. 2.1.1.3 Dấu vết nền đường Phát hiện ở phía tây hố thám sát 4 năm 2006 trên đường Trần Phú gần chùa Cầu, tại độ sâu khoảng 40cm so với lớp đất mặt hiện đại. Phần xuất lộ có kích thước chiều Đông - Tây khoảng 1,42m, chiều Bắc Nam 80cm, dày 6cm - 7cm. Những phiến đá lát đường có kích thước to nhỏ khác nhau. Phía bắc được lát bởi ba phiến đá hình chữ nhật. Phần phía nam được lát bởi những phiến đá có kích thước nhỏ hơn (PL6.Ba9.a1). Những người phụ trách khai quật chưa đưa ra niên đại cho dấu vết kiến trúc này. Theo chúng tôi, căn cứ vào tài liệu địa tầng, dấu vết nền đường này có thể có niên đại thế kỷ cuối thế kỷ XVIII trở về sau - thời kỳ chiến 10 tranh Trịnh Nguyễn chấm dứt. Hội An bắt đầu được phục hồi dưới triều Tây Sơn và Nguyễn. Những kết quả điều tra kiến trúc cho thấy thời điểm xây dựng những ngôi nhà gỗ ở khu vực phố cổ hiện nay khó có thể sớm hơn thế kỷ XIX. Trong thời kỳ diễn ra cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, Hội An đã bị phá hủy nghiêm trọng, nhưng khi triều Tây Sơn được hình thành thì đã dần được khôi phục. Các văn bia, văn tự cổ đã cho thấy từ sau khởi nghĩa Tây Sơn, việc phục hưng khu phố cổ đã được thực hiện, bắt đầu từ phố Trần Phú hiện nay. Khu phố hiện nay được hình thành và phát triển sau khởi nghĩa Tây Sơn, tức là khu phố cổ này được phục hồi vào cuối thế kỷ XVIII. 2.1.1.4 Dấu vết khối gạch xây Phát hiện ở gần chùa Cầu năm 2006, sâu chừng 1,7m so với lớp đất mặt hiện đại, cao khoảng 58cm còn thấy 12 hàng gạch, rộng chừng 50cm. Gạch xây chủ yếu là những viên, mảnh gạch bìa màu nâu đỏ, dài 28 - 30cm, rộng 13 - 14cm, dầy 3 - 4cm. Bên cạnh đó, cũng thấy một vài mảnh gạch vồ màu nâu đỏ được sử dụng. Đoàn công tác cho rằng đây là dấu vết trụ/mố cầu. 2.1.1.5 Dấu vết cống thoát nước: Bị khối gạch xây nói trên nằm đè lên. Phần xuất lộ dài chừng 66cm, cao 30 cm, còn thấy 6 hàng gạch. Gạch dùng để xây cống cũng là loại gạch bìa màu nâu đỏ có đặc điểm tương tự gạch dùng để xây khối gạch bên trên hay dấu vết móng tường ở hố thám sát 2. Do tạm thời giữ lại những dấu vết kiến trúc bên trên nên chúng ta chỉ có được những thông tin căn bản về dấu vết kiến trúc này. Căn cứ vào tài liệu địa tầng hố thám sát, chúng tôi cho rằng dấu vết kiến trúc này có niên đại khoảng thế kỷ XVII – XVIII 2.1.1.6 Dấu vết kiến trúc gỗ Đó là dấu vết 2 cọc gỗ và 1 tấm ván gỗ. Những cọc gỗ này đường kính 19 - 20cm, một đầu được vót nhọn. Tấm ván gỗ có kích thước dài 95cm, rộng 45cm, dày 3cm. Niên đại thế kỷ XVII. Mặc dù đã có sự thống nhất về niên đại thế kỷ XVII, nhưng vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về chức năng của công trình kiến trúc này. Có người cho rằng đây là hệ thống kè lấn đất theo dòng bồi lấp của sông Hội An, có ý kiến xem đó là kiểu kiến trúc nhà sàn ven sông vốn rất điển hình của Đông Nam Á nhưng cũng có quan điểm cho rằng đó chính là hệ thống kè bến cảng… Theo chúng tôi, đây là dấu vết kè bến cảng chợ trung tâm của thương cảng Hội An khi xưa và sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau 2.1.1.7 Một số loại hình di tích khác * Mộ táng Số lượng mộ cổ còn tồn tại ở Hội An khá lớn, phong phú, đa dạng. Hiện có hơn 100 ngôi mộ niên đại khoảng thế kỷ XVII - XVIII. Chúng phổ biến được xây bằng vôi "bồ ghè", gạch, đá, đá ong. Nấm mộ cổ Hội An thường thấp và có nhiều hình dáng như tròn, tròn xoáy trôn ốc, hột xoài, chữ nhật, mai rùa, yên ngựa, lá sen úp... Đặc biệt có những ngôi mộ xây toàn bằng đá, tọa lạc trên diện tích 150 - 250m2 hoặc những ngôi mộ tạo dáng giống một con vật đang phủ phục rất sinh động và tượng trưng. Loại hình mộ cổ Hội An còn phong phú về chủ nhân. Tại Hội An, đã phát hiện những ngôi mộ thủy tổ tộc phái người Việt, hàng trăm mộ cổ kiều dân và thương nhân Trung Hoa có niên đại xác định vào thế kỷ XVII – XVIII và nhiều mộ của những thương nhân Nhật sống ở Hội An vào thế kỷ XVII. Ngoài ra còn phải kể đến một số thương nhân, các giáo sĩ nước ngoài khác chôn tại Hội An, những ngôi mộ mang phong cách kiến trúc Pháp thời thuộc địa… * Giếng nước Trên địa bàn Hội An hiện nay còn 81 dấu tích giếng cổ phân bố ở vùng ven khu phố cổ và khu phố cổ, phân bố chủ yếu ở phía nam cồn cát, dọc bờ bắc những dòng chảy cổ, cách sông không xa khoảng từ 50 150m. Đặc biệt, giếng ở bờ bắc sông Đế Võng nằm rất gần sông, nhiều giếng chỉ cách sông khoảng 6m. 81 11 di tích giếng cổ này có thể chia thành 3 kiểu dáng cơ bản gồm kiểu hình tròn chiếm khoảng 62,92%, kiểu hình vuông chiếm 17,27% và kiểu trên tròn dưới vuông chiếm 16,05%. Ngoài ra còn có một số kiểu khác như kiểu trên vuông dưới tròn, trên tròn dưới lục giác và trên bát giác dưới tròn. Hiện nay, chúng ta chưa có niên đại chính xác cho hệ thống giếng nước cổ ở Hội An. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, kiểu giếng vuông và hình trên tròn dưới vuông ở Hội An là giếng Chăm hoặc xây theo kiểu Chăm. 2.1.2 Di vật 2.1.2.1 Vật liệu kiến trúc Gồm gạch và ngói, đa phần là gạch bìa màu nâu đỏ khá đanh chắc, xương gạch có lẫn một số sạn sỏi nhỏ, độ nung cao, không trang trí hoa văn, kích thước phổ biến 29,5 x 13,5 x 3,5cm. Ngói mang đặc điểm tương tự về chất liệu, màu đỏ, dày 1,8cm. Phần lớn những mảnh gạch, ngói thu được có niên đại khoảng thế kỷ XVII - XVIII. 2.1.2.2 Đồ đất nung Tỷ lệ đồ đất nung và đồ sành trên tổng số đồ đất nung, sành, gốm men thu được ở một số địa điểm đã được thám sát như sau: Đình Cẩm Phô 51%, Đình Ấp Tu Lễ 58%, địa điểm số 129 Phan Chu Trinh 71%. Quan sát sưu tập di vật đồ đất nung thu được trước đây, chúng tôi nhận thấy chúng được làm bằng đất pha cát, xương gốm màu nâu đỏ, khá mịn, bề mặt thường được xoa tương đối nhẵn. Hai loại hình chính là nồi và nắp vung, chủ yếu là mảnh nồi. Căn cứ vào đặc điểm chất liệu, hình dáng, hoa văn trang trí, có thể thấy những đồ đất nung thu được ở Hội An là sản phẩm của làng gốm Mỹ Xuyên, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.1.2.3 Đồ gốm men * Việt Nam Đến nay, ở khu phố cổ Hội An hoàn toàn không thu được gốm men miền Bắc Việt Nam. * Trung Quốc Ở địa điểm Đình Cẩm Phô, tỷ lệ đồ gốm men Trung Quốc thu được là 46,2%. Ở địa điểm Đình Ấp Tu Lễ, tỷ lệ này là 36%. Tại địa điểm số 129 Phan Chu Trinh, đồ gốm men Trung Quốc chiếm 26% . Trong đó bao gồm gốm Phúc Kiến, Quảng Đông, Cảnh Đức Trấn và Đức Hóa. Trong đó, gốm vùng Phúc Kiến, Quảng Đông có số lượng nhiều hơn cả với loại hình đặc trưng cơ bản của gốm dân gian miền Nam Trung Quốc từ thế kỷ XVI trở về sau này. * Nhật Bản Qua những lần khai quật thám sát, gốm Hizen đã được tìm thấy ở Đình Cẩm Phô, Đình Ấp Tu Lễ, 129 đường Phan Chu Trinh, nhà thờ tộc Tăng, trường PTTH Trần Qúy Cáp, nhà thờ tộc Trần, chùa Cầu. Ở các địa điểm Đình Cẩm Phô, Đình Ấp Tu Lễ, 129 đường Phan Chu Trinh, số lượng gốm Hizen thu được đều chiếm 3% tổng số đồ đất nung, sành, gốm men thu được ở mỗi địa điểm này bao gồm các loại hình như bát, đĩa, lọ, nậm rượu...chủ yếu là bát, đĩa. Kikuchi đã chia đồ gốm Hizen thu được ở Hội An thành các loại hình chậu, bát, đĩa, nắp và bình. Niên đại sản xuất thuộc khoảng nửa sau thế kỷ XVII, từ khoảng năm 1650 – 1680”, là sản phẩm của lò gốm ở khu vực Narita rất điển hình. 2.1.2.4 Đồ sành Tất cả các địa điểm thám sát ở Hội An đều phát hiện thấy đồ sành. Tỷ lệ đồ đất nung và đồ sành trên tổng số đồ đất nung, sành, gốm men thu được ở một số địa điểm đã được thám sát như sau: Đình Cẩm Phô 51%, Đình Ấp Tu Lễ 58%, địa điểm số nhà 129 Phan Chu Trinh 71%. Hầu hết là mảnh vỡ của những loại đồ đựng như chậu, hũ, bình, lọ, chum, vò, với độ dày mỏng khác nhau. Đây là sản phẩm của làng gốm Mỹ Xuyên, niên đại khoảng thế kỷ XVII – XVIII. 12 2.1.2.5 Đồ kim loại Tại Hội An phát hiện được nhiều đồng tiền. Số đồng còn nguyên vẹn bao gồm tiền Việt Nam như Đại Định thông bảo, Chính Long nguyên bảo, Minh Mạng thông bảo, Tự Đức thông bảo, Thành Thái thông bảo; tiền Trung Quốc như Hoàng Tống thông bảo, Nguyên Phong thông bảo, Thái Bình thông bảo... còn lại đã bị vỡ nát, chưa xác định được loại tiền cũng như niên đại một cách chính xác, nhưng nằm trong khung niên đại từ thế kỷ VIII - XIX. 2.2 NƯỚC MẶN 2.2.1 Di tích Chủ yếu được phát hiện qua cuộc thám sát năm 2016, bao gồm: 2.2.1.1 Dấu vết kiến trúc * Dấu vết chân tảng, móng cột Tại hố thám sát 1, xuất lộ 2 chân tảng còn đặt trên móng cột ở độ sâu 30 - 40 cm so với bề mặt. Chúng được tạo từ là những khối đá tự nhiên, không có hình dạng xác định. Hai chân tảng này có kích thước nhỏ, dài 26 - 30cm, rộng 22 - 26cm, dày 9 - 18cm. Móng cột bên dưới chân tảng có dạng hình vuông hay hình chữ nhật, kích thước 53 x 53 x 10cm, 42 x 34 x 11cm, được tạo bởi lớp đất cát vàng xám lần nhiều vỏ hàu sò bị vôi hóa và than tro. Ở độ sâu 57cm so với bề mặt hiện đại, xuất lộ một dấu vết móng cột có kích thước 46 x 41 x 8 - 18cm. Đáy móng cột không bằng, ở giữa hố đào cao, bên trong là lớp đất phù sa xám nhạt lẫn đất, cát, vôi cùng một số mảnh sành, ngói và gốm. Đáy là lớp đất phù sa xám nhạt lẫn than tro. * Dấu vết nền Tại hố thám sát 2, ở độ sâu chừng 20 - 30cm phát hiện được lớp đất sét vàng, khá thuần, lẫn lác đác hiện vật, rắn chắc, dày khoảng 30cm. Ngoài ra tại hố thám sát 4, ở độ sâu khoảng 80cm phát hiện được lớp đất pha cát, màu xám đen, kết cấu chặt, cứng, xen lẫn một số vụn than, mảnh gạch và vụn gạch, dày 18 50cm, trung bình 30cm. Bề mặt lớp này khá bằng phẳng, kết cấu đất rất cứng chắc. 2.2.1.2 Dấu vết bếp Ở độ sâu 43cm tại hố thám sát 3, xuất lộ khu vực đất được nung đỏ cùng với nhiều than tro, kích thước 1,45m x 1,5m, còn thấy dấu vết phần cửa đốt, tường, nền bếp. Khi tiến hành đào lớp than tro trong phạm vi này, chúng tôi gặp hai mảnh cuội vỡ màu xám trắng, bề mặt vỏ cuội được đặt úp và một mảnh gốm màu nâu đỏ. Bên dưới là nền cát cháy màu nâu dày khoảng 4cm. Phía trên lớp mảnh cuội, gốm là lớp than tro dày 3 - 10cm. Xen giữa vệt than này đầu phía nam dường như là một nền cát cháy dài khoảng 50cm, dày chừng 3cm. Phía trên lớp than tro lại là một lớp đất cát cháy dày 2,5 - 4cm. Xung quanh là một số mảnh đồ gốm men, đồ sành thô, gạch. Những mảnh gốm men này có niên đại khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Như vậy có thể thấy, những di tích phát hiện được qua thám sát khảo cổ học ở Nước Mặn không nhiều gồm hai loại hình là dấu vết kiến trúc và bếp. Những di tích này phát hiện được ở các hố thám sát phía tây chùa Bà, diện đào hẹp nên quy mô, cấu trúc, mối liên hệ giữa các di tích này chưa được làm sáng tỏ. Nhưng có thể thấy những dấu vết kiến trúc phát hiện được có kích thước nhỏ, không được tạo cẩn thận cho thấy chúng có thể là dấu vết còn lại của những công trình kiến trúc không lớn. Theo những mô tả của người Nhật đã từng sống Hội An thì nhà phía trước giáp đường thường được lợp ngói, vách trát đất còn nhà trong chỉ là nhà mái lá tạm thời [115, tr.112]. Có thể nhà ở Nước Mặn cũng thuộc loại hình như vậy. Khu vực phía bắc hố thám sát 1 xuất lộ một cụm đồ gốm Hizen xếp chồng lên nhau cho thấy tính chất nhà kho lưu trữ. Phải chăng những dấu vết móng cột phát hiện được ở hố thám sát 1 có liên quan đến những công trình kiến trúc có tính chất lưu trữ, cất chứa? 13 Cũng với mong muốn mang lại cho người đọc những thông tin đầy đủ hơn nữa về diện mạo thương cảng Nước Mặn trong lịch sử qua nguồn tư liệu khảo cổ học, dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến một số loại hình di tích khác như: * Mộ táng Phía đông bắc chùa Bà Nước Mặn hiện nay còn dấu vết một số ngôi mộ táng. Trong đó, có ngôi mộ đôi mang nhiều đặc điểm giống với mộ táng niên đại thế kỷ XVII – XVIII ở Hội An. Mộ có hướng Bắc lệch Đông 350 được xây bằng vôi "bồ ghè", nấm mộ gần hình oval với phía trước thu lại, phình ra ở phía sau. Quynh bao ngoài nấm mộ hình tay ngai, phía sau nhô cao, thấp dần về phía trước và có hai trụ hình hộp vuông, một cạnh dài 60cm, cao 54cm. Tường quynh hai bên dài 2,5m, dày 50cm, cao 20cm, mặt tường quynh uốn cong. Phần tường quynh phía sau được xây cao hơn, dài 3,6m, dày 60cm, cao 50cm, hai đầu được đắp nổi đồ án cuốn xoáy đối xứng. Nấm mộ dài 1,8m, rộng 1,3m, cao 55cm. nối liền với bia, phần gần bia cong thấp xuống, phần sau được đắp cao hơn có sóng lưng, toàn bộ những đồ án đắp nổi trên nấm mộ đã không còn, phía dưới nấm có nền bằng hợp chất hình chữ nhật dày 10cm. Bia mộ được xây bằng gạch và hợp chất, dài 3m, dày 44cm, cao 86cm, bia được làm theo kiểu đối xứng, chính giữa cao nhất có khắc chữ được đặc trong khám nhỏ (đã bị mất), hai bên tạo sóng lưng uống cong thấp dần, đoạn cuối của hai bên đắp nổi hình xoáy cuộn. Phía dưới bia, có một bên được kè bằng đá cát, được cắt rất phẳng, rộng 16cm, bên kia còn lộ rõ lớp gạch kè bên dưới, gạch có kích thước rộng 20cm, dày 8cm, phủ bên ngoài gạch là lớp hợp chất. Bia mộ không còn nên không rõ chủ nhân, nguồn gốc ngôi mộ. Ở thôn Kim Xuyên, xã Phước Hòa, cách chùa Bà Nước Mặn khoảng 10km, chúng tôi cũng phát hiện được một ngôi mộ mang nhiều đặc điểm giống với ngôi mộ nói trên. Nó nằm cách đường 20 – 30m, hướng Đông lệch Nam 250, xây bằng vôi "bồ ghè". Kích thước dài 5,5m, rộng 4,8m. Nấm mộ dài 2,3m, rộng 1,35m. Phần bia rộng 1,5m, cao xuất lộ 44cm, dày 36cm. Quynh bao ngoài nấm mộ hình tay ngai có hai trụ phía trước hình xoáy trôn ốc, phía sau nhô cao, thấp dần về phía trước. Hai trụ tròn phía trước có đường kính 72cm, cao xuất lộ khoảng 22cm. Khoảng cách giữa hai trụ là 2,6m. Tường quynh rộng 53cm, cao xuất lộ 35 - 40cm. Cũng tương tự như ngôi mộ nói trên, bia mộ này không còn nên không rõ chủ nhân, nguồn gốc ngôi mộ. Người dân địa phương thường gọi những ngôi mộ như thế này là “mộ người Hời”. Theo quan điểm của chúng tôi, những ngôi mộ này có thể là mộ thương nhân người Hoa khi đến Nước Mặn sinh sống, buôn bán lập nghiệp khi xưa. * Giếng nước Do vị trí thuận lợi nằm trên điểm uốn vươn ra biển của dải đất miền Trung, vùng biển Champa trong lịch sử thường xuyên là nơi là nơi qua lại của thương thuyền nhiều nước trong khu vực. An Nam chí lược có chép “Chiêm Thành lập quốc tại mé biển, thương thuyền Trung Quốc vượt bể đi qua các nước phiên phục, thường tập trung tại đấy để chứa củi và nước, là bến tàu lớn nhất tại phía Nam”. Kết quả nghiên cứu nhiều năm gần đây đã cho thấy năng lực khai thác nước ngầm của người Chăm đạt đến trình độ cao. Bằng chứng là nhiều giếng nước còn thấy dọc ven biển miền Trung từ Quảng Trị đến Ninh Thuận. Nước ngọt không chỉ được sử dụng cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương mà còn trở thành một thứ hàng hóa dùng để bán cho các thuyền buôn đi ngang qua khu vực này. Hiện nay, ở Bình Định, hệ thống giếng ven biển được biết đến khá nhiều ở Phù Cát, Tuy Phước, quanh vùng đầm Thi Nại, tuy nhiên do hạn chế về tư liệu, niên đại của những giếng này chưa được xác định cụ thể. 14 Trong khuôn viên chùa Bà Nước Mặn hay ở nhà ông Võ Văn Bảo thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định vẫn còn hai giếng vuông được xếp, xây bằng gạch bìa màu nâu đỏ, phần thành giếng phía trên đã được cải tạo lại. Giếng chùa Bà hình vuông, kích thước một cạnh khoảng 1,15 1,2m, thành giếng cao 66cm. Về cơ bản, cấu tạo giếng hiện nay từ trên xuống dưới như sau. Trên cùng là phần thành giếng xây gạch, trát xi măng cao 34cm. Thứ hai là lớp gạch xây được trát vôi vữa cao 48cm. Thứ ba là lớp gạch xây để mộc, cao 52cm. Gạch dài 20-30cm, rộng 14cm, dày 5cm. Tiếp đến là một hàng đá ong. Dưới đó là phần thành giếng được xếp bằng loại gạch nói trên. Hiện nay, giếng vẫn được sử dụng để cung cấp nước sinh hoạt cho chùa. Giếng nhà ông Võ Văn Bảo hình vuông, mỗi cạnh dài 1,1m. Thành miệng giếng cao 70cm, dày 22cm, được xây bằng gạch bìa có kích thước 22 x 10 x 6cm. Mặt ngoài thành miệng giếng được trát xi măng. Dưới đó là phần thành giếng được xây bằng loại gạch tương tự. Cũng giống như giếng chùa Bà Nước Mặn, giếng này vẫn được dùng để cung cấp nước sinh hoạt cho gia đình nên chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu cụ thể, đầy đủ cấu tạo của giếng. Nhưng theo lời kể của ông Võ Văn Bảo, bên dưới phần thành giếng xếp gạch là lớp đá ong. Dưới cùng là lớp ván kè bằng gỗ sao. Hay giếng ở khu vực ven biển thôn Lý Lương, xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn. Theo người dân kể lại, trước đây giếng hình vuông, sau thành giếng bị hư hại nên người dân tu sửa thành giếng tròn như ngày nay. Đường kính giếng khoảng 1,5m, thành giếng có đoạn được xây bằng đá ong, dưới thành giếng có khung gỗ hình vuông. Hiện nay, những giếng này vẫn đang được sử dụng để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân sinh sống xung quanh. 2.2.2 Di vật 2.2.2.1 Vật liệu kiến trúc Tổng số mảnh gạch, ngói thu được qua đợt thám sát năm 2016 là 687 mảnh, chiếm 8,36% tổng số di vật, hầu hết đều có kích thước nhỏ. Trong đó chủ yếu là gạch gồm cả gạch Champa và gạch thời chúa Nguyễn, đa phần là gạch thế kỷ XVII – XVIII. Những mảnh ngói thu được thuộc loại hình ngói âm dương, màu đỏ nhạt hay nâu xám, ngói dầy 0,6 - 1,3cm. Chúng tôi cho rằng chúng có niên đại thế kỷ XVII - XVIII. 2.2.2.2 Đồ đất nung Trong đợt thám sát năm 2006, thu được 3126 mảnh, chiếm 38,05% tổng số hiện vật thu được ở nhiều độ sâu khác nhau. Độ nung thấp, mỏng, xương pha cát, xoa nhẵn cả trong và ngoài. Phần lớn thuộc loại chậu kích thước nhỏ, một vài mảnh bình vò, nắp vung, gốm ghè tròn, phôi gốm, đĩa nhỏ không có chân đế và mảnh chậu. Căn cứ vào đặc điểm chất liệu, hình dáng, hoa văn trang trí, có thể thấy những đồ đất nung thu được ở Nước Mặn là sản phẩm của làng gốm Mỹ Xuyên. 2.2.2.3 Đồ gốm men * Việt Nam Số lượng gốm men Việt Nam thu được không nhiều, gồm một số mảnh gốm men nâu thế kỷ XVI XVII. Đó là mảnh vỡ của các loại hình bát, đĩa, âu-ang, xương gốm màu trắng đục, khá đanh chắc nhưng vẫn có những bọt khí nhỏ li ti. * Trung Quốc Theo Đinh Bá Hòa, 86 mảnh gốm men Trung Quốc thu được qua cuộc thám sát lần thứ nhất, gồm 35 mảnh bát, 46 mảnh đĩa, 5 mảnh bát con. Gốm men Trung Quốc thu được qua cuộc thám sát lần hai bao gồm những mảnh men trắng vẽ lam là chủ yếu, niên đại thế kỷ XVII - XX, tập trung trong khoảng thế kỷ XVII - XVIII, gồm các loại hình bát, đĩa, cốc, chén nhỏ, lọ... phần lớn là những sản phẩm gốm dân gian có nguồn gốc từ các lò vùng Nam Trung Quốc. 15 * Nhật Bản Đầu năm 1994, Bùi Minh Trí và Phạm Quốc Quân cho rằng Nước Mặn hình như có đủ các loại hình gốm Hizen mà tại địa điểm khảo cổ học ở Indonesia và Thái Lan đã tìm thấy. Trong đó cũng có những loại mà ở thương cảng Thanh Hà và Hội An chưa phát hiện được. Đó là loại đĩa vẽ đề tài “hoa mẫu đơn” bên cạnh đĩa vẽ đề tài “chim phượng và chữ Thọ”. Loại đĩa này tìm được ở di chỉ Batalama (Indonesia) và theo các chuyên gia Nhật Bản, thì đây là sản phẩm của lò gốm Shimoshirakswa, khu vực Arita, được sản xuất vào những năm 1655 - 1679. Đáng lưu ý, tại địa điểm này đã tìm thấy đồ sứ men rạn. Lần đầu tiên tại địa điểm này, tìm thấy mảnh sứ men trắng vẽ màu Tam thái, có niên đại 1660 - 1679. Tuy đã tróc, song vẫn nhận thấy lối vẽ màu lam cobal dưới men và tô màu nâu đỏ hoặc vàng lên trên men, len chồng bổ trợ đề tài hoa lá. Theo Đinh Bá Hòa, lần thám sát năm 2006, thu được 36 mảnh gốm Nhật Bản, nhưng theo mô tả thì chỉ là 33 mảnh, gồm 4 mảnh bát, 12 mảnh đĩa, 17 mảnh miệng thân đĩa, chén. Căn cứ vào đặc điểm màu men, tạm thời chúng tôi xếp gốm Hizen thu được qua cuộc thám sát lần 2 thành ba nhóm chính là men lam dương, men lam xám và nhóm vẽ nhiều màu trên men. * Đồ sành Phát hiện 2823 mảnh, đa phần đều vỡ nhỏ, phát hiện chủ yếu ở hai hố thám sát 1 và 2. Đây là mảnh vỡ của các loại hình bình, vò, lọ, lon vại, chậu, nồi, niêu, bát, nắp... Đồ sành thu được lần này chủ yếu có niên đại khoảng thế kỷ XVII – XVIII. Căn cứ vào chất liệu đồ sành thu được ở Nước Mặn có thể chia thành hai nhóm: thô và mịn. * Đồ kim loại: Đợt khai quật thám sát Nước Mặn lần thứ 2 thu được 12 hiện vật sắt đã bị oxi hóa, có 5 đồng tiền và 1 mảnh tiền vỡ. Những hiện vật tiền đồng này hầu hết cũng bị oxit hóa nhiều, không còn đọc được rõ chữ. Hai đồng có chữ còn tương đối rõ là tiền Khai Nguyên thông bảo và Khang Hi thông bảo. 2.3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Ở Hội An và Nước Mặn, khảo cổ học đều đã phát hiện được những vết tích liên quan đến thời kỳ phát triển của nó. Đó là dấu vết móng tường, khối gạch xây mà có thể là trụ/mố cầu, cống nước hay kè gỗ ở Hội An, là nền kiến trúc, dấu vết móng cột và dấu tích bếp ở Nước Mặn. Nếu như ở Hội An, những dấu vết kiến trúc được xây dựng khá quy chỉnh, cẩn thận cho thấy chúng không phải là phần còn lại của những công trình kiến trúc có tính chất tạm thời thì ở Nước Mặn các dấu vết kiến trúc phát hiện được có kích thước nhỏ, không tạo tác cẩn thận, cho thấy chúng có thể là dấu vết của những công trình kiến trúc không lớn. Đồng thời, phải chăng những dấu vết móng cột phát hiện được tại hố thám sát 1 ở Nước Mặn liên quan đến công trình kiến trúc có tính chất lưu trữ, cất chứa hàng hóa, sản phẩm, vật dụng ở thương cảng này khi xưa? Số lượng di vật thu được ở Hội An và Nước Mặn khá phong phú bao gồm vật liệu kiến trúc, đồ đất nung, đồ gốm men, đồ sành và đồ kim loại. Ngoài khác biệt nhỏ về sự xuất hiện đồ gốm men Việt Nam ở Nước Mặn, về cơ bản có thể nói sưu tập di vật thu được ở hai thương cảng này mang nhiều nét tương đồng. Đồ đất nung và đồ sành chủ yếu có nguồn gốc từ lò sành Mỹ Xuyên, niên đại thế kỷ XVII – XVIII, bao gồm đồ sành thô và đồ sành mịn, chủ yếu là bình, vò, lon vại, chậu, nồi, niêu. Gốm men phát hiện được ở Hội An và Nước Mặn đa phần là sản phẩm gốm men dân gian miền nam Trung Quốc, niên đại thế kỷ XVII - XVIII, nguồn gốc từ các lò Phúc Kiến, Quảng Đông, Cảnh Đức Trấn hay Đức Hóa. Trong đó, phần lớn là gốm Phúc Kiến Quảng Đông. Gốm Hizen ở Hội An và Nước Mặn đều là gốm thời kỳ Edo, niên đại nửa sau thế kỷ XVII, mang nhiều nét giống với đồ gốm Hizen phát hiện được ở thương cảng Thanh Hà, Hội Thống, khu mộ Mường Đống Thếch hay khu di tích Hoàng thành Thăng Long... 16 Cho đến nay, có thể nói, mặc dù diện tích thám sát ở Hội An, Nước Mặn đều không lớn chưa tương xứng với tiềm năng của di tích, nhưng đã phát hiện được một số di tích, di vật cung cấp những thông tin quan trọng cho việc tìm hiểu diễn trình phát triển hai thương cảng này trong lịch sử. CHƯƠNG 3 NHẬN THỨC VỀ HỘI AN, NƯỚC MẶN QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC 3.1 NHỮNG BẾN THUYỀN CỦA THƯƠNG CẢNG HỘI AN VÀ NƯỚC MẶN 3.1.1 Hội An Ở phần này, chúng tôi chủ yếu dựa vào những tư liệu sử học, kết hợp khảo sát địa hình, địa mạo thực tế. Đây nên được xem là giả thuyết nghiên cứu cần được kiểm chứng, đặc biệt qua tư liệu khảo cổ học. Hệ thống bến - tiểu cảng của thương cảng Hội An bao gồm: Bãi Ông, Bãi Làng (Cù Lao Chàm), Cửa Đại, Bến chợ Trung tâm, Đầm Trà Nhiêu. 3.1.2 Nước Mặn Do hạn chế về các nguồn tư liệu, những dấu tích còn lại trên mặt đất gắn với thương cảng này không nhiều, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu thương cảng này dưới góc độ khảo cổ học nên việc xác định vị trí chính xác tuyệt đối, quy mô, cấu trúc của thương cảng Nước Mặn là tương đối khó. Theo kết quả nghiên cứu năm 2016, chúng tôi cho rằng trung tâm của thương cảng Nước Mặn nằm ở khu vực chùa Bà. Theo quan điểm của chúng tôi, thương cảng Nước Mặn cũng là một hệ thống bến - tiểu cảng nhưng có thể qui mô không lớn và được quy hoạch hoàn chỉnh như Hội An. 3.2 HỘI AN, NƯỚC MẶN TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ RỘNG HƠN 3.2.1 Mối quan hệ trong nước 3.2.1.1 Với thương cảng Thanh Hà 17 Mối quan hệ qua lại giữa Hội An, Nước Mặn và Thanh Hà phần nào được thể hiện qua sưu tập di vật phát hiện ở các thương cảng này. Nhiều nhà nghiên cứu như Bùi Minh Trí, Kikuchi Seichi đều nhận định đồ sành ở Thanh Hà là sản phẩm của lò gốm Mỹ Xuyên, tương tự đồ sành phát hiện được Hội An và Nước Mặn. Đồ gốm Hizen Nhật Bản phát hiện được ở Thanh Hà chủ yếu là loại hình bát trang trí những biến thể cách điệu cũng tìm thấy nhiều ở Hội An và Nước Mặn. Ngoài ra ở Thanh Hà cũng thu được một số mảnh lọ hoa và nậm rượu gốm Hizen như tìm thấy ở Hội An. 3.2.1.2 Với khu lò gốm Mỹ Xuyên Khu lò gốm cổ Mỹ Xuyên thuộc địa phận Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khi tiến hành nghiên cứu, so sánh đồ đất nung và đồ sành thu được ở Hội An, Nước Mặn chúng tôi cho rằng đồ đất nung, sành thu được qua các cuộc khai quật khảo cổ học ở đây có nguồn gốc từ lò gốm Mỹ Xuyên bởi sự giống nhau về kiểu dáng, hoa văn cũng như chất liệu. 3.2.1.3 Với các khu vực khác Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, Đà Nẵng từng đóng vai trò tiền cảng cho Hội An, là cửa khẩu quan trọng cho thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Quốc... đến buôn bán với Hội An qua sông Cổ Cò. Con đường này không những đảm bảo an toàn cho thương thuyền mà rút ngắn được 1/3 lộ trình nếu như đi vào từ Cửa Đại. Việc mua bán hàng hóa ở Hội An góp phần tạo ra một số thị tứ: Thị tứ Tam Kỳ ở phía nam Thăng Hoa và Nước Mặn ở Quy Nhơn được hình thành và phát triển trong thời gian này. Dưới thời các chúa Nguyễn khi lãnh thổ mở rộng về phương Nam, phủ Quy Nhơn được coi là một trung tâm quan trọng, từ đây có thể đi ra bắc tiếp xúc với vùng đất trọng trấn xứ Quảng Nam, đi vào nam với các phủ Phú Yên, Bình Khang, Diên Khánh. Như chúng ta đã biết do xuất khẩu nhiều mặt hàng quý hiếm nên Hội AN và Nước Mặn có mối quan hệ tới tận Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Bình Định, vùng núi cao nguyên phía Tây thông qua tuyến thương mại dọc sông Thu Bồn, sông Vu Gia và sông Côn (những phát hiện khảo cổ tại An Khê, Gia Lai hay Đại Làng, Lâm Đồng đã phần nào chứng minh được điều đó). Thế kỷ XVII - XVIII, là thời kỳ đất nước bị chia cắt, nhưng luồng thương nghiệp giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài được các thương nhân tiến hành bất hợp pháp. Người buôn Thanh Nghệ, Sơn Nam mang hàng vào bán rồi mua tiền đồng, đồ đồng ra Đàng Ngoài. Các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan...thường xuyên mang hàng hóa trao đổi với hai miền qua các thị trường Hội An, Phố Hiến, Kẻ Chợ. Bên cạnh đó, Hội An ngày xưa có nhiều nơi đóng ghe bầu nổi tiếng như ở Kim Bồng (Cẩm Kim), Trà Quân (Cẩm Thanh) nên để đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hóa trong nước với Hội An, nhiều thương nhân người Việt giàu có ở vùng Hội An buôn ghe bầu, đưa hàng đi khắp các cảng của đất nước. 3.2.2 Mối quan hệ quốc tế 3.2.1 Với Trung Quốc Người Hoa biết đến Hội An rất sớm, từ thời kỳ tiền Hội An. Sau này nhờ các chính sách có lợi của Chúa Nguyễn, thương nhân Hoa đến Hội An, Nước Mặn buôn bán, định cư và xây dựng nhiều tổ chức cộng đồng các Hội quán như Triều Châu, Nam Hải, Quảng Đông, Phúc Kiến, Minh Hương Tụy Tiên Đường dọc đường Trần Phú, Hội An. Bên cạnh những tư liệu thành văn còn sót lại, qua các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều đồ gốm sứ Cảnh Đức Trấn, Phúc Kiến, Quảng Đông, Đức Hóa (Trung Quốc) đã minh chứng cho loại hàng hóa đã xuất hiện và mối quan hệ giữa Hội An, Nước Mặn với Trung Quốc trong thời gian này. 3.2.2 Mối quan hệ với Nhật Bản 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan