Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tình hình xóa đói giảm nghèo ở xã linh thượng –huyện gio linh tỉnh quảng trị...

Tài liệu Tình hình xóa đói giảm nghèo ở xã linh thượng –huyện gio linh tỉnh quảng trị

.PDF
64
321
58

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN  H uế CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: Đ ại họ cK in h tế TÌNH HÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở XÃ LINH THƯỢNG, HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ HỒ THỊ VƯƠNG KHÓA HỌC: 2007 - 2011 SV thực hiện: Hồ Thị Vương i Chuyên đề tốt nghiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN  uế CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP H Đề Tài: Đ ại họ cK in h tế TÌNH HÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở XÃ LINH THƯỢNG, HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Vương Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Hương Loan Lớp: R7 Niên khóa: 2007 - 2011 Huế, tháng 05 năm 2011 SV thực hiện: Hồ Thị Vương ii Chuyên đề tốt nghiệp Lôøi Caûm Ôn Đ ại họ cK in h tế H uế Ñeå hoaøn thaønh ñeà taøi naøy, toâi ñaõ nhaän ñöôïc söï quan taâm, giuùp ñôõ taän tình veà nhieàu maët. Vôùi tình caûm chaân thaønh, cho pheùp toâi ñöôïc baøy toû loøng bieát ôn saâu saéc vôùi taát caû caùc caù nhaân, ñôn vò ñaõ taïo ñieàu kieän giuùp ñôõ toâi trong suoát quaù trình hoïc taäp vaø nghieân cöùu. Lôøi ñaàu tieân, toâi xin traân troïng caûm ôn quyù thaày, coâ giaùo ñaõ giaûng daïy toâi trong suoát 4 naêm hoïc vöøa qua. Ñaëc bieät toâi xin chaân thaønh caûm ôn coâ Leâ Thò Hhöông Loan, ngöôøi ñaõ heát söùc nhieät tình chæ baûo höôùng daãn tröïc tieáp vaø giuùp ñôõ toâi trong suoát quaù trình nghieân cöùu vaø hoaøn thaønh ñeà taøi naøy. Xin caûm ôn söï giuùp ñôõ cuûa caùc quyù coâ chuù, caùc anh chò coâng taùc taïi cô quan uûy ban nhaân daân xaõ Linh thöôïng vaø baø con noâng daân xaõ Linh Thöôïng ñaõ nhieät tình höôùng daãn, taïo kieän cho toâi trong suoát quaù trình thöïc taäp, thu thaäp soá lieäu vaø ñieàu tra thöïc teá. Xin caûm ôn taát caû nhöõng ngöôøi thaân, baïn beø ñaõ nhieät tình ñoäng vieân vaø giuùp ñôõ toâi trong suoát thôøi gian qua. Maëc duø ñaõ coù nhieàu coá gaéng, song do kieán thöùc vaø naêng löïc baûn thaân coù haïn, kinh nghieäm thöïc tieãn chöa nhieàu neân khoâng theå traùnh khoûi nhöõng sai soùt. Kính mong nhaän ñöôïc söï ñoùng goùp yù kieán cuûa quyù thaày, coâ giaùo vaø baïn beø ñeå chuyeân ñeà ñöôïc hoaøn thieän hôn. Xin chaân thaønh caûm ôn ! Hueá, ngaøy thaùng naêm 2011 Sinh vieân thöïc hieän: Hoà Thò Vöông SV thực hiện: Hồ Thị Vương iii i Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC Đ ại họ cK in h tế H uế PHẦN I................................................................................................................... i ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài ............................................................................... 3 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 3 PHẦN II ................................................................................................................ 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................... 4 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ............................................................. 4 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nghèo đói ......................................................... 4 1.1.1.2 Đặc điểm của hộ nghèo đói...................................................................... 6 1.1.2 Tiêu chí phân định nghèo đói....................................................................... 7 1.1.2.1 Quan điểm thế giới về nghèo đói .............................................................. 7 1.1.2.1 Quan điểm Việt Nam về nghèo đói........................................................... 7 1.1.2.3 Quan điểm của Đảng và Nhà Nước ta về xóa đói giảm nghèo.............. 8 1.2 Cơ sở thực tiễn về “Xóa đói giảm nghèo” ................................................... 10 1.2.1 Tình hình nghèo đói ở Việt Nam ............................................................... 10 1.2.2. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam ............................................................ 11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở XÃ LINH THƯỢNG.............. 14 2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ LINH THƯỢNG ..................................... 14 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 14 2.1.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 14 2.1.1.2 Khí hậu, thời tiết...................................................................................... 14 2.1.1.3 Địa hình, đất đai của xã........................................................................... 16 2.1.1.4 Điều kiện thủy ......................................................................................... 16 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................. 16 2.2.2.1 Tình hình dân số và lao động .................................................................. 16 2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm(2008 – 2010).................... 21 2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Linh Thượng ......................................... 23 2.1.3 Đánh giá chung tình hình cơ bản của xã Linh Thượng............................. 23 2.2 Thực trạng nghèo đói của các hộ điều tra ở xã Linh Thượng....................... 24 2.2.1 Thực trạng nghèo đói chung của xã qua 3 năm (2008- 2010) ................... 24 2.2.2. Thực trạng nghèo đói của các hộ điều tra ở xã Linh Thượng................... 26 2.2.2.1.Giới thiệu phương pháp điều tra. ............................................................ 26 2.2.2.2. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra.................................................... 27 2.2.2.3 Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2010............................ 27 2.2.2.4. Tình hình đất đai của các hộ điều tra năm 2010 .................................... 29 2.2.2.5.Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra năm 2010....... 31 2.2.2.6.Vốn đầu tư cho sản xuất.......................................................................... 32 SV thực hiện: Hồ Thị Vương iv Chuyên đề tốt nghiệp Đ ại họ cK in h tế H uế 2.2.2.7.Tình hình nhà ở và trang bị tiện nghi sinh hoạt cảu các hộ nghèo điều tra năm 2010. ............................................................................................................ 33 2.2.3. Tình hình thu nhập và chi tiêu của nhóm hộ điều tra năm 2010............... 35 2.2.3.1. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra .................................................. 35 2.2.3.2 Tình hình chi tiêu của các hộ nghèo điều tra năm 2010. ........................ 36 2.2.3.3 Cân đối thu chi của các hộ điều tra năm 2010. ....................................... 38 2.3 Nguyên nhân dãn đến đói nghèo của các hộ nông dân ở xã Linh Thượng... 38 2.3.1 Nguyên nhân khách quan ........................................................................... 38 2.3.2 Nguyên nhân chủ quan............................................................................... 39 CHƯƠNG III: ..................................................................................................... 41 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở XÃ LINH THƯỢNG – HUYỆN GIO LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ........................ 41 3.1 Phương hướng, mục tiêu của xã Linh Thượng ............................................. 41 3.1.1 Phương hướng chung ................................................................................. 41 3.1.2. Mục tiêu chung......................................................................................... 42 3.1.3 Mục tiêu cụ thể phải phấn đấu thực hiện trong năm năm 2011 như sau: .. 42 3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm XĐGN cho xã Linh Thượng........................ 43 3.2.1. Giải pháp về vốn ....................................................................................... 43 3.2.2 Giải pháp về đất đai và tư liệu sản xuất cho hộ nghèo .............................. 45 3.2.3. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi....................................................... 45 3.2.4. Đầu tư về nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã . .......... 47 3.2.5. Giải pháp về giáo dục đào tạo . ................................................................. 48 3.2.6. Giải pháp về văn hóa, y tế, kế hoạch hóa gia đình ................................... 48 3.2.7. Đoàn, Hội trong công tác “xóa đói giảm nghèo”...................................... 49 3.2.8 Giải pháp về quản lý kinh tế trong từng hộ gia đình. ................................ 50 PHẦN III ............................................................................................................. 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 52 I. Kết luận: ....................................................................................................... 52 II. Kiến nghị:.................................................................................................. 53 SV thực hiện: Hồ Thị Vương v Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT : Bộ lao động thương binh và xã hội. ILO : Tổ chức lao động quốc tế. GDP : Thu nhập quốc dân. WB : Ngân hàng Thế Giới. HDI : Chỉ số phát triển con người. PQLI : Chỉ số chất lượng vật chất của cuộc sống. KTXH : Kinh tế xã hội. UBND : Ủy ban nhân dân. UBDS và TE : Ủy ban dân số và trẻ em. DSKHHGĐ : Dân số kế hoạch hóa gia đình. BHYT : Bảo hiểm y tế. H tế h : Thể dục thể thao. in TDTT : Khoa học kỹ thuật. : Đơn vị tính. Đ ại họ cK KHKT ĐVT uế Bộ LĐ – TB&XH SV thực hiện: Hồ Thị Vương vi Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tỷ lệ hộ đói nghèo ở Việt Nam phân theo thành thị - nông thôn và phân theo vùng qua các năm 2006, 2007 ................................................................. 10 Bảng 2: Diễn biến thời tiết, khí hậu từ năm 2008 đến năm 2010 ở tỉnh Quảng Trị. .......... 15 Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của xã Linh Thượng qua 3 năm (2008- 2010) ......... 21 Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai của xã Linh Thượng qua 3 năm (2008-2010)..... 22 uế Bảng 5: Tình hình đói nghèo của xã Linh Thượng qua 3 năm (2008- 2010). ........... 26 Bảng 6: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ nghèo điều tra năm 2010....... 28 H Bảng 7:Tình hình đất đai của các hộ nghèo điều tra năm 2010. ................................ 30 Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra năm 2010 ................ 31 tế Bảng 9: Tình hình nhà ở và trang bị tiện nghi sinh hoạt của các hộ nghèo điều tra h năm 2010 ở xã Linh Thượng ..................................................................................... 34 in Bảng 10: Cơ cấu thu nhập và thu nhập của nhóm hộ nghèo điều tra năm 2010 ....... 35 Bảng 11: Tình hình chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của các hộ nghèo điều tra năm 2010 .... 36 cK Bảng 12: Cân đối thu chi của các hộ điều tra năm 2010 ........................................... 37 Đ ại họ Bảng 13: Những nguyên nhân chính dẫn đên đói nghèo của các hộ điều tra năm 2010....... 39 SV thực hiện: Hồ Thị Vương vii Chuyên đề tốt nghiệp TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU * Mục tiêu chính đề tài nghiên cứu. - Nắm chỉ tiêu đo lường đói nghèo ở việt nam qua các giai đoạn. - Đánh giá thực trạng đói nghèo và các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ nông dân ở xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. uế - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chính góp phần XĐGN cho các hộ nông dân H ở xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. * Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu. tế - Nguồn số liệu từ xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. - Thu thập và phân tích, xử lý số liệu từ điều tra thực tế của các hộ nông dân ở địa h bàn nghiên cứu. in * Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu. - Phương pháp điều tra phỏng vấn. cK - Phương pháp thu thập số liệu. - Phương pháp phân tích số liệu. họ - Phương pháp duy vật biện chứng. - Một số phương pháp khác. * Các kết quả nghiên cứu đạt được. Đ ại ● Nắm bắt được thực trạng sản xuất và đời sống của các hộ nông dân đặc biệt là những hộ nghèo ở xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. ● Đề ra một số giải pháp phù hợp với địa bàn xã, nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho các hộ SV thực hiện: Hồ Thị Vương nông dân ở vùng nghiên cứu. viii Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là vấn đề xã hội bức xúc và nóng bỏng của tất cả các nước trên thế giới, là vấn đề được các chính phủ, các tổ chức quốc tế quan tâm để tìm giải pháp hạn chế và tiến tới xóa bỏ nạn đói nghèo trên phạm vi toàn thế giới. Hiện nay, theo thống uế kê của Ngân Hàng thế giới, hiện nay trên hành tinh chúng ta có đến 2,1 tỷ người đói nghèo, phần lớn đang sống tại các Quốc gia đang phát triển và kém phát triển ,nơi có H những phong tục tập quan lạc hậu cũng như sức sản xuất kém vẫn đang tồn tại, vì vậy mà ngày nay xóa đói giảm nghèo là vấn đề cần tập trung giải quyết đầu tiên tại các tế quốc gia này . Xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng h trưởng bền vững. Vì vậy, Việt Nam coi xóa đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt in trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ cK nghĩa. Đồng thời, thực hiện xóa đói giảm nghèo trong từng bước phát triển, đảm bảo công bằng xã hội thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, có ý nghĩa nhân văn, văn hóa sâu sắc. họ Việt Nam là nước đang phát triển có nền kinh tế lạc hậu, xuất phát điểm thấp lại chịu nhiều hậu quả của chiến tranh và thường xuyên bị thiên tai tàn phá, do vậy đời Đ ại sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã xem vấn đề XĐGN như là một chủ trương lớn, một chương trình trọng điểm của quốc gia, trở thành vấn đề xã hội vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách trước mắt. Để thực hiện về xóa đói giảm nghèo, trong những năm qua Đảng và nhà nước ta xây dựng chương trình mục tiêu Quốc gia về XĐGN, chương trình phát triển kinh tế xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn và các chính sách giành riêng cho đối tượng là người nghèo được tổ chức chỉ đạo ,thực hiện một cách chặt chẽ, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Chương trình đã góp phần thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng của Đảng. Trong thời gian qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về XĐGN và phát triển kinh tế xã hội, đời sống đại bộ phận nhân dân được nâng lên một SV thực hiện: Hồ Thị Vương 1 Chuyên đề tốt nghiệp cách rõ rệt, hàng năm số hộ đói nghèo giảm xuống 1,8 - 2% . Tuy nhiên số người nghèo ở Việt Nam vẫn còn rất lớn và chưa bền vững so với yêu cầu, hiện nay vẫn còn một bộ phận rất lớn đồng bào sống trong cảnh nghèo khổ và sự phân hóa giau nghèo diễn ra ngày càng gay gắt và mạnh mẽ hơn, đòi hỏi Đảng và Nhà Nước cần phải nổ lực hơn trong công cuộc XĐGN nhằm hướng tới mục tiêu “Dân giàu - nước mạnh - Xã hội công bằng- Dân chủ -văn minh”. Trong xu thế đất nước hội nhập sâu hơn với thế giới và những yêu cầu trong tiến uế trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo mà Chính phủ phê duyệt, tỉnh Quảng Trị đã và đang chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế ở địa phương đi đôi với việc thực H hiện xóa đói giảm nghèo. Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Trị đã đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, tình trạng đói nghèo ở tỉnh Quảng tế Trị vẫn còn rất nghiêm trọng và công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và đối mặt với nhiều khó khăn trong tình hình mới . h Linh thượng là một xã miền núi đồng bào dân tộc vân kiều chiếm đa số ở nơi in đây, nông dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thời tiết khắc nghiệt, nắng cK hạn kéo dài, cộng vào đó là điều kiện cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục còn nghèo nàn lạc hậu, trình độ dân trí thấp, mức sống nhân dân chưa cao, đời sống của đồng bào đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Trong những năm qua cùng với sự nổ họ lực của các cấp chính quyền và nhân dân trong xã đã làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xã đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể so Đ ại với những năm gần đây. Tuy nhiên công tác xóa đói giảm nghèo của xã còn gặp rất nhiều trở ngại và thách thức, so vơi mặt bằng chung thì tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao so với các nước và địa phương trong tỉnh . Là người con của quê hương Quảng Trị, lớn lên trong khó khăn và khắc nghiệt của quê hương, tôi thấm thía những vất vả mà bà con đang phải đối mặt, đặc biệt là những bà con thuộc diện nghèo đói, chính xuất phát từ thực tế đó và yêu cầu thực tiễn của xã ,nên tôi chọn đề tài này : “Tình hình xóa đói giảm nghèo ở xã Linh Thượng –huyện Gio Linh - tỉnh Quảng Trị”, với mong muốn sẽ đóng góp cho xã những giải pháp xóa đói giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Qua đó, góp SV thực hiện: Hồ Thị Vương 2 Chuyên đề tốt nghiệp phần nào đó giảm nhanh nghèo đói và nâng cao đời sống cho bà con, nhân dân tỉnh Quảng Trị nói chung và xã Linh Thượng nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề nghèo đói . - Đánh giá thực trạng nghèo đói của người dân ở xã Linh Thượng . -Tìm ra nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ nghèo ở xã Linh Thượng . -Đề xuất các giải pháp nhằm đưa công tác XĐGN trên địa bàn xã Linh Thượng, uế huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu H -Phạm vi nghiên cứu: +về thời gian:phân tích số liệu và các chỉ số cơ bản của xã qua 3 năm 2008 -2010. tế +về không gian:tiến hành nghiên cứu các hộ nông dân ở xã Lnh Thượng thôn: Đồng Dôn, Bến Mộc II và Bãi Hà. Còn lại 4 thôn: Bến Mộc I, thôn Cù Đinh, thôn Khe cK -Đối tượng nghiên cứu: in mở rộng địa bàn nghiên cứu . h Me và thôn Baze. Vì điều kiện địa lý mà với khoảng thời gian hạn chế không cho phép +Điều tra trực tiếp các hộ nghèo ở xã Linh Thượng ,với quy mô 60 hộ. -Về nội dung: Năng lực sản xuất của hộ nghèo ,thực trạng thu thập, chi tiêu, họ nguyên nhân đói nghèo của các hộ điều tra theo chuẩn nghèo của Bộ LĐ-TB & XH giai đoạn 2006-2010 . Đ ại 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp. - Phương pháp thu thập số liệu. - Phương pháp phân tích số liệu. - Phương pháp duy vật biện chứng . - Một số phương pháp khác. SV thực hiện: Hồ Thị Vương 3 Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nghèo đói Nghèo đói đây là môt khái niệm dùng từ lâu trên thế giới để diễn đạt mức sống uế của một nhóm dân cư, một nhóm Quốc gia hay một Quốc gia so với mức sống của một cộng đồng, nhóm Quốc gia này hay Quốc gia khác.Nó là một phạm trù kinh tế -xã hội H rất rộng lớn nên có nhiều quan điểm khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội và giai đoạn lịch sử nhất định. Dưới đây là quan điểm một số tổ chức cá nhân về vấn tế đề nghèo đói như sau: -Theo Ngân hàng thế giới năm 1998 đã đưa ra khái niệm: “Nghèo không chỉ là in có quyền lực và nghề nghiệp”. h thu nhập mà còn có đời sống, sức khỏe, giáo dục, điều kiện vệ sinh ở mức thấp không cK -Theo Uỷ ban kinh tế -xã hội khu vực châu Á –Thái Bình Dương (ESCAPE) tổ chức tại Băng KoK –Thái Lan vào tháng 9 năm 2003, các Quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: “nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả họ năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu càu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những Đ ại phong tục ấy được xã hội thừa nhận”. - Xét ở một gốc độ khác Tiến sỹ M.G.Guilna thuộc ngân hàng phát triieenr Châu Á đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối như sau : * Nghèo tuyệt đối: Nghèo tuyệt đối là việc không thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu để nhằm duy trì cuộc sống của con người. Mức sống tối thiểu ở đây được hiểu là các điều kiện ăn,ở,mặc,và các nhu cầu khác như văn hóa, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp,... chỉ đạt mức duy trì cuộc sống rất bình thường, và dưới đó là đói khổ. Mức sống ở mỗi quốc gia là khác nhau. Như vậy nghèo tuyệt đối là đề cập đến vị trí của một cá nhân,hộ gia SV thực hiện: Hồ Thị Vương 4 Chuyên đề tốt nghiệp đình trong mối quan hệ với đường nghèo khổ mà giá trị tuyệt đối của nó cố định theo thời gian. *Nghèo tương đối: Là tình trạng không đạt mức sống tối thiểu tại một thời điểm nào đó. Nói cách khác nghèo đói tương đối là vị trí của một số người hay một số hộ gia đình so với thu nhập bình quân của môt nước nơi người đó hay hộ đói sinh sống. Nghèo tương đối được xác định theo nhiều cách khác nhau có thể là những hộ gia đình có mức thu nhập nhỏ hơn một nữa mức thu nhập trung vị. uế Ngày nay, nghèo đói tương đối được chú ý nhiều hơn để có giải pháp thu hẹp sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo.Trong thực tế việc đánh giá thực trạng đói H nghèo thường được kết hợp các phương pháp tuyệt đối và phương pháp tương đối .Theo báo cáo phát triển việt nam tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ việt nam năm 2003 tế đã nêu rõ : Đói là những bộ phận của những người nghèo mà không đủ lương thực để duy trì cuộc sống hàng ngày; nghèo là một bộ phận dai không đủ các điều kiện vật chất h và tinh thần để duy trì cuộc sống ở mức tối thiểu gồm: ăn ,ở ,mặc, chữa bệnh, đi lại, in học hành ...Hay đói nghèo là tình trạng thua kém nhiều mặt,từ thu nhập đến tính dễ bị cK tổn thương khi bị rủi ro ít có khả năng tham gia vào quá trình ra quyết chung. * Một số khái niệm có liên quan đến đói nghèo: -Đói gay gắt là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu, đói ăn, chịu họ đứt bữa từ ba tháng trở lên . -Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân tính theo đầu người nằm dưới giới hạn Đ ại nghèo đói được gọi là hộ nghèo, theo đánh giá chung của nhiều nước hộ có thu nhập dưới 1/3 mức trung bình của xã hội là hộ nghèo. -Xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25 % trở lên theo tiêu chuẩn mới và chưa đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu. -Hộ vượt nghèo hay hộ thoát nghèo là những hộ nghèo mà sau một quá trình thực hiện chương trình XĐGN cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn mực nghèo đói. -Hộ tái nghèo đói là số hộ vốn dĩ trước đây thuộc diện nghèo và đã vượt nghèo, nhưng nguyên nhân nào đó lại rơi vào hoàn cảnh nghèo đói. SV thực hiện: Hồ Thị Vương 5 Chuyên đề tốt nghiệp -Hộ nghèo hay hộ mới vào danh sách đói nghèo là những hộ ở đầu kỳ không thuộc diện đói nghèo nhưng đến cuối kỳ lại rơi vào hoàn cảnh nghèo đói. Ở những nước phát triển, sự phân hóa giàu nghèo được đánh giá theo khoảng cách về thu nhập. Giữa phần thu nhập của 20 % lớp người có thu nhập cao nhất gọi là lớp người giàu chiếm giữ và phân thu nhập của 20% lớp người có thu nhập thấp nhất gọi là lớp ngươi nghèo có được trong xã hội. Vấn đề nghèo đói thường đi đôi với phân phối và thu nhập, sự phân phối thu uế nhập khong đồng đều thường dẫn đến sự nghèo đói. Do vậy, vấn đề XĐGN có liên quan mật thiết với tăng trưởng, công bằng xã hội. Quan niệm của chính người nghèo ở H nước ta cũng như một số nước quốc gia khác trên thế giới về nghèo đói. Một số người ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế trả lời rằng: tế Nghèo đói đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh, tre, nứa, lá tạm bợ, không đủ đất sản xuất, không có trâu, bò, con cái không dược đén trường, ốm đau không có tiền chũa h bệnh,...Nghèo đói ở Việt Nam là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của in người dân chỉ dành hầu như toàn bộ cho ăn,thậm chí không đủ cho ăn uống. Phần tích cK lũy hầu như không có, các nhu cầu tối thiểu ngoài ăn ra thì các mặt khác như ở, mặc, đi lại, văn hóa, giao tiếp, chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ không đáng kể. 1.1.1.2 Đặc điểm của hộ nghèo đói họ Những người nghèo phân bố hầu hết ở các vùng trong cả nước nhưng sự phân bố này không đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, ven biển Đ ại ,hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người . Nhìn chung hộ nghèo có những đặc điểm sau:-Người nghèo chủ yếu là những người nông dân có trình độ học vấn thấp .-Khả năng tiếp cận các thông tin và kỷ năng chuyên môn kém và bị hạn chế .-Hộ nghèo ít có đất đai hoặc không có đất, thu nhập thấp và không ổn định . -Các hộ nghèo thường đông con hoặc ít lao động, tỷ lệ nghèo ngày càng cao.-Chi tiêu của hộ nghèo thường lớn hơn mức thu nhập của họ. -Hộ nghèo nợ nần chồng chất, không có khả năng trả nợ . -Hộ nghèo dễ bị tổn thương bổi những khó khăn mang tính thời vụ và những biến động bất thường xảy ra đối với gia đình và cộng đồng. SV thực hiện: Hồ Thị Vương 6 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.2 Tiêu chí phân định nghèo đói 1.1.2.1 Quan điểm thế giới về nghèo đói Hiện nay, ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia bằng mức thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người với cách tính sau: Theo ngân hàng thế giới đưa ra chỉ tiêu xác định thu nhập ở các nước nghèo là 1 USD /người/ngày, tức là thu nhập càn thiết để duy trì 2.150 kcalo/người/ngày. uế Liên hợp quốc cũng đưa ra chỉ tiêu đánh giá mức sống của con người, bao gồm thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người: thành tựu y tế- xã hội và trình độ H văn hóa giáo dục. Viện nghiên cứu phát triển xã hội của liên hợp quốc( UNRISD) đã đưa ra các chỉ tế số để đo thực chất sự phát triển và qua đó cho phép hình dung mức độ giàu. các chỉ số đó là: số trẻ sơ sinh bị chết, tuổi thọ dự tính, mức tiêu dùng protein, tỷ lệ xóa mù chữ ở h ngươi lớn và chỉ số về khả năng đảm bảo tự do và phát triển của cá nhân.. in Tóm lại, những quan niệm về nghèo đói do cách tiếp cận khác nhau nên có những ý cK kiến khác nhau về đói nghèo. Sự nghèo khổ là một khái niệm tương đối và có tính biến đổi. 1.1.2.1 Quan điểm Việt Nam về nghèo đói Đảng và nhà nước ta đã xác định : CNXH nhằm mục tiêu “dân giàu nước mạnh họ xã hội công bằng dân chủ văn minh ”. Trong thời kỳ đổi mới nền kih tế đất nước đã có sự tăng trưởng, phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện Đ ại rõ rệt. Tuy nhiên ở cá vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và vùng nông thôn vãn còn một bộ phận dân cư đang phải sống trong cảnh nghèo đói. Vì vậy thực hiện chương trình XĐGN để có những giải pháp tác động trực tiếp đến người nghèo, xã nghèo giúp họ có điều kiện tự vươn lên XĐGN. Dựa vào tình hình kinh tế xã hội của đất nước Bộ Lao động – Thương Binh và Xã Hội đã điều chỉnh đưa ra các chuẩn mực nghèo đói cho từng giai đoạn phát triển kinh tế -xã hội nhất định: Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người /tháng vẫn được đảng và nhà nước ta dùng làm tiêu chuẩn trong quá trình điều chỉnh chuẩn mực nghèo đói. SV thực hiện: Hồ Thị Vương 7 Chuyên đề tốt nghiệp Theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 như sau: * Khu vực nông thôn: Những hộ có thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. * Khu vực thành thị: Những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000đ/ người/ tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Bộ LĐ-TB&XH vừa công bố theo chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011- uế 2015, như sau: -Đối với khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 H đồng/người/ tháng (4,8 trđ/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. - Đối với khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ tế 500.000đồng/người/tháng (6trđ/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. ●Mức cận nghèo: h -Đối với khu vực nông thôn: 401- 220.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. in -Đối với khu vực thành thị: 601- 650.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. cK 1.1.2.3 Quan điểm của Đảng và Nhà Nước ta về xóa đói giảm nghèo Đảng ta coi cơ sở phương pháp luận quan trọng và cơ bản nhất để phân tích vấn đề đói nghèo và xóa đói giảm nghèo là giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất họ công, thực hiện công bằng xã hội. Chủ nghĩa xã hội là quá trình kiến tạo hạnh phúc và cũng là quá trình đấu tranh vì sự công bằng, đấu tranh để thủ tiêu nguồn gốc bất công xã hội. Đ ại Ngày từ những ngày đầu mới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Bác Hồ đã chỉ đạo là chống giặc đói. Vấn đề công bằng xã hội - vấn đề có quan hệ trực tiếp và quyết định đối với việc xóa đói giảm nghèo đã được Đảng ta luôn quan tâm chú ý. Những đại hội Đảng gần đây, từ Đại hội VI đến Đại hội X, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, nhiều văn bản đề cập tới vấn đề công bằng xã hội. Chúng ta hiểu công bằng xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển. Công bằng xã hội không bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà liên quan tới tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - pháp luật - văn hóa - xã hội. Công bằng xã hội phải được giải quyết và chỉ có thể được giải quyết gắn liền với sự phát triển sản xuất, xây dựng xã hội SV thực hiện: Hồ Thị Vương 8 Chuyên đề tốt nghiệp thực sự dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Công bằng xã hội đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, xã hội hóa nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở vừa tăng nhanh tốc độ phát triển, vừa giảm dần sự mất cân đối giữa các vùng; giảm dần khoảng cách về thu nhập, mức sống, hưởng thụ giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe của các tầng lớp dân cư ở các vùng khác nhau. Đặc biệt, công bằng xã hội đòi hỏi phải thực hiện tốt chương uế trình xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội. Trong các văn kiện quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề xóa đói H giảm nghèo được nhiều lần đề cập tới. Để bảo đảm và hướng tới công bằng xã hội, Đảng ta khẳng định “khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp đi đôi tế với chăm lo xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, các gia đình thuộc diện h chính sách, làm cho mọi người, mọi nhà đều tiến tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ai in cũng có việc làm, có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành và chữa bệnh, từng bước cK thực hiện điều Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước”. Trong quá trình thiết kế, chỉ đạo thi công việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở nắm bắt những mặt mạnh và mặt yếu của họ cơ chế thị trường, Đảng ta đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo: “Để phát triển sức sản xuất, cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, thừa nhận trên thực tế còn có Đ ại bóc lột và sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội, nhưng phải luôn quan tâm, bảo vệ lợi ích của người lao động, vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp, vừa coi trọng xóa đói, giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội, tiến tới làm cho mọi người, mọi nhà đều khá giả”. Chú trọng đúng mức đến vấn đề đói nghèo trong xã hội, với nhãn quan chính trị nhạy bén và với trách nhiệm cao cả trước nhân dân, Đảng ta đã đưa ra những chương trình rộng lớn để tập trung giải quyết là “Chương trình về xóa đói, giảm nghèo”. Trên cơ sở đó, Nhà nước cũng đã có hàng chục chương trình cấp quốc gia và dự án đang được thực thi có nội dung gắn với xóa đói, giảm nghèo. SV thực hiện: Hồ Thị Vương 9 Chuyên đề tốt nghiệp 1.2 Cơ sở thực tiễn về “Xóa đói giảm nghèo” 1.2.1 Tình hình nghèo đói ở Việt Nam Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam vẫn còn đang là vấn đề kinh tế xã hội gây bức xúc được Đảng, Nhà Nước hết sức quan tâm và coi xóa đói giảm nghèo toàn diện, bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo chuẩn nghèo Quốc gia thì tỷ lệ số hộ nghèo toàn quốc đã giảm từ 58 % năm 1993 xuống còn 14,8 % năm 2007 trong tổng số hộ và cho đến cuối năm 2008 chỉ còn nghèo xuống còn 10 % - 11 % trên tổng số hộ cả nước. uế dưới 13 % tỷ lệ hộ nghèo/tổng số hộ cả nước và đến năm 2010 phấn đấu giảm tỷ lệ hộ H Bảng 1: Tỷ lệ hộ đói nghèo ở Việt Nam phân theo thành thị - nông thôn và phân tế theo vùng qua các năm 2006, 2007. 2006 h Chỉ tiêu 2007/2006 +/- % 15,5 14,8 - 0,7 4,5 7,7 7,4 - 0,3 3,9 18,0 17,7 - 0,3 1,7 - Đồng Bằng Sông Hồng 10,4 9,6 - 0,8 7,7 - Đông Bắc 22,2 21,4 -0,8 3,6 - Tây Bắc 39,4 38,1 - 1,3 3,3 - Bắc Trung Bộ 26,6 25,8 - 0,8 3,0 - Duyên Hải Nam Trung Bộ 17,2 16,3 - 0,9 5,2 - Tây Nguyên 24,0 23,0 -1 4,2 - Đông Nam bộ 4,6 4,3 - 0,3 6,5 - Đồng Bằng Sông Cửu Long 13,0 12,4 - 0,6 4,6 in Cả nước 2007 ĐVT:% - Thành thị - Nông thôn Đ ại họ 2. Phân theo vùng cK 1.Phân theo thành thị, nông thôn ( Nguồn:Tổng cục thống kê 2007 ) SV thực hiện: Hồ Thị Vương 10 Chuyên đề tốt nghiệp Qua số liệu ở bảng 1 ta thấy, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam phân theo vùng qua các năm 2006, 2007 có sự biến động không đồng đều giữa các năm. Cụ thể cả nước năm 2006 là 15,5; năm 2007 còn 14,8 ( năm 2007 giảm 0,7 tương ứng 4,5 % so với năm 2006 ). Phân theo khu vực thành thị và nông thôn thì tỷ lệ hộ nghèo có sự biến động không đổi (cụ thể: Thành thị năm 2007 giảm 0,3 tương ứng 3,9% so với năm 2006; còn nông uế thôn năm 2007 cũng giảm 0,3 tương ứng với mức 1,7% so với năm 2006). Phân theo vùng thì tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh nhất là vùng Tây Bắc năm 2007 H giảm 1,3 tương ứng 3,3 % so với năm 2006 và thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ năm 2007 giảm 0,3 tương ứng 6,5 % so với năm 2006). Tiếp theo là vùng Tây Nguyên tế năm 2007 giảm 1 tương ứng 4,2 % so với năm 2006; Duyên Hải Nam Trung Bộ năm 2007 giảm 0,9 tương ứng 5,2 % so với năm 2006; Đồng Bằng Sông Cửu Long năm h 2007 giảm 0,6 tương ứng 4,6 % so với năm 2006; Và đặc biệt cả 3 vùng Đồng Bằng in Sông Hồng, Đông Bắc, và Bắc Trung Bộ có sự biến động không đổi. Cụ thể: Đồng cK Bằng Sông Hồng giảm 0,8 năm 2007 tương ứng 7,7 % so với năm 2006; Đông Bắc năm 2007 giảm 0,8 tương ứng 3,6 % so với năm 2006; Và vùng Bắc Trung Bộ năm 2007 giảm 0,8 tương ứng 3,0 % so với năm 2006. họ 1.2.2. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam Việt Nam được xác định là một trong những nước nghèo trên thế giới. Trước Đ ại năm 1986 tỷ lệ đói nghèo luôn ở mức bình quân 45% so với tổng số hộ của cả nước. Vào những năm 90 Việt Nam rơi vào trong số những nước nghèo nhát thế giới, chỉ tiêu GDP bình quân đầu người rất thấp, tỷ lệ đói nghèo rất cao, hơn 90 % số người nghèo đói ở nông thôn đặc biệt là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa tỷ lệ nghèo đói cao nhất bình quân 40% có nơi lên tới 60% trong tổng số hộ nghèo đói. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều nổ lực trong việc chống đói nghèo, coi xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nhờ vậy mà thu nhập và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn ngày càng khởi sắc, tỷ lệ đói nghèo đang giảm dần qua các năm. SV thực hiện: Hồ Thị Vương 11 Chuyên đề tốt nghiệp Từ năm 1992 đến nay tình trạng đói nghèo đang giảm dần về số khẩu, số hộ và tỷ lệ. Cụ thể năm 1992 có 3,8 triệu hộ nghèo đói chiếm 30% trên tổng số hộ của cả nước. Đến năm 1998 giảm còn 2,4 triệu hộ chiếm 15,7 % (theo tiêu chuẩn cũ ). Hiện nay chuẩn nghèo đói ở nước ta đã điều chỉnh mới. Theo chuẩn hiện hành (2001-2007) đầu năm 2002 cả nước có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo đói, chiếm tỷ lệ 17,2 % . Do có sự đầu tư quan tâm của Đảng và Chính Phủ, sự cố gắng của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể sau 3 năm (2002-2004) tỷ lệ hộ nghèo đói của cả nước giảm xuống còn uế khoảng 11,68 % ( tính đến tháng 9 năm 2005 ) và ước tính 11 % năm 2005 . Tuy nhiên, tốc độ giảm không đều trong khi 5 tỉnh thành phố tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5 % H và 23 tỉnh dưới 10 % thì vãn còn những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao như: Lai Châu trên 30%, Sóc Trăng, Bắc Cạn trên 25 %, các tỉnh Tây Nguyên côn khoảng 20%. tế Điều đó cho thấy đói nghèo mang tính chất vùng rõ rệt. Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ đói nghèo khá cao, tập trung ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, và h Tây Nguyên. Đa số là dân tộc ít người sinh sống trong các vùng thiếu điều kiện về cơ in sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội cơ bản. Năm 2000 khoảng 20-30 % trong tổng số cK 1.870 xã đặc biệt khó khăn chưa có đường dân sinh đến trung tâm xã, 40 % số xã chưa đủ phong học, 5 % số xã chưa có trạm y tế, 55 % số xã chưa có nước sạch, 40 % số xã chưa có đường điện đến trung tâm xã, 50 % số xã chưa đủ công trình thủy lợi nhỏ, 20 họ % số xã chưa có chợ hoặc cụm xã. Đó là chua kể 1-1,5 triệu người hàng năm phải trợ cấp vì thiếu do diều kiện thiên nhiên không thuận lợi như: Bão, lũ, hạn hán, ...Đa số Đ ại người nghèo đô thị, kể cả số người mới di cư tơi có công việc không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh . Vì vậy Chính Phủ chỉ đạo trong thời gian tới càn tập trung nguồn lực đầu tư cho những tỉnh còn có tỷ lệ hộ đói nghèo cao để giảm nhanh hộ đói nghèo. Mặc dù đói nghèo của cả nước vẫn còn ở mức cao, nhưng cung phải ghi nhận rằng những thành tựu về kinh tế xã hội mà nước ta đã đạt được là rất đáng khích lệ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục 13 năm từ 1991 đến năm 2003 đạt bình quân trên 7 %/năm, xuất khẩu tăng rất nhanh, kiểm soát được lạm phát và ổn định giá cả.Tính theo tiêu chuẩn quốc tế, tỷ lệ đói nghèo chung cả nước đã giảm từ 70 % năm 1990 xuống còn 32 % năm 2000. SV thực hiện: Hồ Thị Vương 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan