Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tiểu luận kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ...

Tài liệu Tiểu luận kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

.DOCX
13
4421
97

Mô tả:

Ngôn ngữ dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của mỗi người và cũng còn có thể để che giấu, đánh lạc hướng người khác. Vì ngôn ngữ gắn liền với ý thức, nó được sử dụng một cách có chủ đích của ý thức trong giao tiếp. Trong đó, yếu tố phi ngôn ngữ đóng vai trọng dù ít hoặc không gắn liền với ý thức, nó có thể được biểu lộ một cách tự động, máy móc mà người khác chưa chắc đã hiểu và được thể hiện bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… trong quá trình giao tiếp và có hệ mã riêng. Ngày nay khi sự hội nhập toàn cầu ngày càng đa dạng, thế giới thành thế giới phẳng 360° thì sự va chạm giữa các nền văn hóa khác nhau được nhận thấy rõ ràng nhất trong quá trình giao tiếp. Theo nghiên cứu các nhà khoa học thì trong quá trình giao tiếp, lời nói bao gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (hay còn gọi là ngôn ngữ của cơ thể) và giọng điệu. Ngôn ngữ góp phần nhỏ nhất 7% trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại trở nên quan trọng nhất vì sở hữu được 55%. Những công trình nghiên cứu ngày nay đã ghi vào danh mục hơn một triệu bản mã và tín hiệu liên quan đến ngôn ngữ cơ thể. Trong bài tiểu này, em xin trình bày về giao tiếp phi ngôn ngữ và việc sử dụng yếu tố phi ngữ trong giao tiếp. Trang 1/16 Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp NỘI DUNG TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1. Giao tiếp là gì? Một số khái niệm Giao tiếp Khái niệm: Giao tiếp là quá trình trao đổi và tiếp xúc giữa con người với môi trường của mình, trong quá trình đó nó sử dụng tất cả các phương thức cảm giác, đa kênh truyền. Giao tiếp là một nghệ thuật. Giống như bất kỳ năng lực nghệ thuật khác, nó đòi hỏi huấn luyện và kỷ luật. 1.1.2. Giao tiếp ngôn ngữ (GTNN) Khái niệm: Giao tiếp ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, bằng ngôn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của mỗi người và cũng còn có thể để che giấu, đánh lạc hướng người khác. Vì ngôn ngữ gắn liền với ý thức, nó được sử dụng một cách có chủ định của ý thức. Phân loại 1.1.3. Giao tiếp phi ngôn ngữ (GTPNN) Trang 2/16 Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp Khái niệm: Giao tiếp phi ngôn từ là toàn bộ các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp không thuộc mã ngôn từ, có nghĩa là không được mã hoá bằng từ ngữ, nhưng có thể thuộc về cả hai kênh ngôn thanh và phi ngôn thanh. Nó bao gồm các yếu tố cận ngôn (phi ngôn từ_ngôn thanh) như tốc độ, cường độ, ngữ lưu... và các yếu tố ngoại ngôn (phi ngôn từ_phi ngôn thanh) thuộc ngôn ngữ thân thể như cử chỉ, dáng điệu, diện hiện..., thuộc ngôn ngữ vật thể như áo quần, trang sức..., và thuộc ngôn ngữ môi trường như khoảng cách đối thoại, địa điểm giao tiếp... Phân loại: 1.2. Mối quan hệ giữa giao tiếp phi ngôn ngữ với ngôn ngữ 1.2.1. Đặc điểm Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đều là phương tiện giao tiếp của con người. Trang 3/16 Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp Ngôn ngữ Phi ngôn ngữ Đơn kênh Đa kênh Không liên tục Liên tục Kiểm soát được Khó kiểm soát Rõ ràng Khó hiểu Phi ngôn ngữ Hữu thanh Vô thanh Giọng nói (chất Điệu bộ, dáng giọng, âm lượng, vẻ, trang phục, độ cao…), tiếng nét mặt, ánh thở dài, kêu la… mắt, di chuyển, mùi… Ngôn Từ nói Từ viết ngữ 1.2.2. Chức năng Giao tiếp phi ngôn ngữ thay thế giao tiếp ngôn ngữ Giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ giao tiếp ngôn ngữ Giao tiếp phi ngôn ngữ mâu thuẫn với giao tiếp ngôn ngữ 2. KĨ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ 2.1. Cận ngôn Cận ngôn bao gồm các yếu tố ngôn thanh và các yếu tố xen ngôn thanh. Các yếu tố ngôn thanh : Trang 4/16 Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp -Âm lượng -Phát âm -Độ cao -Chất lượng -Tốc độ -Điểm dừng -Nhấn mạnh -Phân nhịp Các yếu tố xen ngôn thanh như sự im lặng. 2.2. Ngoại ngôn Ngoại ngôn bao gồm ngôn ngữ thân thể, ngôn ngữ vật thể và yếu tố môi trường. 2.2.1. Ngôn ngữ thân thể Khuôn mặt: Sự biểu cảm ở khuôn mặt thể hiện chính mình, biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi. Khi giao tiếp bạn nên giữ vẻ mặt thanh thản, tươi tắn, dịu dàng, thân thiện,bình tĩnh; bạn không nên biểu hiện sự căng thẳng lo lắng thái quá hay vẻ mặt ủ dột. Mắt: Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói Ánh mắt thay thế lời nói -Không giao tiếp mắt: Người muốn che giấu điều gì thường không giao tiếp mắt khi nói dối. -Nhìn lướt qua: Khi cảm thấy chán, người ta thường nhìn lướt qua người đối diện hoặc liếc nhìn xung quanh phòng. -Nhìn sâu vào mắt người đối diện: Người nào tỏ ra bực tức với bạn hoặc hợm hĩnh thường nhìn chằm chằm vào mắt bạn -Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp mắt cho thấy là biểu hiện của sự trung thực và đáng tin cậy. Trang 5/16 Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp Nụ cười: Khi giao tiếp, hãy cười thật tươi và niềm nở, và quan trọng nhất là cười đúng lúc đúng chỗ. Tư thế đầu: -Nghiêng đầu: là dấu hiệu thể hiện sự thích thú và bị cuốn hút vào câu chuyện của đối phương. Điệu bộ này thường xuất hiện ở nữ giới. -Quay đầu Đây chính là một cử chỉ nhằm tạo khoảng cách với đối phương. -Cúi đầu Cúi đầu thường là dấu hiệu để nhận biết địa vị và mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. -Ngẩng cao đầu Đầu chúng ta thường ngẩng cao một cách vô thức khi cảm thấy tự tin. Ngược lại, sự tự ti thường đi kèm với tư thế đầu cúi thấp. -Gật đầu Gật đầu được xem là dấu hiệu tán thành, thông cảm hoặc chấp thuận. Gật đầu một cách chậm rãi thường thể hiện sự quan tâm, thích thú với những gì đối phương đang nói. Ngược lại, gật đầu nhanh thể hiện sự thiếu kiên nhẫn của người -Lắc đầu Thường thể hiện sự không đồng ý, không đồng tình. Cử chỉ: - Giữ mắt phản xạ với tứ chi -Tay di chuyển trong khoảng cằm đến thắt lưng -Nên đưa tay theo hướng từ trong ra, từ dưới lên -Đổi tay tạo sự khác biệt Trang 6/16 Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp -Không nên cho tay vào túi quần, khoanh tay hoặc sử dụng ngón tay hay đồ vật trỏ vào người khác Tư thế đứng, chuyển động: -Điệu bộ . tư thế cần phải phù hợp với phong tục tập quán, nền văn hóa, không bắt chước điệu bộ của người khác. - đứng sao cho chân rộng bằng vai. -đi lại một chút, có mục đích chứ không phải vô nghĩa. - có những động tác cần thiết để minh họa cho bài nói, nhưng cần kiểm soát những cử động của cơ thể, hạn chế các động tác thừa. - Trụ trước, bước sau Hành vi động chạm: -Động chạm làm tăng tính bộc bạch, tính chấp thuận -Đụng chạm trong quan hệ giao tiếp có ý nghĩa như sự đón nhận, an ủi, sự trìu mến, gây hấn, xúc phạm. -Đụng chạm chứng tỏ sự hiện hữu và sự đồng hành. -Đụng chạm thường được sử dụng như là phương cách bày tỏ cảm xúc khi lời không nói được. 2.2.2. Ngôn ngữ vật thể Ăn mặc: Quà tặng 2.2.3. Ngôn ngữ môi trường Khoảng cách: Địa điểm, âm thanh, màu sắc, ánh sáng: Thời gian: Văn hóa: Trang 7/16 Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp 2.3. Những điều cần chú ý về giao tiếp phi ngôn ngữ Tập trung chú ý vào những đầu mối có lợi nhất Hiểu những thông tin không lời trong bối cảnh xảy ra. Ghi chú những điều không nhất quán nếu có giữa lời nói và cử chỉ. Nhận thức được những cảm nghĩ và phản ứng cơ thể của chính mình. Chú ý mối quan hệ giữa giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ Tránh chỉ xem xét và diễn giải một hiện tố phi ngôn từ hay một cử chỉ đơn lẻ mà không lưu tâm tới cảnh huống và các hiện tố/cử chỉ khác. Chú ý “tính bản sắc” của các cộng đồng ngôn ngữ‐văn hoá khác nhau trong giao tiếp phi ngôn từ lại chính là các hành vi cử chỉ. 2. Sức mạnh của hành vi phi ngôn ngữ Hành vi phi ngôn ngữ được chia thành các nhóm chính như sau: 3.1 Giao tiếp bằng mắt: “Ngôn ngữ của đôi mắt” giúp điều chỉnh buổi giao tiếp. Nó là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của mình đối với người khác và làm gia tăng uy tín của người nói. Người biết dùng “đôi mắt trong giao tiếp” thường khiến buổi trao đổi thêm cởi mở và chuyển tải được sự thích thú, chú tâm, nhiệt tình và độ đáng tin cậy nơi mình đến người tiếp nhận. Khi một người nhìn lướt nhanh qua cặp kính của của anh ta, có nghĩa là anh ta đang có ý chỉ trích, phê bình và cần phải xem xét vấn đề một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng hơn. Ví dụ: - Không giao tiếp mắt: Những người muốn che giấu điều gì thường không giao tiếp mắt khi nói dối. - Nhìn lướt qua: Khi cảm thấy chán, người ta thường nhìn lướt qua người đối diện hoặc liếc nhìn xung quanh phòng. - Nhìn sâu vào mắt người đối diện: Người nào tỏ ra bực tức với bạn hoặc hợm hĩnh thường nhìn chằm chằm vào mắt bạn. Trang 8/16 Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp - Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp mắt cho thấy là biểu hiện của sự trung thực và đáng tin cậy. 3.2 Nét mặt: Cười là dấu hiệu có tác động rất mạnh giúp truyền tải sự vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình và thích thú. Vì thế, nếu bạn cười thường xuyên bạn sẽ đổi lấy được sự thích thú, thân thiện, nhiệt tình và gần gũi. Cười thường dễ “lây” từ người này sang người khác và khiến phản ứng giữa người & người được thuận lợi hơn. Người khác sẽ cảm thấy thoải mái khi ở cạnh bạn và muốn lắng nghe bạn hơn. Ví dụ: - Hơi ngoảnh đầu: Khi chú ý đánh giá điều bạn đang nói, người đối diện sẽ hơi ngoảnh đầu sang một bên như muốn nghe rõ hơn. - Nghiêng đầu: Hơi nghiêng đầu chứng tỏ người đó không tự tin lắm về điều vừa được nói. - Gật đầu: Khi đồng ý với bạn, người đối diện sẽ gật đầu trong khi bạn đang nói. - Cười: Khi cảm thấy tự tin và khi đồng ý, người ta sẽ cười với bạn một cách tự nhiên. 3.3 Cử chỉ: Nếu bạn không biểu lộ cử chỉ hay diễn tả không đạt trong khi nói, bạn có thể bị cho là nhàm chán và cứng nhắc, không thân thiện. Lối nói chuyện sinh động thu hút sự chú ý của khách hàng và làm cho buổi đàm thoại thú vị, thuận lợi và hiểu nhau hơn. Ví dụ: - Bàn tay đưa lên ngực là cử chỉ biểu hiện sự chân thật, chân thành. - Cử chỉ xoa cằm chỉ sự kiên định, quả quyết. Khi bạn nhìn thấy cử chỉ này, hãy tránh việc hối thúc để ngắt lời người đối thoại. Nếu cử chỉ này đi kèm với việc ấn mạnh cằm là một biểu hiện tích cực, hãy đề nghị đặt hàng. - Ngón tay cái đưa lên cằm là cử chỉ biểu lộ thái độ chỉ trích và tiêu cực. Trang 9/16 Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp - Khi ai đó xoa mũi có nghĩa họ không muốn đề cập đến chủ đề này nữa. Khi bạn nhìn thấy cử chỉ này ở khách hàng, khôn ngoan nhất là bạn nên thăm dò bằng những câu hỏi có câu trả lời ở dạng mở để xem khách hàng của bạn quan tâm đến vấn đề gì? 3.4 Tư thế và điệu bộ: Người ta chuyển tải được hàng tấn thông điệp thông qua việc phát ngôn và chuyển động cơ thể. Ví dụ : khi tư thế đứng thẳng lưng và ngã người về trước, người ta sẽ hiểu bạn là người dễ gần, dễ tiếp thu và thân thiện. Tính thân mật trong giao tiếp chỉ thật sự có kết quả khi bạn và người nghe đối mặt với nhau. Và tránh đừng bao giờ nói mà xoay lưng lại hoặc nhìn sàn nhà, trần nhà vì điều này khiến giao tiếp trở nên thờ ơ. 3.5 Khoảng cách: Tiêu chuẩn văn hóa đòi hỏi một khoảng cách thoải mái nhất định trong giao tiếp. Bạn nên nhận ra ngay những dấu hiệu không thoải mái khi đang xâm phạm đến khoảng không của người khác như là: đu đưa, móc chân mó tay, quấn lấy, nhìn chằm chặp. 3.6 Giọng điệu và âm lượng: có 6 cách biến tấu trong cách phát âm chủ yếu là (âm sắc; chất giọng; độ cao thấp; nhịp điệu; tính kịch liệt; cách chuyển tông điệu), các biến tấu trên khi kết hợp sẽ tạo ra hiệu ứng nhất định theo ý muốn của người nói II. NHỮNG CỬ CHỈ CHUNG 3. Cử chỉ nhún vai: Là một ví dụ điển hình phổ thông của một cử chỉ được sử dụng để chứng minh rằng một người không biết hoặc không hiểu những gì bạn đang nói. Đó là nhiều cử chỉ có ba phần: nhún vai ngửa bàn tay để hiển thị không có gì trong tay, khom vai để bảo vệ họng khỏi bị tấn công và nhún vai cùng với nhướng mày là thể hiện lời chào. Cũng như động từ trong ngôn ngữ có ý nghĩa khác nhau từ nền văn hóa này đến nền văn hóa khác, do đó, một số tín hiệu ngôn ngữ cơ thể cũng có thể khác nhau. Trong khi đó một trong những cử chỉ có thể được phổ biến trong một nền văn hóa và có một giải thích rõ ràng, và nó cũng có thể là vô Trang 10/16 Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp nghĩa trong nền văn hóa khác hoặc thậm chí có một ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Văn hóa khác biệt sẽ được diễn tả như sau. 4. Các quy định chung để đọc đúng các cử chỉ: a. Đọc các cử chỉ tổng quát, tổng hợp Một trong những lỗi nghiêm trọng nhất trong một mới bắt đầu giải thích về ngôn ngữ cơ thể có thể mắc phải là tách biệt của các cử chỉ mà không tập hợp các cử chỉ lại với nhau. Ví dụ, cử chỉ gãi đầu có thể có nghĩa là sự ngập ngừng không chắc chắn – nhưng nó cũng có thể là gãi đầu vì có gàu - tùy thuộc vào các cử chỉ xảy ra cùng một lúc. Vì vậy, luôn luôn nhìn vào tất cả các cử chỉ để đọc cho đúng. Mỗi người trong chúng ta đã có một hoặc nhiều cử chỉ lặp đi lặp lại rằng chỉ cần nhìn vào là biết họ đang ở một trong hai trạng thái: cảm thấy chán hoặc đang chịu áp lực. Ví dụ như liên tục chạm vào tóc hay nghịch các ngón tay là phổ biến, nhưng, trong tách biệt của các cử chỉ, nó có khả năng là người đó cảm thấy bấp bênh hoặc lo âu… Giống như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cơ thể cũng có từ, các câu và dấu chấm câu. Mỗi cử chỉ như là một từ ngữ và một từ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. Đó là chỉ khi bạn đặt một từ vào một câu với các từ ngữ mà bạn có thể hiểu được đầy đủ ý nghĩa của nó. Cử chỉ đến trong 'câu' tiết lộ sự thật về cảm giác hoặc thái độ của một người. Một nhóm ngôn ngữ cơ thể, giống như một câu của lời nói. Ví dụ như khi dùng tay chống cằm, có một ngón đưa lên để sát má, trong khi đó đầu và cằm hướng xuống, có nghĩa tiêu cực, như câu “tôi không muốn tiếp tục nghe nữa”. b. Hãy tìm sự phù hợp Nghiên cứu cho thấy rằng tín hiệu không lời chứa đựng sức ảnh hưởng, tác động gấp năm lần các kênh giao tiếp khác như lời nói hay văn bản, khi hai người có hai người bất tương đẳng giao tiếp với nhau - đặc biệt Trang 11/16 Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp là phụ nữ - lúc đó họ sẽ tin vào thông điệp phi ngôn ngữ và không để ý đến nội dung của lời nói. Ví dụ, nếu bạn là người diễn thuyết và bạn yêu cầu người nghe phản hồi lại những thông tin bạn vừa nói, và nếu anh ta trả lời là không đồng ý với bạn thì anh ta sẽ thể hiện một vài cử chỉ của cơ thể phù hợp với việc đó như lắc đầu chẳng hạn. Tuy nhiên có khi anh ta trả lời là đồng ý với bạn nhưng bạn sẽ nhận ra có khả năng anh ta đang nói dối vì hành động của anh ta không phù hợp với lời nói. Khi lời nói và ngôn ngữ cơ thể của một người không phù hợp, phụ nữ sẽ bỏ qua nội dung lời nói. Nếu bạn thấy một chính trị gia đứng đằng sau bục thuyết diễn và nói một cách tự tin nhưng với cánh tay khoanh trước ngực của mình (tư thế biện hộ) và cằm hướng xuống (phê phán/ thù nghịch), trong khi nói về làm cách nào để tiếp thu và mở rộng ý kiến của những người trẻ tuổi, như vậy liệu có thể thuyết phục được người nghe không? Điều gì xảy ra nếu anh ta đã cố gắng thuyết phục bạn của mình ấm áp, chăm sóc, trong khi cách tiếp cận lại ngắn gọn, sắc bén? Quan sát các cử chỉ của ngôn ngữ cơ thể và lời nói cùng lúc để giải thích một cách chính xác thái độ của cơ thể thông qua các ngôn ngữ. Tất cả các cử chỉ nên được xem xét trong bối cảnh mà họ xuất hiện. Ví dụ, nếu một ai đó ngồi ở một trạm xe buýt với tư thế khoanh tay và chân xoắn chặt và cằm hướng xuống trong một ngày lạnh của mùa đông, nó sẽ hầu như có nghĩa là anh bị lạnh, không phải tư thế phòng thủ. Tuy nhiên, nếu người sử dụng cùng một cử chỉ tương tự, trong khi bạn đang cố gắng bán cho anh ta một ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ, nó có thể được giải thích một cách chính xác là người đó có thái độ từ chối các sản phẩm của bạn cung cấp. III. SỨC MẠNH CỦA BÀN TAY 5. Bàn tay Trang 12/16 Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp Lòng bàn tay mở: thể hiện sự cởi mở, trung thực. Khi một người nói chuyện với tư thế hai tay dang rộng, lòng bàn tay hướng ra và nói đại loại như: “Tôi không làm việc đó”, “Xin lỗi tôi đã làm hỏng mọi chuyện”. Người nghe sẽ bắt đầu tin là anh ta đang nói thật. Lòng bàn tay úp: thể hiện quyền lực. Khi người nói chuyển lòng bàn tay úp mặt xuống, bạn sẽ ngay lập tức nhận thấy họ có thẩm quyền. Những người khác sẽ hiểu rằng họ đang nhận một mệnh lệnh và có thể bắt đầu cảm thấy đối kháng với người nói, tùy thuộc vào mối quan hệ của họ với anh ta hoặc các vị trí của họ với anh ta trong một môi trường làm việc. Ví dụ, nếu hai người đang ở trạng thái bình đẳng, thì họ có thể chống lại cử chỉ úp bàn tay. Nếu bạn là cấp trên, thì cử chỉ úp bàn tay đó được xem là có thể chấp nhận được bởi vì bạn có quyền hạn để sử dụng nó. Nếu Adolf Hitler đã sử dụng cử chỉ úp bàn của mình trong buổi nhậm chức thì ai cũng nhận ra sự nghiêm trọng và không ai dám có bất cứ biểu hiện nào chống đối. Chỉ ngón tay trỏ: cử chỉ này có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy vào từng bối cảnh nhưng chủ yếu là có thể tạo ra một bầu không khí thoải mái hơn và có nhiều ảnh hưởng tích cực của những người khác, thường thấy ở các chính trị gia, các diễn giả sử dụng với ý nghĩa là thực hiện điều vừa nói. IV. 6 BÍ QUYẾT TRONG GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ Những điều cần chú ý về giao tiếp phi ngôn ngữ Tập trung chú ý vào những đầu mối có lợi nhất Hiểu những thông tin không lời trong bối cảnh xảy ra. Ghi chú những điều không nhất quán nếu có giữa lời nói và cử chỉ. Nhận thức được những cảm nghĩ và phản ứng cơ thể của chính mình. Chú ý mối quan hệ giữa giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ Tránh chỉ xem xét và diễn giải một hiện tố phi ngôn từ hay một cử chỉ đơn lẻ mà không lưu tâm tới cảnh huống và các hiện tố/cử chỉ khác. Trang 13/16 Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp Chú ý “tính bản sắc” của các cộng đồng ngôn ngữ‐văn hoá khác nhau trong giao tiếp phi ngôn từ lại chính là các vi cử chỉ . *Nét mặt: luôn giữ khuôn mặt tươi khỏe, có sức sống, cố giữ nụ cười trên mặt nhẹ nhàng và chắc là để hở răng của bạn (một chút thôi). *Cử chỉ: biểu hiện diễn cảm, phù hợp với lời nói nhưng không quá trớn, giữ các ngón tay khép lại, và cố không khoanh tay hay bắt chéo chân. *Cử động đầu: không cúi gầm mặt, để cằm hướng lên. Trong khi nghe nên gật đầu 2-3 lần để thể hiện mình đang lắng nghe. *Tiếp xúc mắt: nhìn vào người đối thoại (không nên nhìn chằm chặp, quá lâu), tránh nhìn vào mắt những người thuộc tôn giáo hoặc nền văn hóa không thích việc bị nhìn vào mắt. *Khoảng cách: đứng đủ gần để bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng nếu người đối diện lùi lại, bạn không nên tiến tới. *Phản hồi: nên tinh tế quan sát hành vi, cử chỉ của đối phương và phản hồi cho phù hợp. Trang 14/16 Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp KẾT LUẬN Các cử chỉ của cơ thể hay yếu tố phi ngôn ngữ rất quan trọng trong giao tiếp và tầm ảnh hưởng của nó rất rộng đồng thời đem lại nhiều ý nghĩa khác nhau trong mỗi nền văn hóa. Để có thể sử dụng tốt và kiểm soát được đòi hỏi phải có một quá trình rèn luyện tuy nhiên có một số dấu hiệu cơ bản bẩm sinh của con người không thể thay đổi và cũng không cần phải học. Bên cạnh đó việc đọc đúng và hiểu đúng các yếu tố phi ngôn ngữ này cũng cần phải có kinh nghiệm, sự trải nghiệm trong thời gian dài mới có thể giúp ta hiểu được người đối diện sử dụng các cử chỉ đó với mục đích gì, là giả hay thật. Tương tự như vậy, tuổi tác sẽ giúp người ta kiểm soát các cử chỉ, dấu hiệu của cơ thể tốt hơn, sử dụng chúng có hiệu quả hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan