Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tình dục trong điện ảnh pháp qua một số trường hợp tiêu biểu​...

Tài liệu Tình dục trong điện ảnh pháp qua một số trường hợp tiêu biểu​

.PDF
99
143
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN TRUNG HIẾU TÌNH DỤC TRONG ĐIỆN ẢNH PHÁP – QUA MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TIÊU BIỂU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận, lịch sử, phê bình Điện ảnh - Truyền hình Mã số: 60 21 02 31 Giảng viên hướng dẫn: PGS,TS. Phạm Xuân Thạch TP. HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS,TS. Phạm Xuân Thạch, có kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Những tài liệu sử dụng trong luận văn có xuất xứ cụ thể, rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học luận văn của mình. Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2019 Học viên Nguyễn Trung Hiếu LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS,TS. Phạm Xuân Thạch. Thầy là giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này. Thầy luôn khuyến khích, động viên, truyền cảm hứng, cung cấp hỗ trợ tài liệu, sự kiên nhẫn và hướng dẫn giúp tôi hoàn thành bài luận này. Tôi cũng muốn cảm ơn quý thầy cô Ban Giám hiệu, phòng đào tạo, thầy cô khoa Văn cùng nhiều thầy cô dù đã cao niên nhưng cũng không ngại xa đến dạy chúng tôi, các thầy cô quản lý sau đại học… của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành chương trình học. Kính chúc thầy cô sức khoẻ luôn thành công trong sự nghiệp giáo dục cao quý. Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2019 Học viên Nguyễn Trung Hiếu MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................3 1. Lý do lựa chọn đề tài .......................................................................................3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................6 3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu ................................................18 4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................19 5. Cấu trúc luận văn ...........................................................................................21 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ......................22 1.1. Cơ sở lý luận ..............................................................................................22 1.1.1. Tình yêu, tình dục từ quan niệm đến sự hiện diện trong đời sống nhân loại ....................................................................................................22 1.1.2. Tình dục biệt dị theo phân tâm học Freud ......................................26 1.1.3. Đời sống tình dục theo những nghiên cứu của Foucault................28 1.1.4. Những biểu hiện rối loạn tình dục ..................................................29 1.1.5. Những lí thuyết về điện ảnh ............................................................32 1.2. Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................34 1.2.1. Phim Belle de Jour (Người đẹp ban ngày) .....................................35 1.2.2. Phim L’Amant (Người tình). ............................................................37 1.2.3. Phim La Pianiste (Cô giáo dạy dương cầm) ..................................38 Chương 2: CÁI NHÌN ĐA CHIỀU VÀO NHỮNG GÓC TỐI CỦA TÌNH DỤC ...................................................................................................................................41 2.1. Những biểu hiện của sự lệch lạc tình dục trong thế giới tình dục .............41 2.1.1. Những lạc điệu về tuổi tác, địa vị xã hội ........................................41 2.1.2. Những lệch pha trong quan hệ gia đình .........................................45 2.1.3. Biểu hiện lệch lạc từ góc độ khổ dâm .............................................49 2.2. Bi kịch của con người đằng sau những lệch lạc tình dục ..........................51 2.2.1. Những bi kịch của đời sống trưởng giả ..........................................52 2.2.2. Những vấn đề về chủng tộc và địa vị xã hội ...................................55 2.2.3. Bi kịch của những tham vọng và ảo tưởng quyền lực.....................58 1 2.3. Từ tình dục đến những vấn đề xã hội và nhân sinh ...................................62 Chương 3: CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÌNH DỤC TRONG PHIM ........................................................................................................67 3.1. Vai trò của đạo diễn ...................................................................................67 3.2. Nghệ thuật diễn xuất ..................................................................................75 3.3. Nghệ thuật dàn cảnh trong phim ................................................................80 3.4. Hiệu quả âm nhạc sử dụng trong phim ......................................................84 3.5. Nghệ thuật quay phim ................................................................................86 KẾT LUẬN ..............................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1. Điện ảnh chạm ngõ với nghệ thuật tuy muộn màng nhưng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và có một điều không thể phủ định, đó là công chúng của nghệ thuật thứ bảy này có lực lượng đông đảo hơn cả công chúng văn học, sân khấu, hội họa hay nghệ thuật biểu diễn. Được ví như “người em út” sinh sau đẻ muộn, dù chịu không ít áp lực nhưng điện ảnh cũng đã nhanh chóng tiếp thu, linh hoạt lai tạo mọi tinh hoa của những “người anh em đi trước”, đồng thời cũng sáng tạo cho mình những đặc trưng riêng biệt, sáng tạo cho mình một hướng đi riêng nhằm khám phá cuộc sống. Tác phẩm điện ảnh phản ánh góc nhìn của người nghệ sĩ, nhà làm phim về những vấn đề của cuộc sống, trong đó có những vấn đề riêng của từng dân tộc cũng như những vấn đề chung mang tầm phổ quát của nhân loại. Chính vì vậy, tìm hiểu tác phẩm điện ảnh, bên cạnh mục đích giải trí cũng là một cách để giúp chúng ta có được những suy nghĩ mới về các vấn đề nhân sinh. Trong bản đồ điện ảnh thế giới hiện nay, Mỹ là nền điện ảnh có vị trí thống trị ở quy mô toàn cầu cùng với những sản phẩm văn hóa Mỹ khác. Sự thống trị đó khiến cho việc tìm hiểu điện ảnh Mỹ trở thành một công việc mang tính phổ biến và nền điện ảnh này đã trở thành đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu điện ảnh Việt Nam và trên thế giới. Tuy vậy, cũng phải thấy rằng bản thân điện ảnh Mỹ cũng có những giới hạn như việc buộc phải cân bằng giữa những mục tiêu về nghệ thuật và thương mại khiến cho nền điện ảnh này không phải không có những giới hạn trong việc đẩy xa những tìm tòi nghệ thuật hoặc đào sâu những khám phá về xã hội và con người. Hơn thế nữa, việc chỉ quan tâm đến điện ảnh Mỹ như một đối tượng nghiên cứu duy nhất có nguy cơ dẫn đến việc sa vào cái bẫy của chủ nghĩa bá quyền về văn hóa và bỏ đi tính đa dạng về văn hóa. Khi mà sức ảnh hưởng và tham vọng bá chủ trong ngành công nghiệp điện ảnh của Mỹ khiến không ít bộ phim bom tấn Hollywood trở nên công thức và sáo mòn thì những người am hiểu càng thấy cần phải tìm hiểu về điện ảnh Châu Âu với những ý tưởng sáng tạo luôn đi trước thời đại. Họ luôn nuôi dưỡng tài năng. Những nhà làm 3 phim Châu Âu đã tạo nên những bộ phim giàu tính ẩn dụ và phim đề cập những vấn đề nổi cộm đó là đức tin và tình yêu, chung thủy và sự phản bội, sự cô đơn do xã hội bấy giờ tạo nên, sự sống và cái chết… Và cho đến nay, Châu Âu vẫn là nơi phát ngôn cho điện ảnh và tìm kiếm ra những tài năng điện ảnh mới từ những liên hoan phim rất uy tín như Cannes hay Berlin, Venice… Tại khu vực này, Pháp là một trong những nền điện ảnh lâu đời và có những tuyệt phẩm điện ảnh vượt thời gian. Những năm 40 của thế kỷ XX, Làn sóng mới ở Pháp bùng nổ mạnh mẽ với những gương mặt đạo diễn trẻ phá bỏ lối làm phim truyền thống như không còn những cấu trúc kinh điển, không còn những bó hẹp trong đề tài, không câu nệ vào quy chuẩn, bối cảnh và diễn xuất hướng tới sự tự nhiên... nhằm tạo ra những ngôn ngữ tiếp cận gần gũi và mở hơn với khán giả. Pháp cũng là quốc gia mà quan hệ giữa giới văn nghệ sĩ, trí thức, văn chương và giới làm điện ảnh diễn ra rất chặt chẽ và điều đó dẫn đến tính tiền phong cũng như những tìm tòi rất táo bạo cho điện ảnh Pháp. Từ đó có thể thấy việc tìm hiểu điện ảnh Pháp có thể giúp công chúng tiếp cận gần và sâu hơn với tính đa dạng những nền văn hoá điện ảnh, thoát khỏi sự bá quyền và rập khuôn của điện ảnh đại chúng và văn hóa đại chúng Mỹ. 1.2. Điện ảnh thể hiện mọi vấn đề của cuộc sống, đi sâu vào tận cùng những ngóc ngách sâu xa của tâm sinh lý con người. Thế nên vấn đề tình yêu và khía cạnh tình dục cũng được điện ảnh quan tâm và khai thác trong những ngày đầu điện ảnh ra đời. Tình dục như một nhu cầu của bản năng thiết yếu cho cuộc sống, không ai có thể chối bỏ. Nhưng không phải lúc nào con người cũng có thể dễ dàng đề cập đến các vấn đề này bởi tình dục luôn đi kèm với những điều cấm kỵ. Vấn đề là làm thế nào để thể hiện đời sống tâm lý con người ở những vỉa tầng sâu kín nhất, khám phá những khía cạnh khác thuộc về bản năng con người một cách chân thực, tự nhiên, thể hiện những khía cạnh tình dục một cách tinh tế, nhân văn. Tình yêu và tình dục là một trong những vấn đề cơ bản của con người, cũng là những đề tài vô cùng xưa cũ của nghệ thuật trong đó có nghệ thuật điện ảnh. Đó là phương diện phản ánh bản chất người, nó không ngừng biến đổi để phù hợp với những hình thái tồn tại mới của con người. Chính vì thế, nghiên cứu đề tài tình yêu, 4 tình dục trong nghệ thuật điện ảnh hiện đại chính là một cách để hiểu con người hiện đại, đặc biệt là trong điện ảnh Pháp. Những khám phá, tìm tòi cái mới luôn thể hiện những góc nhìn độc đáo của các đạo diễn trong việc đi sâu tìm hiểu thể hiện đề tài đầy thử thách này. Vậy nghiên cứu phim Pháp về đề tài tình yêu, tình dục có thể hứa hẹn những tìm tòi mới cho nghiên cứu của người viết. Mọi nền điện ảnh đều phải đứng trước vấn đề lớn là miêu tả, thể hiện đề tài tình yêu và tình dục đến đâu mà không sa vào dung tục, khiêu dâm, thậm chí đồi trụy để có thể vừa mở rộng biên độ cảm xúc của người xem, vừa góp phần bảo vệ những giá trị đạo đức của xã hội. Đối với con người tình dục không còn là một nhu cầu về mặt bản năng mà tình dục còn hoàn thiện con người thể hiện các vấn đề của chính mình. Trong tình dục luôn có khía cạnh về văn hóa tình dục. Hiện nay, xu hướng tiếp nhận vấn đề tình dục đã trở nên cởi mở hơn. Các đạo diễn đã chủ động, mạnh dạn, sáng tạo để có những thể nghiệm đầy sáng tạo, bộc lộ quan điểm, suy nghĩ của mình. Trong hành trình thể nghiệm đó, những vấn đề được đặt ra, hình thành nên nhiều xu hướng tiếp nhận đa chiều. Giống như việc quan sát cách người ta ăn, cách ở, cách mặc... qua các hoạt động tình dục người ta cũng có thể hiểu được về những ẩn ức trong tâm lý của con người. Xuất phát từ những lý do trên, người viết lựa chọn nghiên cứu “Tình dục trong điện ảnh Pháp - qua một số trường hợp tiêu biểu” qua ba bộ phim là Belle de Jour (Người đẹp ban ngày), của đạo diễn Luis Buñuel, 1967; L'Amant (Người tình) của đạo diễn Jean-Jacques Annaud, 1992; La Pianiste (Cô giáo dạy dương cầm) của đạo diễn Michael Haneke, 2001. Cả ba bộ phim được chọn làm đối tượng nghiên cứu đều là những bộ phim tạo được tiếng vang khi ra đời. Phim đạt được doanh thu lớn thời bấy giờ cùng đó là những giải thưởng danh giá. Các phim có cái nhìn khá mới mẻ và táo bạo, phản ánh vấn đề tình dục, tình yêu và phản ánh thực tại xã hội dưới cái nhìn của điện ảnh đầy sáng tạo tại thời điểm được công chiếu. Việt Nam từng là quốc gia thuộc địa của Pháp trong một thời gian khá dài. Bên cạnh đó cộng đồng người Việt sử dụng tiếng Pháp vẫn chiếm số lượng khá lớn cũng như sức ảnh hưởng của văn hóa Pháp trong đời sống xã hội Việt Nam. 5 Pháp đào tạo tạo nhiều nguồn nhân lực điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật... Pháp lại là quốc gia khai sinh ra nền điện ảnh. Điện ảnh Pháp rất gần gũi với nền điện ảnh Việt Nam, thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu về văn hóa giúp tăng cường khả năng hưởng thụ nghệ thuật. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề tình dục trong điện ảnh Trên thế giới rất nhiều người quan tâm tìm hiểu về vấn đề tình dục. Tình dục luôn là một đề tài mang đậm tính thời sự, nhạy cảm. Tuy nhiên, với tính chất của một đề tài cấm kị, lịch sử nghiên cứu vấn đề này chưa được quan tâm thực hiện rộng rãi và sâu sắc. Bởi lẽ, có thể thấy các đạo diễn, nhà sản xuất và diễn viên đã suy nghĩ lại về cách họ xử lý các vấn đề tình dục như thế nào khi họ vấp phải không ít những khó khăn về các thể hiện cũng như dư luận về mặt xã hội. Do vậy, người viết không chia lịch sử vấn đề thành các giai đoạn phát triển tương ứng mà phân chia theo phương thức tiếp cận loại hình, phê bình của giới nghiên cứu cũng như độc giả. Bởi trong những năm gần đây, với xu hướng cởi mở trong suy nghĩ, quan điểm của công chúng tiếp nhận mà đã có những bài báo, những công trình nghiên cứu triển khai về vấn đề tình dục này. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ hạn chế mà chưa có sự xâm nhập, khảo sát thực tế hay điều tra bằng các phương pháp thống kê cụ thể. Thực tế ở Việt Nam, vấn đề tình dục trong điện ảnh nói riêng và điện ảnh Pháp nói chung chưa được nghiên cứu sâu rộng. Chỉ có một số ít bài viết, bài điểm phim, bài phỏng vấn trên tạp chí và trên các trang mạng về các vấn đề tình dục trong nghệ thuật như: - “Tính dục trong văn hóa và nghệ thuật Việt”, thegioidienanh.vn, bài đăng ngày 02/5/2019, là những góc độ tiếp cận khác nhau, những cái nhìn đa chiều cùng những chia sẻ thẳng thắn của những người làm nghệ thuật ở Việt Nam về vấn đề tính dục nói chung và vấn đề tình dục nói riêng, một chủ đề hấp dẫn, tuy ít nhiều nhạy cảm nhưng vốn dĩ vẫn luôn hiện hữu trong đời sống và văn hóa nhân loại. Trong đó đáng chú ý nhất là chia sẻ của đạo diễn Việt Linh: “Tính dục là phần quan 6 trọng trong cuộc sống nhân loại, do vậy nó hiện hữu trong văn hóa, nghệ thuật là điều tất yếu. Và các nghệ sĩ quan tâm hoặc sử dụng nó như một trong những công cụ biểu cảm cũng là tất nhiên. Vấn đề chính là mức độ, sự tương thích, vai trò và tác động của nó trong đời sống. Với tư cách biên kịch và đạo diễn, tôi quan niệm tính dục là một chất liệu, một công cụ, một ngôn ngữ truyền tải cảm xúc và tư tưởng. Nếu không vì các mục tiêu này thì tôi sẽ không sử dụng, bởi, phía sau sự trần trụi của thị giác, tính dục trong nghệ thuật phải bao hàm bên trong nó hoặc một ý nghĩa thâm thúy, hoặc một xúc cảm tinh tế, hay ít nhất, một tính cách nhân vật. Chỉ khi đó, tính dục mới thoát ra sự tầm thường”. - “Về một diễn ngôn tính dục trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam (từ đầu thế kỉ 20 đến 1945)”, ThS Trần Văn Toàn, khoavanhoc.edu.vn, bài đăng ngày 18/3/2015, là một nghiên cứu về những diễn ngôn tính dục trong Việt Nam (từ đầu thế kỉ 20 đến 1945 từ sự vận động và biến đổi của thực tiễn nghiên cứu và tiếp nhận lí thuyết nước ngoài ở Việt Nam. Những quan điểm của Foucault hay Freud được trích dẫn trong bài viết này ít nhiều được chúng tôi tham khảo trong luận văn của mình. - “Tình dục trong điện ảnh dưới góc nhìn của xã hội học”, Xuân Hạ dịch theo Tạp chí xã hội học Nga, thegioidienanh.vn, bài đăng ngày 28/6/2019, diễn tả sự bùng nổ của vấn đề tình dục trong điện ảnh nói chung và điện ảnh Nga nói riêng dưới góc nhìn xã hội học. Từ chỗ là một nền điện ảnh “trong sạch nhất thế giới”, số lượng phim mô tả các cảnh tình dục tại Nga đã tăng lên nhanh chóng với tiêu chí thỏa mãn tình dục cho khán giả. Bài viết còn có những dẫn chứng rất hay khi trích dẫn về lịch sử của sự “xâm nhập”: “Liệu có đúng đắn không khi đưa những chuyện bí mật của chốn phòng the ra để tất cả mọi người cùng chiêm ngưỡng. Không thể nói rằng về nguyên tắc tình dục bị cấm đưa lên màn ảnh. Nghệ thuật là tác phẩm của ba vấn đề khởi thủy mà toàn bộ loài người đã trải qua: đấu tranh sinh tồn, duy trì giống nòi (tình yêu), cái chết. Điện ảnh so với các loại hình nghệ thuật khác, đề cập tới tình dục nhiều hơn”. Bài dịch còn đưa ra cho người đọc thông tin về những người tiên phong đưa tình dục vào trong điện ảnh một các mới mẻ và táo bạo, đó liệu có đúng đắn không khi đưa những chuyện bí mật của chốn phòng the ra để tất 7 cả mọi người cùng chiêm ngưỡng. Không thể nói rằng về nguyên tắc tình dục bị cấm đưa lên màn ảnh. Nghệ thuật là tác phẩm của ba vấn đề khởi thủy mà toàn bộ loài người đã trải qua: đấu tranh sinh tồn, duy trì giống nòi (tình yêu), cái chết. Điện ảnh so với các loại hình nghệ thuật khác, đề cập tới tình dục nhiều hơn.là đạo diễn người Đức R.Osvald. Từ những thước phim của mình, ông diễn tả được khát vọng của nhân dân bị đàn áp bởi chiến tranh thế giới thứ nhất, muốn thỏa mãn các nhu cầu sinh tồn của mình. Cũng trong thời kỳ này, trên màn ảnh các nước châu Âu chưa có những cảnh gợi tình bởi điện ảnh khi đó chịu sự kiểm soát mạnh mẽ bởi luật pháp, các tiêu chuẩn đạo đức định kiến xã hội, nhà thờ, trường học và gia đình. Sau đó, “điện ảnh tình dục ở phương Tây nhận được quyền công dân sau khi vượt qua được những phản kháng mạnh mẽ từ các thiết chế xã hội khác nhau - nhà thờ, phụ nữ, hội cha mẹ học sinh… Điều thú vị ở đây là lực lượng thành công hơn cả trong việc công kích điện ảnh tình dục không phải chính quyền mà từ khán giả, từ các đại diện của tầng lớp trung lưu, những người đã lập ra ủy ban quốc gia “vì những bộ phim hay nhất” vào những năm 1917. Kết quả của hoạt động tích cực của các thành viên ủy ban là việc thực hiện quan điểm điện ảnh “phim gia đình”, truyền bá cho các giá trị của tầng lớp trung lưu và có tác dụng “đạo đức” tích cực tới công chúng lao động”. Điện ảnh khi đó chịu sự kiểm soát đạo đức mạnh mẽ do tác động xã hội, nhà thờ, trường học, gia đình. Các nhà nghiên cứu cố gắng xác định sự khác nhau giữa những phạm vi và không phạm luật trong hành vi tình dục của bản thân dựa vào các thông số như địa vị xã hội, “lịch sử tình dục”. Những phỏng vấn đặt câu hỏi cho các tội phạm về việc làm quen với phim ảnh khiêu dâm. Trên thực tế, các tội phạm và các đối tượng bình thường khác tiếp xúc với phim khiêu dâm ở mức độ như nhau. đặc điểm tâm lý cá thể đượệnh lý nhân cách và thần kinh bất ổn, hướng nội và hướng ngoại. Những người thích các sản phẩm khiêu dâm thể hiện bệnh lý nhân cách và thần kinh bất ổn. Ngoài ra những người bị bệnh lý nhân cách thường chịu tác động tiêu cực của phim khiêu dâm: làm tăng sự phấn khích đối với bạn tình. Những người bị bệnh lý nhân cách và thần kinh bất ổn đòi hỏi xóa bỏ mọi hạn chế trong sản xuất và phổ biến sản phẩm tình dục. Qua đây có thể thấy được 8 tình dục có tác động mạnh mẽ tới nhận thức xã hội nói chung và công chúng điện ảnh nói riêng. Trong luận văn, chúng tôi đã tiếp thu một cách chọn lọc những quan điểm của bài viết trên, qua đó khảo sát, phân tích và lý giải sự dấn thân táo bạo của các đạo diễn nổi tiếng đã có nhiều cách tân khi thể hiện những vấn đề tình dục trong điện ảnh Pháp. Với thái độ nghiên cứu nghiêm túc, cái nhìn nhân văn trước vấn đề tình dục, những tác giả các bài viết trên đã mạnh và phân tích tình dục ở đa dạng góc nhìn, đồng thời chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong việc tiếp cận vấn đề nhạy cảm trên trong một số loại hình nghệ thuật như văn học, điện ảnh... Nhưng đa số các bài phê bình, cảm nhận vẫn chỉ dừng lại ở cảm xúc, cảm nghĩ đơn giản, được đăng tải rải rác mà chưa có quy mô, hệ thống. Và hầu như có rất ít bài viết đặt ra vấn đề tình dục trong điện ảnh đồng thời chỉ ra sự khác biệt, riêng biệt trong cách thể hiện tình dục giữa các đạo diễn. Nhìn chung, đứng trước một đề tài nhạy cảm và cấm kỵ, việc nghiên cứu bị chững lại là hoàn toàn hợp lý. 2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề tình yêu và tình dục trong ba phim Belle de Jour (Người đẹp ban ngày), L’Amant (Người tình), La Pianiste (Cô giáo dạy dương cầm) Ba bộ phim của điện ảnh Pháp mà người viết lựa chọn nghiên cứu là Belle de Jour (Người đẹp ban ngày), 1967; L'Amant (Người tình), 1992; La Pianiste (Cô giáo dạy dương cầm), 2001 là ba bộ phim có tầm nổi tiếng quốc tế, được giới phê bình đánh giá cao cả về doanh thu và nghệ thuật, được đông đảo công chúng trong nước Pháp và ngoài thế giới đón nhận. Vì lý do đó nên số lượng bài viết, nghiên cứu về ba bộ phim này rất phong phú. Tuy nhiên, do điều kiện tiếp cận tư liệu khó khăn, chúng tôi không thể tiếp cận được tất cả các nguồn tư liệu đa dạng nói trên mà chỉ có thể tiếp cận một số bài viết tiêu biểu và có liên quan trực tiếp đến luận văn. Đó là các bài viết ở một số cuốn sách được xuất bản tại một số trường đại học nổi tiếng như Texas, Standford… Bên cạnh đó người viết cũng đã tham khảo một số trang mạng nước ngoài uy tín như The Guardian, Chicago Sun-Times, The Tufts Daily,… có đăng tải, cập nhật một cách khá đầy đủ những bài viết phê bình, cảm 9 nhận về các bộ phim trên. Trong chương I của cuốn sách Wicked Cinema (Sex and Religion on Screen) [25], tác giả Daniel S. Cutrara có phân tích về phim Người đẹp ban ngày, chúng tôi xin được diễn giải theo cách chúng tôi hiểu đó là: Nhà làm phim với mong muốn được thể hiện những cảnh tình dục một cách tự do nhằm giải phóng suy nghĩ về những khuôn khổ để quy định quy ước khi thể hiện vấn đề nhạy cảm ra công chúng, người làm phim muốn sáng tạo, họ muốn được tự do trong cách thể hiện chủ đề tình dục, thoát ra khỏi sự bó buộc của các tổ chức xã hội, của hôn nhân và gia đình. Một trong những đạo diễn thời đó làm được điều này là Luis Buñuel với phim Người đẹp ban ngày năm 1967. Ông muốn người xem quan tâm đến những trải nghiệm tình dục của một người phụ nữ sống trong một gia đình thuộc tầng lớp tư sản giàu có nhưng ẩn chứa sâu bên trong là góc khuất tăm tối về mặt tình dục. Xuyên suốt bộ phim Người đẹp ban ngày, khán giả có thể thấy được sự phức tạp trong tiềm thức cùng những ham muốn đầy nhục dục của nhân vật nữ chính. Chúng ta rất khó bóc tách hiện thực và trí tưởng tượng của Severine. Có một phân cảnh khi Severine ngồi ngoài quán cafe, một người đàn ông đến trả cô tiền để cô tới lâu đài của ông ta. Cô nhận được lời đề nghị giả vờ là người con gái đã chết của ông ta và nằm trong quan tài còn ông ta thì bí mật thủ dâm dưới cỗ quan tài đó. Nhiều cảnh nóng trong phim làm người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác bởi sự kì dị với những hành động bất thường của từng nhân vật trong phim nhưng nằm ở đâu đó phim như hiện thực mà cũng như một giấc mơ mà Severine tưởng tượng ra trong sự khát dục bất tận của mình. Những cảnh phim như vậy cứ trở đi trở lại trong phim qua những trải nghiệm tình dục quái đản khiến chúng ta khó có thể hiểu được ý nghĩa giấc mơ của một người phụ nữ, hay phim của Luis Buñuel. Cũng trong cuốn sách Wicked Cinema (Sex and Religion on Screen) [25], tác giả Daniel S. Cutrara có chia sẻ các cảnh quan hệ tình dục được thực hiện một cách khéo léo chứ không phải sự mô phỏng như thực tế, bởi lẽ thông qua chỉnh sửa cẩn thận hoặc sự thay đổi góc máy quay một cách tinh tế thì khi đó với những cảnh phim liên quan giới tính, những cảnh nhạy cảm về tình dục người xem mới thấy được sự khéo léo cũng như ý đồ mà nhà làm 10 phim muốn thể hiện đủ sức thuyết phục người xem. Vào thời kỳ đầu của điện ảnh khi mà những cảnh thể hiện tình dục bước đầu được đưa vào phim những nhà làm phim lập luận rằng: “Thứ nhất tình dục đó là sự kết hợp hai con người lại với nhau. Thứ hai những cảnh quay thể hiện tình dục tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho người xem. Cái khó đó là làm sao thể hiện vấn đề nhạy cảm đó sao có thể là phù hợp. Những điều mà người đạo diễn muốn thể hiện trong một bộ phim mà quan niệm về tình dục vốn dĩ rất khó thể hiện: bộ phim bao gồm các cảnh đồng tính nam, đồng tính nữ và quan hệ tình dục khác giới…”. Tác giả cho rằng những gì đang diễn ra ngoài đời thật như thế nào thì diễn viên lúc này khi thể hiện vai diễn họ đảm nhận cần diễn xuất rất chân thật. Đây thực sự là một thử thách không chỉ diễn viên mà cả đoàn làm phim. Như vậy khi diễn viên thể hiện vai diễn với các cảnh quay thể hiện táo bạo tình dục… những hình ảnh, cảm giác của tình dục, hình ảnh thể hiện rất thực trước mắt người xem, chúng sẽ tác động rất lớn đến người xem các giới hạn khác nhau của đạo đức cũng như những tác động lên công chúng. The Guardian là một trong những trang báo điện tử rất thú vị, họ đặt chương trình làm việc của riêng mình. Báo điện tử này không bị thương mại chi phối và không bị ảnh hưởng bởi chủ sở hữu là các tỷ phú, chính trị gia hay cổ đông lớn... Không ai có quyền chỉ đạo, ép buộc tờ báo đó phải viết gì, xuất bản gì. Điều này hết sức quan trọng và tạo ra sự khác biệt trong giới truyền thông. Những bài viết thể hiện quan điểm trung trực là rất quan trọng. Trên website mà chúng tôi tham khảo tại tờ The Guardian đưa vào trong luận văn có nhà phê bình phim đã tóm tắt cho 11 người xem về những cột mốc quan trọng dẫn nhân vật chính trở thành gái điếm. Tác giả bài viết có những nhận xét về ký ức tuổi thơ của Severine “Như chìa khóa của tất cả là hai khoảnh khắc đáng kinh ngạc khi Severine bị tấn công bởi những ký ức thời thơ ấu của cô. Trong một lần, cô quá sợ hãi khi bị một người đàn ông lạm dụng và quấy nhiễu. Trong một lần khác, cô ấy ở trong nhà thờ, từ chối rước lễ, rõ ràng vì cô ấy cảm thấy bị ô uế bởi sự trưởng thành vô hình này…” để rồi chính người viết cũng đã đồng cảm với phim, nhận xét cuối của bài viết “Một bộ phim kỳ lạ và quyến rũ” [27]. Bản thân người viết thấy được những nội dung trong bài báo phân tích rất hay. Họ đã có những phân tích sâu cũng như dẫn chứng chuỗi các sự kiện trong phim đã giúp cho người xem có cái nhìn đa chiều mà bộ phim mang lại. Nhờ công cụ tâm lý học nên khi xem phim, người viết không chỉ thấy được sự tài tình dưới góc nhìn nghệ thuật bộ phim mang lại và cũng chính nhờ những phân tích tờ The Guardian đã giúp người viết cảm nhận thêm nhiều hướng mới cũng như tăng cường khả năng cảm thụ. Roger Ebert trở thành nhà phê bình phim của tờ Chicago Sun-Times năm 1967. Ông đã đoạt được giải thưởng thành tựu trọn đời của hội biên kịch, và bằng danh dự của Viện phim Mỹ và Đại học Colorado tại Boulder. Roger Ebert chia sẻ “Nó có thể là bộ phim thể hiện tình dục táo bạo nổi tiếng nhất của thời hiện đại, có lẽ ấn tượng nhất từ trước đến nay. Những ẩn ức chứa bên trong những cơ thể đẹp đẽ của một người phụ nữ đẹp, đoan trang, thùy mỵ lại chứa đựng trong đó sự mục 12 ruỗng về tâm hồn, thói hời hợt và giả tạo trong lối sống. Severine người luôn thể hiện sự đoan chính đã quay mặt đi khi nhìn thấy một cảnh bạo dâm nhưng sâu thẳm bên trong lại mong muốn có thể trải nghiệm điều đó. Giấc mơ đó là hình ảnh người chồng tra tấn vợ, để hai kẻ lái xe ngựa xé áo quần và hãm hiếp vợ mình. Severine đã chỉ ra hoàn cảnh đáng buồn của hiện thực. Cô không thỏa mãn và để bản thân chìm đắm vào trí tưởng tượng ngay trên chiếc giường ngủ của hai vợ chồng. Người đẹp ban ngày được nhìn thấy hoàn toàn qua con mắt của Severine, người vợ của bác sĩ phẫu thuật 23 tuổi, do Catherine Deneuve thủ vai nhân vật chính trong phim. Bunuel, ở tuổi 67 tuổi khi bộ phim được phát hành, dường như đạo diễn đã dành cả đời để làm những bộ phim ranh mãnh về địa hình bí mật của bản chất con người” [28]. Với những con người làm việc trong nhà chứa đó là vì tiền, thế nhưng với Severine thì khác nó như để thỏa mãn nhu cầu của tình dục của bản thân mình và còn nhiều điều khác nữa. Roger Ebert cũng cho phép người xem có cái nhìn tổng quan về phim để rồi ông kết luận rằng Bunuel một trong những đạo diễn vĩ đại nhất của hầu hết các đạo diễn, gần như khinh miệt về đánh bóng phong cách. Là một người người siêu thực, Bunuel luôn hoài nghi về bản chất con người nhưng bằng tài năng của mình cùng sự táo bạo trong suy nghĩ, ông đã cho đông đảo công chúng thấy được những vùng tăm tối sâu thẳm, những ẩn ức tình dục luôn tồn tại bên trong con người hiện đại. Trang điện tử The Tufts Daily đã mô tả rằng “Người đẹp ban ngày là một bức chân dung oi bức thời bấy giờ” [29]. Tommy Gillespie chia sẻ “Khi thấy mình không thể cảm thấy bất kỳ ham muốn thể xác nào đối với Pierre, người chồng bác sĩ đàng hoàng nhưng vô cùng nhạt nhẽo, Severine đã phải tìm đến với những tưởng tượng tình dục nhảm nhí, nhục nhã và buồn bã. Liệu những tưởng tượng này có liên quan đến lạm dụng tình dục trong quá khứ bị đe dọa trong một vài cảnh hồi tưởng dòng ý thức hay không hãy để cho khán giả quyết định”. Tác giả bài viết cũng đã tóm tắt ngắn gọn về cốt truyện của phim để rồi tác giả có nhận định rằng “Sự tồn tại hai mặt thấm vào bộ phim là hoàn toàn có triệu chứng của cuộc khủng hoảng lớn hơn đang kẹp chặt xã hội Pháp vào giữa những năm 1960. Mặc dù Severine sống tại 13 một trong những căn hộ rộng rãi ở Paris, thường xuyên tham gia câu lạc bộ quần vợt đồng quê và những chuyến đi chơi trượt tuyết vào cuối tuần nhưng Severine luôn có cảm giác bất mãn mạnh mẽ và luôn khao khát vùng lên khi bị kìm nén dưới bề mặt tâm lý. Giống như Severine, xã hội Pháp đã chán ngấy với thế giới đó và sẵn sàng giải phóng những dòng suy nghĩ và nhóm người bỏ qua trước đó. Đó là hiệu ứng đáng nói nhất của Người đẹp ban ngày: Câu chuyện của nó nắm bắt cả một xã hội ngay trước khi một sự chuyển đổi căn bản”. Phim Người tình từ khi ra mắt công chúng năm 1992 cũng nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng và dư luận thế giới với cuộc thảo luận, những ý kiến vô cùng thú vị. Đặc biệt là bài viết “Marguerite Duras’s The Lover: But, but, but… did it really happen?” [30] được đăng tải trên website của Trường Đại học Stanford. Tác giả cuốn tiểu thuyết trong cuộc phỏng vấn đã chia sẻ: “Tôi thề. Tôi thề tất cả. Tôi chưa bao giờ nói dối trong một cuốn sách. Hoặc thậm chí trong cuộc sống của tôi. Ngoại trừ đàn ông. Không bao giờ”. Bài viết đã tóm tắt lại cuộc đời của nữ nhân vật chính trong cuốn tiểu cũng như gia đình cô cùng những nhân vật xung quanh đã có những tác động đến cuộc đời cô như thế nào. Càng thú vị hơn đó là những quan tâm về người yêu anh chàng Hoa Kiều có thực sự tồn tại hay không. Và theo tác giả thì anh chàng Hoa Kiều này không hấp dẫn, đồi truỵ nhưng lại là người giàu có chủ của đồn điền thời bấy giờ. Bài viết còn trích dẫn cho người xem thấy được nơi ở cũng như gia thế với những hình ảnh minh họa thực tế sống động cũng như cuộc đời của anh chàng Hoa Kiều này. Và cuối cùng bài viết có đánh giá “Người tình là một tác phẩm nghệ thuật hơn là một cuốn hồi ký. Và sáng tạo lớn hơn là cái trong đầu Duras: phát minh ra một tình yêu không chết vang dội suốt đời”. Từ bài viết này, người viết đã khám phá nhiều điều thú vị đó là cuộc phỏng vấn chính tác giả của cuốn tiểu thuyết và được dựng thành phim sau này. Tác giả đã có những chia sẻ rất thẳng thắng và mô tả về tác phẩm của bà. Gia đình nơi tuổi thơ của tác giả đầy thăng trầm. Có thể tại thời điểm đó là sự tột cùng của đau khổ nhưng sau đó được tác giả hồi tưởng và tái hiện lại để giờ đây người xem có cơ hội thưởng thức tác phẩm hay đến như vậy. Qua đây có thể thấy được sự thành công của nhà 14 làm phim đã có sự tái hiện rất hay và thấy được những gì mà tác giả thể hiện qua văn học giờ đây tác phẩm đó được chuyển thể thành phim. Bộ phim điện ảnh này được người viết chọn nghiên cứu vì rất nhiều những hình ảnh tái hiện lại nơi người viết đang sống. Một Sài Thành hoa lệ, một miền Nam rất đỗi thân thương thân thương. Phim Cô giáo dạy dương cầm ra đời năm 2001 đã gây nên một tiếng vang lớn khi được công chiếu. Bộ phim cho người xem thấy được tài năng sáng tạo của nhà làm phim. Bộ phim mô tả hành vi bạo lực, những cú sốc cũng như chấn thương về mặt tâm lý của từng nhân vật khác nhau và hơn hết âm nhạc như chỉ là cái cớ để những con người đến với nhau. Họ cố đem đến tình yêu cho nhau nhưng tất cả đều thất bại. Phim mô tả chân dung Erika, một giáo viên piano nghiện tình dục, sống với người mẹ hà khắc luôn muốn nắm quyền kiểm soát cô con gái quá tuổi 40. Cả hai đều có cách hành xử kỳ lạ ngay trong chính gia đình họ đang sống. Tình dục trong phim cho người xem góc khuất tâm hồn của từng nhân vật trong phim. Tại liên hoan phim 2001 tổ chức Luân Đôn Vương Quốc Anh, trên trang báo điện tử The Guardian đăng ngày 9 tháng 11 năm 2001 có chia sẻ “Phim khai thác đề tài tình yêu và dục vọng một cách chân thật” [31]. Bài báo tổng hợp những tâm trạng của khán giả khi xem xong bộ phim “cảm giác vui, buồn, tức giận và cũng có những đồng cảm cho mỗi nhân vật”. Bài viết đã tóm tắt cũng như mô tả những nhân vật trong phim. Họ mô tả vị giáo sư âm nhạc thật xinh đẹp, thông minh thế nhưng cô lại 15 là người không khéo léo trước những người học trò đang theo cô học. Cô luôn làm nhục những người học trò giỏi của cô, bên cạnh đó khi trở về nhà mẹ cô lại là người thường xuyên bắt nạt cũng như khủng bố cô, luôn truyền trong cô sự đố kỵ trong lĩnh vực cô đang giảng dạy. Kỷ luật khắc khe trong đời sống âm nhạc thì bên cạnh đó cô lại là người bạo dâm cùng nhiều nghi thức rùng rợn trong tình dục. Trong cô luôn hiện hữu những cơn ghen tuông điên cuồng và đã gây ra cuộc trả thù cay độc mà người xem sẽ không bao giờ có thể nghĩ cô giáo có thể đối xử với người học trò như thế. Tình dục, nhu cầu, cách họ thể hiện và bạo lực đã phá đi mong ước tốt đẹp đem đến cho nhau. Bộ phim thể hiện tình dục một cách rất táo bạo. Những cảnh nóng thể hiện một cách chân thật với những cảnh quay rất tinh tế. Phim mang lại những thành công vang dội dội ngay từ những ngày đầu công chiếu. Phim đã mang lại doanh thu lớn cũng như hang loạt giải thưởng danh giá. Nhà làm phim đã để lại thông điệp rõ ràng. Phần viết trên là một trong những tài liệu người viết đã chọn phục vụ cho nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài, riêng tại Việt Nam, chưa nhiều những công trình về ba bộ phim này mà cũng chỉ có một số ít bài viết, bài điểm phim, bài phỏng vấn trên tạp chí và trên các trang mạng như: “Người tình - khi tình yêu được tình dục dẫn đường”, Anh Trâm, vnexpress.net, bài đăng ngày 21/3/2014; “Người tình của Jean-Jacques Annaud”, Nguyễn Trường Uy, tuoitre.vn, bài đăng ngày 22/01/2015; Báo Tuổi Trẻ trong bài đăng ngày 10/6/2018 mang tên 16 “Top 10 phim 'ướt át' và gợi tình nhất thế giới” [19] có điểm đến hai phim Cô giáo dạy dương cầm và Người đẹp ban ngày đang được chọn nghiên cứu... Có thể kể đến bài viết với tiêu đề “Người tình - khi tình yêu được tình dục dẫn đường” của tác giả Anh Trâm đăng trên báo Vnexpress ngày 21/3/2014, ngoài những hình ảnh tác giả mô tả về bộ phim cùng những phân tích hay về sự diễn xuất rất tốt của các diễn viên thì song song đó là những cảm nhận rất hay dành cho bộ phim “L’Amant là một hồi ức đẹp về tình yêu đã mất. Thông qua cái nhìn hồi tưởng, những nét xấu xí bị tước bỏ đi, chỉ còn những dịu ngọt ở lại. Bộ phim có thể khiến cho những người thực tế nhăn mày, nhưng lại dễ chịu, duyên dáng vô song đối với những người yêu sự gợi cảm và lãng mạn”. Tác giả cũng đưa những nhìn nhận về tình yêu, tâm lý cũng như có những phân tích hay cho sự thành công của phim. Tác giả Yến Lê trong bài viết được đăng trên báo Đời sống pháp luật, cho rằng phim “Người tình là tác phẩm tình dục táo bạo nhất thế giới” với những phân tích như sau: “Một người đàn ông Hoa kiều 36 tuổi, một cô nữ sinh Pháp 15 tuổi rưỡi. Dường như không có điều gì chung giữa họ. Một người đàn ông dày dạn, phong sương cùng một cô gái mới lớn mong manh. Điều gì có thể xảy ra giữa họ được? Tuy nhiên, cái chẳng có điều gì chung ấy lại là một ma lực đẩy họ đi vào trong nhau với tình yêu, tình dục cuồng nhiệt và cả sự thương xót. Yêu đến độ không dám nhận là mình yêu cho đến khi chia lìa, yêu đến độ cuối đời gặp vẫn còn yêu nhau, yêu đến khi chết đi. Hai người sống với nhau trong một mối quan hệ phức tạp, giữa yêu và lòng tự trọng, giữa tình cảm yêu đương đơn thuần và quan hệ thể xác mãnh liệt, một mối quan hệ xuất phát từ những khát khao nhục dục và sự đau khổ. Một tình yêu phải gồng mình chống lại bao rào cản tuổi tác, văn hóa, gia đình và cả những định kiến xã hội khắt khe” [21]. Tác giả Yến Lê đã có những cảm xúc tinh tế và cái nhìn trìu mến dành cho bộ phim, một cái nhìn cảm thông và thấu hiểu trước tình yêu ngang trái bất chấp sự lệch pha về tuổi tác, địa vị xã hội. Những bài viết trên hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc kể lại nội dung, thêm vào đó phân tích một số những cảnh quay gây ấn tượng với đa số khán giả mà chưa có sự liên kết, áp dụng chuyên sâu những lý thuyết điện ảnh. Hiện nay, không có 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan