Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh ninh ...

Tài liệu Tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh ninh bình, thanh hóa, nghệ an

.PDF
90
138
60

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN HỒNG TÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TỈNH NINH BÌNH, THANH HÓA, NGHỆ AN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội - 2019 VIỆN HÀN LÂM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN HỒNG TÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TỈNH NINH BÌNH, THANH HÓA, NGHỆ AN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8 38 01 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN ĐIỆP Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của tôi, có sự giúp đỡ, hướng dẫn của giảng viên Tiến Sĩ Nguyễn Văn Điệp. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Viện Hàn Lâm Học Viện Khoa Học Xã Hội. Vì vậy, tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét cho tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Luận văn Trần Hồng Tình MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP QUÝ HIẾM ................................................ 9 1.1. Khái niệm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm ........ 9 1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm .................................................................................................................... 10 1.3. Điểm khác biệt Điều 244 tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm với Điều 234 tội vi phạm quy định bảo vệ động vật hoang dã của Bộ luật Hình sự năm 2015......................................................................................... 15 1.4. Điểm mới của Điều 244 Bộ luật Hình sự năm 2015 tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm .................................................................. 16 Tiểu Kết Chương 1 .................................................................................................... 19 Chương 2: THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TỪ THỰC TIỄN TỈNH NINH BÌNH, THANH HÓA, NGHỆ AN ............................................................................................................................... 20 2.1. Đặc điểm tình hình các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An có liên quan đến tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm .............. 21 2.2. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, trên địa bàn các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An......................... 31 2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An...................................................................................................................... 36 2.4. Hạn chế, sai sót trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và các nguyên nhân cơ bản ....................... 44 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 50 Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐÚNG TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM .............................................................. 51 3.1. Yêu cầu xác định đúng tội danh và quyết định hình phạt tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm .......................................................... 51 3.2. Giải pháp đảm bảo định tội danh và quyết định hình phạt đúng tội vi phạm bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm ............................................................. 55 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 67 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 70 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 78 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật Hình sự BC Bị cáo CP Chính phủ CQĐT Cơ quan điều tra ĐTV Điều tra viên HĐXX Hội đồng xét xử KSV Kiểm sát viên NĐ Nghị định QH Quốc hội THAHS Thi hành án hình sự VKS Viện kiểm sát QĐHP Quyết định hình phạt HSST Hồ sơ sơ thẩm HSPT Hồ sơ phúc thẩm TNHS Trách nhiệm hình sự UBTVQH Uỷ ban thường vụ Quốc hội DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Bảng thống kê số liệu quá trình phát hiện, điều tra bắt giữ, khởi tố, xét xử “Tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn ba tỉnh Ninh Binh, Thanh Hóa, Nghệ An”, giai đoạn từ năm (2013 2018)................................................................................................................ 28 Bảng 2.2. Bảng thống kê số liệu số vụ án hình sự và số bị cáo đã bị xét xử sơ thẩm: “Tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” trên địa bàn ba tỉnh Ninh Binh, Thanh Hóa, Nghệ An”, giai đoạn từ năm (2013 - 2018) ...... 29 Bảng 2.3. Số liệu thống kê hình phạt đối với “Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn ba tỉnh Ninh Bình Thanh Hóa, Nghệ An”, giai đoạn từ năm (2013 - 2018) .................................................... 38 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.2: Thống kê số liệu số vụ án hình sự và số bị cáo đã bị xét xử sơ thẩm: “Tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” trên địa bàn ba tỉnh Ninh Binh,Thanh Hóa, Nghệ An”, giai đoạn từ năm (2013 - 2018) ......................................................................................................................... 29 Biểu đồ 2.3: Số liệu thống kê hình phạt đối với “Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn ba tỉnh Ninh Bình Thanh Hóa, Nghệ An”, giai đoạn từ năm (2013 - 2018) .................................................... 39 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 cả nước sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời đây cũng là một địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, nơi có nhiều rừng và vườn quốc gia với nhiều động vật nguy cấp, quý, hiếm. Với những điều kiện thuận lợi về địa lý, chính trị như trên, các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An đã thu hút được nhiều nguồn đầu tư lớn trong và ngoài nước, được sự quan tâm, tạo điều kiện phát triển mọi mặt của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm gần đây, các tỉnh này đã đạt được nhiều thành tựu lớn về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc về kinh tế, xã hội của khu vực các tỉnh này là những tiêu cực xã hội, vấn nạn về tình hình tội phạm xảy ra trên địa bàn. Với diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, tội phạm trên địa bàn các tỉnh này đang là vấn đề cần được quan tâm đối với các cấp, các ngành chức năng trung ương và địa phương, trong đó có sự gia tăng tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Bộ luật này có hiệu lực ngày 01/01/2018 với nhiều quy định mới về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Để hiểu đúng và áp dụng thống nhất quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm và triển khai những nội dung mới của Bộ luật Hình sự về tội phạm này vào thực tiễn thì việc nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề về mặt lý luận của tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm không những là căn cứ để hiểu và áp dụng đúng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm này, mà 1 còn là cơ sở để hiểu và áp dụng đúng quy định về một số tội phạm khác. Tại các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, theo số liệu thống kê 06 năm của Tòa án các tỉnh từ năm 2013 đến năm 2019, Tòa án nhân dân đã đưa ra xét xử nhiều vụ án vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Qua thực tiễn xét xử của Tòa án 2 cấp cho thấy diễn biến đối với loại tội phạm này không giảm, tỷ lệ án hủy sửa còn nhiều, nhất là tình trạng chưa nhận thức thống nhất trong vấn đề định tội danh và quyết định hình phạt. Nhiều vấn đề quy định trong Bộ luật này còn gây tranh cãi và lúng túng cho các Thẩm phán trong quá trình xét xử. Từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài “Tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An” làm Luận văn Thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trước khi Tác giả thực hiện đề tài này đã có một số công trình nghiên cứu tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm dưới góc độ luật Hình sự được công bố, có thể kể đến một số công trình như sau: ( Tác giả chia thành ba nhóm ): Thứ nhất, hệ thống các giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo liên quan đến vấn đề Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, có thể kể đến các công trình sau: 1. GS.TS Võ Khánh Vinh, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (phần các tội phạm), xuất bản năm 2013; 2. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (phần các tội phạm, tập 1), xuất bản năm 2003; 3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), xuất bản năm 2016. Thứ hai, hệ thống các Luận văn, Luận án Tiến sĩ Luật học: 2 1. Lê Văn Hùng, Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, 2014; 2. Phan Thị Ngoan, Đấu tranh, phòng chống tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm - hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ luật học, 2013; Thứ ba, hệ thống các bài viết, đề tài khoa học: 1. Dương Tuyết Miên (1998), Về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học (06); 2. Nguyễn Hiển Khanh (2004), Về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (02); 3. Nguyễn Tuyết Mai (2007), Luật hình sự Việt nhìn từ góc độ tiếp cận về giới, Tạp chí Luật học (03); 4. Đỗ Việt Cường (2008), Một số ý kiến trao đổi về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự, Tạp chí Kiểm sát (23); 5. Đặng Xuân Nam (2009), Trao đổi về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo Điều 111 Bộ luật Hình sự, Tạp chí Kiểm sát (07); 6. Phạm Văn Báu (2010), Những bất cập và phương hướng hoàn thiện quy định về một số tội xâm phạm nhân phẩm của con người trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, Tạp chí Luật học (01); 7. Đỗ Đức Hồng Hà (2010), Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (08); 8. Bùi Thị Quyên (2012), Bàn về một số dấu hiệu pháp lý của tội vi 3 phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, Tạp chí Tòa án nhân dân (23); 9. Dương Tuyết Miên, Bùi Thị Quyên (2013), So sánh dấu hiệu phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành với Bộ luật Hình sự của một số nước và một số kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân dân (07). Các công trình trên chủ yếu là những bài viết đăng trên các tạp chí và chúng thường tập trung nghiên cứu, giải quyết một vài khía cạnh nào đó của tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Đó thường là những khía cạnh còn gây tranh cãi và có nhiều quan điểm trái chiều. Tóm lại, mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, song chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn một địa bàn cụ thể là cụm các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là phân tích khoa học để làm rõ các vấn đề lý luận về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trong việc định tội danh và quyết định hình phạt, cũng như chỉ ra những vấn đề còn gây tranh cãi, còn có quan điểm trái chiều và đề ra các giải pháp khắc phục theo quan điểm của Tác giả. Trên cơ sở đó, đánh giá thực tiễn áp dụng trên địa bàn các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An nhằm đề xuất yêu cầu và những giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm này và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xét xử tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: 1. Nghiên cứu các tài liệu và trình bày lý luận về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. 2. Khảo sát và đánh giá thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. 3. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm này và các giải pháp nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, đề tài luận văn được nghiên cứu trong phạm vi chuyên ngành Luật hình sự. Về không gian, luận văn được nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Về thời gian, luận văn sử dụng số liệu nghiên cứu được thu thập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An từ năm 2013 đến năm 2019. Các số liệu nghiên cứu được dùng trong luận văn là các số liệu thô của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An trong thời gian 06 năm, từ năm 2013 đến năm 2019. Về cấp xét xử, đề tài nghiên cứu từ thực tiễn xét xử các vụ án về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm ở hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm. 5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách hình sự; quan điểm, đường lối xử lý đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp đặc thù của khoa học luật hình sự như: Phương pháp thống kê, phân tích, định lượng, định tính, so sánh, logic, chứng minh, khảo sát thực tế,và tổng hợp số liệu dựa trên những bản án..... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Việc nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh và quyết định hình phạt của tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, đồng thời đưa ra quan điểm, làm sáng tỏ về những vấn đề gây tranh cãi xoay quanh nội dung của tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm góp phần bổ sung vào kho tàng lý luận về một tội phạm cụ thể - tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án trong thực hiện công tác xét xử tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm được khách quan, công bằng và có căn cứ pháp luật ở Việt Nam nói chung và thực tiễn tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ 6 lục, nội dung của luận văn gồm 03 chương với tên gọi như sau: Chương 1: Những vấn đề ý luận tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm Chương 2: Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An Chương 3: Giải pháp bảo đảm định tội danh và quyết định hình phạt đúng đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ra đời trong niềm vui hân hoan của nhân dân cả nước. Ngay sau đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Hiếp Pháp năm 1946 - Hiến Pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Ở thời kỳ này nhà nước ta đã quan tâm đến việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm, nhằm ổn định an ninh trật tự xã hội trong nước, kể từ đó là các Sắc lệnh được ra đời; Sắc lệnh số 26, ngày 25/02/1946, “… Ai vi phạm các lệnh chặt phá rừng sẽ bị phạt tù, phạt tiền, theo thể lệ đã được ấn định trước…”, Sắc lệnh số 142/ SL-CP, ngày 21/ 12/ 1949, “Lập biên bản với những hành vi vi phạm rừng”, NĐ số 39 năm 1963 của HĐCP “Về điều lệ săn bắt bắn chim, thú rừng”. Cho đến khi BLHS năm 1985 ra đời, đã bổ sung, phát triển Hiến pháp năm 1946 và đánh dấu bước phát triển cao trong việc ban hành luật, cụ thể với “tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng, trong đó có những hành vi nghiêm cấm săn bắt trái phép chim thú rừng”. Sau nhiều năm quy định về bảo vệ rừng thì đến năm 1999, BLHS đã sửa đổi, bổ sung quy định mở rộng hơn về các tội phạm cụ thể: Điều 190 “săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã quý, hiếm bị cấm theo quy định của pháp luật”. Qua nhiều năm nghiên cứu pháp luật và nhìn nhận đánh giá diễn biến của thực trạng xã hội cũng như thực tiễn xét xử của cơ quan Tòa án, Đảng và Nhà nước ta xét thất cần thiết phải mở rộng và quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ động, thực vật rừng. Bởi đó chính là bảo vệ cho môi trường sinh thái - môi trường sống của con người. Chính vì vậy nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã họp bàn, lấy ý kiến từ cấp cơ sở của các sở ban nghành, Chính phủ đã trình lên ban thường vụ Quốc hội, và được Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó có các điều 8 như: Điều 234 quy định về “tội vi phạm quy định bảo vệ động vật hoang dã” và Điều 244 quy định về “tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp quý, hiếm”, quy định về các mức hình phạt, các tình tiết cấu thành tội phạm, tăng nặng, giảm nhẹ đối với các loại tội phạm này. Đây là một đề tài rộng nên tác giả tập trung đi sâu vào Điều 244 quy định về “tội vi phạm bảo vệ động vật nguy cấp quý, hiếm trên địa bàn ba tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An”. Để hiểu rõ hơn về loại tội này thì Tác giả phân tích về khái niệm, dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm cho độc giả cùng nắm được. 1.1. Khái niệm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm Từ trước đến nay có rất nhiều quan điểm ý kiến về chủ đề động vật nguy cấp quý, hiếm. Có một số quan điểm đã hiểu và đánh đồng quan điểm động vật hoang dã và động vật nguy cấp quý, hiếm là một, giống nhau. Các nhà khoa học, chuyên gia làm luật cũng bàn luận và đưa ra khái niệm về vấn đề này: Theo giải thích trên trang điện tử tại trang http://vi.wkipedia.org/wiki/Sách_đỏ_Việt _ Nam: “Sách đỏ Việt Nam là danh sách các loài động vật, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý, hiếm, đang bị giảm sút số lượng có nguy cơ tiệt chủng. Đây là căn cứ khoa học quan trọng để nhà nước ban hành những Nghị định và chỉ thị về việc quản lý, bảo vệ và những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển những loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam”. [72]. Tuy nhiên Tác giả xét thấy chưa ai đưa ra được một khái niệm hoàn chỉnh, và chưa nêu được những đặc điểm, những khái niệm chung nhất về tội vi phạm bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Qua quá trình nghiên cứu tìm đọc tài liệu trong nước, quốc tế, và tài liệu trên các trang thông tin điện tử về pháp luật liên quan đến động vật nguy cấp quý, hiếm, tác giả thống nhất với quan điểm của Nghị quyết hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao năm 2018 là hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tội cụ thể đó là: “Tội vi phạm quy 9 định bảo vệ động vật hoang dã” và” Tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp quý, hiếm”: “Động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm là tất cả các loài động vật bao gồm động vật trên cạn, động vật thủy sản và các loài động vật khác mà sự tồn tại của chúng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên và phát triển tự do được quy dịnh tại danh mục nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB, phụ lục I, Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp” [1]. Từ sự nghiên cứu và quan điểm chủ đạo đồng nhất với quan điểm của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, tác giả đưa ra khái niệm đối với tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm như sau: Tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, sử dụng, vận chuyển, cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, nhóm IB phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật được ưu tiên bảo vệ, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. 1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm Để xác định được hành vi phạm tội của các chủ để đối với tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm thì việc nhận biết và cách xác định dấu hiệu phạm tội là rất quan trọng. 1.2.1. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm Như đã biết, khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm nhưng bị tội phạm xâm hại tới và gây ra hậu quả làm thiệt hại nhất định. Khách thể của tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, 10 hiếm đó chính là các quan hệ xã hội về quản lý nhà nước. Hành vi xâm hại đối với các quan hệ này là các hành vi cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Khách thể của “tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” là hành vi xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, bên cạnh đó còn xâm phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái chung và gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội. Đối tượng tác động của tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp quý, hiếm là các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm, đối tượng tác động của tội phạm này được biểu hiện như sau: Mục 1; Các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ: Rùa đầu to, vooc Chà vá chân đỏ, Cầy bay, Cu li, Vượn đen, Vượn cao vít, Chó sói lửa, Rái cá lông mượt, Rái cá lông mũi, Rái cá vuốt bé, Báo hoa mai, Báo lửa, hổ, Mèo cá, Mèo gấm, Voi, Tê giác một sừng, Tê tê java, Tê tê vàng, Hươu vàng, Bò xám, Sao la, Sơn dương, Bò rừng, Bò tót, Gấu chó, Gấu ngựa, Vượn đen má trắng, Khỉ đen, Khỉ vàng…, thuộc các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, nhóm IB phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế bị tội phạm tác động đến. Mục 2; Các bộ phận như đầu, tim, gan, sừng, chân, tay... nội tạng của các loài động vật nguy cấp quý, hiếm thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. Đó là một trong những bộ phận cơ thể của các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm không thể tách rời sự sống. Mục 3; Các sản phẩm như sữa, trứng, cao, tinh dịch..., là sản phẩm của 11 các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được pháp luật ưu tiên bảo vệ. 1.2.2. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm Mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu do Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định và các tình tiết phản ánh hành vi bên ngoài thế giới khách quan mà nó, gây nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến khách thể được bảo vệ bởi pháp luật hình sự là các động vật nguy cấp, quý, hiếm. Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về việc bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là: Chủ thể vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm có thể thực hiện một hoặc một số hành vi dưới đây: - Săn bắt, giết, sử dụng, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ. - Sử dụng, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống và sản phẩm của động vật nguy cấp, quý, hiếm. Trường hợp thứ nhất: Chủ thể dùng vũ khí, cung tên, súng, lựu đạn, nỏ, mìn, thuốc nổ, chất gây mê…, dùng để săn bắt trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm. Trường hợp thứ hai: Chủ thể dùng các công cụ, phương tiện khác để giết các động vật nguy cấp, quý, hiếm. Trường hợp thứ ba: Chủ thể vận chuyển động vật nguy cấp quý, hiếm bằng các phương tiện, xe kéo, xe đạp, xe máy, ôtô... từ nơi này đến nơi khác mà không có giấy chứng nhận, giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp. Trường hợp thứ tư: Việc tự ý nuôi động vật, nguy cấp, quý, hiếm (nuôi Gấu, nuôi Hổ, nuôi Bò tót, nuôi Rái cá, nuôi Tê tê java, nuôi Tê tê vàng...). Trường hợp thứ năm: Tàng trữ bộ phận không thể tách rời sự sống, sản phẩm từ động vật nguy cấp, quý, hiếm như trứng, sữa, tinh dịch, cao trong nhà trái phép. Trường hợp thứ sáu: Hành vi nhốt trái phép động vật nguy cấp, quý, 12 hiếm không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Các biểu hiện bên ngoài của mặt khách quan đó là: Thời gian, địa điểm phạm tội, công cụ phạm tội, phương pháp phạm tội… là rất quan trọng trong việc định tội danh và quyết định hình phạt khi xét xử vụ án. 1.2.3. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm Như chúng ta đã biết, thì chủ thể của tội phạm là con người đã có lỗi cố ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt một độ tuổi nhất định do Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định. Xét về “tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, thì việc xác định chủ thể đối với loại tội này cần phải đáp ứng đủ các dấu hiệu như sau: Thứ nhất, là phải có năng lực trách nhiệm hình sự; là người mà không bị mắc các bệnh như Bộ luật Hình sự quy định đó là bệnh tâm thần, hoặc các loại bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Thứ hai, xét về độ tuổi là người đó phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Điều này được quy định cụ thể ở Khoản 1 Điều 244 của Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định cấu thành có khung hình phạt là hình phạt tù từ 1 đến 5 năm, vì thế người từ đủ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Thứ ba, khi chủ thể đã thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội đối với “tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, thì chủ thể phải là người đã thực hiện hành vi săn, bắt, vận chuyển, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, sử dụng, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và được pháp luật quy định là nghiêm cấm. Thứ tư, xét về hành vi thực hiện là phải bị pháp luật nghiêm cấm: Hành vi săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, sử dụng, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan