Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tìm hiểu ẩn dụ về tình yêu trong thơ nguyễn bính và tố hữu...

Tài liệu Tìm hiểu ẩn dụ về tình yêu trong thơ nguyễn bính và tố hữu

.PDF
113
85
54

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU l. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong nền thơ ca Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại ẩn dụ đã góp một phần không nhỏ tạo nên những nét độc đáo trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Ẩn dụ là một hiện tuợng vô cùng thú vị và phức tạp của ngôn ngữ học. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng này. Các công trình nghiên cứu hầu hết đều nhìn ẩn dụ dưới góc độ của từ vựng học và tu từ học, tức là xem ẩn dụ như một phương thức phát triển nghĩa mới của từ. Tuy vậy ở Việt Nam, chưa có nhiều đề tài khảo sát và đánh giá hết tầm quan trọng của ẩn dụ, đặc biệt là sự so sánh đối chiếu cách thể hiện của hiện tượng này ở các tác giả để thấy hết được vai trò của nó, đặc biệt là trong các tác phẩm thơ, ca dao. 1.2. Tình yêu vốn là một đề tài muôn thưở không chỉ của thơ ca mà ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi nghiên cứu về tình yêu các tác giả đã nhìn nhận nó ở những bình diện khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu về tình yêu dưới góc độ ẩn dụ tu từ thì không phải đã có nhiều người quan tâm tới. 1.3. Nguyễn Bính và Tố Hữu là hai nhà thơ lớn của dân tộc. Sự thành công của một hồn thơ được mệnh danh là “nhà thơ của đồng quê Việt Nam”- một trong những gương mặt tiêu biểu của dòng thơ lãng mạn, và một nhà thơ của cách mạng, sống và thuỷ chung với lý tưởng cách mạng không phải ở việc sử dụng ngôn ngữ thơ mới lạ, độc đáo, mà chính ở cái “hồn”, cái chân quê, chất dân dã, và tình yêu dành cho quê hương, đất nước sâu nặng của các ông. Tuy nhiên sự nghiệp thơ ca của các ông lại được hình thành từ những hoàn cảnh khác nhau. Nguyễn Bính và Tố Hữu đã trở thành hai hiện tượng lớn của nghệ thuật thơ ca thu hút được hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh và các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình Thi .................... Từ trước tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hai nhà thơ này ở các bình diện như lý luận văn học và thi pháp thơ. Có thể kể ra các công trình tiêu biểu như: “Nghiên cứu về nhạc điệu trong thơ Tố Hữu” - tác giả Nguyễn Trung Thu, “tính dân tộc và hiện đại của ngôn từ thơ Tố Hữu” - Trần Đình Sử.... Ngoài ra có thể kể thêm một số công trình nghiên cứu dưới góc độ phong cách học như: “Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu” của Nguyễn Huệ Yên Tuy nhiên việc nghiên cứu các ẩn dụ về tình yêu trong thơ của hai nhà thơ này thì chưa có công trình nào thực hiện. 1.4. Chọn đề tài " Tìm hiểu ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu ", khoá luận mong muốn làm rõ thế giới nghệ thuật độc đáo qua cách sử dụng phép ẩn dụ của hai nhà thơ lớn đại diện cho hai trào lưu thơ lãng mạn và cách mạng của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ góp phần nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn về những đóng góp của các ông ở phương diện nghệ thuật. 2. Đối tượng nghiên cứu Ở khoá luận này chúng tôi tập trung nghiên cứu hiện tượng ẩn dụ, các quan niệm về ẩn dụ đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đề cập nhiều trong các giáo trình phong cách học. Kế thừa cách hiểu từ kí hiệu học, ngôn ngữ học, thi pháp học và phong cách học cúng tôi xác lập cho mình một cách hiểu về hiện tượng này. Đồng thời qua 2 Tuyển tập thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu chúng tôi tiến hành khảo sát các ẩn dụ tu từ về tình yêu, để từ đó thấy được những sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ của hai nhà thơ. Nguồn tư liệu khảo sát cho khoá luận này gồm: + 86 bài thơ trong tuyển tập “ Nguyễn Bính thơ và đời” Nhà xuất bản văn học 2004 + 89 bài thơ đuợc lựa chọn từ những tập thơ tiêu biểu của Tố Hữu trong suốt sự nghiệp sáng tác của ông ( Tuyển tập thơ Tố Hữu - Nhà xuất bản giáo dục - 1994) gồm: • Tập thơ “ Từ ấy” 26 bài: ( Từ ấy, Hai đứa bé, Dửng dưng, Lao Bảo, Như những con tàu, Ý xuân, Tiếng sáo ly quê, Tâm tư trong tù, Con chim của tôi, Nhớ nguời, Trưa tù, Quanh quẩn, Khi con tu hú, Nhớ đồng, 14 tháng 7, Giờ quyết định, Tranh đấu, Đôi bạn, Đời thợ, Một tiếng rao đêm, Tiếng hát đi đày, Xuân đến, Huế tháng tám, Xuân nhân loại, Vui bất tuyệt, Bà má Hậu Giang) • Tập thơ “ Việt bắc” 6 bài : ( Việt Bắc, Luợm, Ta đi tới, Lại về, cá nuớc, Sáng tháng năm) • Tập thơ “ Gió lộng” 8 bài: ( Vinh quang Tổ quốc ta ơi, Trên miền bắc mùa xuân, Ba muơi năm đời ta có đảng, Em ơi Ba- Lan, Bài ca xuân 61, Mẹ Tơm, Nguời con gái Việt Nam) • Tập thơ “ Ra trận” 18 bài : ( Lá thu bến tre, Miền Nam, Trên đuờng thiên lý, Tiếng hát sang xuân, Mẹ Suốt, xuân sớm, Từ Cu Ba, Hãy nhớ lấy lời tôi, Giữa ngày xuân, Những ngọn đèn, Theo chân Bác, Chào xuân 67, Bài ca xuân 71, Đuờng vào, có thể yên, Bài ca xuân 68, Xuân 69, Bác ơi!) • Tập thơ “ Máu và hoa” 11 bài : ( Việt Nam máu và hoa, Hoàng hôn, Rôm, Xin gửi Miền Nam, xta- lin- Grát, Nuớc non ngàn dặm, Đuờng của ta đi, Toàn thắng thuộc về ta, Bài ca quê huơng vui thế hôm nay, Với đảng mùa xuân) • Tập thơ : “ Một tiếng đờn” 20 bài ( Phút giây, Một nhành mai, Bài thơ đang viết, Xuân đấy, Đêm xuân 85, Gửi theo anh Xuân Diệu, Đêm thu quan họ, Có một ngày nhu thế, Chân lý vẫn xanh tuơi, Dầu và máu, Ta lại về, Xuân đang ở đâu, Xuân hành 92, Anh cùng em, Chân trời mới, Duyên thầm, Đêm cuối năm, Sáng đầu năm, Màu tôi yêu, Ngọn lửa) 3. Mục đích, ý nghĩa của khoá luận 3.1. Mục đích của khoá luận Thông qua việc khảo sát các ẩn dụ về tình yêu, khoá luận giúp nguời đọc phần nào tìm hiểu phong cách thơ của Nguyễn Bính và Tố Hữu cũng nhu những đóng góp của các ông về mặt sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật. Phân tích và làm sáng tỏ cơ chế thể hiện của ẩn dụ tu từ về tình yêu qua hai tập thơ để thấy đuợc sự khác biệt trong cách thể hiện tình yêu của 2 nhà thơ lớn tiêu biểu cho 2 dòng thơ của nền thơ ca nuớc nhà. 3.2. Ý nghĩa của khoá luận * về mặt lý luận -. Kết quả nghiên cứu về ẩn dụ tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu sẽ góp phần làm sáng tỏ những nét độc đáo trong phong cách thơ của hai tác giả, đồng thời khẳng định giá trị của phuơng thức ẩn dụ trong việc xây dựng văn bản nghệ thuật. * về mặt thực tiễn-. Khoá luận giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về tác phẩm văn học dựa trên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nhất là con đuờng tiếp cận ngôn ngữ tác phẩm ở cấp độ từ ngữ. Ngoài ra kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ mở ra một huớng phân tích mới cho việc giảng dạy, tìm hiểu thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu trong nhà trường. 4. Phạm vi nghiên cứu Khoá luận tập trung nghiên cứu 175 bài thơ của hai tác giả, từ đó tìm ra những ẩn dụ tu từ về tình yêu trong các tác phẩm thơ. 5. Phương pháp nghiên cứu Ở khoá luận này để so sánh các“ ẩn dụ về tình yêu” của hai nhà thơ chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, miêu tả ngoài ra còn sử dụng một số thủ pháp như: - Thống kê và cải biến. Trong đó thủ pháp thống kê định lượng nhằm xác định tần số sử dụng phương thức ẩn dụ của mỗi tác giả, thủ pháp cải biến nhằm tìm ra giá trị của phương thức này trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật. 6. Bố cục của khoá luận Khoá luận bao gồm: phần mục lục 2 trang, danh mục tài liệu tham khảo 6 trang, phụ lục 19 trang, phần kết luận 2 trang và phần nội dung. Trong đó nội dung của khoá luận được chia thành 2 chương cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và thơ Tố Hữu PHẦN NỘI DUNG Chương 7: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Khái niệm về ẩn dụ. 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ẩn dụ. Ẩn dụ là một hiện tượng đã được nghiên cứu từ thời cổ đại ( khoảng thế kỷ thứ IV trước công nguyên) ở nhiều cấp độ khác nhau. Ẩn dụ không chỉ được nghiên cứu trong các lĩnh vực thuộc về ngữ văn học, mà còn được nghiên cứu ở nhiều các lĩnh vực khác như: triết học, tâm lý học, phong cách học, từ vựng học và gần đây nhất là dụng học và ngôn ngữ học tri nhận. Lý thuyết về ẩn dụ bắt đầu hình thành từ thời triết học Hy Lạp. Ẩn dụ theo tiếng Hy Lạp lúc bấy giờ là ( metaphor) có nghĩa là chuyển từ chỗ này sang một chỗ khác, tức có nghĩa là chuyển đổi. Sau này khái niệm chuyển đổi ấy được vận dụng vào việc xác định nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ là hiện tượng chuyển nghĩa. Trong ẩn dụ một sự vật được miêu tả hay được định nghĩa bằng những từ biểu thị một sự vật khác, có sự tương đồng hay sự giống nhau với sự vật trước. Trong các công trình nghiên cứu của các học giả Trung Hoa cổ đại thì ẩn dụ được thể hiện qua cách chỉ sự ví von, bóng bảy và thường ẩn chứa trong lời khởi đầu của các bài ca dao dân ca sau này và được ghi lại rất nhiều trong các tác phẩm Kinh Thi nổi tiếng. Đến thời hiện đại cũng xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học về ẩn dụ. Có thể kể ra như: R.Jakobon, J.Cohen, và sau này là George Lakoff và Mark Johnson ........................... Nếu như quan niệm truyền thống chỉ xem ẩn dụ như là một phương tiện sáng tác của thơ ca hay nghệ thuật hùng biện. Ẩn dụ chỉ được xem như là vấn đề của ngôn ngữ hơn là của tư duy và hành động, thì đến những năm gần đây George Lakoff và Mark Johnson trong tác phẩm “ Metaphors we live By” (1980) đã cho rằng ẩn dụ tồn tại không chỉ trong ngôn ngữ mà còn hiện hữu trong tư duy và hành động. Ở Việt Nam ẩn dụ đã được các nhà Việt ngữ học, các nhà nghiên cứu văn học cũng như phong cách học quan tâm nhiều. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu với các tác giả tiêu biểu như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Hữu Đạt, Nguyễn Văn Tu, Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú, Nguyễn Đức Tồn 1.2. Một số quan niệm về phép ẩn dụ Trong tiếng Việt đặc biệt là trong thơ ca Việt Nam từ xưa tới nay việc sử dụng các biện pháp tu từ luôn đóng một vai trò quan trọng. Nó không chỉ giúp thể hiện được nội dung, chủ đề của người nói mà còn có vai trò lớn trong việc tạo dựng nên giá trị nghệ thuật bền vững cho mỗi tác phẩm, làm cho sức diễn đạt vừa trong sáng, súc tích, “ý tại ngôn ngoại” lại vừa thể hiện được cái hồn cuả thi nhân. Chính vì thế khi nhắc đến các tác phẩm văn chương ta không thể không kể tới vai trò của các biện pháp tu từ. Phép tu từ vốn được hiểu là cách dùng các từ ngữ đã được gọt rũa, có hình ảnh bóng bẩy làm cho lời thơ, lời văn hay hơn, ý thơ, ý văn trong sáng, giản dị giàu sức biểu cảm và nâng cao hiệu quả của việc diễn đạt. Có rất nhiều các biện pháp tu từ đã được sử dụng trong thơ ca cũng như trong các văn bản tiếng Việt từ xưa tới nay như: so sánh, nhân hoá, hoán dụ, thậm xưng, liệt kê, câu hỏi tu từ.... Mỗi phép tu từ này đều đem lại những giá trị nghệ thuật, sức biểu cảm và giá trị thẩm mĩ riêng. Ngoài các biện pháp tu từ kể trên có một biện pháp mà nhờ nó các tác giả đã tạo nên phong cách đặc biệt cho mỗi tác phẩm nghệ thuật của mình - Đó là phép ẩn dụ. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến lý thuyết ẩn dụ. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng khi nghiên cứu về lý thuyết ẩn dụ cần xem xét ở hai góc độ. * Thứ nhất: Ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa cơ bản của các đơn vị từ vựng. Nếu xem xét ở góc độ này, dựa vào mối quan hệ tuơng đồng giữa sự vật và đối tuợng thì ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học. Ẩn dụ không chỉ được thể hiện ở một từ, một câu mà có thể ẩn dụ được sử dụng làm khung chiếu vật cho cả một đoạn văn, một khổ thơ hay cả một bài thơ. Theo các công trình nghiên cứu về ẩn dụ trong và ngoài nước cho đến nay ẩn dụ thường được xem là phép chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồng hay những nét giống nhau nào đó. Tiếng Hy Lạp “Metaphor” lúc đầu có nghĩa là chuyển từ chỗ này sang một chỗ khác, tức có nghĩa là “chuyển đổi”. Chẳng hạn, tác giả Đỗ Hữu Châu lý giải hiện tượng ẩn dụ bằng cơ chế chuyển đổi trường nghĩa từ vựng. Ông quan niệm “ Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng khác, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng” [ 6, tr 54]. Cơ chế chuyển đổi nghĩa của ẩn dụ được ông miêu tả như sau: “ Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của X ( tức X là ý nghĩa biểu vật của A). Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của X để gọi tên Y, nếu như X và Y giống nhau....” [ 7, tr 145] Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “ Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau”. [ 19, tr 162] Nguyễn Văn Tu nêu ra định nghĩa: “ Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên gọi của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu được mối quan hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm. Khác với hoán dụ, phép ẩn dụ , theo tưởng tượng của ta mà gọi một sự vật chỉ có vài dấu hiệu chung với sự vật mà từ biểu thị trước thôi. Chính nhờ những dấu hiệu chung gián tiếp ấy mà ta thấy mối quan hệ giữa các vật khác nhau” [60, tr 159] Tác giả Hữu Đạt cũng nhấn mạnh: “ Ẩn dụ là một lối so sánh dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất, hoặc chức năng của hai đối tượng. Nhưng khác với lối so sánh dùng lối song song hai phần đối tượng và phần so sánh bên cạnh nhau, ẩn dụ chỉ giữ lại phần để so sánh ” [ 12 , tr. 143] Có thể thấy các nhà ngôn ngữ học Việt Nam phần nào đánh giá và nhìn nhận về ẩn dụ như là một phương thức chuyển nghĩa cơ bản của từ. Qua nhiều bài viết của mình tác giả Hữu Đạt đều khẳng định ẩn dụ chính là một sự so sánh ngầm. Tương tự Nguyễn Đức Tồn cho rằng : “ Bản chất của phép ẩn dụ là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển địa điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này, sang sự vật hiện tượng khác loại dựa trên có sở sự liên tưởng đồng nhất hoá chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng” [58, tr 12]. Cả Hữu Đạt và Nguyễn Đức Tồn đều chỉ ra rằng bản chất của ẩn dụ chính là một phép so sánh ngầm, về thực chất chỉ có sự đồng nhất, hoặc tương đồng hoàn toàn thì người ta mới có thể sử dụng cái này để thay thế cho cái khác được. * Quan niệm thứ hai xem Ẩn dụ là một biện pháp tu từ nhằm tạo nên những biểu tượng trong nhận thức của con người. Ở góc độ này thì ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của phong cách học, ẩn dụ được xem như là biện pháp tu từ lâm thời ( ẩn dụ tu từ), vì thế nó được khảo sát ở những ngữ cảnh cụ thể gắn liền với những văn bản. Ẩn dụ không chỉ xuất hiện trong thơ văn mà nó xuất hiện trong mọi mặt của đời sống xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì thế ẩn dụ là một bộ phận hợp thành của sự sáng tạo ngôn ngữ và khả năng nhận thức của con người về thế giới khách quan. Vì vậy Đinh Trọng Lạc phát biểu: “ Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể ( hiện tượng, hoạt động, tính chất) B có tên gọi được dùng chuyển sang cho A.[31, tr 52] Còn Cù Đình Tú thì nói: “ Ẩn dụ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia trên cơ sở mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng” [62, tr 179] Tác giả Hữu Đạt nói kỹ hơn: “ Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra. Người tiếp nhận văn bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng để quy chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật hiện tượng tồn tại ngoài văn bản. Như vậy thực chất của phép ẩn dụ là dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy của ngôn ngữ dân tộc” [12, tr 302 ]. Ở khoá luận này chúng tôi đưa ra cách hiểu về ẩn dụ như sau: Ẩn dụ là phép tu từ trong đó dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này để biểu hiện cho sự vật, hiện tượng khác khi mà giữa 2 sự vật, hiện tượng đó có những nét tương đồng dựa trên một cơ chế liên tưởng nào đó. Nói cách khác ẩn dụ chính là sự so sánh ngầm trong đó vế được so sánh bị ẩn đi. Giá trị chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm, nó được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ và đặc biệt là trong các tác phẩm văn học. 2. Phương pháp phân loại ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ Trong Việt ngữ học có rất nhiều cách phân loại ẩn dụ dựa trên những cơ sở khác nhau từ đó dẫn đến các kiểu, loại ẩn dụ khác nhau. Có thể dẫn ra một số tác giả với những cách phân loại tiêu biểu sau đây: * Tác giả Nguyễn Đức Tồn cho rằng có 2 loại ẩn dụ dựa trên cơ sở sau: + Thứ nhất: Khi hai biểu vật có cùng nét nghĩa nào đó như nhau nên được tư duy đồng nhất hoá với nhau nhưng chỉ có một biểu vật đã có gọi tên. Ẩn dụ loại này được cố định hoá trong hệ thống ngôn ngữ, được dựa vào từ điển và được toàn dân sử dụng được gọi là ẩn dụ định danh ( hay ẩn dụ từ vựng) + Thứ hai : Khi hai biểu vật có cùng nét nào đó như nhau, đều vốn đã có tên gọi riêng nhưng trên cơ sở tư duy liên tưởng đồng nhất hoá chúng có thể lấy tên gọi của sự vật này thay thế lâm thời cho tên gọi của sự vật kia. Ẩn dụ loại này được sử dụng như một biên pháp tu từ nhằm là tăng sức gợi hình, gợi cảm và giá trị thẩm mĩ cho sự diễn đạt. Những ẩn dụ này được gọi là ẩn dụ lâm thời và thường mang ý nghĩa biểu trưng. Theo đó: Ẩn dụ từ vựng là phương thức phát triển nghĩa mới của từ, trong đó nghĩa mới tạo thành là một ý nghĩa từ vựng ổn định chứ không lâm thời. Như vậy ẩn dụ từ vựng có chức năng từ vựng hoá là chủ yếu. Nhìn chung ẩn dụ từ vựng là sự chuyển nghĩa mang tính chất xã hội, ổn định và cố định. Những hiện tượng chuyển nghĩa này được cả cộng đồng sử dụng ngôn ngữ thừa nhận và sử dụng như nhau. Bên cạnh đó ẩn dụ từ vựng còn có một loại ẩn dụ thứ hai cũng được sử dụng phổ biến và rộng rãi đó là ẩn dụ tu từ. Ẩn dụ tu từ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong thơ ca dân gian, nó gắn liền với phong cách thời đại và phong cách dân tộc. * Tác giả Đỗ Hữu Châu đưa ra các kiểu ẩn dụ. + Ẩn dụ hình thức: là những ẩn dụ có được dựa trên sự giống nhay về hình thức giữa các vật. Ví dụ, những ẩn dụ trong các từ chân trong chân bàn, chân núi, chân tường, từ mũi trong mũi thuyền, mũi đất, mũi dao; từ cánh trong cánh buồm, cảnh đồng, cảnh quạt...là những ẩn dụ chỉ hình thức. + Ẩn dụ cách thức: là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng. + Ẩn dụ chức năng: Là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật. Vd: cửa trong cửa sông, cửa rừng ....... + Ẩn dụ kết quả: là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự vật đối với con người. Trong ẩn dụ kết quả có một loại ẩn dụ được chú ý đặc biệt đó là ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác này để gọi tên những cảm giác của giác quan khác hay những “ cảm giác” của trí tuệ, tình cảm. Ví dụ, chua, ngọt, mặn, cay, chát... là những cảm giác vị giác được dùng để gọi các cảm giác thính giác nói chua loét, lời nói ngọt ngào, nói cay quả... * Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “ từ vựng học tiếng Việt” cho rằng có các kiểu ẩn dụ sau đây: + Ẩn dụ hình thức: Vd mũi là một bộ phận của con người có đặc điểm nhọn, có phần nhô ra. Vì thế phần đất nhô ra cũng được gọi là “ mũi đất” + Ẩn dụ chuyển tính chất của sự vật này sang sự vật hoặc hiện tượng khác. Giấy đỏ buồn không thẳm Ví dụ: Mực đọng trong nghiên sầu ( Ông đồ - Vũ Đình Liên) + Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó Vd: Tình cảm khô khan, lời nói ngọt ngào. + Ẩn dụ chức năng: Vd. “Bển” trong bến xe, bến đò, bến sông ............ tất cả các từ này đều thể hiện một chức năng giống nhau là đầu mối giao thông. + Ẩn dụ đặc điểm hình thức, dáng vẻ bên ngoài: vd: Nguời phụ nữ đẹp đuợc gọi là Tây Thi + Ẩn dụ màu sắc: Vd màu da trời - màu xanh nhu da trời; màu cảnh sen - màu hồng nhu màu của cánh sen,- màu cốm - màu xanh nhu màu của cốm + Ẩn dụ chuyển tên gọi của con vật thành con nguời: vd : Cún con của mẹ, cún con của anh ............. + Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tuợng Ví dụ, hạt nhãn là cái cụ thể chỉ phần bên trong của quả được dùng để chỉ trung tâm quan trọng nhất của một vấn đề. * Tác giả Hữu Đạt trong cuốn “ Phong cách học tiếng Việt hiện đại” - NXBQG 2000 cho rằng: Trong thực tế ngôn ngữ chúng ta thường gặp các kiểu ẩn dụ khác nhau và cụ thể có 3 kiểu loại sau đây. Ẩn dụ nhân hoá, ẩn dụ tượng trưng và ẩn dụ ngụ ngôn. Các tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà gọi ẩn dụ nhân hoá là kiểu ẩn dụ được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa người với vật. Cụ thể đó là phép ẩn dụ được hình thành dựa trên cơ chế chuyển nghĩa giữa trường về con người và trường về sự vật. Theo đó ẩn dụ nhân hoá bao gồm 2 quan hệ biện chứng đó là: + Gán cho con người những hành động cảm nghĩ như đồ vật + Gán cho đồ vật những hành động, cảm nghĩ giống con người Ví dụ: “ Gái chinh chuyên lấy được chín chồng Vo viên bỏ lọ gánh chồng đi chơi ” ( Ca dao) Tác giả Hữu Đạt coi “ Ẩn dụ tượng trưng là ẩn dụ được dùng đi, dùng lại nhiều lần trở thành các hình ảnh có giá trị hình tượng. Chẳng hạn người ta thường dùng hình tượng + “Tùng”, “cúc”, “trúc”, “mai” để biểu thị cho người quân tử và vẻ đẹp cao quý. + “Con ong”, “cải kiến”, “bèo mây” để biểu thị cho số phận con người nhỏ bé trong xã hội. + “ Mẳtphượng”, “mày ngài”....biểu thị cho vẻ đẹp và nét mặt người con gái. + “ Thẳt đáy lưng ong”, “ dáng liễu” để biểu thị người on gái có dáng đẹp. Vd: “ Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo ” ( Ca dao) - Ẩn dụ ngụ ngôn: Đây là loại ẩn dụ dùng cách nói để nêu ra những giá trị, giáo lý về đạo đức về cách ứng xử giữa con người với con người trong xã hội. Một số tác giả gọi đó là phúng dụ. Ẩn dụ ngụ ngôn là những triết lý nhân sinh đã được đúc rút từ nghìn năm. Ví dụ: “ Cà cuống uống rượu la đà Bao nhiêu ếch nhải nhảy ra chia phần ” ( Ca dao) Ẩn dụ ngụ ngôn tác động đến người đọc một cách rất thấm thìa vì đó là sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực của ngôn ngữ và chất suy tưởng. Tác giả Hữu Đạt từng nhận định rằng: “ Trong thơ ca ẩn dụ ngụ ngôn xuất hiện chủ yếu trong ca dao. Ẩn dụ là phương pháp tu từ mở ra nhiều cảm xúc và nhận thức cho con người”. Trên đây là cách phân loại ẩn dụ của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Quan niệm và cách phân loại về ẩn dụ tu từ của các nhà ngôn ngữ học được trình bày theo những cách khác nhau không hề mâu thuẫn, đối lập mà chúng bổ sung cho nhau đem lại những cách hiểu thống nhất và đầy đủ nhất về ẩn dụ tu từ Trong khoá luận này chúng tôi chỉ khảo sát những ẩn dụ tu từ mang tính biểu trưng về tình yêu trong các sáng tác của Nguyễn Bính và Tố Hữu. 3. Ẩn dụ về tình yêu 3.1. Ấn dụ tu từ. 3.1.1. Các đặc điểm của ẩn dụ tu từ Ẩn dụ hình tượng hay còn gọi là ẩn dụ tu từ là phương tiện diễn đạt có giá trị hình tượng, có sức mạnh biểu cảm. Ẩn dụ tu từ được dùng trong văn chính luận cũng như trong thơ ca đặc biệt là thơ trữ tình. Vd. "Hoa" mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ người phụ nữ có nhan sắc, trong câu Giả đành trong nguyệt trên mây Hoa sao hoa khéo đoạ đầy bẩy hoa (Truyện Kiều). Ẩn dụ là một phương thức tu từ được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ văn học. Đó là cách sử dụng lâm thời mượn hình ảnh này để nói về một sự vật hiện tượng khác, trong một hoàn cảnh nhất định nó chỉ có nghĩa tu từ mà không tạo nên ý nghĩa từ vựng của từ. Nói cách khác ẩn dụ tu từ có chức năng quy ước hoá là chủ yếu. Nó được xem là ẩn dụ trong hoàn cảnh này, nhưng có thể lại không được xem là ẩn dụ trong hoàn cảnh khác, có nghĩa là ẩn dụ tu từ phụ thuộc chủ yếu vào hoàn cảnh xuất hiện nghĩa đó. Tác giả Hữu Đạt trong công trình“ Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt” phân biệt : “ Khi nói đến hiện tượng chuyển nghĩa cần chú ý đến chuyển nghĩa từ vựng học và tu từ học”. Chuyển nghĩa từ vựng học như Chân (người, gà) -> Chân ( bàn, ghế) -> Chân ( nủi, trời) -> Chân ( Vị trí) Còn chuyển nghĩa tu từ học nhu: Thuyền về có nhớ bển chăng Bển thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ( Ca dao) Trong hai câu thơ trên “ thuyền ” và “ bển ” đều là những ẩn dụ tư từ “ thuyền ” chỉ người con trai, và “bển ” chỉ người con gái. Câu ca dao nói về lời thề hẹn của đôi trai gái, thể hiện tình cảm lứa đôi gắn bó thuỷ chung. Với những quan điểm khác nhau về ẩn dụ, chúng tôi chọn quan điểm của tác giả Hữu Đạt làm cơ sở cho sự nghiên cứu và khảo sát các tư liệu ẩn dụ về tình yêu của khoá luận này, Có thể nói thơ ca là địa hạt rộng lớn nhất của ẩn dụ tu từ, ở đó các thi nhân được mặc sức thể hiện những hình tượng thơ của mình với những phong cách và cung bậc cảm xúc khác nhau. Chính vì thế sắc thái biểu cảm trong ẩn dụ tu từ là rất lớn. Không chỉ biểu hiện sắc thái mà ẩn dụ tu từ còn thể hiện phong cách sáng tạo nghệ thuật độc đáo riêng của mỗi thi nhân, của phong cách thời đại và phong cách dân tộc. Ẩn dụ là một trong hai phương thức chuyển nghĩa cơ bản của ngôn ngữ đã tuân thủ quy luật tiết kiệm kỳ diệu của ngôn ngữ. Ở ẩn dụ người ta đã dùng những cái hữu hạn để biểu thị những cái vô hạn hết sức tinh tế và khéo léo. về mặt từ vựng quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ được thể hiện ở chỗ với cùng một hình thức vỏ âm thanh người viết có thể diễn đạt được nhiều nội dung khác nhau. Đồng thời với cùng một đối tượng các tác giả cũng có nhiều cách thể hịên và diễn đạt khác nhau. Khi một từ, một ngữ nào đó được dùng làm ẩn dụ thì nghĩa gốc của nó sẽ không còn như thế nữa mà nó được thay thế và hiểu theo một nghĩa thứ hai được gọi là nghĩa bóng. Các nghĩa được tạo ra trong ẩn dụ tu từ không mang ý nghĩa cố định hoá. Vì thế ẩn dụ tu từ mang tính chất sáng tạo riêng của từng nghệ sĩ. Người đọc muốn tiếp nhận và hiểu được ý nghĩa của nó phải dựa vào các yếu tố như: ngữ cảnh, tính logic và thói quen thẩm mỹ. 3.1.2. Tiêu chí nhận diện Tác giả Hoàng Kim Ngọc nhận xét: Do ẩn dụ tu từ là hiện tượng có tính chất so sánh ngầm, có tính chất lâm thời, có khả năng gợi nên hình ảnh cảm tính về sự vật nên rất tinh tế và khó nắm bắt. Vì thế ta phải tìm ra những tiêu chí làm chỗ dựa để nhận diện ẩn dụ tu từ với nghĩa chuyển lâm thời của nó. Cho đến nay việc tìm ra những tiêu chí đủ tin cậy làm chỗ dựa cho việc nhận diện những ẩn dụ tu từ là một điều không phải đơn giản, vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong khoá luận này chúng tôi sử dụng một bộ gồm những tiêu chí ngôn ngữ và những tiêu chí phi ngôn ngữ làm cơ sở cho việc nhận diện ẩn dụ tu từ bao gồm: Yếu tố ngữ cảnh, tính logíc và thói quen thẩm mỹ. * Tiêu chí ngữ cảnh: Tiêu chí ngữ cảnh ở đây bao gồm ngữ cảnh hẹp và ngữ cảnh rộng. - “ Ngữ cảnh hẹp”: ngữ cảnh hẹp ở đây chính là chu cảnh bao gồm những yếu tố, những quan hệ cụ thể của câu chữ có mặt trong ngôn bản, được dùng để tố chức ngôn bản. + Đe tổ chức một lời nói, một ngôn bản dù có ý thức hay không bao giờ người ta cũng phải thực hiện hai thao tác là lựa chọn và kết hợp. Sau khi lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt người ta kết hợp các yếu tố đó lại với nhau theo những quy tắc nhất định để tạo thành lời, thành ngôn bản mạch lạc nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Ví dụ: Bây giờ Mận mới hỏi Đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì Đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào ( Ca dao) Ở trường hợp này các từ “ mận, đào, vườn hồng” đã được lựa chọn theo trục dọc có quan hệ đối vị, liên tưởng dựa vào nét tương đồng về phạm trù từ ngữ kiểu như: Mận, đào, mit, cam, chanh, bưởi và vườn hồng, vườn cam, vườn đào Trong ngữ cảnh trên dân gian lựa chọn “mận”, “đào” và “vườn hồng” chứ không phải ngữ cảnh nào khác. Nếu ta tách những từ ngữ này biệt lập với ngữ cảnh, chỉ xem xét chúng theo quan hệ đối vị, không chiếu lên cú đoạn thì không thể lý giải được cách lựa chọn từ ngữ và giá trị của chúng ra sao. Tác giả Hữu Đạt trong [11], khi phân tích câu ca dao: “ Mận hỏi thì Đào xin thưa Vườn hồng có lối những chưa ai vào ” Cho rằng đây là lời đáp để khẳng định thông tin mà “mận ” cần biết. Vậy trong ngữ cảnh này “mận, đào, vườn hồng” đóng vai trò như thế nào? “ Mận, đào ” trong ngữ cảnh này biết hỏi, biết xin thưa chứng tỏ trong ngữ cảnh này hình ảnh “ mận, đào ” không được dùng theo nghĩa gốc vốn có là cây mận và cây đào nữa. Dân gian đã mượn hình ảnh này để nhân hoá cho hiện tượng trữ tình là những người nam và nữ đang trò chuyện, đối đáp với nhau. Còn “ vườn hồng có lối ” ở đây là cái sở thuộc của “đào ” . Trong trường hợp này “ vườn hồng ” đâu phải là cái có thật, và “có lối ” ở đây cũng đâu phải là lối đi thật vào vườn kia. Câu chuyện “vườn hồng có lối ”, mận đào, ở đây chỉ là cách nói xa xôi, bóng gió theo lối ước lệ, tượng trưng về khả năng có thể đến được với nhau của đôi trai gái trong lời đối đáp mà thôi. - Tiêu chí ngữ cảnh rộng: Như đã nói ở trên ngữ cảnh hẹp chỉ là chu cảnh của câu chữ trong một khuôn khổ ngôn bản. Còn bản thân ngôn bản ấy dù dùng để nói hay viết laị nằm trong một chu cảnh rộng hơn- chu cảnh ấy gọi là ngữ cảnh rộng hay nói một cách khác đó chính là “ cảnh huống giao tiếp ngôn ngữ”. Trong truyền thống của phong cách học cảnh huống giao tiếp ngôn ngữ thường được hiểu là một phạm trù khá rộng bao gồm: mục đích, nội dung, người tham gia, địa điểm, cách thức tiến hành... .của giao tiếp ngôn ngữ đó. Cảnh huống giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung diễn đạt, nó có thể làm thay đổi ngôi, vị trí và cách xưng hô, cũng như làm cho các ẩn dụ tu từ xuất hiện khác nhau. Chính vì thế việc nhận diện ẩn dụ tu từ cũng không thể nằm ngoài quỹ đạo đó. * Tiêu chí thứ hai: Tính logíc Tính logíc được hiểu là sự hợp lý trong suy nghĩ, trong lập luận và đôi khi là trong cả suy nghĩ, hành động. Trong nghệ thuật ngôn từ muốn tạo ra một ẩn dụ tu từ cho câu thơ, câu văn thì cần dựa vào một bình diện tương đồng, nhất định nào đó. Cái được gọi là quan hệ tương đồng này dù rõ ràng hay trừu tượng thì cũng phải có lý và ít nhất là được người nghe chấp nhận. Vì thế tác giả Hữu Đạt đã khẳng định: “ Thực chất của hiện tượng ẩn dụ này là dùng tên gọi này để biểu thị cho sự vật khác dựa trên cơ chế của tư duy và ngôn ngữ dân tộc” Chính vì thế mà khi nghiên cứu ẩn dụ tu từ ta sẽ thấy được bức tranh về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá dân tộc. * Tiêu chí thứ ba: Tính thẩm mỹ ( hay còn gọi là tiêu chí thói quen thẩm mỹ) Thói quen thẩm mỹ là một trong những tiêu chí giúp nhận diện ẩn dụ tu từ, và nó có hiệu quả đặc biệt trong việc giải thích các ẩn dụ này. Song thói quen thẩm mỹ là khái niệm còn mang màu sắc chủ quan của người tiếp nhận, nên có thể mở rộng tiêu chí này thành truyền thống văn hoá và thói quen thẩm mĩ. Nếu tiêu chí về tính logíc phải đuợc nguời nghe chấp nhận, thì thói quen thẩm mỹ cũng vậy. Thói quen thẩm mĩ mang đậm đà màu sắc văn hoá dân tộc, đó cũng chính là chỗ dựa để xem xét các ẩn dụ tu từ về hình thái cấu trúc và ngữ nghĩa. 3.2. Ẩn dụ về tình yêu Từ xua tới nay tình yêu là đề tài muôn thuở của con nguời. Tình yêu đuợc nhắc đến nhiều trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca. Định nghĩa về tình yêu mỗi tác gỉa lại có những quan niệm khác nhau. Trong Từ điển tiếng Việt “tình yêu” đuợc định nghĩa là sự gắn bó với nhau bằng mối tình ràng buộc giữa nam với nữ. Thông thường người ta nhắc đến tình yêu như một thứ tình cảm thiêng liêng, gắn kết con người với nhau. Chính vì thế tình yêu có một sức mạnh vĩnh cửu, gắn kết tâm hồn con người, những trái tim đang yêu lại với nhau. Đến với thơ ca, với những người nghệ sĩ tình yêu đẹp và giản đơn, đó có thể là : yêu là chết ở trong lòng một it ( Yêu - Xuân Diệu) Cũng có khi là những cảm xúc rất đỗi trong sáng, nhưng lại là sự gỡ rối tơ lòng cho biết bao thế hệ khi nhắc đến tình yêu Làm sao cẳt nghĩa được tình yêu! Có nghĩa gì đâu một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu... (Vĩ sao- Xuân Diệu) Thi sĩ Xuân Diệu - nguời đuợc mệnh danh là ông hoàng của tình yêu đã muợn những hình ảnh thiên nhiên đầy lãng mạn: “mậy nhè nhẹ ”, “ gió hiu hiu”... để bày tỏ tâm trạng, xúc cảm của những trái tim đang yêu. Yêu là chết ở trong lòng một ít Vì mẩy khi yêu mà chẳc được yêu. Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết. ( Yêu - Xuân Diệu) Khái niệm ẩn dụ về tình yêu trong ngôn ngữ học từ truớc đến nay ít nhiều còn chua đuợc đề cập đến. Nó mới chỉ đuợc đánh giá theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận nhu là một ẩn dụ ý niệm Trong khoá luận này xuất phát từ cách hiểu về ẩn dụ nhu đã trình bày ở trên chúng tôi định nghĩa khái niệm ẩn dụ về tình yêu với tu cách là một ẩn dụ tu từ nhu sau: Ẩn dụ về tình yêu là một loại ẩn dụ tu từ trong đó các hình ảnh, phạm trù, cảm xúc, cung bậc của tình yêu đuợc hình dung nhu những sự vật, trạng thái.. ..nó đuợc ẩn đi trong bề mặt câu chữ và đuợc thể hiện bằng những hình ảnh bóng bẩy, giàu sức gợi cảm của phép ẩn dụ. Tình yêu lứa đôi, tình yêu quê huơng đất nuớc là những tình cảm rất đỗi bình dị, nó gần gũi và ăn sâu vào tiềm thức mỗi nguời dân Việt Nam, nó được nhắc đến nhiều trong thơ ca với niềm tự hào. Trong phạm vi khoá luận này chúng tôi tiến hành khảo sát các ẩn dụ về tình yêu ở ba phạm trù: Ẩn dụ về tình yêu lứa đôi, tình yêu cách mạng và tình yêu quê hương đất nước để qua đó làm sáng tỏ phong cách tác giả cũng như những đóng góp của các ông về nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Chương 77: ÂN DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH VÀ THƠ TỐ HỮU 1. ẨN DỤ VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH 1.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ NHÀ THÕ NGUYÊN BÍNH 1.1.1. Cuộc ðời Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính. Ông sinh vào cuối xuân đầu hạ năm 1918 tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội ( nay là xã Cộng Hoà) huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình nhà nho nghèo. Nguyễn Bính bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi. Năm 1932, Nguyễn Bính rời quê ra Hà Nội và bắt đầu nổi tiếng với bài thơ “Cô gái hái mơ” (1937), được giải thưởng khuyến khích của hội Tự lực văn đoàn với tập thơ “Tâm hồn tôi” ( 1940). Năm 1943, Nguyễn Bính vào Nam Bộ, đến năm 1944 được giải nhất văn học Nam Xuyên ở Sài Gòn với truyện thơ “Cây đàn tì bà” . Trong cách mạng tháng Tám và suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nguyễn Bính hoạt động ở Nam Bộ. Nhà thơ tham gia giữ những trách nhiệm trọng yếu như: phụ trách Hội Văn nghệ Cứu quốc tỉnh Rạch Giá, Phó chủ nhiệm Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Rạch Giá, sau làm ở Ban Văn nghệ Phòng Tuyên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan