Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh thái nguyên ...

Tài liệu Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh thái nguyên

.PDF
159
122
71

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––––––– MA THỊ NHÂN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––––––– MA THỊ NHÂN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Địa lý học Mã số: 60.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016 Học viên Ma Thị Nhân XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC BAN CHỦ NHIỆM KHOA PGS.TS. Nguyễn Xuân Trƣờng i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo (bộ phận Sau đại học) Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các thầy giáo, cô giáo Khoa Địa lí đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn UBND tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng Thái Nguyên và cơ quan chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, cung cấp tài liệu và những thông tin quan trọng cho tôi trong quá trình nghiên cứu và điền dã. Dù tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do còn hạn chế về trình độ chuyên môn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ quý báu của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016 Học viên Ma Thị Nhân ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................. i Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................ iii Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................... iv Danh mục các bảng ........................................................................................................ v Danh mục các hình ....................................................................................................... vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................................... 2 2.2. Ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên ........................................................................... 4 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 8 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 9 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài .................................................... 9 6. Những đóng góp của đề tài ...................................................................................... 12 7. Cấu trúc của luận văn............................................................................................... 12 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ .................................................................. 14 1.1. Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ - Cơ sở lí luận của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế..................................................................................................... 14 1.1.1. Khái niệm về phân công lao động theo lãnh thổ ............................................... 14 1.1.2. Mối quan hệ giữa phân công lao động theo lãnh thổ và tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ............................................................................................................ 15 1.2. Những nội dung chủ yếu của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ...................... 16 1.2.1. Không gian kinh tế ............................................................................................. 16 1.2.2. Nội dung chủ yếu của tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ................................ 24 1.2.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế............... 25 1.3. Một số lý thuyết và quan điểm liên quan đến tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ..... 29 1.3.1. Nhóm các lý thuyết cổ điển ............................................................................... 29 1.3.2. Quy luật thứ nhất của W. Tobler về địa lý học .................................................. 31 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1.3.3. Lý thuyết Cluster (cụm tương hỗ phát triển) ..................................................... 31 1.3.4. Lý thuyết về địa - kinh tế mới của Paul Krugman ............................................. 34 1.3.5. Lý thuyết phát triển phi cân đối ......................................................................... 35 1.4. Một số hình thức tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế và thực tiễn Việt Nam..... 36 1.4.1. Các hình thức tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ........................................... 36 1.4.2. Các hình thức tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ngành ................................ 40 1.5. Vùng Thủ đô và vị thế của tỉnh Thái Nguyên trong vùng Thủ đô ........................... 47 1.5.1. Khái quát về vùng Thủ đô ................................................................................... 47 1.5.2. Chính sách phát triển vùng thủ đô........................................................................ 47 1.5.3. Các nội dung tổ chức không gian lãnh thổ vận dụng cho tỉnh Thái Nguyên ......... 49 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 50 Chƣơng 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN ......................... 51 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................... 51 2.1.1. Vị trí địa lí và vị thế kinh tế, phạm vi lãnh thổ ................................................. 51 2.1.2. Các điều kiện và nguồn lực tự nhiên chủ yếu .................................................... 53 2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội .............................................................................. 60 2.1.4. Đánh giá chung .................................................................................................. 71 2.2. Hiện trạng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên ...................... 73 2.2.1. Khái quát chung về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................ 73 2.2.2. Tổ chức lãnh thổ ngành công nghiệp ................................................................. 78 2.2.3. Tổ chức lãnh thổ ngành du lịch ......................................................................... 89 2.2.4. Tổ chức lãnh thổ ngành nông nghiệp ................................................................ 92 2.2.5. Mô hình tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên ....................... 95 2.2.6. Đánh giá chung về tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên ....105 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................106 Chƣơng 3: ÐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN ÐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ÐẾN NĂM 2030…………………………………………………………………………………101 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3.1. Bối cảnh, quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến định hướng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên ..........................108 3.1.1. Bối cảnh ............................................................................................................108 3.1.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên ..112 3.2. Quan điểm, định hướng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................................................115 3.2.1. Quan điểm ........................................................................................................115 3.2.2. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế ............................................115 3.3. Giải pháp tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên .........................130 3.3.1. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên ..................................................130 3.3.2. Khai thác hiệu quả tiềm năng, nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế .............................................................................................................131 3.3.3. Tăng cường liên kết, phân công, hợp tác, chia sẻ trong vùng Thủ đô, xây dựng khung kết cấu hạ tầng hiệu quả ........................................................................132 3.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng ....................................................................................133 3.3.5. Huy động vốn đầu tư .......................................................................................134 3.3.6. Phát triển nguồn nhân lực ................................................................................135 3.3.7. Khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường ...................................................135 3.3.8. Cơ chế chính sách ............................................................................................136 3.3.9. Giải pháp các chính sách và biện pháp bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm nhẹ thiên tai ..........................................................................................137 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................137 KẾT LUẬN ...............................................................................................................139 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................142 PHỤ LỤC v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ CMH Chuyên môn hóa CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ĐBSH Đồng bằng sông Hồng GTSX Giá trị sản xuất GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp KCN Khu công nghiệp KKT Khu kinh tế KT - XH Kinh tế - xã hội KH - CN Khoa học - công nghệ TCKGLTCN Tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp TCKGLTKT Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế TCKGLTNN Tổ chức không gian lãnh thổ nông nghiệp TCLT Tổ chức lãnh thổ TCLTKT Tổ chức lãnh thổ kinh tế TDMNBB Trung du Miền núi Bắc Bộ TTCN Trung tâm công nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích và cơ cấu đất tự nhiên tỉnh Thái Nguyên năm 2014 ................... 56 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2014 ..... 63 Bảng 2.3: Nguồn vốn đầu tư của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2014 ............... 68 Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014...... 73 Bảng 2.5: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm và thủy sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2014 .............................................................. 75 Bảng 2.6: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất phân theo nhóm ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014 ........................................ 76 Bảng 2.7: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2014 ................................................................................................ 77 Bảng 2.8: Xuất - nhập khẩu của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2014 ................ 78 Bảng 2.9: Giá trị sản xuất theo địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014 ...... 78 Bảng 2.10: Tổng hợp đô thị tỉnh Thái Nguyên năm 2013 ........................................... 96 Bảng 3.1: Quy mô, cấp loại đô thị toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 ................125 Bảng 3.2: Quy mô, cấp loại đô thị toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 ................126 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ cụm ngành (industrial cluster) dệt may ............................................. 34 Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 53 Hình 2.2: Sơ đồ vị trí thành phố Thái Nguyên trong mối liên hệ giữa các vùng ........ 53 Hình 2.3: Quy mô và gia tăng dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2014 ......... 60 Hình 2.4: Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 62 Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn đầu tư của tỉnh Thái Nguyên năm 2014 ........... 68 Hình 2.6: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014 ........ 73 Hình 2.7: Cơ cấu GDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2014 ............................... 74 Hình 2.8: Bản đồ hiện trạng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên ......... 80 Hình 2.9: GTSXCN thành phố Thái nguyên so với toàn tỉnh giai đoạn 2010 2014 (theo giá so sánh năm 2010) .............................................................. 81 Hình 2.10: Số lượng trang trại của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2014 ................. 94 Hình 2.11: Lược đồ trục liên kết không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên ..........100 Hình 2.12: Sơ đồ cụm ngành (industrial cluster) Samsung Thái Nguyên .................104 Hình 3.1: Mối liên hệ không gian kinh tế giữa tỉnh Thái Nguyên với vùng Bắc Bộ 109 Hình 3.2: Phác thảo sơ đồ Tổ chức không gian phát triển tỉnh Thái Nguyên ..................120 vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tổ chức lãnh thổ (TCLT), hiểu theo cách chung nhất, là sự kiến thiết lãnh thổ. Trong một lãnh thổ có rất nhiều thành phần (bộ phận) về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội (KT-XH),… vấn đề chính là phải tổ chức như thế nào để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức lãnh thổ được hiểu là sự sắp xếp các thành phần (đã hoặc dự kiến sẽ có) trong mối liên hệ đa ngành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực để đạt hiệu quả cao nhất về mặt KT-XH, môi trường và phát triển bền vững. Tổ chức ở đây là việc sắp xếp, bố trí các thành phần của hệ thống lãnh thổ (các ngành hay lĩnh vực kinh tế, cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư,…) trong tổng thể các mối quan hệ đa chiều. Với cách hiểu như trên, một số nhà khoa học đã coi tổ chức lãnh thổ (tổ chức không gian) như là nghệ thuật sử dụng lãnh thổ đảm bảo đất nước phát triển thành công và hiệu quả. Hơn nữa, việc tổ chức lãnh thổ được triển khai trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chủ thể tổ chức là chủ thể quản lí công tác phát triển vùng (Ngô Doãn Vịnh, 2003).[32]. Trên quan điểm địa lý đổi mới và phát triển, có thể coi tổ chức lãnh thổ là một hành động địa lý học có chủ ý nhằm hướng tới sự công bằng về mặt không gian. Xét dưới khía cạnh quản lí đất nước, lãnh thổ - đó là bề mặt lãnh thổ thuộc quyền tài phán của một quốc gia, bao gồm phần đất liền, nội thuỷ, lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế, lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền. Giới hạn của lãnh thổ là đường biên giới quốc gia (trên đất liền và vùng lãnh hải). Lãnh thổ còn được quan niệm đầy đủ hơn, đó là thể thống nhất, hay nói chung là một thực thể được tổ chức bởi các cộng đồng xã hội. Đó là nơi sinh sống của cộng đồng xã hội, được cộng đồng này chiếm giữ để đảm bảo sự cung cấp các nhu cầu thiết yếu của nó, và sự tái sinh sản của chính nó. Trong khoa học địa lí ở nước ta hiện nay, phần lớn các nhà khoa học coi tổ chức lãnh thổ và tổ chức không gian gần như đồng nghĩa. [14]. Trong mấy thập kỷ qua, tổ chức không gian kinh tế đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và vận dụng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu tập trung đề cập đến vấn đề phương pháp luận, vấn đề thực tiễn ở cấp độ quốc gia, vùng. Những công trình nghiên cứu ở cấp địa phương (cấp tỉnh) chưa nhiều, hoặc lồng ghép vào các quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành, chuyên ngành. Còn thiếu những công trình nghiên cứu tổng hợp, có hệ thống về tổ chức không gian kinh tế, có ý nghĩa động lực đối với quá trình thực hiện chiến lược 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn phát triển kinh tế - xã hội địa phương và quốc gia. Mặt khác, để hạn chế những tác động tiêu cực vốn có của cơ chế thị trường, nhà nước cần tăng cường các biện pháp quản lý vĩ mô. Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, lãnh thổ có sự phân hóa đa dạng về tự nhiên và KT-XH. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Trung du và miền núi phía Bắc xác định, Thái Nguyên có vai trò là mô ̣t một cực tăng trưởng ở phía bắc thủ đô Hà Nội, một trung tâm phát triển của vùng Thủ đô. Cho đến nay, Thái Nguyên đã tiến hành điều tra nghiên cứu, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH cả theo ngành và theo không gian, một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT) chủ yếu đã hình thành và phát triển như trang trại, vùng chuyên môn hóa; khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp; điểm, khu, đô thị, tuyến du lịch; trung tâm kinh tế, tiểu vùng kinh tế… Tuy nhiên, TCLTKT của tỉnh chưa thật sự hợp lí, các hình thức TCLTKT chưa phát huy hết hiệu quả theo thế mạnh của lãnh thổ cho phát triển kinh tế chung. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, những hạn chế đó đang kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Nghiên cứu một cách hệ thống về “Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên” nhằm đánh giá khách quan nguồn lực, thực trạng phát triển kinh tế, làm cơ sở để TCLTKT hợp lý hơn, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNHHĐH), sớm trở thành một tỉnh phát triển khá là nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2.1. Trên thế giới Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội là vấn đề không mới trên thế giới, nhiều nhà khoa học thuộc các ngành khoa học khác nhau đã giành nhiều công sức nghiên cứu vấn đề này, trong đó tiên phong là các nhà khoa học Ðịa lí. Các nhà khoa học Xô Viết đã nghiên cứu nội dung tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội. Năm 1947, nhà bác học người Nga N.N. Koloxopski đã đưa ra lý thuyết về phát triển tổng hợp sản xuất lãnh thổ, trong đó ông đã đề xuất nhiều vấn đề lý luận và những giải pháp thực tiễn về tổ chức lãnh thổ cho những vùng lãnh thổ giàu tài nguyên, xem tổ hợp nông - công nghiệp như những thành phố hạt nhân. [32]. Iu. G. Xauskin đã đề cấp đến khái niệm tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội vào năm 1961 (Địa lí Kinh tế: Lịch sử, lí thuyết, phương pháp luận và thực tiễn, NXB Mins, Mát-xcơ-va, 1973). Còn A.T. Khurusev đã nghiên cứu và so sánh hai khái 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn niệm “Tổ chức lãnh thổ” và “phân bố” (áp dụng vào công nghiệp) và đã đi đến kết luận rằng hai khái niệm đó là không tương đồng và không thể dùng khái niệm này thay thế cho khái niệm kia. Thuật ngữ “Tổ chức lãnh thổ sản xuất” được nhiều nhà khoa học khác thừa nhận như A.E. Probxt và M.G. Skolikov,… Ở các nước châu Âu, ngay từ đầu thế kỷ XIX, trên thế giới đã có những công trình mà sau này đã trở thành lý thuyết cơ sở để nghiên cứu và triển khai việc tổ chức nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ, như: Lý thuyết "Phát triển các vành đai nông nghiệp" của V.Thunen (1833), lý thuyết "Định vị công nghiệp" của A.Weber (1909), lý thuyết "Vị trí trung tâm " của W.Christaller (1933)... Trong đó, công trình của W.Christaller đã dựa trên cơ sở của “lực đẩy”, “lực hút” để xác định khoảng ảnh hưởng của các trung tâm trong từng vùng và những khu vực trống vắng giữa các trung tâm đô thị. Từ việc nghiên cứu thực tiễn đã hình thành những lí thuyết khái quát có thể được coi là những lí luận cổ điển về tổ chức lãnh thổ kinh tế quý báu để học tập và áp dụng, như W.Christaller với việc hình thành các trung tâm tạo vùng; Francoi-Perroux với vấn đề phát triển các cực tăng trưởng; Von Thunen với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp theo các vành đai xung quanh các đô thị.[21]. Đến thế kỷ XX, các nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ nền sản xuất được tiến hành sâu rộng hơn, điển hình là lý thuyết: "Cực tăng trưởng" của Francoi Perroux (1950) nhấn mạnh lợi thế của phát triển không cân đối theo lãnh thổ. Nghiên cứu về tổ chức không gian cũng được coi trọng trong địa lý Hoa Kỳ vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX. Điển hình cho sự nghiên cứu này là các công trình: “Tổ chức không gian, cách nhìn thế giới của các nhà địa lý” của R.Abler, J.Adams và P.Gould. R.L. Tác giả Morrill đã đưa ra định nghĩa như sau: “Tổ chức không gian là kinh nghiệm của con người sử dụng có hiệu quả không gian Trái đất”. Tác giả J.R. Boudeville trong tác phẩm “Tổ chức lãnh thổ và phân cực” xuất bản tại Paris năm 1972 thì phát biểu “Không gian kinh tế vừa là không gian địa lí, vừa là không gian toán học,…là sự áp dụng toán học vào không gian địa lí, là nơi phân bố các liên hệ kỹ thuật và các quan hệ ứng xử giữa người sản xuất và người tiêu thụ”. Cuối thế kỷ XX, nghiên cứu TCLTKT chú trọng đến việc định vị vùng. Đại diện cho hướng nghiên cứu này là Paul Krugman - một nhà kinh tế học người Mỹ. Trong nghiên cứu của mình, ông đã đề xuất mô hình phát triển kinh tế quốc gia lấy công nghiệp hóa làm nòng cốt và một nền nông nghiệp ngoại vi. Theo ông, để tạo ra sự bứt phá trong phát triển kinh tế, các yếu tố đảm bảo là chi phí vận tải thấp, sản xuất bền vững và xác định vị trí vùng với nhu cầu ngày càng lớn hơn. Việc xác định 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn đó phụ thuộc vào tính chuyên môn hóa của sản xuất. Sự khởi sắc của vùng trung tâm hay ngoại vi phụ thuộc vào chi phí vận tải, các nguồn lực phát triển và đóng góp của sản xuất vào thu nhập quốc gia. [26]. Theo Báo cáo phát triển thế giới 2009 (World bank) thì quan điểm địa kinh tế mới cũng cho thấy tầm quan trọng và xu hướng TCLTKT hiện nay là sự tích tụ - tập trung ở các thành phố với sự di cư và chuyên môn hóa. “Không nước nào trở nên giàu có mà không phải thay đổi…sản xuất theo không gian”, “các thành phố tăng trưởng, con người cơ động, thương mại sôi động là những chất xúc tác cho sự tiến bộ của các nước phát triển trong hai thế kỷ vừa qua. Ngày nay, chính những tác lực đó đang truyền lực cho những nơi năng động nhất trong khối các nước đang phát triển”. [10] 2.2. Ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên 2.2.1. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội được thực hiện từ sau năm 1975 nhằm đáp ứng nhu cầu tái thiết đất nước ở những giai đoạn khác nhau. Đặc biệt, nhiều công trình tiếp cận khoa học địa lý trong tổ chức lãnh thổ đã được áp dụng, thể hiện dưới dạng phân vùng kinh tế, phân vùng nông nghiệp, phân bố lực lượng sản xuất. Các hướng điều tra cơ bản phục vụ tổ chức lãnh thổ đất nước mang tính liên ngành được thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu cấp Nhà nước. Các công trình của một số tác giả đã phản ánh rõ khái niệm về tổ chức lãnh thổ dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội. Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm (Lê Bá Thảo, 1994); Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Ngô Doãn Vịnh, 2006). Các nội dung liên quan đến việc đánh giá các nguồn lực, các hướng phát triển của lãnh thổ (Lê Bá Thảo, 1994); Lưu Đức Hồng, 1996; Đặng Hữu Ngọc, 1994. [12], [18]. Những thành tựu đầu tiên về tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Việt Nam được thể hiện ở các đề tài, dự án cấp Nhà nước, thực hiện cho quy mô cấp vùng như vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điểm chung nhất của các công trình là xác định được các yếu tố tạo vùng, các lợi thế và thách thức, các trung tâm, các cực, các hành lang kinh tế trong vùng. Các công trình tiêu biểu cho lĩnh vực này là: - “Tổ chức lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm” của Lê Bá Thảo (1994) [17]; - “Tổ chức lãnh thổ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” (1996) [6] do Lưu Đức Hồng làm chủ nhiệm; 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - “Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam” (1994) do Đặng Hữu Ngọc làm chủ nhiệm. [9]. Các công trình nghiên cứu trên đây, đã làm rõ thực chất tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự nghiên cứu tổng hợp các nguồn lực phát triển lãnh thổ: nguồn lực tự nhiên, nguồn lực nhân văn nhằm bố trí các không gian phát triển kinh tế phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và chiến lược phát triển của từng giai đoạn cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ Việt Nam mới chỉ dừng lại ở quy mô vùng, quốc gia, liên tỉnh, xác định các trung tâm kinh tế và các trục phát triển kinh tế. Vì ở quy mô lớn nên tổ chức lãnh thổ trong các công trình đã công bố chưa phản ánh được các không gian sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với các không gian phát triển kinh tế. Các mô hình lý thuyết về tổ chức không gian: Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất giai đoạn 1986-2000 được Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đề xuất năm 1983. Đây là tài liệu khoa học được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế xã hội về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian (lãnh thổ) của các vùng kinh tế và các địa phương, là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở trung ương và địa phương (Chỉ thị số 212 - CT, ngày 4/8/1983 về tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của Việt Nam thời kỳ 1986-2000). Các công trình nghiên cứu tổ chức lãnh thổ quy mô cấp địa phương cũng được nghiên cứu dưới góc độ khoa học địa lý. Những công trình thể hiện rõ nét về vấn đề này: - Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cấp tỉnh huyện - nghiên cứu mẫu tỉnh Lào Cai (Nguyễn Cao Huần, 2004, 2008, 2010) [7]. Điểm khác biệt ở công trình này là đã kết hợp nội dung của tổ chức lãnh thổ cấp vùng: các cực, trung tâm, các tuyến lực phát triển với các nội dung của quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Nghiên cứu tổ chức không gian các chuyên ngành: Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, 2004 [19] trong công trình Địa lý kinh tế - xã hội; Ông Thị Đan Thanh (1996) trong công trình Địa lý nông nghiệp; Lê Thông, 1996, trong công trình Tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp trên thế giới; Nguyễn Minh Tuệ, 2010 [25] trong Địa lý du lịch Việt Nam. Các công trình này chú trọng tới lập luận kinh tế về phân bố sản xuất nói chung và các ngành sản xuất riêng biệt (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,..) trên cơ sở đánh giá về mặt kinh tế các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội nhằm phân bố hợp lý các ngành kinh tế trên lãnh thổ sao cho sử dụng hiệu 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn quả nhất các loại tài nguyên thiên nhiên đồng thời với việc bảo vệ tài nguyên chống sự cạn kiệt, phá hủy tự nhiên và nâng cao sức sản xuất xã hội. Như vậy, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội ở góc độ địa lý học, được xem như là một hành động có chủ ý, nhằm tạo cơ sở khoa học cho các chính sách phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của lãnh thổ, hướng tới sự công bằng về mặt không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực và các không gian ảnh hưởng, nhằm giải quyết ổn định công ăn việc làm, hạn chế sự phình to của các đô thị; cân đối giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị, bảo vệ và phát triển bền vững môi trường (Lê Bá Thảo, 1996). Đã có khá nhiều đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ kinh tế cấp địa phương ở Việt Nam. Cụ thể: - Luận án tiến sĩ “Tổ chức lãnh thổ kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Vĩnh Phúc” của Ngô Thúy Quỳnh (Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2009). - Luận án tiến sĩ “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Nghệ An” của Nguyễn Thị Hoài (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2013). - Luận án tiến sĩ “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định” của Hoàng Quý Châu (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011). - Luận văn thạc sĩ “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Cao Bằng” của Lê Văn Miều (Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, 2010). - Luận văn thạc sĩ “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang” của Hoàng Thị Huệ (Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, 2014) [8]. Các đề tài đã đánh giá được thế mạnh và hạn chế của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho việc TCLTKT cấp tỉnh; phân tích thực trạng TCLTKT cấp tỉnh theo ngành và theo không gian, làm rõ những mặt được và chưa được, làm căn cứ cho việc TCLTKT có hiệu quả hơn. Các hình thức TCLTKT nổi bật như đô thị hạt nhân, khu kinh tế, các hành lang kinh tế gắn liền với cảng biển đã, đang và sẽ mang lại lợi ích cho địa phương cả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường và đối ngoại; đề xuất những định hướng chủ yếu đối với TCLTKT cấp địa phương và các nhóm giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện TCLTKT theo hướng bền vững. - Báo cáo khoa học “Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam: Nhận thức và hành động hướng tới phát triển bền vững” của PGS. TS. Đặng Văn Phan và TS. Vũ Như Vân (Báo cáo Hội thảo Việt Nam học lần III, 2008) thông qua nghiên cứu một số vấn đề: (1) Tiếp cận địa lí đổi mới và phát triển bền vững; (2) Tư 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn duy về chiến lược không gian biển; (3) Giải pháp tổ chức lãnh thổ mềm theo hướng phát triển bền vững trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiên đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. [14] 2.2.2. Tỉnh Thái Nguyên Ðối với tỉnh Thái Nguyên cũng có một tác giả viết về địa lí kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan ít nhiều đến vấn đề tổ chức lãnh thổ của các ngành kinh tế của tỉnh. Ví dụ, GS.TS. Lê Thông đã giới thiệu tương đối cụ thể về tự nhiên, kinh tế, xã hội... của Thái Nguyên trong cuốn “Ðịa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam”. - Dưới góc độ địa lí kinh tế - xã hội, có các đề tài nghiên cứu sau về tổ chức lãnh thổ và kinh tế tỉnh Thái Nguyên: Luận văn thạc sĩ: “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, của Nguyễn Thu Hằng (Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, 2012) cũng đã đề cập đến vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên” (Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, Nghiêm Văn Long, 2015) đã giới thiệu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên với 2 vùng riêng biệt. Luận văn thạc sĩ địa lí “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Văn Sơn (2010); Luận văn thạc sĩ địa lí “Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Thị Hằng (năm 2010). - Dưới góc độ kinh tế học, có các đề tài luận án tiến sĩ kinh tế sau: + Luận án tiến sĩ kinh tế “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Tiến Long (Trường Đại học kinh tế Quốc dân, năm 2011). + Luận án tiến sĩ kinh tế “Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Hải Bắc (Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2011). Trên cơ sở sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá đã được xây dựng, luận án đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2001 - 2008 để thấy được: tốc độ tăng trưởng không ổn định; giá trị gia tăng thấp; sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp không cao,… + Luận án tiến sĩ kinh tế “Marketing lãnh thổ với việc thu hút đầu tư phát triển ở tỉnh Thái Nguyên” của Phạm Công Toàn (Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2010). Từ thực tế nghiên cứu điển hình tỉnh Thái Nguyên, có sự so sánh với các địa phương khác trong khu vực, luận án chỉ ra rằng, để phát huy tính hiệu quả của hoạt động Marketing địa phương, các tỉnh có điều kiện như Thái Nguyên cần đặc biệt chú ý đến việc thực hiện và kết hợp các công cụ Marketing địa phương. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn + Luận án “Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của Dương Thị Tình (Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2015). Xuất phát từ cơ sở đánh giá điều kiện, thực trạng phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp phát triển thương mại bền vững đến năm 2020 mang tính đột phá. + Luận án tiến sĩ “Phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Phan Mạnh Cường (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2015). Nội dung phân tích thực trạng quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn vừa qua theo các tiêu chí phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Việc nghiên cứu đề tài về tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên được hỗ trợ bởi nguồn tài liệu rất có giá trị. Đặc biệt gốc giá trị về nội dung nghiên cứu đề tài là Báo cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên về đề án điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội vùng tỉnh Thái Nguyên phù hợp với điều kiện phát triển và hội nhập các năm 2015 - 2020. Tuy nhiên, đối với Thái Nguyên, từ trước đến nay chưa có tài liệu, báo cáo, công trình nào viết riêng, nghiên cứu sâu về cả vấn đề tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế và định hướng không gian phát triển của tỉnh Thái Nguyên, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế; phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế (TCKGLTKT) theo ngành, theo lãnh thổ ở tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, xác định những định hướng chủ yếu của TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên, đồng thời kiến nghị một số giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm TCKGLTKT của tỉnh hợp lý, có hiệu quả và bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn. 3.2. Nhiê ̣m vụ Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đươ ̣c đặt ra là: - Tổng quan có chọn lọc, vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về TCKGLTKT trên thế giới và Việt Nam vào hoàn cảnh cụ thể tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích, đánh giá tổng hợp các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Phân tích thực trạng TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên theo ngành và theo không gian trong giai đoạn 2010 - 2014. - Xác định những định hướng chủ yếu của TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên, đồng thời kiến nghị một số giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm TCKGLTKT của tỉnh hợp lý, có hiệu quả và bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCKGLTKT tỉnh Thái Nguyên và một số hình thức TCKGLTKT tiêu biểu của tỉnh theo ngành và theo không gian. + Đối với các hình thức TCKGLTKT theo ngành, đề tài phân tích một số hình thức tiêu biểu của tổ chức lãnh thổ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, về công nghiệp, luận văn kế thừa và làm rõ thêm về khu công nghiệp; trong dịch vụ, tổ chức lãnh thổ du lịch được xác định là trọng tâm nghiên cứu với các hình thức: điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, tuyến du lịch; về nông nghiệp, hình thức được lựa chọn phân tích sâu là trang trại. + Đối với các hình thức TCKGLTKT theo không gian, đề tài tập trung nghiên cứu một số hình thức đang được triển khai và đặc trưng cho Thái Nguyên: trung tâm kinh tế và tiểu vùng kinh tế. Riêng về tiểu vùng kinh tế, đề tài thừa nhận ranh giới các tiểu vùng đã được tỉnh quy hoạch (dựa trên ranh giới hành chính cấp huyện) và đánh giá theo các tiêu chí xác định, đó là các tiểu vùng: tiểu vùng núi cao, tiểu vùng núi thấp và đồi cao, tiểu vùng gò đồi và trung tâm. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên với 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương (02 thành phố, 01 thị xã và 6 huyện), trong đó có chú ý so sánh với vùng Trung du và miền núi phía Bắc và cả nước. - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn 2000 - 2014 và định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Các quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm lãnh thổ Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định và các hình thức TCKGLTKT không phải được tổ chức một cách độc lập, riêng rẽ mà chúng có sự gắn kết lẫn nhau, chịu sự chi phối của các quy luật phát triển, các nguồn lực phát triển trên một lãnh thổ nhất định. Do đó, khi nghiên cứu phải đặt chúng trong thể tổng 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan