Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tiểu luận xử lý tình huống thực hiện việc xóa án tích cho công dân tại phòng lý ...

Tài liệu Tiểu luận xử lý tình huống thực hiện việc xóa án tích cho công dân tại phòng lý lịch tư pháp, sở tư pháp thành phố hà nội.

.DOCX
27
2824
118

Mô tả:

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A - 2015 ----------------- TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Xử lý tình huống thực hiện việc xóa án tích cho công dân tại phòng Lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội Học viên: Đào Hoàng Yến Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị công tác: Văn phòng Sở Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội (Biệt phái xuống phòng Lý lịch tƣ pháp từ tháng 3/2015) Hà Nội, tháng 11 năm 2015 MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................i DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................... 2 LỜI NGỎ ĐẦU.....................................................................................................3 PHẦN I: MỞ ĐẦU...............................................................................................4 1.1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................4 1.2. Mục tiêu của đề tài......................................................................................7 1.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 7 1.4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 7 1.5. Kết cấu của tiểu luận...................................................................................8 PHẦN II. NỘI DUNG.......................................................................................... 9 2.1. Mô tả tình huống.........................................................................................9 2.2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống..................................................11 2.2.1. Căn cứ pháp lý để giải quyết tình huống xóa án tích ………………11 2.2.2. Mục tiêu xử lý tình huống xóa án tích cho công dân..........................11 2.3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả............................................................... 12 2.3.1. Phân tích nguyên nhân....................................................................... 12 2.3.2. Phân tích hậu quả...............................................................................13 2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống.........14 2.5. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn..........................17 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 20 3.1. Kết luận.....................................................................................................20 3.2. Kiến nghị...................................................................................................20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................22 1 DANH MỤC VIẾT TẮT Tên viết tắt LLTP TAND VKSND XHCN UBND 2 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong trong suốt quá trình giảng dạy chuyên viên cũng như hướng dẫn viết tiểu luận tình huống. Nhờ sự nhiệt tình, tận tâm và hết sức tạo điều kiện, giúp đỡ cũng như truyền tải kiến thức tới tôi cùng toàn thể các học viên lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên K3A – 2015, tôi đã hoàn thành khóa học Chuyên viên tại Truờng Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. Ngoài ra, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm kích tới cô Nguyễn Thị Diệu Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên K3A - 2015. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn cùng lớp đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè luôn ủng hộ tôi trong quãng đường học tập, nghiên cứu. Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm cho nên bài tiểu luận của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự bổ sung, góp ý và thông cảm từ các thầy cô, và bạn đọc. Học viên, Đào Hoàng Yến 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Xóa án tích là một chế định nhân đạo của Nhà nước ta, công nhận người bị kết án nếu đã được xóa án tích thì không bị coi là đã có án. Kể từ thời điểm được các cơ quan nhà nước công nhận xóa án tích, thì họ bình đẳng như các công dân khác. Giấy tờ chứng minh việc xóa án tích là cơ sở pháp lý để họ hòa nhập với cộng đồng, thực hiện các công việc như xin việc làm, kinh doanh, đi học... Theo quy định hiện nay, việc xóa án tích có thể thực hiện tại một trong các cơ quan sau: 1.1.1. Xóa án tích thực hiện tại cơ quan Tòa án: Thẩm quyền thực hiện việc xóa án tích là Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Thủ tục, hồ sơ xóa án tích công dân thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của mình. Như vậy, theo quy định nêu trên, người có yêu cầu xóa án tích sẽ phải nộp đơn cùng hồ sơ tới Tòa án theo quy định để nhận được Giấy chứng nhận xóa án tích hoặc Quyết định xóa án tích tùy theo đối tượng và điều kiện. 1.1.2. Xóa án tích thực hiện tại cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (Sở Tư pháp): Việc thực hiện các thủ tục xóa án tích tại các cơ quan Tòa án không phải là cách duy nhất để có được loại giấy tờ chứng minh người bị kết án đã được xóa án tích. Công dân có thể xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp tại các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định tại Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp, trong đó có ghi “Không có án tích”, nếu thuộc các trường hợp đương nhiên xóa án tích và đã có đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích theo quy định, cũng sẽ là một loại giấy tờ chứng minh người có án đã được xóa án tích. 4 Tuy nhiên, có một điểm khác biệt là, nếu như theo quy định tại Luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, thì chỉ khi nào người dân có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận xóa án tích hoặc Quyết định xóa án tích, thì Tòa án có thẩm quyền mới cấp các loại giấy tờ đó. Nói cách khác, Tòa án chỉ thực hiện theo yêu cầu của công dân. Trong khi đó, theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, trách nhiệm xác minh các điều kiện đương nhiên xóa án tích để cấp Phiếu Lý lịch tư pháp thuộc về trách nhiệm của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Điều 17 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp quy định “Trong trường hợp người bị kết án đã có đủ thời gian để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự, nhưng chưa nhận được Giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án thì Sở Tư pháp tiến hành xác minh về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời hạn đang có án tích hay không. Việc xác minh được thực hiện như sau: Trong trường hợp người bị kết án đã có đủ thời gian để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự, nhưng chưa nhận được Giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án thì Sở Tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia tiến hành xác minh về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời hạn đang có án tích hay không. Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTPTANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp quy định về trình tự, thủ tục việc xác minh các điều kiện đương nhiên xóa án tích. Theo đó việc xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích được thực hiện như sau: - Sở Tư pháp gửi văn bản yêu cầu xác minh hoặc trực tiếp xác minh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú, làm việc sau khi chấp hành xong bản án; - Trong quá trình xác minh tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, nếu thấy cần thiết, Sở Tư pháp thực hiện xác minh tại cơ quan tiến hành tố tụng có 5 liên quan về việc người bị kết án có đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hay không. - Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của Sở Tư pháp. Cán bộ tư pháp – hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện xác minh theo yêu cầu của Sở Tư pháp. - Sở Tư pháp gửi kết quả xác minh cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc xác minh. Như vậy, trách nhiệm xác minh các điều kiện đương nhiên xóa án tích thuộc các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác minh các điều kiện thuộc các trường hợp đương nhiên xóa án tích tại các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp gặp nhiều khó khăn do việc xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích phải thực hiện tại nhiều cơ quan. Nguồn lực và kinh phí thực hiện công tác xác minh các điều kiện đương nhiên xóa án tích còn thiếu và yếu. Một số trường hợp người dân không còn lưu giữ được các giấy tờ cần thiết để chứng minh đã hoàn thành các trách nhiệm, nghĩa vụ dân sự trong bản án, trong khi đó một số các cơ quan cũng không còn lưu giữ sổ sách, hồ sơ để thực hiện việc xác minh. Việc xác minh các trường hợp đương nhiên xóa án tích đòi hỏi cán bộ lý lịch tư pháp ngoài việc phải nắm vững các quy định pháp luật, cần đòi hỏi phải có trách nhiệm. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cơ quan Tòa án cần có các quy định cụ thể về việc phối hợp trong việc thực hiện xác minh các điều kiện về đương nhiên xóa án tích để việc thực hiện công việc này được dễ dàng, thuận lợi. Chính vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài cho tiểu luận tốt nghiệp phần học Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên tại Truờng đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong là: “Xử lý tình huống thực hiện việc xóa án tích cho công dân tại phòng Lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội”. 6 1.2. Mục tiêu của đề tài - Xây dựng một tình huống xóa án tích cho công dân. Phân tích rõ quá trình công dân tới nộp hồ sơ, xin làm các thủ tục xóa án tích. - Xây dựng 02 phương án để xử lý vụ việc xóa án tích cho công dân nói trên, đối với mỗi phương án, nêu những thuận lợi, khó khăn, ưu điểm và hạn chế, kết quả đạt được và hậu quả khi thực hiện phương án. Từ những phân tích về 02 phương án giải quyết đã xây dựng, chọn phương án tối ưu nhất và nêu lý do tại sao lại chọn phương án tối ưu đó, đảm bảo thu được tối đa hiệu quả và giảm đến mức tối thiểu hậu quả, thiệt hại của việc thực hiện phương án xử lý đó. Xử lý tốt vụ việc sẽ góp phần tăng cường tính pháp chế XHCN, giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước và cá nhân. Từ đó đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà nước và nhân dân, tăng cường niềm tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước. 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong bài tiểu luận này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp thông tin để phân tích tình huống, so sánh các phương án một cách chi tiết rồi đưa ra những nhận định một cách khách quan về tình huống. Bên cạnh đó, tôi cũng vận dụng những kiến thức lĩnh hội được từ thầy, cô giáo, từ giáo trình, từ những văn bản pháp luật, từ kinh nghiệm thực tế trong công tác, học hỏi các đồng nghiệp và anh chị em học viên cùng lớp, căn cứ vào tình hình thực tế đang diễn ra cơ quan tôi xây dựng một tình huống cụ thể xảy ra tại phòng mình công tác và xây dựng những phương án để xử lý tình huống đó. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài này nghiên cứu vấn đề tại phòng Lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội. - Phạm vi thời gian: trong năm 2015 7 1.5. Kết cấu của tiểu luận Kết cấu của tiểu luận bao gồm 03 phần chính Phần I: Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.5. Kết cấu của tiểu luận Phần II: Nội dung 2.1. Mô tả tình huống 2.2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống 2.3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả 2.4. Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết tình huống 2.5. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn Phần III: Kết luận và kiến nghị 8 PHẦN II. NỘI DUNG 2.1. Mô tả tình huống Phòng Lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp Hà Nội là phòng chuyên môn thực hiện việc tra cứu, cấp phiếu LLTP theo yêu cầu của công dân. Khi công dân có yêu cầu cấp phiếu LLTP, sẽ trực tiếp hoặc ủy quyền tới làm hồ sơ tại bộ phận một cửa, hồ sơ hợp lệ được chuyển xuống phòng Lý lịch tư pháp. Chuyên viên phòng Lý lịch tư pháp có nhiệm vụ chuyển kết quả yêu cầu xác minh tới Phòng Hồ sơ cảnh sát (PC53) – Công an thành phố Hà Nội. Sau khi có kết quả trả lời về việc xác minh, với những kết quả “Không có án tích” chuyên viên thụ lý hồ sơ sẽ được giao nhiệm vụ cấp phiếu LLTP cho công dân và trả kết quả tại bộ phận một cửa. Với trường hợp kết quả là “Có thông tin, nhưng phòng PC53 không có tài liệu về xử lý cuối cùng”, chuyên viên tiếp nhận hồ sơ sẽ làm công văn xác minh gửi tới Công an quận (huyện), TAND quận (huyện), VKSND quận (huyện) nơi xử lý, thụ lý trường hợp vi phạm pháp luật của công dân đó để làm rõ về kết quả xử lý cuối cùng. Cuối cùng, với những kết quả “Có án tích”, chuyên viên tiếp nhận hồ sơ đó xem xét hồ sơ, với trường hợp công chưa chấp hành xong bản án hoặc thời gian thử thách, chưa đủ điều kiện xóa án tích sẽ ra phiếu có án tích. Trường hợp công dân đủ điều kiện xóa án tích, nhưng không làm thủ tục xóa án, sẽ khai vào đơn xin ra phiếu có án theo mẫu, chuyên viên phòng sẽ cấp phiếu có án. Trường hợp công dân đủ điều kiện xóa án tích, cung cấp được giấy chứng nhận xóa án tích do TAND cấp, chuyên viên đối chiếu với kết quả công an cung cấp, nếu thấy đúng số bản án và thời gian sẽ cấp phiếu không có án cho công dân. Trường hợp công dân đủ điều kiện xóa án tích, có mong muốn được xóa án tích, chuyên viên sẽ mời công dân tới phòng hướng dẫn. 9 Ngày 15/10/2015, sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp từ bộ phận một cửa của công dân Trần Duy Hoàng, phòng đã chuyển phiếu xác minh thông tin lý lịch tư pháp tới phòng Hồ sơ cảnh sát (PC53) – Công an thành phố Hà Nội. Đến ngày 26/10/2015, phòng đã nhận được thông báo kết quả xác minh thông tin lý lịch tư pháp của công dân Trần Duy Hoàng với nội dung như sau: Công dân Trần Duy Hoàng , sinh ngày 14/02/1983 có hộ khẩu thường trú tại số 60, ngõ 631, đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Tình trạng án tích: 01 tiền án Ngày 31/5/2008: Cướp tài sản, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xử 36 tháng án treo, thử thách 59 tháng 28 ngày. Bản án số 201/ST ngày 04/12/2008. Sau khi nhận được thông báo từ phòng Hồ sơ cảnh sát, nhận thấy trường hợp của công dân Trần Duy Hoàng đã chấp hành xong bản án và đủ điều kiện để xóa án tích, phòng đã cử chuyên viên liên hệ với công dân để hỏi rõ vụ việc đã xảy ra và hướng dẫn công dân trực tiếp đến phòng để hướng dẫn làm thủ tục xóa án tích. Ngày 26/10/2015, công dân Trần Duy Hoàng đã tới phòng Lý lịch tư pháp – Sở Tư pháp Hà Nội, xác nhận sự việc xảy ra trên là đúng sự thật, đúng với số bản án và mức án phạt công an cung cấp. Tuy nhiên, công dân không còn giữ bất kỳ loại giấy tờ gì do 01 lần chuyển nhà, các giấy tờ đó thất lạc, cùng với suy nghĩ rằng mình trong diện đương nhiên được xóa án tích nên khi được cán bộ phòng hướng dẫn công dân mới biết rằng trong lý lịch của mình vẫn còn 1 tiền án. Chuyên viên phòng đã hướng dẫn công dân Trần Duy Hoàng tới Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội xin sao Biên lai thu tiền và Tòa án nhân dân 10 thành phố Hà Nội xin sao bản án, rồi cầm những kết quả đó cùng với chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu tới Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xin làm thủ tục xóa án tích. Nhưng công dân Trần Duy Hoàng trình bày, do thời gian xảy ra lâu, sợ rằng việc tìm kiếm khó khăn và mất nhiều thời gian đi lại nên công dân có ý né tránh việc xin làm thủ tục xóa án tích. Nhận thấy, công dân đã đủ điều kiện xóa án, việc xóa án sẽ giúp công dân hòa nhập hơn với cộng đồng, thuận lợi cho công việc của mình và những việc sau này, chuyên viên phòng đã trình bày với lãnh đạo phòng để tìm ra phương án hiệu quả nhất. 2.2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống 2.2.1. Căn cứ pháp lý để giải quyết tình huống xóa án tích - - Bộ Luật hình sự - Luật Lý lịch tư pháp - Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA- BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp. - Và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác 2.2.2. Mục tiêu xử lý tình huống xóa án tích cho công dân Đảm bảo thi hành pháp chế XHCN, tăng cường kỷ cương pháp luật Nhà nước và chỉ đạo của cơ quan cấp trên Góp phần thực hiện tốt chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. - Bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức xã hội, nhà nước và công dân. 11 - Tôn trọng quyền bình đẳng của công dân. - Đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, tinh thần hoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong đơn vị. Qua việc tiếp nhận hồ sơ xin xóa án tích tại Sở tư pháp, một lần nữa phổ biến giáo dục kiến thực pháp luật sâu, rộng đến từng người dân. - Đơn giản hóa thủ tục hành chính, và tạo điều kiện thuật lợi nhất để công dân có thể tích cực hưởng ứng các chính sách của Đảng và tuân thủ pháp luật của Nhà nước cũng như xây dựng vào công cuộc đổi mới địa phương, đất nước. Tạo niềm tin cho công dân đối với sự lãnh đạo, quản lý của bộ máy hành chính nhà nước. 2.3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả 2.3.1. Phân tích nguyên nhân - Do nhận thức của một phần không nhỏ cán bộ, chuyên viên, nhân dân về chủ chương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước còn chưa đúng, chưa đầy đủ. Chưa tích cực tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng nên còn xảy ra việc hiểu nhầm về điều kiện xóa án tích, đôi khi giải thích, hướng dẫn còn mang tính hình thức, qua loa. - Do đại bộ phận nhân dân chưa tích cực nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật nên chưa nhận thức được các quy định của pháp luật. - Do chưa nắm rõ được chức năng, nhiệm vụ của một số cán bộ, công chức dẫn đến còn đùn đẩy, vô trách nhiệm, coi nhiệm vụ đó không phải là nhiệm vụ của mình mà của bộ phận khác, đôi lúc còn có thái độ né tránh công việc. 12 - Công tác chỉ đạo, điều hành đôi khi còn yếu kém, không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm được giao. Do sự thiếu tôn trọng pháp chế của các bên có liên quan đến vấn đề xử lý trường hợp xin xóa án tích. - Do sự thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật của nhân dân, người có liên quan đến vụ việc. Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan còn lỏng lẽo, chưa chặt chẽ, chưa sát sao, gây phiền hà cho nhân dân. 2.3.2. Phân tích hậu quả - Thiệt hại về kinh tế Đối với bản thân người xóa án tích họ phải tốn chi phí đi lại, thời gian đi lại nhiều lần, họ có thể làm thêm được nhiều việc cho gia đình, xã hội. Đối với cơ quan có liên quan, phải tìm lại những hồ sơ đã xảy ra lâu, không thể tìm được trong thời gian nhanh, phải sắp xếp công việc để tìm kiếm, tốn thêm chi phí cho nhà nước. - Ảnh hưởng xấu về mặt xã hội Nhiều cán bộ còn hách dịch, gây khó khăn, làm mất uy tín của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức và gây bất bình trong nhân dân. Người dân sẽ mất lòng tin với chính quyền, cán bộ, công chức, kéo theo niềm tin của nhân dân địa phương với Đảng, Nhà nước bị giảm sút. Truyền thống tốt đẹp của cơ quan nhà nước, của nhân dân bị phá vỡ. - Sự tồn đọng của càng nhiều hồ sơ xin làm thủ tục xóa án tích , chứng tỏ sự yếu kém công tác tuyên truyền, về dịch vụ công càng tăng. 13 2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phƣơng án giải quyết tình huống Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Hình sự, Luật Lý lịch tư pháp, Nghị định số 111/210/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Sau khi xem xét trường hợp của công dân Trần Duy Hoàng cũng như sự việc đã xảy ra, chuyên viên phòng Lý lịch tư pháp đã nhận thấy một vài điểm sau: Xét về mặt pháp lý, công dân đã chấp hành xong bản án (về hình phạt và các khoản tiền án phí, tiền phạt hoặc tiền bồi thường dân sự khác), tuân thủ đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính cưỡng chế của pháp luật. Tuy nhiên, do công dân hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, các cơ quan có liên quan còn chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đùn đẩy, kéo dài thời gian, gây phiền hà cho công dân. Sau khi tiến hành xác minh đúng theo quy định, chuyên viên phòng Lý lịch tư pháp đã trình lãnh đạo phòng, họp bàn và đưa ra 02 phương án như sau: Phƣơng án 1: Photo thông báo kết quả xác minh thông tin lý lịch tư pháp do Phòng PC53 cung cấp cho công dân, hướng dẫn công dân từ số bản án, ngày tháng chấp hành bản án đã nêu trong thông báo tới Cục thi hành án dân sự Hà Nội xin sao hoặc cấp lại biên lai thu tiền, tới TAND thành phố Hà Nội xin sao Bản án và xin làm thủ tục xóa án tích. Sau khi có giấy chứng nhận xóa án tích do TAND cung cấp, công dân mang tới Sở Tư pháp nộp 1 bản (hoặc bản sao có đối chiếu) để được cấp phiếu không có án tích. Phƣơng án 2: Phòng Lý lịch tư pháp cử chuyên viên trực tiếp cùng công dân tới các cơ quan nêu trên xin bản trích lục hoặc bản sao Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm, Biên lai nộp tiền án phí, giấy chứng nhận đã chấp hành xong 14 thời gian thử thách án treo do Cơ quan thi hành án hình sự - Công an quận cấp (Trường hợp bị phạt tù nhưng được hưởng án treo). Sau khi có đầy đủ các giấy tờ nêu trên, Sở Tư pháp sẽ gửi văn bản yêu cầu xác minh cho UBND xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú sau khi chấp hành xong bản án về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian đang có án tích hay không. Ngay sau khi nhận được văn bản thông báo kết quả xác minh của UBND phường, Sở Tư pháp sẽ xem xét, giải quyết việc xóa án tích cho công dân. Cả 02 phương án nêu trên, mỗi phương án đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, cụ thể là: Phuơng án 1: Photo thông báo kết quả xác minh thông tin lý lịch tư pháp do Phòng PC53 cung cấp cho công dân, hướng dẫn công dân từ số bản án, ngày tháng chấp hành bản án đã nêu trong thông báo tới Cục thi hành án dân sự Hà Nội xin sao hoặc cấp lại biên lai thu tiền, tới TAND thành phố Hà Nội xin sao Bản án và xin làm thủ tục xóa án tích. Sau khi có giấy chứng nhận xóa án tích do TAND cung cấp, công dân mang tới Sở Tư pháp nộp 1 bản (hoặc bản sao có đối chiếu) để được cấp phiếu không có án tích. Ưu điểm: Công dân Trần Duy Hoàng là người trực tiếp gây ra lỗi và nhận án phạt, nên là người rõ nhất về kết quả xử lý cuối cùng cũng như mức án phạt dành cho mình. Vì vậy, khi tới các cơ quan có liên quan để xin cấp lại các loại giấy tờ và xin làm thủ tục xóa án tích sẽ trình bày được rõ ràng cho cán bộ nơi đó hiểu về sự việc đã xảy ra, giúp cho việc tra cứu, tìm kiếm được nhanh hơn. Phương án này thành công sẽ tạo sự uy tín cho cán bộ, công chức ở các cơ quan đó, tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và cho cả các bên có liên quan. Tạo sự ổn định chính trị, tăng cường sự tin tưởng của nhân dân vào cơ quan nhà nước. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan