Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công nghệ thông tin Tìm hiểu và phân tích mô hình kinh doanh điện tử của sendo.vn . so sánh sendo.vn...

Tài liệu Tìm hiểu và phân tích mô hình kinh doanh điện tử của sendo.vn . so sánh sendo.vn với hai trang hàng đầu khác tại việt nam

.PDF
30
1
54

Mô tả:

lOMoARcPSD|18034504 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN NHẬP MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH ĐIỆN TỬ CỦA SENDO.VN . SO SÁNH SENDO.VN VỚI HAI TRANG HÀNG ĐẦU KHÁC TẠI VIỆT NAM Sinh viên thực : VŨ QUANG LONG VŨ HUY HOÀNG hiện Giảng viên hướng : NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ dẫn Ngành : CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Chuyên ngành : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Lớp : D13HTTMĐT2 (LTC) Khóa : 2018 - 2023 Hà Nội, tháng 4 năm 2020. lOMoARcPSD|18034504 PHIẾU CHẤM ĐIỂM STT Họ và tên sinh viên Nội dung thực hiện Điểm 1 2 3 4 5 Họ và tên giảng viên Giảng viên chấm 1: Giảng viên chấm 2: Chữ ký Ghi chú Chữ ký lOMoARcPSD|18034504 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................4 Chương 1 Tổng quan về Thương mại điện tử (nêu được các khái niệm cơ bản và những vấn đề cơ bản của TMĐT).................................................................................................................5 1. Khái niệm chung về thương mại điện tử..........................................................................5 1.1 2. 3. 4. 5. 6. Các khái niệm về thương mại điện tử...................................................................5 Cơ sở phát triển của thương mại điện tử..........................................................................6 2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật...............................................................................................6 2.2 Cơ sở hạ tầng thanh toán..........................................................................................6 2.3 Cơ sở hạ tầng pháp lý.................................................................................................7 2.4 Luật giao dịch điện tử của Việt Nam.....................................................................7 Hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử.....................................................8 3.1 Thư điện tử.....................................................................................................................8 3.2 Thanh toán điện tử......................................................................................................8 3.3 Quảng cáo trực tuyến.................................................................................................8 3.4 Trao đổi thư điện tử.....................................................................................................9 3.5 Truyền dữ liệu................................................................................................................9 3.6 Mua bán hàng hóa hữu bình...................................................................................10 Lợi ích và ảnh hưởng của thương mại điện tử...............................................................10 4.1 Lợi ích.............................................................................................................................10 4.2 Ảnh hưởng của thương mại điện tử đối với chuỗi giá trị truyền thống....10 Các mô hình thương mại điện tử hiện nay.....................................................................12 5.1 B2B (Business to business).....................................................................................12 5.2 B2C (Business to consumer)..................................................................................12 5.3 B2E (Business to Employee)...................................................................................12 5.4 B2G( Business to Goverment)...............................................................................12 5.5 G2B (Goverment to Business)...............................................................................12 5.6 G2G (Goverment to Goverment)..........................................................................13 5.7 G2C (Goverment to Citizen)...................................................................................13 5.8 C2C (Consumer to Consumer)...............................................................................13 5.9 C2B (Consumer to Business)..................................................................................13 Kết luận..........................................................................................................................13 Chương 2 Tổng quan về website Sendo.vn..............................................................................13 1. 2. Giới thiệu về trang thương mại điện tử Sendo...............................................................13 1.1 Sơ lược về tổ chức và sở hữu của Sendo...........................................................13 1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của Sendo................................................14 1.3 Thành tựu đạt được...................................................................................................14 Phân tích mô hình kinh doanh của sendo.......................................................................14 2.1 Mô hình kinh doanh của sendo.vn........................................................................14 lOMoARcPSD|18034504 2.2 3. Lợi ích của mô hình kinh doanh B2B2C..............................................................14 Cấu trúc của website Sendo...........................................................................................16 3.1 Đánh giá mô hình 7 c trong mô hình kinh doanh thương mại điện tử của sendo.vn....................................................................................................................................16 3.2 Kết luận.........................................................................................................................20 Chương 3 Đánh giá Sendo và so sánh với các trang thương mại điện tử khác tại Việt Nam...20 1. Sự đa dạng hàng hóa......................................................................................................21 2. Chất lượng hàng hóa......................................................................................................21 3. Giá cả hàng hóa..............................................................................................................21 4. Chương trình khuyến mãi/sales.....................................................................................21 5. Phí ship...........................................................................................................................22 6. Phí giao hàng cao và thời gian giao hàng cũng không được đảm bảo...........................22 7. Thế mạnh hàng hóa đặc trưng........................................................................................22 8. Thời gian giao hàng.......................................................................................................23 9. Mô hình kinh doanh.......................................................................................................23 Kết luận.....................................................................................................................................24 Danh mục tham khảo................................................................................................................25 lOMoARcPSD|18034504 Danh mục hình ảnh Hình Hình Hình Hình Hình Hình Hình Hình Hình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Mô hình kinh doanh B2B2C Trang chủ Sendo Content trên trang Sendo Mô tả sản phẩm trên Sendo Đánh giá sản phẩm trên Sendo Hỏi đáp trên Sendo Danh mục sản phẩm trên Sendo Khung tương tác giữa website với người dùng Thanh toán trên Sendo Liệt kê chữ viết tắt TMDT EDI Electronic data interchange VAN Value Added Network B2B2C Business to business to Customer Thương mại điện tử Trao đổi dữ liệu điện tử mạng giá trị gia tăng Mô hình kinh doanh với 3 chủ thể: Doanh nghiệp cung cấp, doanh nghiệp phân phối và khách hàng Danh mục bảng biểu Bảng 1 Bảng so sánh Sendo với Tiki và Shopee Trang lOMoARcPSD|18034504 LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, đã dẫn đến sự xuất hiện một phương thức kinh doanh thương mại hoàn toàn mới, đó là thương mại điện tử (TMĐT). TMĐT ngày càng tỏ rõ tính ưu việt của nó, ngày càng chiếm thị phần lớn trên thị trường của mỗi quốc gia và trên thị trường thế giới. Nó đem lại lợi ích cho cả người sản xuất, doanh nghiệp TMĐT và người tiêu dùng, vì nó tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp và giữa các nước. Thị trường Thương Mại Điện Tử (TMĐT) Việt Nam trong những năm vừa qua chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ với sự tham gia và phát triển mạnh mẽ của Shopee, Lazada, Thegioididong, Tiki, Adayroi hay Sendo. Năm 2019, thị trường thương mại điện tử Việt Nam chia tay những “ông lớn” như: Adayroi hay Lotte.vn, nhưng không vì thế mà sức hút ở lĩnh vực này kém đi. Theo báo cáo eConomy SEA 2019 do Google và Temasek công bố, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đầu năm 2020 đạt 5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng lên tới 81%. Đáng chú ý hơn, Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019 được Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) phát hành, chỉ ra mức tăng trưởng của thị trường TMĐT Việt Nam đang cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Đặc biệt, vai trò của thương mại điện tử cũng dần trở nên quan trọng hơn khi tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử trên tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước năm 2019 đạt 4,2%, tăng 0,6% so với năm 2018. Số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến trên các nền tảng TMĐT cũng tăng vọt. Năm 2019, cả nước có 39,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, tăng 11,8% so với năm 2018 và tăng gần gấp đôi chỉ sau 3 năm. Giá trị mua sắm trực tuyến bình quân đầu người đạt 202 USD, tăng 8,6%. Chính vì độ “hot” của TMDT ở thị trường Việt Nam như vậy nên nhóm em đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu và phân tích mô hình kinh doanh điện tử của Sendo.vn. So sánh Sendo.vn với hai trang hàng đầu tại Việt Nam” để nghiên cứu và phân tích. Việc phân tích cấu trúc của Sendo có thể giúp mọi người có 1 góc nhìn về TMDT và lý do cho sự phát triển mạnh mẽ của TMDT tại thị trường Việt Nam như hiện nay. Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của cô Phạm Ngọc Tú và việc tự tìm tòi thông tin của thành viên trong nhóm chúng em đã hoàn thành được đề tài này.Tuy rằng vẫn còn nhiều thiếu sót trong bài báo của mình , em mong các thầy , các cô chỉ bảo, góp ý để em có thể hoàn thiện hơn . Em xin chân thành cảm ơn! lOMoARcPSD|18034504 Chương 1 Tổng quan về Thương mại điện tử (nêu được các khái niệm cơ bản và những vấn đề cơ bản của TMĐT) Công nghệ thông tin và truyền thống ngày càng phát triển và góp phần làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế, tạo ra lĩnh vực thương mại mới đó là thương mại điện tử. Nhờ vào những lợi ích mà TMDT mang lại cho tất cả các bên trao đổi buôn bán mà TMDT đã phát triển một cách vô cùng nhanh chóng và sớm thay đổi rất nhiều về thói quen người dùng.Phần này tôi sẽ giới thiệu và phân tích những điểm đặc trưng nhất của thương mại điện tử 1. Khái niệm chung về thương mại điện tử 1.1 Các khái niệm về thương mại điện tử 1.1.1 Khái niệm kinh doanh thương mại điện tử Kinh doanh điện tử là khái niệm rộng hơn của thương mại điện tử, nó không chỉ dừng lại ở việc mua bán hàng hóa và dịch vụ, chuyển giao quyền sở hữu thông qua mạng máy tính và truyền thông mà nó còn đỏi hỏi sự cộng tác cao giữa các bên tham gia vào hoạt động. 1.1.2 Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp là quá trình mua bán trao đổi hàng hóa , dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính internet. Phương tiện điện tử và mạng viễn thông được sử dụng phổ biến trong thương mại điện tử là mạng điện thoại, fax, tivi , máy tính và mạng truyền hình. 1.1.3 Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng Theo tổ chức thương mại điện tử WHO :”Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet.” Theo Ủy ban Thương mại tổ chức hợp tác kinh tế Thái Binh Dương APEC định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet." Theo ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng internet hay các mạng máy tính trung gian (thông lOMoARcPSD|18034504 tin liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công." 2. Cơ sở phát triển của thương mại điện tử 2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật  Internet  Mạng nội bộ (Intranet)  Mạng đối ngoại(Extranet)  World wide web 2.2 Cơ sở hạ tầng thanh toán Chức năng quan trọng nhất của các trang web thương mại điện tử chính là việc tiến hành hoạt động thanh toán trực tuyến thông qua mạng Internet. Thanh toán trong lĩnh vực thương mại điện tử có thể dưới nhiều hình thức. Theo Evans và Schmalensee để đánh giá xem hình thức thanh toán điện tử nào được sử dụng nhiều nhất phải dựa trên những nhân tố sau:  Tính độc lập: Một vài hình thức thanh toán điện tử phải sử dụng đến phần mềm và phần cứng riêng biệt để tiến hành thanh toán. Hầu hết tất cả các hình thức thanh toán điện tử đều yêu cầu người bán phải cài đặt những phần mềm chuyên biệt để có thể cho phép khách hàng thực hiện thanh toán trực tuyến. Và thường thì các hình thức thanh toán này không được các tổ chức ủng hộ.  Kết nối và Di chuyển: Tất cả các hình thức thanh toán điện tử đều chạy trên một hệ thống riêng biệt nhằm kết nối với hệ thống và ứng dụng của các doanh nghiệp khác. Thanh toán điện tử thường phải được kết nối với những ứng dụng có sẵn và máy tính sẽ hỗ trợ làm việc này.  An ninh: Người bán trước khi tiến hành một hình thức thanh toán điện tử thường tự đặt ra những câu hỏi như: Việc chuyển tiền có mức độ an toàn đến đâu? Kết quả của quá trình chuyển tiền như thế nào? Hay nếu rủi ro của người bán lớn hơn rủi ro đối với người mua thì hình thức thanh toán nào là không được chấp thuận? Liệu hình thức thanh toán đó có dễ bị giả mạo hay không?  Khả năng lần theo dấu vết: Nếu người mua thanh toán bằng tiền mặt thì người bán sẽ rất khó khăn để biết được tiền thanh toán đang ở khu vực nào, trong khi nếu thanh toán bằng thẻ tín dụng hay séc thì người bán có thể có được câu trả lời tiền.  Thanh toán: Hầu hết người bán chỉ chấp thuận thẻ tín dụng đối với những đơn hàng từ nhỏ tới lớn. Với hàng hóa có chi phí quá nhỏ (chỉ vài đôla) thì thẻ tín dụng sẽ không được sử dụng. Ngoài ra, thẻ tín dụng sẽ không được dùng đối với những đơn hàng có giá trị quá lớn – như việc mua một chiếc máy bay. lOMoARcPSD|18034504  Dễ dùng: Đối với hình thức thanh toán điện tử B2C, thẻ tín dụng là phương tiện sử dụng nhiều nhất. Còn đối với thanh toán điện tử B2B, câu hỏi đặt ra là liệu hình thức thanh toán nào có thể được dùng cho cả hình thức mua sắm offline hiện có.  Phí giao dịch: Nếu sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán thì người bán phải trả phí giao dịch lên tới 3% giá trị đơn hàng. Điều này sẽ khiến cho những người mua với giá trị hàng thấp sẽ tìm một hình thức thanh toán thay thế khác với mức phí thấp hơn.  Quy định: Tất cả hình thức thanh toán đều tuân theo qui tắc của quốc tế, quốc gia. Thậm chí khi có một hình thức thanh toán mới được giới thiệu thì nó cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các qui định hiện hành. PayPal là giải pháp thanh toán bị cho là vi phạm các qui định trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện nay có bốn hình thức thanh toán phổ biến cả trong lĩnh vực thương mại truyền thống và thương mại điện tử B2C, đó là tiền, séc, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Thẻ tín dụng là hình thức thanh toán trực tuyến phổ biến và phát triển nhất hiện nay 2.3 Cơ sở hạ tầng pháp lý Thương mại điện tử ngày càng phát triển thì yêu cầu xây dựng cơ sở pháp lý lại ngày càng cấp thiết để đảm bảo cho phát triển thương mại điện tử được bền vững. UNCITRAL, WIPO và ủy ban Châu Âu là những tổ chức năng động trong việc ban hành các luật mẫu, văn bản quy phạm và hướng dẫn quốc tế liên quan tới hoạt động thương mại điện tử. 2.4 Luật giao dịch điện tử của Việt Nam Luật giao dịch điện tử Việt Nam gồm 8 chương, 54 điều. Trong Điều 4 của luật giao dịch điện tử đã đưa ra một số định nghĩa: “Giao dịch điện tử là các giao dịch bằng các phương tiện điện tử” trong đó “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”. Luật giao dịch điện tử năm 2005 lần đầu tiên chấp nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu điện tử và chứng từ điện tử. Theo luật giao dịch: “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử”. Sau khi Luật giao dịch điện tử đi vào hiệu lực được 3 tháng thì Việt Nam ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP vào ngày 9/6/2006. Nghị định 57 thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương với chứng từ truyền thống trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Nghị định này là cơ sở giải quyết các tranh chấp, bảo vệ hợp pháp các bên tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử. Ngoài Luật giao dịch điện tử và Nghị định về thương mại điện tử, Việt Nam còn ban hành một số nghị định điều chỉnh chi tiết cho từng lOMoARcPSD|18034504 lĩnh vực trong quá trình triển khai hoạt động thương mại điện tử như: Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính và Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng cùng một số các thông tư nhằm hướng dẫn chi tiết cho từng hoạt động lĩnh vực trong hoạt động giao dịch điện tử . 3. Hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử 3.1 Thư điện tử Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước,.. sử dụng thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, viết tắt là e-mail). Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào. 3.2 Thanh toán điện tử Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua bức thư điện tử (electronic message) ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v.. thực chất đều là dạng thanh toán điện tử. Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là:  Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử.  Tiền lẻ điện tử (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa, vì thế tiền mặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hóa” (digital cash. Tiền lẻ điện tử đang trên đà phát triển nhanh, nó có ưu điểm nổi bật sau: + Dùng để thanh toán những món hàng giá trị nhỏ, thậm chí ngay cả tiền mua báo (vì phí giao dịch mua hàng và chuyển tiền rất thấp); + Có thể tiến hàng giữa hai con người hoặc hai công ty bất kỳ, các thanh toán là vô danh; + Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được tiền giả  Ví điện tử (electronic purse); là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thông minh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value card), tiền được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật áp dụng cho “tiền lẻ điện tử”. Thẻ thông minh, nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng, nhưng ở mặt sau của thẻ, có một chíp máy tính điện tử có một bộ nhớ để lưu trữ tiền số hóa, tiền ấy chỉ được “chi trả” khi sử dụng hoặc thư yêu cầu (như xác nhận thanh toán hóa đơn) được xác thực là “ đúng” lOMoARcPSD|18034504  Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking). Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ: + Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểm bán lẻ, các kiôt, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp…, +Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị…,) +Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng +Thanh toán liên ngân hàng 3.3 Quảng cáo trực tuyến Có nhiều hình thức để tiến hành quảng cáo trực tuyến. Doanh nghiệp có thể hình thành một website riêng, đặt đường dẫn website của mình tại những trang web có nhiều người xem, đăng hình quảng cáo tại những trang web thông tin lớn hay trực tiếp gửi thư điện tử tới từng khách hàng, đối tác tiềm năng... Chi phí quảng cáo trên các trang web rất thấp so với việc quảng cáo trên các phương tiện truyền hình, đài phát thanh. Vì vậy, việc tiến hành quảng cáo trên những website có số lượng truy cập lớn cũng đang trở thành một chiến lược quan trọng của nhiều doanh nghiệp. Những công ty có trang web riêng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất hàng hoá, dịch vụ công nghiệp tới những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng chi phí thấp của các hình thức quảng cáo bằng thư điện tử bằng cách mua hoặc liệt kê danh sách khách hàng tiềm năng có địa chỉ email từ những nhà cung cấp dịch vụ Interner như FPT, VDC ... rồi gửi thư điện tử quảng cáo. Ví dụ về các loại quảng cáo trực tuyến trên website là samer, popup, contest/quizz. 3.4 Trao đổi thư điện tử Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (stuctured form), từ máy tính điện tử này sang máy tính điẹn tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau. Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin”. EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho việc mua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hóa đơn v.v…), người ta cũng dùng cho các mục đích khác, như thanh toán tiền khám bệnh, trao đổi các kết quả xét nghiệm v.v. Trước khi có Internet đã có EDI, khi đó người ta dùng “mạng giá trị gia tăng” (Value Added Network, viết tắt là VAN) để liên kết các đối tác EDI với nhau; cốt lõi của VAN là một hệ thống thư điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được với nhau, và hoạt động như một phương tiện lưu trữ và tìm kiếm; khi nối vào VAN, lOMoARcPSD|18034504 một doanh nghiệp có thể liên lạc với nhiếu máy tính điện tử nằm ở nhiều thành phố trên khắp thế giới. Ngày nay EDI chủ yếu được thực hiện thông qua mạng Internet. Để phục vụ cho buôn bán giữa các doanh nghiệp thuận lợi hơn với chi phí truyền thông không quá tốn kém, người ta đã xây dựng một kiểu mạng mới gọi là “mạng riêng ảo” (virtual private network), là mạng riêng dạng intranet của một doanh nghiệp nhưng được thiết lập dựa trên chuẩn trang Web và truyền thông qua mạng Internet. Công việc trao đổi EDI trong TMĐT thường gồm các nội dung sau:  Giao dịch kết nối  Đặt hàng  Giao dịch gửi hàng  Thanh toán. Vấn đề này đang được tiếp tục nghiên cứu và xử lý, đặc biệt là buôn bán giữa các nước có quan điểm chính sách, và luật pháp thương mại khác nhau, đòi hỏi phải có một pháp lý chung trên nền tảng thống nhất quan điểm về tự do hóa thương mại và tự do hóa việc sử dụng mạng Internet, chỉ như vậy mới bảo đảm được tính khả thi, tính an toàn, và tính có hiệu quả của việc trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) 3.5 Truyền dữ liệu Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin và nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hoá số có thể được giao qua mạng. Ví dụ hàng hoá số là: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phát thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm, v.v.. Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật (physical form) bằng cách đưa vào đĩa, vào băng, in thành sách báo, thành văn bản, đóng gói bao bì chuyển đến tay người sử dụng, hoặc đến điểm phân phối (như của hàng, quầy báo v.v.) để người sử dụng mua và nhận trức tiếp. Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery). Các tờ báo, các tư liệu công ty, các ca-ta-lô sản phẩm lần lượt đưa lên Web, người ta gọi là “xuất bản điện tử” (electronic publishing hoặc Web publishing), khoảng 2700 tờ báo đã được đưa lên Web gọi là “sách điện tử”; các chương trình phát thanh, truyền hình, giáo dục, ca nhạc, kể chuyện v.v..cũng được số hóa, truyền qua Internet, người sử dụng tải xuống (download); và sử dụng thông qua màn hình và thiết bị âm thanh của máy tính điện tử. 3.6 Mua bán hàng hóa hữu bình Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tới quần áo, ôtô và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” (electronic shopping), hay “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình (Retail of tangible goods). lOMoARcPSD|18034504 Tận dụng tính năng đa phương tiện (multimedia) của môi trường Web và Java, người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo” (virtual shop), gọi là ảo bởi vì, cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đó trên từng trang màn hình một. Để có thể mua – bán hàng, khách hàng tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hóa hiển thị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiển bằng thanh toán điện tử. Lúc đầu (giai đoạn một), việc mua bán như vậy còn ở dạng sơ khai: người mua chọn hàng rồi đặt hàng thông qua mẫu đơn (form) cũng đặt ngay trên Web. Nhưng có trường hợp muốn lựa chọn giữa nhiều loại hàng ở các trang Web khác nhau (của cùng một cửa hàng) thì hàng hóa miêu tả nằm ở một trang, đơn đặt hàng lại nằm ở trang khác, gây ra nhiều phiền toái. Để khắc phục, giai đoạn hai, xuất hiện loại phần mềm mới, cùng với hàng hóa của cửa hàng trên màn hình đã có thêm phần “ xe mua hàng” (shopping cart, shopping trolley), giỏ mua hàng (shopping basket, shopping bag) giống như giỏ mua hàng hay xe mua hàng thật mà người mua thường dùng khi vào cửa hàng siêu thị. Xe và giỏ mua hàng này đi theo người mua suốt quá trình chuyển từ trang Web này đến trang Web khác để chọn hàng, khi tìm được hàng vừa ý, người mua ấn phím “ Hãy bỏ vào giỏ” ( Put in into shopping bag); các xe hay giỏ mua hàng này có nhiệm vụ tự động tính tiền (kể cả thuế, cước vận chuyển) để thanh toán với khách mua. Vì hàng hóa là hữu hình, nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới các phương tiện gửi hàng theo kiểu truyền thống để đưa hàng đến tay người tiêu dùng. 4. Lợi ích và ảnh hưởng của thương mại điện tử 4.1 Lợi ích  Giảm chi phí thu mua vật tư  Giảm chi phí mua sắm  Giảm tồn kho cho nhiều loại hàng hóa  Giảm thời gian chu kỳ sản phẩm  Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn  Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị 4.2 Ảnh hưởng của thương mại điện tử đối với chuỗi giá trị truyền thống Hành vi khách hàng : Hành vi khách hàng trong thương mại điện tử thay đổi nhiều so với trong thương mại truyền thống do đặc thù của môi trường kinh doanh mới. Các giai đoạn xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá lựa chọn, hành động mua và phản ứng sau khi mua hàng đều bị tác động bởi Internet và Web. Phân khúc thị trường và Thị trường mục tiêu: Các tiêu chí để lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới tính, giáo dục, lOMoARcPSD|18034504 thu nhập, vùng địa lý... được bổ sung thêm bởi các tiêu chí liên đặc biệt khác của Thương mại điện tử như mức độ sử dụng Internet, thư điện tử, các dịch vụ trên web... Định vị sản phẩm: Các tiêu chí để định vị sản phẩm cũng thay đổi từ giá rẻ nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất được bổ sung thêm những tiêu chí của riêng thương mại điện tử như nhiều sản phẩm nhất (Amazon.com), đáp ứng mọi nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp (Dell.com), giá thấp nhất và dịch vụ tốt nhất (Charles Schwab)... Các chiến lược marketing hỗn hợp: Bốn chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng bị tác động của Thương mại điện tử. Việc thiết kế sản phẩm mới hiệu quả hơn, nhanh hơn, nhiều ý tưởng mới hơn nhờ sự phối hợp và chia xẻ thông tin giữa Nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng (Li&Fung.com). Thay đổi mô hình kinh doanh:  Tác động đến hoạt động sản xuất:Các hãng sản xuất lớn nhờ ứng dụng Thương mại điện tử có thể giảm chi phí sản xuất đáng kể. Có thể phân tích một số mô hình để thấy rõ hiệu quả của Thương mại điện tử trong sản xuất:  Tác động đến hoạt động ngân hàng Hàng loạt các dịch vụ ngân hàng điện tử được hình thành và phát triển mở ra cơ hội mới cho cả các ngân hàng và khách hàng.Một mặt các mô hình kinh doanh truyền thống bị áp lực của TMĐT phải thay đổi, mặt khác các mô hình kinh doanh thương mại điện tử hoàn toàn mới được hình thành.  Tác động đến hoạt động vận tải, bảo hiểm Mô hình kinh doanh bảo hiểm cũng bị thay đổi bởi tác động của Thương mại điện tử. Cụ thể xem mô hình trong phần tác động đến các ngành nói chung  Tác động đến hoạt động ngoại thương Đối với hoạt động ngoại thương, Thương mại điện tử có những tác động hết sức mạnh mẽ do đặc thù của Internet là toàn cầu rất phù hợp với các giao dịch thương mại quốc tế. Mọi hoạt động trong quy trình kinh doanh quốc tế đều chịu tác động của TMĐT. Chi tiết xem chuyên đề của UNCTAD về ứng dụng Internet vào Thương mại quốc tế. lOMoARcPSD|18034504 5. Các mô hình thương mại điện tử hiện nay 5.1 B2B (Business to business) Là mô hình thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty. Trên thị trường thương mại điện tử hiện nay thì B2B chiếm tới 80% doanh số thương mại điện tử trên toàn cầu, lớn hơn nhiều so với các mô hình thương mại điện tử khác. Mô hình thương mại điện tử B2B là một trong những mô hình hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt dựa trên các lợi ích mà nó mang lại. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thì trong tương lai, thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C là thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng. 5.2 B2C (Business to consumer) B2C được hiểu là thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hóa hữu hình hoặc vô hình và sử dụng nó, trở thành người tiêu dùng cuối cùng. Mô hình thương mại điện tử B2C nổi tiếng trên thế giới hiện nay phải kể đến Amazon.com với việc kinh doanh bán lẻ qua mạng các sản phẩm như sách, đồ chơi, đĩa nhạc, sản phẩm điện tử, phần mềm và các sản phẩm gia đình.Ở Việt Nam ta cũng có thể thấy có nổi tiếng như Lazada. 5.3 B2E (Business to Employee) Mô hình thương mại điện tử B2E là một hình thức thương mại điện tử sử dụng mạng máy tính, cho phép doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới nhân viên trong doanh nghiệp. Hình thức này thường không phổ biến và chỉ được thực hiện ở các doanh nghiệp lớn. Ví dụ:  Chính sách quản lý bảo hiểm trực tuyến  Thông báo phổ biến doanh nghiệp  Cung ứng các yêu cầu trực tuyến  Báo cáo lợi ích dành cho nhân viên 5.4 B2G( Business to Goverment) B2G là hình thức thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ hay còn được hiểu là thương mại giữa công ty với khối hành chính công. Nó bao gồm việc sử dụng internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên quan đến chính phủ. Ở hình thức này, chính phủ hay khối hành chính công sẽ có vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập thương mại điện tử, giúp các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn. Các chính sách mua bán trên web tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng. lOMoARcPSD|18034504 5.5 G2B (Goverment to Business) Thương mại điện tử G2B là thương mại giữa chính phủ với doanh nghiệp, đây là một trong 3 yếu tố chính của chính phủ điện tử. Các hình thức tương tác giữa chính phủ với doanh nghiệp này thường không mang tính thương mại mà thường là việc cung cấp các thông tin về luật, quy chế, chính sách và các dịch vụ hành chính công trực tuyến cho doanh nghiệp qua internet. 5.6 G2G (Goverment to Goverment) G2G Là hình thức giao dịch trực tuyến không mang tính thương mại giữa các tổ chức chính phủ khác nhau với nhau. Hình thức này thường được áp dụng tại các nước đa chính phủ, ví dụ tiêu biểu là Anh. 5.7 G2C (Goverment to Citizen) Thương mại G2C là thương mại điện tử giữa chính phủ với công dân hoặc cá nhân riêng lẻ. Mô hình này tại nước ta thường được thực hiện dưới hình thức gửi thư trực tiếp và các chiến dịch truyền thông 5.8 C2C (Consumer to Consumer) Thương mại C2C là thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với nhau, đến hiện tại, đây là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhất. Hình thái của mô hình này là các sàn thương mại điện tử hoạt động bằng hình thức bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng. Ví dụ ở Việt Nam là Shopee.vn 5.9 C2B (Consumer to Business) Thương mại điện tử C2B là mô hình kinh doanh trong đó người tiêu dùng tạo ra giá trị và doanh nghiệp sẽ tiêu thụ giá trị đó. C2B Được coi là một loại hình kinh doanh ngược, được ra đời dựa trên việc:  Internet kết nối nhiều nhóm người và ngày càng mở rộng một cách mạnh mẽ  Công nghệ ngày càng phát triển và phục vụ cho nhiều nhu cầu trong cuộc sống 6. Kết luận Đối với các doanh nghiệp và khách hàng, thương mại điện tử có một tương lai rất tươi sáng. Có rất nhiều thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp, tuy nhiên với tầm ảnh hưởng và xu hướng trở thành 1 kênh phân phối quan trọng các doanh nghiệp không thể không quan tâm tới tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp và dành những nguồn lực tương xứng của doanh nghiệp cho việc phát triển thương mại điện tử. Trong một thị trường mà người sử dụng và những đối thủ cạnh tranh chỉ cách nhau một cú nhấp chuột thì các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trực tuyến buộc phải tạo ra được nét khác biệt trong Downloaded by vu ga ([email protected]) lOMoARcPSD|18034504 dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh nếu không họ cũng sẽ chỉ như những nhà cung cấp hàng hóa hết sức bình thường khác. Thương mại điện tử sẽ ngày càng chiếm lĩnh những vị thế quan trọng đối với các doanh nghiệp với tốc độ tăng trưởng thị trường nhanh và ổn định kết hợp với xu hướng chuyển dịch thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Chương 2 Tổng quan về website Sendo.vn Việt Nam là nước có tốc độ phát TMDT top 1 khu vực Đông Nam Á,thị trường Việt Nam đã chứng kiến nhiều cái tên biến mất trong cuộc đua giành thị phần. Điều đặc biệt là trong cuộc đua của các ông lớn ấy một tên tuổi của Việt Nam là Sendo vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Trong phần này tôi sẽ giới thiệu về Sendo, mô hình kinh doanh và cấu trúc của Sendo để tìm ra “bí quyết” của sự phát triển mạnh mẽ của Sendo như hiện tại. 1. Giới thiệu về trang thương mại điện tử Sendo 1.1 Sơ lược về tổ chức và sở hữu của Sendo Sendo.vn là một dự án thương mại điện tử do Công ty CP Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online) phát triển, ra mắt người tiêu dùng vào tháng 9/2012. FPT là tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam với quy mô doanh thu đạt trên 28.000 tỷ đồng và nhân lực trên 17.000 người. Đồng thời, dẫn đầutrong các lĩnh vực: Xuất khẩu phần mềm; Tích hợp hệ thống; Phát triểnphần mềm; Dịch vụ CNTT; Phân phối sản phẩm công nghệ. Nên thươnghiệu FPT là sự đảm bảo cho khách hàng khi mua sắm trên sendo.vn.Sendo.vn là dự án Thương mại điên tử chính thức đầu tiên trực thuộctrực tiếp Tập đoàn FPT. Điều này đảm bảo sự đầu tư nghiêm túc và lâudài về vật chất, nhân lực cho sendo.vn. 1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của Sendo Tháng 3/2012, dự án thương mại điện tử sendo.vn được tập đoàn FPTphê duyệt. Đến tháng 9/2012, Sendo chính thức ra mắt trên thị trường.Ngày 13/5/2014, sendo.vn chính thức tách ra thành Công ty Cổ phầnCông nghệ Sen đỏ trực thuộc FPT. Ngày 7/7/2014, FPT mua lại 123Mua.vn, trang thương mại điện tử hàngđầu Việt Nam của VNG. Giá trị của thương vụ được cho là nằm trong khoảng 5,5 - 10 tỷ đồng. Cuối tháng 11/2014, Sendo.vn ra mắt phiên bản Mobile 2.0 với nhiều cảitiến đột phá, nhằm hướng đến một trải nghiệm mua sắm tốt nhất chongười dùng trên thiết bị di động. Tháng 12/2014, Sendo tiếp nhận đầu tư chiến lược từ ba nhà đầu tư Nhật Bản. 1.3 Thành tựu đạt được Hiện nay, qua quá trình gây dựng và phát triển, Shopee có gần 80.000 gian hàng và 3.000.000 sản phẩm. Với các ngành hàng nổi Downloaded by vu ga ([email protected]) lOMoARcPSD|18034504 bật như thời trang, mẹ và bé, phụ kiện công nghệ, đồ gia dụng, thực phẩm, sản phẩm làm đẹp,…được nhiều khách hàng lựa chọn. Sendo.vn là trang thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam, phục vụ hơn 10 triệu khách hàng với 300.000 nhà bán hàng trên toàn quốc Sendo là cái tên nội địa có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, đứng thứ 6 trong top 10 sàn thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á (theo iPrice). Sendo cũng được các đơn vị vận chuyển lớn ở Việt Nam như ViettelPost, VNPost, GHN… phải thừa nhận về quy mô. 2. Phân tích mô hình kinh doanh của sendo 2.1 Mô hình kinh doanh của sendo.vn Mô hình thương mại điện tử của sendo là B2B2C (Business to business to Customer một mô hình kinh doanh phản ánh sự hợp tác giữa hai chủ thể doanh nghiệp (B2B) để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng (B2C)). 2.2 Lợi ích của mô hình kinh doanh B2B2C B2B2C là mô hình kinh doanh có sự tham gia của 3 chủ thể: Doanh nghiệp có sản phẩm (Chữ B đầu tiên), Doanh nghiệp phân phối sản phẩm hoặc cung cấp nền tảng giao tiếp (Chữ B thứ hai), và khách hàng (C). Sự tham gia của chủ thể khách hàng – người tiêu dùng cuối cùng sẽ tạo đột phá cho doanh nghiệp sản xuất và cung cấp hàng hóa nếu họ biết tận dụng hiệu quả. Hình 1 Mô hình kinh doanh B2B2C  Doanh nghiệp đạt lợi ích tốt nhất nếu đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng. Với mô hình B2B2C, khoảng cách giữa Downloaded by vu ga ([email protected]) lOMoARcPSD|18034504 doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng sẽ được thu hẹp lại. Cùng với những tiến bộ công nghệ như các phần mềm ERP, BI (hỗ trợ lên các báo cáo về khách hàng, phân tích và đánh giá khách hàng từ những dữ liệu thu thập được nhằm đưa ra dự báo, đề xuất phù hợp), doanh nghiệp sản xuất sẽ có cơ hội hiểu hơn về khách hàng – những người trực tiếp sử dụng sản phẩm. Thông qua hiểu biết sâu sắc về nguồn “cầu”, doanh nghiệp sẽ có thể có các biện pháp cải thiện nguồn “cung” nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng, mang đến sự hài lòng cho từng phân khúc khách hàng khác nhau.  Minh bạch thông tin giữa các chủ thể: Công khai, minh bạch là những điểm mạnh của mô hình B2B2C. Thông qua các thông tin về sản phẩm, giá thành được công khai trên các nền tảng thương mại điện tử của các đối tác, người dùng cuối có thể dễ dàng theo dõi, đánh giá & ra quyết định.  Tận dụng sức mạnh của các đối tác đa kênh: Thông qua việc chuyển đổi mô hình kinh doanh từ B2B sang B2B2C, doanh nghiệp sản xuất có thể tận dụng được sức mạnh của các đối tác đa kênh. Thay vì tập trung bán hàng cho 1 doanh nghiệp khác, doanh nghiệp sản xuất có thể tăng tính kinh tế bằng cách khai thác cơ sở khách hàng của một doanh nghiệp khác. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có thể xây dựng được một hệ sinh thái đa dạng các đối tác, doanh nghiệp có thể gia tăng độ phủ thương hiệu, sự tín nhiệm của khách hàng & đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa.  Rút ngắn thời gian tiếp thị sản phẩm :Nhờ hệ sinh thái đối tác đa kênh đa đạng, doanh nghiệp sẽ có cơ hội rút ngắn thời gian tiếp thị sản phẩm. Lợi thế cạnh tranh này có thể thúc đẩy sự phát triển của những doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi từ mô hình kinh doanh B2B sang B2B2C.  Dễ dàng kiểm soát thương hiệu :Với mô hình B2B2C, doanh nghiệp sản xuất có thể dễ dàng kiểm soát thương hiệu, các thông tin về sản phẩm mà không phải bận tâm về các sai số trong quá trình chuyển giao thông tin hay lo lắng về việc san sẻ thương hiệu với các bên thứ ba.  Gia tăng lợi nhuận một cách bền vững :Nhờ tính minh bạch thông tin trên các nền tảng thương mại điện tử của đối tác, doanh nghiệp sản xuất có thể kiểm soát giá tốt hơn, hợp nhất giữa MSRP (giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất) và giá bán thực tế. Người tiêu dùng có thể yên tâm hơn trong quá trình mua sản phẩm (mức giá người dùng cuối mua sản phẩm là mức giá tốt nhất). 3. Cấu trúc của website Sendo Trong thương mại điện tử , để đánh giá 1 website ta cần dựa trên mô hình 7c. Việc đảm bảo đủ 7 tiêu chí( Nội dung (Content); Cấu trúc Downloaded by vu ga ([email protected]) lOMoARcPSD|18034504 (Context); Giao dịch thương mại ( Commerce); Kết nối định hướng (Connection); Giao tiếp tương tác (Communication); Tương tác cộng đồng (Community); Khách hàng cá nhân hóa ( Customization)) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của 1 trang thương mại điện tử. 3.1 Đánh giá mô hình 7 c trong mô hình kinh doanh thương mại điện tử của sendo.vn 3.1.1 Context Trang chủ Hình 2 Trang chủ Sendo Giao diện đơn giản,màu chủ đạo của trang màu đỏ vô cùng bắt mắt, thanh tìm kiếm đặt chính giữa trang web giúp việc tìm kiếm sản phẩm của người dùng trở lên dễ dàng và tiện lợi nhất. Phần banner đơn giản nhưng gây chú cho người xem. Mua hàng Sendo hiện đầy đủ thông tin về sản phẩm . Nút mua hàng (bỏ vào giỏ hàng) cũng được đặt ở nhiều chỗ trên trang web, dễ nhìn và to rõ ràng hơn. Thanh toán: muốn thanh toán khách hàng cần đăng nhập vào phần tài khoản góc phải màn hình, tài khoản được đăng nhập bằng facebook hoặc google Downloaded by vu ga ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan