Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tiêu thụ thủy sản nuôi trồng chủ lực ở tỉnh hà tĩnh...

Tài liệu Tiêu thụ thủy sản nuôi trồng chủ lực ở tỉnh hà tĩnh

.DOC
100
487
102

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Trước hết cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thưc hiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục trưởng, các phòng, ban và anh chị trong chi cục nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh, Lãnh đạo và nhân dân các xã ven biển huyện Thạch Hà, Nghi Xuân, Kỳ Anh… Lãnh đạo và anh chị trong Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Hà Tĩnh, đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin cần thiết cho tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo nhà trường, Lãnh đạo khoa Kinh tế và Phát triển, các thầy cô và đặc biệt là cô Trần Đoàn Thanh Thanh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp ý kiến trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của người thân, gia đình và bạn bè trong suốt thời gian qua. Một lần nữa chân thành cảm ơn ! Huế, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hoài Thu MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................................3 1.Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................................3 2.Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................................4 3.Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................................5 4.Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................................5 5.Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................7 1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................................................7 1.1.1.Những vấn đề chung về nuôi trồng thủy sản....................................................................7 1.1.1.1.Khái niệm, đặc điểm của nuôi trồng thủy sản....................................................7 1.1.1.2.Vai trò của nghề nuôi trồng thủy sản..................................................................9 1.1.2.Khái niệm tiêu thụ và các đặc điểm của tiêu thụ TS....................................................10 1.1.2.1.Khái niệm tiêu thụ............................................................................................10 1.1.2.2.Đặc điểm quá trình tiêu thụ thủy sản................................................................10 1.1.3.Phân tích tiêu thụ thủy sản nuôi trồng dưới góc độ phân tích chuỗi cung của nó……………………………………………………………………………………..................................................................14 1.1.3.1.Khái niệm chuỗi cung......................................................................................14 1.1.3.2.Các thành phần trong chuỗi cung.....................................................................16 1.1.3.3.Phân tích chuỗi cung........................................................................................17 1.2.CƠ SỞ THỰC TIỄN...............................................................................................................21 1.2.1.Chủ trương của đảng và nhà nước ta về tiêu thụ thủy sản..........................................21 1.2.2.Tình hình tiêu thụ thủy sản của Việt Nam......................................................................23 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THỦY SẢN NUÔI TRỒNG Ở HÀ TĨNH......27 2.1.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU THỤ THỦY SẢN NUÔI TRỒNG Ở TỈNH HÀ TĨNH...................................................................27 2.1.1.Điều kiện tự nhiên................................................................................................................27 2.1.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................27 2.1.1.2.Thời tiết, khí hậu..............................................................................................28 2.1.1.3.Đặc điểm địa hình............................................................................................28 2.1.1.4.Đặc điểm khí hậu.............................................................................................29 2.1.1.5.Sông, hồ và biển...............................................................................................29 2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................................................31 2.1.2.1.Tình hình sử dụng đất đai.................................................................................31 2.1.2.2.Tình hình dân số...............................................................................................32 2.1.2.3.Phát triển kinh tế xã hội...................................................................................32 2.2.TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN NUÔI TRỒNG Ở TỈNH HÀ TĨNH..............................................................................................................................33 2.2.1.Tình hình nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh...........................................................33 2.2.1.1.Diện tích, năng suất, sản lượng và hiệu quả.....................................................34 2.2.1.2. Về mùa vụ, phương thức, đối tượng nuôi:.......................................................41 2.2.2.Về kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản...........................................................43 2.2.3.Tình hình tiêu thụ thủy sản tại địa bàn............................................................................44 2.3.XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM NUÔI TRỒNG CHỦ LỰC VÀ CHUỖI CUNG CỦA SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH.........................................................................................45 2.3.1.Xác định sản phẩm hàng hóa chủ lực và định hướng phát triển................................45 2.3.2.Chuỗi cung của tôm nuôi trồng.........................................................................................46 2.3.2.1.Chuỗi cung của các yếu tố đầu vào..................................................................46 2.3.2.2.Kênh tiêu thụ của tôm nuôi trồng.....................................................................52 2.3.3.Phân tích chuỗi cung của tôm nuôi...................................................................................55 2.3.3.1.Dòng thông tin trong chuỗi..............................................................................55 2.3.3.2.Quá trình tạo giá trị của từng tác nhân trong chuỗi..........................................58 2.3.3.3.Quan hệ hợp tác trong chuỗi............................................................................61 2.3.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện chuỗi cung.............................62 2.4.NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TIÊU THỤ THỦY SẢN Ở HÀ TĨNH ……………………………………………………………………………………63 2.4.1.Nhân tố có lợi.........................................................................................................................63 2.4.1.1.Những nhân tố chung.......................................................................................63 2.4.1.2.Đối với từng tác nhân trong chuỗi cung...........................................................65 2.4.2.Khó khăn.................................................................................................................................68 2.4.2.1.Những khó khăn chung....................................................................................68 2.4.2.2.Đối với từng tác nhân trong chuỗi....................................................................70 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC TIÊU THỤ THỦY SẢN Ở TỈNH HÀ TĨNH...........................................................................................................................................75 3.1.MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP......................................................................................75 3.1.1.Mục tiêu..................................................................................................................................75 3.1.2.Một số giải pháp....................................................................................................................75 KẾT LUẬN......................................................................................................................................81 KIẾN NGHỊ......................................................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................85 PHIẾU ĐIỀU TRA.........................................................................................................................87 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TS Thủy sản NTTS Nuôi trồng thủy sản VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm TDHTM Tự do hóa thương mại KT Kinh tế SX Sản xuất CNH-HDH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa CP Cổ phần XNK Xuất nhập khẩu CC Cung cấp KM Khuyến mãi HM Hậu mãi DN Doanh nghiệp DT Diện tích BTC Bán thâm canh QC Quảng canh QCCT Quảng canh cải tiến UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1: Chuỗi cung cạnh tranh..................................................................................14 Sơ đồ 2: Sơ đồ tạo giá trị của DN................................................................................16 Sơ đồ 3: Liên kết trong chuỗi...................................................................................16 Sơ đồ 4. Chuỗi cung của tôm nuôi trồng tại tỉnh và tỷ lệ tiêu thụ qua các khâu........ 46 Sơ đồ 5. Dòng thông tin trong chuỗi............................................................................52 Biểu đồ 1: Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng thủy sản năm 2012...........58 Biểu đồ 2. Kim ngạch và tốc độ tăng giảm của ngành Thủy sản trong năm 2006-2012 ..................................................................................................................................... 59 ..................................................................................................................................... 59 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1: Diện tích đất tự nhiên của tỉnh phân bổ theo đơn vị hành chính.....................31 Bảng 2: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2008 - 2013..............................................34 Bảng 3 : Cơ cấu sản lượng và tỷ trọng các đối tượng thủy sản nuôi trồng...................36 Bảng 4: So sánh sản lượng nuôi trồng của các huyện trong tỉnh..................................38 Bảng 5. Diện tích, sản lượng tôm nuôi phân theo hình thức và đối tượng nuôi năm 2013............................................................................................................................. 40 Bảng 6. Chênh lệch giá tôm từ người SX đến người tiêu dùng....................................59 Bảng 7. Những yếu tố thuận lợi trong việc tiêu thụ tôm của người SX tại tỉnh Hà Tĩnh ..................................................................................................................................... 66 Bảng 8. Những thuận lợi trong việc kinh doanh của người thu gom tại tỉnh Hà Tĩnh..67 Bảng 9. Những yếu tố khó khăn trong quá trình tiêu thụ của người SX.......................70 Bảng 10. Những yếu tố khó khăn trong quá trình kinh doanh sản phẩm của người thu gom.............................................................................................................................. 71 Bảng 11. Khối lượng thu mua TS của Công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Tĩnh từ năm 2009 – 2013.................................................................................................................72 Bảng 12. Giá trị thu mua của Công ty CP XNK Thủy Sản Hà Tĩnh phân theo tỉnh.....73 Khóa luật tốốt nghiệp Trầần Đoàn Thanh Thanh TÓM TẮT NGHIÊN CỨU - Mục tiêu chính của nghiên cứu: Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm thủy sản nuôi trồng, đặc biệt là thủy sản nuôi trồng chủ lực, của các hộ gia đình trong tỉnh. Từ đó có những biện pháp giúp nâng cao hiệu quả, sức tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh. - Dữ liệu sử dụng: Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã sử dụng dữ liệu sơ cấp từ năm 2010 – 2013 của các huyện ven biển và các xã có nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Hà Tĩnh. Tham khảo các đề tài khoa học, công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Và số liệu điều tra thực tế về tình hình tiêu thụ tôm nuôi trồng năm 2013 của một số địa điểm nổi bật của tỉnh Hà Tĩnh. - Đề tài có sử dụng các phương pháp + Phương pháp điều tra chọn mẫu: Để có đủ thông tin cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành tìm hiểu, điều tra phỏng vấn các hộ gia đình ở ba huyện có diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh là Thạch Hà, Nghi Xuân, Kỳ Anh. Các nhà hàng thủy sản nằm trên địa bàn của tỉnh, 1 nhà chế biến thủy sản, những người thu gom nhỏ, thu gom lớn và người bán lẻ ở chợ. + Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Hà Tĩnh, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Tĩnh. + Phương pháp thống kê: Kết hợp với các phương pháp khác, phương pháp thống kê được sử dụng để phục vụ cho việc thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích các thông tin, số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống. + Phương pháp so sánh: So sánh số liệu qua các năm về diện tích, sản lượng… + Phương pháp sơ đồ: Từ thực tế điều tra, vẽ sơ đồ chuỗi cung. + Phương pháp phân tích: Phân tích chuỗi cung với việc đi vào phân tích các vấn đề chính như: Các nhân tố trong chuỗi, chênh lệch giá, quá trình tạo giá trị. - Các kết quả mà nghiên cứu đạt được: + Xác định được những vấn đề thực tiễn tại địa bàn về tình hình tiêu thụ TS. + Phân tích, đánh giá về tình hình tiêu thụ và chuỗi cung TS nuôi trồng chủ lực tại địa bàn tỉnh. Nguyễn Thị Hoài Thu – K44-KTNN Trang 1 Khóa luật tốốt nghiệp Trầần Đoàn Thanh Thanh + Xác định được những khó khăn trong việc nuôi trồng cũng như tiêu thụ TS chủ lực tại tỉnh. + Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ thủy sản nuôi trồng tại địa bàn Tỉnh. Nguyễn Thị Hoài Thu – K44-KTNN Trang 2 Khóa luật tốốt nghiệp Trầần Đoàn Thanh Thanh PHẦN MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Hà Tĩnh với 137 km bờ biển, 4 cửa lạch và hệ thống sông phân bổ khá đều tạo nên một tiềm năng lớn về diện tích đất, mặt nước cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Theo số liệu quy hoạch của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diện tích có khả năng đưa vào nuôi trồng thuỷ sản trên 24.000 ha, gồm: Diện tích nước ngọt 17.000 ha; Diện tích nuôi mặn lợ, nuôi tôm trên cát 7.000 ha. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và các cấp chính quyền diện tích nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) Hà Tĩnh ngày càng được mở rộng từ nuôi ngọt cho đến nuôi mặn, lợ; nhiều diện tích hoang hoá, đất nông nghiệp kém hiệu quả, sản xuất muối năng suất thấp đã chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản đạt năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao. Nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân đã mạnh dạn bỏ vốn rất lớn để xây dựng và cải tạo ao nuôi tôm xuất khẩu, thu được kết quả cao, qua đó kích thích được phong trào NTTS trong nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, nhiều hộ ngư dân, doanh nghiệp đã làm giàu bằng nghề nuôi trồng thuỷ sản. Tuy vậy so với tiềm năng, lợi thế, thực trạng nghề nuôi trồng thuỷ sản (TS) Hà Tĩnh còn nhiều vấn đề cần được giải quyết như năng suất, sản lượng còn thấp và chưa ổn định; chất lượng sản phẩm nuôi trồng, giá trị sản xuất và giá trị gia tăng thấp; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhân lực còn thiếu và yếu; công nghệ nuôi còn thấp; công tác phòng chống dịch bệnh, sản xuất và dịch vụ con giống, thức ăn, việc quản lý và tổ chức sản xuất. Trong nuôi trồng còn nhiều hạn chế, chi phí sản xuất cho nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng cao làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác cùng với quá trình đổi mới,nước ta với các nước trên thế giới đang diễn ra một cách nhanh chóng, đặc biệt khi Việt Nam tham gia hoàn toàn vào khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN (AFTA) và là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bởi lẽ đó Nguyễn Thị Hoài Thu – K44-KTNN Trang 3 Khóa luật tốốt nghiệp Trầần Đoàn Thanh Thanh ngành thủy sản cực kỳ nhạy cảm và có nhiều thay đổi mạnh mẽ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vấn đề an toàn thực phẩm thủy sản, cũng như những yêu cầu khắc khe về chất lượng và hàm lượng các chất kháng sinh trong thủy sản (TS), đã làm cho giá TS nhiều lần chao đao, thị trường TS bấp bênh, sản lượng chế biến và xuất khẩu giảm. Hầu hết các sản phẩm của người dân đều phụ thuộc vào các nhà thu gom, hiện tượng ép giá, ép cấp, việc tiếp cận thông tin thị trường còn nhiều hạn chế, ý thức trong việc bảo vệ an toàn thực phẩm còn thấp, quan hệ hợp tác giữa các hộ nông dân với người thu mua, nhà thu gom, các công ty chế biến xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập. Trong sản xuất, nguồn lợi suy giảm, dịch bệnh tràn lan. Trong xuất khẩu, thủy sản đang phải đối mặt với những thách chính bảo hộ cho các nước nhập khẩu. Thị trường trong nước cũng nhiều bất cập như dung lượng thị trường nhỏ, lại chưa được quan tâm thích đáng. Ngoài ra còn nhiều hạn chế trong công tác nuôi trồng, quy hoạch, và kiểm dịch. Chính vì những vấn đề đó nên tôi quyết định chọn đề tài “Tiêu thụ Thủy sản nuôi trồng chủ lực ở tỉnh Hà Tĩnh” làm khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm TS nuôi trồng, đặc biệt là TS nuôi trồng chủ lực, của các hộ gia đình trong tỉnh. Từ đó có những biện pháp giúp nâng cao hiệu quả, sức tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh. - Mục tiêu cụ thể:  Xác định được những vấn đề thực tiễn tại địa bàn về tình hình tiêu thụ TS.  Phân tích, đánh giá về tình hình tiêu thụ và chuỗi cung TS nuôi trồng chủ lực tại địa bàn tỉnh.  Xác định được những khó khăn trong việc nuôi trồng cũng như tiêu thụ TS chủ lực tại tỉnh.  Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ thủy sản nuôi trồng tại địa bàn Tỉnh. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung nghiêng về khía cạnh kinh tế của việc tiêu thụ Nguyễn Thị Hoài Thu – K44-KTNN Trang 4 Khóa luật tốốt nghiệp Trầần Đoàn Thanh Thanh TS nuôi trồng, cho các hộ nuôi trồng và các thành viên tham gia vào chuỗi cung. Tìm hiểu những vấn đề tồn tại trong việc tiêu thụ. 4. Phạm vi nghiên cứu Địa điểm: Tại các huyện ven biển và các xã có nuôi trồng TS tại tỉnh. Song về nội dung, thì tôi chủ yếu nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm chủ lực - mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân ở đây. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao sức tiêu thụ chung của TS tại Hà Tĩnh. Thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích là số liệu thứ cấp từ 2010-2013. Và số liệu điều tra năm 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra chọn mẫu: Để có đủ thông tin cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành tìm hiểu, điều tra phỏng vấn các hộ gia đình ở ba huyện có diện tích và sản lượng nuôi trồng TS lớn nhất tỉnh là Thạch Hà, Nghi Xuân, Kỳ Anh. Các nhà hàng thủy sản nằm trên địa bàn của tỉnh, 1 nhà chế biến thủy sản, những người thu gom nhỏ, thu gom lớn và người bán lẻ ở chợ. - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Hà Tĩnh, công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Tĩnh. - Phương pháp thống kê: Kết hợp với các phương pháp khác, phương pháp thống kê được sử dụng để phục vụ cho việc thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích các thông tin, số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống - Phương pháp so sánh: So sánh số liệu qua các năm về diện tích, sản lượng… - Phương pháp sơ đồ: Từ thực tế điều tra, vẽ sơ đồ chuỗi cung. - Phương pháp phân tích: Phân tích chuỗi cung với việc đi vào phân tích các vấn đề chính như: Các nhân tố trong chuỗi, chênh lệch giá, quá trình tạo giá trị... Nguyễn Thị Hoài Thu – K44-KTNN Trang 5 Khóa luật tốốt nghiệp Nguyễn Thị Hoài Thu – K44-KTNN Trầần Đoàn Thanh Thanh Trang 6 Khóa luật tốốt nghiệp Trầần Đoàn Thanh Thanh Nội Dung CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Những vấn đề chung về nuôi trồng thủy sản 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của nuôi trồng thủy sản Ngành thủy sản (TS) là ngành khai thác, phát triển và sử dụng tài nguyên thủy sinh vật, bao gồm các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, bảo quản, cơ khí, kinh tế, xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa và dịch vụ thủy sản tổng hợp. Như vậy, nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một lĩnh vực của ngành TS, là thuật ngữ bao hàm tất cả các hình thức nuôi động vật và trồng thực vật thủy sinh trong môi trường nước. Nuôi trồng thủy sản được khái niệm như sau: “Nuôi trồng thủy sản là một ngành sản xuất động, thực vật thủy sinh trong điều kiện kiểm soát hoặc bán kiểm soát”. Theo FAO “Nuôi trồng thủy sản là canh tác thủy sản sinh học bao gồm cá, nhuyễn thể, giáp xác và thủy sinh vật. Canh tác có nghĩa là một dạng tác đng vào quá trình ưng nuôi để nâng cao năng suất như thả giống thường xuyên, cho ăn, ngăn chặn dịch hại…”. Nuôi trồng TS là một bộ phận của ngành thủy sản có những đặc điểm cơ bản của nông nghiệp nên sản xuất kinh doanh thủy sản nuôi trồng có những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên, do đặc điểm trong nuôi trồng thủy sản lại có những nét riêng: - Nuôi trồng thủy sản phát triển khắp nơi và tương đối phức tạp so với các ngành sản xuất vật chất khác. Tư liệu chủ yếu của nuôi trồng TS là mặt nước. Ở đâu có nước là ở đó có nuôi trồng TS. Vì vậy, nuôi trồng TS phát triển khắp nơi tại mọi vùng địa lý từ miền núi xuống miền biển. TS nuôi rất đa dạng, nhiều giống và mang tính địa lý rõ Nguyễn Thị Hoài Thu – K44-KTNN Trang 7 Khóa luật tốốt nghiệp Trầần Đoàn Thanh Thanh rệt, có quy luật riêng của từng hệ sinh thái điển hình. Do vậy khi tiến hành sản xuất cũng như quản lý NTTS cần chú ý đến loài TS nuôi, vùng địa lý, lãnh thổ hoặc khu sinh thái của vùng nuôi. - Đối tượng của nuôi trồng thủy sản là các sinh vật sống trong nước. Môi trường mặt nước cho nuôi trồng thủy sản bao gồm ao, hồ, đầm phá và các mặt nước trong nội địa. Các sinh vật sống trong môi trường nước với tư cách là đối tượng lao động của môi trường thủy sản có một số điểm đáng chú ý sau:  Các sinh vật trong nước sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động của điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình thủy văn. Vì vậy cần tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.  Các sản phẩm thủy sản nuôi trồng là những sinh vật đã được tách ra khỏi môi trường sống nên dễ bị hư hỏng, ươn thối. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại (TDHTM) hiện nay như của nước ta, đặc điểm này hết sức quan trọng đặc biệt, đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ nuôi trồng, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và chất lượng sản phẩm.  Nuôi trồng thủy sản có tính mùa vụ sâu sắc vì nó có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng ứng với điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu và quá trình nuôi trồng cụ thể. Vì thế, thời gian lao động của người nuôi trồng TS tác động tới sự hình thành của sản phẩm không ăn khớp với thời gian sản xuất của TS. Với đặc điểm này đòi hỏi người nuôi trồng phải có những kiến thức kỹ thuật tốt, am hiểu quy luật sinh trưởng, phát triển của từng loại TS nuôi trồng. Trong bố cảnh tự do hóa thương mại (TDHTM), thị trường tiêu thụ đòi hỏi NTTS phải cung cấp sản phẩm kịp thời và liên tục. Vì thế, việc tìm ra các biện pháp hợp lý nhằm giảm tính mùa vụ của NTTS là điều rất quan trọng. Xuất phát từ đặc điểm này, đòi hỏi NTTS phải đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, áp dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, nhằm tạo ra các loài TS và hình thức nuôi trồng liên tục quanh năm, khắc phục tính mùa vụ của TS nuôi trồng. Bên cạnh đó chú trọng khâu bảo quản, chế biến và dự trữ sản phẩm, nhằm kịp thời đáp ứng nhu cần thị trường, đặc biệt khi trái vụ.  Trong nuôi trồng TS, TS bố mẹ làm giống là yếu tố quan trọng nên phải được Nguyễn Thị Hoài Thu – K44-KTNN Trang 8 Khóa luật tốốt nghiệp Trầần Đoàn Thanh Thanh lưu giữ và chăm sóc đặc biệt. Thủy sản bố mẹ là tài sản sinh học đặc biệt của các cơ sở nuôi trồng. Vì thế, chọn giống phải tuân thủ quy trình khoa học, công nghệ của hệ thống quản lý quốc gia. Công tác chọn giống là công tác đặc biệt quan trọng, đòi hỏi nhà nước và chính quyền địa phương phải có các biện pháp cụ thể để quản lý tốt công tác này. 1.1.1.2. Vai trò của nghề nuôi trồng thủy sản Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998-2008. Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới. Tổng sản lượng nuôi trồng năm 2012 là 3,27 triệu tấn, chiếm 55,2% tổng sản lượng TS, tăng 7,2% so với năm 2011 và 287,4% so với 10 năm trước, trong đó sản lượng tôm là 488.000 tấn và cá tra là 1,2 triệu tấn. Việt Nam là quốc gia thứ 3 trong khu vực về nuôi trồng và là một trong 10 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu (XK) TS. Ngành thuỷ sản còn giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo. Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân Việt Nam. Số lao động của ngành TS tăng liên tục, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người. Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng TS chủ yếu là ở qui mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do lao động nữ thực hiện đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. 1.1.2. Khái niệm tiêu thụ và các đặc điểm của tiêu thụ TS 1.1.2.1. Khái niệm tiêu thụ Tiêu thụ là tất cả các hoạt động liên quan đến sự lưu chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ người cung cấp đến tay người tiêu dùng cuối cùng để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng thông qua trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Thực chất của tiêu thụ sản phẩm là quá trình người sản xuất sử dụng các Nguyễn Thị Hoài Thu – K44-KTNN Trang 9 Khóa luật tốốt nghiệp Trầần Đoàn Thanh Thanh trung gian hoặc trực tiếp giao quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng, đồng thời tạo doanh thu cho các trung gian thông qua việc thu tiền hoặc nhận quyền thu tiền hàng hóa, dịch vụ. Tiêu thụ bao gồm cả một quá trình dài, với nhiều bên tham gia, mỗi bên có một vai trò đặc biệt quan trọng trong mắt xích của chuỗi tiêu thụ, đồng thời mỗi mắt xích lại đem về cho mình những giá trị kinh tế hay thu nhập nhất định, tiêu thụ là quá trình phức tạp, có nhiều rủi ro và xảy ra nhiều biến động, mặt khác tiêu thụ rất nhạy cảm với những biến đổi của thị trường và xã hội. 1.1.2.2. Đặc điểm quá trình tiêu thụ thủy sản Cũng như các sản phẩm khác nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng, không chỉ là một loài thực phẩm quan trọng phục vụ bữa ăn của con người, mà còn là một hàng hóa, một mặt hàng được đưa ra trao đổi, buôn bán trên thị trường với mục đích thỏa mãn nhu cầu con người và tạo ra doanh thu, thu nhập cho người sản xuất cũng như các thành viên trong chuỗi tiêu thụ. Tiêu thụ TS ngoài mang những đặc điểm chung giống như các sản phẩm khác, thì nó còn có một số đặc điểm quan trọng sau đây: - Tính mùa vụ cao Không như các sản phẩm công nghiệp, nguồn cung của thủy sản nói chung thường tập trung theo mùa, vào mùa vụ thu hoạch thì số lượng cung của tôm tăng lên nhanh, tôm trên thị trường nhiều thì khi đó giá thường thấp. Tuy nhiên sau đó thì giá lại tăng lên cho đến vụ tiếp theo. - Giá cả biến động nhanh Giá cả của TS có thể thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng một ngày hoặc một tuần. Mức độ biến động giá cả cung cầu điều phối kém hoặc do có thể không bảo quản được lâu mà phải bán ngay. Do đó, giá của sản phẩm TS có xu hướng giảm nhanh vào thời gian cuối ngày, mặt khác khi tự nhiên có thêm một lượng cung lớn đột nhiên xâm nhập vào thị trường, thì khi ấy giá của thủy sản sẽ giảm. Không chỉ có vậy nhiều khi vào một thời điểm nào đó, xuất hiện thông tin làm ảnh hưởng đến lượng cầu, như thông tin về hàm lượng các chất trong TS…. Sẽ làm cho người tiêu dùng thay đổi nhu cầu, và dẫn tới cầu ít hơn thường ngày Nguyễn Thị Hoài Thu – K44-KTNN Trang 10 Khóa luật tốốt nghiệp Trầần Đoàn Thanh Thanh và giá giảm nhanh. Ngược lại khi có thông tin tích cực thì lượng cầu có thể tăng lên đột ngột và làm cho giá tăng lên. Như vậy, giá cả của TS biến động nhanh trong khoảng thời gian ngắn, hay trong ngày thường là do đặc điểm tự nhiên sinh học của TS và do khả năng bảo quản còn hạn chế của người sản xuất (SX), người bán, đồng thời do cả những biến đổi đột ngột của cả cung và cầu trong ngắn hạn. - Tính rủi ro cao Các sản phẩm có đặc tính tự nhiên, sinh học càng cao thì rủi ro lại tăng lên. Đây cũng là đặc điểm cơ bản chung của các sản phẩm TS nói chung. Vì là sản phẩm dễ bị hư hỏng và giá cả thì thay đổi nhanh, nên đó chính là nguyên nhân tạo ra rủi ro cao. - Giá cả dao động nhanh giữa các năm TS có quy luật sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh học, vì vậy từ khi nuôi trồng đến khi khai thác cần phải có thời gian, vì vậy lượng cung của TS nuôi trồng nhìn chung không đáp ứng nhanh với giá cả, đặc biệt trong thời gian ngắn. Nói cách khác, nông dân cần có thời gian để điều chỉnh sản xuất với sự thay đổi của giá. Khi giá tăng thì người nuôi trồng không thể tăng diện tích nuôi lên ngay, và khi giá giảm, họ không thể đột nhiên giảm diện tích, mà chỉ có thể giảm vật tư đầu vào. Bên cạnh đó, các vấn đề như đất đai, lao động, khoa học công nghệ,…, để mở rộng SX cũng hạn chế. - Thiếu thông tin Đại bộ phận người dân chủ yếu là nông dân, do đó khả năng tiếp cận thông tin còn kém. Mà khả năng tiếp cận thông tin kém là một nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường TS không hiệu quả. Người dân thiếu thông tin về cung, cầu và giá cả. Điều này cũng làm cho họ mất đi nhiều cơ hội tiếp cận thị trường tiềm năng hơn, hạn chế khả năng đáp ứng yêu cầu của người mua và thương thuyết để đạt được một mức giá hợp lý. Thiếu thông tin sẽ làm cho người dân có các quyết định không hợp lý hoặc chậm so với sự biến động của thị trường bên ngoài. Gây ra thiệt hại không nhỏ về kinh tế. - Chi phí giao dịch và chi phí tiếp thị cao Trong chuỗi cung thì có sự chênh lệch giá bán từ người SX đến tay người tiêu Nguyễn Thị Hoài Thu – K44-KTNN Trang 11 Khóa luật tốốt nghiệp Trầần Đoàn Thanh Thanh dùng cuối cùng trong chuỗi, và chênh lệch này thường rất cao. Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này là do: + Quy mô nuôi trồng TS của các hộ nông dân còn rất nhỏ, lại nằm ở các vùng sâu, vùng xa. Vì thế, làm tăng chi phí thu gom, chi phí vận chuyển do các thương nhân phải đi đến tận nơi để thu mua. + Sau khi mua gom về, các thương nhân phải phân loại, bảo quản, sơ chế hoặc tinh chế sản phẩm, đóng gói. Công việc này cũng làm tăng chi phí. + Hao hụt hoặc giảm phẩm cấp sản phẩm do bị bị ươn, thối cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí. + Ngoài ra thương nhân còn phải trả thêm các khoản chi phí khác như: Bảo quản, cất giữ, chi phí lao động, tiền xăng xe, nguyên liệu hao phí, chi phí quảng cáo, tiếp thị… + Và một số khoản chi phí khác Tất cả các khoản này sẽ làm tăng giá trị sản phẩm. Trong phân tích chuỗi cung, người ta gọi đó là quá trình tạo giá trị. Sự chênh lệch giá này tạo ra lợi nhuận và doanh thu cho các trung gian. - Cung kém co dãn theo giá Lượng cung TS nuôi trồng không đáp ứng nhanh với giá cả, đặc biệt trong ngắn hạn. Nói cách khác, nông dân cần nhiều thời gian để điều chỉnh SX sao cho đáp ứng với sự thay đổi của giá. Như khi giá tăng thì người SX không thể tăng ngay diện tích nuôi trồng được. Ngược lại khi giá giảm thì cũng cần thời gian để giảm diện tích. - Độ co giãn của cầu theo giá lớn Cầu TS nuôi trồng rất nhạy cảm với giá, bởi có nhiều sản phẩm thay thế, do đó khi giá củaTS tăng lên sẽ làm cho người tiêu dùng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm thay thế khác, như thịt, trứng… Về đặc trưng riêng của thị trường TS Việt Nam đó là: + Việc nuôi trồng TS diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhưng mà lại phân tán, nhỏ lẻ, diện tích chưa lớn, vì vậy gây khó khăn trong việc thu gom, vận chuyển đi tiêu thụ và chế biến, gây cản trở việc áp dụng các đồng bộ khoa học.. + Sản phẩm làm ra một phần được giữ lại tiêu dùng, phần tiêu thụ tại địa phương. Nguyễn Thị Hoài Thu – K44-KTNN Trang 12 Khóa luật tốốt nghiệp Trầần Đoàn Thanh Thanh Về sau khi năng suất và chất lượng tăng thì đem đi xuất khẩu. Nguyễn Thị Hoài Thu – K44-KTNN Trang 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan