Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của vũ trọng phụng qua tiểu thuyết số đỏ...

Tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của vũ trọng phụng qua tiểu thuyết số đỏ

.PDF
22
568
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CHOI YOUNG LAN TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG QUA TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60.22.34 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA VĂN HỌC LUẬN VĂN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA VĂN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Hà Văn Đức Phản biện 1 : Phản biện 2 : PGS.TS. Lưu Khánh Thơ PGS.TS. Mai Thị Hương Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Hà Nội, ngày 06 tháng09 năm 2009 Có thể tìm luận văn tại : PHÒNG TƯ LIỆU KHOA VĂN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXHNV TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một trong những nhà văn xuất sắc của thế kỷ XX, đặc biệt là trong giai đoạn 1930 – 1945. Những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng được sáng tác theo phương pháp hiện thực phê phán đã vẽ nên bức tranh tương đối toàn diện về hiện thực xã hội Việt Nam thời thực dân nửa phong kiến. Trong lịch sử văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm trào phúng hoặc có yếu tố trào phúng. Nghệ thuật trào phúng vốn nảy sinh từ trong dân gian và sắc thái tiếng cười lại muôn hình muôn vẻ. Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tạo được sắc thái tiếng cười riêng, độc đáo cho mình. Vũ Trọng Phụng đã sáng tác Số đỏ với một bút pháp trào phúng, mỉa mai, châm biếm có tần suất dày đặc làm nên sức mạnh của một khối bộc phá tung hê cái xã hội thực dân nửa phong kiến ô trọc, rởm đời thời bấy giờ. Ở Hàn Quốc cũng có nhiều tiểu thuyết trào phúng như Số đỏ xuất hiện vào thời kỳ thuộc Nhật. Từ những sự gặp gỡ mang tính thế giới đó, chúng tôi có thể khẳng định nghệ thuật trào phúng là một yếu tố tất yếu để bộc lộ mâu thuẫn và nghịch lý trong xã hội. Trong luận văn này, tuy chúng tôi không so sánh tiểu thuyết Số đỏ và những tiểu thuyết trào phúng của Hàn Quốc nhưng sẽ tiếp cận vấn đề nghệ thuật trào phúng bằng góc nhìn của một học viên nước ngoài, làm rõ nét đặc trưng nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng, từ đó qua lăng kính tiểu thuyết Số đỏ sẽ soi chiếu xã hội thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ. Chúng tôi nhận thấy nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng rất độc đáo và đặc sắc; chính vì muốn nhấn mạnh nghệ thuật trào phúng là một yếu tố đặc biệt quan trọng làm nên Số đỏ, chúng tôi đã 1 đặt cho luận văn này cái tên: Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước Cách mạng tháng Tám đến nay, vấn đề Vũ Trọng Phụng là một trong những vấn đề gây nhiều bàn cãi trong giới nghiên cứu văn học. Đến nay chưa hẳn đã ngã ngũ vì tác phẩm của nhà văn này quá phức tạp và chứa đầy mâu thuẫn. Đến nay, việc nghiên cứu vấn đề về tác gia và tác phẩm Vũ Trọng Phụng cũng đạt được nhiều bước tiến đáng kể nhưng để tránh sự trình bày không cần thiết, chúng tôi chỉ tập trung vào vấn đề nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng, nhất là nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ. Bởi đây là những gợi ý trực tiếp cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Có thể nói các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng có một số phận đặc biệt, phải chịu bao thăng trầm trong quá trình nghiên cứu; ở vào những giai đoạn có sự biến đổi xã hội sâu sắc, tác phẩm của ông càng lắm phen trồi sụt. Chúng tôi có thể chia được 3 giai đoạn : - Giai đoạn trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 - Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến năm 1986 - Giai đoạn từ sau năm 1986 đến nay Vấn đề nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ, xem xét trên nhiều bình diện và có những kết luận khác nhau nhưng hầu hết đã đi tới khẳng định tài năng của ông. Tới nay Vũ Trọng Phụng đã được nhận vị trí xứng đáng trên văn đàn Việt Nam. Hơn nữa chúng tôi hy vọng là ông Vũ Trọng Phụng được xem là nhà văn trào phúng lớn và tiểu thuyết Số đỏ không chỉ là kiệt tác của Việt Nam mà còn góp mặt vào hàng các tác phẩm trào phúng xuất sắc trên thế giới. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Vũ Trọng Phụng sống một cuộc đời ngắn ngủi và chịu nhiều sự nghiệt ngã của cuộc đời nhưng ông để lại cho chúng ta một số lượng tác phẩm đồ sộ. Ông viết nhiều thể loại nhưng đặc biệt thành công ở tiểu thuyết và phóng sự. Trong nhiều tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã sử dụng đắc địa nghệ thuật trào phúng để làm nổi bật vấn đề phản ánh. Nhưng chúng tôi chỉ dừng lại ở tìm hiểu nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ. 4. Đóng góp mới của luận văn Mục đích của luận văn này là nghiên cứu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ một cách chi tiết bằng cách nhìn của một học viên nước ngoài và cố gắng đi đến những nhận định khái quát về thủ pháp nghệ thuật này. Hy vọng là những kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ góp thêm một phần nhỏ vào việc nghiên cứu những đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp lịch sử - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh, đói chiếu - Phương pháp hệ thống 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong bốn chương. Chương 1: Đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết trào phúng nói chung 3 và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng Chương 2 : Nhân vật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ Chương 3 : Nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng Chương 4 : Ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 Đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết trào phúng nói chung và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 1.1. Khái lược về trào phúng Trào phúng gắn bó mật thiết với phạm trù cái hài, mà các cung bậc tiếng cười, hình thức thể hiện và nội dung của cái hài thì rất đa dạng và phức tạp. Trào phúng và cái hài đều gây cười, và ngay trong việc nhà văn thể hiện thái độ trào phúng đối với hiện thực đã chứa đựng yếu tố hài. Nhưng giữa cái hài và yếu tố hài trong nghệ thuật trào phúng có sự khác nhau về thái độ, sắc thái và giọng điệu phê phán đối với đối tượng. Văn học trào phúng thường xây dựng hình tượng phủ định để tạo nên tiếng cười với mục đích châm biếm, mỉa mai và đả kích xã hội đương thời. Nghệ thuật trào phúng là một phương pháp bộc lộ những sai lầm của đối tượng và chỉnh sửa nó một cách sinh động, hấp dẫn, cũng có ít nhiều gây được lòng khinh ghét chứ không phải chỉ gây cười dễ dãi. Hơn nữa nếu nghệ thuật trào phúng chứa đựng những bài học ý nghĩa triết lý sâu sắc trong tiếng cười thì giá trị càng lớn hơn. 1.2. Nghệ thuật trào phúng trong văn học hiện thực phê phán Mặc dầu ở Việt Nam, văn học hiện thực phê phán xuất hiện muộn hơn so với những nước khác ở châu Âu khoảng một trăm năm 4 sau nhưng văn học Việt Nam trước năm 1930 cũng có tác phẩm mang tính yếu tố của khuynh hướng hiện thực và những nhà văn có chú ý đến xã hội đầy mâu thuẫn gay gắt và những vấn đề bức thiết đỏi hòi được giải quyết. Tìm hiểu về lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi có thể chia làm 3 thời kỳ nhỏ (1930 – 1935, 1936 – 1939, 1940 – 1945). Chặng đường 1930 – 1935, văn học lãng mạn với Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn chiếm được nhiều phần. Dù văn học hiện thực phê phán chưa sâu vào thực tế nhưng một số nhà văn hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang và Tú Mỡ dần dần thu hút được nhiều độc giả với đầy tài năng theo khuynh hướng “tả chân”. Chặng đường 1936 – 1939, nhà văn hiện thực phê phán đã nắm được những vấn đề lớn có tầm khái quát cao của thời đại và được thể hiện những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội. Chặng đường 1940 – 1945, trong văn học hiện thực phê phán ít đề cập đến những vấn đề xã hội rộng lớn và cũng ít trực tiếp thể hiện phê phán những mâu thuẫn xã hội một cách mãnh liệt như ở chặng đường trước do chế độ kiểm duyệt khắt khe và sự khủng bố của chính quyền thực dân. Trong trào lưu văn học hiện thực phê phán, đã hình thành một dòng chảy của văn học trào phúng với hàng loạt sáng tác dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng... và đặc biệt là nhà văn Vũ Trọng Phụng với những tác phẩm tiểu thuyết như Số đỏ, Giông tố, Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô... Tiểu thuyết hiện thực phê phán đã tiếp thu truyền thống hài hước, châm biếm của văn học dân tộc với nghệ thuật trào phúng dồi dào. Các nhà văn hiện thực phê phán đã sử dụng tiếng cười trong văn học như những mũi tên nhằm vào một loại đối tượng nào đó của xã hội. Những nhà văn hiện thực phê phán đã có ý thức sử dụng đến 5 tiếng cười phê phán trào phúng để lên án tố cáo những mặt xấu xa thối nát, rởm đời của xã hội thực dân phong kiến đương thời, và nói lên nỗi thống khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Đầu năm thế kỷ XX, ở Hàn Quốc bắt đầu hình thành văn học hiện đại và những nhà văn như Ông Yom Sang Sop và Chae Man Shik đã phản ánh được nhiều phương diện thực tế Hàn Quốc thời thuộc địa thông qua nghệ thuật trào phúng. Bởi vì nhà văn muốn tránh khỏi kiểm duyệt khắt khe trong thời kỳ dưới ách đô hộ Nhật Bản cũng như Việt Nam dưới chế độ nửa phong kiến thực dân Pháp, bằng cách thông qua nghệ thuật trào phúng nhà văn được phê phán và công kích chế độ phát – xít Nhật một cách gián tiếp. Tóm lại, văn học hiện thực phê phán mang tính lịch sử. Các nhà văn hiện thực phê phán luôn có ý thức sử dụng một cách đắc địa và hiệu quả nghệ thuật trào phúng để bộc lộ, phê phán, đả kích, phủ định trật tự xã hội đương thời. Nghệ thuật trào phúng làm cho những hiện tượng giả dối, nhố nhăng, vô đạo lý … trở nên lố bịch và nực cười nhưng đằng sau tiếng cười bao giờ cũng là tiếng nói phê phán, phủ định đầy chua cay. Như vậy, nghệ thuật trào phúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với xã hội nhất là xã hội nằm trong vòng kìm tỏa của ngoại quốc. 1.3. Tiểu thuyết trào phúng Số đỏ của Vũ Trọng Phụng Vũ Trọng Phụng đã quan sát xã hội thực dân nửa phong kiến vô nhân đạo và phản ứng gay gắt với lối sống Âu hóa rởm đầy lố lăng, kệch cỡm diễn ra lúc bấy giờ, ông tập trung phản ánh xã hội thối nát, nhố nhăng, giả dối một cách sâu sắc, quyết liệt. Đọc tiểu thuyết Số đỏ chẳng hạn, chúng ta không chỉ phục tài của Vũ Trọng Phụng mà còn trân trọng biết bao tinh thần phản kháng quyết liệt của ông với xã hội đương thời. 6 Xung quanh tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng có nhiều ý kiến không thống nhất về tư tưởng nghệ thuật của nhà văn và đã gây nên những cuộc tranh luận, bút chiến sôi nổi. Mặc dù các nhà phê bình không thống nhất được về tiếng cười của Vũ Trọng Phụng nhưng không ai có thể phủ nhận được tiểu thuyết Số đỏ là một trong những tiểu thuyết trào phúng xuất sắc nhất của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Nhan đề của tác phẩm đóng một vai trò quan trọng. Lý do nào khiến Vũ Trọng Phụng đặt tên cho tác phẩm của mình cái tên Số đỏ? có 3 loại ý kiến: Thứ nhất, có người cho rằng Vũ Trọng Phụng đặt tên tiểu thuyết Số đỏ do sự gợi ý từ hai nhân vật, đó là ông thầy Số và nhân vật trung tâm Xuân Tóc Đỏ. Thứ hai, Một mặt, Số đỏ là số phận của con người gặp được những chuyện may mắn. Chúng tôi có thể hiểu được từ “Số” trong Số đỏ là số phận hoặc số mệnh của con người nói chung và do thần, chúa hoặc trời.... đã quyết định về tương lai, con người không thể định đoạt được số phận của mình. Cuối cùng, theo cách hiểu thời hiện đại thì “Số” là số phận, số đỏ là số phận cuộc đời của một con người bình thường gặp được may mắn. “Số đỏ” của Xuân không phải do sự run rủi thần bí ban cho mà do một xã hội giả dối, nhố nhăng tạo nên. Theo định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học, tiểu thuyết là một thể loại rất ưu việt trong phản ánh thế giới vi mô lẫn vĩ mô. Vì thế, nhà văn Vũ Trọng Phụng chọn thể loại tiểu thuyết để phản ánh hiện thực xã hội lố lăng, “chó đểu” đương thời mà ở đó cuộc đời của gã Xuân Tóc Đỏ vô học, nhờ may mắn mà phất lên nhanh chóng. Kết cấu tiểu thuyết Số đỏ được triển khai với 20 chương, từ đầu đến cuối kể những câu chuyện phóng đại, vô lý đến mức bịa đặt và 7 kỳ quặc. Vũ Trọng Phụng đã có thái độ phê phán mãnh liệt với những vấn đề như Âu hóa, chấn hưng đạo Phật, phụ nữ tân thời... Bằng nghệ thuật trào phúng phức tạp, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng các nhân vật điển hình như Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, dưới đây chúng tôi xem xét những yếu tố nhân vật, tình huống, ngôn ngữ và giọng điệu một cách cụ thể để làm rõ rệt phong cách nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng nói chung, tiểu thuyết Số đỏ nói riêng. CHƯƠNG 2 Nhân vật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ 2.1. Khái niệm nhân vật trào phúng Nhân vật trong tác phẩm văn học là con người được nhà văn miêu tả một cách nghệ thuật, là một phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhân vật điển hình trong tiểu thuyết thể hiện những nét bản chất chung nào đó nhưng được cá biệt hóa trong một cá nhân riêng biệt, đầy cá tính. Khi xây dựng những nhân vật điển hình, nhà văn thường vừa tận dụng chất liệu hiện thực vừa phóng đại những đặc điểm của một hoặc nhiều nguyên mẫu xã hội để làm nổi bật đặc điểm chung nhất cũng như bản chất của từng tầng lớp xã hội nhất định. Nhân vật trào phúng là loại nhân vật mang tính hài. Xây dựng nhân vật trào phúng, nhà văn phải làm cho người đọc bật lên tiếng cười về nhân vật. Đối với văn học hiện đại, nhân vật trào phúng tạo nên tiếng cười chủ yếu là tiếng cười sâu cay, thâm ý, không dừng lại ở mục đích giải trí mà độc giả phải suy ngẫm để nhận ra chiều sâu ý nghĩa của nó. 2.2. Nhân vật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ Trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng một thế 8 giới nhân vật thành thị đa dạng và phong phú, mỗi nhân vật là một chân dung biếm họa hết sức sống động. Vũ Trọng Phụng đã rất thành công trong việc tạo hình những nhân vật mang trong mình bản chất xã hội tư sản dâm đãng, lẳng lơ, do đó giúp độc giả hình dung ra cái xã hội nhố nhăng đồi bại thời trước. Các chân dung biếm họa phải đảm bảo được mối quan hệ giữa hiện thực và hư cấu nên tác giả phải miêu tả hành động nhân vật sao cho nhất quán với sự phát triển của tính cách nhân vật, phải tuân thủ lô gích nội tại của nhân vật. Đến với thế giới nhân vật trong Số đỏ người ta rất ấn tượng với những cái tên của nhân vật, những cái tên đọc lên đã thấy lố lăng, quái dị hay rởm đời. Trong luận văn đã chia 3 loại nhân vật: nhân vật trung tâm, các chân dung nhân phật khác và nhân vật đám đông. Trong đó chúng tôi sẽ phân tích nhân vật từ cái tên đến ngoại hình, ngôn ngữ, hành động và tính cách. 2.2.1. Nhân vật trung tâm – Xuân Tóc Đỏ Xuân Tóc Đỏ được xây dựng là một cá nhân cụ thể, nhưng lại đủ sức đại diện cho tầng lớp trí thức Âu hóa tân thời nực cười và xấu xa bỉ ổi. Xuân Tóc Đỏ không phải “từ trên trời rơi xuống” mà chính xã hội thành thị đua đòi văn minh rởm đã đẻ ra những kẻ như Xuân Tóc Đỏ. Thông qua sự may mắn của Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng Phụng phản ánh và lên án cái xã hội tư sản lố lăng giả trá, vô nghĩa lý, dâm ô, bịp bợm. Rõ ràng Xuân là nhân vật tiêu biểu cho những tên vô học liều lĩnh, nhờ xã hội nhố nhăng mà phất lên. Nhà văn xây dựng nhân vật Xuân Tóc Đỏ bằng nghệ thuật phóng đại rất thoải mái, nhưng lại theo lôgic đầy sức thuyết phục bởi không phá vỡ sự chân thật hình tượng và hình tượng phóng đại vẫn giữ được cái hạt nhân hiện thực cần thiết. 9 Xuân đã được vạch trần bản chất của xã hội mà thực dân Pháp đang sơn phết cho nó. Sự khai hóa văn minh của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam chỉ là chiêu bài, còn thực chất, nó dung dưỡng sự bịp bợm, lố lăng, bất nhân, nó đẻ ra những khuôn dạng méo mó, những quái thai mà bằng nghệ thuật trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã vẽ được chân dung quái thai ấy bằng hình tượng Xuân Tóc Đỏ. 2.2.2. Các chân dung nhân vật khác Trong Số đỏ, không chỉ thành công ở nhân vật Xuân Tóc Đỏ, nhà văn còn xây dựng được nhiều nhân vật trào phúng thuộc tầng lớp trí thức thượng lưu, có tính cách riêng và người đọc “gặp một lần thì nhớ mãi”, đó là bà Phó Đoan dâm đãng “thủ tiết với hai đời chồng”, ông bà Văn Minh bịp bợm bị “há miệng mắc quai”, ông TYPN nhà may thiết kế mẫu y phục đầy khêu gợi với những cái tên “mỹ miều” Chính phục, Dậy thì, Ngây thơ... sa sả mắng vào mặt bà vợ vì muốn khoác lên mình những “đứa con tinh thần” của chồng, lão cố Hồng cổ hủ “biết rồi khổ lắm nói mãi”,... đến các nhân vật danh giá khác như ông sư Tăng Phú, đốc tờ Trực Ngôn học trò trung thành của Freud... Ngoài nhân vật ma cà bông Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng hàng loạt nhân vật từ gia đình cụ Hồng đến thuộc giới trí thức đều ít nhiều phản ánh bản chất của hiện thực ở nhiều mặt, nhiều bình diện. Trong cái xã hội kiếm tiền bằng cách giả dối, lừa bịp, dâm loạn tất yếu sẽ nhan nhản những nguyên mẫu để từ đó nhà văn vẽ những chân dung hý họa. Thế giới nhân vật trong tác phẩm thuộc đủ mọi tầng lớp với nghề nghiệp đa dạng nhưng hết thảy đều cách này cách khác tôn Xuân Tóc Đỏ lên. Một nhân vật nổi bật và được ngợi ca một cách hài hước, châm biếm để đánh đổ, hạ bệ thần tượng của 10 nó, cũng là tung hê, phủ định cái xã hội giả trá bất nhân, vô nhân đạo thời bấy giờ. 2.2.3. Nhân vật đám đông Vũ Trọng Phụng không chỉ thành công trong việc khắc họa chân dung cá nhân mà còn thành công trong việc xây dựng nhân vật đám đông. Trong Số đỏ nhân vật đám đông xuất hiện hai lần: đám đông thượng lưu đi đưa ma cụ cố Tổ (chương XV) và đám đông dân chúng thụ tập nghe Xuân Tóc Đỏ diễn thuyết (chương XX). Ở Số đỏ cả hai lần chân dung đám đông đều là chân dung của một đám đông hài hước. Vũ Trọng Phụng đã chân dung đám đông hết sức sinh động và ấn tượng. Trong chương XV, nhà văn đã xây dựng nhân vật đám đông đi đưa đám ma cụ tổ. Thông qua nhân vật đám đông này, Vũ Trọng Phụng đã tái hiện được một lũ người bất nhân lố lăng đểu cáng và độc ác trong một xã hội nhố nhăng giả dối, bất lương. Trong chương XX, tại sân quần vợt tranh giải vô địch, nhà văn đã vẽ một chân dung đám đông vô nghĩa lý để phản ánh một xã hội mất phương hướng và hoàn toàn mù mờ về những gì chính quyền thực dân đang thực thi trên đất nước Việt Nam. Vũ Trọng Phụng đã tạo nên những nhân vật điển hình hiện thực mang đậm nét hài hước, châm biếm. Nhiều khi thông qua nhân vật phóng đại, Vũ Trọng Phụng vừa mang lại tiếng cười vừa phê phán con người và xã hội đương thời. Tính cách của các nhân vật biểu hiện ra ngoài qua sự ăn mặc, ngôn ngữ, hành động tạo thành sự lố bịch rất tức cười. CHƯƠNG 3 Nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng 3.1. Khái niệm tình huống trào phúng Văn học hiện thực phê phán rất quan tâm đến mối quan hệ giữa 11 hoàn cảnh điển hình trong tiểu thuyết với những sự kiện tương ứng của đời sống thực tại. Hoàn cảnh điển hình chính là cái “thời sự đã kết đọng thành tâm tính, thành tâm trạng phẫn uất mãnh liệt của nhà văn”. Làm nên hoàn cảnh điển hình là một loạt những tình huống. Những nhà văn có tài đều tạo ra những tình huống vừa rất chân thực vừa mang tính hư cấu như vậy để nói về những điều rất giống thực hoặc những điều “có thể xảy ra”. Vũ Trọng Phụng thường dùng nghệ thuật cường điệu, phóng đại để tạo nên những tình huống trào phúng hài hước, vô lí, kỳ quặc, từ đó nhà văn bộc lộ nhiều mặt, nhiều bình diện của cái xã hội xấu xa, giả dối một cách mạnh mẽ và sâu sắc. 3.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ Có thể nói, mỗi chương Số đỏ là một tình huống trào phúng và đã được tạo nên sắc thái tiếng cười độc đáo, phong phú và đa dạng, đưa người đọc đi hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Trong chương này, chúng tôi đi sâu vào ba tình huống rất tiêu biểu cho phong cách trào phúng của Vũ Trọng Phụng: tình huống ngẫu nhiên, tình huống mang tính chất vô nghĩa lý của nhân vật và tình huống hiểu lầm. 3.2.1. Tình huống ngẫu nhiên Phạm trù Ngẫu nhiên và tất nhiên miêu tả những hiện tượng diễn tiến trái ngược nhau. Trong Số đỏ, tình huống ngẫu nhiên được nhà văn sử dụng rất hiệu quả. Hiệu quả thẩm mỹ và giá trị phê phán của tình huống ngẫu nhiên chính là ở chỗ ngẫu nhiên mà tất yếu đó. Tiểu thuyết Số đỏ, từ đầu đến cuối thằng ma cà bông Xuân chỉ gặp toàn may mắn, gặp cái rủi thì cũng là cái rủi dẫn đến cái may. Thằng ma cà bông Xuân toàn gặp những tình thế ngẫu nhiên mà tất 12 yếu nên càng lúc càng nhập sâu hơn vào thế giới thượng lưu. Nói cách khác, trong một xã hội bịp bợm, mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn thì các tình huống ngẫu nhiên kiểu như tiểu thuyết Số đỏ lại là tất yếu. 3.2.2. Tình huống mang tính chất vô nghĩa lý của nhân vật Trong tiểu thuyết Số đỏ, với quan niệm cuộc đời “vô nghĩa lý”, nhà văn đã xây dựng những tình huống mang tính chất vô nghĩa lý của nhân vật. Trong đó, chương XV là giá trị trào phúng được đánh giá cao nhất. Nguyễn Công Hoan cũng đã vẽ ra tình huống mang tính chất vô nhân đạo trong truyện ngắn Báo hiếu: trả nghĩa cha (1933), Báo hiếu: trả nghĩa mẹ (1933). Những tình huống bi hài xen kẽ liên tiếp, khiến người đọc cười đó mà không thể không cảm thấy căm giận, khinh bỉ hạng người vô liêm sỉ trong xã hội. Đọc hai truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chúng ta nhớ đến đại gia đình bất hiếu của nhà cố Hồng trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Dĩ nhiên, Vũ Trọng Phụng đã đào huyệt chôn xã hội tư sản bằng tiếng cười chua chát hơn. Trong chương XV nhà văn đã miêu tả một đám tang rất lạ lùng, một đám tang hạnh phúc cho tất cả mọi người. Cái chết của cụ cố Tổ lại là sự mong chờ từ lâu của đám con cháu. Đám tang mà vui như lễ hội. Vẻ ngoài là tang gia bối rối nhưng thực chất là hạnh phúc của một tang gia, mọi người làm ra bộ mặt của người đi đưa đám nhưng lại tán chuyện vui vẻ để cười thầm với nhau. Bất cứ một nhân vật nào trong chương XV này đều vô nhân đạo, vô đạo đức, sức mạnh trào phúng trong chương này là sức mạnh tung hê, tống tiễn một gia đình bất hiếu, một xã hội méo mó về nhân tính. Qua những chi tiết và tình huống vô nghĩa lý, tác giả phủ nhận cái xã hội lố lăng, dốt nát, vô nghĩa lý, vô nhân đạo thời bấy giờ. 3.2.3. Tình huống hiểu nhầm 13 Trong tình huống hiểu nhầm, các nhân vật thường hiểu lầm ngớ ngẩn về cùng một sự việc dẫn đến những hành vi “lệch pha” rất buồn cười. Những tình huống hiểu nhầm tạo ra tiếng cười hài hước và qua đó nhà văn đã phê phán đủ các giai tầng trong xã hội, từ hạ lưu đến trí thức thượng lưu trong xã hội Âu hóa tân thời giả dối, vô nghĩa lý. Chẳng hạn, buổi khánh thành sân quần riêng của bà Phó Đoan, người vú già thì quê mùa hiểu nhầm về sân quần; đốc tờ Trực Ngôn và Xuân Tóc Đỏ nói về bệnh của cậu Phước con Giời con Phật. Xuân mở cửa sổ nhìn ngoài cảnh khiến Trực Ngôn hiểu nhầm và khâm phục về sự hiểu biết Freud của Xuân; Xuân thừa nhận mình là vô học, xưa nay nhặt ban quần, hạ lưu, không biết thuốc. Nhưng người ta không tin lời của nó. Xuân làm cụ Tổ uất lên mà chết nên sợ quá bỏ chạy nhưng mọi người lại hiểu nhầm hành động của nó và cứ tưởng nó làm cao, tức giận nên không nhận chữa cho cụ Tổ nữa, v.v... Vũ Trọng Phụng đã xây dựng những tình huống trào phúng và tình huống nào cũng có tác dụng trực tiếp hay gián tiếp mang tới cho Xuân sự may mắn. Tình huống trào phúng của Số đỏ rất phong phú, đa dạng mà vừa chân thực vừa được lọc qua trí tưởng tượng và óc hư cấu của tác giả, tất cả nhằm vạch trần sự giả dối, xấu xa, sự xuống cấp của những chuẩn mực đạo đức và sự đảo lộn giá trị xã hội. Số đỏ miêu tả hiện tượng xã hội ở góc độ hài hước, nực cười của nó, nghệ thuật trào phúng bậc thầy làm cho tác phẩm giàu tiếng cười và giàu ý nghĩa phê phán. CHƯƠNG 4 Ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình cá biệt hóa nhân vật. Một trong những yếu tố để xác định mức độ thành công trong xây dựng nhân vật của nhà văn là 14 nhà văn có xây dựng được phong cách ngôn ngữ riêng cho từng nhân vật hay không. Giọng điệu cũng là yếu tố quan trọng trong một tác phẩm văn học. Giọng điệu là một hệ thống những sắc điệu, nó thể hiện cách nói, thái độ, tình cảm của tác giả đối với hiện tượng đời sống. 4.1. Ngôn ngữ Ngôn ngữ của Vũ Trọng Phụng rất sinh động và đầy ấn tượng, vừa rất hóm hỉnh lại thật chua cay, sắc nhọn. Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng dùng nhiều nghịch ngữ để phản ánh cái xã hội đầy nghịch lý, xã hội nhố nhăng, bịp bợm. 4.1.1. Từ ngữ quen thuộc của nhân vật Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nhiều nhân vật hay lặp đi lặp lại một số câu nói quen thuộc. Câu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của cụ cố Hồng, những tiếng “Mẹ kiếp”, “Nước mẹ gì” của Xuân Tóc Đỏ, “Em chã” của cậu Phước con Giời con Phật chẳng hạn. Cụ cố Hồng thường xuyên lẩm bẩm câu nói “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” trong đối thoại với những nhân vật khác mặc dù cụ chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện ra làm sao mà trong đó có hài hước, mỉa mai. Nhân vật sính dùng từ ngữ quen thuộc xếp sau cụ cố Hồng là Xuân Tóc Đỏ. Từ ngữ quen thuộc của Xuân Tóc Đỏ có thể chia thành hai loại. Một là ngôn ngữ vỉa hè và hai là ngôn ngữ tân thời học thuộc được từ nhà thiết kế TYPN. Khi nó đã gia nhập một xã hội tư sản thượng lưu trí thức và đứng phăng lên thành anh hùng, vẫn giữ ngôn ngữ hạ lưu. Còn ngôn ngữ tân thời, câu “chúng tôi rất được hân hạnh”, hắn sẵn sàng áp dụng vào tất cả các cuộc đối thoại coi như một câu nó rất văn hóa, một câu nói xã giao, lịch sự. Có rất nhiều tình huống hài hước với câu nói này. Thông qua ngôn ngữ của Xuân, Vũ Trọng Phụng có ý rằng, bản chất con người là thứ không thay đổi 15 dù cho hoàn cảnh đã thay đổi. Nhân vật xếp hàng thứ ba là cậu Phước. Cậu Phước mở mồm ra là câu nào cũng “Em chã!”, và đó khiến người đọc phải bật cười. Vũ Trọng Phụng đã đặc biệt thành công trong việc tạo nên chân dung một “con Giời con Phật” kém giáo dục, chỉ phát triển thân thể và tràn trề bản năng tính dục như mẹ. 4.1.2. Ngôn ngữ mang tính hài hước Như đã nói, tiểu thuyết Số đỏ là tiểu thuyết trào phúng, hầu hết lời nói của nhân vật đều tạo nên những tiếng cười hài hước, mỉa mai, châm biếm. Ví dụ: thông qua ngôn ngữ của giới cảnh sát, Vũ Trọng Phụng cho thấy xã hội thuộc địa rất nhố nhăng, bịp bợm. còn Vũ Trọng Phụng đã xây dựng không gian hiệu may tân thời Âu hóa với đầy những chuyện dối trá, mưu mô, mâu thuẫn xảy ra để phê phán, đả kích phong trào cuộc Âu hóa và việc cải cách xã hội hủ lậu. Cuộc cải cách một nửa của TYPN và sự mâu thuẫn trong quan niệm về thời trang của ông ta khiến chúng ta cười mai mỉa cho cái xã hội giả dối, kệch cỡm. 4.1.3. Ngôn ngữ đối thoại Ngôn ngữ chủ yếu của nhân vật Vũ Trọng Phụng là đối thoại. Bằng ngôn ngữ đối thoại, Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ thật rõ nét tâm trạng, tính cách của từng nhân vật. Trong tác phẩm Số đỏ, những lời thoại mang tính hài hước, tạo nên tiếng cười và nó giúp nhà văn xây dựng nhân vật cá tính hóa rất độc đáo. Vũ Trọng Phụng không ngần ngại vạch mặt chỉ tên những kẻ trí thức rởm, những “mệnh phụ phu nhân” nhố nhăng, vô đạo đức. Bản chất vô nhân đạo của những kẻ thuộc tầng lớp trí thức và tầng lớp thượng lưu đã tố cáo xã hội bất nhân đương thời. Còn Ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng rất giầu tính ẩn dụ. Một chi tiết tưởng rất nhỏ mà Vũ Trọng Phụng “gài” được vào một ý nghĩa thật thâm sâu. 16 4.1.4. Ngôn ngữ trần thuật Trong tiểu thuyết Số đỏ, tác giả đóng vai trò là người trần thuật, từ góc nhìn phê phán tác giả đã miêu tả một cách hài hước và sinh động về hoàn cảnh, về lời nói, hành động, tính cách của nhân vật bằng ngôn ngữ trần thuật chứa đựng đầy yếu tố mâu thuẫn, nghịch lý. Nhưng cũng có khi người trần thuật mất tính khách quan. Tác giả tham gia vào tác phẩm một cách trực tiếp. Nhà văn cảm thấy thế nào, muốn nói gì thì diễn đạt trực tiếp nó. Ngoài ra nhà văn cũng bộc lộ thái độ chủ quan của mình qua việc dùng nhiều trạng từ, tính từ kèm theo phó từ như “lắm” hoặc “rất” mang tính phóng đại. Ngôn ngữ của nhân vật và ngôn ngữ của người trần thuật góp phần biểu đạt nội dung tư tưởng của tác phẩm. Trong tiểu thuyết Số đỏ, Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, cụ cố Hồng là những nhân vật điển hình tiêu biểu với ngôn ngữ riêng rất đặc sắc. Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ trần thuật đã góp phần nhà văn miêu tả tính cách, bản chất của nhân vật một cách cụ thể, sinh động và lột tả hiện thực xã hội nhốn nháo bấy giờ. Qua đối thoại của các nhân vật, chúng ta có thể thấy một xã hội giả dối, bịp bợm, mọi giá trị đạo đức, mọi chuẩn mực xã hội bị phá vỡ. 4.2. Giọng điệu trần thuật Vũ Trọng Phụng nhận thấy xã hội thực dân nửa phong kiến là một xã hội vô nghĩa lý, do đó ông quyết định dùng giọng điệu trào phúng, đả kích, giễu nhại để lột tả cái xã hội đầy những cái ác, cái dâm, cái đểu giả, nhố nhăng, bịp bợm ấy. Vũ Trọng Phụng đã tạo nên giọng điệu rất đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhân vật, từng tính cách, từng tình huống... 4.2.1. Giọng điệu châm biếm - đả kích Trong Số đỏ, giọng điệu châm biếm sâu cay là một yếu tố góp 17 phần bộc lộ tư tưởng, quan niệm của nhà văn. Vũ Trọng Phụng đã gây cười bằng cách sử dụng nghịch lý ngôn ngữ, những kết hợp từ trái với thông thường. Tiếng cười trong Số đỏ chính là cười cái xã hội Âu hóa không ra gì, không có cách gì hiểu được. Giọng điệu của Xuân Tóc Đỏ khiến chúng tôi phải chú ý. Địa vị xã hội của Xuân Tóc Đỏ càng tăng tiến thì giọng điệu của nó càng hách dịch. Vũ Trọng Phụng châm biếm, đả kích xã hội bịp bợm, giả dối, dân chúng hèn hạ, ngu dốt. Bởi vì Vũ Trọng Phụng biết rõ những kẻ thượng lưu trí thức không khác gì với người vô học, hạ lưu. Chúng là trí thức rởm, là trọc phú học làm sang. 4.2.2. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh tạo nên tiếng cười mang tính phê phán xã hội nhẹ nhàng. Trong tác phẩm, Vũ Trọng Phụng đã sáng tạo những yếu tố hài hước thông qua những thủ pháp việc sử dụng thông thạo ngôn ngữ, so sánh, phóng đại, chế giễu... để khắc họa một chân dung mang tính châm biếm, vừa kỳ quặc vừa khiến người ta buồn cười và vì thế người đọc được cười những tràng cười rất thoải mái. 4.2.3. Giọng điệu giễu nhại Giọng điệu giễu nhại là giọng điệu chủ đạo của tác phẩm này. Vũ Trọng Phụng đã kể chuyện với giọng điệu giễu nhại để cười, để châm biếm, phê phán xã hội đương thời một cách đích đáng và hả hê. Giọng điệu giễu nhại trong Số đỏ tấn công và phá hủy những kẻ đại diện cho xã hội Âu hóa lúc bấy giờ, phá hủy bọn trí thức rởm, phá hủy bọn lưu manh hãnh tiến, phá hủy phụ nữ tân thời nhố nhăng. Giọng điệu giễu nhại của Số đỏ được triển khai ở nhiều cấp độ: nhại giữa trào lưu này với trào lưu khác; nhại ngay chính những thói hư tật xấu của con người ngoài đời… 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan