Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tìm hiểu hệ thống tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại ông ng...

Tài liệu Tìm hiểu hệ thống tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại ông nguyễn văn tuyên, xã tân khánh, huyện phú bình, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​

.PDF
66
118
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- NGUYỄN ANH QUỐC TÊN ĐỀ TÀI “TÌM HIỂU HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI ÔNG NGUYỄN VĂN TUYÊN, XÃ TÂN KHÁNH, HUYỆN PHÚ BÌNH, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN.” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- NGUYỄN ANH QUỐC TÊN ĐỀ TÀI “TÌM HIỂU HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI ÔNG NGUYỄN VĂN TUYÊN, XÃ TÂN KHÁNH, HUYỆN PHÚ BÌNH, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN.” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K46 KTNN N01 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Quốc Huy Thái Nguyên, năm 2019 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tổ chức, các cấp lãnh đạo, các cơ quan trong và ngoài trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các cá nhân và tập thể đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc Sỹ Nguyễn Quốc Huy là thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các quý thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức quý báu trong quá trình tôi học tập tại trường, giúp tôi có những kiến thức nền tảng phục vụ vào quá trình hoàn thiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế & Phát Triển Nông Thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình ông Nguyễn Văn Tuyên là nơi tôi trực tiếp nghiên cứu và hoàn thành quá khóa luận này, đồng thời cũng là người chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn tận tình và truyền đạt nhiều kiến thức giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong thời gian qua. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Anh Quốc ii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ sử dụng đất của trang trại ông Nguyễn Văn Tuyên ........................ 23 Hình 3.2: Các kênh tiêu thụ sản phẩm của trang trại ................................................ 46 iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Đánh giá nguồn lực lao động hiện tại của trang trại................................. 21 Bảng 3.2: Đánh giá thực trạng sử dụng đất của trang trại......................................... 22 Bảng 3.3: Các dụng cụ cần cho úm 1000 gà ............................................................. 26 Bảng 3.4 Lịch làm vaccine cho gà thịt từ khi thả nuôi tới xuất bán ......................... 28 Bản 3.5: Các yếu tố nguồn lực chủ yếu của trang trại .............................................. 31 Bảng 3.6: Kết quả hoạt động SXKD của trang trại qua các năm .............................. 34 Bảng 3.7: Tổng chi phí trong xây dựng, phát triển và SXKD của trang trại ............ 35 Bảng 3.8: Bảng chi phí chăn nuôi một lứa gà 8000 con giai đoạn từ 30/0115/5/2019 ................................................................................................................... 37 Bảng 3.9: Chi phí phân bổ các trang thiết bị của trang trại....................................... 39 Bảng 3.10: Doanh thu của trang trại quy mô 8000 con gà giai đoạn từ 30/0115/5/2019 ................................................................................................................... 39 iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Giải nghĩa BNN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn GCN Giấy chứng nhận NN Nông nghiệp PTNT Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân SXKD Sản xuất kinh doanh ĐHNL Đại học nông lâm HTX Hợp Tác Xã v MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3 Nội dumg và phương pháp thực hiện .......................................................... 4 1.3.1 Nội dung .................................................................................................. 4 1.3.2 Phương pháp thực hiện ........................................................................... 5 1.4 Thời gian và địa điểm thực tập.................................................................... 7 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................... 8 2.1 Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại ............................................................... 8 2.1.1 Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại ........................................... 8 2.1.2 Tiêu trí xác định trang trại ...................................................................... 9 2.1.3 Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại ........................................ 10 2.1.4 Vai trò của phát triển kinh tế trang trại đối với pháy triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ............................................................................................. 10 2.2 Cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại .......................................................... 12 2.2.1 Những chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế trang trại .......... 12 2.2.2 Thực trạng phát triển trang trại tại Việt Nam ....................................... 14 2.3 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu có ảnh hưởng đến phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại nghiên cứu 16 vi 2.3.1 Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan....................... 16 2.3.2 Kết luận về những điều kiện có ảnh hưởng đến phát triển và hoạt động SXKD của trang trại nghiên cứu ..................................................................... 17 PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................... 18 3.1. Tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển trang trại chăn nuôi gà của ông Nguyễn Văn Tuyên ......................................................................................... 18 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trang trại ......................................... 18 3.1.2. Những thuận lợi, khó khăn tồn tại trong quá trình xây dụng và phát triển trang trại .................................................................................................. 19 3.1.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển trang trại nuôi gà của ông Nguyễn Văn Tuyên ............................................... 20 3.2. Đánh giá các yếu tố nguồn lực của trang trại ........................................... 20 3.2.1. Lao động................................................................................................ 20 3.2.2. Đất đai ................................................................................................... 22 3.2.3. Tiền vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD ...................................... 23 3.2.4. Thông tin và kỹ thuật sản xuất .............................................................. 24 3.2.5. Mối quan hệ và hợp tác, liên kết trong SXKD của trang trại Trong SXKD cần có sự quan hệ, liên kết, hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức với nhau, giữa các trang trại với nhau để có thể hỗ trợ nhau về vốn, các yếu tố đầu vào như con giống, thuốc thú y, kinh nghiệm sản xuất, thông tin thị trường…29 3.2.6. Kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh kinh doanh của chủ trang trại ............. 29 3.2.7. Đánh giá chung những điều kiện nguồn lực của trang trại ................... 30 3.3. Phân tích các thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong hoạt động của trang trại .................................................................................................... 32 3.3.1. Thuận lợi của trang trại ......................................................................... 32 vii 3.3.2. Khó khăn của trang trại ......................................................................... 32 3.3.3. Những cơ hội ......................................................................................... 33 3.3.4. Những thách thức .................................................................................. 33 3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại ............................................... 34 3.4.1. Kết quả hoạt động SXKD của trang trại qua các năm .......................... 34 3.4.2. Phân tích về những chi phí trong xây dựng, phát triển và SXKD của trang trại .............................................................................................................. 3.4.3. Đánh giá về doanh thu, lợi nhuận của trang trại ................................... 36 3.4.4. Những vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến thu nhập, lợi nhuận của trang trại ................................................................................................... 40 3.5. Tìm hiểu quy trình kỹ thuật, kỹ năng thông qua trải nghiệm thực tế ... 41 3.5.1. Những hoạt động trải nghiệm trại trang trại và kết quả đạt được ......... 41 3.5.2. Những hạn chế trong hoạt động trải nghiệm tại trang trại và nguyên nhân 42 3.6. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ........................................ 43 3.6.1. Chuẩn bị những điều kiện cần có cho phát triển trang trại ................... 43 3.6.2. Yêu cầu cần có của một chủ trang trại .................................................. 44 3.6.3. Kỹ thuật cần chú ý nắm vững khi phát triển trang trại ......................... 45 3.6.4. Quản lý tài chính, lao động ................................................................... 45 3.6.5. Thị trường đầu vào – đầu ra .................................................................. 45 3.7. Một số giải pháp đề xuất cho trang trại ................................................ 47 3.7.1. Giải pháp về sản phẩm và thị trường .................................................... 48 3.7.2. Giải pháp về phương thức sản xuất ...................................................... 48 3.7.3. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................ 48 viii 3.7.4. Giải pháp về đất đai và cơ sở hạ tầng trang trại .................................... 49 3.7.5. Mở rộng và tăng cường các hình thức hợp tác ..................................... 49 PHẦN 4KẾT LUẬN ....................................................................................... 50 4.1. Kết luận .................................................................................................... 50 4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 51 4.2.1. Đối với các chủ trang trại ...................................................................... 51 4.2.2. Đối với chính quyền địa phương .......................................................... 52 4.2.3. Đối với các công ty giống và thức ăn chăn nuôi................................... 52 TÀI KIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 53 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, cần phải nghiên cứu các giải pháp, tìm những hướng đi mới cho hàng hóa nông sản Việt Nam. Bởi lẽ, sản xuất quy mô nhỏ theo hướng hàng hóa giản đơn và thiếu liên kết như hiện nay sẽ bất lợi trong cạnh tranh và gây thua thiệt, rủi ro cho người nông dân. Phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp đi cùng với việc đẩy mạnh liên doanh liên kết trong sản xuất hàng hóa sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cho trang trại. Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; có việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lao động, dân cư xây dựng nông thôn mới. Sau khi các hộ chăn nuôi, các trang trại của xã Tân Khánh tập huấn về chăn nuôi và tìm đầu ra cho sản phẩm gà thịt Tân Khánh. Để phát huy hiệu quả, quản lý, điều hành phục vụ tốt cho người chăn nuôi với mục đích xóa đói giảm nghèo, làm giàu từ chính những mảnh đất quê hương và xây dựng nông thôn mới. Được sự nhất trí, ủng hộ tạo điều kiện của Đảng bộ và chính quyền của xã Tân Khánh, các hộ trang trại đã đoàn kết, thống nhất thành lập Hợp tác xã Đông Thịnh vào tháng 10 năm 2017. HTX Đông Thịnh thuộc địa bàn xã Tân Khánh có tổng diện tích đất đai trồng rừng và trang trại là 15 ha, trong đó có 7000 mét vuông (m2) là chuồng trại có 12 thành viên tự nguyên tham gia thành lập trong có đó trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Tuyên. Tuy nhiên, tại nhiều trang trại các khâu tổ chức, quản lý hoạt động còn có những hạn chế, vấn đề về đầu tư, xử lý môi trường còn chưa đảm bảo, rủi ro từ biến động thị trường như giá cả, nhu cầu tiêu thụ,… và dịch bệnh vẫn xảy ra. Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là đưa ra những giải pháp cụ thể, phù 2 hợp với điều kiện thực tiễn địa phương để phát tiển mô hình chăn nuôi quy mô trang trại một cách hiệu quả và bền vững. Thực tế hiện nay, bên cạnh những trang trại thành công thì vẫn còn rất nhiều các trang trại thất bại, phá sản. Hầu hết các trang trại nông nghiệp phát triển từ kinh tế hộ, trình độ tổ chức quản lý và khả năng hạch toán kinh doanh hạn chế nên chi phí sản xuất và rủi ro thường lớn. Để có những thông tin chính xác về các trang trại nông nghiệp, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu trải nghiệm thực tế tại trang trại. Đối với mỗi sinh viên, quá trình nghiên cứu học tập tại các trang trại là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp sinh viên gọt dũa những kiến thức lý luận đã học, học hỏi thêm những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất thực tế. Đồng thời, việc cùng với chủ trại thảo luận, trao đổi tìm ra điểm hạn chế và đưa ra những hướng khắc phục cho việc phát triển hiệu quả và bền vững của trang trại là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “TÌM HIỂU HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI ÔNG NGUYỄN VĂN TUYÊN, XÃ TÂN KHÁNH, HUYỆN PHÚ BÌNH, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN.” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung - Vận dụng được những kiến thức lý luận đã được học vào việc đánh giá, phân tích mô hình tổ chức và hoạt động SXKD của trang trại nghiên cứu. - Học hỏi được những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, tổ chức quản lý, hoạt động SXKD của chủ trang trại. - Đánh giá và xác định được những điều kiện cần thiết cho phát triển một mô hình trang trại chăn nuôi hiệu quả, bền vững. 3 - Học hỏi được phương pháp nhận diện những vấn đề tồn tại trong sản xuất kinh doanh trang trại, xác định nguyên nhân và cách giải quyết của chủ trang trại, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân mình. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1.2.2.1. Về chuyên môn - Nắm bắt được các thông tin về quá trình hình thành, phát triển và tổ chức sản xuất của trang trại chăn nuôi ga thịt của ông Nguyễn Văn Tuyên, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, thành phố Thái Nguyên. - Phân tích đánh giá được thực trạng các nguồn lực sản xuất phục vụ cho việc tổ chức thực hiện sản xuất của trang trại. - Học hỏi được các kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi và phòng chữa bệnh trên gà trong chăn nuôi gà thịt tại trang trại. - Phân tích đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, qua đó học hỏi và rèn luyện được kỹ năng hoạch toán kinh tế từ thực tế hoạt động của trang trại. 1.2.2.2. Về thái độ - Tích cực trao đổi với chủ trại về xây dựng, tổ chức quản lý, hoạch toán kinh tế và những kĩ thuật trong chăn nuôi trang trại. - Làm việc đùng giờ, hoàn thành công việc được giao, chính xác, và kịp thời. - Có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công việc, làm việc chăm chỉ không ngại khó, ngại khổ. - Chủ động lằng nghe, học hỏi, ghi chép lại những kiến thức thực tiễn liên quan đến công việc và đời sống từ mọi người xung quanh. - Sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong trang trại hoàn thành công việc chung. 1.2.2.3. Về kỹ năng sống - Sống vui vẻ, hòa đồng với mọi người xung quanh trong trang trại, cũng như mọi người tại địa phương. 4 - Giao tiếp ứng xử nhã nhặn, lịch sự với mọi người, luôn giữ thái độ thành thật, khiêm tốn. - Biết lắng nghe, học hỏi và hoàn thiện bản than từ những lời góp ý, phê bình từ mọi người xung quanh. - Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với chủ trang tại và mọi người xung quanh. 1.2.2.4. Về kỹ năng làm việc - Biết cách tổ chức, thực hiện các công việc tại trại theo kế hoạch một cách khoa học và chuyên nghiêp, tuân thủ thời gian làm việc của trại. - Nắm bắt được quy trình chăn nuôi gà thịt, biết một số kĩ thuật, chuẩn đoán, phòng bệnh và chữa bệnh trên gà trong từng gia đoạn sinh trưởng của gà. - Quan sát, theo dõi những vấn đề phát sinh để cùng chủ trại đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp, hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra. - Học hỏi và hoàn thành các công việc kỹ thuật được giao giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng, củng cố lại các kiến thức đã học. - Thông qua quá trình làm việc tại trại tạo cho sinh viên tác phong nhanh nhẹn, tính tự giác và chịu áp lực cao trong công việc. 1.3 Nội dumg và phương pháp thực hiện 1.3.1 Nội dung - Tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển của mô hình trang trại chăn nuôi gà của ông Nguyễn Văn Tuyên, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, thành phố Thái Nguyên. - Tìm hiểu và đánh giá quá trình chuẩn bị, xây dựng và phát triển các nguồn lực cần thiết cho sản xuất kinh doanh trang trại nuôi gà. 5 - Đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của trang trại qua các năm. - Đánh giá mô hình tổ chức của trang trại để làm rõ được những ưu điểm và hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của trang trại. - Nghiên cứu học tập kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi gà và cách phòng chữa bệnh cho gà từ thực tế tại trang trại. - Đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho mô hình trang trại chăn nuôi gà thịt nghiên cứu. 1.3.2 Phương pháp thực hiện 1.3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin * Thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập số liệu thứ cấp là: Thu thập những số liệu, thông tin, các nghị định, quyết định... liên quan trực tiếp và gián tiếp đến nội dung của khóa luận đã được công bố của cơ quan nhà nước, từ các báo cáo chuyên ngành, các tạp chí, báo viết, internet,… * Thu thập số liệu sơ cấp - Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ trang trại ông Nguyễn Văn Tuyên thông qua quan sát, điều tra, phỏng vấn tại trang trại chăn nuôi. Để thu thập số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại: + Thông tin chung về trang trại như: Họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, số điện thoại, trình độ văn hóa, loại hình trang trại, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất. + Tìm hiểu thông tin về quá trình hình thành trang trại, những kết quả đã đạt được và những tồn tại, khó khăn gặp phải qua các năm. + Những thông tin về đầu tư, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại như: Chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị. 6 + Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của trang trại. - Phương pháp quan sát: + Quan sát vị trí, địa thế của trang trại, các bố trí xây dựng, quy mô chuồng trại, kiểu kiến trúc trang trại, các hạng mục công trình phụ trợ và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của trang trại. + Quan sát trực tiếp các hoạt động của trang trại, kết hợp với thực hành, học hỏi trao đổi với chủ trại, những người lao động trong trại: hoạt động úm gà, làm vắc-xin cho gà, vệ sinh sát trùng chuồng trại, cho ăn uống, phòng dịch và chữa bệnh cho đàn gà,… + Quan sát cách chủ trang trại đàm phán, đưa ra quyết định khi mua giống, thức ăn, thuốc thú y, trang thiết bị,…và khi giao dịch xuất bán gà. - Phương pháp tham gia trực tiếp vào sản xuất: + Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất của trang trại như: vệ sinh chuồng nuôi, úm già, chăm sóc gà, phòng bệnh cho đàn gà, kiểm cám, kiểm thuốc từ đó đánh giá được những thuận lời, khó khăn mà trang trại gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại. - Phương pháp thảo luận: + Cùng với chủ trang trại thảo luận về những khó khăn mà trang trại gặp phải trong quá trình sản xuất, kinh doanh như: vốn, giống, cám , thuốc thú ý, lao động, kĩ thuật, chính sách hỗ trợ của nhà nước qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm tổ chức sản xuất của trang trại trong những năm tới tốt hơn. 1.3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin * Phương pháp xử lý thông tin - Những thông tin, số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý và tính toán kĩ càng. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc đánh giá, phân tích để có kết quả của khóa luận. * Phương pháp phân tích thông tin 7 - Toàn bộ thông tin, số liệu thu thập được sau khi được rà soát, kiểm tra, loại bỏ thông tin không chính xác sẽ được tính toán, phân tích hiệu quả, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại (chi phí sản xuất, vốn, lao động, quản lý). Hạch toán các khoản chi mà trang trại đã chi ra, các khoản thu của trang trại, từ đó phân tích được hoạt động thực tế của trang trại qua các năm làm cơ sở định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển kinh tế của trang trại. Phương pháp phân tích SWOT * - Thông qua các số liệu thu thập được từ số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp, phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức còn tồn tại mà trang trại gặp phải trong qua trình sản xuất kinh doanh. * Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng: + Khấu hao tài sản cố định hằng năm: Là phần giá trị tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hằng năm phải được trích ra để tính vào chi phí sản xuất hằng năm. Công thức: Mức trích khấu hao hằng năm = Nguyên giá tài sản cố định Thời gian trích khấu hao + Khấu hao tài sản cố định cho một lứa gà: Đây là phần giá trị tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải được trích ra để tính vào chi phí sản xuất của một lứa gà. Công thức: Mức trích khấu hao cho một lứa gà = Mức trích khấu hao hằng năm Số lứa gà trong một năm 1.4 Thời gian và địa điểm thực tập - Thời gian: Từ ngày 20/02/2019 – 20/05/2019 - Địa điểm: Tại trang trại chăn nuôi gà của ông Nguyễn Văn Tuyên trên địa bàn xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 8 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại 2.1.1 Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại - Khái niệm trang trại: + Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người độc lập. Sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng vơi phương thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ để tạo ra các loại sản phẩm hàng hóa phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường. - Khái niệm kinh tế trang trại: + Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại của Chính phủ, “kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản” [3]. - Khái niệm kinh tế trang trại chăn nuôi: + Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền sản xuất kinh tế trong nông nghiệp với nông sản hàng hoá là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc, gia cầm… Đó là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh nông nghiệp, xét ở phạm vi chăn nuôi. Bao gồm các hoạt động trước và sau sản xuất nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trại chăn nuôi ở các vùng kinh tế khác nhau. 9 + Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng là sản phẩm của thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông nghiệp, quá trình hình thành và phát triển các trang trại gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến cao, tỷ trọng hàng hoá từ thấp đến cao cũng như trình độ sản xuất, quy mô và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản phẩm hàng hoá như thịt, trứng, sữa… trên thị trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay. + Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh tế trang trại nói chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, khác với các ngành sản xuất khác: Lâm nghiệp hay thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện đất đai, khí tượng và thời tiết nhưng đối với chăn nuôi đó chỉ là những ảnh hưởng tác động đến vật nuôi, nó phụ thuộc chính vào điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của các trang trại. Sản phẩm của chăn nuôi nó phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của đại đa số người dân trong cả nước. 2.1.2 Tiêu trí xác định trang trại Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT - BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ NN - PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại [4]. Theo đó, cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau: * Ðối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp - Có diện tích trên mức hạn điền tối thiểu + 3,1 ha đối với vùng Ðông Nam Bộ và Ðồng bằng Sông Cửu Long. + 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. - Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. * Đối với cơ sở chăn nuôi - Giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm trở lên. * Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp - Diện tích tối thiểu là 31 ha. 10 - Giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt từ 500 triệu/năm trở lên. 2.1.3 Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại - Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn. - Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông sản thuỷ sản hàng hoá. - Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ. 2.1.4 Vai trò của phát triển kinh tế trang trại đối với pháy triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Trong nhưng năm gần đây, sự phát triển của kinh tế trang trại đã có những tác động tích cự tới sự phát triển của kinh tế nông nghiệp nông thôn. Kinh tế trang trại đã dần khẳng định vai trò và vị thế quan trọng của mình trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hiện nay và trong các giai đoạn tiếp theo. Kinh tế trang trại là một trong những mô hình sản xuất thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá lớn. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa, tạo ra các vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan