Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Tiểu luận địa lý du lịch di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại v...

Tài liệu Tiểu luận địa lý du lịch di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại việt nam

.PDF
26
1
54

Mô tả:

lOMoARcPSD|15978022 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA DU LỊCH TIỂU LUẬN ĐỊA LÝ DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐẠI DIỆN CỦA NHÂN LOẠI TẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Huyền Thương Sinh viên thực hiện: Ngô Mai Hiên Mã số sinh viên: 63132034 lOMoARcPSD|15978022 2 MỤC LỤC Mở đầu 03 Nội dung 03 1. Dân ca quan họ 03 1.1. Dân ca quan họ được ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại Việt Nam 1.1.1. Khái niệm văn hóa phi vật thể 04 04 1.1.2. Dân ca quan họ được đại diện cho Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể 04 1.2. Nguồn gốc của dân ca quan họ 04 1.2.1. Quan họ truyền thống 05 1.2.2. Quan họ mới 05 1.3. Lề lối hát quan họ 06 1.4.Trang phục quan họ 11 1.5. Giá trị của dân ca quan họ 15 1.5.1. Giá trị nghệ thuật trong lời ca Quan họ 15 1.5.2. Giá trị hiệu ứng xã hội 18 2.Thực trạng dân ca quan họ hiện nay 21 2.1. Bối cảnh dân ca quan họ hiện nay 21 2.2. Tình trạng giới trẻ nghe nhạc hiện nay 21 3. Giải pháp để duy trì và phát triển Dân ca quan họ 23 Kết luận 24 Tài liệu tham khảo 25 lOMoARcPSD|15978022 3 MỞ ĐẦU: Đất nước Việt Nam từ khi hình thành và phát triển đã trải qua 4000 năm lịch sử với bao thăng trầm: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu Một trăm năm nô lệ giặc Tây Hai mươi năm nội chiến từng ngày...” Quá trình hình thành và phát triển ấy đã tạo nên các phong tục, nét đẹp văn hóa trên mảnh đất kéo dài hình chữ S trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Trong lịch sử Việt Nam, văn hóa truyền thống không chỉ có sức sống bền bỉ mà còn rất linh hoạt, mềm dẻo và cởi mở. Những nét đẹp văn hóa ngày nay đã được cả thế giới công nhận như Làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh-Bắc Giang đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Tôi là một người con sinh ra và lớn lên tại Bắc Ninh - nơi có 44 làng quan họ gốc và tỉnh Bắc Giang có tới 49 làng quan họ cổ. Vì vậy, qua bài viết này tôi muốn mọi người tìm hiểu thêm về làn điệu dân ca quê hương tôi và giúp cho di sản văn hóa này đến với tất cả mọi người nhằm duy trì và bảo tồn nét đẹp quê hương. NỘI DUNG: 1. Đôi nét về dân ca quan họ: [1] Quan họ là một loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu hình thành và phát triển ở vùng Kinh Bắc xưa vào khoảng thế kỷ 18. Kinh Bắc là tên gọi cũ của một vùng rộng lớn nằm ở phía Bắc kinh thành Thăng Long (Hà Nội), gồm địa phận của Bắc Ninh, Bắc Giang, và một số quận huyện thuộc Hà Nội và Lạng Sơn ngày nay. Theo dòng chảy thời gian, quan họ dần được phổ biến rộng rãi, trở thành một nét văn hóa đặc sắc đáng tự hào của người dân Kinh Bắc nói riêng và của người Việt Nam nói chung. lOMoARcPSD|15978022 4 1.1. Dân ca quan họ được ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại tại Việt Nam: 1.1.1. Khái niệm Di sản văn hóa phi vật thể: [2] Di sản văn hóa phi vật thể là một nhân tố quan trọng để bảo tồn sự đa dạng của văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa tăng nhanh. Hiểu được di sản văn hóa phi vật thể của nhiều cộng đồng khác nhau giúp cho quá trình đối thoại giữa các nền văn hóa và thúc đẩy sự tôn trọng các cách sống khác nhau. Giá trị kinh tế xã hội của kho tàng kiến thức này liên quan đến các nhóm dân tộc thiểu số lẫn các nhóm đa số trong một quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển. Di sản văn hóa phi vật thể là những truyền thống được truyền lại từ quá khứ bao gồm các tập quán đương đại của nhiều nhóm văn hóa khác nhau ở vùng nông thôn và thành thị; chúng ta có thể chia sẻ các biểu đạt di sản văn hóa phi vật thể tương tự với những tập quán của các nhóm người khác nhau. Chúng được truyền từ đời này sang đời khác, tiến hóa theo môi trường xung quanh, hay được truyền cho các cộng đồng khác. Chúng phát triển dựa trên cộng đồng và phụ thuộc vào các tri thức truyền thống, kỹ năng và phong tục tập quán được lưu truyền trong cộng đồng, từ thế hệ này sang thế hệ 1.1.2. Dân ca quan họ được đại diện cho Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể: [3] Ngày 30/9/2009, Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là vinh dự, tự hào không chỉ riêng của Bắc Ninh - Bắc Giang mà của cả Việt Nam. Đến nay, Việt Nam có 4 di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO công nhận gồm: Nhã nhạc cung đình, Không gian Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh và Ca trù Việt Nam. Mặc dù khi công nhận chỉ lấy tên là Quan họ Bắc Ninh, nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng: Quan họ không chỉ riêng của Bắc Ninh mà Quan họ nằm trong cả một địa bàn rộng của vùng Kinh Bắc trước kia. lOMoARcPSD|15978022 5 1.2. Nguồn gốc của quan họ: [4] Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49 làng Quan họ thuộc xứ Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay), dù ở bất cứ nơi đâu cũng trở về quê hương để chảy hội đình, hội chùa, những lễ hội hết sức độc đáo bởi đã gắn liền với trình diễn Quan họ từ bao đời nay. Vì ra đời từ rất lâu về trước nên Quan họ Bắc Ninh-Bắc Giang có rất nhiều câu chuyện kể về thời điểm ra đờ, có ý kiến cho rằng Quan họ có từ thế kỉ 11, số khác cho là từ thế kỉ 17, nhưng tất cả, các công trình khảo sát , nghiên cứu từ trước đến nay tuy có khác nhau nhưng đều khẳng định giá trị to lớn của di sản văn hóa phi vật thể Quan họ, đặc biệt là dân ca Quan họ, loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến. Theo điều tra của Sở văn hóa Hà Bắc (thuộc 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay) thì trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có 49 làng quan họ rải rác ở các huyện Tiên Sơn, Yên Phong, Quế Võ, Việt Yên và thị xã Bắc Nnh. 1.2.1. Quan họ cổ hay quan họ truyền thống: [5] Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc với hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc. Những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý do người dân Kinh Bắc thích thú “chơi quan họ” - tức là không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức. Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị “chơi quan họ” ưa thích đến tận ngày nay như: Hừ La, La rằng, Tình tang, Bạn kim lan, Cái ả, Cây gạo... Trong Quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ… lOMoARcPSD|15978022 6 Theo nhà nghiên cứu âm nhạc Hồng Thao, trên địa bàn vùng Kinh Bắc, các làng Quan họ cổ được phân bố tại huyện Tiên Sơn (13 làng), thị xã Bắc Ninh (14 làng), huyện Yên Phong (17 làng), huyện Việt Yên (5 làng). Khi nhắc đến Quan họ cổ, người ta cũng thường nhắc tới các nghệ nhân: Ngô Thị Nhi, Nguyễn Văn Thị (Viêm Xá), Nguyễn Thị Nguyên (Khả Lễ), Nguyễn Thị Bé (Đào Xá), Nguyễn Thị Khướu (Ngang Nội - Tiên Du)… Nay các cụ người đi, người ở đang vắng bóng dần trong sân chơi Quan họ nhưng một thể loại dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc vẫn còn đó và đang hiện diện trong các hội những ngày đầu xuân. 1.2.2. Quan họ nay hay quan họ mới: [5] Không chỉ là lối hát giao duyên giữa “liền anh” và “liền chị”, Quan họ ngày nay còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả và được tồn tại trong cả không gian cũ và mới. Quan họ mới được biểu diễn trên sân khấu, trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch và vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên thế giới. Cùng với hình thức biểu diễn phong phú hơn như hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa..., Quan họ mới cải biên các bài truyền thống với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là Quan họ truyền thống như bài “Sông Cầu nước chảy lơ thơ” do Mai Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống “Nhất quế nhị lan”, hay như bài “Người ơi người ở đừng về” nhạc sỹ Xuân Tứ được cải biên câu Quan họ cổ “Chuông vàng gác cửa tam quan”. Ngoài ra, có thể kể ra những cái tên tiêu biểu như: Nghệ nhân Nguyễn Đức Sôi, các nhạc sĩ Hồng Thao, Dân Huyền, Đức Miêng…với những bài ca quan họ lời mới được đông đảo quần chúng mến mộ. Khác với Quan họ cổ chủ yếu biểu diễn vào dịp lễ hội xuân ở các làng quê, Quan họ nay có thể ca hát ở bất cứ thời gian nào, không gian nào, người ca hát Quan họ không phải chỉ là quần chúng không chuyên mà bao gồm cả đội ngũ những nghệ sỹ lOMoARcPSD|15978022 7 chuyên nghiệp. Thực tế, Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh nay là Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu, gìn giữ và phát triển dân ca Quan họ. Đến nay, từ 44 làng quan họ gốc, tỉnh Bắc Ninh đã nhân lên thành 329 làng quan họ mới. 1.3. Lề lối hát quan họ: [6] “ Lề lối hát Quan họ” là một phần quan trọng trong phong tục để chúng ta tiếp tục duy trì và phát huy: Đó là hát đối, hát canh, hát hội, hát thờ, hát cầu đảo, hát giải hạn, hát mừng và hát kết chạ. *Hát đối: Cũng như nhiều loại hình dân ca khác, hát Quan họ cũng có luật lệ, lề lối: đối đáp nam-nữ, đối giọng, đối lời và hát đối giữa đôi nam đôi nữ. Đối nam-nữ bao giờ nữ cũng được hát trước một bài, sau đó bên nam đối lại, cứ thế kéo dài đến hết canh hát(nếu là canh thi thì bên nào không đối được tức là bên đó bị thua). Khi đối phải tuân thủ trước tiên là đối giọng, tức là bên nữ hát có làn điệu âm nhạc nào, thì bên nam phải đối giọng theo làn điệu âm nhạc ấy. Còn đối lời, khác với đối giọng ở chỗ, đói giọng thuộc lĩnh vự âm nhạc, còn đối lời thuộc lĩnh vực thơ ca. Ví dụ: nếu bên hát trước đưa ra một lời ca nào (một bài hay một đoạn thơ) thì bên đối sau cũng phải sử dụng cả làn điệu âm nhạc phải thế nhưng lời ca khác, nhưng phải thể hiện được việc đối có tình, có ý để đối lại với bên vừa đối. Hát đối nam nữ, đối cả giọng lẫn lời được coi là đối đáp hoàn chỉnh. Hát đối Quan họ thường thể hiện ở bậc cao vì âm nhạc và lời đều đòi hỏi sự sáng tạo và nâng cao dần của người hát đối về vốn âm nhạc, thơ ca, trình độ sáng tạo và kỹ năng, nghệ thuật hát. *Hát canh: lOMoARcPSD|15978022 8 Người quan họ hát canh thường tổ chức vào mùa lễ hội (xuân, thu nhị kì) tức là khi làng mở hội, đình vào đám. Giữa quan họ nam và nữ ở các làng khác nhau họ mời nhau đến nhà ca một canh để chúc phúc nhau và cho vui làng, vui xóm, tình nghĩa bầu bạn gần gũi nhau hơn. Như xưa một canh hát thường kéo dài từ 19-20 giờ tối đến 2-3 giờ sáng. Khi bắt đầu vào hát, nếu một bên là quan họ khách là (nam hoặc nữ) thì bên quan họ chủ phải là (nữ hoặc nam) có nghĩa là khách là nam thì chủ phải là nữ và ngược lại. Đầu tiên là họ hát những bài “lề lối” giọng cổ. Xưa kia thường hát tới 36 giọng. Sau năm 1945, các giọng hát chỉ còn 5-6 giọng mà thôi. Đó là các giọng thường gặp như: la rằng, hừ la, đường bạn, tình tang, cái ả, cây gạo... các giọng này theo lời cổ thường hát chậm rãi, vang rền, nền, nẩy, đặc trưng cho lối hát Quan họ truyền thống. Đây là chặng hát bắt buộc với lề luật rất nghiêm ngặt.Sau những bài bắt buộc của giai đoạn đầu thì họ hát đến giọng “Vặt”, hát giọng Vặt không phải theo trình tự bắt buộc. Nhưng hát theo lề lối cũ, các bài giọng vặt đã đậm đà hơn, tình nghĩa gắn bó hơn nên càng hát lời ca bay bổng, càng đậm đà nghĩa tình của người Quan họ, thể hiện nỗi nhớ mong, thương cảm về cuộc đời, về số phận con người. Họ giãi bày tâm sự bằng nghệ thuật ca, thể hiện sự tài hoa đối đáp giữa hai bên. Còn chặng cuối thường vào lúc 2-3 giờ sáng, họ mời nhau xôi, rượu, đôi khí có cả tiệc mặn, tiệc ngọt. Nếu có rượu họ dùng chén mời nhau bằng nhũng lời ca ân nghĩa, thủy chung. Sau tuần giầu nước, các giọng mời càng nồng thắm hơn, đẻ rồi khi họ chia tay sẽ hát những lời ca giã bạn. Ở chặng này, Quan họ khách thường hát nhũng câu giã bạn để xin phép chuẻ ra về và quan họ chủ hát đối bằng những lời ca giữ khách. Khách, chủ trong tâm trạng quyến luyến, bịn rịn, không muốn rời nhau nên cả hai bên thường ca những bài gây xúc động lòng người như: Người ơi người ở đừng về, Tạm biệt từ đây, Chia rẽ đôi nơi, kẻ Bắc người Nam, Con nhện giăng mùng...và họ rùng rằng hẹn nhau đến năm sau bằng câu “Đến hẹn lại lên”. lOMoARcPSD|15978022 9 *Hát canh: Khác với hát canh, Hát hội là sinh hoạt văn nghệ bằng lời hát quan họ ở các hội làng, với không chỉ một, hai bọn quan họ mà nhiều bọn quan họ nam nữ đến hội và tham gia hội hát. Hát hội thường kéo dài từ đầu tháng giêng cho đến hết tháng 2 âm lịch ở tất cả các hội trong vùng. Họ rủ nhau đi hội làng (như hát sli, lượn của người Tày, Nùng), họ đi hát để gặp bầu, gặp bạn, vui xuân, vui hội, cầu may, cầu phúc. Ở hát hội cũng có các điệu hát như hát vui, hát thi. Hát vui có ở hội Lim, hội Nếnh, hội Thổ Hà… Những năm hội đông vui, mưa thuận, gió hoà hay được mùa thì có tới hàng trăm bọn quan họ kéo về dự hội và ca hát. Trong hội, có thể là đôi bọn quan họ đã kết bạn mời một nhóm khác để giao lưu, mở rộng đường đi lại và học hỏi nhau. Cũng có khi là quan họ nhớn (anh nhớn, chị nhớn) dẫn bọn quan họ bé của mình đến hội và tìm bạn quan họ bé ở làng khác để các em được gặp nhau, giao lưu học hỏi cho bằng anh, bằng chị. Người quan họ gọi những cuộc hát giao lưu ấy là hát vui, mà ca vui chưa cần đến lề luật như hát thi, hát canh. Những cuộc hát này không cần phải đối giọng, đối lời như hát canh, mà thường chỉ cần đối ý, đối lời để khi ca mọi người đều thấy được cái tình, cái ý giao hoà cùng nhau. Và như vậy khi hát vui người ta không bắt buộc phải có chặng “lề lối” mà đi ngay vào giọng vặt. Khi tan hội bọn quan họ cùng dùng dằng giã bạn và ca những câu thể hiện tình nghĩa gắn bó, nỗi buồn man mác khi phải chia ly. Ở hội cũng có hát thi, nhưng không phải hội nào quan họ cũng tổ chức hát thi. Năm nào làng tổ chức hội to, quan họ sở tại xin phép làng cho mời quan họ làng bạn về hát thi. Khi ấy, làng có quan họ phải chọn được một bọn quan họ của làng đứng ra giữ giải, để quan họ làng khác đến hát thi và phá giải. Cũng có khi ở một làng nào đó không có nhóm quan họ nhưng làng mở hội muốn cho vui thì cũng có thể tổ chức thi quan họ và mời các làng quan họ về dự. Khi ấy họ có thể mời một nhóm quan họ bạn ở nơi khác về giữ giải để các làng quan họ đến dự hội hát thi, giật giải. lOMoARcPSD|15978022 10 *Hát lễ thờ: Quan họ hát lễ thờ, hội thường sắm giầu, cau, hương, nến, hoa quả để ra đình làm lễ thánh. Nhóm này thường có cả nam và nữ. Khi họ dâng lễ ở đình làng có hội thường được các bậc cao niên, bô lão… của làng tiếp đón rất trân trọng. Mặc dù xưa kia, con gái không được lễ đình nhưng đối với bọn quan họ thì dân làng đồng ý và rất tôn trọng họ. Sau lễ họ thường hát một số bài để chúc thánh, chúc dân “người an, vật thịnh, lộc, thọ, khang, ninh”, rồi mới ra hát vui ở hội và hát canh ở nhà. *Hát cầu đảo: Cũng như hát lễ thờ, quan họ giống người dân vùng lúa nước, họ tin rằng có thánh, có trời phù hộ để âm dương hoà hợp giữa đất trời và con người vì vậy họ tổ chức hát cầu đảo để cầu mong thánh thần, đất trời phù hộ. Hát cầu đảo thường chỉ có quan họ nữ. Khi hát cầu đảo quan họ phải giữ chay tịnh, họ đến ăn ngủ ở đền trước 2-3 ngày đêm. Những bài hát cầu đảo thường là có nội dung cầu cho mưa thuận, gió hoà, cho mùa màng tươi tốt, người an, vật thịnh. * Hát giải hạn: Hát giải hạn là do người xưa thường tin vào số mệnh, nếu gặp điều gì không may thì phải giải hạn. Khi cúng lễ giải hạn người dân vùng quan họ thường mời một số bạn quan họ ( cả nam và nữ) đến nhà ca một đêm, và cho rằng như vậy, thì cái hạn sẽ qua đi và niềm vui sẽ đến. Hát giải hạn thường theo với điệu la rằng. Họ cũng hát đối, bên trước hát bài nào thì bên sau hát làn điệu ấy nhưng phải khác lối để đối lại, thường là những bài có nội dung vui vẻ, gắn bó, ước hẹn, thề nguyền…Khi giã bạn, họ chúc cho chủ nhà may mắn, bình yên, phúc đến nhà, hoạ ra đi… và gia chủ thường biếu lộc thánh nhóm quan họ. * Hát mừng: lOMoARcPSD|15978022 11 Ngược lại với hát giải hạn là hát mừng. Ngày trước khi khánh thành nhà, mừng con đỗ đạt, khao lão, mừng thọ…. họ thường tổ chức ăn mừng. Trong ngày này gia chủ có tổ chức hát quan họ. Khi hát mừng cũng như hát giải hạn họ không cần hát theo lề lối, nghi thức nhưng phải có quan họ nam và quan họ nữ, có hát đối đáp nhưng chỉ ca giọng vặt. Bài ca có nội dung chúc mừng, ca ngợi ân sâu, nghĩa nặng, tình cảm gắn bó keo sơn. Không khí hát phải vui nhộn nhiều tiếng cười, tiếng hát vui mừng để chúc cho gia chủ… * Hát kết Chạ: Hát kết Chạ là hát khi hai làng kết nghĩa “chạ anh, chạ em”. Trước khi đến chạ anh (hoặc chạ em) dự hội thì các cuộc tiếp chạ anh hoặc chạ em) được diễn ra ở đình. Cùng với việc tiến hành các nghi lễ đón tiếp, tế lễ thường sẽ có cuộc hát giữa quan họ nam, nữ giữa 2 chạ ở đình trước sự chứng kiến của dân làng. Khi hát ở đình thường là hát điệu la rằng sau đó là cuộc hát đối đáp (giọng vặt). Cuộc hát này thường chạ anh, chạ em trổ hết tài nghệ thuật trình diễn của mình song không có sự phân định thắng thua. Sau cuộc hát này, họ mới ra hát hội. 1.4. Trang phục Quan họ: [7] Bộ trang phục Quan họ truyền thống xưa gồm nhiều thành phần. Áo “mớ ba” là ba áo dài mặc lồng vào nhau, còn “mớ bảy” là bảy chiếc áo dài mặc lồng vào nhau. Tùy theo thời tiết nóng hay lạnh mà các liền chị sẽ mặc áo “mớ ba” hoặc “mớ bảy”. Bên ngoài cùng là những lượt áo dài tứ thân có màu nền nã như màu đen, màu cánh gián… những lượt áo bên trong có gam màu tươi sáng như màu cánh sen, màu thiên thanh, màu vàng chanh, vàng cốm… Bên trong hai lớp áo là một chiếc váy màu đen dài quá chân, gấu váy hơi vòng lên như lưỡi trai. Khi mặc trang phục Quan họ, các liền chị không thể quên thắt bao và thắt lưng ngang eo, thắt khéo tạo thành hình cánh hoa trước bụng. Trong ba lớp áo thấp thoáng lộ ra cổ yếm đào, hai dải yếm buộc sau gáy, vắt qua vai kết hợp với khăn vấn nhung, khăn đen mỏ quạ đội đầu, chít khéo thành hình búp sen. Liền chị chân đi đôi dép cong, đeo thêm đôi xà tích, lOMoARcPSD|15978022 12 vai mang nón ba tầm, tất cả hòa quện với nhau, tạo nên nét văn hoá y phục riêng có của vùng KinhBắc. Theo nghệ nhân Quan họ Nguyễn Thị Thềm, Viêm Xá, Hòa Long (thành phố Bắc Ninh) khi liền chị mặc trang phục Quan họ thì dù ở đâu nó vẫn toát lên được vẻ nền nã nhưng sang trọng, thanh lịch rất riêng của người con gái Quan họ, nó khác hẳn với trang phục các loại hình nghệ thuật khác. Ca Quan họ mà không mặc trang phục thì dù có hay cũng giảm đi rất nhiều nét đằm thắm và cái chất của Quan họ. Bộ trang phục của liền anh đơn giản hơn nhưng cũng toát lên vẻ thanh lịch với chiếc áo năm thân cổ đứng, dài tới quá đầu gối. Tùy theo thời tiết mà mặc bên trong một hoặc hai chiếc áo cánh, sau đó tới áo dài. Chiếc áo dài bên ngoài thường có màu đen, chất liệu là lương, the. Còn lớp trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm hoặc xanh lá mạ non, gọi là áo kép. Trên đầu, liền anh đội khăn xếp tuân theo quy tắc là có 5 vòng, tượng trưng cho người quân tử (Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín). Quần của liền anh là quần dài màu nâu hoặc đen, trắng, ống rộng, dài tới mắt cá chân. Cùng với quần áo, khăn xếp… các liền anh thường dùng ô đen, phụ kiện đi kèm khác như quạt. Ngày nay trang phục Quan họ đã được cải tiến để tôn thêm vẻ duyên dáng của các liền chị Quan họ. Trên cơ sở bộ phục trang Quan họ cổ ba lớp nay cải tiến lại còn hai lớp. Lớp áo trong cùng đã được thay bằng một miếng lá lật màu xanh tươi hoặc xanh đậm ở cổ như một đường viền duyên dáng khiến trang phục Quan họ mang một màu sắc riêng. Dù chỉ còn hai lớp nhưng khi nhìn vào vẫn cảm thấy như là ba lớp vì các lớp vải được sắp xếp chồng lên nhau một cách hết sức hài hòa và khéo léo. Khi liền anh, liền chị khoác lên mình trang phục Quan họ và cất lên lời ca mộc mạc, tha thiết nghĩa tình sẽ khiến du khách càng thêm say, thêm yêu vùng đất, con người Bắc Ninh-Kinh Bắc để rồi mỗi năm đến hẹn lại lên tìm về gặp người Quan họ cho thỏa nỗi chờ mong. Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 13 Liền chị Nguyễn Thị Hồng Thái, Phó Chủ nhiệm CLB Quan họ măng non thị trấn Lim (Tiên Du) chỉnh sửa trang phục cho các thành viên. Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 14 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 15 Liền anh CLB Quan họ Hoài Thị, Liên Bão (Tiên Du) trong trang phục Quan họ 1.5. Giá trị của dân ca Quan họ: [8] Dân ca Quan họ là một hình thức sinh hoạt Văn hóa Âm nhạc độc đáo, không chỉ mang đặc trưng riêng của vùng quê Kinh Bắc mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng Châu thổ sông Hồng. Giá trị về lời ca và giá trị hiệu ứng xã hội là một trong những yếu tố quan trọng để Quan họ tồn tại và phát triển. 1.2.1. Giá trị nghệ thuật trong lời ca Quan họ: [8] Giá trị lời ca Quan họ thể hiện ở nhiều mặt: nghệ thuật thơ ca và ngôn ngữ thi ca trong lời ca Quan họ, nghệ thuật xây dựng hình tượng, nghệ thuật sử dụng từ có nghĩa cụ thể để thể hiện hàm ý phong phú, sâu rộng, giá trị nội dung tư tưởng của lời ca,… Gắn liền với những giai điệu của dân ca Quan họ là những lời ca đậm chất thơ, trữ tình và mang âm hưởng cuộc sống. Việc lời ca được sáng tác theo các thể thơ dân tộc khiến cho Quan họ trở nên quen thuộc, sâu lắng dễ cảm nhận từ phía người nghe. Trong mỗi lời ca lại có lời chính và lời phụ, có những bài lời chính được thể hiện một cách rõ ràng, dễ nghe nhưng cũng có những bài lời ca chính xuất hiện một cách kín đáo do có nhiều lời phụ xen kẽ vào. Những tiếng đệm lót xen kẽ giữa lời ca chính tạo nên cho giai điệu, lời ca thêm phần uyển chuyển, mềm mại, những sắc thái khác nhau trong bài ca. Những bài Dân ca Quan họ với lời ca giàu chất thi ca của ca dao, tục ngữ, chuyện nôm, nhất là truyện Kiều. Lời ca thường có bóng dáng của câu, chữ trong lời văn hóa dân gian khác. Như khi muốn đưa ra lời khen đối với bạn, các liền chị có thể nói: “Thưa anh Hai, anh Ba… thật là thơm cây, thơm rễ, người giồng (trồng) cũng thơm, đấy ạ!”. Tương tự nội dung ấy, chúng ta có thể thấy câu ca dao: Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 16 “Người như hoa quế thơm lừng Thơm cây, thơm rễ, người giồng (Trồng) cũng thơm” Lời ca Quan họ giàu tính thi ca và đạt được những thành tựu độc đáo mà các thể loại dân ca khác chưa có được. Đó là thứ ngôn ngữ có lúc thì mộc mạc, giản dị nhưng có lúc lại được trau chuốt, chứa đựng sự tinh hoa của ngôn ngữ dân ca và tạo cho chúng có một giá trị riêng, độc đáo. Trong lời ca Quan họ để thể hiện tình yêu, ta ít thấy sự xuất hiện của chữ yêu mà lại dùng chữ thương, hay sự ý nhị trong giao tiếp nam nữ, không dùng từ chàng, nàng… mà dùng chữ người (“người ơi, người ở đừng về”)… Người Quan họ thật sâu sắc khi sử dụng chữ “người” chứa đựng sự chân thành, đậm đà, tinh tế trong mối quan hệ giữa những người dân trong cùng làng xã hay với khách đến chơi. Nằm trong một hệ thống lời ca của những bài Quan họ, người ta thấy sự lắng đọng của những cảm xúc chân thành và sự khao khát yêu thương. Mở màn một canh hát bao giờ cũng là sự chào mừng nồng hậu, sự vui mừng khi được sum vầy, rồi cứ thế các cung bậc cảm xúc dắt người hát và người nghe đến tình bạn, tình yêu, nghĩa tình thủy chung: Ðem vàng mà bắc lên cân Bên vàng nặng chín, bên ân nặng mười Hay: Tay nâng đĩa muối đĩa gừng Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 17 Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau Kết thúc canh hát là sự luyến tiếc khi chia tay “Người ơi! Người ở đừng về”, sự níu kéo ân tình, bởi có thể họ đã tìm được bạn tâm giao, đậm nghĩa ân tình, để rồi nhắn nhủ nhau ngày gặp lại. Không chỉ có tình cảm giữa con người với con người mà lời ca Quan họ còn nhắc đến tình yêu quê hương đất nước, cảnh đẹp non sông với hình ảnh quen thuộc của đình làng, của cây đa, giếng nước của những tiếng gọi đò “vẳng tiếng gọi đò”… Những ca từ gắn liền với thiên nhiên, phong cảnh vùng quê lại hòa hợp với hình ảnh của những lễ hội, vẽ lên một khung cảnh quê hương với tình yêu tha thiết. Giá trị nội dung tư tưởng của lời ca Quan họ bao hàm nhiều ý nghĩa sâu rộng, không chỉ thể hiện nội dung của lời ca về tình bạn, tình yêu, hình ảnh về quê hương đất nước mà còn là ước vọng, khát khao của con người yêu và được yêu, được yên bình, được thỏa khát vọng tự do, ý niệm tâm linh. Cũng như các loại hình dân ca khác, Quan họ cũng có đặc điểm chung của dân ca Việt Nam: tính hình tượng cao, chứa đựng điển tích và sử dụng nhiều thủ pháp xây dựng hình tượng… Lời ca Quan họ còn được biết đến với giá trị nghệ thuật dùng từ cụ thể để phản ánh một vấn đề trừu tượng, với hàm ý sâu sắc, đây chính là sự sáng tạo đến tài tình của người Quan họ, nhờ vậy mà lời ca Quan họ càng trở nên phong phú, sâu sắc, phát huy được khả năng tưởng tượng và cảm xúc cho người nghe Hôm nay xum họp trúc mai Tình trong một khắc, nghĩa dài trăm năm… Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 18 Hoặc Trúc xinh trúc mọc sân đình Anh (Hai) xinh anh (Hai) đứng một mình cũng xinh Trúc xinh trúc mọc bờ ao Anh (Ba) xinh anh (Ba) đứng nơi nào cũng xinh Trúc xinh trúc mọc đầu chùa. Không yêu em lấy đạo bùa phải yêu. Như vậy, giá trị lời ca quan họ được biểu hiện trên nhiều mặt, từ sự mượt mà, mộc mạc nhưng tinh tế của lời ca, cho đến cách phổ thơ và sự xuất hiện của những tiếng đệm một cách linh hoạt, lời ca mang tính biểu trưng, tính hình tượng cao đã tạo nên cho Quan họ những giá trị độc đáo, khác với các loại hình âm nhạc dân gian khác. Nội dung tư tưởng phong phú với những ước muốn về sự đoàn kết, thủy chung giữa con người với con người, sự hòa hợp của con người với thiên nhiên. 1.5.2. Giá trị hiệu ứng xã hội: [8] Có thể nói, Dân ca Quan họ có những ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ tới đời sống người dân, giúp cho đời sống tâm hồn thêm phong phú trong lao động, sản xuất và sinh hoạt. Và từ trong cuộc sống sinh động lại tác động trở lại thúc đẩy sự phát triển của Dân ca Quan họ. *Về nhận thức cuộc sống: Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 19 Thứ nhất, Quan họ giúp người dân Quan họ không chỉ hát mà còn sống theo lề lối của hát Quan họ, ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân, giúp họ không chỉ trở thành những con người hòa đồng, giản dị chân thành, mà còn biết thể hiện ước mơ, khát khao một cuộc sống yên bình. Dân ca Quan họ trở thành sợi dây nghĩa tình, yêu thương, của tình bạn, tình yêu nam nữ mang màu sắc Quan họ với phong tục, lề lối Quan họ đã ước định. Con người có thể thoát ra khỏi những trăn trở, bộn bề cuộc sống để thấy cuộc đời tươi đẹp hơn. Thứ hai, nhận thức được sự thay đổi của đời sống xã hội để có những sự tự chuyển hóa, tự thích nghi để đáp ứng những nhu cầu về văn hóa, nghệ thuật, đời sống của dân vùng Quan họ. Thứ ba, họ nhận thức được giá trị của Quan họ trong đời sống của chính họ với những ngày hội được vui vẻ ca hát, là nơi được phô diễn những dồn nén mà trong cuộc sống thường nhật họ không thể hiện được. Thứ tư, trong làn điệu Quan họ chúng ta không nhận thấy sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt thân phận mà ở đây là mối quan hệ bình đẳng có sự tôn trọng lần nhau, bình đẳng giữa nam và nữ, giữa các thân phận khác nhau. Chỉ có đến với Quan họ, ở Quan họ ta mới bắt gặp sự bình đẳng giữa con người với con người. Điều này giúp cho cộng đồng người dân vùng quan họ biết cần phải tôn trọng nhau, bình đẳng về mọi giá trị của cuộc sống… Thứ năm, Quan họ với những lề lối, cách giao tiếp có phần chặt chẽ đã giúp hình thành một lề lối, cách ứng xử của người hát Quan họ một cách nhân văn, thanh lịch. Ngoài ra người dân vùng Quan họ còn có thể đưa các giá trị dân ca Quan họ trở thành nguồn lực để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân. Nhờ Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 20 đó mà ý thức về việc cần phải bảo tồn một cách triệt để các giá trị nghệ thuật đặc sắc ấy để phát huy, đưa chúng trở thành thế mạnh cho vùng. * Giá trị cố kết cộng đồng: [8] Với những giá trị của Quan họ mang lại, chúng giúp cho các vùng Quan họ có sự cố kết cộng đồng vững chắc. Từ truyền thống, người dân Việt Nam luôn có sự đoàn kết và liên kết cộng đồng một cách vững chắc, đoàn kết tạo nên sức mạnh giúp dân tộc chiến thắng mọi thế lực cướp nước. Sự giúp đỡ, đùm bọc nhau trong khó khăn, hoạn nạn đã ăn sâu vào trong đức tính mỗi con người. Chính vì vậy, trong các bài ca, cách thức biếu diễn, lĩnh xướng của dân ca Quan họ cũng đã tạo nên được giá trị kết nối cộng đồng từ đó mà kết cấu cộng đồng càng thêm vững chắc. Giá trị cố kết cộng đồng được thể hiện ở việc tạo thành các làng Quan họ, các liền anh, liền chị gắn bó, kết chạ chia sẻ với nhau những kĩ thuật hát sao cho đạt được “vang, rền, nền, nảy”, hay truyền cho nhau lời ca của các bài ca Quan họ, hỗ trợ nhau trong ứng tác khi hát đối, hát giao duyên. Vào dịp có hội lễ, chạ anh chạ em thường mời nhau sang dự hội, cùng ca vui ở hội hoặc ca những canh hát thâu đêm trong nhà. Từ đó cộng đồng được gắn kết với nhau không chỉ ở trong một làng mà còn với các làng khác. Dân ca Quan họ với những giá trị độc đáo, nhân văn của mình đã ăn sâu vào tâm hồn người dân Kinh Bắc nói riêng, người dân Việt nói chung, từng ngóc ngách của lãng xã, tạo nên được giá trị cộng đồng với một kết cấu thực sự vững chắc. Đây chính là cơ sở, nền tảng cho việc bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ, đưa Quan họ lên một vị trí mới, tạo ra những hiệu ứng tích cực từ mỗi người dân. Downloaded by Quang Quang ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan