Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 2, thành phố hồ chí minh...

Tài liệu Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 2, thành phố hồ chí minh

.PDF
91
308
144

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG MINH TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HÀ HỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG MINH TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 8.38.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN ANH TUẤN HÀ HỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN HỒNG MINH MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM .. 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của tình hình tội phạm ............................... 8 1.2. Các thông số của tình hình tội phạm ........................................................ 13 1.3. Các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm............................................. 22 Chương 2: THỰC TIỄN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................... 27 2.1. Các thông số của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................... 27 2.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................. 47 2.3. Nguyên nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................... 48 2.4. Dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh . ......................................................................................................................... 51 Kết luận Chương 2 ....................................................................................... 555 Chương 3: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC PHÒNG NGỪA TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................ 566 3.1. Các giải pháp phòng ngừa chung ........... Error! Bookmark not defined.6 3.2. Các giải pháp phòng ngừa chuyên ngành ................................................ 69 3.3. Các giải pháp phòng ngừa cụ thể đối với tội Trộm cắp tài sản và nhóm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy ..................................... 74 Kết luận chương 3 ........................................................................................... 75 KẾT LUẬN .................................................................................................. 777 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANTT An ninh trật tự BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CAND Công an nhân dân CSĐT Cảnh sát điều tra KT-XH Kinh tế - Xã hội KT-VH-XH Kinh tế - Văn hóa - Xã hội THTP Tình hình tội phạm Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTATXH Trật tự an toàn xã hội VH-XH Văn hóa - Xã hội VKSND Viện kiểm sát nhân dân UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Hệ số của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp.HCM từ năm 2014 đến năm 2018 ............................................................................................ 29 Bảng 2.2. Cơ số hành vi phạm tội của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp.HCM từ năm 2014 đến năm 2018 ................................................................ 30 Bảng 2.3. Mức độ nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018 . 31 Bảng 2.4. Mức độ nhóm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018 ................................................................................ 32 Bảng 2.5. Mức độ nhóm tội về ma túy trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018 ............................................................................................ 32 Bảng 2.6. Mức độ nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018 ............................... 33 Bảng 2.7. Mức độ tội danh cụ thể xảy ra trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018 .................................................................................... 34 Bảng 2.8. Tỷ lệ vụ án khởi tố và vụ án đã xét xử sơ thẩm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018 ................................................................ 36 Bảng 2.9. Diễn biến (động thái) tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018 ....................................................................... 37 Bảng 2.10. Cơ cấu theo tên Chương quy định của BLHS trong phần tội phạm cụ thể của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018 ............................................................................................................. 39 Bảng 2.11. Cơ cấu theo tội danh cụ thể quy định của BLHS của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp HCM từ năm 2014 đến năm 2018....................... 41 Bảng 2.12. Cơ cấu theo địa bàn phạm tội của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018.................................................... 43 Bảng 2.13. Cơ cấu theo hình phạt áp dụng của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp HCM từ năm 2014 đến năm 2018..................................................... 45 Bảng 2.14. Cơ cấu theo độ tuổi người phạm tội của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018. ............................................ 46 Bảng 2.15. Tính chất đồng phạm của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018. ............................................................... 48 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018 ............................... 47 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quận 2 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ 05 xã gồm: Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, An Khánh, An Phú thuộc huyện Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ. Quận 2 nằm ở phía Đông của Thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh dòng sông Sài Gòn. Phía Bắc giáp với quận Thủ Đức và quận Bình Thạnh; phía Nam giáp với quận 7 và huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai; phía Đông giáp với quận 9; phía Tây giáp với quận 1 và quận 4. Từ năm xã thuộc huyện Thủ Đức, gồm: An Phú, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình Trưng và Thạnh Mỹ Lợi. Quận 2 được chia thành 11 phường gồm: An Phú, Thảo Điền, An Khánh, Bình An, Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Bình Khánh, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Thạnh Mỹ Lợi và Cát Lái. Tổng diện tích tự nhiên của quận 2 là 5017 ha, dân số là 168.680 người. Quận 2 là một quận có vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi để phát triển KT- XH; là cửa ngõ quan trọng nối liền trung tâm thành phố với các khu vực khác, gồm nhiều tuyến giao thông đường bộ và đường thủy quan trọng như quốc lộ (QL) 52, QL 25B, đường cao tốc Tp. HCM - Long Thành Dầu Giây, vành đai đại lộ Đông Tây (đường Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt), sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Là nơi tập trung hàng hóa xuất nhập cảnh lớn nhất cả nước với hệ thống cảng biển dày đặc, trong đó có cảng Cát Lái - cảng container lớn nhất Việt Nam. Ngay từ khi thành lập, Quận 2 được định hướng phát triển đô thị mới, hiện đại, kinh doanh thương mại và dịch vụ. Cùng với mục tiêu phát triển đó, sau hơn 20 năm thành lập, Quận 2 đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Điều này được thể hiện qua sự gia tăng dân số, đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng lượng dân nhập cư cũng như các công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn. Bên cạnh đó, Quận 2 đang có rất nhiều công trình, hạ tầng 1 cơ sở đang được tiến hành, trong đó nổi bật là khu đô thị mới Thủ Thiêm Trung tâm tài chính, thương mại mới của Tp. HCM; các cây cầu nối liền Quận 2 với các quận xung quanh đã và đang làm cho tốc độ đô thị hóa ở Quận 2 ngày càng nhanh hơn. Quá trình đô thị hóa đã và đang tạo nên những chuyển biến tích cực đối với sự phát triển KT - XH của Quận, như sự tăng trưởng kinh tế đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, an sinh xã hội từng bước được thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên, quá trình này cũng có nhiều tác động tiêu cực như sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, đặc biệt tại Quận 2 đã hình thành các khu dân cư mà ở đó dường như chỉ dành cho tầng lớp dân cư trung và thượng lưu như khu dân cư Thảo Điền, khu dân cư An Phú, An Khánh hay khu dân cư bán đảo Kim Cương. Bên cạnh đó, đang trong quá trình xây dựng về cơ sở hạ tầng nên đã kéo theo một số lượng lớn dân cư ở các nơi khác tập trung về để tìm kiếm việc làm, nhất là lượng lao động phổ thông với các thành phần đa dạng và rất phức tạp, trong đó có cả những đối tượng có tiền án tiền sự khác nhau. Trong khi đó, các cơ quan chức năng mặc dù đã có những biện pháp nhằm ổn định TTATXH nhưng tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, nổi lên là các tội phạm truyền thống như trộm cắp tài sản, cướp giật, các tội phạm về ma túy, tai nạn giao thông, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,... tội phạm thì có quy mô ngày càng nghiêm trọng cả về số lượng lẫn tính chất của hành vi thực hiện. Tính chất phức tạp về TTATXH, ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân nên cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu về tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh để làm rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, làm tiền đề để đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm hiệu quả. Với những nhận định và ý nghĩa thiết thực của công tác phòng ngừa tội phạm nên học viên lựa chọn đề 2 tài “Tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh” là luận văn thạc sỹ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề tình hình tội phạm, có thể kể đến một số công trình chính sau: Các giáo trình tội phạm học như: GS.TS Võ Khánh Vinh (2013), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân; Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân; Đại học Luật Tp. HCM (2014), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Hồng Đức. Các giáo trình này đều có một chương riêng nghiên cứu lý luận về tình hình tội phạm. Đây là các tài liệu tham khảo để tác giả xây dựng phần lý luận về tình hình tội phạm tại Chương 1 của luận văn. Một số sách liên quan đến đề tài có thể kể đến như: - PGS.TS Phạm Văn Tỉnh (2007), Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân. - Dương Thuyết Miên (2013), Tội phạm học đại cương, Nxb Chính trị Hành chính. Bên cạnh đó, đã có nhiều luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về tình hình tội phạm nói chung, tình hình nhóm tội và tội danh cụ thể được thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố trong cả nước, cũng như một số địa bàn quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh như: - Phan Tô Ngọc (2015), Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. - Nguyễn Thị Thanh Chung (2018), Tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. 3 - Bùi Thị Tâm (2018), Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. - Nguyễn Tiến Nghĩa (2016), Tình hình tội phạm trên địa bàn Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. - Trịnh Hùng (2017) Tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. Các công trình nghiên cứu trên đã cho thấy vấn đề tình hình tội phạm đã được quan tâm và tập trung nghiên cứu ở các địa bàn khác nhau. Qua đó, đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận cũng như đưa ra được các giải pháp phòng ngừa tội phạm nói chung cũng như nhóm tội, tội danh cụ thể trên một số địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu và phân tích chuyên sâu về tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những quận có sự phát triển mạnh mẽ về KT-XH nhưng cũng là điểm nóng về tình hình tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực tiễn tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh; phân tích, làm rõ các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm trên địa bàn. Qua đó, đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận văn cần giải quyết được các nội dung sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm. 4 - Phân tích tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018 trên cơ sở các số liệu của Toà án nhân dân Quận 2 Tp. HCM và các cơ quan tiến hành tố tụng khác. - Đưa ra dự báo và đề xuất các giải pháp phòng ngừa về tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về lý luận tình hình tội phạm và tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM Thời gian: Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm trong khoảng thời gian 05 năm, từ năm 2014 đến năm 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và các quy định của Nhà nước về phòng ngừa tội phạm. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận văn có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh các báo cáo, thống kê của tòa án nhân dân Quận 2 Tp. HCM cùng các cơ quan chức năng khác và nghiên cứu một số vụ án xảy ra trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM. Cụ thể: 5 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để phân tích số liệu thống kê, tổng hợp đánh giá tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM tại Chương 2 của Luận văn - Phương pháp thống kê hình sự: Được sử dụng để tiến hành thống kê hình sự trên cơ sở số liệu của Công an Quận 2 và Tòa án nhân dân Quận 2, Tp. HCM. Qua đó làm rõ tình hình, đặc điểm, nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM - Phân tích nghiên cứu án điển hình: được sử dụng lựa chọn một số vụ án trên địa bàn Quận 2, Tp. HCM để phân tích. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú hơn lý luận về tình hình tội phạm. Qua đó, áp dụng lý luận để nghiên cứu tình hình tội phạm và đưa ra các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu về tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM; làm tài liệu tham khảo, vận dụng vào công tác phòng ngừa tội phạm trên các địa bàn tương tự. Ngoài ra, luận văn còn có thể được dùng làm tài liệu trong việc nghiên cứu về phòng ngừa tình hình trên địa bàn cụ thể để phục vụ cho công tác, giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo về phòng ngừa tội phạm. 7. Kết câu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, nội dung, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Trong đó, phần nội dung gồm 03 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm 6 Chương 2. Thực tiễn tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3. Tình hình tội phạm và những vấn đề đặt ra đối với việc phòng ngừa tại địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của tình hình tội phạm 1.1.1. Khái niệm Con người là là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, cùng với sự phát triển của tự nhiên, mối quan hệ của con người với nhau tạo nên xã hội loài người. Trong xã hội đó, con người duy trì quan hệ với nhau dựa vào các quy ước chung được mọi người chấp nhận làm chuẩn mực để giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội. Với sự phát triển của xã hội và quá trình phát triển tự nhiên của con người, Nhà nước xuất hiện, cùng với đó là hệ thống các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc được Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, được gọi là pháp luật. Xã hội phát triển thì pháp luật cũng có sự phát triển để giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội đó và pháp luật đã phát triển thành các ngành luật khác nhau để điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau như quan hệ kinh tế, dân sự, hình sự. Trong đó, pháp luật hình sự quy định những hành vi vi phạm các chuẩn mực xã hội ở mức nghiêm trọng thì bị coi là tội phạm và cần phải được trừng trị và dần loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội của con người. Cùng với sự phát triển của xã hội, những hành vi bị coi là tội phạm không những không mất đi mà còn tiếp tục tăng lên về cả quy mô lẫn tính chất nguy hiểm. Đây là vấn đề được rất nhiều các nhà nghiên cứu, xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có khía cạnh về tội phạm học, tức là khoa học nghiên cứu về tội phạm, và ở đó, tội phạm học nghiên cứu tội phạm ở những khía cạnh như: Tình hình tội phạm đã xảy ra, nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm đã xảy ra; Biện pháp có thể hạn chế, phòng ngừa tội phạm. Để tìm ra quy luật của tội phạm trên một địa bàn nhất định ta phải nghiên cứu chính sự vận động của tội phạm trên địa bàn đó. Nghiên cứu sự vân động của tội phạm được gọi là nghiên cứu về tình hình tội phạm. Trước hết, cần phải hiểu khái niệm tình hình tội phạm là như thế nào? Hiện nay, khái niệm này được rất nhiều các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau, như: 8 Quan điểm thứ nhất: “Tình hình tội phạm không chỉ là tổng thể các hành vi nguy hiểm cho xã hội đơn lẻ mà còn là quá trình xã hội tuân theo các quy luật chung của sự phát triển các hiện tượng xã hội Tình hình tội phạm là toàn bộ tình hình, cơ cấu, động thái, diễn biến của các loại tội phạm hay từng loại tội phạm trong một giai đoạn nhất định xảy ra trong một lĩnh vực, một địa phương, trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới trong khoảng thời gian nhất định” [17, tr. 171] Quan điểm thứ hai: “Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, mang tính lịch sử cụ thể và pháp lý hình sự, có tính giai cấp và được biểu hiện thông qua tổng thể các tội phạm cùng chủ thể thực hiện các tội phạm đó trong một đơn vị hành chính nhất định và trong một thời gian cụ nhất định” [27, tr. 10] Quan điểm thứ ba: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lý - hình sự được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định” [39, tr. 60] Tình hình tội phạm là một hiện tượng pháp luật xã hội, được thay đổi về mặt lịch sử, tiêu cực phổ biến, bao gồm tổng thể các tội phạm được thực hiện ở một quốc gia (vùng, thế giới) trong một giai đoạn nhất định, được đặc trưng bởi các chỉ số về lượng và chất. Tất cả quan niệm về tình hình tội phạm của các nhà nghiên cứu đưa ra đều phản ánh cơ bản đầy đủ bản chất của tình hình tội phạm. Song, ý kiến cá nhân đồng tình với quan niệm của thứ ba. Nó đã phản ánh đầy đủ bản chất của tình hình tội phạm, đó là một hiện tượng xã hội tiêu cực, mang tính pháp lý hình sự và lịch sử cụ thể, phản ánh của hiện tượng tội phạm là một tổng thể hoàn chỉnh bao gồm các nội dung cấu thành tổng thể đó, mối liên hệ của các 9 yếu tố trong tổng thể, mối liên hệ của tổng thể đó với bên ngoài là các quá trình, hiện tượng xã hội khác. Tình hình tội phạm trên một địa bàn cụ thể được tạo nên bởi tổng thể các tội phạm xảy ra, bao gồm tội phạm được phát hiện, giải quyết, được gọi là tội phạm hiện hay tình hình tội phạm hiện (rõ) và cả các tội phạm thực tế đã xảy ra nhưng không được phát hiện hoặc vì lý do nào đó mà không được giải quyết được gọi là tình hình tội phạm ẩn. Chúng ta phải nhận thức được rằng, tội phạm ẩn là một điều tất yếu, khách quan trong bức tranh tổng thể về tình hình tội phạm trên một địa bàn cụ thể. Tội phạm thì vẫn hàng ngày, hàng giờ vẫn đang xảy ra trong đời sống xã hội. Tình hình tội phạm hiện (rõ) là những gì chúng ta phát hiện, xử lý và giải quyết được nhưng còn những tội phạm chúng ta chưa phát hiện được thì vẫn theo quy luật phát triển vẫn diễn ra liên tục, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức và tìm biện pháp giải quyết, đây gọi là tội phạm ẩn hay tình hình tội phạm ẩn. Hiện nay, khi nghiên cứu về tình hình tội phạm ẩn thì có nhiều luồng quan điểm khác nhau. “Tội phạm ẩn được tạo nên bởi tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế nhưng không được phát hiện, không bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoặc không có trong thống kê tội phạm” [7, tr.163]. Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trên thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện (một cách chính thức) và do vậy chưa bị xử lý về hình sự, chưa có trong thống kê hình sự chính thức [17, tr. 181], hay một quan điểm khác lại cho rằng: “tội phạm ẩn là số lượng tội phạm đã thực hiện trên thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan cảnh sát hoặc chưa bị phát hiện bởi cơ quan có thẩm quyền do vậy chưa bị đưa ra xét xử, chưa có thống kê hình sự chính thức” [16, tr. 29]. 10 Mặc dù các quan điểm trên còn những nhận xét khác nhau về tội phạm ẩn nhưng tất cả đều thừa nhận rằng tội phạm ẩn là tội phạm chưa được thống kê hình sự. Có thể thấy rằng, thống kê hình sự là về tội phạm là những cơ sở để nghiên cứu về tình hình tội phạm, từ những số liệu thống kê để phân tích về tình hình tội phạm, từ đó tìm ra những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm và áp dụng những biện pháp phòng ngừa phù hợp với thực tiễn. Do đó, số liệu thống kê tội phạm của cơ quan chức năng càng sát với thực tế số tội phạm xảy ra bao nhiêu thì việc nghiên cứu THTP càng có mức độ tin cậy cao và mang lại hiệu quả bấy nhiêu. Qua các phân tích đã nêu, có thể hiểu về tội phạm ẩn như sau: Là tất cả các tội phạm đã xảy ra trên một địa bàn cụ thể và trong khoảng thời gian xác định nhưng chưa được phát hiện, giải quyết và chưa được thống kê của cơ quan chức năng. Thực tế cho ta thấy rằng, tội phạm ẩn là tất yếu, khách quan nhưng là ở mức độ cho phép nếu không sẽ dẫn đến nhận thức về tình hình tội phạm sẽ sai lệch. Nếu tỷ lệ tội phạm ẩn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số tội phạm đã xảy ra thì những đánh giá, nhận xét về tình hình tội phạm được phản ánh qua tội phạm rõ là hoàn toàn không trung thực, sai lệch về bản chất. Trong giai đoạn hiện nay, đấu tranh phòng, chống tội phạm không chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng mà là của toàn dân, là trách nhiệm của mọi cá nhân trong xã hội. Nếu tỷ lệ tội phạm ẩn lớn đồng nghĩa với sự tham gia của người dân và cơ quan chức năng vào quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm không hiệu quả, thờ ơ, lãnh đạm với cái xấu. Đây là điều nguy hiểm nhất cho sự phát triển của xã hội. 1.1.2. Đặc điểm của tình hình tội phạm Ta biết rằng, tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, được phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Trước hết, cần phải hiểu nó tồn 11 tại và phát triển trong xã hội của con người và được chính những con người trong xã hội thực hiện với những hành vi trái ngược với những chuẩn mực xã hội. Mặt khác, nó phát triển cùng với sự phát triển của xã hội nhưng không có nghĩa nó tạo những điều kiện để xã hội phát triển mà nó thực hiện nhưng hành vi lệch chuẩn mực xã hội có nghĩa là những hành vi tiêu cực. Do đó, nó là một hiện tượng xã hội nhưng ở nghĩa tiêu cực. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm còn mang tính pháp lý hình sự. Mặc dù là dấu hiệu mang tính hình thức nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng khi nghiên cứu và đánh giá về tình hình tội phạm trong xã hội, chính đặc điểm này cho phép chúng ta có thể phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp luật, các hành vi tiêu cực trong xã hội. Từ đó có thể xác định chính xác đối tượng nghiên cứu của tội phạm học phải là tội phạm, tức hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng phải được quy định trong BLHS. Ngoài tính pháp lý hình sự, tình hình tội phạm còn thể hiện tính giai cấp sâu sắc. Tình hình tội phạm không phải là hiện tượng có trong mọi xã hội loài người mà nó chỉ ra đời cùng với sự xuất hiện giai cấp, có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Chính giai cấp thống trị trong xã hội sẽ quy định hành vi nào bị xem là tội phạm và hệ thống các biện pháp trừng trị căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi đó đối với lợi ích của giai cấp mình, đồng thời chính giai cấp thống trị có toàn quyền đề ra những trình tự thủ tục áp dụng cho các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các hành vi phạm tội và người thực hiên hành vi phạm tội. Chính vì lẽ đó, tình hình tội phạm cũng mang tính giai cấp sâu sắc. Và tình hình tội phạm là tổng thể các tội phạm xảy ra, bao gồm hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội đó. Nói cách khác, tình hình tội phạm được tạo nên từ chính người phạm tội và tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS. Điều này cho thấy, giữa tình hình tội phạm và tội phạm cụ thể là 12 một thể thống nhất biện chứng, tác động qua lại. Khi có sự biến đổi ở tội phạm cụ thể sẽ kéo tình hình tội phạm thay đổi theo. 1.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tội phạm Từ phân tích ở trên, ta biết rằng tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội và là một hiện tượng xã hội tiêu cực. Do đó, khi nghiên cứu, giải quyết về tình hình tội phạm của địa bàn nào, ta phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng, quá trình xã hội diễn ra trên địa bàn đó. Và khi tiến hành đưa ra các giải pháp phòng ngừa, ta phải tìm ra các giải pháp cơ bản về xã hội, đó là quan hệ về kinh tế, giáo dục, bên cạnh đó là các biện pháp chuyên ngành nhằm đem lại hiệu quả thiết thực. Tình hình tội phạm là đối tượng nghiên cứu của khoa học về tội phạm. Nó là đối tượng nghiên cứu đầu tiên về tội phạm. Do đó, khi nghiên cứu các vấn đề khác về tội phạm thì điều tiên quyết là phải nắm rõ được tình hình tội phạm, từ đó mới có thể tìm ra được nguyên nhân điều kiện, cũng như nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa một cách khách quan và sát với thực tiễn. 1.2. Các thông số của tình hình tội phạm Khi nghiên cứu về tình hình tội phạm, ta tiến hành đo lường trên các nội dung sau: thực trạng (mức độ), diễn biến (động thái), cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm. 1.2.1. Thực trạng (mức độ) của tình hình tội phạm Thực trạng của tình hình tội phạm là số lượng về các tội phạm và người thực hiện tội phạm đó trong một khoảng thời gian nhất định và ở một địa bàn nhất định. Khi xác định số lượng các tội phạm đã thực hiện trên một địa bàn nhất định, ngoài số lượng tội phạm và người phạm tội theo thống kê hình sự, ta không thể không tính số lượng tội phạm thực tế đã xảy ra mà chưa được phát hiện (tội phạm ẩn). Như đã phân tích tại mục 1.1 của luận văn về tình hình tội 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan