Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tình hình khai thác giống và đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi sò huyết anadara...

Tài liệu Tình hình khai thác giống và đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi sò huyết anadara granosa (linnaeus, 1758) tại vùng biển an minh tỉnh kiên giang

.PDF
66
486
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN THỊ BÍCH HỢP TÌNH HÌNH KHAI THÁC GIỐNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI SÒ HUYẾT Anadara granosa (Linnaeus, 1758) TẠI VÙNG BIỂN AN MINH TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN THỊ BÍCH HỢP TÌNH HÌNH KHAI THÁC GIỐNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI SÒ HUYẾT Anadara granosa (Linnaeus, 1758) TẠI VÙNG BIỂN AN MINH TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 60620301 Quyết định giao đề tài: Quyết định thành lập HĐ: Ngày bảo vệ: Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN Đ ÌNH MÃO Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. L ẠI VĂN HÙNG Khoa sau đại học: KHÁNH HÒA - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Tình hình khai thác giống và đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi sò huyết Anadara granosa (Linnaeus, 1758) tại vùng biển An Minh, tỉnh Kiên Giang’’là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Khánh Hòa, ngày 29 tháng 09 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bích Hợp iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban trường Đại học Nha Trang, các thầy cô Viện nuôi trồng Thủy sản Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này. Xin gửi lời cảm ơn đến Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các hộ khai thác sò huyết giống huyện An Minh tỉnh Kiên Giang đã cung cấp thông tin để tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin được cảm ơn sâu sắc nhất đến Ba, Mẹ cùng những người thân trong gia đình đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể học tập cũng như hoàn thành luận văn này. Khánh Hòa, ngày 29 tháng 09 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bích Hợp iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................3 1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện An Minh ............................................3 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 3 1.1.1.1. Vị trí địa lý ..........................................................................................................3 1.1.1.2. Địa hình ..............................................................................................................4 1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu ................................................................................................ 4 1.1.1.4. Chế độ thủy văn .................................................................................................5 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện An Minh ...........................................................5 1.1.2.1. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP ...................................................................5 1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ............................................................... 9 1.2. Tình hình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản của sò huyết .........................9 1.2.1. Vị trí phân loại .......................................................................................................9 1.2.2. Đặc điểm sinh học của sò huyết ..........................................................................11 1.2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng .......................................................................................13 1.2.2.3. Phương thức bắt mồi và dinh dưỡng ................................................................ 14 1.2.2.4. Đặc điểm sinh sản và nghiên cứu sản xuất giống .............................................15 v CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................22 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................22 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .............................................................................23 2.3. Phương pháp điều tra .............................................................................................. 23 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................24 2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu: ...........................................................................25 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 26 3.1. Hiện trạng nguồn lợi sò huyết giống ......................................................................26 3.1.1. Các yếu tố môi trường .........................................................................................26 3.1.2. Bãi sò huyết giống tự nhiên .................................................................................27 3.1.3. Mùa vụ xuất hiện các bãi sò huyết giống ............................................................ 27 3.1.4. Mật độ khai thác sò huyết giống..........................................................................27 3.1.5. Kích thước khai thác sò huyết giống ...................................................................27 3.2. Thông tin kinh tế - xã hội các hộ khai thác sò huyết giống ....................................28 3.2.1. Độ tuổi hộ khai thác sò huyết giống ....................................................................28 3.2.2. Trình độ học vấn hộ khai thác sò huyết giống ....................................................29 3.2.3. Nhân khẩu và số lao động chính trong hộ gia đình khai thác sò huyết giống ....30 3.2.4. Kinh nghiệm khai thác.........................................................................................31 3.2.5. Hình thức khai thác.............................................................................................. 32 3.2.6. Công tác khuyến ngư ........................................................................................... 33 3.3. Hiện trạng khai thác sò huyết giống .......................................................................34 3.3.1. Phương pháp khai thác ........................................................................................34 3.3.2. Sản lượng khai thác ............................................................................................. 35 3.3.3. Tiêu thụ sản phẩm ............................................................................................... 37 vi 3.3.4. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................37 3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn nguồn lợi sò huyết giống tại huyện An Minh ........38 3.4.1. Giải pháp khoa học công nghệ ............................................................................38 3.4.2. Giải pháp về kinh tế - xã hội ...............................................................................39 3.4.3. Giải pháp về nghề khai thác sò huyết giống ........................................................39 3.4.4. Giải pháp về bảo vệ nguồn lợi sò huyết giống ....................................................39 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................40 4.1. Kết luận...................................................................................................................40 4.1.1. Hiện trạng nguồn lợi sò huyết giống ...................................................................40 4.1.2. Thông tin kinh tế - xã hội các hộ khai thác sò huyết giống .................................40 4.1.3. Hiện trạng khai thác sò huyết giống ....................................................................41 4.2. Khuyến nghị ...........................................................................................................41 4.2.1. Để quản lý tốt nghề khai thác sò huyết giống tự nhiên .......................................41 4.2.2. Thành lập các khu bảo tồn ...................................................................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 43 PHỤ LỤC ........................................................................................................................1 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI CV Công suất máy ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long UBND Ủy ban nhân dân ĐVTM Động vật thân mềm RNM Rừng ngập mặn NTTS Nuôi trồng thủy sản TW Trung ương CN – BCN Công nghiệp – Bán công nghiệp viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang ................................................................ 3 Hình 1.2. Sò huyết Anadara granosa (Linaeus, 1758) .................................................10 Hình 2.1. Bảng đồ địa điểm thu mẫu .............................................................................22 Hình 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ....................................................................23 Hình 3.1. Độ tuổi của các chủ hộ khai thác thủy sản ....................................................29 Hình 3.2. Trình độ học vấn của chủ hộ khai thác sò huyết giống .................................29 Hình 3.3. Số nhân khẩu trong hộ gia đình khai thác sò huyết giống............................. 30 Hình 3.5. Số năm kinh nghiệm của các hộ khai thác sò huyết giống ................. 32 Hình 3.6. Hình thức khai thác sò huyết giống .................................................... 33 Hình 3.7. Công tác khuyến ngư........................................................................... 34 Hình 3.8. Phương tiện khai thác sò huyết giống ................................................. 35 Hình 3.9. Sản lượng khai thác sò huyết giống Đối với hộ khai thác (n=36) ...... 36 Hình 3.10. Nơi tiêu thụ sò huyết giống...............................................................37 ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tổng giá trị GRDP giai đoạn 2005 – 2013 [29]..............................................5 Bảng 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế [29] .....................................................................6 Bảng 1.3. Hiện trạng thủy sản huyện An Minh 2005 – 2013 [29] ..................................8 Bảng 1.4. Sự thích nghi của sò huyết đối với nền đáy [12] ..........................................13 Bảng 3.1. Các yếu tố môi trường huyện An Minh qua các tháng điều tra ......... 26 Bảng 3.2. Thời gian xuất hiện sò huyết giống .................................................... 28 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Sò huyết là một trong những loài động vật thân mềm có giá trị kinh tế, có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao.Chính vì vậy mà nghề nuôi sò huyết đang ngày càng phát triển, tỉ lệ khai khác sò huyết giống ngày càng nhiều và mang tính hủy diệt.Từ thực tiễn trên việc điều tra hiện trạng nguồn lợi sò huyết giống tự nhiên tại huyện An Minh là rất cần thiết.Tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tình hình khai thác giống và đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi sò huyết Anadara granosa (Linnaeus, 1758) tại vùng biển An Minh, tỉnh Kiên Giang’’. - Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng khai thác sò huyết tại huyện An Minh. Trên cơ sở đó, xây dựng các biện pháp nhằm bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi sò huyết giống tự nhiên. - Phương pháp nghiên cứu: Điều tra ngoài thực địa phỏng vấn trực tiếp ngư dân khai thác sò huyết giống, các hộ nuôi thương phẩm và các thương nhân buôn bán sò huyết giống thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn chuẩn về khai thác sò huyết giống tự nhiên. Sử dụng phần mềm Microsoft Excell để phân tích và xử lý số liệu. - Kết quả nghiên cứu: Hiện trạng môi trường vùng khai thác sò huyết giống huyện An Minh: Vùng khai thác sò huyết giống huyện An Minh có chất đáy bùn, bùn cát; nhiệt độ dao động từ 26,5 - 31oC, nhiệt độ trung bình là 28oC; độ mặn biến động trong khoảng 15 – 25 ‰; pH dao động từ 7,0 – 8,6. Điều kiện tự nhiên nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng của sò huyết. Mùa vụ khai thác từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau.Mật độ sò huyết giống xuất hiện không nhiều, trung bình tại các điểm có sò giống từ 2 – 10 km2. Số hộ khai thác ở độ tuổi trên 40 chiếm tỉ lệ cao nhất 50% trong tổng số hộ điều tra; kế đến các hộ có độ tuổi từ 30 – 40 chiếm tỉ lệ 27,78%; số hộ có độ tuổi dưới 30 chiếm 22,22%. Đa số những hộ tham gia khai thác sò huyết giống trình độ học vấn rất thấp, cấp I chiếm 63,89%; cấp II chiếm 36,11%. Các gia đình từ 3 – 4 nhân khẩu chiếm tỉ lệ cao nhất 41,67%; gia đình dưới 3 nhân khẩu chiếm tỉ lệ đến 38,89%; gia xi đình từ 4 nhân khẩu trở lên chiếm 19,44%. Với lực lượng lao động như thế thì trong một gia đình, với số lao động chính từ 3 – 4 chiếm tỉ lệ rất thấp 27,78%; trong khi đó số lao động chính trong hộ từ 3 người trở xuống chiếm tỉ lệ rất cao 72,22%. Các hộ ngư dân có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác sò huyết giống chiếm tỷ lệ rất cao, trên 15 năm kinh nghiệm chiếm 63,89%; số hộ có kinh nghiệm từ 10 – 15 năm chiếm tỉ lệ 25%; dưới 10 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất 11,11%. Mặc dù đã khai thác nhiều năm nhưng số hộ tham gia các lớp tập huấn rất ít, số hộ không tham gia chiếm 69,44%, trong khi đó số hộ tham gia chỉ chiếm 30,56%. Các hộ khai thác sò huyết giống sử dụng xuồng máy để khai thác sò huyết giống chiếm 63,89%, đi bộ để khai thác sò huyết giống chỉ chiếm 36,11 %. Sản lượng khai thácđược từ 40 – 50 kg chiếm tỉ lệ cao nhất 52,78%, số hộ khai thác từ 50 kg trở lên chiếm 36,11% và số hộ khai thác dưới 40kg chỉ chiếm 11,11%. Nghề cào sò huyết giống mang lại thu nhập 200.000 - 300.000 đồng/ngày. Sau mỗi vụ có thể thu nhập trên 20 triệu đồng từ cào sò huyết giống. Hộ khai thác sò huyết giống bán cho thương lái chiếm tỉ lệ cao nhất 44,44%, kế đến là hộ khai thác tự nuôi chiếm tỉ lệ 36,11% và hộ nuôi thương phẩm chiếm tỉ lệ 19,44%. - Đề xuất giải pháp: + Cần ưu tiên thực hiện các đề tài liên quan đến sản xuất nhân tạo giống sò huyết nhằm giảm áp lực khai thác sò huyết giống tự nhiên. + Hỗtrợ ngư dân được vay vốnvới chính sách ưu đãi và đào tạo chuyển đổi nghề cho ngư dân.Chính quyền địa phương phải tổ chức khảo sát, xác định kích cỡ, mùa vụ khai thác sò huyết giống để khuyến cáo các hộ khai thác. + Tăng cường hơn nữa công tác truyền thông về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đào tạo, chuyển đổi nghề cho các hộ khai thác sò huyết giống. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi khai thác sò huyết giống không đúng kích cỡ cho phép và khai thác quá mức. Cần thành lập các khu bảo tồn phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện An Minh. + Cần nghiên cứu sản xuất sò huyết giống nhân tạo để cung cấp cho các hộ nuôi thương phẩm và thả ra môi trường tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi giống sò huyết. Từ khóa: khai thác, sò huyết, nguồn lợi, An Minh. xii MỞ ĐẦU Sò huyết là một trong những loài động vật thân mềm rất có giá trị kinh tế, hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn so với các động vật thân mềm khác như vẹm vỏ xanh, sò lông...Giá trị kinh tế của sò huyết có thể so sánh ngang hàng với một số đối tượng hải sản xuất khẩu như tôm biển, cá thu…[25]. Vì thế, nhu cầu tiêu thụ sò huyết trong nước ngày càng cao.Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, nghề nuôi thương phẩm sò huyết phát triển và hiện nay diện tích nuôi sò đang ngày càng được mở rộng.Tuy nhiên, chúng ta chưa thể sinh sản nhân tạo sò huyết giống, nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi sò huyết hiện nay chủ yếu do đánh bắt từ tự nhiên.Bên cạnh đó, người dân đã khai thác sò huyết giống với cường độ cao và mang tính hủy diệt[4].Trong các báo cáo về nguồn lợi sò huyết, sản lượng sò huyết ở nhiều địa phương có nguy cơ bị giảm sút nghiêm trọng [16].Hiện nay, nếu chúng ta không có biện pháp chủ động bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn sò huyết giống tự nhiên thì trong tương lai không xa, sò huyết sẽ bị xóa sổ trong danh mục các loại động vật thân mềm. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở trên, việc điều tra hiện trạng nguồn lợi sò huyết giống tự nhiên tại huyện An Minh là rất cần thiết.Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững nghề này cho địa phương. Được sự phân công của Viện Nuôi trồng Thủy sản, tôi đã được phép thực hiện đề tài “Tình hình khai thác giống và đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi sò huyết Anadara granosa (Linnaeus, 1758) tại vùng biển An Minh, tỉnh Kiên Giang’’. Mục tiêu của đề tài: Đánh giá tình hình khai thác sò huyết tại huyện An Minh.Trên cơ sở đó xây dựng các biện pháp nhằm bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi sò huyết giống, góp phần phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản vùng bãi bồi huyện An Minh. Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để định hướng phát triển nghề khai thác sò huyết giống tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. 1 Ý nghĩa thực tiễn: Định hướng phát triển nghề khai thác sò huyết giốngtheo hướng bền vững. Nâng cao trình độ cho ngư dân, góp phần nâng cao đời sống và hiệu quả kinh tế cho ngư dân sống bằng nghề khai thác sò huyết giống. Nội dung nghiên cứu: Hiện trạng nguồn lợi sò huyết giống huyện An Minh. Hiện trạng kinh tế-xã hội huyện An Minh. Hiện trạng khai thác sò huyết giống tại huyện An Minh. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý nghềkhai thác sò huyết giống tại huyện An Minh phát triển theo hướng bền vững. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện An Minh 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý An Minh nằm trong vùng U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thành phố Rạch Giá 55 km về phía Nam, địa giới hành chính của huyện An Minh được xác định như sau: Phía Đông giáp huyện U Minh Thượng. Phía Tây giáp biển Tây. Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau. Phía Bắc giáp huyện An Biên. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 59.050 ha, dân số 117.883 người, mật độ dân số đạt 200 người/km2, chiếm 9,3% về diện tích và khoảng 6,76% về dân số tỉnh Kiên Giang. Toàn huyện được chia thành 10 xã và 01 thị trấn [31]. Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang[31] 3 1.1.1.2. Địa hình Địa hình của huyện An Minh tương đối bằng phẳng nhưng bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch. Hướng dốc chính từ phía Đông (giáp với U Minh Thượng) sang phía Tây (giáp với biển Tây), độ cao trung bình từ 0,45 – 0,5m. Địa hình của huyện có thể chia làm 4 khu vực sau [31]: Khu vực ven biển Tây: độ cao trung bình từ 0,2 – 0,4m so với mực nước biển. Khu vực kênh Cán Gáo và kênh chống Mỹ: độ cao trung bình 0,2 – 0,3m. Khu vực phía Tây kênh Cán Gáo đến kênh KT1: độ cao trung bình 0,2 – 0,4m. Khu vực từ kênh KT1 đến giáp U Minh Thượng: độ cao trung bình lớn nhất dao động từ 0,6 – 0,8m so với mặt nước biển. An Minh là huyện nằm giáp biển vì thế có sự bồi tụ đất hàng năm của vùng giáp biển Tây, chất đất trong huyện hầu hết là đất thịt có cấu trúc địa tầng yếu. Dọc theo ven biển là các bãi bùn. 1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu Huyện An Minh của tỉnh Kiên Giang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc tính chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nóng ẩm quanh năm. Các đặc trưng đó là [31]: Năng lượng bức xạ dồi dào: trung bình khoảng 154 Kcal/cm2/năm, nắng nhiều (trung bình 5,4 – 6,6 giờ/ngày). Nhiệt độ cao đều quanh năm (trung bình 27,2 – 27,6oC). Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn. Ít có thiên tai, rất thuận lợi cho thâm canh năng suất và tăng vụ một cách ổn định. Lượng mưa lớn (khoảng 2.068 mm/năm) gấp 1,3 – 1,5 lần các tỉnh phía Đông đồng bằng sông Cửu Long.Mùa mưa đến sớm và kéo dài 6 – 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 11) chiếm 92% tổng lượng mưa cả năm.Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.Mùa khô kéo dài gây tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là trong các tháng cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Những năm mưa ổn định có thể sản 4 xuất được 2 – 3 vụ, nhưng những năm mưa muộn, hạn Bà Chằng hoặc mùa mưa kết thúc sớm sẽ gây bất ổn định cho sản xuất 2 vụ lúa. 1.1.1.4. Chế độ thủy văn An Minh là huyện nằm giáp với biển Tây, nơi có nhiều kênh, rạch chảy qua. Một số tuyến kênh lớn ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của huyện như kênh Chống Mỹ, kênh thứ 9, kênh Hãng, kênh Ngã Bát… Hệ thống thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng trực tiếp vào chế độ bán nhật triều của biển Tây cùng hệ thống kênh trên địa bàn huyện[31]: Tài nguyên thủy sản An Minh là huyện tiếp giáp với biển có điều kiện để nuôi trồng thủy sản ở các bãi triều, rừng tràm và nuôi xen với lúa. Diện tích nuôi sò và các loại động vật thân mềm lên tới 2.354ha, mô hình nuôi tôm chuyên, tôm lúa, tôm dưới tán rừng 41.645ha, nuôi cua xen lúa 38.420ha, nuôi cá nước ngọt các loại 1.800ha.Ngoài ra, An Minh có 383 phương tiện khai thác thủy sản với công suất 10.000 CV [31]. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện An Minh 1.1.2.1. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP Bảng 1.1. Tổng giá trị GRDP giai đoạn 2005 – 2013 [31] Tốc độ tăng trưởng (%) Chỉ tiêu Tổng GRDP Nông, lâm, TS Công nghiệp (tỷ đồng) – xây dựng Dịch vụ GRDP bình quân đầu người (tỷ/người) 2005 2010 2013 20062010 20102013 433,84 877,03 2.901 15,12 14,01 359,76 671,9 2.040,68 13,31 12,13 50,58 121,75 464,58 19,21 11,98 6.960.000 16.020.000 28.500.000 362.800 417.400 5 Tổng GRDP của huyện liên tục tăng từ 433,84 tỷ đồng năm 2005 lên 877,03 tỷ đồng năm 2010 và 2,901 tỷ đồng năm 2013. Trong đó, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp – xây dựng 359,76 tỷ đồng năm 2005 lên 671,9 tỷ đồng năm 2010 và 2.040,68 tỷ đồng năm 2013; về dịch vụ từ 50,58 tỷ đồng năm 2005 lên 121,75 tỷ đồng năm 2010 và 464,58 tỷ đồng năm 2013. GRDP bình quân trên đầu người tăng từ 6.960.000 tỷ/người năm 2005 lên 16.020.000 tỷ/người năm 2010 và 28.5000.000 tỷ/người năm 2013. Tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2006 – 2010 tăng 15,1%; trong đó nông lâm thủy sản tăng 13,3%; công nghiệp xây dựng tăng 28,8% và dịch vụ tăng 19,2%. Thời gian này tăng trưởng kinh tế của huyện cao là do mở rộng sản xuất trong nông nghiệp, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh. Công nghiệp xây dựng có các sản phẩm mới như: chế biến thủy sản, nước khoáng và nguồn vốn đầu tư tăng nhanh. Từ đó, kéo theo sự phát triển nhanh của khu vực dịch vụ. Giai đoạn 2011 – 2013 tăng trưởng kinh tế đạt 14,01%; trong đó nông lâm thủy sản 12,1%; công nghiệp xây dựng 30,2% và dịch vụ 12% [31]. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế [31] Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm từ 80% năm 2005 xuống 69,5% năm 2013; tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 4,7% lên 13,3% và dịch vụ từ 14,7% lên 17,2%. Bảng 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế [31] Chỉ tiêu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (%) 2005 2010 2013 Nông, lâm, thuỷ sản 80,58 73,95 69,53 Công nghiệp – xây dựng 4,72 9,15 13,26 Dịch vụ 14,7 16,9 17,21 100 100 100 80,58 73,95 69,53 19,42 26,05 30,47 100 100 100 Chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp kinh tế theo nông nghiệp và phi Phi nông nghiệp nông nghiệp (%) 6 Trong khu vực nông lâm thủy sản, cơ cấu sản xuất có sự chuyển dịch đáng kể từ tình trạng độc canh cây lúa là chủ yếu sang các mô hình sản xuất lúa – nuôi trồng thủy sản, nuôi các loại động vật thân mềm… Trong công nghiệp, tỷ trọng các sản phẩm chế biến có giá trị ngày càng tăng cao như thủy sản đông lạnh, nước khoáng… Tỷ trọng các ngành vận tải, bưu chính viễn thông… cũng có xu hướng tăng lên trong cơ cấu dịch vụ. 1.1.2.2. Khái quát tình hình phát triển ngành thủy sản Thực trạng phát triển các ngành lĩnh vực thủy sản An Minh là huyện có tiềm năng phát triển thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản. Trong những năm qua, mô hình NTTS phát triển từng bước có hiệu quả với việc nuôi động vật thân mềm vùng bãi triều, nuôi tôm chuyên, tôm lúa, tôm cá, nuôi cua, dưới tán rừng, trong ruộng lúa… Diện tích, sản lượng nuôi trồng từ 3,024ha – 5,920ha năm 2005 tăng lên 29,641 – 80,407tấn năm 2013 [31]. Diện tích, năng suất tôm nuôi tăng nhanh từ27,994ha – 0,21tấn/ha năm 2005 lên 40,951 ha – 0,33 tấn/ha năm 2013. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp quy mô không ổn định, diện tích chuyên tôm đạt 1,676 ha năm 2013; nuôi tôm dưới tán rừng 7,723ha; tôm lúa 37,549ha.Diện tích nuôi tôm tập trung tại 10 xã và 01 thị trấn [31]. Diện tích nuôi cua xen lúa từ 100ha năm 2010 tăng lên 35,976ha năm 2013. Diện tích nuôi cá phát triển không ổn định từ 1000ha năm 2005 còn 732ha năm 2010 và tăng lên 1,676ha năm 2013. Phân bố chủ yếu ở các xã Thuận Hòa, Đông Hòa, Đông Thạnh, Tân Thạnh, Đông Hưng, Đông Hưng B, Vân Khánh Tây [31]. Nuôi sò huyết vùng bãi triều diện tích tăng giảm không ổn định do dịch bệnh, từ 753ha năm 2005 còn 175ha năm 2010 và 1.504ha năm 2013. Ngoài ra, các loại thân mềm khác cũng được nuôi từ 2011 là 300ha [31]. Về khai thác thủy sản: công suất bình quân/ phương tiện tăng từ 21,05CV năm 2005 lên 77,42CV năm 2013; số lượng tàu có công suất từ 400CV trở lên tuy tăng nhanh từ 03 chiếc năm 2005 lên 22 chiếc năm 2013, nhưng đến năm 2013 chỉ chiếm 7 5,7% tổng số phương tiện khai thác của huyện. Sản lượng khai thác tăng từ 4.800 tấn năm 2005 lên 0.375 tấn năm 2013 [31]. Bảng 1.3.Hiện trạng thủy sản huyện An Minh 2005 – 2013 [31] Thực hiện qua các năm STT Chỉ tiêu Tổng số phương tiện (chiếc) I II Khai thác thủy sản 2005 2010 2013 20062010 20112013 225 426 383 13,62 (-)3,48 3 11 22 29,67 25.99 > 400 CV Tổng công suất (CV) 4.737 23.366 29.652 37,6 8,27 Bình quân mã lực (CV/chiếc) 21,05 54,85 77,42 21,11 12,17 Tổng số lao động (người) - - 2.250 - - Tổng sản lượng (tấn) 4.800 9.000 9.375 13,4 1,37 Diện tích (ha) 30.247 65.556 80.407 16,73 7,04 Sản lượng (tấn) 5.920 10.648 29.641 12,46 40,67 Diện tích (ha) 27.994 37.373 40.951 5,95 3,09 Sản lượng (tấn) 5.920 10.647 13.454 12,46 8,11 CNBCN Diện tích (ha) 10 9 3 (-)2,09 (-)30,6 Vùng chuyên NTTS Diện tích (ha) 1.433 1.850 1.676 5,24 (-)3,24 RNM Diện tích (ha) - 2.018 1.723 - (-)5,13 Tôm lúa Diện tích (ha) 28.176 3,52 3,88 Nuôi trồng thủy sản Tôm: 1 Tố độ tăng trưởng (%) 8 33.496 37.549
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan