Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tình hình vay và hiệu quả sử dụng vốn vay của người nghèo thành thị ở địa bàn th...

Tài liệu Tình hình vay và hiệu quả sử dụng vốn vay của người nghèo thành thị ở địa bàn thành phố quy nhơn tại nhcsxh chi nhánh tỉnh bình định

.PDF
76
257
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN …………..………… KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌNH HÌNH VAY VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NGƯỜI NGHÈO THÀNH THỊ Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN TẠI NHCSXH CHI NHÁNH TỈNH BÌNH ĐỊNH Sinh viên thực hiện: Trần Thị Mỹ Hậu Lớp: R6 – KTNN Niên Khóa: 2006 – 2010 Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Nữ Minh Phương Huế, tháng 5 năm 2010 Lời Cảm Ơn Trong quá trình thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh Tế Huế, cùng các cô chú, anh chị đang công tác tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Định. Nhân dịp này, cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến Th.S. Lê Nữ Minh Phương đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Kinh Tế Huế. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Th.S Nguyễn Quang Phục, thầy Lê Anh Quý cùng Ban giám đốc NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Định, toàn thể các anh chị trong phòng kế hoạch-nghiệp vụ tín dụng, lãnh đạo ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể trong thành phố và các hộ nghèo ở các phường điều tra đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình phỏng vấn, thực tập. Qua đây, tôi cũng gửi lời đặc biệt cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè thân hữu đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Do năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên khoá luận được hoàn thành không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Rất mong được nhận những góp ý tận tình của quý thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 9 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Trần Thị Mỹ Hậu MỤC LỤC PHÁÖN I ÂÀÛT VÁÚN ÂÃÖ.................................. PHÁÖN II NÄÜI DUNG NGHIÃN CÆÏU......................... CHÆÅNG 1 CÅ SÅÍ KHOA HOÜC CUÍA VÁÚN ÂÃÖ NGHIÃN CÆÏU.... 1.1. Cå såí lyï luáûn.................................. 1.1.1. Khaïi quaït chung vãö NHCSXH ................... 1.1.1.1. Sæû ra âåìi cuía NHCSXH....................... 1.1.1.2. Âàûc âiãøm vaì vai troì cuía NHCSXH........... 1 6 6 6 6 6 6 2 1.1.1.3. Tên duûng âäúi våïi ngæåìi ngheìo............. 7 1.1.1.4. Mäüt säú váún âãö cå baín vãö hoaût âäüng tên duûng âäúi våïi häü ngheìo cuía NHCSXH............. 7 1.1.2. Mäüt säú váún âãö vãö ngheìo âoïi vaì ngæåìi ngheìo 10 1.1.2.1. Khaïi niãûm ngheìo âoïi...................... 10 1.1.2.2. Âàûc âiãøm cuía nhæîng ngæåìi ngheìo âoïi.... 11 1.1.2.3. Tiãu chê xaïc âënh ngheìo âoïi............... 11 1.1.2.4. Nguyãn nhán cuía âoïi ngheìo................. 12 1.1.3. Hãû thäúng chè tiãu nghiãn cæïu .............. 13 1.1.3.1. Âäúi våïi NH................................. 13 1.1.3.2. Âäúi våïi häü................................ 14 1.1.3.3. Chè tiãu âaïnh giaï kãút quaí vaì hiãûu quaí saín xuáút cuía caïc häü.............................. 14 1.2. Cå såí thæûc tiãùn............................... 16 1.2.1. Nhæîng kãút quaí âaût âæåüc cuía NHCSXH chi nhaïnh tènh Bçnh Âënh................................. 16 1.2.2. Tçnh hçnh ngheìo âoïi vaì nhæîng kãút quaí âaût âæåüc trong cäng taïc XÂGN cuía tènh Bçnh Âënh... 17 CHÆÅNG 2 ÂÀÛC ÂIÃØM CÅ BAÍN CUÍA ÂËA BAÌN NGHIÃN CÆÏU. 18 2.1. Âàûc âiãøm, âiãöu kiãûn tæû nhiãn vaì tçnh hçnh kinh tãú xaî häüi cuía âëa baìn nghiãn cæïu........................................... 18 2.1.1. Âàûc âiãøm vaì âiãöu kiãûn tæû nhiãn........... 18 2.1.1.1 vë trê âëa lyï................................ 18 2.1.1.2. Säng ngoìi................................... 19 2.1.1.3. Âàûc âiãøm khê háûu thåìi tiãút cuía vuìng... 19 2.1.2. Tçnh hçnh kinh tãú - xaî häüi.................. 19 2.1.2.1. Dán säú vaì lao âäüng thaình phäú Quy Nhån... 19 2.1.2.2. Tçnh hçnh sæí duûng âáút âai cuía thaình phäú Quy Nhån......................................... 23 2.1.2.3. Tçnh hçnh kinh tãú cuía thaình phäú Quy Nhån 24 2.1.3. Tçnh hçnh ngheìo âoïi åí thaình phäú Quy Nhån. . 26 2.2. Mäüt säú neït cå baín vãö NHCSXH tènh Bçnh Âënh.. 27 2.2.1. Quaï trçnh hçnh thaình vaì phaït triãøn cuía chi nhaïnh NHCSXH tènh Bçnh Âënh........................ 2.2.2. Cå cáúu täø chæïc cuía NHCSXH chi nhaïnh tènh Bçnh Âënh............................................. 27 2.2.3. Tçnh hçnh lao âäüng vaì phán bäú lao âäüng cuía chi nhaïnh NHCSXH tènh Bçnh Âënh................. 28 2.3. Tçnh hçnh chung vãö hoaût âäüng cho vay cuía chi nhaïnh NHCSXH tènh Bçnh Âënh qua 3 nàm 2006-2008..... 30 CHÆÅNG 3 PHÁN TÊCH TÇNH HÇNH VAY VAÌ SÆÍ DUÛNG VÄÚN VAY CUÍA NGÆÅÌI NGHEÌO THAÌNH THË TAÛI NHCSXH CHI 27 3 NHAÏNH TÈNH BÇNH ÂËNH................................. 3.1. Âàûc âiãøm cuía caïc häü ngheìo trong máùu âiãöu tra 33 3.1.1. Tçnh hçnh lao âäüng vaì nhán kháøu cuía caïc häü âiãöu tra......................................... 3.1.2. Tçnh hçnh sæí duûng âáút âai cuía caïc häü âiãöu tra ............................................ 3.1.3. Tçnh hçnh tæ liãûu saín xuáút cuía caïc häü âiãöu tra............................................. 3.2. Tçnh hçnh vay väún tæì NHCSXH cuía häü ngheìo.... 3.2.1. Quy mä vay väún cuía caïc häü âiãöu tra ....... 3.2.2. Tçnh hçnh sæí duûng väún vay tæì NHCSXH cuía häü ngheìo............................................ 3.2.2.1. Muûc âêch sæí duûng väún vay cuía caïc häü âiãöu tra............................................. 3.2.2.2. Tçnh hçnh sæí duûng väún vay cuía caïc häü âiãöu tra............................................. 3.3. Kãút quaí hoaût âäüng saín xuáút kinh doanh cuía caïc häü âiãöu tra.................................... 3.4. Tçnh hçnh hoaìn traí väún vay cuía caïc häü âiãöu tra............................................. 3.5. Mäüt säú yï kiãún cuía caïc häü âiãöu tra........ CHÆÅNG 4. MÄÜT SÄÚ GIAÍI PHAÏP NHÀÒM NÁNG CAO HIÃÛU QUAÍ VAY VAÌ SÆÍ DUÛNG VÄÚN VAY CUÍA NGÆÅÌI NGHEÌO THAÌNH THË TAÛI ÂËA BAÌN THAÌNH PHÄÚ QUY NHÅN......... 4.1. Caïc giaíi phaïp náng cao hiãûu quaí cho vay cuía nh âãún häü ngheìo............................... 4.2. Caïc giaíi phaïp giuïp häü ngheìo sæí duûng väún vay coï hiãûu......................................... 4.2.1. Âäúi våïi caïc cáúp ngaình, caïc cáúp chênh quyãön................................................ 4.2.2.vãö phêa ngán haìng............................. 4.2.3. Vãö phêa häü ngheìo............................ PHÁÖN III. KÃÚT LUÁÛN VAÌ KIÃÚN NGHË.................. 1. Kãút luáûn......................................... 2. Kiãún nghë......................................... 2.1. Âäúi våïi chênh quyãön âëa phæång................ 2.2. Âäúi våïi ngán haìng............................. 2.3. Âäúi våïi häü ngheìo............................. 33 33 35 37 38 38 40 40 43 45 50 51 56 56 56 56 57 57 59 59 60 60 60 61 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BQC: Bình quân chung 4 CN: Chăn nuôi CN-XDCB: Công nghiệp-Xây dựng cơ bản CNH-HĐH: Công nghiệp hóa-hiện đại hóa CBTD: Cán bộ tín dụng ĐVT: Đơn vị tính HPN: Hội phụ nữ HCCB: Hội cựu chiến binh KT&NTTS: Khai thác và nuôi trồng thủy sản KDBB:Kinh doanh buôn bán KT-XH: Kinh tế xã hội LĐTB&XH: Lao động thương binh-xã hội LĐ: Lao động L.hộ: Lượt hộ NHCSXH: Ngân hàng chính sách xã hội NH: Ngân hàng NLTS: Nông lâm thủy sản NTTS: Nuôi trồng thủy sản TTK&VV: Tổ tiết kiệm và vay vốn Tr.đồng: Triệu đồng XĐGN: Xóa đói giảm nghèo UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Trang 5 Sơ đồ 1: Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo……………………………...9 Sơ đồ 2: sơ đồ tổ chức NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Định……………………….28 Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Quy Nhơn...…………………………..…..18 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1: Số hộ nghèo vay vốn của phường điều tra................................................4 Bảng 2: Chuẩn đói nghèo phân theo thu nhập của Việt Nam qua giai đoạn 6 2006-2010........................................................................................................... 12 Bảng 3: Dân số trung bình và lao động của thành phố Quy Nhơn qua 3 năm 2006 – 2008 ......................................................................................................... 21 Bảng 4: Tình hình sử dụng đất của thành phố Quy Nhơn................................... 23 Bảng 5: Tổng sản phẩm GDP thành phố Quy Nhơn ........................................... 25 Bảng 6: Tình hình nghèo đói ở thành phố Quy Nhơn ......................................... 26 Bảng 7 Bộ máy tổ chức quản lý của chi nhánh NHCSXH Bình Định qua 3 năm 2006-2008 ............................................................................................................ 29 Bảng 8: Tình hình chung về hoạt động cho vay của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bình Định qua 3 năm 2006-2008 ........................................................................ 30 Bảng 9: Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ điều tra .................................. 33 Bảng 10: Tình hình đất đai của hộ điều tra ......................................................... 36 Bảng 11: Tình hình tư liệu sản xuất của hộ điều tra............................................ 37 Bảng 12a: Quy mô vay vốn của các hộ điều tra .................................................. 39 Bảng 12b: Tình hình vay vốn từ NHCSXH của các hộ điều tra ......................... 39 Bảng 13: Mục đích sử dụng vốn vay của hộ điều tra .......................................... 42 Bảng 14a: Số lượt hộ sử dụng vốn vay ............................................................... 43 Bảng 14b: Tình hình sử dụng vốn vay của hộ điều tra........................................ 44 Bảng 15: Kết quả hoạt động sản xuất chung của hộ điều tra trong 1 năm ......... 46 Bảng 16: kết quả hoạt động sản xuất cụ thể của nhóm hộ vay trong 1 năm ...... 47 Bảng 17: Thu nhập bình quân/năm của hộ vay vốn ........................................... 49 Bảng 18: Tình hình hoàn trả vốn vay của hộ điều tra ......................................... 50 Bảng 19a: Ý kiến của các hộ điều tra .................................................................. 52 Bảng 19b: Ý kiến của các hộ điều tra về hình thức giải ngân ............................. 54 Bảng 19c: Ý kiến của các hộ điều tra sau khi vay vốn........................................ 55 ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 7 1 sào = 500m2 1 chứa = 2000 m2 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Trong thời gian thực tập tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Định tôi đã chọn đề tài: “Tình hình vay và hiệu quả sử dụng vốn vay của người nghèo thành thị ở địa bàn thành phố Quy Nhơn tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Định”. 8 Mục tiêu chính của đề tài: - Hệ thống những vấn đề lý luận và phương pháp để xem xét, đánh giá vấn đề nghèo đói. - Căn cứ vào thực tiễn để tìm hiểu tình hình vay và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo vay vốn. - Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần khắc phục những tồn tại, vướng mắc mà người nghèo gặp phải trong việc sử dụng vốn vay, để đồng vốn sử dụng có hiệu quả hơn. Dữ liệu phục vụ: - Số liệu thu thập từ các báo cáo, các tài liệu có liên quan: ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn, phòng thống kê thành phố Quy Nhơn, phòng kế hoạch-nghiệp vụ tín dụng NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Định. - Tham khảo các luận văn, khóa luận và các trang web có các tài liệu liên quan đến đề tài. Phương pháp sử dụng: - Phân tích định tính và định lượng số liệu thứ cấp. - Phương pháp điều tra chọn mẫu. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. - Phương pháp thu thập thông tin, phân tích số liệu. Kết quả đạt được: - Hiểu và nắm được tổng thể về vai trò của NHCSXH trong đời sống cũng như sản xuất kinh doanh của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. - Nắm được tình hình vay và mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nghèo ở 4 phường điều tra: Bùi Thị Xuân, Thị Nại, Nhơn Bình và Đống Đa thành phố Quy Nhơn, cũng như tâm tư nguyện vọng và ý kiến của các hộ liên quan đến ngân hàng, cụ thể là vay vốn. - Đã đưa ra được một số giải pháp cũng như một số kiến nghị của bản thân có được trong quá trình thực tập cho hộ nghèo và ngân hàng, nhằm góp phần giúp cho hộ 9 nghèo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, và giúp cho ngân hàng hoạt động tốt hơn nữa. PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Nghèo đói hiện đang là vấn đề nóng bỏng và bức xúc của mọi quốc gia, ngày 10 càng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế trong việc tìm kiếm giải pháp xóa đói, giảm nghèo. XĐGN là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững. Do đó, XĐGN được coi là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển KTXH của cả nước, các ngành và các địa phương. Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội, và khẳng định nghèo đói ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định chính trị, KT-XH và môi trường, Đảng và Nhà nước ta nói chung, tỉnh Bình Định nói riêng coi XĐGN là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH. Trong những năm qua, sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc CNH-HĐH nền kinh tế và đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của vùng và cả nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển KT-XH không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy, một bộ phận dân cư do các nguyên nhân khác nhau chưa bắt nhịp với sự thay đổi, còn gặp những khó khăn trong đời sống, sản xuất và trở thành người nghèo. Thời gian qua tỉnh Bình Định đã có nhiều chương trình giảm nghèo và bước đầu đã đạt được những thành tựu khá tốt, song do nhiều nguyên nhân khác nhau mà kết quả giảm nghèo vẫn còn thiếu bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao. Năm 2009 tổng số hộ nghèo của tỉnh là 36.327 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 9,52%, số hộ thoát nghèo là 9.808 hộ, riêng thành phố Quy Nhơn tổng số hộ nghèo 2.350 hộ với tỷ lệ 3,55%, số hộ thoát nghèo 704 hộ và hộ nghèo mới là 335 hộ. Đây là một vấn đề thực tế về nghèo đói, đòi hỏi chính quyền các cấp, ngành của tỉnh, thành phố phải có các biện pháp giải quyết phù hợp để đạt kết quả cao hơn nữa trong công tác XĐGN. Để đảm bảo cuộc sống và sản xuất được tiến hành tốt, các hộ nghèo cần phải có một nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh. Đối với người nghèo nguồn vốn tự có chỉ có thể duy trì cho cuộc sống hàng ngày, và thậm chí có hộ việc chi tiêu hàng ngày vẫn thiếu thốn, thu nhập không đủ để chi tiêu nên nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ người nghèo góp phần rất lớn vào việc thực hiện và duy 11 trì quá trình sản xuất, cải thiện đời sống của người nghèo. Do đó, tín dụng dành cho người nghèo có vai trò rất quan trọng, cần được mở rộng phát triển có hiệu quả và sự ra đời của NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Định như là một công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện các mục tiêu KT-XH nhằm XĐGN trên địa bàn. Các chương trình vốn vay ưu đãi của Nhà nước như: cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên, xuất khẩu lao động, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,… đã góp phần quan trọng trong việc phát triển KT-XH của địa phương, an sinh xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình hình sử dụng vốn vay ưu đãi của người nghèo từ các chương trình của Chính phủ lại là một vấn đề nan giải, bởi người nghèo thu nhập thấp nhưng nhu cầu tiêu dùng nhiều, khi có được vốn họ không chỉ đầu tư cho một lĩnh vực mà sử dụng cho nhiều hoạt động khác, sử dụng nguồn vốn sai mục đích dẫn đến hiệu quả đồng vốn mang lại chưa cao hoặc chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, đối với những hộ nghèo ở các vùng núi, vùng nông thôn và đồng bằng không chỉ được vay vốn ưu đãi dưới hình thức tiền mặt mà còn được hỗ trợ dưới hình thức hiện vật như: cây giống, trâu, bò, lợn, gia cầm…còn đối với nghèo thành thị, khi không có địa hình và điều kiện để hỗ trợ vốn dưới dạng hiện vật như ở nông thôn, miền núi, thêm vào đó mức sống lại cao hơn, với việc vay vốn và hỗ trợ vốn vay bằng tiền mặt họ dùng vào mục đích nào, hiệu quả sử dụng vốn như thế nào và nguồn vốn vay đó có được sử dụng đúng mục đích không. Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn Th.s Lê Nữ Minh Phương, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Tình hình vay và hiệu quả sử dụng vốn vay của người nghèo thành thị ở địa bàn thành phố Quy Nhơn tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Định.” 12 Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Tìm hiểu một số kiến thức về tín dụng, vai trò của NHCSXH đối với người nghèo, tìm hiểu tình hình vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn của các hộ nghèo thành thị ở địa bàn thành phố Quy Nhơn tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Định. - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra. - Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn mà các hộ nghèo gặp phải và nâng cao hiệu quả sử vốn vay của các hộ ở địa bàn nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần tập trung nghiên cứu những nội dung sau: - Tìm hiểu hệ thống tín dụng NHCSXH trên địa bàn nghiên cứu. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận để xem xét đánh giá tình hình vay và sử dụng vốn vay của người nghèo, vấn đề nghèo đói. - Căn cứ vào thực tiễn để tìm hiểu rõ tình hình vay và hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo. - Đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục những khó khăn, vướng mắc mà hộ gặp phải và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho người nghèo. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: - Những hộ thuộc diện hộ nghèo thành thị tại địa bàn nghiên cứu, vì nghèo thành thị bao gồm cả những người nghèo sống ở các đô thị như: đô thị loại IV, V như vậy đối tượng nghiên cứu, điều tra của đề tài lớn nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu đối tượng nghèo thành thị ở thành phố Quy Nhơn. Số liệu phân tích cho thành phố, NHCSXH qua 3 năm 2006-2008, đối với hộ điều tra thu thập số liệu năm 2009. - Những hộ gia đình nghèo có vay vốn tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Định. - Tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu tình hình vay cũng như mục đích sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo thành thị vay vốn tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Định, điều tra trực tiếp các hộ nghèo tại 4 phường: Bùi Thị Xuân chủ yếu làm nông nghiệp, phường Nhơn Bình chủ yếu làm muối và nuôi trồng thủy sản, phường Đống Đa chủ yếu khai thác thủy sản và buôn bán nhỏ, phường Thị Nại chủ yếu làm thuê không thường xuyên. 13 Phương pháp nghiên cứu: - Phân tích định tính và định lượng số liệu thứ cấp: Dựa trên số liệu thứ cấp thu thập được để phân tích, đánh giá tình hình vay và sử dụng vốn vay của người nghèo thành thị. Số liệu được xử lý bằng phần mềm excel. - Phương pháp điều tra chọn mẫu: Dựa trên các tiêu chí sau: + Đối tượng nghiên cứu là người nghèo thành thị. + Điểm nghiên cứu ở mỗi vùng sinh thái phải thể hiện được tính đại diện cho vùng sinh thái đó về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Tôi đã chọn ra 4 phường: Bùi Thị Xuân, Thị Nại, Đống Đa, Nhơn Bình. + Dựa vào sự phân bố dân cư ở địa điểm nghiên cứu, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn nghiên cứu. Tiến hành điều tra 60 hộ tại 4 phường: phường Bùi Thị Xuân là 13 hộ chiếm 21,67 %, phường Thị Nại là 20 hộ chiếm 20 %, phường Nhơn Bình 15 hộ chiếm 25 % và phường Đống Đa 12 hộ chiếm 33,33 %. Số hộ được điều tra không lặp lại và chọn ngẫu nhiên trong những hộ nghèo có vay vốn tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Định. Bảng 1: Số hộ nghèo vay vốn của phường điều tra Địa điểm Số hộ nghèo Số hộ vay vốn % Phường Bùi Thị Xuân 154 76 21,65 Phường Thị Nại 142 70 19,95 Phường Đống Đa 237 117 33,33 Phường Nhơn Bình 178 88 25,07 Tổng 711 351 100,00 (Nguồn: Phòng kế hoạch-nghiệp vụ tín dụng NHCSXH chi nhánh Bình Định ) + 4 điểm nghiên cứu trên đều có các hoạt động tín dụng hỗ trợ người nghèo diễn ra trong các năm. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Trực tiếp phỏng vấn gia đình các hộ nghèo 14 trong phạm vi nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Tham khảo các ý kiến của các đơn vị, cơ quan chức năng có hiểu biết về vấn đề đang nghiên cứu. Tham khảo các luận văn, khóa luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp thu thập thông tin số liệu: + Đối với thông tin cấp cộng đồng: • Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, đất đai. • Thu thập các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội. • Phương pháp thu thập thông tin: Thông qua các tài liệu, báo cáo của đơn vị chức năng có liên quan. + Đối với thông tin cấp cá nhân: • Loại thông tin thu thập: Nhu cầu vay vốn của hộ, mức vay, tình hình sử dụng vốn vay,… • Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn hộ, các tài liệu, số liệu từ NHCSXH. Trong quá trình thực tập của mình, do thời gian thực tập hạn chế và mặt chuyên môn có hạn, địa bàn nghiên cứu rộng lớn nên việc thực hiện và hoàn thành khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để đề tài này được hoàn thiện hơn. 15 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái quát chung về NHCSXH 1.1.1.1. Sự ra đời của NHCSXH NHCSXH được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống NH nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về “XĐGN”. NHCSXH là một hệ quả của cuộc cải cách hệ thống NH cho phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam nói chung cũng như NH nói riêng với mục đích khắc phục những nhược điểm của NH. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn. 1.1.1.2. Đặc điểm và vai trò của NHCSXH - Đặc điểm: NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước. Việc cho vay được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ tín dụng, đơn vị nhận ủy thác đến trực tiếp các đối tượng được vay. 16 Hoạt động của NHCSXH là không vì mục tiêu lợi nhuận. - Vai trò: + Là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. + Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chương trình chính sách ưu đãi dành cho người nghèo. + Giải quyết vấn đề nhu cầu về nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, việc làm của người nghèo. + Giúp người nghèo biết cách sử dụng đồng vốn có hiệu quả. + Góp phần trong công tác XĐGN. 1.1.1.3. Tín dụng đối với người nghèo Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, ổn định xã hội. Tín dụng cho người nghèo thường mang tính rủi ro cao do khả năng trả được nợ của người nghèo thấp, hoặc nợ kéo dài lâu bởi các nguyên nhân khách quan như: thiên tai, dịch bệnh, chính sách nhà nước thay đổi, biến động giá cả thị trường…, và các nguyên nhân chủ quan: trình độ thấp, chưa biết cách làm ăn, sử dụng đồng vốn, tiêu dùng nhiều, mức chi tiêu thường lớn hơn mức thu nhập mà họ kiếm được. 1.1.1.4. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH - Nguyên tắc và điều kiện vay vốn Hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo nguyên tắc sau: + Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay. + Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận. Điều kiện vay vốn: + Người vay cư trú hợp pháp tại địa phương. + Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do 17 Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ. + Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản, được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên TTK&VV có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn. + Được tổ tiết kiệm bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của UBND cấp xã. + Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH. - Thời hạn cho vay Được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của người vay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình, dự án có tính đến khả năng trả nợ của người vay. Thời hạn cho vay căn cứ vào: + Mục đích sử dụng vốn vay. + Khả năng trả nợ của hộ vay. + Nguồn vốn của NHCSXH. + Chu kì sản xuất kinh doanh. - Lãi suất cho vay - Áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định từng thời kỳ. - Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất trong hạn. Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm một khoản chi phí nào khác. Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do NHCSXH nhận ủy thác của chính quyền địa phương, của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước thực hiện theo hợp đồng ủy thác. - Phương thức cho vay Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng lần, mỗi lần vay vốn hộ nghèo và bên vay thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định trong văn bản số 316/NHCSXH-KH. Cho vay theo phương thức ủy thác. - Quy trình thủ tục cho vay 1. Người vay tự nguyện gia nhập TTK&VV tại nơi sinh sống, và viết giấy đề nghị 18 vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) gửi TTK&VV. 2. TTK&VV bình xét hộ được vay, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) kèm giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) của các tổ viên trình UBND cấp xã và Ban XĐGN. 3. Ban Xoá đói giảm nghèo xã, UBND xã xác nhận, TTK&VV nhận lại danh sách và chuyển danh sách lên NH. 4. NHCSXH xem xét, phê duyệt hồ sơ cho vay, thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD), lịch giải ngân, địa điểm giải ngân tới UBND cấp xã. 5. UBND cấp xã thông báo đến đơn vị nhận ủy thác. 6. Đơn vị nhận ủy thác thông báo kết quả phê duyệt tới TTK&VV. 7. TTK&VV thông báo đến người vay biết kết quả phê duyệt của NH, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn . 8. NH cùng đơn vị nhận ủy thác và TTK&VV giải ngân đến các hộ gia đình được vay vốn. Sơ đồ 1: Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo Đơn vị nhận ủy thác: HND, HCCB, HPN, Đoàn thanh niên. 1.1.2. Một số vấn đề về nghèo đói và người nghèo 1.1.2.1. Khái niệm nghèo đói Quan niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia hay từng vùng, từng nhóm dân cư nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người về: ăn mặc, ở, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. 19 Theo hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức ở Băng Cốc - Thái Lan tháng 9/1993: “Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu đó được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Các nhu cầu cơ bản của con người được nói đến ở đây là các nhu cầu ăn, mặc, ở, học hành”. Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhangen, Đan Mạch tháng 3-1995 đã đưa ra khái niệm về nghèo cụ thể hơn như sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1USD/mỗi ngày cho một người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Khái niệm nghèo đói được hiểu theo hai quan điểm: Nghèo đói tuyệt đối và nghèo đói tương đối. - Nghèo đói tuyệt đối: “xảy ra khi thu nhập hoặc mức tiêu dùng của một người hoặc một hộ gia đình giảm xuống thấp hơn giới hạn nghèo đói (tiêu chí nghèo đói) được định nghĩa như sau: một điều kiện sống đặc trưng bởi sự suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật đến nỗi thấp hơn mức được cho là hợp lý của một con người” (theo NH thế giới). - Nghèo đói tương đối: Là tình trạng được xác định khi so sánh mức sống của cộng đồng hay nhóm dân cư này với cộng đồng hay nhóm dân cư khác hoặc giữa các vùng với nhau. Nghèo thành thị: Là những người sống ở thành thị và có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng thấp hơn tiêu chuẩn nghèo thành thị đã được quy định. Và mức chuẩn nghèo quy định cho người nghèo thành thị hiện nay là mức thu nhập bình quân đầu người/tháng thấp hơn 260.000 đồng. 1.1.2.2. Đặc điểm của những người nghèo đói Nhìn chung, hộ nghèo có những đặc điểm sau: - Người nghèo chủ yếu là những người nông dân với trình độ học vấn thấp và khả năng tiếp cận đến với các thông tin, kỷ năng chuyên môn bị hạn chế. Hộ nghèo có ít đất hoặc không có đất, thu nhập thấp và không ổn định. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan