Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tổ chức dạy học văn bản thuyết minh (ngữ văn 8) theo dự án...

Tài liệu Tổ chức dạy học văn bản thuyết minh (ngữ văn 8) theo dự án

.DOCX
118
226
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẶNG THỊ HÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC VĂN BẢN THUYẾT MINH (NGỮ VĂN 8) THEO DỰ ÁN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẶNG THỊ HÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC VĂN BẢN THUYẾT MINH (NGỮ VĂN 8) THEO DỰ ÁN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN Mã số: 60 14 01 11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Thành HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Ban giám hiệu, cùng các Thầy, Cô và cán bộ các Phòng - Ban Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc, chân thành nhất tới PGS.TS. Trần Khánh Thành - người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên Trường THCS Wellspring đã tạo điều kiện về thời gian, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành khóa học và luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các Thầy, Cô, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Đặng Thị Hà i DHDA DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐH ĐHQG Dạy học dự án ĐHSP Đại học GVHS Đại học Quốc gia Đại học Sư phạm PPDH Giáo viên Học sinh Phương pháp dạy học PP KTĐG Phương pháp kiểm tra, đánh giá SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở ii Lời cảm ơn Danh mục các từ viết tắt M l ụ ụ c c MỤC LỤC Danh mục các bảng Trang Danh mục các biểu đồ i MỞ ĐẦU ii iii v vi 1 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 8 1.1. Dạy học theo dự án 1.1.1. Các quan điểm về dạy học theo dự án 8 1.1.2. Khái niệm PPDH theo dự án 11 1.1.3. Bản chất của PPDH theo dự án 19 1.1.4. Lợi ích và thách thức của PPDH theo dự án 23 1.2. Văn bản thuyết minh 24 1.2.1. Khái niệm văn bản thuyết minh 24 1.2.2. Những yêu cầu của văn bản thuyết minh 24 1.2.3. Đối tượng của văn thuyết minh 25 1.2.4. Điểm khác nhau giữa thuyết minh với các kiểu văn bản khác 1.2.5. Sự cần thiết của việc đưa văn ban thuyế t minh vao c hương trinh Ngữ văn 8 1.2.6. Nôi dung văn ban thuyế t minh trong chương trình Ngữ 25 25 i i i văn 8 1.2.7. Môt số ̣ lưu y khi giảng day văn bản thuyết minh 1.2.8. Phương pháp dạy văn thuyết minh CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC VĂN BẢN THUYẾT MINH Ở TRƢỜNG THCS HIỆN NAY VÀ THIẾT KẾ QUY TRÌNH DẠY HỌC VĂN BẢN THUYẾT MINH (NGỮ VĂN 8) THEO DỰ ÁN 27 27 33 31 2.1. Thực trạng dạy học văn bản thuyết minh ở trường THCS 2.1.1.Vấn đề điều tra, khảo sát 2.1.2. Kết quả điều tra, khảo sát K Ế T 2.1.3. Đánh giá thực trạng dạy học văn bản thuyết minh ở trường THCS hiện nay 2.2. Thiết kế quy trình dạy học văn bản thuyết minh (Ngữ văn 8) theo dự án 2.2.1. Quy trình dạy học theo dự án 2.2.2. Khả năng áp dụng quy trình dạy học theo dự án vào dạy văn bản thuyết minh (Ngữ văn 8) 2.2.3. Quy trình dạy học văn bản thuyết minh (Ngữ văn 8) theo dự án 2.2.4. Yêu cầu của việc vận dụng quy trình dạy học theo dự án CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM DẠY HỌC VĂN BẢN THUYẾT MINH (NGỮ VĂN 8) THEO DỰ ÁN 3.1. Mục đích thực nghiệm 3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 3.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm 3.4. Nội dung thực nghiệm 3.5. Tiến trình thực nghiệm 3.5.1. Tiến trình giờ học đối chứng 3.5.2. Tiến trình giờ học thực nghiệm 3.6. Kết quả thực nghiệm 3.6.1. Đánh giá của GV quan sát giờ dạy 3.6.2. Kết quả bài kiểm tra nhanh 3.6.3.Ý kiến phản hồi của HS L U Ậ N V À K H U Y Ế N N G H Ị T À 33 I LIỆU THAM KHẢO 34 35 42 47 48 48 51 67 73 73 73 74 75 86 86 87 89 89 91 93 98 102 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án Bảng 2.2. Bộ câu hỏi chương trình dự án "Tổ chức buổi triển lãm tranh ảnh về danh lam thắng cảnh của Hà Nội" TRANG 48 Bảng 2.3. Nhiệm vụ của giáo viên trong dự án Bảng 2.4. Nhiệm vụ của học sinh phải thực hiện trong dự án 59 Bảng 2.5. Tóm tắt các bước hướng dẫn học sinh học theo dự án 62 Bảng 3.1. Điểm trung bình và độ tin cậy của bài kiểm tra 63 Bảng 3.2. Ý kiến phản hồi của học sinh về các nội dung kiến 68 thức giáo viên cung cấp 92 Bảng 3.3. Ý kiến phản hồi của học sinh về các PPDH GV sử 94 dụng Bảng 3.4. Ý kiến phản hồi của học sinh về hình thức, PP KTĐG 94 trong giờ học 95 v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. So sánh các mức độ phân tích nhu cầu học sinh Biểu đồ 2.2. Nguyên nhân hứng thú và không hứng thú học văn bản thuyết minh (tỉ lệ%) TRANG Biểu đồ 2.3. Mức độ sử dụng PPDH trong dạy học văn bản thuyết 36 minh của giáo viên (tỉ lệ %) Biểu đồ 2.4. Mức độ hứng thú của học sinh với các PPDH trong 37 dạy văn bản thuyết minh (tỉ lệ %) Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm tra hai lớp 8A3 và 8A4 38 40 91 vi MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vài năm trở lại đây, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn nhằm rèn luyện và phát triển năng lực tư duy cho học sinh thực sự là giải pháp có tính chiến lược để nâng cao chất lượng dạy và học văn trong trường phổ thông. Tuy nhiên, do sự thiếu đồng bộ trong chương trình học, trình độ của người dạy và người học, chế độ thi cử, nên thực sự là các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng vẫn chưa chú trọng rèn luyện và phát triển năng lực tư duy cho người học. Phương pháp chủ đạo trong các giờ học Văn là thuyết trình và vấn đáp. Mặc dù có nhiều ưu điểm song những phương pháp này cũng còn nhiều hạn chế. Một giờ học, giáo viên chỉ huy động được sự làm việc của một vài học sinh, dẫn đến đa số học sinh thụ động, máy móc, chán học bộ môn. Các giờ kiểm tra tập làm văn, học sinh được viết theo những đề quen thuộc, máy móc nên dễ dẫn đến tình trạng học sinh học tủ. Chưa kể người dạy có đổi mới phương pháp, người học đổi mới tư duy nhưng lại bi bó buộc trong "khung chương trình". Vì thế, học sinh chỉ ghi nhớ kiến thức máy móc, không có sự sáng tạo, không có khả năng tư duy nên thiếu tự tin, thiếu chủ động, rất khó khăn cho việc học tập và nghiên cứu sau này. Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy cho học sinh là những từ ngữ được nhắc đến nhiều trong việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh. Trong môn Ngữ văn, để rèn luyện và phát triển năng lực này, có nhiều phương pháp, nhiều hình thức dạy học hiện đại (theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm). Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến hình thức Dạy học theo dự án. Đây là một hình thức dạy học đòi hỏi người học thực hiện các nhiệm vụ học tập với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. Vì thế, nó có ưu thế nổi trội trong việc rèn luyện và phát triển năng lực tư duy cho người học cũng như rèn luyện được những kĩ năng mềm cho học sinh, phần nào khắc phục được những hạn chế trong việc dạy và học văn hiện nay. 1 Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tổ chức dạy học theo dự án Văn bản thuyết minh - một kiểu văn bản quan trọng học trong chương trình Ngữ văn 8. Thực hiện đề tài này, tổ chức dạy học kiểu văn bản này theo hình thức dự án, chúng tôi tin rằng không chỉ giảm được tình trạng học tủ, học văn mẫu của học sinh mà còn rèn luyện được cho học sinh những kĩ năng quan trọng như: kĩ năng viết, kĩ năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng phỏng vấn, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lập kế hoạch,... Đây là những kĩ năng mềm rất cần thiết với thế hệ trẻ. Quan trọng hơn, việc tổ chức dạy học theo dự án Văn bản thuyết minh còn góp phần phát huy sự chủ động, sáng tạo của học sinh, làm tăng hứng thú học môn Ngữ văn cho các em. 2. Lịch sử vấn đề Dạy học theo dự án (được dich từ thuật ngữ tiếng Anh là Project based learning) và còn được gọi là Phương pháp PBL, Dạy học dựa trên dự án, Dạy học tiếp cận dự án). Ở bài viết này, chúng tôi dùng thuật ngữ "dạy học dự án" (và viết tắt là DHDA). Có nhiều quan điểm khác nhau về sự ra đời của tư tưởng dạy học theo dự án, tuy vậy có thể nói những mầm mống đầu tiên của tư tưởng dạy học theo dự án đã có trong quan điểm của các nhà giáo dục kinh điển như J.J Rousseau (1712 - 1718), H. Pestalozzi (1746 - 1872) và W. Humboldt (1767 1835), thể hiện ở việc nhấn mạnh đặc biệt y nghĩa của "Tính tự quyết" và "Sự tự hoạt động của con người" như là cơ sở nền móng của dạy học. Theo quan điểm của K. Frey và B.S de Boutemard thì phương pháp dự án xuất hiện từ thế kỷ XIX. P. Pertersen, C. Odenbach thì lại thống nhất cho rằng phương pháp dự án là một sản phẩm tất yếu của trào lưu cải cách giáo dục ở Mỹ những năm đầu thế kỷ. Năm 1918, nhà tâm ly học William H. Kilpatric (1871 - 1965) đã viết một bài báo với tiêu đề "Phương pháp dự án" gây tiếng vang trong các cơ sở đào tạo giáo viên cũng như trong các trường đại học. Ông cho rằng, dự án là một hoạt động có y thức cụ thể, có cam kết với tất cả những người thực hiện và diễn ra trong một môi trường xã hội. 2 Tóm lại, học tập theo dự án đã tạo nên một chuyển động xã hội- giáo dục từ đầu thế kỉ 20 ở Bắc Mỹ cũng như ở châu Âu với thay đổi mạnh mẽ trong dạy học nhà trường. Nền tảng của chuyển động này là đem đến cho HS sự tiếp nhận hào hứng kiến thức, sự thay đổi phương pháp học tập với sự tham gia một cách có y thức nhất, tích cực nhất của HS vào việc thiết lập tri thức. Ngày nay, DHDA còn mang tính toàn cầu và càng phát triển hơn với sự hỗ trợ của kĩ thuật hiện đại mà đặc biệt là mạng Internet. Nhiều trường học ở Đức hằng năm đều giành riêng một tuần cuối năm cho việc DHDA và gọi đó là tuần lễ dự án cuối năm học. Trong tuần lễ này, GV và HS tự đề xuất những dự án liên quan đến những kiến thức đã học. HS tự đăng kí tham gia vào những dự án mà họ ưa thích. Tổ chức Trinh sát và Hƣớng Đạo Pháp (Les Scouts et Guides de France) đã tiến hành cho trẻ em và thanh niên trên toàn thế giới, không phân biệt quốc tich, sắc tộc; văn hóa, tôn giáo và hoàn cảnh xã hội cùng thực hiện những dự án học tập với những mục đích giáo dục về nhân cách, giới tính, lối sống cộng đồng và sự tôn trọng thiên nhiên. Dự án Côvit (CoVis, Collaborataire Visualization) ở Canada cho phép sự hợp tác làm việc qua mạng giữa các HS. Ở Mĩ, mô hình học tập theo dự án được sửa đổi là WebQuest được Bernie Dodge và Tom March thuộc trường Đại học bang SanChiago triển khai năm 1995. Một WebQuest là hoạt động yêu cầu một số hoặc tất cả các thông tin mà các học viên tương tác đến từ các nguồn trên Internet. WebQuest có thể ngắn hoặc dài từ một số tiết học cho đến một tháng hoặc lâu hơn nữa. Ở Việt Nam từ năm 2003, chương trình "Dạy học cho tương lai" của Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã triển khai phương pháp DHDA tại 20 trường thuộc 9 tỉnh trong cả nước. Tiếp cận từ góc độ ly luận, 2 tác giả Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Thi Diệu Thảo đã có bài viết: "Dạy học dự án- một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên" đăng trên tạp chí Giáo dục số 80 phát hành tháng 4/ 2004. Tiếp đó tại Hội nghi khoa học nữ lần lần thứ 9, hai tác giả Nguyễn Thi Phương Hoa và Võ Thi Bảo Ngọc đã có bài nghiên cứu 3 về "Tình hình vận dụng phương pháp Project trong dạy học ở trường Đại học Sư Phạm- ĐHQG Hà Nội". Trên tạp chí Giáo dục số 155 (kì 1-2/2007), Nguyễn Dục Quang có bài viết: "Học để cùng chung sống một con đường giáo dục nhân cách cho học sinh" cũng đã đề cập đến phương pháp DHDA với tư cách là một trong năm phương pháp giáo dục "Học để cùng chung sống". Bài viết đã nêu lên một cách ngắn gọn nhất về cách hiểu và tác dụng của DHDA. Gần đây nhất trên tạp chí Giáo dục số 157 (kì 1-3/2007), Đỗ Hương Trà có bài viết: "Dạy học dự án và tiến trình thực hiện". Bài viết đã đưa ra cơ sở tiếp cận dự án và nêu lên tiến trình thực hiện DHDA. Tuy nhiên, những bài nghiên cứu này chưa tập trung vào chủ đề cụ thể còn tản mạn ở nhiều khía cạnh của DHDA. Với góc độ là đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi nghiên cứu một số luận văn như: ngành Vật ly với đề tài nghiên cứu"Tổ chức dạy học dự án một số nội dung kiến thức chương "Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng theo SGK lớp 9 THCS nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, chủ động của học sinh trong học tập" (luận văn thạc sỹ của Trần Thúy Hằng). Ở luận văn này, tác giả đã nêu lên tiến trình thực hiện DHDA và kết quả thử nghiệm sư phạm với chương trình Vật ly lớp 9. Đặc biệt, chúng tôi có nghiên cứu luận văn Thạc sĩ của Cù Ánh Ngọc (Đại học Giáo dục): "Tổ chức dạy học dự án bài "Lời tiễn dặn" chương trình Ngữ văn 10 nâng cao". Để nâng cao hiệu quả dạy học và khai thác các giá tri văn hóa dân tộc Thái và góp phần lưu truyền, quảng bá văn hóa vùng miền, các tác giả đã đề xuất cách Tổ chức dạy học dự án bài "Lời tiễn dặn" chương trình Ngữ văn 10 nâng cao. Đây là hướng nghiên cứu mới hiện nay, nên đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, lựa chọn, cân nhắc phối hợp nhiều hình thức và các phương pháp dạy học cụ thể vào thực tiễn dạy học ở các trường phổ thông. DHDA trong môn Ngữ văn đã được đề cập đến trong cuốn "Công nghệ dạy văn" của PhạmToàn nhưng tác giả chưa làm rõ có thể ứng dụng trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS như thế nào. Ly thuyết về DHDA cũng được giới thiệu trong cuốn "Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình 4 sách giáo khoa" các năm 2006, 2007, 2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt, sáng kiến kinh nghiệm của cô giáo Lê Thi Hảo "Một số phương hướng giảng dạy văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8 (Trường THCS Cây Trường) đã đi sâu phân tích khả năng vận dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy văn bản thuyết minh ở lớp 8. Đây chính là cơ sở để chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong trường THCS nhằm khẳng đinh tính khả thi của việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào giảng dạy Văn bản thuyết minh ở lớp 8. Như vậy, chúng ta thấy: đã có không ít công trình nghiên cứu về dạy học dự án. Nó cho thấy những ưu điểm của dạy học dự án. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề triển khai phương pháp dự án vào dạy học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng còn nhiều hạn chế. Luận văn của chúng tôi sẽ đi sâu phân tích quy trình thiết kế, triển khai và thực nghiệm nhằm khẳng đinh tính khả thi của việc vận dụng dự án vào dạy học, đặc biệt đối với việc dạy học Văn bản thuyết minh trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8. Các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước chính là nguồn tài liệu quy báu, là những căn cứ, gợi y có giá tri cho chúng tôi tiếp tục tìm hiểu và phát triển sâu hơn nữa các vấn đề về ly luận cũng như thực tiễn của DHDA được vận dụng trong dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THCS. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Tổ chức dạy học Văn bản thuyết minh (Ngữ văn 8) theo dự án, luận văn hướng tới mục tiêu : Khẳng đinh những ưu điểm của dạy học theo dự án đối với việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng cho học sinh THCS. Khẳng đinh tính khả thi của việc vận dụng phương pháp dự án trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS, đặc biệt đối với Văn bản thuyết minh ở lớp 8. Trên cơ sở đó đề xuất những y kiến nhằm mở rộng triển khai vận dụng dạy học dự án trong các trường THCS. 5 3 .2. Nhiệm vụ Hệ thống hóa những vấn đề ly luận liên quan đến đề tài. Tiến hành khảo sát thực trạng dạy sử dụng phương pháp dạy học trong môn Ngữ văn nói chung và dạy Văn bản thuyết minh nói riêng tại một số trường THCS: trường Wellspring, trường Thống Nhất và trường Quảng An (Hà Nội). Đề xuất một quy trình tổ chức dạy học dự án cụ thể khi triển khai dạy Văn bản thuyết minh ở lớp 8. Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng quy trình tổ chức dạy dự án Văn bản thuyết minh tại trường Wellspring. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng Quy trình tổ chức và tính hiệu quả trong triển khai dạy học theo dự án Văn bản thuyết minh - chương trình Ngữ văn 8. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu đặc điểm chung của Văn bản thuyết minh. Tiếp đó nghiên cứu các kiểu bài và phương pháp thuyết minh. Cụ thể đặt kiểu văn bản này trong hệ thống các bài học thuộc chương trình Ngữ văn lớp 8. Từ đó, đề xuất xây dựng quy trình tổ chức dạy học theo phương pháp dự án Văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8. Phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng: tiến hành tại ba trường THCS: Wellspring (Quận Long Biên), Thống Nhất (Quận Ba Đình) và Quảng An (Quận Tây Hồ). Phạm vi thực nghiệm: tiến hành tại trường THCS Wellspring. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận này, chúng tôi đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, khảo cứu: Các tài liệu về DHDA; các tài liệu liên quan đến Văn bản thuyết minh; các tài liệu Giáo dục học, Tâm ly 6 học và Phương pháp nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn; chương trình SGK Ngữ văn 8. Phương pháp điều tra: Phỏng vấn giáo viên và học sinh để đánh giá thực trạng dạy học Ngữ văn, trong đó khảo sát việc dạy học Văn bản thuyết minh ở trường THCS hiện nay. Phương pháp thực nghiệm: Triển khai quy trình tổ chức dạy dự án Văn bản thuyết minh tại trường THCS Wellspring. Việc tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đối chứng kết quả nghiên cứu của luận văn. 6. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghi, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn được trình bày trong ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu Chƣơng 2: Thực trạng dạy học văn bản thuyết minh ở trường THCS hiện nay và thiết kế quy trình dạy học văn bản thuyết minh (Ngữ văn 8) theo dự án Chƣơng 3: Thực nghiệm dạy học văn bản thuyết minh (Ngữ văn 8) theo dự án 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, xu thế toàn cầu hóa đặt ra nhiều thách thức trong đào tạo nguồn nhân lực ở tất cả các nước trên thế giới. Môi trường dạy học, vai trò của người dạy - người học có nhiều thay đổi đáng kể. Người dạy đóng vai trò là người hướng dẫn, đinh hướng, người học là người chủ động chiếm lĩnh tri thức. Mục tiêu dạy học không phải chỉ cung cấp kiến thức khoa học mà còn rèn luyện, phát triển kỹ năng, nhân cách cho người học. Một trong những phương pháp dạy học đáp ứng được xu thế của thời đại, mục tiêu dạy học ngày nay là phương pháp dạy học theo dự án. 1.1. Dạy học theo dự án Theo phương pháp dạy học tích cực giáo viên giữ vai trò là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập nhằm phát huy mọi năng lực, sở trường của mỗi học sinh, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Ở đây, học sinh là người chủ động tìm tòi, khám phá, phát hiện các tình huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm trong lớp lập kế hoạch, chọn lựa phương thức hợp lí đề giải quyết vấn đề và chiếm lĩnh kiến thức. Với Văn bản thuyết minh chương trình Ngữ văn 8, chúng tôi chọn phương pháp dạy học theo dự án một trong những phương pháp dạy học tích cực có thể phát huy cao độ được tính tích cực nhận thức của học sinh. Nói cách khác là "Dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm". 1.1.1. Các quan điểm về dạy học theo dự án Dạy học theo dự án dựa trên quan điểm dạy học hợp tác và nghiên cứu. Quan điểm dạy học hợp tác thông qua làm việc nhóm là để giải quyết vấn đề thông qua sự cộng tác tham gia của các thành viên theo một sự phân công cụ thể. Với mục đích nhằm khuyến khích khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết đinh, tự chiu trách nhiệm, tinh thần làm việc đồng đội của từng thành viên nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết và chiếm lĩnh một nội dung học tập nào đó. Vì vậy, dạy học hợp tác là một chiến lược dạy học tích cực. 8 Có thể thấy ưu điểm nổi trội của quan điểm này đó là khuyến khích tính tích cực của các thành viên trong nhóm và phát huy tối đa khả năng bản thân trong hoạt động hợp tác. Quan điểm dạy học nghiên cứu (Research based - Teaching/ Learning (RBTL) là nội dung dạy học được trình bày như một đề tài nghiên cứu được quan tâm. Trong đó, các vấn đề nội dung được đưa ra theo các mức độ mà nhiệm vụ nghiên cứu yêu cầu. Cũng như kết hợp các kết quả nghiên cứu vào chương trình dạy học, nó bao gồm việc phát triển nhận thức của học sinh về các vấn đề nghiên cứu, sáng tạo một văn hóa nghiên cứu liên quan đến đội ngũ người dạy và người học. Ưu điểm nổi trội của quan điểm này là phương pháp dạy học hiệu quả dựa trên quá trình nghiên cứu (trước, trong và sau); kết quả học sinh chiếm lĩnh nội dung dạy học. Chúng ta thấy việc dạy học theo dự án nếu dựa trên quan điểm hợp tác thông qua làm việc nhóm và nghiên cứu với những ưu điểm đã trình bày trên thì có vẻ học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực như là năng lực cộng tác làm việc; năng lực giao tiếp; năng lực phương pháp. Nhưng dạy học dựa trên làm việc hợp tác thông qua làm việc nhóm và nghiên cứu lại gặp nhược điểm rất lớn, trong thời gian 45 phút của một tiết học chính là một trở ngại trên con đường đạt được thành công cho công việc học tập của học sinh. Nếu tổ chức không tốt thì làm việc nhóm và nghiên cứu thường dẫn đến kết quả ngược lại với những gì dự đinh sẽ đạt. Ví dụ trong làm việc nhóm có thể xảy ra chuyện một học sinh phụ trách nhóm theo kiểu độc đoán, đa số các thành viên trong nhóm không làm bài mà lại quan tâm đến những việc khác, trong nhóm và giữa các nhóm phát sinh đối đich, lo sợ và giận dữ. Khi đó, sự trình bày kết quả làm việc sẽ cũng như bản thân quá trình làm việc của nhóm sẽ diễn ra một cách không thỏa mãn. Một điều quan trọng hơn cả đối với làm việc nhóm và nghiên cứu là sản phẩm học sinh làm ra thì rất chung chung, mơ hồ, không có tính khả thi trong thực tiễn. Hơn nữa, nếu tổ chức và thực hiện kém sẽ dẫn đến kết quả ngược lại với những gì dự 9 đinh sẽ đạt. Vì vậy, nếu dạy học theo dự án dựa trên quan điểm dạy học hợp tác và nghiên cứu thì chưa đủ. Dạy học theo dự án dựa trên quan điểm dạy học giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống - Problem - Based Teaching/ Learning(PBTL) Quan điểm dạy học giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống là sử dụng một vấn đề (chứa mâu thuẫn) như là động lực để dạy học. Thông qua việc giải quyết vấn đề trong cuộc sống đặt ra người học sẽ chiếm lĩnh được nội dung dạy học và làm cho môn học trở nên thú vi, phù hợp với học sinh. Có thể khẳng đinh rằng đây là mô hình dạy học đặc biệt có giá tri với học sinh nhằm phát huy tối đa tính tích cực của người học. Dạy học dựa trên quan điểm giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống không chỉ đơn giản là tăng số lượng các hoạt động hay bài tập liên quan đến cách giải quyết vấn đền. Thực tế, học tập dựa trên giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống đã làm thay đổi rất nhiều quan điểm thông thường về dạy học. Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống đảo ngược lại mô hình dạy và học truyền thống mà trong đó một khối kiến thức liên quan đến chủ đề được trình bày lần lượt từng phần một cho học sinh tới khi nào học sinh nắm được các vấn đề liên quan đến bài học, sử dụng kiến thức tổng thể mà họ vừa tích lũy được. Thêm vào đó dạy học dựa trên giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống không lấy kiến thức ở các chủ đề hay môn học. Thay vào đó, các vấn đề cung cấp nhu cầu cho học sinh khám phá các kiến thức liên quan và tìm kiếm các nguồn từ thông tin thư viện, đĩa CD - ROM, internet, đội ngũ các nhà khoa học, giáo viên, phòng thí nghiệm. Dạy học theo dự án dựa trên quan điểm của dạy học dựa trên giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống sẽ chưa đủ và gặp một số khó khăn. Vì quan điểm này đưa ra nghe có vẻ học sinh được đóng các vai trò xã hội. Nhưng thực tế nó khiến cho học sinh trở thành những người không tự trực tiếp học và trong khi họ có thể thành thạo trong việc nhớ các thông tin hoặc giải quyết các vấn đề của "sách vở" thì lại không có khả năng đương đầu và giải quyết 10 những vấn đề trong cuốc sống và những tình huống phức tạp hơn trong bài học. Vì vậy, sản phẩm học sinh làm ra không tường minh. Dạy học theo dự án dựa trên quan điểm dạy học mục tiêu và tƣ duy bậc cao Quan điểm dạy học dựa trên mục tiêu và tƣ duy bậc cao là quan điểm xuyên suốt trong hướng tiếp cận đổi mới giáo dục của chương trình giáo dục Intel Việt Nam. Quan điểm dạy học của tập đoàn Intel để dạy học có hiệu quả phải đảm bảo các yếu tố như dạy học theo mục tiêu và dựa trên tƣ duy bậc cao; đa dạng hóa các hoạt động dạy học; tạo môi trường học tập an toàn; cung cấp các cơ hội học tập công bằng. Vì vậy, người học theo quan điểm học tập của Intel đã có một số những đặc điểm như tính độc lập; khả năng hợp tác, giao tiếp, tổ chức tốt; có hành vi tự kiềm chế; sáng tạo; kiên nhẫn, có thể chú y đến các bạn học; khoan dung và chia sẻ; có trách nhiệm với bản thân và người khác. Quan điểm này được thể hiện rất rõ thông qua "Thiết kế kế hoạch bài học" được chương trình giáo dục Intel trang bi nghiệp vụ cho giáo viên trong những giờ tập huấn. Ở đây, "Thiết kế kế hoạch bài học" là thuật ngữ được sử dụng khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, là bản thiết kế những hoạt động học tập mà học sinh phải đạt được mục tiêu của bài học dưới sự điều khiển, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Những đặc điểm trên trong cách dạy của giáo viên và tư cách của học sinh chúng tôi lựa chọn dạy học theo dự án dựa trên mục tiêu và tƣ duy bậc cao quan điểm của Intel . Hơn nữa, theo quan điểm của Intel thì dưới vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên học sinh độc lập, tích cực chủ động làm ra các sản phẩm và sản phẩm thực này có các vai xã hội. Đây là tính ưu việt trong quan điểm của tập đoàn Intel. Với cách dạy này thì phương pháp dạy học theo dự án thực sự là một cấu trúc học tập có thể thay đổi môi trường học từ "giáo viên nói" thành "học sinh thực hiện". 1.1.2. Khái niệm phương pháp dạy học theo dự án 1.1.2.1. Khái niệm Dạy học theo dự án (tiếng anh là Project Based Learning viết tắt là PjBL). Trong tiếng anh "Project", có nguồn gốc từ tiếng La tinh và ngày nay 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan