Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Tiểu luận xử lý tình huống về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công ng...

Tài liệu Tiểu luận xử lý tình huống về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông của tỉnh

.PDF
24
1
129

Mô tả:

lOMoARcPSD|15963670 LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước cho cán bộ công chức tỉnh Gia Lai năm 2015, Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Gia Lai tổ chức lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý hành chính nhà nước tại trường Chính trị tỉnh Gia Lai trong thời gian 03 tháng kể từ ngày 12/10/2015 đến ngày 12/12/2015. Qua thời gian học tập, học viên đã được các giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Gia Lai truyền đạt các kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà nước gồm 3 nội dung chính: - Nền hành chính nhà nước; - Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực; - Những kỹ năng cơ bản. Đây là những nội dung cơ bản và cần thiết đối với các cán bộ công chức làm công tác quản lý hành chính nhà nước trong các cơ quản quản lý nhà nước hiện nay. Qua gần 18 chuyên đề và các báo cáo thực tế (Trường chính trị tỉnh Gia Lai đã mời một số đồng chí Lãnh đạo đầu ngành tham gia trao đổi, giảng dạy; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình giảng dạy để học viên có thể tiếp cận nội dung một cách đầy đủ và thực tế), học viên chúng tôi đã nhận thức đúng và đầy đủ hơn về hệ thống pháp luật của Nhà nước ta cũng như những vấn đề thực tiễn về lý luận và công tác quản lý hành chính nhà nước để vận dụng trong công tác quản lý. Đồng thời, các học viên cũng được sáng tỏ hơn về một số vấn đề còn bất cập trong hệ thống pháp luật cũng như các vấn đề mới được nảy sinh trong đời sống xã hội mà pháp luật hiện chưa kịp điều chỉnh. Đối với một học viên đang công tác tại một cơ quan chuyên môn cấp Sở có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông, trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), tôi rất quan tâm đến các chuyên đề: Chính phủ điện tử. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông của tỉnh” làm chủ đề cho tiểu luận của mình. Hiện nay, ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý xã hội hướng tới chính quyền điện tử đang là một xu thế tất yếu, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế quốc tế và quyết tâm cải cách nền hành chính quốc gia. Tỉnh Gia Lai bước đầu cũng đã đưa CNTT ứng dụng vào công tác QLNN. Mặc dù, chính quyền tỉnh Gia Lai đã và đang triển khai một cách tích cực với các chương trình, chính sách ứng dụng CNTT, nhưng nhìn chung vẫn còn rất hạn chế, chưa có được kết quả như mong đợi. So với sự phát triển chung của cả nước và các tỉnh trong khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, việc ứng dụng CNTT tiến tới xây dựng Chính quyền điện tử tại Gia Lai vẫn còn ở mức thấp: Năm 2024 xếp hạng thứ 52/63 tỉnh, năm 2015 xếp hạng thứ 44/63 tỉnh thành về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT. 1 lOMoARcPSD|15963670 Từ thực trạng đó cần có những giải pháp và bước đi cụ thể, thích hợp để triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động QLNN tiến tới hoàn thiện Chính quyền điện tử ở tỉnh theo quy định của Chính phủ. Nhận thức rõ những vấn đề trên, là công chức công tác tại Sở TT&TT, đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng CNTT của tỉnh Gia Lai, học viên chọn tình huống thuộc lĩnh vực CNTT để làm tình huống QLNN kết thúc khóa bồi dưỡng. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu ngắn, phải vừa học, vừa công tác, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên những đánh giá trong bài viết này không thể không có những thiếu sót; học viên mong được quý thầy cô và người đọc thông cảm. Tiểu luận là kết quả của quá trình nhận thức 03 nội dung cơ bản về quản lý hành chính nhà nước của tôi sau 03 tháng được học tập, bồi dưỡng. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo của Trường Chính trị tỉnh Gia Lai đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích về quản lý hành chính nhà nước cho các học viên chúng tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Thái BìnhHiệu trưởng Trường Chính trị, người đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tiểu luận này. PHẦN THỨ NHẤT MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 1/ Giới thiệu khái quát về tình huống Ngay sau khi Bộ TT&TT công bố Báo cáo đánh giá Trang/Cổng thông tin điện tử và mức độ ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2014; Sở TT&TT nhận được Công văn của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai “về việc kết quả đánh giá, cung cấp thông tin, dịch vụ trực tuyến trên trang thông tin điện tử và ứng dụng CNTT tỉnh năm 2015 của Bộ TT&TT”. 2/ Nội dung chính của tình huống Tại Công văn nói trên, UBND tỉnh Gia Lai có ý kiến: "Theo kết quả đánh giá của Bộ TT&TT, Gia Lai xếp ở vị trí gần cuối trong 63 tỉnh, thành trên các bảng xếp hạng về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, mức độ cung cấp thông tin, truy cập thông tin trên các website của địa phương, mức độ ứng dụng CNTT, ... So với các năm 2008 - 2009, Gia Lai giảm thứ bậc xếp hạng ở hầu hết các mục đánh giá". Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Sở TT&TT báo cáo và giải trình về kết quả đánh giá, xếp hạng Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin - truyền thông (Việt Nam ICT Index) năm 2015 của tỉnh; trong đó có việc kiểm tra, đánh giá lại tổng thể chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT trong năm 2014 và kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT trong những năm tiếp theo; đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các trang thông tin điện tử, việc ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh …; thực trạng và những tồn tại. Theo kết quả đánh giá của Bộ 2 lOMoARcPSD|15963670 TT&TT và Hội Tin học Việt Nam về Việt Nam ICT Index năm 2015 thì thứ bậc xếp hạng chung của tỉnh Gia Lai xếp thứ 44/63 tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, nội dung cụ thể của từng phần như sau : + Phần Môi trường tổ chức chính sách: Gia Lai xếp thứ nhất. + Phần Cung cấp dịch vụ công trực tuyến, mức độ cung cấp thông tin, truy cập thông tin trên các website của địa phương : Gia Lai xếp thứ 49. + Phần Hạ tầng nguồn nhân lực: Gia Lai xếp thứ 53. + Phần Ứng dụng CNTT: Gia Lai xếp thứ 49. + Phần Sản xuất kinh doanh: Gia Lai xếp thứ 37. + Phần Hạ tầng kỹ thuật : Gia Lai xếp thứ 58. 3/ Xử lý bước đầu đối với tình huống UBND tỉnh yêu cầu đến ngày 15/4/2015, Sở TT&TT phải có báo cáo. Xử lý bước đầu đối với tình huống này, Giám đốc Sở TT&TT giao Văn phòng Sở chủ trì phối hợp với phòng CNTT, phòng Bưu chính Viễn thông tiến hành rà soát lại toàn bộ số liệu liên quan, đối chiếu với báo cáo đã gửi cho Bộ TT&TT và Hội Tin học Việt Nam; tổng hợp báo cáo các nội dung theo yêu cầu của UBND tỉnh. Ngày 15/4/2015, Sở đã có Báo cáo về đánh giá tổng thể chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh; đánh giá hiệu quả hoạt động của các trang thông tin điện tử, việc ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; đồng thời nêu và phân tích kết quả đánh giá Việt Nam ICT Index năm 2015 của tỉnh Gia Lai. Về đánh giá tổng thể chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh: Trong công tác đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước giai đoạn 2008-2010, Sở TT&TT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành: Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 7/4/2008 "Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020"; Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 09/6/2008 “về Phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan Nhà nước tỉnh Gia Lai năm 2008”; Chỉ thị số 14/2007/CT-UBND ngày 19/7/2007 “Về việc tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hành chính Nhà nước phục vụ CCHC”; Kế hoạch số 2069/KH-UBND ngày 21/7/2008 “về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2009-2010". Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã đưa các nội dung về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các chủ trương, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch của tỉnh như: Định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015); Cải cách hành chính; Công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn; Phát triển kinh tế xã hội cũng như trong công tác đào tạo cán bộ, công chức, dạy nghề và trong các hoạt động thanh niên…Cũng trong năm 2010, Sở TT&TT đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ GL đã ban hành Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 11/2/2010 “về tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với công tác ứng dụng và phát triển CNTT 3 lOMoARcPSD|15963670 trên địa bàn tỉnh Gia Lai”; Tuy vậy, các mục tiêu quan trọng đề ra trong những chương trình, kế hoạch này chưa đạt được như mong muốn nhưng đã xây dựng những điều kiện ban đầu cho một kết cấu hạ tầng về thông tin như: - Hầu hết các cán bộ, công chức (CBCC) là lãnh đạo, chuyên viên, nhân viên trong hê ̣ thống hành chính cấp sở, huyê ̣n đều được trang bị máy tính chính để điều hành, tác nghiê ̣p trong công việc chuyên môn; 15/19 sở, ngành và 06/17 UBND cấp huyện có tỷ lệ máy tính/CBCC đạt 100% (21/36 đơn vị tỷ lệ khoảng từ 85% đến trên 90%). Tính chung, tỷ lệ máy tính/CBCC đạt 90%. - Tất cả các đơn vị đều đã xây dựng mạng nội bộ (LAN) và các máy tính tại các phòng/ ban chuyên môn thuộc các đơn vị đều được kết nối internet (trừ các máy tính được sử dụng để lưu hoặc soạn các văn bản theo chế độ mật); - Hầu hết các máy tính thuộc các cơ quan, đơn vị đều cài đặt hệ điều hành không bản quyền, trừ máy chủ, máy tính xách tay và một số ít máy bàn là có sử dụng hệ điều hành bản quyền; - Ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành (QLVB&ĐH): Hệ thống QLVB&ĐH dùng chung cho cả tỉnh đã được UBND tỉnh giao cho Sở TT&TT triển khai cho 17 huyện, thị xã, thành phố vào năm 2012 (giai đoạn 1) và cho 21 sở, ban, ngành vào năm 2014 (giai đoạn 2), đến nay đã có một số đơn vị đưa hệ thống đi vào sử dụng, thực hiện việc quản lý, xử lý văn bản thông qua phần mềm giúp tiết kiệm thời gian và giảm chi phí giấy, mực in, photo văn bản, hình thành dần thói quen giao việc và luân chuyển văn bản qua mạng, dần tiến tới Văn phòng điện tử trong toàn tỉnh. - Ứng dụng hệ thống Một cửa điện tử: Đến hết năm 2014, đã có 11/17 UBND cấp huyện và 02/19 sở, ban, ngành thuộc tỉnh (Sở Giao thông Vận tải và Văn phòng UBND tỉnh) đã triển khai thực hiện cơ chế một cửa hiện đại. Các đơn vị đã triển khai đều đã đưa hệ thống đi vào sử dụng, phục vụ hiệu quả cho các tổ chức, công dân và doanh nghiệp, giảm thời gian xử lý công việc, tăng tính công khai, minh bạch đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Các đơn vị triển khai hiệu quả nhất gồm: Sở Giao thông Vận tải và UBND các huyện, thị xã, thành phố: Pleiku, Chư Sê, Đak Pơ, Kbang, Chư Prông, Phú Thiện, Chư Pưh, An Khê. - Thiết lập trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước: Hiện đã có 17/17 đơn vị cấp huyện, 19/20 đơn vị cấp sở ngành (trừ Ban Dân tộc) có trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin, cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức 2 thuộc thẩm quyền giải quyết tại đơn vị mình. Hiện nay, các Trang thông tin điện tử đều hoạt động ổn định, cơ bản đã duy trì việc đưa tin, bài tuyên truyền chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động của tỉnh, huyện, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của địa phương đáp ứng tương đối tốt nhu cầu thông tin của người dân và doanh nghiệp ở địa phương và trong tỉnh. Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn có Website, chủ yếu tập trung tại thành phố Pleiku. 4 lOMoARcPSD|15963670 - Tình hình xây dựng và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: + Năm 2010, Cổng thông tin điện tử tỉnh và Trang tin điện tử Sở TT&TT cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 về lĩnh vực báo chí, xuất bản tại địa chỉ: http://gialai.gov.vn, gồm 05 thủ tục: Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh, Cấp giấy chấp thuận cho phép họp báo, Cấp giấy phép hoạt động in đối với cơ sở in của địa phương, Cấp phép xuất bản bản tin, Thẩm định cấp phép phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo báo in. + Năm 2013, UBND tỉnh đã giao cho Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) xây dựng dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực xây dựng để triển khai cho UBND các huyện, thị xã, thành phố để cung cấp 04 thủ tục sau: Đăng ký cấp phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị, đăng ký cấp phép xây dựng tạm nhà ở riêng lẻ, đăng ký điều chỉnh giấy phép xây dựng, đăng ký gia hạn giấy phép xây dựng thông qua địa chỉ http://cpxdtructuyen.gialai.gov.vn. + Năm 2014, Sở Công thương cung cấp 6 nhóm dịch vụ gồm 41 thủ tục hành chính công mức độ 3 thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở được đăng tải tại địa chỉ http://dvcgialai.ekip.vn. + Sở Giao thông Vâ ̣n tải cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức đô ̣ 3 trong năm 2014, gồm 5 thủ tục trên trang thông tin điê ̣n tử của Sở: http://sgtvt.gialai.gov.vn. - Một số đơn vị đã trang bị và sử dụng các phần mềm chuyên ngành cho đơn vị để ứng dụng trong công việc chuyên môn như: các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Công thương, Giao thông Vận tải, Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã,thành phố: Pleiku, Đak Pơ, Đak Đoa, An Khê, Đức Cơ, Ayun Pa, Kông Chro, Krông Pa, Ia Grai. - Hiện nay, tất cả các cơ quan, đơn vị cấp sở, huyện thuộc tỉnh đã có cán bộ phụ trách về CNTT; tuy nhiên, trong số này, cán bộ phụ trách CNTT thuộc 04/19 đơn vị cấp sở có chuyên ngành đào tạo Đại học không phải về CNTT, mà tốt nghiệp ở các chuyên ngành khác nhau và được giao kiêm nhiệm thêm về CNTT. Đa số mỗi đơn vị có ít nhất 01 cán bộ có trình độ Đại học về CNTT, những cán bộ có chuyên ngành CNTT đa số đang kiêm nhiệm thêm các công việc khác nhau; số ít cán bộ phụ trách CNTT của đơn vị có chứng chỉ đào tạo nâng cao, đa số đều dừng ở mức đại học. Hiệu quả hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh: - Việc đảm bảo an ninh mạng và an toàn thông tin tại các đơn vị còn hạn chế: hầu hết các sở, ngành đều chưa được trang bị thiết bị tường lửa (bao gồm phần cứng hoặc phần mềm) nhằm bảo vệ hệ thống mạng máy tính, máy chủ của đơn vị khỏi sự tấn công trái phép từ bên ngoài; tỷ lệ máy chủ và máy tính cá nhân/tổng số máy tính được cài đặt phần mềm diệt vius bản quyền còn thấp, tỷ lệ này tại các đơn vị chỉ khoảng 15%, việc mua phần mềm diệt virus bản quyền đều do đơn vị hoặc cá nhân có 5 lOMoARcPSD|15963670 nhu cầu tự đầu tư mua sắm để sử dụng. Các huyê ̣n, thị xã, thành phố đã được trang bị thiết bị tường lửa nhưng còn có mô ̣t số đơn vị chưa quan tâm sử dụng. Việc sử dụng hệ thống thư điện tử (mail) công vụ của tỉnh (@gialai.gov.vn) còn thấp so với yêu cầu của Chính phủ về việc tăng cường sử dụng thư điện tử công vụ. Tất cả các đơn vị sở, ngành và huyện, thị xã, thành phố đều đã được cấp tài khoản thư điện tử công vụ để trao đổi thông tin, toàn tỉnh hiện có hơn 6.200 cán bộ, công chức, viên chức đã được tạo lập tài khoản, tỷ lệ các bộ, công chức sử dụng thư điện tử trong công việc đạt tỷ lệ khoảng 40%. + Các đơn vị có tỷ lệ CBCC đã sử dụng tài khoản thư công vụ của mình cao nhất gồm: các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh, Giáo dục và Đào tạo, TT&TT, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh và các huyện: Phú Thiện, Chư Păh. + Các đơn vị có tỷ lệ CBCC sử dụng tài khoản thư công vụ thấp nhất gồm: các Sở: Xây dựng, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tài chính, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố: Đak Đoa, Đức Cơ, Mang Yang, Ia Pa, Kông Chro, Krông Pa, Ia Grai. Các đơn vị sử dụng tốt trang thông tin điện tử còn thấp, gồm: TT&TT, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh, Giao thông Vận tải, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư và UBND các huyện: Chư Sê, Đak Pơ, Kbang, Chư Prông, Đức Cơ, Ia Pa và Ia Grai. Riêng huyê ̣n Chư Sê đã mở rô ̣ng hê ̣ thống quản lý văn bản và điều hành đến cấp xã. + Các đơn vị ít sử dụng hoặc sử dụng nhưng chưa hết hiệu quả của phần mềm gồm: Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện: Mang Yang, Krông Pa, Phú Thiện, Chư Pưh, Kông Chro và thành phố Pleiku. Hầu hết các Trang thông tin điện tử (WebSite) của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đều chưa tuân thủ đầy đủ các tiêu chí quy định tại thông tư 26/2009/TTBTTTT quy định về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với các trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 còn hạn chế. Hầu hết các Website chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin một chiều, chưa tạo được sự trao đổi thông tin hai chiều từ phía các tổ chức, cá nhân với chính quyền như tiếp nhận các ý kiến đóng góp xây dựng tỉnh, các diễn đàn, các cuộc thi, v.v...; thiếu thông tin hoạt động quản lý nhà nước của các đơn vị trực thuộc. - Năm 2014, tỉnh không mở được lớp đào tạo chứng chỉ nâng cao ngắn hạn nào cho các cán bộ phụ trách CNTT và CBCC thuộc tỉnh. Hầu hết đội ngũ cán bộ công chức đã đạt trình độ tin học căn bản (chứng chỉ A, B ... hoặc tương đương). 6 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 -Nhiều đơn vị chưa xây dựng quy chế về quản lý, sử dụng hạ tầng, ứng dụng CNTT tại đơn vị gồm: 13/19 sở, ban, ngành và 11/17 UBND cấp huyện. - 09/17 UBND cấp huyện chưa xây dựng Kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT hằng năm và dài hạn cho địa phương mình. - Theo phân cấp ngân sách, một số địa phương đã quan tâm xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT và đã bố trí ngân sách đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT năm 2014, tiêu biểu như: UBND thành phố Pleiku, UBND các huyện: Chư Sê, Mang Yang, Đak Đoa, Đức Cơ, Đak Pơ. Đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh: Ngoại trừ các đơn vị có Dự án do Bộ chuyên ngành đầu tư, việc bố trí ngân sách cho ứng dụng CNTT còn nhỏ lẻ và hạn hẹp, chủ yếu sử dụng từ nguồn chi thường xuyên. Các cơ quan đều chưa thành lập Ban biên tập riêng cho website, nếu có thì các thành viên Ban biên tập đều kiêm nhiệm nên việc tham gia đưa tin chưa đầy đủ, chất lượng chưa tốt. Giao diện của các Website không được quan tâm làm mới định kỳ để tạo sự tươi trẻ, mới lạ, đặc biệt là vào các ngày lễ hội. Về kết quả đánh giá Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin-truyền thông năm 2015 đối với tỉnh Gia Lai: Theo kết quả đánh giá của Bộ TT&TT và Hội Tin học Việt Nam về VietNam ICT Index năm 2015 thì thứ bậc xếp hạng chung của tỉnh Gia Lai tăng 9 bậc so với năm 2014, cụ thể: năm 2014 xếp thứ 52, năm 2015 xếp thứ 44. Sở Thông tin và Truyền thông đã kiểm tra, đối chiếu thì một phần là do một vài số liệu được Hội Tin học VN tổng hợp là không trùng khớp với số liệu mà Sở đã cung cấp (ví dụ như : tổng số doanh nghiệp có kết nối Internet trên địa bàn tỉnh do Sở cung cấp là 2.770, Hội Tin học VN tổng hợp là 0) dẫn đến Chỉ số về hạ tầng kỹ thuật bị tụt điểm (xếp thứ 58), ảnh hưởng đến việc xếp hạng chung của địa phương; một phần do tốc độ đầu tư của hầu hết các tỉnh, thành phố đều nhanh hơn tỉnh Gia Lai. Tuy thứ bậc xếp hạng chung của tỉnh ta năm 2015 có tăng lên so với năm 2014 nhưng Gia Lai vẫn thuộc nhóm có mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT thấp (44 /63 tỉnh, thành phố), sự phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. 4/ Những vấn đề đặt ra cần xử lý tiếp theo Sau khi gửi báo cáo UBND tỉnh,vấn đề đặt ra cần xử lý tiếp theo là tiếp tục tham mưu UBND tỉnh chương trình, kế hoạch để đẩy nhanh ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước phục vụ cải cách hành chính hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử tại tỉnh trong thời gian tới. 7 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 PHẦN THỨ HAI XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1/ Quan điểm phân tích Đây là tình huống QLNN phát sinh giữa cơ quan cấp trên với cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý lĩnh vực, cụ thể là lĩnh vực CNTT. Theo chủ quan của UBND tỉnh Gia Lai, Chỉ số ICT Index của tỉnh Gia Lai thấp là có phần trách nhiệm của cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý lĩnh vực. Nhìn nhận một cách tổng quát, đây là sự quan tâm của UBND tỉnh đến lĩnh vực đang tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, một tín hiệu tốt từ cấp lãnh đạo đến ứng dụng và phát triển CNTT mà trước đó, cơ quan tham mưu lĩnh vực đã nhiều lần đề trình các cách thức để đẩy nhanh quá trình phát triển, song mọi việc vẫn không được lưu ý cho đến khi có sự tác động của truyền thông. 2/ Căn cứ phân tích Các căn cứ mà Sở TT&TT đã xây dựng các chương trình, kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT là: Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Quyết định số 1605/2010/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2009-2010; Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT và TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 7/4/2008 của UBND tỉnh Gia Lai "Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020"; 3/ Mục tiêu phân tích Mục tiêu phân tích tình huống UBND tỉnh yêu cầu Sở TT&TT báo cáo sự việc nói trên là nhằm mục đích tìm ra đâu là nguyên nhân dẫn đến chỉ số ICT Index của tỉnh Gia Lai ở mức thấp và tăng hạng rất chậm; trên cơ sở đó tham mưu đề ra các giải pháp và phương hướng khắc phục để UBND tỉnh kip thời chỉ đạo nhằm phát triển lĩnh vực CNTT để tiến tới xây dựng chính quyền điện tử tai tỉnh trong tương lai 8 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 PHẦN THỨ BA PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 1. Nguyên nhân dẫn đến tình huống Khi Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra, đối chiếu thì một phần là do một vài số liệu được Hội Tin học VN tổng hợp là không trùng khớp với số liệu mà Sở đã cung cấp (ví dụ như : tổng số doanh nghiệp có kết nối Internet trên địa bàn tỉnh do Sở cung cấp là 2.770, Hội Tin học VN tổng hợp là 0) dẫn đến Chỉ số về hạ tầng kỹ thuật bị tụt điểm, ảnh hưởng đến việc xếp hạng chung của địa phương; đây là sai số do chủ quan của đơn vị tổng hợp và một phần do tốc độ đầu tư của hầu hết các tỉnh, thành phố đều nhanh hơn tỉnh ta nhưng đây không phải là nguyên nhân cơ bản (vì chỉ số hạ tầng kỹ thuật năm 2013 của Gia Lai xếp hạng 53, năm 2014 là 58, tụt 05 điểm) và chỉ số này cũng chỉ là một trong 06 chỉ số tạo nên chỉ số ICT Index. So với sự phát triển chung của cả nước và các tỉnh trong khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, việc triển khai các ứng dụng CNTT để tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) ở Gia Lai vẫn còn ở mức thấp (năm 2015, Gia Lai được xếp hạng 44/63 tỉnh thành về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT, tăng 09 bậc so với năm 2014). Hầu hết, trong các cơ quan nhà nước, việc sử dụng máy tính chỉ dừng ở mức soạn thảo văn bản, lưu trữ dữ liệu cá nhân, chia sẻ và trao đổi thông tin cá nhân, sử dụng vài phần mềm quản lý chuyên ngành (kế toán, quản lý công văn...); việc công khai thông tin lên mạng theo quy định (Luật Công nghệ thông tin , Nghị định 64/2007/NĐ-CP) còn rất hạn chế. Tồn tại này có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau: Một là, rào cản về nhận thức và tâm lý, thói quen. Nhiều cán bộ, công chức chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của triển khai CPĐT trong công cuộc cải cách nền hành chính. Không ít CBCC nghĩ rằng xây dựng văn phòng điện tử làm "rắc rối thêm công việc, tốn thêm thời gian, bị bó buộc thời giờ "; không muốn công khai thông tin lên mạng vì sợ nhiều người biết và giám sát, do đó không quan tâm hoặc không cho đưa thông tin lên WebSite cơ quan; sợ phải học thêm về kiến thức CNTT ; sợ phải thay đổi phong cách và thói quen làm việc (từ tất cả trên giấy tờ sang làm việc trên môi trường mạng...). Nhiều CBCC có suy nghĩ rằng "lâu nay làm như vậy (thủ công) công việc vẫn trôi chảy, việc gì phải thay đổi cho mệt !". Hai là, thiếu sự quan tâm của người đứng đầu cơ quan trong việc triển khai CPĐT. Theo quy định của Nghị định 64/2007/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan nhà nước "trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực, địa phương và tổ chức, cơ quan mình" nhưng trong thực tế ở Gia Lai, hầu hết thủ trưởng cơ quan giao cho cấp phó chịu trách nhiệm, không kiên quyết trong chỉ đạo thực hiện, không quan tâm bố trí kinh phí, cán bộ...Cũng có lãnh đạo cơ quan sợ trách nhiệm khi đầu tư cho CNTT, còn bị tâm lý e ngại về hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực CNTT-TT, có đơn vị không muốn thay đổi quy trình công việc của cơ quan; cũng có người ngại học hoặc sợ mất thời gian học về CNTT. 9 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 Ba là, Gia Lai thiếu nguồn lực về công nghệ thông tin và viễn thông. Về nguồn nhân lực, số lượng đại học về CNTT ở Gia Lai chỉ vài chục người, có vài người có trình độ trên đại học về CNTT nhưng chủ yếu làm công tác giảng dạy; Nhiều sinh viên giỏi về CNTT&TT xuất thân từ Gia Lai nhưng không về tỉnh làm việc. Cán bộ, công chức, viên chức hầu hết chưa được đào tạo về ứng dụng CNTT trên môi trường mạng; chỉ một vài cơ quan có cán bộ chuyên trách về CNTT; chưa có chính sách thu hút, đãi ngộ cán bộ CNTT như một số tỉnh khác (hiện nay có nhiều địa phương đã ban hành chính sách ưu đãi cho cán bộ, công chức phụ trách CNTT như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng ...)… Công tác đào tạo lực lượng cán bộ có trình độ CNTT cao và chuyên sâu đạt kết quả thấp, chưa tương xứng với yêu cầu đề ra, trình đô ̣ ứng dụng CNTT của cán bô ̣, công chức, viên chức còn hạn chế, do đó nguồn nhân lực CNTT vẫn chưa được đảm bảo để triển khai và thực hiện các ứng dụng CNTT Bốn là, về nguồn lực tài chính, Gia Lai là tỉnh còn nghèo nên đầu tư kinh phí hàng năm cho ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước rất thấp so với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; dẫn đến tình trạng đầu tư nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, không tạo được sự phát triển tổng thể, thiếu hiệu quả. Từ khi Đề án 112 ngừng hoạt động đến nay, đầu tư cho ứng dụng CNTT chủ yếu do ngân sách địa phương đầu tư (16,450 tỷ) và do Trung ương hỗ trợ một phần kinh phí (năm 2009:1,1 tỷ, năm 2010: 560 triệu). Việc bố trí kinh khí còn hạn chế so với các kế hoạch được duyệt, do đó nhiều dự án, mục tiêu ứng dụng CNTT vào công tác cải cách hành chính chưa được thực hiện (ví dụ như : Đề án "1 cửa điện tử hiện đại tại UBND thành phố Pleiku). Năm là, trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có ngành công nghiệp phần cứng và phần mềm, chưa có khu CNTT tập trung; toàn tỉnh có 89 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực CNTT nhưng hầu hết các doanh nghiệp chỉ hoạt động mua bán, kinh doanh các thiết bị phần cứng về CNTT, chưa có doanh nghiệp nào đầu tư hoạt động về phần mềm và nội dung thông tin số. Tuy nhiều doanh nghiệp đã có website riêng nhưng chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm chưa quan tâm đến giao dịch thương mại điện tử. Sáu là, việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế hiện nay vẫn còn hạn chế, nhất là các cơ sở y tế ở tuyến huyện, phường, xã. Tại hầu hết các cơ sở y tế chủ yếu sử dụng CNTT trong công việc văn phòng, ứng dụng CNTT vào hoạt động chuyên môn còn rất ít, việc sử phần mềm vào công tác quản lý và khám chữa bệnh chỉ mới được triển khai tại một số cơ sở y tế như Trung tâm y tế các huyện CS, Kb, thị xã AK, AYP và Bệnh viện tỉnh. Bảy là, nhiều chủ trương, chính sách về CNTT không được thực thi trong thực tế: Một điều nghịch lý là tỉnh GL, liên tục nhiều năm có chỉ số về Môi trường tổ chức chính sách luôn ở nhóm đầu, nhưng các chỉ số khác không có sự thay đổi, vẫn ở mức thấp. Do ở Gia Lai, có tình trạng ban hành chính sách theo chỉ đạo của trung ương như Quy hoạch, Kế hoạch, Chỉ thị, ...(như đã mô tả ở phần II) nhưng chưa chú ý đến việc triển khai. Sở KH&ĐT, cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh về bố trí ngân sách 10 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 đầu tư lại không có cái nhìn mới về sự phát triển quá nhanh đối với lĩnh vực CNTT nên không ưu tiên bố trí ngân sách cho đầu tư phát triển CNTT. UBND tỉnh có lẽ vì nhiều lý do khách quan, chủ quan cũng không để ý nhiều đến lĩnh vực này, chỉ đến khi phương tiện truyền thông công bố số liệu ở thứ hạng thấp thì lúc này mới chợt nghĩ đến nó và có những động thái bước đầu được đánh giá là tích cực. Tám là, công tác quản lý nhà nước về CNTT chưa theo kịp quá trình xây dựng CPĐT của cả nước. Vai trò của cơ quan tham mưu về CNTT-TT của tỉnh (Sở TT&TT) chưa được phát huy mạnh mẽ, sự phối hợp giữa Sở TT&TT với các đơn vị, địa phương trong ứng dụng CNTT chưa gắn kết, thiếu hiệu quả. Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng CPĐT với cải cách hành chính. Chưa có biện pháp xử lý những cá nhân, cơ quan, đơn vị không triển khai ứng dụng CNTT và tham gia kế hoạch xây dựng Chính phủ điện tử (như đưa vào tiêu chí thi đua khen thưởng, tiêu chí đánh giá cán bộ, bổ nhiệm cán bộ...). Ngoài ra, hiện nay Sở TT&TT vẫn chưa tổ chức được cuộc điều tra toàn diện về hiện trạng cơ sở hạ tầng và tiềm lực CNTT trên địa bàn tỉnh, đă ̣c biê ̣t là trong các doanh nghiê ̣p để tổng hợp, báo cáo và đề xuất biện pháp đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo ra bước phát triển nhanh và toàn diện về CNTT; nhiều số liệu vẫn chưa thống kê được để cung cấp cho Bộ. 2. Hậu quả Về ưu điểm: Khác với các báo cáo về CNTT khác, ICT Index phản ánh được toàn bộ thực trạng ứng dụng và phát triển CNTT từ vấn đề hạ tầng, nhân lực, ứng dụng đến chính sách cho CNTT, trên cơ sở đó để đưa ra xếp hạng. Chính vì vậy, báo cáo này còn tạo ra hiệu ứng tích cực ở những nơi bị đánh giá là yếu kém trong bảng xếp hạng. Cơ quan chuyên môn là Sở TT&TT rất hài lòng về sự bức xúc của UBND tỉnh khi chỉ số ICT Index của Gia Lai thấp. Điều đó chứng tỏ hiệu ứng tích cực từ việc bị "bêu gương", bị xếp hạng trong nhóm yếu kém khiến UBND tỉnh bắt đầu quan tâm đến ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thay đổi trong chỉ số ICT Index, có thể do những thay đổi cách tính chỉ số hay do các đơn vị trước đây công bố số liệu chưa chính xác. Việc thay đổi vị trí trong chỉ số ICT Index của một số tỉnh (chẳng hạn như tỉnh Nghệ An sau khi công bố chỉ số ICT Index năm 2006 tại Thanh Hoá, khi đó Nghệ An xếp thứ 37 trong số 64 tỉnh thành trong cả nước. Báo chí Nghệ An đã có nhiều bài viết đánh giá về xếp hạng của tỉnh. UBND tỉnh Nghệ An cũng tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân. Một năm sau đó, chỉ số ICT Index của Nghệ An đã tăng lên vị trí 17/64 tỉnh thành) có tác động rất lớn từ việc công bố chỉ số, từ việc họ bị đánh giá thấp. Về hạn chế: Trong một chừng mực nhất định, trong tham mưu quản lý lĩnh vực, việc này coi như Sở TT&TT bị "thổi còi" do chưa làm hết trách nhiệm. 11 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 PHẦN THỨ TƯ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN Trên cơ sở phân tích tình huống như đã nêu trên; có 02 phương án để Sở TT&TT tham mưu UBND tỉnh giải quyết vấn đề để nhằm nâng chỉ số ICT Index trong thời gian tới. Phương án 1: * Nội dung: Sở TT&TT tham mưu UBND, Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT của tỉnh các nội dung: - Tham mưu Ban chỉ đạo CNTT của tỉnh tiến hành cuộc điều tra về hiện trạng cơ sở hạ tầng và tiềm lực CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, để tổng hợp, báo cáo và đề xuất biện pháp đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng "Chính phủ điện tử " tại tỉnh trong thời gian tới. - Tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội thảo về Giải pháp để nâng chỉ số ICT Index của tỉnh Gia Lai. - Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao chỉ số ICT Index của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015. - Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015. * Mục tiêu: Nâng cao chỉ số ICT Index của tỉnh Gia Lai . * Nguồn lực để thực hiện phương án: - Ngân sách: Ngân sách của tỉnh đầu tư cho các dự án CNTT có quy mô lớn; kinh phí thương xuyên của các đơn vị để mua sắm các hạng mục nhỏ và duy trì các ứng dụng CNTT. - Nhân lực: Sử dụng nhân lực của Sở TT&TT, cán bộ chuyên trách về CNTT ở các sở, ngành, địa phương; đặc biệt là vai trò của người đứng đầu của chính quyền các cấp, thủ trưởng trong các cơ quan, đơn vị. * Thời gian để thực hiện các phương án: Trong năm 2015, tiến hành tổ chức Hội thảo; điều tra, khảo sát hiện trạng về CNTT trong các cơ quan nhà nước của tỉnh; dự thảo và trình ban hành các kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch từ năm 2015 đến năm 2020. Ưu điểm của Phướng án 1: - Tham mưu chương trình tổng thể về phát triển và ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh, tập trung cho nội dung xây dựng chính quyền điện tử trong thời gian tới nhằm phục vụ cho người dân và doanh nghiệp trong các quan hệ giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước. - Với sự quyết liệt trong chỉ đạo kết hợp với chế tài xử lý mạnh mẽ, sẽ tác động đến nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước. 12 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 Nhược điểm: - Để thực hiện được các nội dung trên, tỉnh cần có một khoản ngân sách lớn để đầu tư, trong khi tỉnh Gia Lai luôn thiếu vốn cho đầu tư phát triển. Với phương án này thì tính khả thi thấp. Phương án 2: * Nội dung: Sở TT&TT tham mưu UBND, Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT của tỉnh các nội dung: - Tiến hành cuộc điều tra toàn diện về hiện trạng cơ sở hạ tầng và tiềm lực CNTT trên địa bàn tỉnh, đă ̣c biê ̣t là trong các doanh nghiê ̣p để tổng hợp, báo cáo và đề xuất biện pháp đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo ra bước phát triển nhanh và toàn diện về CNTT. - Ban hành Kế hoạch nâng cao chỉ số ICT Index của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020 - Ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT tổng thể về phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2020. - Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng về vai trò, vị trí của ứng dụng công nghệ thông tin đến các sở, ban, ngành, UBDN các huyện thị xã thành phố; đến toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh; - Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về ứng dụng, phát triển CNTT. - Ưu tiên đầu tư ngân sách gắn với đa dạng hóa nguồn vốn để phát triển CNTT. - Xây dựng hạ tầng CNTT hiện đại, đồng bộ để đáp ứng cho các chương trình ứng dụng, phát triển CNTT. - Ứng dụng CNTT rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả cao. - Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT. - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, nâng cao năng lực quản lý các mạng viễn thông, truyền hình, Internet. * Mục tiêu: Nâng cao chỉ số ICT Index của tỉnh Gia Lai. * Nguồn lực để thực hiện phương án: - Ngân sách: + Ưu tiên bố trí ngân sách, vốn đối ứng của địa phương để triển khai các công trình, nhiệm vụ, dự án có sử dụng nguồn vốn trung ương, của tỉnh (đối với các địa phương thuộc tỉnh) và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. - Nhân lực: + Sử dụng nhân lực của Sở TT&TT, cán bộ chuyên trách về CNTT ở các sở, ngành, địa phương; đặc biệt là vai trò của người đứng đầu của chính quyền các cấp, thủ trưởng trong các cơ quan, đơn vị. + Nhân lực của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngoài các đơn vị nhà nước. 13 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 * Thời gian để thực hiện các phương án: Trong năm 2015, tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát hiện trạng về tình hình ứng dụng CNTT của tỉnh Gia Lai; dự thảo và trình ban hành các kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch từ năm 2015 đến năm 2020. Ưu điểm: - Tham mưu chương trình tổng thể về phát triển và ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh, tập trung cho nội dung xây dựng chính quyền điện tử trong thời gian tới nhằm phục vụ cho người dân và doanh nghiệp trong các quan hệ giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước. Đúng định hướng của Chính phủ tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 Nghị quyết về Chính phủ điện tử; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/20/2015 Phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 20162020; - Với sự quyết liệt trong chỉ đạo kết hợp với chế tài xử lý mạnh mẽ, sẽ tác động đến nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước. - Tranh thủ nguồn vốn từ trung ương theo hình thức vốn đối ứng. Nhược điểm: - Để thực hiện được các nội dung trên, tỉnh cần có một khoản ngân sách lớn để đầu tư, trong khi tỉnh Gia Lai luôn thiếu vốn cho đầu tư phát triển, luôn trông chờ vào sự hỗ trợ từ trung ương. Phương án này tính khả thi cao. Vì vậy chọn phương án thứ 2. PHẦN THỨ NĂM KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC LỰA CHỌN 1.Thời gian triển khai công việc: STT Nội dung công việc Cơ quan chủ Cơ quan phối Thời gian trì hợp 1 Đổi mới nâng cao nhận thức về CNTT Tổ chức phổ biến, quán triệt Sở Thông tin và Ban Tuyên giáo Năm 2015-2016 1.1 1.2 1.3 Nghị quyết số 36-NQ/TW của Truyền thông Bộ Chính trị và chương trình hành động đến các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan trên địa bàn tỉnh Xây dựng các chuyên đề, Báo Gia Lai; chuyên mục để phổ biến kiến Đài Phát thanh và thức, các điển hình về ứng truyền hình tỉnh dụng CNTT Kiện toàn Ban Chỉ đạo ứng UBND các dụng CNTT các huyện, thị xã, huyện, thị xã, thành phố thành phố Tỉnh ủy Các Sở, ban, Năm 2015-2020 ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Năm 2015 14 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 1.4 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 3 4 4.1 Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung nội dung ứng dụng và phát triển Các Sở, ban, CNTT trong các quy hoạch, kế ngành, UBND Sở Thông tin và hoạch phát triển kinh tế - xã 2015-2020 các huyện, thị xã, Truyền thông hội, kế hoạch đầu tư công, các thành phố dự án, chương trình… của các địa phương, đơn vị. Tổ chức xây dựng và nhân Các Sở, ban, rộng các mô hình tiên tiến Sở Thông tin và ngành, UBND Năm 2015-2020 trong ứng dụng, phát triển Truyền thông các huyện, thị xã, CNTT thành phố Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về ứng dụng, phát triển CNTT Xây dựng Quy chế quản lý đầu Các Sở, ban, tư ứng dụng CNTT sử dụng Sở Thông tin và ngành, UBND Năm 2015 nguồn vốn ngân sách nhà nước Truyền thông các huyện, thị xã, trên địa bàn tỉnh Gia Lai thành phố Xây dựng Quy chế quản lý, Các Sở, ban, vận hành và sử dụng Hệ thống Sở Thông tin và ngành, UBND Năm 2015 một cửa điện tử trên địa bàn Truyền thông các huyện, thị xã, tỉnh Gia Lai thành phố Các Sở, ban, Xây dựng Quy chế quản lý, sử Sở Thông tin và ngành, UBND dụng chữ ký số trên địa bàn Năm 2015 Truyền thông các huyện, thị xã, tỉnh Gia Lai. thành phố Các Sở, ban, Xây dựng Quy chế quản lý, Sở Thông tin và ngành, UBND vận hành và khai thác mạng tin Năm 2017 Truyền thông các huyện, thị xã, học diện rộng tỉnh Gia Lai thành phố Xây dựng Quy chế đảm bảo an Các Sở, ban, toàn thông tin trong hoạt động Sở Thông tin và ngành, UBND ứng dụng CNTT của các cơ Năm 2015-2016 Truyền thông các huyện, thị xã, quan hành chính trên địa bàn thành phố tỉnh Gia Lai Tham mưu Hội đồng nhân dân Các Sở, ban, tỉnh ban hành Nghị quyết để hỗ Sở Thông tin và ngành, UBND trợ đối với công chức, viên Năm 2015-2016 Truyền thông các huyện, thị xã, chức làm công tác CNTT trên thành phố địa bàn tỉnh Gia Lai Sở Tài chính, Sở Ưu tiên đầu tư ngân sách gắn Sở Kế hoạch Thông tin và Năm 2015-2020 với đa dạng hóa nguồn vốn và Đầu tư Truyền thông để phát triển CNTT Xây dựng hạ tầng CNTT hiện đại, đồng bộ để đáp ứng cho các chương trình ứng dụng, phát triển CNTT Các Sở, ban, Đầu tư nâng cấp hệ thống máy Sở Thông tin và ngành, UBND Năm 2016-2020 tính, thiết bị CNTT, hệ thống Truyền thông các huyện, thị xã, mạng LAN. thành phố 15 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 5 5.1 5.2 5.3 5.4 5.5 Xây dựng hệ thống mạng diện rộng toàn tỉnh (WAN) Sở Thông tin và Truyền thông Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Nâng cấp, mở rộng Trung tâm Sở Thông tin và tích hợp dữ liệu của tỉnh Truyền thông Nâng cấp, cải tạo hạ tầng kỹ Sở Thông tin và Văn phòng thuật cổng thông tin điện tử Truyền thông UBND tỉnh của tỉnh Mở rộng hệ thống Hội nghị UBND các Sở Thông tin và truyền hình để kết nối tới cấp huyện, thị xã, Truyền thông xã thành phố Xây dựng các cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường: cơ sở dữ liệu nền địa lý, cơ sở dữ liệu đo đạc bản đồ, cơ sở dữ Sở Tài nguyên và liệu quản lý đất đai, cơ sở dữ Môi trường liệu môi trường, cơ sở dữ liệu địa chất và khoáng sản, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu khí tượng – thủy văn. Xây dựng hệ thống thông tin Sở Thông tin và địa lý (GIS) Truyền thông Đầu tư hệ thống một cửa điện tử hiện đại, một cửa điện tử UBND các liên thông hiện đại tại UBND Sở Thông tin và huyện, thị xã, cấp huyện, các Sở, ban ngành; Truyền thông thành phố các xã, phường, thị trấn trên phạm vi toàn tỉnh. Ứng dụng CNTT rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả cao Quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả các hệ thống CNTT Các Sở, ban, dùng chung của tỉnh như: thư ngành, UBND điện tử công vụ, quản lý văn các huyện, thị xã, bản và điều hành, một cửa điện thành phố tử, hội nghị truyền hình Xây dựng các dịch vụ công Sở Thông tin và Các Sở, ban, trực tuyến mức độ 3,4 để phục Truyền thông ngành, vụ người dân và doanh nghiệp Xây dựng và triển khai Kế Các Sở, ban, hoạch ứng dụng CNTT thông ngành, UBND Sở Thông tin và tin trong hoạt động cơ quan các huyện, thị xã, Truyền thông nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia thành phố Lai giai đoạn 2016-2020 Triển khai số hóa tài liệu học Sở Giáo dục và tập, sách giáo khoa gắn với đổi Đào tạo mới nội dung, phương thức dạy, học, khảo thí Đẩy mạnh ứng dụng CNTT Sở Y tế Sở Thông tin và Năm 2017-2018 Năm 2015-2017 Năm 2017 Năm 2019-2021 Năm 2016-2020 Năm 2019-2022 Năm 2015-2020 Năm 2015-2020 Năm 2017-2018 Năm 2015 Năm 2016-2020 Năm 2016-2020 16 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 5.6 6 7 7.1 7.2 7.3 trong y tế, xây dựng hệ thống bệnh án điện tử, y tế điện tử, bảo hiểm xã hội Xây dựng hệ thống chẩn đoán, khám chữa bệnh từ cấp tỉnh đến cấp huyện Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, nâng cao năng lực quản lý các mạng viễn thông, truyền hình, Internet Xây dựng đề án ứng dụng CNTT trong quân đội để góp phần chính quy hóa, hiện đại hóa quốc phòng Tham mưu UBND tỉnh kiện toàn bộ phận chuyên trách về an toàn, an ninh thông tin để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các trang thông tin điện tử, các loại hình truyền thông trên Internet trên địa bàn tỉnh Truyền thông Sở Thông tin và Truyền thông Sở Y tế Năm 2018-2019 Sở Thông tin và Truyền thông Sở Nội vụ Năm 2015-2020 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai Sở Thông tin và Truyền thông Năm 2015-2020 Sở Nội vụ Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố 7.4 Triển khai việc ứng dụng Chữ ký số Sở Thông tin và Truyền thông 7.5 Tăng cường các biện pháp để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tại mỗi cơ quan, đơn vị Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Năm 2015-2016 Năm 2015-2020 Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Năm 2015-2016 Năm 2015-2020 2. Nhiệm vụ cụ thể: 1. Đổi mới, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với ứng dụng, phát triển CNTT. a) Tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền rộng rãi và sâu rộng nội dung Nghị quyết 36-NQ/TW, về vị trí, vai trò của CNTT trong tiến trình phát triển bền vững và hội nhập quốc tế trong từng ngành, từng lĩnh vực đến các Sở, ban, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức Đảng các cấp, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. 17 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 b) Các cơ quan đại chúng tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về CNTT trong xã hội, bảo đảm CNTT là một trong các nội dung trọng tâm, thường xuyên trong các chương trình truyền thông của mình. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong việc phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về CNTT. c) Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT của tỉnh và của các huyện, thị xã, thành phố. Người đứng đầu các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo nhiệm vụ ứng dụng, phát triển CNTT tại đơn vị, địa phương mình. d) Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung để đảm bảo ứng dụng, phát triển CNTT là nội dung quan trọng, bắt buộc phải có trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công, chương trình mục tiêu năm 2015 và giai đoạn 2016-2020, cũng như trong các đề án, dự án đầu tư của tỉnh, các Sở, ban ngành và các huyện, thị xã, thành phố. e) Tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình tiên tiến trong ứng dụng, phát triển CNTT. Đưa chỉ tiêu ứng dụng, phát triển CNTT vào chỉ tiêu cải cách hành chính và Thi đua – Khen thưởng. 2. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về ứng dụng, phát triển CNTT. a) Xây dựng Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai. b) Xây dựng Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống một cửa điện tử, một cửa liên thông hiện đại trên địa bàn tỉnh Gia Lai. c) Xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số trên địa bàn tỉnh Gia Lai. d) Xây dựng Quy chế quản lý, vận hành và khai thác mạng tin học diện rộng tỉnh Gia Lai. e) Xây dựng Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai. f) Tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết để hỗ trợ đối với công chức, viên chức làm công tác CNTT trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 3. Ưu tiên đầu tư ngân sách gắn với đa dạng hóa nguồn vốn để phát triển CNTT. Ưu tiên bố trí ngân sách, vốn đối ứng của địa phương để triển khai các công trình, nhiệm vụ, dự án có sử dụng nguồn vốn trung ương, của tỉnh (đối với các địa phương thuộc tỉnh) và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. 4. Xây dựng hạ tầng CNTT hiện đại, đồng bộ để đáp ứng cho các chương trình ứng dụng, phát triển CNTT. 18 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 a) Cần ưu tiên bố trí kinh phí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị mình để đầu tư, nâng cấp hệ thống máy vi tính và các trang thiết bị CNTT để vận hành các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh cũng như phục vụ công tác chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm 100% các máy vi tính được kết nối thành mạng nội bộ (LAN) và Internet, trừ các máy vi tính có soạn thảo văn bản mật theo quy định. b) Xây dựng hệ thống mạng diện rộng (WAN) để kết nối mạng LAN các đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh. c) Nâng cấp, mở rộng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. d) Nâng cấp, cải tạo hạ tầng kỹ thuật cổng thông tin điện tử của tỉnh (http://gialai.gov.vn) để làm cơ sở cung cấp thông tin, các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 phục vụ người dân và doanh nghiệp. e) Mở rộng hệ thống Hội nghị truyền hình để kết nối tới cấp xã. f) Xây dựng các cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường như: cơ sở dữ liệu nền địa lý, cơ sở dữ liệu đo đạc bản đồ, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, cơ sở dữ liệu môi trường, cơ sở dữ liệu địa chất và khoáng sản, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu khí tượng – thủy văn. g) Xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS). h) Đầu tư, nhân rộng hệ thống một cửa điện tử hiện đại, một cửa điện tử liên thông hiện đại tại UBND cấp huyện, các Sở, ban ngành để tiến đến triển khai tới các xã, phường, thị trấn trên phạm vi toàn tỉnh. i) Triển khai phần mềm Quản lý văn bản và điều hành cho các xã, phường, thị trấn. 5. Ứng dụng CNTT rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả cao. a) Đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Kế hoạch ứng dụng CNTT thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2015. b) Quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả các hệ thống CNTT dùng chung của tỉnh như: thư điện tử công vụ, quản lý văn bản và điều hành, một cửa điện tử, hội nghị truyền hình. c) Xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 để phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính của tỉnh. (Thực hiện theo Quyết định số 98/QĐ-UBND ngày 13/02/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh Gia Lai năm 2015 và định hướng đến năm 2020). d) Xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020. 19 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 e) Tổ chức triển khai có hiệu quả môi trường giao dịch và thương mại điện tử, các sàn giao dịch thương mại điện tử. f) Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả các ngành, lĩnh vực. - Triển khai số hóa tài liệu học tập, sách giáo khoa gắn với đổi mới nội dung, phương thức dạy, học, khảo thí; tạo điều kiện cho mọi lứa tuổi được truy cập, học tập, đào tạo. - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong y tế như trong công tác khám, chữa bệnh, y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng hệ thống bênh án điện tử, y tế điện tử, bảo hiểm xã hội; xây dựng hệ thống chẩn đoán, khám chữa bệnh từ cấp tỉnh đến cấp huyện. - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giao thông. g) Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; công tác cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống thiên tai. 6. Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT. a) Đào tạo kỹ năng sử dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT. b) Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách CNTT các cơ quan đơn vị, địa phương theo các chứng chỉ quốc tế của các hãng CNTT lớn như: Microsoft, Cisco, IBM… và theo Thông tư số 11/2015/TT-BTTTT ngày 05/5/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định Chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp c) Nâng cấp các cơ sở đào tạo về CNTT như nâng cấp cơ sở vật chất, phòng thực hành với trang thiết bị và các công nghệ tiên tiến. d) Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới phương thức quản lý, nội dung và chương trình đào tạo, phương thức dạy và học nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. 7. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, nâng cao năng lực quản lý các mạng viễn thông, truyền hình, Internet. a) Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT trong các chương trình, đề án hiện đại hóa quân đội nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. b) Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về CNTT cấp tỉnh để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin để đảm bảo an ninh và an toàn hệ thống thông tin mạng của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố. c) Tăng cường giám sát, phát hiện và kịp thời loại bỏ các thông tin phá hoại của các thế lực thù địch, thông tin trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách 20 Downloaded by ng?c trâm ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan