Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao bắc...

Tài liệu Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao bắc bộ và ca dao nam bộ

.PDF
128
111
85

Mô tả:

®¹i häc quèc gia hµ néi Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n ---------- HOÀNG THỊ THU TÌM HIỂU QUAN HỆ NAM NỮ VÀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI QUA CÁI NHÌN SO SÁNH GIỮA CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian HÀ NỘI - 2012 ®¹i häc quèc gia hµ néi Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n ---------- HOÀNG THỊ THU TÌM HIỂU QUAN HỆ NAM NỮ VÀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI QUA CÁI NHÌN SO SÁNH GIỮA CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số : 60.22.01.25 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THÔNG HÀ NỘI - 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ và toàn bộ nội dung luận văn không phải là sự sao chép bất cứ một công trình khoa học hay luận văn nào đã được công bố trong và ngoài nước. Các tài liệu sử dụng tham khảo đã được trích nguồn đầy đủ và chính xác. Hà Nội, tháng 4/ 2012 Người viết luận văn Hoàng Thị Thu LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thông, các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đề cương tháng 4/2011, gia đình, bè bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn với đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ. Xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ quý báu đó. Hà Nội, tháng 4/ 2012 Người viết luận văn Hoàng Thị Thu MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 6 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 6 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 7 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................. 10 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 11 5. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 11 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 13 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ 13 1.1. Giới thuyết các khái niệm ............................................................... 13 1.1.1. Nhận diện ca dao dưới góc nhìn tương quan thể loại ............... 13 1.1.2. Nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình ................................... 15 1.1.3. Khái niệm “lời tỏ tình” và “lời thề nguyền”.............................. 16 1.1.3.1. Khái niệm “lời tỏ tình” ................................................................ 16 1.1.3.2. Khái niệm “lời thề nguyền”......................................................... 17 1.2. Xác định ranh giới “Bắc Bộ” và “Nam Bộ” ................................... 17 1.2.1. Theo thay đổi địa danh và địa giới hành chính ......................... 17 1.2.2. Theo phân vùng văn hóa ........................................................... 20 1.2.3. Theo phân vùng văn học dân gian ............................................ 22 1.2.4. Theo phân vùng ca dao .............................................................. 24 1.3. Một số đặc điểm tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa của Bắc Bộ và Nam Bộ ......................................................................................... 26 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, lịch sử ......................................................... 26 1.3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................ 27 1.3.3. Đặc điểm tín ngưỡng, phong tục, lễ hội .................................... 29 1.3.4. Đặc điểm văn hóa, nghệ thuật ................................................... 31 1 Chương 2: SO SÁNH NỘI DUNG LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI THỀ NGUYỀN TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ.............................. 34 2.1. Trình bày sự giống và khác nhau ................................................... 34 2.1.1. Lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ .............................. 36 2.1.1.1. Lời tỏ tình phản ánh hình ảnh thiên nhiên, môi trường lao động và khung cảnh ca hát của người bình dân.............................................. 37 2.1.1.2. Lời tỏ tình phản ánh xã hội, đời sống vật chất và văn hóa của người bình dân .......................................................................................... 49 2.1.1.3. Lời tỏ tình thể hiện quan niệm tình yêu của người bình dân .. 55 2.1.1.4. Cách thức tỏ tình .......................................................................... 58 2.1.2. Lời thề nguyền trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ ...................... 66 2.1.2.1. Lời thề nguyền thể hiện truyền thống chung thủy của người Việt ................................................................................................... 66 2.1.2.2. Cách thức thề nguyền .................................................................. 69 2.2. Giải thích nguyên nhân sự giống nhau và khác nhau .................... 75 2.2.1. Do đặc trưng thể loại ................................................................. 75 2.2.2. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội ....................................... 75 2.2.3. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa ................................................... 77 Chương 3: SO SÁNH NGHỆ THUẬT LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI THỀ NGUYỀN TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ ............................. 79 3.1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau .......................................... 79 3.1.1. Về thể thơ ................................................................................... 79 3.1.2. Về ngữ nghĩa (văn bản tạo hình và biểu hiện) .......................... 85 3.1.3. Nghệ thuật ngôn từ .................................................................... 86 3.1.3.1. Cách dùng phương ngữ............................................................... 86 3.1.3.2. Cách dùng từ gốc Hán và điển tích, điển cố Hán ..................... 90 3.1.4. Việc sử dụng biểu tượng, hình ảnh ........................................... 97 2 3.1.5. Việc dùng từ xưng gọi ............................................................. 101 3.1.6. Về thời gian và không gian nghệ thuật ................................... 104 3.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau ........................................ 110 3.2.1. Do đặc trưng thể loại ............................................................... 110 3.2.2. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội ..................................... 110 3.2.3. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa ......................................... 111 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................... 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 117 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CDNB : Ca dao dân ca Nam Bộ KTCD : Kho tàng ca dao người Việt H : Hà nội LBBT : Lục bát biến thể Nxb : Nhà xuất bản TS. : Tiến sĩ tr. : Trang VHDG : Văn học dân gian 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1.1: Bản đồ phân vùng ca dao Việt Nam [43, tr. 26] ..................................... 25 2.1: Bảng phân loại ca dao theo chủ đề trong Kho tàng ca dao người Việt [41, tr. 48].34 2.2: Bảng phân loại ca dao tình yêu lứa đôi trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao dân ca Nam Bộ (theo nội dung lời ca dao) ................................... 35 2.3: Bảng phân loại lời tỏ tình trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao dân ca Nam Bộ (theo chủ thể trữ tình) .......................................................... 36 2.4: Bảng phân loại lời thề nguyền trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao dân ca Nam Bộ (theo chủ thể trữ tình) ................................................... 67 3.1: Bảng phân loại thể thơ trong Hát ví đồng bằng Hà Bắc và Ca dao dân ca Nam Bộ ........................................................................................................ 80 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ca dao là một thể loại quan trọng của văn học dân gian; là phương tiện chủ yếu phản ánh tâm tư, tình cảm của con người trong các mối quan hệ. Mảng ca dao về tình yêu lứa đôi chiếm một tỷ lệ đáng kể trong kho tàng ca dao cổ truyền của người Việt. Trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng có hàng triệu đôi trai gái yêu nhau trước khi thành vợ nên chồng, lời tỏ tình và lời thề nguyền không những biểu hiện mức độ của tình yêu mà còn mang sắc thái vùng miền rõ nét. Nam Bộ và Bắc Bộ là hai vùng đất rộng lớn và quan trọng ở hai đầu đất nước, “là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam” (lời Hồ Chủ tịch). Do vậy, giữa hai miền đất này, lời tỏ tình và lời thề nguyền bên cạnh nhiều điểm tương đồng còn có những nét khác biệt. So sánh nội dung và nghệ thuật bộ phận ca dao về lời tỏ tình và lời thề nguyền trong mảng ca dao tình yêu đôi lứa giữa hai miền là để tìm những điểm khác nhau trong mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người, như là sự tất yếu xuất phát từ bản sắc văn hóa của từng miền; còn sự tương đồng vừa là bản chất chung trong quá trình sáng tạo folklore của nhân dân mỗi miền, vừa do điều kiện lịch sử, địa lý tự nhiên và quan hệ giao lưu văn hóa mang lại. Từ trước đến nay, ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả, công trình, bài viết giới thiệu, nghiên cứu ca dao với một đội ngũ khá hùng hậu và đạt được kết quả đáng khích lệ. Nhưng, cho đến nay, chưa có tác giả, công trình nghiên cứu nào chuyên sâu tìm hiểu, so sánh ca dao về quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ. Trong khuôn khổ của luận văn, do thời gian có hạn, để tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi trong ca dao, chúng tôi xin được quan tâm tới phạm vi nhỏ hơn. Khi giới hạn phạm vi nghiên cứu, nội dung đã được Hội đồng bảo vệ đề cương 6 luận văn tháng 4/2011 thông qua, tái khẳng định điều đó là cần thiết và quan trọng. Những lời tỏ tình và lời thề nguyền chiếm số lượng lớn, nội dung phong phú, tiêu biểu cho mảng ca dao tình yêu lứa đôi, “qua điểm để thấy diện”.. Vì vậy, đề tài Tìm hiểu lời tỏ tình và lời thề nguyền trong bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ được coi là đề tài mới, là đóng góp của tác giả luận văn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Sưu tầm, nghiên cứu về mảng ca dao cổ truyền người Việt về tình yêu lứa đôi vốn đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Cuốn Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật đồng chủ biên (tái bản năm 2001) [34] là công trình dày dặn và chuyên sâu (đã tổng hợp những lời ca dao của người Việt trên cả ba miền). Trong sách này, khối lượng tư liệu tương đương với số liệu về dân ca, ca dao của 40 cuốn sách (gồm 49 tập) đã được biên soạn từ cuối thế kỷ XVIII đến năm 1975. Tất cả có 12.487 đơn vị. Những lời ca dao thuộc chủ đề tình yêu lứa đôi còn được tập hợp riêng trong cuốn Ca dao tình yêu lứa đôi (2 quyển) trong Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 16 [58]. Số lời ca dao trong cuốn này được sưu tầm, biên soạn từ ca dao tình yêu lứa đôi của 43 cuốn sách (gồm 53 tập). Mảng ca dao Bắc Bộ chủ yếu được tập hợp thành những tập ca dao riêng tẻ, quen thuộc của các địa phương miền Bắc như Ca dao tục ngữ Nam Hà [13], Ca dao ngạn ngữ Hà Nội [17], Văn học dân gian Thái Bình [16]… Chưa thực sự có công trình nào sưu tầm, biên soạn ca dao Bắc Bộ một cách có hệ thống, đầy đủ và đồ sộ như hai cuốn trên. Các soạn giả đều sắp xếp, phân loại ca dao của địa phương theo chủ đề, trong đó bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi chiếm số lượng lớn. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về ca dao Bắc Bộ, có sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như: Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ thể hiện qua ca dao tục ngữ 7 của Trần Thúy Anh [2]; Thiên nhiên thực vật ruộng vườn trong ca dao, dân ca Bắc Bộ [75], Thiên nhiên sông nước trong ca dao dân ca Bắc Bộ [76], Thế giới biểu đạt của hiện tượng tự nhiên, thời tiết trong ca dao dân ca đồng bằng Bắc Bộ [77], Thiên nhiên trong ca dao trữ tình đồng bằng Bắc Bộ [79] của Đặng Thị Diệu Trang… Riêng mảng ca dao Nam Bộ, có thể coi cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ của các tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị [22] là công trình đầy đủ và hệ thống về ca dao, dân ca Nam Bộ. Ngoài phần sưu tầm, biên soạn sắp xếp theo chủ đề, các tác giả nói trên còn có những nhận định sắc sảo về nội dung và nghệ thuật; những đánh giá chính xác về vùng đất Nam Bộ cũng như tính vùng miền của ca dao, dân ca nơi đây. Theo Nguyễn Tấn Phát, mối quan hệ giữa ca dao Nam Bộ và ca dao cả nước là mối quan hệ giữa tính thống nhất chung với tính địa phương (vùng, miền), là mối quan hệ biện chứng tác động không ngừng và bồi bổ cho nhau. Với mối quan hệ đó, việc tìm ra nét chung và nét riêng của ca dao Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng, tích cực, làm giàu thêm nhận thức về ca dao, dân ca, khẳng định tính thống nhất bao trùm của nền văn hóa chung của dân tộc, đồng thời chỉ ra sự đóng góp riêng của mỗi địa phương vào kho tàng chung ấy. Về mặt thể loại, chúng ta có thể phác thảo sự vận động của các thể loại văn học dân gian Việt Nam, quy luật nảy sinh và phát triển của chúng. Cả Nguyễn Tấn Phát và Bảo Định Giang, trong quá trình đi tìm những sắc thái riêng của ca dao Nam Bộ, đều sử dụng phương pháp so sánh giữa ca dao ba miền trên một số phương diện. Ở chủ đề tình yêu nam nữ, sắc thái địa phương của ca dao, dân ca Nam Bộ được đặt trong cái nhìn so sánh với ca dao tình yêu lứa đôi vùng miền khác: “Cũng là tình yêu, cũng là quan hệ luyến ái, nhưng cái yêu, cái thương của các chàng trai, cô gái đồng bằng Bắc Bộ như có sự can thiệp sâu hơn của lý trí, của những chuẩn mực đạo đức có tính chất quy phạm 8 chung”; “Khác với ca dao, dân ca các miền khác, ca dao, dân ca Nam Bộ thể hiện niềm thương nỗi nhớ, thể hiện tình yêu một cách bộc trực, tự nhiên hơn. Phải chăng đã có một phần kỷ cương phong kiến bị phá bỏ”; “Cách biểu hiện tình cảm của miền Nam không bóng bẩy tế nhị như trong miền Bắc” [22, tr. 44-47]. Mặc dù mới chỉ là khơi gợi bước đầu nhưng vấn đề sắc thái địa phương trong ca dao tình yêu lứa đôi đã được bàn luận tới. Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã có bài viết, công trình về các phương diện nội dung, nghệ thuật của ca dao Nam Bộ như Từ gốc Hán, điển tích Hán trong ca dao người Việt ở Nam Bộ [8], Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của ca dao sưu tầm ở Nam Bộ [9] của Nguyễn Phương Châm, Phương ngữ Nam Bộ trong ca dao tình yêu [15] của Trần Phỏng Diều, Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng thiên nhiên trong ca dao Nam Bộ [49], Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ địa danh trong ca dao Nam Bộ [50], Xu hướng lựa chọn cái biểu đạt trong sự hình thành các biểu trưng nghệ thuật của ca dao Nam Bộ [52], Điển tích trong ca dao Nam Bộ: tiếp nhận và cách tân [53] của Trần Văn Nam, Một số đặc điểm ngôn ngữ của ca dao, dân ca Nam Bộ [56] của Bùi Mạnh Nhị v.v… So sánh và tìm hiểu sắc thái riêng của ca dao các vùng, miền không phải là vấn đề mới. Nguyễn Phương Châm đã có bài nghiên cứu Sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc trên tạp chí Văn hóa dân gian năm 1997 [7]. Theo ông, chủ đề tình yêu nam nữ là chủ đề quán xuyến hầu như toàn bộ ca dao xứ Bắc và xứ Nghệ. Tuy nhiên, cách thể hiện tình yêu trong lời ca dao hai vùng này rất khác nhau: trong khi ca dao tình yêu xứ Bắc mượt mà, êm dịu, giãi bày qua hình ảnh xa xôi thì ca dao tình yêu xứ Nghệ bộc trực, thẳng thắn và quyết liệt hơn. Luận án Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam [43] của Trần Thị Kim Liên là công trình đầy đủ so sánh ca dao ba miền trên phương diện nội dung và nghệ thuật; biểu hiện rõ 9 nhất qua các chủ đề: chủ đề yêu nước, chủ đề quan hệ tình cảm gia đình, dòng họ, chủ đề tình yêu lứa đôi. Ca dao về tình yêu lứa đôi chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong Kho tàng ca dao người Việt (chiếm 53%). Cách thể hiện tình yêu trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ cũng mang sắc thái riêng: “Ca dao tình yêu Bắc Bộ thường mượt mà êm dịu, cách tỏ tình bóng gió, xa xôi, tế nhị… Ca dao Nam Bộ biểu hiện hai trạng thái hoặc nhỏ nhẹ, dịu dàng dễ thương hoặc là quyết liệt mạnh mẽ, tếu táo vui nhộn” [43, tr. 120]. 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích Theo tương đối luận, giữa các nền văn hóa không có sự hơn, kém mà chỉ có sự giống nhau và khác nhau. Do vậy, chúng tôi sẽ thống kê, phân tích, so sánh để tìm ra sự tương đồng và khác biệt, chỉ ra nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau trong lời tỏ tình và lời thề nguyền nói riêng, tình yêu lứa đôi nói chung được thể hiện trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ. Qua đó, làm rõ hơn những nét đẹp truyền thống trong tâm hồn và tính cách của nhân dân Bắc Bộ và Nam Bộ, nhất là của nam nữ thanh niên trong tình yêu đôi lứa, khẳng định nét thống nhất và sắc thái riêng của từng miền. - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao tình yêu lứa đôi của người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ. - Phạm vi nghiên cứu Với đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ, phạm vi nghiên cứu rất rộng tương ứng với đối tượng là những lời ca dao về quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi của người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, chúng tôi xin quan tâm tới phạm vi hẹp hơn nhưng mang đặc điểm 10 tiêu biểu trong bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi để so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ, đó là những lời tỏ tình và lời thề nguyền. Như chúng ta đã biết, nội dung và hình thức lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao về tình yêu lứa đôi ở Bắc Bộ và Nam Bộ đa dạng sắc thái và cũng rất rộng. Do vậy, chúng tôi không tìm hiểu, so sánh chúng theo “diện” mà theo “điểm ” ở một số nội dung cơ bản và hình thức chủ yếu. Thuật ngữ “Ca dao Bắc Bộ” và “Ca dao Nam Bộ” mà chúng tôi đề cập đến trong luận văn đồng nghĩa với ca dao cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Phạm vi tư liệu khảo sát trong luận văn chủ yếu:  Cuốn Kho tàng ca dao người Việt, (2 tập) do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật đồng chủ biên [34].  Cuốn Ca dao tình yêu lứa đôi (Tập 16, Quyển thượng, Quyển hạ) trong Tổng tập văn học dân gian người Việt, chủ tịch Hội đồng biên tập Nguyễn Xuân Kính [58].  Cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ do Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn [22]. 4. Phương pháp nghiên cứu Ngoài việc tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu Việt Nam đi trước, chúng tôi không chỉ sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, mô tả và thống kê mà còn tiếp cận những tri thức đa ngành, liên ngành từ văn học dân gian đến kiến thức về địa lý, lịch sử và văn hóa. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ. 11 Chương 2: So sánh nội dung lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ. Chương 3: So sánh nghệ thuật lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ. 12 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ 1.1. Giới thuyết các khái niệm 1.1.1. Nhận diện ca dao dưới góc nhìn tương quan thể loại Thuật ngữ “ca dao” không còn xa lạ đối với giới nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam. Từ trước đến nay, có không ít quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu tùy theo góc nhìn của mỗi tác giả. Thực tế, người bình dân không sử dụng những tên gọi mang tính khái quát cao để chỉ các hiện tượng và hoạt động ca hát. Chỉ đến khi các nhà nho sưu tầm, biên soạn những câu hát dân gian thành những sách Hán Nôm vào cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX, thì tên gọi “phong dao”, “ca dao” mới chính thức ra đời. Đến đầu thế kỉ XX, các từ “phong dao”, “ca dao” tiếp tục xuất hiện trong các sách, báo chữ quốc ngữ. Tên gọi “phong dao” xuất hiện lần đầu bằng chữ quốc ngữ năm 1928 trong cuốn Tục ngữ phong dao do Nguyễn Văn Ngọc biên soạn, Nxb Vĩnh Hưng Long. Từ “ca dao” xuất hiện lần đầu bằng chữ quốc ngữ năm 1931 với bài Ca dao cổ trên tạp chí Nam phong số 167, dẫn theo [37, tr. 76]. So với thuật ngữ “ca dao”, thuật ngữ “dân ca” xuất hiện muộn hơn. Phải đến những năm 50 của thế kỷ XX, thuật ngữ này mới chính thức được sử dụng trong cuốn sách Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam do Vũ Ngọc Phan biên soạn (in lần đầu năm 1956) [60]. So với “ca dao”, phạm vi phản ánh của “phong dao” nhỏ hẹp hơn, nó phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại. Dần dần tên gọi “ca dao” được sử dụng thay thế cho “phong dao”. “Ca dao” và “dân ca” có mối quan hệ đặc biệt. Nhìn chung, trong nghiên cứu văn học dân gian, thuật ngữ “ca dao” và “dân ca” được hiểu theo các nghĩa sau đây: 13 1) Ca dao đồng nghĩa với dân ca (về nghĩa rộng), ca dao được dùng để chỉ chung toàn bộ những bài hát được lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. 2) Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). Dân ca bao gồm phần lời (câu hoặc bài), phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng và khung cảnh ca hát. 3) Ca dao là thuật ngữ để chỉ thể thơ dân gian được phổ biến rộng rãi, lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Như vậy, không phải toàn bộ những câu hát của một loại dân ca nào đó được tước bớt tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi… thì đều là ca dao. 14 Thuật ngữ “ca dao” được hiểu theo nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ hai theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, tr. 22-23, dẫn theo [34, tr. 11]. Cách hiểu thứ ba theo Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao. Theo nhà nghiên cứu này, khi trở thành một thể thơ dân gian, người ta có thể thưởng thức ca dao cổ truyền như văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt). Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra khuynh hướng này là các nhà nho [37, tr. 79]. Vũ Ngọc Phan đồng tình với cách hiểu thứ ba khi cho rằng “ca dao” là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu “dân ca”. “Dân ca” là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều hơn về mặt hình thức. Cũng theo ông, hầu hết các loại dân ca đều được xây dựng trên cơ sở những câu ca dao, tục ngữ sẵn có, tùy theo từng loại dân ca, người ta thêm vào những tiếng đệm, lót như tình bằng, tang tình, ấy mấy, v.v… tiếng đệm nghĩa như ấy ai, em nhớ, v.v… những tiếng đưa hơi như ì, ì, i ới a, hì hi v.v… Chính đặc điểm của những tiếng đệm ấy cấu tạo nên những giai điệu riêng biệt của từng loại dân ca [60, tr. 30-31]. Việc nghiên cứu riêng về ca dao như một loại thơ dân gian với tính độc lập tương đối của nó là hợp lí và cần thiết. Trong luận văn này, chúng tôi hiểu ca dao theo nghĩa thứ hai và nghĩa thứ ba. 1.1.2. Nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình Nguyễn Xuân Kính cho rằng: “Dân ca, ca dao là sản phẩm văn hóa tinh thần của người lao động xưa. Và như vậy, dân ca, ca dao sẽ phản ánh toàn bộ đời sống tâm tư, tình cảm và sinh hoạt của nhân dân lao động trước đây với cả hai mặt tích cực và tiêu cực, trong đó mặt tích cực là chủ yếu” [34, tr. 13]. 15 Theo Vũ Ngọc Phan, nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình. Trong ca dao Việt Nam, những lời về tình yêu nam nữ là nhiều hơn cả. Có thể nói, ca dao đã ghi lại tất cả các chặng đường của tình yêu, các khía cạnh của tình yêu, các trạng thái tình cảm của nam nữ thanh niên [60, tr. 39-41]. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên cũng nhấn mạnh nội dung chính của ca dao là tiếng hát trữ tình của con người, chứa đựng nhiều nét tiêu biểu của tâm hồn và tính cách dân tộc. Ca dao về tình yêu nam nữ là bộ phận phong phú nhất. Tính chất phong phú của ca dao về tình yêu nam nữ trước hết thể hiện ở số lượng lời ca. Nó còn thể hiện ở nội dung phản ánh phong phú mọi biểu hiện của tình yêu trong tất cả những chặng đường: giai đoạn gặp gỡ ướm hỏi nhau, giai đoạn gắn bó trao đổi những lời thề nguyền tặng vật cho nhau, giai đoạn hạnh phúc với những niềm ước mơ, những nỗi nhớ nhung, hoặc sự thất bại đau khổ với những lời than thở, oán trách… [31]. Để thể hiện được nội dung trữ tình đó, ca dao trước hết “phản ánh lịch sử – xã hội” của người lao động, về mặt này, có thể coi ca dao dân ca Việt Nam là một kho tài liệu phong phú về phong tục tập quán ở nông thôn ngày xưa [31, tr. 314]. Như vậy, bên cạnh việc phản ánh nội dung hiện thực xã hội thì chủ yếu ca dao phản ánh tâm tư, tình cảm của người bình dân trong xã hội cổ truyền, qua đó thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách và quan niệm sống của họ. 1.1.3. Khái niệm “lời tỏ tình” và “lời thề nguyền” 1.1.3.1. Khái niệm “lời tỏ tình” Theo Nguyễn Xuân Kính, mỗi lời ca dao là một cơ cấu tương đối trọn vẹn về nội dung, về hình thức nghệ thuật. Nội dung của lời diễn đạt một tình cảm, thông báo một vấn đề, một điều cụ thể. Hình thức của lời chính là từ ngữ, nhịp điệu, vần thơ… [37, tr. 82]. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan