Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Tiểu luận học phần đại cương quản trị doanh nghiệp du lịch phân tích tính nghệ t...

Tài liệu Tiểu luận học phần đại cương quản trị doanh nghiệp du lịch phân tích tính nghệ thuật trong quản trị

.PDF
16
1
67

Mô tả:

lOMoARcPSD|15978022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA DU LỊCH TIỂU LUẬN HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP DU LỊCH “PHÂN TÍCH TÍNH NGHỆ THUẬT TRONG QUẢN TRỊ” Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Mã số sinh viên: Khánh Hòa – 2021 1 lOMoARcPSD|15978022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA DU LỊCH TIỂU LUẬN HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP DU LỊCH “PHÂN TÍCH TÍNH NGHỆ THUẬT TRONG QUẢN TRỊ” GVHD: SVTH: MSSV: Khánh Hòa – 2021 2 lOMoARcPSD|15978022 MỤC LỤC Mục lục................................................................................................3 I.Cơ sở lý thuyết..................................................................................4 1. Khái niệm về quản trị............................................................4 2. Khái niệm về nghệ thuật trong quản trị..............................4 II. Liên hệ thực tế...............................................................................9 III. Bài học kinh nghiệm..................................................................15 IV. Tài liệu tham khảo.....................................................................16 3 lOMoARcPSD|15978022 I. Cơ sở lý thuyết: 1. Khái niệm quản trị Khi cá nhân tự mình hoạt động thì không cần phải làm những công việc quản trị. Trái lại, công việc quản trị lại cần thiết khi có các tổ chức. Bởi vì nếu không có kế hoạch, không có tổ chức, không có sự kích thích động viên nhau, cũng như không có một sự kiểm tra chu đáo công việc của mỗi người thì mỗi người, mỗi bộ phận trong cùng một tổ chức sẽ không biết phải làm gì, và mục tiêu chung sẽ không bao giờ đạt được. Tổ chức nào cũng cần làm những hoạt động quản trị, dù tổ chức đó là một công ty liên doanh, hoặc là một xí nghiệp cơ khí. Một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản trị được James Stoner và Stephen Robbins trình bày như sau: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. Muốn quản trị có hiệu quả cao, nhà quản trị trước hết phải sử dụng các thành tựu của khoa học quản trị và vận dụng chúng một cách nghệ thuật trong thực tiễn.  Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường. Các dạng quản trị: Với định nghĩa trên, quản trị có phạm vi hoạt động vô cùng rộng lớn, được chia làm ba dạng chính:  Quản trị giới vô sinh: nhà xưởng, ruộng đất, hầm mỏ, máy móc thiết bị, sản phẩm…  Quản trị giới sinh vật: vật nuôi, cây trồng.  Quản trị xã hội loài người: doanh nghiệp, gia đình… 2. Khái niệm về nghệ thuật trong quản trị - Nghệ thuật có nhiều khái niệm khác nhau nhưng khái niệm được xét đến ở đây có nghĩa là một nghề nghiệp, một kỹ năng nào đó được thực hiện ở mức độ hoàn hảo với trình độ điêu luyện, thâm chí siêu việt. Theo nghĩa này thường là một tài khéo đặc biệt nào đó. Nghệ thuật quản trị là tài nghệ của nhà quản trị trong việc giải quyết những nhiệm vụ đề ra một cách khéo léo và có hiệu quả 4 lOMoARcPSD|15978022 nhất. Người ta thường xem quản trị là một nghệ thuật còn người quản trị là người nghệ sĩ tài năng. Quản trị khác với những hoạt động sáng tạo khác ở chỗ nhà ‘nghệ sĩ quản trị’ phải sáng tạo không ngừng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh. Muốn có nghệ thuật quản trị điêu luyện người ta phải rèn luyện được kỹ năng biến lý luận thành thực tiễn. Nghệ thuật bao giờ cũng phải dựa trên một sự hiểu biết khoa học làm nền tảng cho nó. Khoa học và nghệ thuật quản trị không đối lập, loại trừ nhau mà không ngừng bổ sung cho nhau. Khoa học phát triển thì nghệ thuật quản trị cũng được cải tiến theo.Một người giám đốc nếu không có trình độ hiểu biết khoa học làm nền tảng, thì khi quản trị ắt phải dựa vào may rủi, trực giác hay những việc đã làm trong quá khứ. - Tính nghệ thuật của quản trị xuất phát từ tính đa dạng phong phú, tính muôn hình muôn vẻ của các sự vật và hiện tượng trong kinh tế - xã hội và trong quản trị. Không phải mọi hiện tượng đều mang tính quy luật và cũng không phải mọi quy luật có liên quan đến hoạt động của các tổ chức đều đã được nhận thức thành lý luận. Tính nghệ thuật của quản trị còn xuất phát từ bản chất của quản trị tổ chức, suy cho cùng là tác động tới con người với những nhu cầu hết sức đa dạng phong phú, với những toan tính tâm tư tình cảm khó có thể cân, đo, đong đếm được. Những mối quan hệ con người luôn luôn đòi hỏi nhà quản trị phải xử lý khéo léo, linh hoạt, “nhu” hay “cương”, “cứng” hay “mềm” và khó có thể trả lời một cách chung nhất thế nào là tốt hơn. Tính nghệ thuật của quản trị không chỉ phụ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm, tài năng kinh doanh của nhà quản trị mà đôi khi có cả vận may. - Quản trị nói chung hay riêng phải có những nghệ thuật quản riêng, để sao cho vừa không đi lệch với quy luật nhưng lại hiệu quả phủ hợp với từng trường hợp cụ thể, không cứng nhắc, mềm dẻo, đối tượng quản lý chấp nhận sự quản lý của người quản trị. Nắm được nghệ thuật quản trị sẽ giúp những nhà quản lý giữ được sự bền vững trong kinh doanh. Nghệ thuật quản trị là việc sử dụng có hiệu quả nhất các phương pháp, các tiềm năng, các cơ hội và các kinh nghiệm được tích lũy trong hoạt động thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu đề ra cho tổ chức, doanh nghiệp. Đó là việc xem xét động tĩnh của công việc kinh doanh để chế 5 lOMoARcPSD|15978022 ngự nó, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, ổn định và không ngừng phát triển có hiệu quả cao. Nói cách khác, nghệ thuật quản trị kinh doanh là tổng hợp những “bí quyết”, những “chiêu thức” trong kinh doanh để đạt mục tiêu mong muốn với hiệu quả cao. - Nghệ thuật quản trị không thể tìm thấy được đầy đủ trong sách báo; vì nó là bí mật kinh doanh và rất linh hoạt. - Nghệ thuật là kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, cái “mẹo” của quản trị. Nếu khoa học là sự hiểu biết kiến thức có hệ thống thì nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình huống. Một số lĩnh vực, tình huống như sau:  Nghệ thuật sử dụng người: Bất kì một doanh nghiệp nào chỉ có thể phát triển được trên cơ sở giải quyết tốt các mối quan hệ giữa con người với con người bởi thực chất của quá trình quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp chính là quản trị con người. Nghệ thuật quản trị một tập thể các thành viên tham gia vào quá trình kinh doanh đòi hỏi mỗi nhà quản trị phải thường xuyên giao tiếp với nhân viên dưới quyền, có kỹ năng ứng xử với cấp dưới. Một nhà quản trị giỏi sẽ là người biết quan tâm tới người dưới quyền, thực sự hiểu họ và biết thưởng phạt đúng lúc, đúng chỗ.  Nghệ thuật ứng xử: Được thể hiện trong quá trình giao tiếp. Sự lựa chọn lời nói, cách nói và thái độ phù hợp với người nghe là nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp. Cách nói thẳng, nói gợi ý, nói triết lý,… là những cách nói cần lựa chọn cho phù hợp với từng trình độ, tâm lý của người nghe. Thái độ tôn trọng, thành ý, khiêm tốn, hoà nhã,… là nghệ thuật giao tiếp không thể thiếu trong quá trình giao tiếp.  Nghệ thuật tự quản trị: Nghệ thuật tự quản trị là nghệ thuật tự quản trị mình. Khổng Tử đã dạy: “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” có ý khuyên răn: muốn cho người khác quy phục mình thì trước hết mình phải có thói quen tốt. Bởi vậy, muốn trở thành nhà quản trị thành đạt cần phải có nghệ thuật trong việc hình thành rất nhiều thói quen, tư chất cơ bản như: thói quen dám chịu trách nhiệm, suy nghĩ chính chắn 6 lOMoARcPSD|15978022 trước khi bắt đầu công việc, nghệ thuật hình thành mong muốn, niềm tin và tính kiên trì, nghệ thuật đưa cái quan trọng nhất lên trước và nghệ thuật hình thành thói quen tự đánh giá năng lực bản thân.  Nghệ thuật bán hàng: “Nghệ thuật bán tức là nghệ thuật làm cho người mua tin chắc rằng họ có lợi khi họ mua - SHELDON ” (trích: “ Lời vàng cho các nhà doanh nghiệp” – nhà xuất bản trẻ năm 1994).  Nghệ thuật thưởng, phạt: Trong mỗi doanh nghiệp đều sẽ có hình thức: khen – chê, thuyết phục, tự phê bình và phê bình, khen thưởng và kỷ luật đều đòi hỏi ở tính nghệ thuật rất cao. Cấp dưới cần nhất ở nhà quản trị tính công bằng: minh bạch, không bênh vực, thiên vị hay ác cảm với bất kì ai. Nghệ thuật khen – chê, thưởng – phạt cần phải thể hiện đúng lúc, đúng nơi, tế nhị, phù hợp để giúp nhân viên tiến bộ, giảm tiêu cực trong tư tưởng và hành động.  Nghệ thuật quảng cáo: Nghệ thuật quảng cáo trước hết là gây ấn tượng cho người nghe và người đọc, Nhưng trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều đó. Có những quảng cáo chúng ta xem thấy vui vui, thích thú, có cảm tình sản phẩm của họ. Nhưng cũng có quảng cáo lại thấy chán ngán, gây bực bội, phiền muộn cho người nghe, người đọc, … Vì sao như vậy? Đó chính là nghệ thuật quảng cáo. “Nghệ thuật vĩ đại nhất của nghề quảng cáo, là ấn sâu vào đầu óc người ta một ý tưởng nào đó nhưng bằng cách thức mà người ta không nhận thấy được điều đó - khuyết danh” (trích trong “ Lời vàng cho các nhà doanh nghiệp” – nhà xuất bản trẻ năm 1994)  Nghệ thuật giao tiếp, đàm phán trong kinh doanh: Giao tiếp là yếu tố quan trọng hình thành nên nghệ thuật quản trị của một nhà quản trị. Đó có thể là mọi quan hệ giao tiếp với đối tác bạn hàng, với công chức nhà nước, phóng viên truyền thông báo chí hay cả với đối thủ cạnh tranh, … Sở hữu khả năng giao tiếp tốt chính là lợi thế rõ ràng nhất để mỗi nhà quản trị đạt được mục tiêu trong mỗi cuộc gặp gỡ khách hàng hay đối tác. Xét trên 7 lOMoARcPSD|15978022 góc độ tâm lý học, để đạt được hiệu quả cao trong các quan hệ giao tiếp kể trên, bạn cần phải rèn luyện và hình thành nên thói quen chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi giao tiếp, hình thành kỹ năng thuyết phục và nghệ thuật tạo thiện cảm trong giao tiếp.  Nghệ thuật ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định: Quyết định quản trị là một thông điệp biểu hiện ý chí của nhà quản trị buộc đối tượng phải thi hành được diễn đạt bằng nhiều hình thức như: văn bản chữ viết, lời nói, hành động, … Ngoài đặc điểm chung của quyết định quản trị mang tính mệnh lệnh, cưỡng chế ra thì mỗi hình thức của quyết định lại có những đặc điểm riêng, chẳng hạn như quyết định bằng lời không mang tính bài bản, khuôn mẫu như quyết định bằng văn bản chữ viết nhưng lại đòi hỏi ở tính sáng tạo, thích nghi và tính thuyết phục hơn. Ngoài ra, nghệ thuật quản trị còn biểu hiện ở nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ, tránh nguy cơ; nghệ thuật sử dụng các đòn bẩy trong quản lý; nghệ thuật cạnh tranh.… - Những yếu tố tạo cơ sở cho nghệ thuật quản trị kinh doanh là  Tiềm năng của doanh nghiệp (sự trường vốn, công nghệ mới, nguồn chất xám, nguồn cung ứng, thị trường tiêu thụ ...).  Tri thức và thông tin (kiến thức về nhận biết quy luật, khoa học - công nghệ, tình hình thị trường, đối thủ đối tác, thời cơ và vận rủi ...).  Bí mật trong kinh doanh (ý đồ chiến lược, phương hướng công nghệ, giá cả ...).  Sự quyết đoán của lãnh đạo doanh nghiệp (kiên định mục tiêu, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, có biện pháp hữu hiệu, chỉ đạo dứt khoát có hiệu lực ...).  Sử dụng các mưu kế trong kinh doanh hay có thể hiểu là chiến lược kinh doanh (vận dụng linh hoạt, sáng tạo các thủ đoạn truyền thống, sáng kiến bất ngờ, tương kế tựu kế ...). II. Liên hệ thực tế 8 lOMoARcPSD|15978022 Nghệ thuật quản trị là những “bí quyết” biết làm thế nào đạt mục tiêu mong muốn và hiệu quả cao. Chẳng hạn nghệ thuật dùng người, cách đối xử giữa người với người, nghệ thuật ra quyết định, nghệ thuật giải quyết các vấn đề ách tách trong sản suất, nghệ thuật bán hàng, giải quyết mâu thuẫn,.…Tuy vậy, nghệ thuật này chủ yếu phải được học ngay trong khi làm việc thực tiễn về quản trị hay nói một cách khác “học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải đi đôi với thực tiễn” thì mới hiểu và đạt được kết quả cao trong ứng dụng vào việc làm cụ thể trong việc làm của mình. - Tính nghệ thuật bắt nguồn từ mối quan hệ con người với con người. Tính nghệ thuật bên trong doanh nghiệp được các nhà quản trị thể hiện qua nghệ thuật trong cách dùng người, đối xử với cấp dưới, lắng nghe nhân viên, truyền lửa, khơi dậy lòng trung thành của nhân viên.  Ví dụ như trang The Richest điểm qua những chế độ đãi ngộ mà Google dành cho nhân viên:  Nhân viên Google được phép mang thú cưng của họ tới văn phòng.  Trong văn phòng Google thậm chí có luôn cả tiệm cắt tóc.  Google có xe bus để đưa đón nhân viên hoàn toàn miễn phí.  Nhân viên được hưởng chế độ giảm giá đối với nhiều sản phẩm và dịch vụ.  Còn có thư viện di động của Google cung cấp những cuốn sách, tạp chí và ấn phẩm mới nhất miễn phí cho mọi nhân viên.  Phòng tắm xông hơi cũng có trong văn phòng Google.  Trụ sở của Google có các phòng cầu nguyện cho nhân viên, bất kể họ theo tín ngưỡng nào  Có cả võng và các loại hạt rang cho nhân viên nằm dài nhấm nháp.  Dịch vụ rửa xe hoàn toàn miễn phí.  Nhân viên có thể thay dầu xe định kỳ miễn phí ở cơ quan.  Nhà ăn của Google được phục vụ bởi những đầu bếp có tay nghề cao để đem đến những bữa ăn lành mạnh và ngon miệng mỗi ngày cho nhân viên..v..v… 9 lOMoARcPSD|15978022 Sự đãi ngộ của Google đối với nhân viên thật sự rất “hào phóng”, những chế độ đãi ngộ này đã mang lại cho nhân viên Google trách nhiệm rất lớn trong công việc, tạo động lực giúp họ phát huy khả năng của mình.  Một ví dụ khác tại Microsoft: Microsoft luôn muốn làm cho các nhân viên của mình thật là thoải mái và sung sướng nhất có thể trong công việc. Để như vậy, họ cho tất cả các nhân viên làm việc chính thức có văn phòng riêng của mình, còn những người làm việc hay thực tập nội trú thì dùng chung một văn phòng thay cho phòng riêng cho mỗi người. Trong đó, tất cả mọi người đều có không gian riêng tư của mình. Với cách quản lý như vậy, nhân viên sẽ phát huy hết hiệu suất làm việc. Đó là nghệ thuật quản trị của Microsoft.  Còn có thêm ví dụ về sự tham gia của nhân viên trong quá trình ra quyết định: một số công ty Nhật Bản khuyến khích sự hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị bằng cách phân chia quyền lãnh đạo. Nhân viên được tham gia vào hoạt động quản trị của công ty, đây là quá trình hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị trong việc đưa ra quyết định và các chính sách kinh doanh. Ví dụ như ở Isuzu, công nhân viên bầu ra những người có quyền đại diện cho mình vào hội đồng lao động của công ty. Về những vấn đề tài chính và kinh tế, Hội đồng lao động của Isuzu được cung cấp thông tin và được tham khảo ý kiến vào việc ra quyết định. Nhưng Hội đồng không có quyền như các cổ đông vì mặc dù các cổ đông và nhân viên có số người đại diện như nhau nhưng vị chủ tịch đại diện cổ đông là người có lá phiếu quyết định. Nhà quản trị cần đảm bảo sao cho tất cả các thành viên công ty đều tham gia đóng góp ý kiến và học hỏi từ nhân viên khác, điều này nên được áp dụng rộng rãi trong tất cả những cuộc họp và công tác hoạch định hằng năm. Biết nghe quan điểm của mọi người, những nhà quản trị cấp cao có thể khiến kế hoạch nhận được sự ủng hộ của các nhân viên thực thi chúng, một nhân tố cốt yếu cho sự thành công của nhà quản trị và doanh nghiệp.  Hãy thường xuyên hỏi han, quan tâm tới nhân viên, có thể hỏi nhân viên rằng ‘Tôi có thể làm gì cho anh?’. Ở Toyota hay Mitsubishi, điều này được gọi là “tạo cơ hội để được lắng nghe cấp thấp nhất”. Nếu nhân viên có yêu cầu giúp 10 lOMoARcPSD|15978022 đỡ điều gì, nhà quản trị nên cố gắng thực hiện theo yêu cầu ấy ngay khi có thể. Nói một cách khác, nếu các nhân viên cảm nhận rằng nhà quản trị cấp cao quan tâm và sẵn sàng giải quyết vấn đề của họ, thì họ sẽ tích cực, lạc quan hơn việc thực thi nhiệm vụ được giao và sẽ có thái độ nghiêm túc hơn đối với những mục tiêu chung mà nhà quản trị đề ra. - Nghệ thuật khen – chê, thưởng – phạt cần phải thể hiện đúng lúc, đúng nơi, tế nhị, phù hợp để giúp nhân viên tiến bộ, giảm tiêu cực trong tư tưởng và hành động.  Ví dụ như Steve Jobs từng là “đồ đáng ghét” trong mắt nhân viên. Theo ICTnews – người sáng lập Apple, Steve Jobs có lẽ đã từng bị coi là một thằng điên khi chỉ trích nhân viên. Ông nói chính xác những gì ông nghĩ và thường sử dụng ngôn ngữ thô tục để trình bày những suy nghĩ của mình. Ông đã từng sa thải người đứng đầu nhóm nghiên cứu MobileMe, nghiên cứu đầu tiên của Apple về một dịch vụ đám mây, ngay trong một cuộc họp công khai trước mặt nhóm của anh này. Có rất nhiều câu chuyện về việc Steve Jobs khiến các nhân viên suýt khóc khi bị mắng mỏ. Theo tờ The New Yorker có một bài báo nói rằng thiết kế trưởng của Apple – Jony Ive, một người bạn thân của Steve Jobs, kể về việc mình đã từng yêu cầu Steve Jobs “dịu giọng” khi nhìn thấy đồng nghiệp của mình bị chỉ trích quá nặng nề….Qua đó chúng ta có thể thấy, ngay cả Steve Jobs – người lãnh đạo tuyệt vời của Apple cũng là đồ đáng ghét khi phê bình, chỉ trích nhân viên quá nặng nề.  Ví dụ khác tại tập đoàn sản xuất xe hơi lớn thứ hai trên thế giới – Toyota, một quy tắc được đề ra là các nhà quản trị không được quát tháo và đe dọa trừng phạt nhân viên dưới quyền khi xảy ra sai sót, bởi chỉ như vậy mới đảm bảo các lỗi lầm sẽ được báo cáo ngay và đầy đủ, từ đó có thể tìm ra nguyên nhân sâu xa của những lỗi lầm đó nhằm sửa đổi cho phù hợp. Trách mắng nhân viên hẳn nhiên sẽ không khích lệ mọi người thông báo với cấp trên những việc sai sót và như vậy cũng khó tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm. - Nghệ thuật khích lệ nhân viên của Sochiro Honda, Sochiro Honda đã từng nói: “Nhân viên luôn là tài sản quý giá nhất của công ty”. Qua nhận định trên, vị 11 lOMoARcPSD|15978022 chủ tịch tập đoàn Honda ngụ ý rằng, nếu có một đội ngũ nhân viên tốt và hết mình vì công việc, công ty sẽ như “hổ mọc thêm cánh”. Nhưng làm thế nào để nhân viên coi công ty như gia đình của mình và coi các kế hoạch kinh doanh của công ty như công việc của chính mình? Câu trả lời là với cương vị lãnh đạo, bạn cần biết cách động viên và khích lệ nhân viên sao cho hiệu quả nhất. Yvon Nowlan, nhân viên của hãng Moncton, Canada, cho biết: “Có thể bạn đã từng bắt gặp tại nhiều văn phòng làm việc những ông chủ luôn coi bản thân mình là một chuyên gia thực thụ! Họ muốn mình là người luôn có các quyết định đúng đắn nhất và ít khi chịu thừa nhận thiếu sót của bản thân. Trong văn phòng, họ đôi khi quát nạt cấp dưới vì những việc hoàn toàn không phải do lỗi của người đó. Điều này gây ức chế rất lớn đối với nhân viên”. Còn Jackal Sutrak, kế toán viên tại Petronas, Malaysia, còn tỏ ra bức xúc hơn: “Tôi đã có một ông chủ kinh khủng trong vòng 4 năm. Mỗi lần ông ta bực bội điều gì, tôi như trở thành chiếc “bao cát” để cho “võ sỹ” là ông ấy đấm cho hả giận, mặc dù tôi luôn thể hiện là một nhân viên tốt với kết quả làm việc hoàn hảo đến mức bất kỳ một nhà quản lý nào khác cũng phải hài lòng. Không ai dám lên tiếng chống lại ông chủ ấy chỉ vì sợ bị trù dập. Tôi đã bỏ lỡ mất hai cơ hội thăng tiến. Quả thật, sẽ vô cùng căng thẳng và mệt mỏi nếu bạn phải làm việc với những ông chủ không hiểu và thông cảm với nhân viên của mình”. Những nhận xét và đánh giá như vậy sẽ rất bất lợi cho công ty, bởi tại nơi làm việc, chỉ có sự cân bằng giữa công việc và con người mới tạo ra được một hiệu suất làm việc tốt nhất. Điều này đòi hỏi lãnh đạo phải biết cách khích lệ và động viên nhân viên hợp lý tại những thời điểm khác nhau. “Nếu đã không biết khích lệ nhân viên thì làm sao họ có thể trở thành nhà quản trị được? Một nhà quản lý tốt phải là người luôn có thái độ đúng mực và biết cách động viên cấp dưới bằng những lời khen ngợi, hoan nghênh trung thực và lịch sự, chứ không chỉ trích hay phàn nàn. Một nhà quản trị tốt luôn thể hiện mối quan tâm thực sự đến người khác bằng việc tạo cho nhân viên cảm giác chính họ mới là người quan trọng. Để tạo lòng tin và sự tín nhiệm, nhà quản trị luôn biết bày tỏ mối cảm thông và đồng cảm đúng lúc”- Harold Dresner, chuyên gia nhân sự nổi tiếng người Pháp, cho biết. Thực tế đã cho thấy công ty 12 lOMoARcPSD|15978022 nào có lãnh đạo biết quan tâm tới nhân viên, khích lệ nhân viên, ở đó sẽ gây dựng được đội ngũ nhân viên làm việc hăng hái, nhiệt tình, đồng thời đem lại được thành công cho công ty của mình. Các doanh nhân thành đạt trên thế giới luôn là những người có tài khích lệ nhân viên như vậy. Bạn có thể rút ra những bài học quý giá từ nghệ thuật động viên của những người đứng đầu các công ty lớn trên thế giới. - Nghệ thuật giao tiếp, làm cho người khác hiểu công việc mình làm. Muốn như thế, các nhà quản trị cần chú ý đến các kỹ năng huấn luyện và thuyết trình. Các nhà quản trị tại tập đoàn điện tử Sony, Nhật Bản, luôn chú trọng việc giúp các nhân viên phát triển kỹ năng diễn giải và trình bày về công việc của mình trước tập thể để họ có được những sự cộng tác đầy đủ và hữu hiệu hơn. - Nghệ thuật bán hàng, quảng cáo cũng là một phần rất quan trọng trong nghệ thuật quản trị. Doanh nghiệp muốn thu hút được nhiều khách hàng mới, giữ chân được khách hàng cũ, làm hài lòng khách hàng tiềm năng thì nghệ thuật bán hàng, quảng cáo đóng góp rất nhiều trong việc này. Chúng ta cũng có thể thấy hiện nay trên thị trường có nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm giống nhau. Vậy để doanh nghiệp của mình nổi bật hơn doanh nghiệp khác thì phải tạo ra sự khác biệt hay tạo ra mối quan hệ thân thiết giữa doanh nghiệp với khách hàng thông qua cách chúng ta làm ra sản phẩm và cách chúng ta tiếp đón, nâng cao giá trị của khách hàng. Doanh nghiệp phải nắm bắt được tâm lý khách hàng, mong muốn và nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp. Ngoài ra còn phải tạo ra nhiều chương trình quà tặng tri ân, các ưu đãi, các chương trình giảm giá dành cho tất cả khách hàng nhằm khơi dậy lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang thực hiện các chiến lược trong kinh doanh để nâng cao thương hiệu của mình bằng cách áp dụng các chiến lược phát triển như: chiến lược marketing, đào tạo chuyên môn, nâng cao kỹ năng giao tiếp…Ví dụ như: Cách doanh nghiệp biết cách thỏa mãn khách hàng bằng việc hiểu các đối thủ cạnh tranh, những rào cản gia nhập, chi phí, ảnh hưởng bên ngoài, ngân sách, sự hiểu biết, 13 lOMoARcPSD|15978022 …Bạn có thể xây dựng những chiến lược marketing cần thiết cho phép bạn thu hút, giành và giữ khách hàng. - Nghệ thuật dự báo thu phí không chỉ mang tính khoa học mà là cả một nghệ thuật và môn nghệ thuật này có những bí quyết riêng. Việc dự đoán doanh thu và chi phí trong giai đoạn khởi nghiệp khi mọi thông số tài chính còn quá mơ hồ là cả một nghệ thuật. Nhiều chủ doanh nghiệp thường bỏ qua khâu này vì cho rằng mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ không rót vốn vào công ty nếu bạn không thể đưa ra các dự báo tài chính chi tiết. Điều quan trọng hơn là các dự báo tài chính hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát tốt chi phí, phát triển các kế hoạch nhân sự cũng như kinh doanh. - Nghệ thuật đàm phán giá với khách hàng. Có rất nhiều nguyên tắc trong việc bán hàng, nhưng có một nguyên tắc hầu như không bao giờ sai, đó là: nếu bạn hướng toàn bộ sự chú ý của mình vào giá bán của sản phẩm hay dịch vụ, thì khách hàng của bạn cũng sẽ làm y như thế - tức là chỉ tập trung vào yếu tố giá cả. Trừ khi bạn có thể làm cho sản phẩm của mình khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thì chỉ sản phẩm với mức giá thấp nhất mới có thể bán chạy. - Nghệ thuật đàm phán, thuyết phục cũng được coi là thế mạnh riêng của mỗi doanh nghiệp. Khi có một cuộc đàm phán với đối tác, giành hợp đồng về cho doanh nghiệp của mình thì người quản trị phải chuẩn bị kĩ càng trước khi gặp mặt đối tác, xác định rõ mục tiêu của cuộc nói chuyện, phướng thức ứng xử từ phong cách xã giao đến thái độ, ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp và thái độ ứng xử cần thiết. Khi đã ký kết thành công thì tính nghệ thuật trong quản trị được biểu hiện rõ ở sự hợp tác bền vững giữa hai bên và tạo cho nhau một chữ tín như cam kết thanh toán các khoản tiền của hai bên đúng thời hạn,…. Tính nghệ thuật còn thể hiện ở chỗ hợp tác với đối thủ thông qua việc không nói xấu đối thủ và cạnh tranh cùng phát triển nghĩa là hợp tác với đối thủ. III. Bài học kinh nghiệm 14 lOMoARcPSD|15978022 Người ta thường xem quản trị là một nghệ thuật còn người quản trị là người nghệ sĩ tài năng. Một nhà quản trị thì phải cần hình thành thói quen dám chịu trách nhiệm, không bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh mà phải xem xét mình đã phản ứng ra sao trước những gì đã trải qua trong kinh doanh, có ý thức trách nhiệm về kết quả công việc mình đảm nhận. Nếu không có ý thức chịu trách nhiệm thì sẽ không thành công trong bất cứ lĩnh vực nào. Trong kinh doanh, mọi việc không diễn ra một cách tự nhiên, đó là hệ quả của một quá trình tác động lâu dài trước đó vì vậy trước khi đề ra một phương án hay tạo ra một sản phẩm hay thay đổi một vấn đề nào đó thì người quản trị cũng phải hình thành thói quen suy nghĩ chính chắn, thấu đáo, tìm hiểu kỹ càng trước khi bắt đầu thực hiện công việc. Trên thương trường kinh doanh, các doanh nghiệp cũng phải quan sát kỹ lưỡng, tìm hiểu tâm lý, nhu cầu khách hàng, phân tích thì trường, nắm bắt thời cơ để doanh nghiệp hiểu rõ và phát huy hết năng lực. Để thành công trên thương trường, nhà quản trị phải luôn có khả năng thỏa thuận với mọi vấn đề sao cho lợi ích thu được là cao nhất mà không làm mất lòng khách hàng. Muốn vậy thì khi gặp gỡ giải quyết công việc cho khách hàng thì phải có cách diễn đạt đi thẳng vào nội dung chính, thể hiện ý chí mạnh mẽ, sự tự tin của mình, không được tỏ ra đắn đo, ngập ngừng. Thái độ tự tin , tích cực, cởi mở, chân thành và luôn mỉm cười sẽ gặt hái được thành công. Một nhà quản trị doanh nghiệp cần phải chăm lo tới đời sống cũng như đáp ứng đầy đủ những yếu tố cần thiết cho nhân viên. Chú trọng tới việc nâng cao sự tin tưởng của đội ngũ nhân viên dưới quyền. Hãy thuyết phục họ tin tưởng vào suy nghĩ của bạn và hành động để đạt được mục tiêu đó. Chỉ khi nhà lãnh đạo doanh nghiệp có định hướng rõ ràng và tin tưởng vào định hướng mình đề ra thì nhân viên cũng sẽ có niềm tin vào khả năng đó. Hãy luôn thể hiện sự trân trọng cũng như lòng biết ơn của bạn tới nhân viên của mình. Trong doanh nghiệp, bạn có thể có chế độ thưởng- phạt xứng đáng với năng lực và cách thể hiện của nhân viên. Nhà quản trị phải am hiểu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên để sử dụng tối đa hóa “ công suất” của các động cơ đó. Công việc lãnh đạo của nhà quản trị không phải là phủ nhận động cơ thúc đẩy của cá nhân, xóa nhoà ranh 15 lOMoARcPSD|15978022 giới giữa lợi ích tập thể với lợi ích của từng thành viên trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ vủa nhà quản trị là tìm tòi, xác định và khuếch trương những sự trùng hợp, đồng nhất giữa các mục đích, yêu cầu của từng các nhân với nhau và giữa các cá nhân với doanh nghiệp. IV. Tài liệu tham khảo 1) Bài giảng đại cương quản trị doanh nghiệp du lịch 2019. 2) Bài soạn Quản trị học, trích nguồn academia.edu, đường dẫn: (https://www.academia.edu/34970645/B%C3%A0i_so%E1%BA%A1n_qu %E1%BA%A3n_tr%E1%BB%8B_h%E1%BB%8Dc). 3) Bài soạn Nghệ thuật quản trị, trích nguồn academia.edu, đường dẫn: (https://www.academia.edu/16612265/Ngh%E1%BB%87_thu%E1%BA %ADt_qu%E1%BA%A3n_tr%E1%BB%8B). 4) Bài soạn Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề, trích nguồn vndoc, đường dẫn: (https://vndoc.com/quan-tri-la-mot-khoa-hoc-motnghe-thuat-va-la-mot-nghe-235196#mcetoc_1f87358h81). 5) Trích “ Lời vàng cho các nhà doanh nghiệp” – nhà xuất bản trẻ năm 1994. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan