Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công nghệ thông tin Tìm hiểu về quản lý của hàng tạp hóa (tiểu luận môn học phân tích thiết kế hệ th...

Tài liệu Tìm hiểu về quản lý của hàng tạp hóa (tiểu luận môn học phân tích thiết kế hệ thống)

.PDF
38
1
126

Mô tả:

lOMoARcPSD|17160101 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA CÔNG NGHÊ THÔNG TIN ****************************** TIỂU LUẬN MÔN HỌC Phân tích thiết kế hệ thống Đề bài: TÌM HIỂU VỀ QUẢN LÝ CỦA HÀNG TẠP HÓA Sinh viên thực hiện : NGUYỄN TUẤN KIỆT Giảng viên hướng : TRẦN THỊ MINH THU dẫn Ngành : CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Chuyên ngành : QUẢN TRỊ VÀ AN NINH MẠNG Lớp : D15CNTT7 Khóa :2020 - 2025 HÀ NỘI - 2021 1 lOMoARcPSD|17160101 PHIẾU CHẤM ĐIỂM Sinh viên thực hiện: Họ và tên Nguyễn Tuấn Kiệt Chữ ký Ghi chú Giảng viên chấm: Họ và tên Giảng viên chấm 1: Chữ ký Ghi chú Giảng viên chấm 2: lOMoARcPSD|17160101 Mục Lục Lời nói đầu………………………………………………………………………………… 1 Chương 1: Khảo Sát Hiện Trạng Và Xác Lập Dự ÁN…………………………………...2-7 1.1. Khảo sát hiện trạng……………………………………………………………….....2 1.1.1. Giới thiệu về cửa hàng tạp hóa.........................................................................2 1.1.1.1. Giới thiệu chung..............................................................................................3 1.1.1.2. Cơ cấu, sơ đồ tổ chức......................................................................................3 1.1.1.3. Trang thiết bị của cửa hàng...........................................................................3 1.1.2. Quy trình hoạt động.........................................................................................4-5 1.1.3. Ưu nhược điểm của hệ thống hiện tại...............................................................5 1.1.3.1. Ưu điểm............................................................................................................5 1.1.3.2. Nhược điểm......................................................................................................5 1.1.4. Giải pháp...........................................................................................................5-6 1.2. Xác lập dự án............................................................................................................5-6 1.2.1. Mục tiêu dự án..................................................................................................6-7 1.2.2. Yêu cầu hệ thống mới........................................................................................6 1.2.3. Phạm vi thực hiện dự án...................................................................................6 1.2.4. Công nghệ sử dụng............................................................................................7 1.2.5. Ước tính chi phí.................................................................................................7 Chương 2: Phân Tích Hệ Thống......................................................................................8-25 2.1. Biểu đồ phân tích chức năng.............................................................................. 8-10 2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu............................................................................................11-17 2.2.1. Biểu đồ ngữ cảnh..........................................................................................11 2.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh..................................................................12 2.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh.........................................................13 2.2.3.1. Biểu đồ luồng dữ liệu cho chức năng quản lý nhân viên......................13 2.2.3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu cho chức năng quản lý bán hàng......................14 2.2.3.3. Biểu đồ luồng dữ liệu cho chức năng quản lý kho................................15 2.2.3.4. Biểu đồ luồng dữ liệu cho chức năng quản lý hàng..............................16 2.2.3.5. Biểu đồ luồng dữ liệu cho chức năng báo cáo........................................17 2.3. Mô hình E-R....................................................................................................18-25 2.3.1. liệt kê, chính xác hóa và lựa chọn thông tin.........................................18-20 2.3.2. Xác định thực thể, gán thuộc tính cho nó và xác định định danh......21-22 2.3.3.Xác định các mối quan hệ và thuộc tính..................................... ..........23-24 2.3.4. Mô hình liên kết thực thể E-R.....................................................................25 CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ........................................................................................26-34 3.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu......................................................................................26-30 3.1.1. Mô hình dữ liệu quan hệ..........................................................................26-27 3.1.2. Mô hình dữ liệu vật lý...................................................................................27 3.1.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu...............................................................................28-30 3.2. Thiết kế giao diện............................................................................................31-34 lOMoARcPSD|17160101 LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển và ứng dụng của công nghệ thông tin vào cuộc sống hiện đại của chúng ta ngày nay vào tất cả các lĩnh vực. Việc đưa tin học vào để giúp cho việc quản lý được tiện lợi nhanh chóng và khoa học hơn là một điều vô cùng cần thiết. Nó vừa giúp chúng ta tiết kiệm được sức lực của con người và giải quyết vấn đề một cách chính xác. Vì vậy ngày càng nhiều các phần mềm quản lý và ứng dụng được đưa vào thực tiễn để áp dụng. Nhưng để có những phần mềm mang tính hiệu quả đòi hỏi cần phải có những kĩ năng về phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Và để làm được điều dó em xin làm đề tài “Quản lý cửa hàng tạp hóa ” , đề tài “Quản lý cửa hàng tạp hóa” được đưa ra nhằm mục đích giải quyết những vướng mắc trên, giúp cho công việc quản lý trở nên đơn giản, hiệu quả và chính xác hơn bằng việc tự động hóa quá trình quản lý các yếu tố liên quan như sản phẩm, hóa đơn, nhân viên… Không những vậy mà còn giúp cho các yêu cầu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, chính xác và đầy đủ, việc tra cứu thông tin kho dữ liệu trở lên thuận tiện. Em xin cảm ơn cô Trần Thị minh Thu đã hướng dẫn, góp ý, thảo luận để bài báo cáo này của em được hoàn thiện. Trong thời gian được học tập và thực hành dưới sự hướng dẫn của cô, chúng em không những thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, mà còn được truyền sự say mê và thích thú đối với bộ môn Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin. Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thiện đồ án với tất cả sự nỗ lực, tuy nhiên, do bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu và xây dựng đồ án trong thời gian có hạn, với lượng kiến thức còn hạn chế, nhiều bỡ ngỡ, nên đồ án “Quản lý hiệu thuốc Dr.Bean” chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự quan tâm, thông cảm và những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn để đồ án này ngày càng hoàn thiện hơn. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn cô và luôn mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Trân trọng! lOMoARcPSD|17160101 Chương 1: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XÁC LẬP DỰ ÁN 1.1. Khảo sát hiện trạng 1.1.1. Giới thiệu về cửa hang tạp hóa Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu về đời sống vật chất của con người ngày càng tăng lên. Cũng chính vì do xã hội ngày càng phát triển nên người dân thường có xu hướng thích mua hàng ở các cửa hàng, siêu thị hơn ở chợ vì yếu tố chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Một trong số đó thì cửa hàng tạp hóa là nơi phù hợp và đáp ứng đầy đủ về nhu cầu thiết yếu mỗi người dân. 1.1.1.1. Giới thiệu chung  Tên đơn vị áp dụng: cửa hàng tạp hóa  Tổng số nhân viên: 8 người  Thời gian làm việc: Sáng: 7h00 – 12h00 Chiều: 13h00 – 18h00 Tối : 18h00 – 23h00  Địa chỉ:12 Đặng Thai Mai – Quảng An – Tây Hồ - Hà Nội  Số điện thoại : 024 3718 3048 Hình 1.1. hình ảnh bên ngoài cửa hàng 2 lOMoARcPSD|17160101 Hình 2.2. hình ảnh bên trong cửa hàng 1.1.1.2. Cơ cấu, sơ đồ tổ chức Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận -Quản lý cửa hàng: Là bộ phận có chức vụ cao nhất trong cửa hàng, không trực tiếp tham gia vào công việc bán hàng, giao dịch nhưng gián tiếp chịu trách nhiệm tổ chức và đưa ra những phương án phát triển cho cửa hàng. Xử lý và đưa ra các quyết định trong cửa hàng các tình huống xảy ra trong cửa hàng. -Quản lý nhân viên : Quyết định về việc điều chỉnh, tuyển nhân sự , phân ca, chấm công và trả lương cho công nhân viên trong cửa hàng theo sự chỉ định của quản lý cửa hàng. -Bộ phận bán hàng : Là bộ phận tư vấn, tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng và xử lý hóa đơn thanh toán của khách hàng. - Bộ phận cấp hàng hóa: Là bộ phận nhận thông tin từ bộ phận bán hàng và thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Kiểm tra và kiểm dịch hàng hóa. Thông báo cho quản lý mỗi khi đơn hàng gần hết. - Bộ phận kho : Tiếp nhận yêu cầu của quản lý về việc nhập hàng kiểm tra số lượng, chất lượng hàng nhập. Chuyển hàng vào kho và xuất phiếu chi. 1.1.1.3. Trang thiết bị của cửa hàng  02 máy tính, 01 máy in, 01 máy thu ngân, 02 camera an ninh. 1.1.2. Quy trình hoạt động -Quy trình nhập hàng: Vào cuối ngày làm việc bộ phận kho sẽ kiểm tra kho hàng hóa thống kê xem mặt hàng nào sắp hết để thông báo cho quản lý gửi yêu cầu nhập hàng cho các nhà cung cấp. + các loại sản phẩm: được nhập hàng tháng Sau khi nhận thông tin từ phía bộ phận cấp hàng hóa, quản lý sẽ liên hệ cho các nhà cung cấp gửi yêu cầu nhập hàng. Hàng nhập sẽ được bộ phận kho kiểm tra chất lượng 3 lOMoARcPSD|17160101 và số lượng. Nếu hàng đúng, đủ số lượng và chất lượng sẽ được chuyển vào kho. Sau đó bộ phận kho sẽ xuất phiếu nhập cho bộ phận bán hàng thanh toán cho đại lý. Hàng đạt tiêu chuẩn : + Sản phẩm : Không bị ẩm, giữ nguyên được hình dáng, còn hạn sử dụng, được kiểm chứng đạt yêu cầu chất lượng. - Giá nhập kho = Σđơn giá*số lượng. - Quy trình bán hàng: Khi khách hàng vào cửa hàng sẽ được nhân viên chào đón một cách thân thiện, niềm nở và nhiệt tình. Sau màn chào hỏi tạo ấn tượng tốt ban đầu các nhân viên bán hàng sẽ đặt câu hỏi thăm dò khách hàng với quy tắc 80/20. Cụ thể nhân viên bán hàng cần áp dụng 20% thời lượng cuộc trò chuyện bằng cách đặt câu hỏi mở và dùng 80% còn lại để lắng nghe và xác định nhu cầu của khách hàng. Việc mang đến cuộc trò chuyện cởi mở với khách hàng, sẽ khiến họ cảm thấy nhân viên bán hàng quan tâm đến nhu cầu của họ thay vì bán hàng theo giao dịch. Tiếp đến là nhân viên sẽ xác minh nhu cầu và mong muốn của khách hàng để có thể đáp ứng những gì mà họ đang mong muốn và tìm kiếm. Khi khách hàng chọn xong sẽ ra quầy đợi và thanh toán cho món hàng mà họ đã chọn. Nếu khách có nhu cầu thì chi phí sẽ được cộng vào hóa đơn thanh toán. Khi khách yêu cầu thanh toán nhân viên bán hàng sẽ tổng hợp lại thành hóa đơn cho khách và nhận tiền thanh toán từ khách bàn sẽ trả về trạng thái trống. -Báo cáo – thống kê: Quản lý cửa hàng sẽ tổng hợp các doanh thu, phiếu nhập, … để lập báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Bộ phận bán hàng sẽ thống kê các mặt hàng bán chạy, mặt hàng không bán chạy để quản lý lập phương hướng phát triển của cửa hàng tháng tiếp theo. - Quản lý nhân viên : Nhân viên của quán bao gồm 1 quản lý, 1 nhân viên kho, 1 nhân viên bán hàng và 2 nhân viên phục vụ. Thông tin của nhân viên được lưu vào sổ để chấm công và phát lương. Công của nhân viên được tính theo ca làm việc đối với nhân viên parttime, ngày làm việc đối với nhân viên full time. Full time : 400.000 đồng / ngày Part time : + Ca sáng : 8h – 12h : 80.000 đồng / ca + Ca chiều : 14h – 18h : 80.000 đồng / ca + Ca tối : 18h – 23h : 125.000 đồng / ca Ngoài tiền lương nhân viên còn được thưởng theo đánh giá năng lực của mình đối với cửa hàng. - 3 sao : Xuất sắc : + 200.000 đ - 2 sao: Trung bình : 50.000 đ - 1 sao : Yếu : nhắc nhở . Một tháng nhân viên full time được nghỉ phép 2 ngày. Báo trước cho quản lý 1 ngày (nếu ngày nghỉ là thứ 2 – 6) và báo trước 1 tuần (nếu ngày nghỉ là thứ 7 và chủ nhật). Nhân viên part time có thể đổi ca linh hoạt cho nhau. Trong trường hợp xin nghỉ hẳn phải báo cho quản lý trước 2 tuần để quản lý có thời gian bổ sung nhân sự kịp thời. Trường hợp đi muộn bị trừ 1% lương / lần / tháng. Nghỉ không xin phép 10% lương / lần / tháng. Nếu diễn ra nhiều lần sẽ bị buộc thôi việc. Lương của nhân viên được trả định kì vào ngày cuối cùng của tháng và được tính theo công thức : Tổng lương : Ca (ngày) x số ngày công + thưởng – phạt 4 lOMoARcPSD|17160101 - Quản lý hàng hóa : Mỗi lần bộ phận cấp hàng lấy hàng từ kho thì bộ phận kho sẽ xuất phiếu xuất kho bao gồm số lượng và tên các mặt hàng để quản lý dễ nắm bắt tình hình cũng như thuận tiện cho việc quản lý hàng hóa. Bộ phận cấp hàng sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ kiểm tra và sắp xếp hàng hóa làm phong phú thêm danh sách hàng của cửa hàng. Mỗi khi có thêm mặt hàng mới bộ phận cấp hàng sẽ cập nhật thông tin sản phẩm và giá trên danh sách hàng hóa. 1.1.3. Ưu, Nhược điểm của hệ thống hiện tại 1.1.3.1. Ưu điểm  Thị trường ít cạnh tranh, tiềm năng lớn để phát triển  Nguồn vốn đầu tư thấp hơn 1.1.3.2. Nhược điểm  Khó khăn về nguồn hàng: So với các khu vực thành phố thì mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn sẽ khó khăn khi tìm kiếm nguồn hàng uy tín. Hơn nữa, không tiện khi đi lấy hàng, chi phí vận chuyển hàng hóa cao, làm giảm lợi nhuận.  Khó khăn về khách hàng: Dân cư thưa thớt, ít ỏi là đặc trưng tại nhiều vùng nông thôn. Khi quyết định mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn thì lợi thế của bạn sẽ là ít cạnh tranh nhưng khó khăn chính là lượng khách hàng ít.  Bán hàng theo lỗi mòn cũ: Vẫn là bán hàng theo kiểu cách cũ, đó là người mua hàng nói tên hoặc chỉ sản phẩm mình muốn và người bán hàng sẽ lấy mặt hàng đó thay cho người mua. Kiểu bán hàng này nhiều khi gây ức chế và không kích thích được sự mua sắm của khách hàng. Nhiều khi khách muốn mua thêm hàng hóa nhưng ngại hỏi hoặc không biết nên lựa chọn loại nào phù hợp. 1.1.4. Giải pháp  Nhãn hàng lớn: Các nhãn hàng, thương hiệu lớn luôn có nhu cầu mở rộng thị trường ở các vùng nông thôn. Vì thế bạn hãy đăng ký làm đại lý của các nhãn hàng này. Ưu điểm là sản phẩm có thương hiệu, chất lượng đảm bảo, ưu đãi chiết khấu tốt, giao hàng tận nơi,... Hạn chế là các nhãn hàng này thường yêu cầu đại lý nhập hàng mỗi lần với số lượng lớn, bạn sẽ phải cân nhắc quy mô cửa hàng, tiềm năng thị trường để lựa chọn làm đại lý cho các nhãn hàng phù hợp.  Chợ đầu mối: Ưu điểm là sự đa dạng từ chủng loại đến mẫu mã và giá thành. Số lượng hàng nhập cũng không bị bắt buộc quá nhiều. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể chủ động về nguồn vốn nhập hàng. Nhưng chú ý, hàng hóa thường bị pha trộn lẫn lộn, hãy thận trọng khi lấy hàng.  Chọn địa điểm mở cửa hàng hợp lý: Những khu vực gần mặt đường lớn, gần nhà dân, khu dân cư chính là địa điểm thuận lợi để mở cửa hàng.  Khảo sát thị trường: Nắm bắt nhu cầu, số lượng dân cư, thu nhập bình quân,... Đã có cửa hàng tạp hóa nào chưa, bán tập trung những mặt hàng gì? Từ đó lựa chọn phân khúc và loại hàng hóa phù hợp. Nếu khách hàng của bạn là công nhân, nông dân thì nên hướng đến các mặt hàng giá rẻ, tiện ích hàng ngày. 5 lOMoARcPSD|17160101 Ngược lại, nhóm khách hàng thu nhập khá giả hơn bạn có thể nghĩ đến việc kinh doanh các sản phẩm cao cấp hơn.  Mở cửa hàng theo hình thức tự chọn: Đây là mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa mở, hiện đại hơn. Khách hàng hoàn toàn được tự chủ lựa chọn thoải mái các mặt hàng mình muốn mua. Mua số lượng bao nhiêu, mua loại gì tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Với kiểu bán hàng này, bạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, tạo sự hứng thú mua sắm nhiều hơn. 1.2.2. Yêu cầu hệ thống mới  Thực hiện tốt các chức năng chính hiện tại.  Tuân thủ đúng các quy tắc về bán hàng.  Tốc độ xử lý thông tin nhanh, đảm bảo chính xác, kịp thời.  Theo dõi chi tiết hàng nhập, tồn đọng.  Tạo được các báo cáo hàng tháng, hàng quý. . .  Thống kê được lượng nguyên liệu sắp hết.  Có đầy đủ các chức năng của hệ thống quản lý.  Hệ thống phải có chế độ sao lưu phục hồi dữ liệu, nhằm đảm bảo an toàn về mặt dữ liệu.  Bảo mật tốt, chỉ làm việc với người có quyền sử dụng.  Đào tạo cao hơn về tin học cho nhân viên trong cửa hàng để dễ dàng sử dụng.  Có thêm chức năng đánh giá nhân viên và ghi nhận phản hồi của khách hàng.  Hệ thống phải có chế độ phục hồi sao lưu dữ liệu, nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu.  Bảo mật tốt, chỉ làm việc với người có quyền sử dụng  Giao diện đẹp, đơn giản, dễ thao tác trên các thành phần chương trình.  Hệ thống chạy nhanh và ổn định  Hệ thống chiếm ít tài nguyên của máy tính. 1.2.3. Phạm vi thực hiện dự án Các chức năng chính của dự án  Quản lý nhân viên  Quản lý bán hàng  Quản lý kho  Quản lý hàng  Báo cáo 1.2.4. Công nghệ sử dụng Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu hệ quản trị SQL server (SQL server 2019). Ngôn ngữ lập trình : C# Trình biên dịch : Visual Studio 2019. 1.2.5. Ước tính chi phí 1. Chi phí 1 hệ thống máy tính : 10.000.000 đồng 6 lOMoARcPSD|17160101 2. Chi phí dự trù bảo trì và nâng cấp : 5.000.000 đồng 3. Chi phí đào tạo tin học cho nhân viên: 5.000.000 đồng 4. Chi phí đường truyền mạng : 500.000 đồng / tháng 5. Chi phí cho người viết phần mềm : 5.000.000 đồng →Tổng chi phí 30.000.000 đồng. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 2.1. Biểu đồ phân cấp chức năng Chủ cửa hàng 7 lOMoARcPSD|17160101 Quản lý kho Quản lý giao dịch Quản lý mặt hàng Nhân viên Nhân viên Nhân viên Hình 2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng hệ thống quản lý cửa hàng 1.1. Quản lý nhân viên: Mỗi nhân viên làm việc tại cửa hàng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về họ tên, ngày sinh, địa chỉ để lưu hồ sơ quản lý nhân viên đồng thời có thể thêm sửa xóa khi có nhân viên mới hoặc có nhân viên xin nghỉ. 1.2. Chấm công: Cuối ngày (ca) quản lý sẽ gửi yêu cầu chấm công cho nhân viên dựa trên ngày (ca) của nhân viên có mặt tại cửa hàng. Cuối tháng dựa trên báo cáo chấm công quản lý sẽ trả lương cho nhân viên. 1.3. Trả lương: lương của nhân viên dựa trên công của nhân viên thông qua sao: - Full time: 400.000 x ngày công + thưởng - Part time: Ca sáng: 8h-12h : 80.000 đồng / ca x ngày công + thưởng Ca chiều: 14h-18h: 80.000 đồng / ca x ngày công + thưởng Ca tối: 18h-23h: 125.000 đồng / ca x ngày công + thưởng Cuối tháng quản lý sẽ xuất báo cáo và trả công cho từng nhân viên. Đánh giá nhân viên: Dựa vào năng lực, thái độ cũng như phản hồi của khách hàng về nhân viên, quản lý sẽ xếp loại nhân viên tương ứng theo sao:  3 sao: xuất xắc  2 sao: trung bình  1 sao: yếu: nhắc nhở  Ứng với mỗi sao nhân viên sẽ nhận được mức thưởng cộng vào lương. 2.1. Tư vấn loại hàng mà khách mong muốn: khi khách hàng có nhu cầu muốn biết loại hàng mà mình đang tìm thì nhân viên sẽ chỉ dẫn và tư vấn về loại hàng đó, khi đã chọn được loại hàng mà khách đang tìm. Khách hàng sẽ mang hàng ra để thanh toán lập hóa đơn. 8 lOMoARcPSD|17160101 2.2. Thanh toán: sau khi mua hàng khách hàng sẽ thanh toán, bộ phận bán hàng sẽ yêu cầu đến chức năng. Chức năng sẽ tổng hợp các loại hàng để lập hóa đơn và in đơn cho khách hàng kiểm tra. Hóa đơn của khách được in ra cho khách đồng thời sẽ được lưu tạm thời vào kho hóa đơn phục vụ cho báo cáo. 2.3. Khảo sát khách hàng: khách hàng khi thanh toán sẽ được nhân viên giới thiệu chức năng khảo sát lấy ý kiến của khách hàng về thái độ phục vụ của nhân viên, từ đó đưa ra phiếu đánh giá để làm căn cứ đánh giá nhân viên và thay đổi của hiệu thuốc trong thời gian tới. 3.1. Quản lý nhà cung cấp: đây là chức năng thực hiện việc quản lý thông tin của các nhà cung cấp đã cung cấp hàng cho cửa hàng. Mỗi khi hệ thống yêu cầu lấy thông tin nhà cung cấp tới cho nhà cung cấp thì nhà cung cấp sẽ gửi lại thông tin của họ đúng với yêu cầu của chức năng. Với mỗi nhà cung cấp, thông tin được hệ thống lưu vào kho thông tin nhà cung cấp. Dựa vào kho này để đảm bảo nguồn gốc chất lượng của loại hàng đó. 3.2. Nhập hàng: Chức năng nhập hàng là chức năng thực hiện việc nhập thêm hàng phụ thuộc vào lượng hàng còn lại trong kho. Chức năng sẽ kiểm tra thông tin của hàng trong kho mỗi khi xuất một lượng hàng nào đó. Nếu phát hiện lượng hàng còn lại trong kho không cung cấp đủ cho một tháng bán hàng, hệ thống sẽ gửi yêu cầu nhập hàng tới nhà cung cấp hàng hóa. Sau quá trình thanh toán, nhà cung cấp hàng hóa sẽ gửi lại hóa đơn cho những đơn hàng đã yêu cầu trước đó, hệ thống sẽ lưu hóa đơn này vào kho “Phiếu nhập” mỗi phiếu nhập tương ứng với một hóa đơn nhập. Đồng hệ thống cũng cập nhật lại số lượng hàng trong kho sau khi nhập. 3.3. Thống kê hàng: Chức năng thống kê hàng nhằm sinh ra một bảng thống kê định kỳ một thời gian như thống kê theo ngày, theo tuần, theo tháng,… Mỗi khi nhân viên quản lý kho yêu cầu hệ thống sinh ra một bảng thống kê, hệ thống sẽ thực hiện lấy thông tin hàng có trong kho, so sánh với thống kê trước đó để đưa ra những thông tin cần thiết như lượng hàng còn lại trong kho, những thay đổi của kho hàng như nhập hay xuất đều được hiển thị. 4.1. Cập nhật hàng: Mỗi khi có một đơn hàng mới nhân viên cấp hàng hóa sẽ gửi yêu cầu cập nhật thêm loại hàng để tạo ra mặt hàng. Mặt hàng sẽ được lưu vào kho “Mặt hàng” để phục vụ xuất danh sách hàng hóa. 4.2. Xuất danh sách hàng: Mỗi khi có đơn hàng mới đuợc thêm vào hệ thống sẽ tự cập nhật đơn hàng từ kho mặt hàng và xuất vào kho danh sách hàng và gửi đến bộ phận bán hàng. 4.3. Cấp hàng: bộ phận này có trách nhiệm lựa chọn hàng trong kho kèm hoá đơn chuyển tới bộ phận bán hàng. 5.1. Báo cáo doanh thu: Chức năng này là chức năng dành riêng cho quản lý cửa hàng. Chức năng này sẽ sinh ra một báo cáo trực quan cho quản lý về thông tin tiền nhập hàng, tiền bán hàng để từ đó nắm bắt được tình hình kinh doanh của cửa hàng. Mỗi khi quản lý cửa hàng thực hiện yêu cầu xem báo cáo doanh thu hệ thống sẽ thực hiện lấy dữ liệu từ kho “Phiếu nhập”, “Hóa đơn”, “Phiếu xuất” để tính tổng tiền nhập hàng, bán hàng và những báo cáo về số lượng hàng trong kho. Những thông tin trên báo cáo cơ bản đều dựa trên công thức: Doanh thu = ∑Tiền bán – ∑Tiền nhập. 9 lOMoARcPSD|17160101 5.2. Báo cáo chất lượng phục vụ: Chức năng báo cáo chất lượng là chức năng dành cho quản lý cửa hàng. Chức năng này sẽ cho biết tình trạng hoạt động và làm việc của nhân viên có thực sự hiệu quả hay không và có thái độ phục vụ tốt với khách hàng hay không. Dựa vào báo cáo này người quản lý có thể biết được nhân viên mạnh yếu ở đâu để kịp thời điều chỉnh. Mỗi khi quản lý cửa hàng thực hiện yêu cầu xem báo cáo chất lượng dịch vụ, hệ thống sẽ thực hiện lấy dữ liệu từ kho “Xếp loại nhân viên” và kho “Khách hàng”. Dựa vào những dữ liệu về xếp loại cũng như đánh giá, hệ thống sẽ tính toán và gửi lại cho người quản lý báo cáo thống kê những nhân viên và điểm chất lượng phục vụ. 5.3. Thống kê hàng hóa: Chức năng thống kê hàng hóa nhằm sinh ra một bảng thống kê định kỳ một thời gian như, thống kê theo ngày, theo tuần, theo tháng, v..v.. Mỗi khi nhân viên quản lý kho yêu cầu hệ thống sinh ra một bảng thống kê, hệ thống sẽ thực hiện lấy thông tin hàng hóa có trong kho, so sánh với thống kê trước đó để đưa ra những thông tin cần thiết như lượng hàng còn trong kho, những thay đổi của kho hàng như nhập hay xuất đều được hiển thị. 2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu 2.2.1. Biểu đồ ngữ cảnh 10 lOMoARcPSD|17160101 Hình 2.2 Biều đồ ngữ cảnh 2.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 11 lOMoARcPSD|17160101 Hình 2.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 2.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 2.2.3.1. Biểu đồ luồng dữ liệu cho chức năng quản lý nhân viên 12 lOMoARcPSD|17160101 Hình 2.4 Biểu đồ luồng dữ liệu cho chức năng quản lý nhân viên 2.2.3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu cho chức năng quản lý bán hàng 13 Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 Hình 2.5 Biểu đồ luồng dữ liệu cho chức năng quản lý bán hàng 2.2.3.3. Biểu đồ luồng dữ liệu cho chức năng quản lý kho 14 Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 Hình 2.6 Biểu đồ luồng dữ liệu cho chức năng quản lý kho 2.2.3.4. Biểu đồ luồng dữ liệu cho chức năng quản lý hàng 15 Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 Hình 2.7 Biểu đồ luồng dữ liệu cho chức năng quản lý hàng 16 Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 2.2.3.5. Biểu đồ luồng dữ liệu cho chức năng báo cáo Hình 2.8 Biểu đồ luồng dữ liệu cho chức năng báo cáo 17 Downloaded by Free Games Android ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan