Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tìm hiểu về openoffice

.PDF
36
153
91

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Khoa CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Học phần Ứng dụng CNTT vào Dạy học ĐỒ ÁN LÝ THUYẾT (Nhóm 3) Nội dung trình bày: Phần tự nghiên cứu  Chủ đề 1  Chủ đề 2  Chủ đề 3  Chủ đề 4 GVHD : TS.Lê Đức Long HVTH : Trần Hoàng Ngọc Đức Lớp : NVSP khóa 4 TP.HCM, 09/2014 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức MỤC LỤC CHỦ ĐỀ 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC Ở THẾ KỶ 21.................................. 2 1.1. Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh ............................................... 2 1.2. Ứng dụng ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục đặc biệt trên lớp: ......................... 4 CHỦ ĐỀ 2: DẠY VÀ HỌC VỚI 3 PHẦN MỀM CÔNG CỤ CƠ BẢN: XỬ LÝ VĂN BẢN, BẢNG TÍNH VÀ ỨNG DỤNG CSDL ............................................................................................................................................. 7 2.1. Sử dụng các công cụ phần mềm cơ bản để làm gì? Khi nào? Và có những thuận lợi, khó khăn gì? ............................................................................................................................................... 7 2.2. Tìm hiểu về OpenOffice – phiên bản Việt hóa, Google Docs: xuất xứ, chức năng, đặc điểm, cài đặt, cách sử dụng cơ bản............................................................................................................... 8 2.2.1. OpenOffice – phiên bản Tiếng Việt: ................................................................................ 8 2.2.2. Google Docs: ................................................................................................................. 13 2.3. So sánh chức năng và đặc điểm của Microsoft Office và OpenOffice. Những hạn chế của OpenOffice và các thủ thuật, mẹo vặt cần biết khi sử dụng OpenOffice. ........................................ 17 2.3.1. So sánh Microsoft Office & OpenOffice: ....................................................................... 17 2.3.2. Hạn chế của OpenOffice: .............................................................................................. 18 2.3.3. Mẹo vặt, thủ thuật cần biết khi dùng OpenOffice: ....................................................... 18 CHỦ ĐỀ 3: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC CÔNG CỤ MULTIMEDIA, HYPERMEDIA VÀ INTERNET ..................... 22 3.1. Tìm hiểu một số công cụ Multimedia và Hypermedia sử dụng cho dạy học ........................ 22 3.1.1. Prezi:.............................................................................................................................. 22 3.1.2. TechSmith Jing: ............................................................................................................. 24 3.2. Tìm hiểu các bước để xây dựng một WebLesson/Webquest ............................................... 25 3.2.1. WebLesson: ................................................................................................................... 25 3.2.2. Webquest: ..................................................................................................................... 25 3.3. Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với một LMS/LCMS cụ thể............... 28 CHỦ ĐỀ 4: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC: Drill & Practice softwares, Tutorial softwares, Instructional games, Simulation softwares, Integrated learning system intelligent tutoring systems 29 4.1. Tìm hiểu một số phần mềm dạy học trong nước và nước ngoài có thể hỗ trợ cho việc dạy học môn Tin học................................................................................................................................ 29 4.1.1. iSpring Presenter: .......................................................................................................... 29 4.1.2. Netop School: ................................................................................................................ 32 4.2. Tìm hiểu những điểm tích cực và hạn chế của việc sử dụng phần mềm dạy học ............ 35 1 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức CHỦ ĐỀ 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC Ở THẾ KỶ 21 1.1. Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh  Đối với giáo viên: Hiệp hội quốc tế các nhà giáo dục về công nghệ (International Society of Technology Educators – ISTE), với sự giúp đỡ của các bên liên quan khác, đã phát triển Các tiêu chuẩn quốc gia về công nghệ dạy học cho giáo viên (National Educational Technology Standards for Teachers – NETS for Teachers) vào đầu thập niên 90. Các tiêu chuẩn này được phát triển nhằm đảm bảo rằng các nhà giáo dục có một nền tảng vững chắc về công nghệ để trở thành các giáo viên công nghệ hiệu quả. “Các giáo viên trong lớp học ngày nay phải được chuẩn bị để cung cấp các cơ hội học tập có sự hỗ trợ của công nghệ cho học sinh. Việc được chuẩn bị để sử dụng công nghệ và biết cách mà công nghệ có thể hỗ trợ việc học của học sinh phải trở thành các kỹ năng toàn diện trong kho tàng chuyên môn của mỗi giáo viên.”, (ISTE, 2002, p.4). Điều vô cùng quan trọng là các giáo viên phải nhận thức rằng có các tiêu chuẩn công nghệ mà họ phải tuân thủ. Các tiêu chuẩn về công nghệ dạy học dành cho giáo viên được phân thành 6 mục: 1. Các khái niệm và hoạt động công nghệ. Các tiêu chuẩn này xác định sự hiểu biết của giáo viên về các vấn đề công nghệ cơ bản và khả năng học hỏi công nghệ khi nó thay đổi và phát triển. 2. Lập kế hoạch và thiết kế các trải nghiệm và môi trường học tập. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng sáng tạo các môi trường học tập hiệu quả có sử dụng công nghệ của giáo viên. 3. Dạy, học và chương trình giáo dục. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng của giáo viên trong việc sử dụng các chiến lược phù hợp để tối đa hóa trải nghiệm học tập của học sinh khi sử dụng công nghệ. 4. Thẩm định và đánh giá. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng giáo viên sử dụng công nghệ trong việc đánh giá người học. 5. Hiệu suất và thực tập chuyên môn. 2 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức Các tiêu chuẩn này xác định khả năng giáo viên sử dụng công nghệ trong các hoạt động chuyên môn, bao gồm việc phát triển chuyên môn cao hơn và việc giao tiếp với đồng nghiệp, phụ huynh, cộng đồng. 6. Các vấn đề về con người, luật pháp, đạo đức và xã hội. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng giáo viên tuân thủ các vấn đề về con người, luật pháp, đạo đức và xã hội xung quanh việc sử dụng công nghệ trong nhà trường. Mỗi mục tiêu chuẩn sẽ được phân tích thành các chỉ số hiệu suất để giải thích sự thành thạo trong phạm vi của mục tiêu chuẩn đó một cách cụ thể hơn. Xem chi tiết tại trang web ISTE (http://www.iste.org). Cần lưu ý rằng có rất nhiều thứ đối với NETS cho giáo viên hơn là việc chỉ cần sở hữu các kỹ năng công nghệ then chốt. Để thành thạo NETS cho giáo viên, người dạy phải có khả năng lập kế hoạch và thực hiện các bài học có liên quan đến cách dùng công nghệ đầy ý nghĩa. Người dạy cũng phải có thể đánh giá mức độ thành thạo công nghệ của người học và sử dụng các công cụ công nghệ để đánh giá người học. Hơn nữa, giáo viên phải sử dụng công nghệ để giúp quản lý lớp học và thực hành các kỹ năng tổ chức. Cuối cùng, phải có nhận thức và sử dụng hiểu biết về các vấn đề con người, luật pháp, đạo đức, xã hội liên kết với công nghệ được sử dụng theo thiết lập giáo dục.  Đối với học sinh: NETS cho học sinh cung cấp một tầm nhìn dành cho việc hoàn thành tổng thể và một bộ các kiến thức, kỹ năng thực hành của học sinh cần đạt được. Các tiêu chuẩn công nghệ là nhằm để học, thực hành và minh họa trong khi học sinh đang làm việc trên nội dung trong chương trình học. Giáo viên cần đưa trực tiếp các tiêu chuẩn công nghệ vào trong nội dung của bài dạy và phát triển các phiếu đánh giá sử dụng các chỉ số hiệu suất cụ thể. Điều này không có ý nói rằng giáo viên sẽ không cần dạy các kỹ năng công nghệ một cách rõ ràng, mà chỉ là các kỹ năng này nên được dạy có kết hợp với các trải nghiệm học tập phù hợp, ý nghĩa chẳng hạn như giải quyết vấn đề, làm nghiên cứu. NETS cho học sinh cũng được chia thành 6 mục: 1. Các khái niệm và hoạt động cơ bản. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học thể hiện sự thành thạo trong việc dùng công nghệ. 2. Các vấn đề con người, đạo đức và xã hội. 3 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học tuân thủ các vấn đề về con người, luật pháp, đạo đức, xã hội xoay quanh việc sử dụng công nghệ trong trường học. 3. Các công cụ sản xuất dùng công nghệ. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học sử dụng công nghệ để sản xuất thông tin trong các lĩnh vực khác nhau. 4. Các kỹ năng giao tiếp dùng công nghệ. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học sử dụng công nghệ để giao tiếp. 5. Các kỹ năng nghiên cứu dùng công nghệ. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học sử dụng công nghệ để nghiên cứu. 6. Các kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề dùng công nghệ. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế. 1.2. Ứng dụng ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục đặc biệt trên lớp: ICT được sử dụng để hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục đặc biệt (Special Educational Needs – SEN) ở các trường công bình thường trong nhiều năm. Được biết đến như là công nghệ hỗ trợ, nó phù hợp đối với sự phát triển trong công nghệ cũng như đối với các thay đổi chính sách giáo dục dành cho người học với các như cầu khác biệt. Nhiều người học có nhu cầu giáo dục đặc biệt cho rằng việc sử dụng các thiết bị ICT trong các trường công là một trải nghiệm cô độc, biệt lập. Họ không muốn dùng bất cứ thứ gì khiến họ khác biệt với các bạn đồng lứa. Ngay cả khi được trang bị các thiết bị phù hợp cho việc học ở trường và ở nhà, thì cũng phát sinh các vấn đề như thiếu sự hỗ trợ để xử lý các vấn đề kỹ thuật, xã hội. Đã có nhiều thay đổi trong hạ tầng giáo dục. Luật Giáo dục công nhận quyền của tất cả học sinh và nhấn mạnh nhu cầu cung cấp CNTT để giúp vượt qua các trở ngại về mặt thể chất. Trong sổ tay hướng dẫn của Hội đồng chương trình giáo dục quốc gia đã nêu: “Một số học sinh bị khuyết tật sẽ cần máy tính với bàn phím phù hợp, thiết bị xử lý ký tự và các phương tiện CNTT hỗ trợ khác. Học sinh giao tiếp khó khăn có thể cần các thiết bị hỗ trợ giao tiếp xách tay sử dụng các bài giảng được ghi âm, tổng hợp cùng các ký tự, ký hiệu và hình ảnh.” 4 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức Việc sử dụng CNTT trong lớp học không còn là chuyện cá nhân của giáo viên nữa, vì tất cả người học đều được mong đợi sử dụng nó như một công cụ trong việc học. CNTT đang trở thành một đặc trưng trong việc giáo dục tất cả trẻ em, chứ không chỉ là phương tiện hỗ trợ cho các em bị khuyết tật. Các trường học cam kết tăng cường cung cấp CNTT, kết hợp với các nguồn quỹ quốc gia, tạo ra sự cung cấp CNTT ở mức cao cũng như khả năng truy cập Internet. Các nhân viên được đào tạo ICT, có thái độ tích cực để đảm bảo nhu cầu sử dụng CNTT của tất cả người học được đáp ứng, như: - Tất cả máy tính phải được đặt ở vị trí có thể điều chỉnh độ cao cho các em ngồi xe lăn. - Bộ bảo vệ bàn phím có thể vừa vặn với toàn bộ bàn phím thông thường nhằm tránh việc nhấn nhầm phím ở các em gặp khó khăn trong việc di chuyển bàn tay. - Có con lăn chuột cho các em gặp khó khăn điều khiển bàn tay với chuột thông thường. - Màn hình cảm ứng ở một số màn hình để cung cấp khả năng nhập liệu trực tiếp cho các em có nhiều khó khăn hơn. - Độ trễ bàn phím được cài đặt cho các em không thể rút tay ra khỏi bàn phím nhanh chóng, để tránh các ký tự bị lặp lại. - Con trỏ chuột trên màn hình cần được phóng lớn để tất cả các em đều thấy chúng dễ dàng, điều này không chỉ dành cho các em bị yếu thị lực. - Màn hình có độ tương phản cao dành cho các em bị yếu thị lực. - Máy tính cần mở tính năng Sticky Key cho các em tay bị yếu không thể nhấn hai phím đồng thời. - Tất cả máy tính phải có phần mềm xử lý văn bản phát âm được để các em thị lực yếu có thể dùng tính năng “text to speech” hỗ trợ việc đọc. Font chữ dùng font Arial cỡ lớn và đậm, nhưng các em phải biết cách điều chỉnh khi chúng thấy không dễ chịu. - Một số máy tính cần có phần mềm xử lý ký hiệu. Chúng tự động thay thế các ký tự thành chữ khi được gõ vào, cho phép nhân viên tạo ra các tài liệu dễ truy cập hơn đối với người học cần hỗ trợ để đọc văn bản. Bằng cách đảm bảo rằng tất cả học sinh đều có quyền truy cập các công nghệ, các trường học đang cung cấp một môi trường toàn diện hơn so với trước đây. Nhưng mặc dù các tiện ích này luôn sẵn sàng, thì người học với những nhu cầu giáo dục đặc biệt không phải luôn 5 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức sử dụng chúng. Đôi khi các em thích làm việc chung với các bạn đồng lứa hơn, chia sẻ những điểm mạnh cá nhân và hỗ trợ người khác vượt qua khó khăn. Một môi trường giáo dục toàn diện sẽ trao quyền cho các em bằng cách cho chúng sự lựa chọn. 6 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức CHỦ ĐỀ 2: DẠY VÀ HỌC VỚI 3 PHẦN MỀM CÔNG CỤ CƠ BẢN: XỬ LÝ VĂN BẢN, BẢNG TÍNH VÀ ỨNG DỤNG CSDL 2.1. Sử dụng các công cụ phần mềm cơ bản để làm gì? Khi nào? Và có những thuận lợi, khó khăn gì? Phần mềm Xử lý văn bản Bảng tính Công dụng Trường hợp áp dụng Tạo các tài liệu dựa trên ký Báo cáo, công văn, thư từ, tự, hình ảnh đơn từ, bài giảng, đề thi, … Tạo các tài liệu có cấu trúc Báo cáo tài chính, bảng dạng bảng và sử dụng nhiều lương, kế hoạch chi tiêu, … phép tính dựa trên số liệu Ứng dụng CSDL  - Tạo, chỉnh sửa và quản lý Quản lý hộ khẩu, công dân các dữ liệu dưới dạng bản của một tỉnh thành, quản lý ghi học sinh của một trường, … Thuận lợi: Gia tăng hiệu quả công việc, tăng hiệu quả trình bày: Các công cụ này giúp giáo viên và người học tạo ra những sản phẩm đặc sắc, chuyên nghiệp. Người học cũng nhận được sự khen ngợi và tính cạnh tranh khi sử dụng những công cụ này để tạo ra sản phẩm hấp dẫn người xem. - Tăng độ chính xác: các công cụ này giúp dễ dàng duy trì sự tỉ mỉ, chuẩn xác. Thông tin càng chính xác thì càng giúp người học hiểu rõ hơn, hiệu quả hơn trong các hoạt động dạy học. - Tăng cường sự cộng tác và tương tác: các công cụ phần mềm này giúp người học gia tăng sự cộng tác trong việc làm nhóm cũng như trao đổi thông tin.  - Khó khăn: Hầu hết được viết dưới ngôn ngữ nước ngoài, người dùng phải trải qua một khoá học cơ bản mới có thể sử dụng hết các chức năng của chúng. - Khiến con người quá lệ thuộc vào các máy móc, phần mềm, thiết bị trợ giúp. Từ đó làm giảm khả năng thao tác và tính toán của con người. 7 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 2.2. Tìm hiểu về OpenOffice – phiên bản Việt hóa, Google Docs: xuất xứ, chức năng, đặc điểm, cài đặt, cách sử dụng cơ bản. 2.2.1. OpenOffice – phiên bản Tiếng Việt: a) Xuất xứ: Tiền thân của OpenOffice là StarOffice, bộ phần mềm của hãng StarDivision tại Đức vào giữa thập niên 1980s. Năm 1999, Sun Microsystems đã mua lại StarOffice và phát triển thành một sản phẩm mã nguồn mở với dự án OpenOffice.org (OOo). Phiên bản OOo 1.0 đã được phát hành vào ngày 30/4/2002. Sau 10 năm, dự án OOo đã phát triển ra toàn cầu và có hơn 100 triệu lượt download vào cuối 2010. Sau đó hãng Oracle đã thâu tóm Sun và tiếp tục tài trợ phát triển OOo. Vào 1/6/2011, toàn bộ dự án và sản phẩm OOo đã được Oracle hiến tặng cho Apache Software Foundation. Hiện nay OOo đã được đổi tên thành Apache OpenOffice. Phiên bản mới nhất là Apache OO 4.1.1. OpenOffice.org là đề án phần mềm nguồn mở với mục đích qua sự đóng góp của cộng đồng những người viết phần mềm, soạn thảo ra một chương trình ứng dụng văn phòng hoạt động được với tất cả các hệ điều hành phổ biến và khai thác các chức năng và tài liệu thông qua các thành phần mở dựa trên các thư viện nguồn API và dạng hồ sơ XML. OpenOffice.org gồm các ứng dụng soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, trình chiếu, xử lý đồ họa véc-tơ và soạn thảo trang mạng với tất cả những mệnh lệnh tương đương với các chương trình ứng dụng văn phòng khác và có thể thay thế được các phần mềm thương mại này. Dự án Việt hóa OpenOffice.org là một tiểu dự án của OpenOffice.org nhằm phổ cập rộng rãi hơn dự án này cũng như sản phầm này đến cộng đồng người dùng tiếng Việt. Trong khuôn khổ dự án Việt hóa OpenOffice.org, có một số nội dung sẽ được bám theo dự án gốcOpenOffice.org, bao gồm:  Soạn thảo trang chủ  Cung cấp tài liệu tiếng Việt  Cập nhật các phiên bản Việt hóa  Cung cấp liên kết để tải xuống sản phẩm này  Tăng cường bản địa hóa tiếng Việt  Triển khai và tăng cường các dụng cụ ngôn ngữ (như bắt lỗi chính tả)  Phổ biến OpenOffice.org trong cộng đồng người Việt Dự án Việt hóa OpenOffice.org là dự án nhỏ, không thay thế dự án OpenOffice.org. 8 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức b) Đặc điểm: - OpenOffice có thể chạy trên hầu hết các hệ điều hành phổ biến hiện nay: Windows (đòi hỏi phải có Java Runtime Environment), Mac OS X, Solaris và Linux. Phiên bản mới nhất của OpenOffice cho phép đọc/ghi các định dạng file của Microsoft Office khá hoàn hảo. - OOo là phần mềm mã nguồn mở và miễn phí cho tất cả. - OOo tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế: là phần mềm đầu tiên trên thế giới sử dụng OASIS OpenDocument Format (ISO/IEC 26300). - OOo rất dễ sử dụng vì có giao diện gần giống với Microsoft Office, có thể đọc và chỉnh sửa, lưu lại file với định dạng của Microsoft Office. - OOo hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. - Người dùng sẽ nhận sự hỗ trợ từ cộng đồng. c) Chức năng: - Các thành phần cơ bản của OOo:  Writer (trình soạn thảo văn bản có tính năng tương tự như Microsoft Word)  Calc (trình bảng tính tương tự như Microsoft Excel)  Draw (trình đồ họa cơ bản, tương tự Microsoft Visio)  Impress (trình soạn thảo trình diễn, tương tự PowerPoint)  Base (trình quản trị cơ sở dữ liệu, tương tự Microsoft Access)  Math (trình viết công thức toán, tương tự Microsoft Equation Editor) d) Cài đặt: 9 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 10 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 11 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 12 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức e) Cách sử dụng cơ bản: Tham khảo tại trang chủ : https://www.openoffice.org/vi/about-documentation.html 2.2.2. Google Docs: a) Xuất xứ: Google Docs là một ứng dụng xử lý văn bản miễn phí dựa trên nền tảng web, trực tuyến (hiện nay là điện toán đám mây) do tập đoàn Google cung cấp. Google Docs bắt nguồn từ 2 ứng dụng là Writely & Google Spreadsheets. Writely là ứng dụng xử lý văn bản dựa trên nền web do công ty Upstartle phát triển, ra mắt vào 8/2005. Google Spreadsheets ra mắt lần đầu tiên như một đợt kiểm tra có giới hạn trên Google Labs vào 6/6/2006, có nguồn gốc từ XL2Web của hãng 2Web Technology, đã bị Google mua lại vào 6/2005. Vào 9/3/2006, Google loan báo đã thâu tóm Upstartle. Google tiếp tục cho người dùng đăng ký sử dụng Writely cho đến khi nó được tích hợp vào Google Accounts vào 9/2006. Cùng lúc đó, Google đã phát triển Google Spreadsheets dựa trên XL2Web và giới thiệu ra công chúng vào 6/6/2006, cái mà sau này là một phần của Google Docs. Google giới thiệu Google Docs cho người dùng Google Apps vào 02/2007. Đến tháng 9/2007, Google giới thiệu ứng dụng trình chiếu cho Google Docs, kết quả của việc mua lại công ty Tonic Systems vào 04/2007. 04/2012, Google ra mắt Google Drive để thay thế Google Docs. Nó kết hợp tất cả các chức năng của Google Docs với việc tăng cường khả năng lưu trữ. Hay nói cách khác Google đã tích hợp Google Docs vào Google Drive. Như vậy từ Google Drive ta sẽ sử dụng Google Docs để tạo tài liệu. Vậy Google Docs bao gồm Google Documents (tiền thân là Writely) – soạn thảo văn bản, Google Spreadsheets (tiền thân là XL2Web)– bảng tính, Google Presentations (tiền thân từ các sản phẩm của hãng Tonic Systems) – trình chiếu. 13 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức Đến 10/2012, Google đổi tên Google Documents, Spreadsheets, Presentations thành Google Docs, Sheets và Slides. Như vậy Google Docs từ chỗ là một bộ các ứng dụng văn phòng giờ chỉ còn là một ứng dụng soạn thảo văn bản. b) Đặc điểm: (hiểu theo nghĩa Google Docs là một bộ ứng dụng văn phòng) - Là ứng dụng trên nền web, trực tuyến (hiện đã có khả năng làm việc offline với Chrome & Chrome OS). Điều này nghĩa là chúng ta không cần cài đặt vào máy, có thể truy xuất, tạo và hiệu chỉnh các tài liệu bất kỳ lúc nào, chỗ nào. - Hoàn toàn miễn phí. - Tính cộng tác và tương tác rất cao: mọi người có thể cùng làm việc trên cùng tài liệu ở cùng thời điểm và theo thời gian thực (real time), dễ dàng chia sẻ. - Việc lưu trữ hoàn toàn tự động, không cần phải nhớ bấm “Save”, thậm chí có thể xem được các phiên bản trước đó của tài liệu, lịch sử những lần thay đổi nội dung của tài liệu (ai, lúc nào). - Hỗ trợ tốt các định dạng file của Microsoft Office: có thể mở, hiệu chỉnh các file của Microsoft Office; dễ dàng chuyển đổi qua lại các định dạng file giữa Microsoft Office và Google Docs. c) Chức năng: - Các thành phần cơ bản của Google Docs:  Documents (nay là Google Docs, trình soạn thảo văn bản có tính năng tương tự như Microsoft Word)  Spreadsheets (nay là Google Sheets, trình bảng tính tương tự như Microsoft Excel)  Drawings (trình đồ họa cơ bản, tương tự Microsoft Visio)  Presentations (nay là Google Slides, trình soạn thảo trình diễn, tương tự Microsoft PowerPoint) d) Cài đặt: Tất cả những gì chúng ta cần là 1 tài khoản Gmail và 1 trình duyệt web (Chrome, Firefox, Internet Explorer, Safari) đã bật Cookies và Javascript (mặc định đã được bật). Sau khi đã đăng ký và kích hoạt thành công tài khoản Gmail, chúng ta có thể sử dụng Google Docs mà không cần cài đặt bất kỳ thứ gì vào máy tính. 14 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 15 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức e) Cách sử dụng cơ bản: Tham khảo trên trang chủ: https://support.google.com/docs/?hl=en#topic=1382883 16 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 2.3. So sánh chức năng và đặc điểm của Microsoft Office và OpenOffice. Những hạn chế của OpenOffice và các thủ thuật, mẹo vặt cần biết khi sử dụng OpenOffice. 2.3.1. So sánh Microsoft Office & OpenOffice: Nội dung Microsoft Office OpenOffice Chi phí Có phí Miễn phí Hỗ trợ Trực tiếp từ Microsoft Từ cộng đồng Mức độ phổ biến Cao hơn Thấp hơn Yêu cầu hệ thống Cao hơn Thấp hơn Giao diện và phím tắt -Hiện đại, hiện dùng dạng -Truyền thống, dạng Menu Ribbon -Đẹp và dễ nhìn hơn -Có một số khác biệt trong cách bố trí giao diện và phím tắt Độ ổn định, tin cậy Cao hơn, đặc biệt khi cần xử Thấp hơn lý số liệu, dữ liệu với khối lượng rất lớn Khả năng cộng tác, đa user Cao hơn Thấp hơn Chế độ trình bày văn bản Nhiều hơn Ít hơn -Có -Có, Data Pilot thay cho (lay out) Macro và Pivot tables Pivot table -Không dùng được macros - Không dùng được macro và data pilot được tạo ra bởi và pivot tables tạo ra bởi MS OpenOffice Office Sao chép biểu đồ trong Biểu đồ và các dữ liệu liên Biểu đồ là một đối tượng bảng tính sang ứng dụng quan đến biểu đồ được được nhúng vào ứng dụng khác nhúng vào ứng dụng khác khác Tính năng truy cập từ xa Có Không Có Outlook Không (remote access, access anywhere, online access) Email 17 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức Bảo mật Cao hơn Tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì là mã nguồn mở 2.3.2. Hạn chế của OpenOffice: - Vì là mã nguồn mở nên tiềm ẩn các rủi ro bảo mật. - Vì miễn phí nên khả năng hỗ trợ kịp thời cũng như sự duy trì, phát triển trong tương lai là không chắc chắn. - Không thể xử lý dữ liệu, số liệu với khối lượng cực lớn. - Thiếu một số tính năng và phím tắt, cũng như số lượng add-ins chưa phong phú như Microsoft Office. - Chưa hỗ trợ hoàn toàn với các file được tạo ra bởi Microsoft Office. - Tốc độ xử lý chậm hơn Microsoft Office. - Không có các tính năng chia sẻ, cộng tác. - Thiếu các ứng dụng văn phòng khác như Outlook, Onenote, Project. - Mặc dù đã phát triển toàn cầu nhưng độ phổ biến còn thấp, vì vậy người dùng có thể gặp trở ngại trong việc sử dụng. 2.3.3. Mẹo vặt, thủ thuật cần biết khi dùng OpenOffice: - Thay đổi định dạng file khi lưu trữ về định dạng file của MS Office: mặc định OpenOffice sẽ lưu ở định dạng .odt, điều này khiến những máy không cài OpenOffice và sử dụng MS Office 2007 trở về trước sẽ không đọc được. Vào Công cụ (Tools)  Tùy chọn (Options)  - Tính năng Navigator (Bộ điều hướng): cho phép tìm và xem theo từng loại thành phần trong tài liệu thay vì phải cuộn tìm toàn tài liệu. 18 Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức Vào Xem (View)  Bộ điều hướng (Navigator)  - Chuyển đổi tài liệu: cho phép chuyển đổi định dạng của nhiều tài liệu OpenOffice hoặc MS Office sang chuẩn định dạng OpenDocument (.odp) Vào Tập tin (File)  Trợ lý (Wizard)  Trình chuyển đổi tài liệu: + 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan