Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tiểu luận xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề y ngoài c...

Tài liệu Tiểu luận xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề y ngoài công lập.

.DOCX
23
4912
114

Mô tả:

PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi khi đề cập đến sức khỏe, chúng ta thường nghe những câu nói như: “Sức khỏe là vàng”, “Chúng ta thường mơ ước rất nhiều điều, nhưng khi bệnh tật chúng ta chỉ còn ước một điều duy nhất, đó là có sức khỏe”. Sức khỏe là một tài sản vô giá của con người, có sức khỏe là có tất cả. Nhưng không phải ai cũng hiểu được giá trị đó, bởi quy luật “Sinh, lão, bệnh, tử” không ai có thể tránh khỏi. Do vậy khi bị ốm đau, bệnh tật cần phải dùng thuốc để chữa bệnh, nhưng dùng thuốc như thế nào cho có hiệu quả thì không phải ai cũng hiểu được. Việc sử dụng thuốc cần phải có một đội ngũ thầy thuốc giỏi, chuyên sâu về nghiệp vụ mới hiểu rõ được tính năng, tác dụng của thuốc và sử dụng một cách an toàn, hợp lý, có hiệu quả, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương xã hội hoá công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, mục tiêu chung là "Phấn đấu để mọi người dân được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về tinh thần giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi”. Đông Anh là một Huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là đấu mối giao thông quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các Tỉnh phía Bắc. Diện tích tự nhiên là 18.230 ha, tổng số dân 416.031 trong đó có 374.666 nhân khẩu thường trú và 41.365 nhân khẩu tạm trú (số liệu tháng 9/2014). Năm 2015, trên địa bàn huyện Đông Anh có 286 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập, trong đó có 232 cơ sở hành nghề dược và 54 cơ sở hành nghề y phân bố trên 24 xã, thị trấn. Công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y dược ngoài công lập do đó cũng gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, nhiều cơ sở hoạt động ngoài giờ hành chính, nhân lực, vật lực đảm bảo cho công tác quản lý hành nghề y, dược ngoài công lập còn yếu và thiếu. Hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập đã góp phần đẩy mạnh xã hội hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; người dân có điều kiện chọn lựa cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bán thuốc phù hợp với từng loại bệnh và khả năng kinh tế của mình; tạo điều kiện cho người bệnh phát hiện bệnh tật sớm, có thuốc điều trị đúng và được chữa bệnh, chăm sóc và theo dõi thường xuyên, kịp thời; góp phần giảm tải trong các bệnh viện công lập. Sự phát triển các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập cũng là động lực thúc đẩy các cơ sở công lập phải có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn về chất lượng phục vụ, nâng cao trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động y dược ngoài công lập vẫn còn bộc lộ một số mặt tiêu cực như: hành nghề y, dược không có bằng cấp chuyên môn, không có chứng chỉ và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề... , khiến cho người bệnh không biết là họ đang sử dụng loại thuốc gì, nguy hiểm nhất là người bán cũng không biết được tác dụng và chỉ định của loại thuốc mà mình đem bán. Trong đó, các dịch vụ hành nghề y ngoài công lập ngày càng tăng về số lượng, quy mô dịch vụ cũng lớn hơn, các hình thức tổ chức loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú. Cùng với đó, việc theo dõi, điều hành và quản lý các hoạt động hành nghề y ngoài công lập trở nên phức tạp và cấp thiết. Là một chuyên viên tham mưu quản lý Nhà nước về hành nghề y dược ngoài công lập tại Phòng y tế huyện, tôi quyết định chọn đề tài tiểu luận: “Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề y ngoài công lập’’ trên địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội để làm tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch Chuyên viên năm 2015 do Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội tổ chức. 2. Mục tiêu Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 2 Tiểu luận được thực hiện nhằm hai mục tiêu lớn sau: - Rèn kỹ năng nghiên cứu, vận dụng văn bản pháp luật vào thực tiễn công việc quản lý Nhà nước. - Làm nguồn tài liệu tham khảo cho công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y, ngoài công lập. 3. Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận này sử dụng phương pháp hồi cứu, phân tích. 4. Phạm vi nghiên cứu Tiểu luận này được thực hiện dựa trên công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập trên địa bàn huyện Đông Anh. 5. Bố cục PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................ 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................... 2. Mục tiêu ....................................................................................... 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5. Bố cục .......................................................................................... PHẦN II. NỘI DUNG ................................................................................................ 1. Mô tả tình huống ......................................................................... 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống ............................................ 3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống ..................... 3.1. Phân tích nguyên nhân: ........... 3.2. Hậu quả của tình huống: ......... 4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình hu 4.1. Xây dựng phương án: .............. 5. Lập kế hoạch tổ chức phương án đã lựa chọn ........................... 5.1. Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Lập kế hoạch: .......................... Trang 3 5.2.Tổ chức thực hiện: ................... 5.3.Kết quả: ................................... PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 1.Kết luận ...................................................................................... 2.Kiến nghị ................................................................................... 2.1.Đối với Bộ Y tế: ...................... 2.2.Đối với Sở Y tế. ....................... 2.3.Đối với các đối tượng hành ngh Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 4 PHẦN II. NỘI DUNG 1. Mô tả tình huống Sáng ngày 10/7/2015, tôi đang tổng hợp báo cáo xã hàng tháng thì Bác Thu Trưởng phòng gọi tổ Hành nghề y dược (gồm tôi và đồng chí Nguyễn Thành Công) sang phòng khách. Trong phòng lúc này ngoài Bác Thu còn có 2 đồng chí nam khác, sau khi nghe giới thiệu tôi được biết đây là anh Nam và anh Khôi - 2 phóng viên của tờ báo Sức khoẻ Nhân dân. Chào hỏi xong, chúng tôi ngồi xuống và họ bắt đầu trình bày. Sự việc như sau: ngày 9/7/2015, một phụ nữ đến toà soạn báo Sức khoẻ Nhân dân muốn gặp mặt nhà báo để trình bày sự vụ, rất nhanh chóng toà soạn đã cử ngay đồng chí Khôi tiếp. Với vẻ mặt bức xúc không giấu nổi lo lắng nhưng giọng nói lại khá bình tĩnh, chị ấy tự giới thiệu là Trịnh Thị Thanh Loan, đang là nhân viên Ngân hàng BIDV chi nhánh tại Quận Hai Bà Trưng. Chị Loan có một con trai tên là Dũng học lớp 3 trường Tiểu học Hai Bà Trưng. Con trai chị vốn lười ăn lại ham chơi nên người khá còi, bởi vậy nhân dịp nghỉ hè chị muốn bồi dưỡng để con tăng cân, nhưng chị không muốn dùng thuốc tây mà dùng thuốc nam từ thiên nhiên cho lành. Bà nội cháu cũng lo cho đứa cháu đích tôn nên cũng hỏi thăm người quen thì được chỉ dẫn đến một thầy lang ở Đông Anh. Chiều lòng mẹ chồng, chị đưa con đến phòng chẩn trị y học dân tộc của thầy lang Nguyễn Đình Chung tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội. Lúc ấy, phòng khám đang có 7- 8 bệnh nhân ngồi chờ, thầy Chung khoảng 50 tuổi. Đến lượt 2 mẹ con chị, thầy Chung khám xong cho thuốc dùng cho 1 tháng nhưng chị muốn cho con dùng thử 2 tuần. Thầy có vẻ phật lòng nhưng vẫn đồng ý. Thuốc thầy cho gồm 2 gói thuốc bột màu xanh rêu to bằng lòng bàn tay, bên ngoài chỉ có một nhãn in dòng chữ “Thuốc Bổ Tỳ”, dặn mỗi ngày cho cháu uống 2 lần với ít nước, trước khi ăn, một gói phải dùng hết trong một tuần. Mỗi gói thuốc giá 50.000 đồng. Chị cảm ơn thầy rồi đưa con về. Về nhà, chị nếm thử thuốc thấy vị hơi hơi mặn không khó uống lắm nên chị cũng cố ép con uống. Sang đến tuần thứ hai, chị khá ngạc nhiên thấy con trai ăn Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 5 khoẻ hơn hẳn, mặt mũi có vẻ phúng phính hơn nhiều. Mẹ chồng chị mừng lắm, giục chị hết tuần này phải đi mua thêm thuốc ngay. Hai mẹ con chị đi mua thêm đợt thuốc mới, hôm ấy khá đông bệnh nhân. Đến lượt mẹ con chị vào khám, vừa nhận ra bệnh nhân, thầy Chung đã niềm nở, nói không cần khám lại, mà từ sau cũng không cần đem cháu tới làm gì, chỉ cần chị đến lấy thuốc là được. Thầy Chung hỏi chị có muốn lấy thuốc dùng 2 tháng luôn không, chị nói muốn lấy trước 1 tháng rồi quay lại lấy thêm. Sau khi dùng thuốc cho tuần thứ 3, cháu Dũng đã tăng được 3kg, nhưng chị cảm thấy có chỗ không đúng. Cháu mập lên nhưng không cân đối, bụng và mặt cháu nhìn mập hẳn lên, nhưng tay chân dường như không thay đổi so với trước, cháu cũng không hoạt bát như trước mà có vẻ mệt mỏi, không hay chạy nhảy nghịch ngợm như trước mà cứ ngồi xem tivi cả ngày dù đang nghỉ hè. Lại nghĩ tới cách khám của thầy Chung vừa rồi, chị Loan cảm thấy không an tâm nên kể với các chị đồng nghiệp ở Ngân hàng. Mấy chị đồng nghiệp tìm cho chị Loan các thông tin trên báo mạng về việc một số thầy lang hay trộn thuốc tây với thuốc nam, thuốc bắc và khuyên chị nên tìm hiểu kỹ thuốc đang cho con dùng. Chị Loan lo lắng nên đọc rất kỹ các bài báo này và quyết định tạm ngưng thuốc đồng thời mang số thuốc còn lại đến Viện kiểm nghiệm Trung ương để kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm khiến chị rất bất ngờ, trong thuốc Bổ Tỳ của thầy Chung có Dexamethason với hàm lượng 2,86mg/100mg bột. Chị đưa con đến Bệnh viện Bạch Mai khám thì bác sĩ cho hay cháu Dũng đang bị Hội chứng Cushing, là một tác dụng không mong muốn rất thường gặp khi sử dụng corticoid dài ngày. Vô cùng bức xúc, chị quyết định đưa chuyện này lên báo kèm theo một đơn Thư kêu cứu và phiếu kiểm nghiệm thuốc tìm corticoid. Nghe xong câu chuyện, Bác Thu suy nghĩ một hồi, rồi cảm ơn hai anh phóng viên đã đến tận nơi để phản ánh, đồng thời hẹn các anh có câu trả lời sớm nhất có thể. Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 6 Ngay sau đó, Bác Thu và tổ Hành nghề chúng tôi đã có một cuộc họp bàn về vấn đề này. Trước tiên, chúng tôi liên hệ với Tổ y tế xã hội xã Việt Hùng để xác minh và nhận được phản hồi đây là vụ việc có thật, phòng khám của ông Nguyễn Đình Chung đã mở cách đây 4 tháng. Xã đã đến cơ sở làm việc một lần, nhắc nhở, yêu cầu cơ sở phải có đủ giấy tờ mới được phép mở cửa hoạt động. Tuy nhiên, ông Chung vẫn cho rằng đây là các bài thuốc gia truyền của nhà nên sau đó vẫn tiếp tục hoạt động lén lút. Xác định đây là một vụ việc liên quan đến sức khỏe và tính mạng của nhân dân và ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngành y, bác Thu Trưởng phòng đã quyết định trình với UBND huyện thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành hành nghề y dược ngoài công lập huyện để xử lý. 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống Một trong những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về y tế, đó là: Xã hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước; thực hiện tốt việc trợ giúp các đối tượng chính sách và người nghèo. Bảo vệ chăm sóc, nâng cao sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009, tại Điểm c Khoản 1 Điều 18 quy định Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền đối với người Việt Nam là phải có Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.[3] Tại điểm b khoản 2 điều 40 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đối với hành vi người bán Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 7 thuốc hoặc tham gia bán thuốc (không phải chủ cơ sở bán lẻ) không có bằng cấp chuyên môn theo quy định của pháp luật. [5] Tình huống trên đặt ra yêu cầu phải xử lý dứt điểm, nhanh gọn vừa đảm bảo giữ vững kỷ cương phép nước vừa giữ vững được đoàn kết giữa cơ quan Nhà nước với nhân dân, nghĩa là phải xử lý có tình, có lý. Trên quan điểm đó, mục tiêu xử lý tình huống được xác định như sau : - Xác định đúng mức độ sai phạm của cá nhân để có biện pháp xử lý đúng người, đúng tội. - Thông qua giải quyết tình huống góp phần tăng cường pháp chế XHCN. Xử lý nghiêm minh tất cả các hành vi vi phạm tùy theo mức độ theo đúng các quy định của pháp luật, cụ thể các biện pháp như sau : 1. Tịch thu tang vật, xử phạt hành chính, phạt tiền. Nếu ở mức độ nghiêm trọng thì đề nghị các cơ quan pháp luật tham gia giải quyết. 2. Đoàn liên ngành về hành nghề y dược ngoài công lập huyện (gồm Phòng y tế, Đội quản lý thị trường số 09, Công an huyện) tiến hành điều tra xác minh nguồn tin, kiểm tra thủ tục hành nghề y học cổ truyền của ông Nguyễn Đình Chung, thu hồi và tịch thu lô thuốc bột đem đi kiểm nghiệm. 3. Tiến hành kiểm nghiệm và phân tích mẫu thuốc tại phòng khám của ông Nguyễn Đình Chung tại Viện kiểm nghiệm Trung ương lấy căn cứ xử lý. 4. Thông báo cho chính quyền địa phương nơi ông Chung cư trú và nhân dân về việc hành nghề trái phép, trái pháp luật của ông Chung. 5. Bảo vệ uy tín của ngành y tế nói chung và đặc biệt là bảo vệ uy tín cho các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền hợp pháp được Sở y tế cấp chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề trên địa bàn huyện. 6. Bảo vệ lợi ích chính đáng của người bệnh, làm cho họ hiểu rõ hơn về ngành y tế và quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình. Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 8 3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống 3.1. Phân tích nguyên nhân: * Thuộc về hệ thống quản lý Nhà nước về y tế: - Do thiếu sót của các cấp chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y, dược ngoài công lập nói chung và lĩnh vực hành nghề y học cổ truyền nói riêng nên đã để ông Chung hành nghề được một thời gian mới phát hiện ra. - Ngành y tế chưa làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. * Thuộc về cá nhân: - Ông Nguyễn Đình Chung cố tình vi phạm pháp luật khi hoạt động không có bằng cấp chuyên môn, không có chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện khám chữa bệnh. Hành vi của ông Chung đã vi phạm Luật khám bệnh, chữa bệnh đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009.[3]. - Do hám lợi, ông Chung đã dùng loại thuốc các loại “thuốc” nam không rõ nguồn gốc bán cho người dân, chưa qua kiểm định của cơ sở y tế có thẩm quyền là hành vi vi phạm vào quy chế quản lý chất lượng thuốc (ban hành kèm theo Quyết định số 2412/1998/QĐ - BYT ngày 15/9/1998 của Bộ trưởng Bộ y tế), vi phạm [5] điểm b khoản 2 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013. . - Nhiều người dân đã dùng thuốc của ông Chung không rõ nguồn gốc cũng không đi báo cáo cho chính quyền địa phương, các sơ sở y tế. Việc làm này vô tình đã tiếp tay cho ông Chung để thu lợi bất chính trên sức khỏe của người bệnh. - Người dân tự tìm đến các lương y hoạt động hành nghề trái phép là do người dân chưa hiểu biết về quản lý y tế nói chung và quản lý về hành nghề y, dược ngoài công lập nói riêng; và do ngành y tế chưa đi sâu sát để tuyên truyền giáo dục cho nhân dân trong việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Mặt khác còn do thói quen sử dụng thuốc của người dân thường theo kinh nghiệm hoặc do người khác tuyên Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 9 truyền khi ốm đau lại tự điều trị, không đi khám tại các bệnh viện hay trạm y tế xã, phường. 3.2. Hậu quả của tình huống: Việc ông Chung cố tình hành nghề y cổ truyền và bán các loại thuốc không rõ nguồn gốc, chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả như sau: - Gậy thiệt hại về sức khỏe và kinh tế cho các gia đình người bệnh. Đặc biệt đối với những gia đình người bệnh có mức thu nhập thấp, điều kiện kinh tế khó khăn. - Làm mất uy tín của các cơ sở y tế hành nghề y học cổ truyền đúng pháp luật khác trên địa bàn. - Làm giảm lòng tin của nhân dân đối với ngành y tế nói chung và ngành y học cổ truyền dân tộc nói riêng. - Gây mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Giảm sút pháp chế Xã hội chủ nghĩa. - Tốn nhiều công sức, tiền của, thời gian cho việc giải quyết công việc, ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vụ việc. 4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống 4.1. Xây dựng phương án: * Phương án 1: Phòng y tế cùng với Tổ y tế xã hội xã có liên quan trực tiếp giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Phòng y tế. + Ưu điểm : Phương án này giải quyết dứt điểm vụ việc xảy ra, phương tiện kiểm mẫu thuốc đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất về sức khỏe và kinh tế của nhân dân. + Nhược điểm : Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 10 Việc đi lại khó khăn gây tốn kém về sức người, thời gian, tiền của trong quá trình giải quyết công việc. * Phương án 2: Đề nghị ngành công an giải quyết vụ việc này vì ông Nguyễn Đình Chung có dấu hiệu giả danh là Lương y để khám bệnh, bán thuốc, lừa đảo, thu lợi bất chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp. + Ưu điểm : Phương án này nhanh gọn, thuận tiện, không làm ảnh hưởng đến thời gian, công việc của ngành y tế. + Nhược điểm : - Các cơ quan có liên quan và ngành công an sẽ gặp khó khăn trong việc phân tích mẫu thuốc để kết luận đó là thuốc gì nên không có căn cứ giải quyết vụ việc này. - Không giải quyết được công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành y tế, không khắc phục triệt để các hậu quả có thể xảy ra. - Ngành y tế chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ được giao. * Phương án 3: Đề nghị Đội Quản lý thị trường số 09 xử lý theo các quy định về hàng giả, hàng kém chất lượng của Bộ Công thương. + Ưu điểm: Phương án này nhanh, gọn và không ảnh hưởng đến công việc của Phòng y tế. + Nhược điểm: Đội quản lý thi trường xử lý sẽ đặt nặng yếu tố hàng giả, hàng thật hơn so với vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Vẫn phải dựa vào kết quả kiểm nghiệm thuốc của ngành y tế. 4.2. Lựa chọn phương pháp tối ưu: Sau khi so sánh các ưu nhược điểm, Phòng y tế và các thành viên trong Đoàn liên ngành quyết định chọn phương án 1 để giải quyết, vì nó đúng với chức năng, Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 11 thẩm quyền về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y tế, nhanh chóng tìm ra bản chất của sự việc, đồng thời giải quyết được dứt điểm tình huống, hạn chế thiệt hại của nhân dân về sức khỏe và kinh tế, tạo được niềm tin cho nhân dân đối với ngành y tế nói riêng và các cấp chính quyền nói chung. 5. Lập kế hoạch tổ chức phương án đã lựa chọn 5.1. Lập kế hoạch: Phương án 1 là phương án tối ưu nhất được lựa chọn để giải quyết vấn đề trên. - Sau khi nhận được báo cáo của Tổ y tế xã Việt Hùng, Phòng y tế đã triệu tập cuộc họp, thành phần gồm : + Trưởng phòng y tế. + Tổ Hành nghề y dược của phòng y tế. + Cán bộ an ninh huyện phụ trách mảng y tế. + Cán bộ Đội quản lý thị trường số 09 phụ trách mảng y tế. Đồng chí Trưởng phòng y tế thông báo tình hình của vụ việc trước cuộc họp, đồng thời lấy ý kiến của cán bộ trong phòng để thống nhất phương hướng giải quyết. Sau cuộc họp, Trưởng phòng y tế đã trình Uỷ ban nhân dân huyện Đông Anh ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành giải quyết vụ việc; thời gian tiến hành từ ngày 10/7/2015 đến ngày 30/7/2015 [4] ; với mục đích, yêu cầu là xử lý nghiêm vụ việc của phòng khám y học cổ truyền ông Nguyễn Đình Chung, thông qua đó thúc đẩy các mặt tích cực; hạn chế, chấn chỉnh những mặt kiếm khuyết trong công tác quản lý về hành nghề y, dược cổ truyền trên địa bàn huyện. Thành phần của Đoàn gồm: - Đồng chí Trưởng phòng y tế huyện - Trưởng đoàn. - Đồng chí Chuyên viên phụ trách nghiệp vụ y – Thư ký. - Đồng chí cán bộ Đội quản lý thị trường số 09 - Thành viên. - Đồng chí cán bộ an ninh huyện - Thành viên. Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 12 5.2. Tổ chức thực hiện: TT 1 Nội dung công việc Họp bàn phương án giải quyết 2 Trình UBND huyện ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành hành nghề y dược ngoài công lập huyện, thời gian kiểm tra từ 10/7/2015 đến 30/7/2015. 3 Căn cứ tờ trình, UBND huyện ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành hành nghề y dược ngoài công lập huyện Đông Anh. 4 Triển khai kiểm tra, lập biên bản đối với cơ sở phòng khám y học cổ truyền của ông Nguyễn Đình Chung. Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 13 5 Kiểm nghiệm số thuốc Bổ Tỳ tịch thu được ở cơ sở. 6 Mời ông Nguyễn Đình Chung lên UBND huyện tiếp tục làm việc. 7 Lập tờ trình xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đình Chung. 8 Căn cứ tờ trình, UBND huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đình Chung. 9 Ông Nguyễn Đình Chung nhận quyết định xử phạt, nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước Huyện và nộp biên lai tại Phòng Y tế. Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 14 5.3. Kết quả: - Đoàn nhận được kết quả kiểm tra phân tích mẫu thuốc do chị Loan cung cấp cho thấy trong thành phần của gói thuốc bột có các thành phần sau: 1. Dexamethason: là một thuốc thuộc nhóm Glucocorticoide, tác dụng chính là chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, tác dụng đến cân bằng điện giải rất ít. Với liều tác dụng dược lý, Dexamethason dùng toàn thân gây ức chế tuyến yên giải phóng corticotropin (ACTH), làm cho vỏ tuyến thượng thận ngừng tiết hormon corticosteroid nội sinh (gây suy vỏ tuyến thượng thận thứ phát). Nếu cần thiết phải điều trị bằng glucocorticoid lâu dài, chỉ dùng thuốc với liều thấp nhất có thể và thường chỉ dùng như một thuốc hỗ trợ cho điều trị khác. Khi ngừng liệu pháp toàn thân với liều dược lý, phải giảm liều dần, cho đến khi chức năng của trục dưới đồi - yên - thượng thận được hồi phục. Dexamethason được chỉ định để điều trị các bệnh như: hen phế quản, các bệnh viêm khớp, bệnh Addison, suy vỏ thượng thận cấp, hội chứng thận hư, bệnh ở mô tạo keo. Tuy nhiên sử dụng Dexamethason có rất nhiều tác dụng không mong muốn (ADR), trong đó các ADR thường gặp nhất là: + Rối loạn điện giải: Hạ kali huyết, giữ natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề. + Nội tiết và chuyển hóa: Hội chứng dạng Cushing, giảm bài tiết ACTH, teo tuyến thượng thận, giảm dung nạp glucid, rối loạn kinh nguyệt. + Cơ xương: Teo cơ hồi phục, loãng xương, gãy xương bệnh lý, nứt đốt sống, hoại tử xương vô khuẩn. + Tiêu hóa: Loét dạ dày tá tràng, loét chảy máu, loét thủng, viêm tụy cấp. + Da: Teo da, ban đỏ, bầm máu, rậm lông. + Thần kinh: Mất ngủ, sảng khoái. Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 15 Liều dùng ở trẻ em: Uống 0,024 - 0,34 mg/kg/ngày, hoặc 0,66 - 10 mg/m2 /ngày chia làm 4 liều.[1] 2. Bột cam thảo bắc: Tác dụng: giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, chữa táo bón, dẫn thuốc quy kinh...; Công dụng: Cảm thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 kinh có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc, dùng sống chữa đau bụng, ung thư. 3. - Tinh bột gạo: Tá dược. Ngày 14/7/2015, Đoàn kiểm tra liên ngành hành nghề y dược ngoài công lập của Huyện đến cơ sở của Ông Nguyễn Đình Chung kiểm tra đột xuất. Tại thời điểm kiểm tra, phòng khám đang mở cửa hoạt động khám bệnh, ông Nguyễn Đình Chung chủ cơ sở không xuất trình được Chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền, Giấy phép hoạt động do Sở y tế cấp; các giấy tờ có liên quan như hồ sơ bệnh nhân, quy trình chuyên môn kỹ thuật không đúng quy định. - Đoàn đã thu hồi 15 gói thuốc bột Bổ tỳ màu xanh mà ông Chung chưa kịp tiêu thụ, đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản xử lý, tạm thu giữ tang vật, niêm phong toàn bộ dược liệu, số thuốc được gửi cho Viện kiểm nghiệm tiến hành kiểm tra, phân tích, đối chứng với phiếu kiểm nghiệm do chị Loan cung cấp. - Viện kiểm nghiệm đã thông báo kết quả mẫu thuốc đã được thu hồi tại nhà ông Chung trùng với kết quả kiểm nghiệm mà chị Loan cung cấp. Theo lời khai của ông Chung thì ông đã nghiền trộn các loại thuốc nói trên với tổng số là 50 gói thuốc, trong đó ông đã mua 50 vỉ thuốc Dexamethason 0,5mg tại hiệu thuốc HĐ ở Thị trấn do Dược sỹ trung học Nguyễn Thị Hoa bán mà không có đơn của bác sĩ. Như vậy, vụ việc của ông Nguyễn Đình Chung đã phát sinh thêm một tình tiết mới. - Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra, xác minh tại quầy thuốc HĐ của Dược sỹ trung học Nguyễn Thị Hoa. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra Quầy thuốc HĐ đang mở cửa hoạt động kinh doanh thuốc nhưng Dược sĩ phụ trách quầy thuốc HĐ là Nguyễn Thị Hoa lại vắng mặt không có uỷ quyền. Đoàn đã làm rõ số thuốc của Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 16 ông Chung mua tại đây là đúng sự thật và quyết định xử lý lỗi vi phạm của Dược sĩ trung học Nguyễn Thị Hoa theo đúng quy định của Nghị định 176/2013/NĐ-CP. * Sau khi có đầy đủ thông tin và căn cứ, Đoàn kiểm tra liên ngành đã thống nhất cách xử lý như sau : 1- Ông Chung hành nghề y học cổ truyền không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược đã vi phạm Luật khám bệnh, chữa bệnh đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009. Đoàn quyết định đình chỉ hoạt động phòng khám theo quy định của Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. [3],[5] 2 - Ông Chung đã lợi dụng tác dụng của thuốc tân dược trộn với thuốc đông dược để chữa bệnh, theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Đối với hành vi vi phạm này, Đoàn liên ngành lập tờ trình trình lên UBND Huyện ra quyết định phạt 2.000.000 đồng nộp vào Kho bạc Nhà nước. 3 - Dược sỹ trung học Nguyễn Thị Hoa đã vi phạm khoản 1 điều 40 Nghị định 176/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ, về việc bán các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn của bác sỹ [4],[5] và điểm a khoản 1 điều 37 đối với hành vi người quản lý chuyên môn vắng mặt nhưng không thực hiện uỷ quyền hoặc cử người thay thế theo đúng quy định của pháp luật. Đoàn liên ngành đã tiến hành lập biên bản và tờ trình trình lên UBND huyện ra quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt là 4.500.000 đồng nộp vào Kho bạc Nhà nước. Hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề Dược của Dược sĩ trung học Nguyễn Thị Hoa trong 03 tháng. 4 – Tuyên truyền trên hệ thống phát thanh huyện, loa truyền thanh xã cho nhân dân biết, không sử dụng bất cứ một loại thuốc chữa bệnh nào của những người không có bằng cấp chuyên môn tại những cơ sở y tế chưa được ngành y tế Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 17 cho phép hành nghề, nên đến cơ sở y tế khám chữa bệnh của nhà nước và các cơ sở đã được Sở y tế cấp phép hành nghề. 5 - Buộc ông Chung phải bồi hoàn số tiền cho những người đã mua thuốc của ông, bồi thường thiệt hại sức khỏe theo thỏa thuận đối với những trường hợp xảy ra tai biến, nếu không thỏa thuận được sẽ bị đưa ra cơ quan pháp luật để giải quyết. 6 - Tiến hành lập biên bản tiêu hủy toàn bộ số thuốc với sự giám sát của các phòng ban chức năng. 7 - Phối hợp với Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương tiếp tục kiểm tra các loại thuốc khác, mặt khác liên hệ với Hội đông y huyện nghiên cứu công năng, tác dụng của từng vị thuốc trong các bài thuốc gia truyền khác có trong phòng khám của ông Chung; đồng thời đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức cơ bản về y học cổ truyền để ông Chung phát huy được hiệu quả các bài thuốc gia truyền nếu các bài thuốc này có tác dụng chữa bệnh; và khi có đủ điều kiện thì kết nạp ông vào Hội đông y. Chuyên viên phòng y tế có trách nhiệm hướng dẫn Ông Nguyễn Đình Chung hành nghề đúng với các quy định của pháp luật liên quan đến hành nghề y ngoài công lập. 8- Đề nghị Tổ y tế xã hội xã Việt Hùng giám sát việc thi hành của ông Nguyễn Đình Chung, có báo cáo bằng văn bản về UBND huyện. * Với cách giải quyết này, vụ việc phòng khám ông Nguyễn Đình Chung đã nhanh gọn khép lại, đem lại niềm tin của nhân dân đối với ngành y tế; hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại về sức khỏe và kinh tế cho nhân dân; Có tác dụng giáo dục, răn đe các trường hợp hành nghề y dược bất hợp pháp; bảo vệ được sức khỏe và lợi ích của nhân dân; giữ vững pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, vụ việc xảy ra cũng mang lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cấp quản lý Nhà nước: - Tình trạng giải quyết hành nghề y, dược ngoài công lập không phép, đặc biệt là hành nghề y học cổ truyền còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa thể ngày một, Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 18 ngày hai xoá bỏ được ngay. Cần làm rõ trách nhiệm của Phòng y tế huyện và UBND xã, thị trấn theo đúng chỉ đạo theo Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 02 tháng 05 năm 2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y dược ngoài công lập. - Công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân bảo vệ sức khỏe nói chung và các quy định của nhà nước về y tế còn yếu. Kết quả của vụ việc sau đó đã được chúng tôi thông báo chi tiết với hai anh phóng viên báo Sức khoẻ nhân dân, đồng thời hẹn với các anh tiếp tục phối hợp trong thời gian tiếp theo. Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 19 Tiểu luận xử lý tình huống – Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan