Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo pháp luật...

Tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo pháp luật dân sự việt nam

.PDF
157
602
97

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG ĐẠO TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG ĐẠO TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Trung Tập Hµ néi - 2011 Môc lôc Trang Trang b×a phô Lêi cam ®oan Môc lôc më ®Çu 1 Ch-¬ng 1. Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn vÒ tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i do nguån nguy hiÓm cao ®é g©y ra 1.1. Kh¸i niÖm tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i do nguån nguy 9 hiÓm cao ®é g©y ra. 1.1.1. Kh¸i niÖm nguån nguy hiÓm cao ®é 9 1.1.2. Kh¸i niÖm tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i do nguån nguy 18 hiÓm cao ®é g©y ra 1.2. §Æc ®iÓm tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i do nguån nguy 19 hiÓm cao ®é g©y ra 1.2.1. Tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i do nguån nguy hiÓm cao 19 ®é g©y ra lµ mét d¹ng tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i ngoµi hîp ®ång 1.2.2. Tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i do nguån nguy hiÓm cao 22 ®é g©y ra ph¸t sinh kh«ng cÇn ®iÒu kiÖn lçi 1.2.3. ThiÖt h¹i do nguån nguy hiÓm cao ®é g©y ra kh«ng bao gåm 24 thiÖt h¹i vÒ danh dù, nh©n phÈm, uy tÝn, bÝ mËt ®êi t- cña c¸ nh©n 1.3. TiÕn tr×nh ph¸t triÓn cña ph¸p luËt vÒ tr¸ch nhiÖm båi 24 th-êng thiÖt h¹i do nguån nguy hiÓm cao ®é g©y ra ë ViÖt Nam tõ n¨m 1945 ®Õn nay 1.3.1. Tr-íc n¨m 1945 25 1.3.2. Tõ n¨m 1945- 1983 28 1.3.3. Tõ n¨m 1983 – 1995 34 1.3.4. Tõ n¨m 1995 – 2005 38 1.3.5. Tõ n¨m 2005 ®Õn nay 41 Ch-¬ng 2. Nh÷ng c¬ së ph¸p lý X¸C §ÞNH TR¸CH NHIÖM BåI TH¦êNG THIÖT H¹I DO NGUåN NGUY HIÓM CAO §é G¢Y RA 2.1. §iÒu kiÖn ph¸t sinh tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i do 43 nguån nguy hiÓm cao ®é g©y ra 2.1.1. Cã thiÖt h¹i x¶y ra 44 2.1.1.1. ThiÖt h¹i vËt chÊt 44 2.1.1.2. ThiÖt h¹i do tæn thÊt vÒ tinh thÇn 47 2.1.2. 48 Cã viÖc g©y thiÖt h¹i tr¸i ph¸p luËt cña nguån nguy hiÓm cao ®é 2.1.3. Cã mèi quan hÖ nh©n qu¶ gi÷a sù ho¹t ®éng cña nguån nguy 56 hiÓm cao ®é vµ thiÖt h¹i 2.1.4. YÕu tè lçi trong tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i do nguån 60 nguy hiÓm cao ®é g©y ra 2.2. X¸c ®Þnh thiÖt h¹i do nguån nguy hiÓm cao ®é g©y ra 65 2.2.1. X¸c ®Þnh thiÖt h¹i vÒ tµi s¶n 65 2.2.2. X¸c ®Þnh thiÖt h¹i vÒ søc khoÎ 68 2.2.3. X¸c ®Þnh thiÖt h¹i vÒ tÝnh m¹ng 74 2.3. Ng-êi cã tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i vµ ng-êi ®-îc båi 81 th-êng thiÖt h¹i do nguån nguy hiÓm cao ®é g©y ra 2.3.1. Ng-êi cã tr¸ch nhiÖm båi th-êng 81 2.3.1.1. Chñ së h÷u nguån nguy hiÓm cao ®é 81 2.3.1.2. Ng-êi ®-îc chñ së h÷u giao chiÕm h÷u, sö dông nguån 83 nguy hiÓm cao ®é theo ®óng quy ®Þnh cña ph¸p luËt 2.3.1.3. Ng-êi chiÕm h÷u, sö dông tr¸i ph¸p luËt nguån nguy hiÓm 91 cao ®é 2.3.1.4. Ng-êi ®-îc ng-êi ®-îc chñ së h÷u giao chiÕm h÷u, sö dông 93 nguån nguy hiÓm cao ®é giao l¹i nguån nguy hiÓm cao ®é (ng-êi thø ba) 2.3.2. Ng-êi ®-îc båi th-êng 96 Ch-¬ng 3. THùC TIÔN GI¶I QUYÕT Vµ kiÕn nghÞ hoµn thiÖn quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i do nguån nguy hiÓm cao ®é g©y ra 3.1. Thùc tiÔn gi¶i quyÕt båi th-êng thiÖt h¹i do nguån nguy 98 hiÓm cao ®é g©y ra 3.1.1. Tranh chÊp do x¸c ®Þnh kh«ng ®óng tr¸ch nhiÖm båi th-êng 103 thiÖt h¹i 3.1.1.1. Tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i do nguån nguy hiÓm cao 103 ®é g©y ra bÞ x¸c ®Þnh lµ tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i ngoµi hîp ®ång do hµnh vi tr¸i ph¸p luËt g©y ra 3.1.1.2. Tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i ngoµi hîp ®ång do hµnh vi 106 tr¸i ph¸p luËt g©y ra bÞ x¸c ®Þnh lµ tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i do nguån nguy hiÓm cao ®é g©y ra. 3.1.2. Tranh chÊp do kh«ng x¸c ®Þnh ®-îc nguyªn nh©n dÉn ®Õn 110 thiÖt h¹i 3.1.3. Tranh chÊp do chñ së h÷u nguån nguy hiÓm cao ®é kh«ng 114 nhËn thøc ®óng tr¸ch nhiÖm cña m×nh 3.1.4. Tranh chÊp do kh«ng x¸c ®óng møc båi th-êng vµ chñ thÓ chÞu tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i trong tr-êng hîp 121 nguån nguy hiÓm cao ®é ®· ®-îc giao cho ng-êi kh¸c chiÕm h÷u, sö dông ®óng ph¸p luËt. 3.2. KiÕn nghÞ hoµn thiÖn quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i do nguån nguy hiÓm cao ®é g©y ra 128 3.2.1. Bæ sung kh¸i niÖm nguån nguy hiÓm cao ®é 128 3.2.2. Bæ sung quy ®Þnh vÒ ®iÒu kiÖn lµm ph¸t sinh tr¸ch nhiÖm båi 129 th-êng thiÖt h¹i do nguån nguy hiÓm cao ®é g©y ra 3.2.3. Söa ®æi c¸c tr-êng hîp chñ së h÷u, ng-êi ®-îc giao chiÕm 132 h÷u, sö dông nguån nguy hiÓm cao ®é ®-îc miÔn tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i do nguån nguy hiÓm cao ®é g©y ra 3.2.4. Hoµn thiÖn quy ®Þnh vÒ tr¸ch nhiÖm båi th-êng cña ng-êi 133 ®-îc giao chiÕm h÷u, sö dông nguån nguy hiÓm cao ®é hîp ph¸p 3.2.5. Hoµn thiÖn c¸c quy ®Þnh vÒ tr¸ch nhiÖm cña ng-êi thø ba 134 ®-îc giao l¹i nguån nguy hiÓm cao ®é 3.2.6. Bæ sung quy ®Þnh vÒ tr¸ch nhiÖm båi th-êng thiÖt h¹i cña 136 Nhµ n-íc trong tr-êng hîp nguån nguy hiÓm cao ®é thuéc quyÒn së h÷u, qu¶n lý cña nhµ n-íc 3.2.7. Bæ sung quy ®Þnh vÒ chñ thÓ chÞu tr¸ch nhiÖm båi th-êng 137 thiÖt h¹i do nguån nguy hiÓm cao ®é g©y ra trong tr-êng hîp nguån nguy hiÓm cao ®é ®-îc chuyÓn giao th«ng qua hîp ®ång mua b¸n nh-ng ch-a hoµn tÊt thñ tôc sang tªn theo qui ®Þnh cña ph¸p luËt 3.2.8. Bæ sung quy ®Þnh vÒ chñ thÓ chÞu tr¸ch nhiÖm båi th-êng 138 thiÖt h¹i do nguån nguy hiÓm cao ®é g©y ra trong tr-êng hîp chñ së h÷u b¾t buéc ph¶i giao quyÒn chiÕm h÷u sö dông nguån nguy hiÓm cao ®é theo quyÕt ®Þnh hµnh chÝnh cña c¬ quan nhµ n-íc cã thÈm quyÒn 3.2.9. Hoµn thiÖn hÖ thèng c¸c quy ph¹m ph¸p luËt vÒ b¶o qu¶n, 139 tr«ng gi÷, vËn chuyÓn, sö dông nguån nguy hiÓm cao ®é. 3.2.10. Hoµn thiÖn c¸c quy ®Þnh vÒ båi th-êng thiÖt h¹i 141 KÕt luËn 143 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 145 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng của pháp luật dân sự. Mục đích của chế định này là buộc những chủ thể có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật, có lỗi phải bồi thường những thiệt hại do mình đã gây ra. Là một dạng cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có đặc trưng riêng đó là chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ngay cả khi chứng minh được mình không có lỗi trong việc xảy ra thiệt hại. Việc xác định đúng nguồn nguy hiểm cao độ cũng như điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, bảo đảm trật tự công bằng xã hội. Mặc dù có ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng tại Điều 627 của Bộ luật dân sự năm 1995 cũng như Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005 chưa xây dựng được khái niệm cụ thể về nguồn nguy hiểm cao độ cũng như những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trong khi đó, trong những năm qua, dưới sự tác động mạnh mẽ của công cuộc công nghiệp hóa, cơ giới hóa, số lượng những vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ không ngừng tăng lên, kéo theo sự gia tăng về số lượng những vụ tai nạn do những vật này gây ra. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các nhà nghiên cứu cũng như những người áp dụng pháp luật trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 1 Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng việc giải quyết những vụ việc về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong nhiều trường hợp vẫn chưa thực sự thoả đáng, gây bức xúc trong dư luận. Trước thực trạng đó. việc nghiên cứu phân tích và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của những căn cứ pháp lý xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong nhiều nhu cầu cấp bách trong khoa học pháp lý dân sự ở Việt Nam hiện nay. Với tinh thần đó, việc chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học là đảm bảo tính cấp thiết và tính thời sự của việc nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được chính thức ghi nhận từ năm 1972, trong Thông tư 173/UBTP ngày 23 tháng 3 năm 1972 của Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn xét xử bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trải qua gần 40 năm phát triển và hoàn thiện, đây là một trong những chế định thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và áp dụng pháp luật. Đã có nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học phân tích, bình luận về trách nhiệm này. Tiêu biểu có thể kể đến bài viết: “Chủ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, tác giả Lưu Tiến Dũng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/1991; “Chủ thể trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, tác giả Nguyễn Đức Thành, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 8/1998; “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo Điều 627 BLDS”, tác giả Đặng Văn Dùng, Tạp chí Tòa án nhân dân số 10/ 1998; “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” tác giả Nguyễn Thanh Lành, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 8/2002; “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” tác giả Mai Bộ, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/2003; “Tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, 2 tác giả Lê Phước Ngưỡng, Tạp chí Kiểm sát, số 1/2005; “Bổ sung khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ”, tác giả Nguyễn Xuân Đang, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 4/2005. Không chỉ ở các bài viết, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu sau đại học như: Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Lê Mai Anh: “Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự”, Luận văn“Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của thạc sỹ Bùi Thị Thủy Chung... Trong các giáo trình giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật học ở nước ta những năm qua cũng có những phân tích về trách nhiệm này. (VD: Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội…). Một số sách chuyên khảo cũng đã đề cập đến vấn đề này như: “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng“ của Tiến sỹ Phùng Trung Tập. Đặc biệt, gần đây nhất phải kể đến Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại- Vấn đề lý luận và thực tiễn” của Trường Đại học Luật Hà Nội (năm 2009). Những bài viết, những công trình khoa học kể trên ở những góc độ khác nhau đã có những ý kiến phân tích, bình luận về khái niệm, điều kiện làm phát sinh trách nhiệm cũng như những chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những bài viết hoặc mới chỉ đề cập ở dạng chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hoặc có phân tích chi tiết nhưng lại chỉ tập trung vào một số khía cạnh của trách nhiệm như: chủ thể, điều kiện... mà chưa đưa ra những điểm đặc thù của loại trách nhiệm đặc biệt này. Một số những bài viết được viết trước khi Bộ luật dân sự (1995) được ban hành, một số những bài viết khác có phân tích bình luận song lại trên cơ sở của Bộ luật dân sự 1995 và những văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ luật này. 3 Trong hai công trình gần đây nhất là sách chuyên khảo của Tiến sỹ Phùng Trung Tập: “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng“ và Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại- Vấn đề lý luận và thực tiễn” của Trường Đại học Luật Hà Nội (năm 2009), trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng đã được đề cập đến. Tác giả của hai công trình đã có những kiến giải sâu sắc về bản chất cũng như điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tuy nhiên, do chỉ là một phần nhỏ trong cả một nội dung lớn, nên các yếu tố khác của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng chưa được phân tích đầy đủ trong hai công trình này. Với tình hình nghiên cứu trên, có thể nói đề tài "“Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam” là một công trình nghiên cứu riêng, không bị trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và những văn bản có liên quan như: Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy, Bộ luật Hàng hải…để làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, điều kiện phát sinh, cách xác định thiệt hại, chủ thể phải bồi thường cũng như được bồi thường trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chỉ ra những điểm hợp lý cũng như chưa hợp lý khi áp dụng các quy định của pháp luật về vấn đề này, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, từ đó góp phần vào việc hoàn thiện hơn nữa khoa học luật trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng. 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và thực tiễn đời sống xã hội, trên cơ sở đó tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng để đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học. Trên cơ sở phương pháp luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê… để giải quyết các vấn đề trong nội dung luận văn. 5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài 5.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; tìm hiểu thực tiễn áp dụng luật thực định để giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ trong hoạt động xét xử của Tòa án; qua đó tìm ra những bất cập, thiếu sót của luật thực định để nêu phương hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung 5.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Với mục đích trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra làm cơ sở để nghiên cứu các phần tiếp theo của luận văn. Để thực hiện nhiệm vụ này, luận văn đã xây dựng khái niệm khoa học về nguồn nguy hiểm cao độ, khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, phân tích đặc 5 điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, tìm hiểu tiến trình phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay. - Nghiên cứu các quy định hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Với nhiệm vụ này, luận văn phân tích các quy định của Bộ luật Dân sự về: điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; cách xác định thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và người được bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Luận văn tập trung đánh giá nội dung những quy định này trên cơ sở đó tìm ra những điểm bất cập, hạn chế làm cơ sở cho phương hướng hoàn thiện những quy định này. - Tìm hiểu thực tiễn xét xử của ngành tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra để tìm ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc tranh chấp này trong thực tế. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Đề tài mà chúng tôi chọn là một công trình đầu tiên nghiên cứu riêng và chuyên sâu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định của pháp luật hiện hành. Luận văn đã đưa ra được một số điểm mới sau đây: - Luận văn đã xây dựng được khái niệm khoa học về nguồn nguy hiểm cao độ; trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 6 - Phân tích đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trên cơ sở đó phân định rạch ròi giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật có lỗi của con người gây ra (có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ). - Phân tích những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. - Phân tích những cơ sở xác định thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe). - Phân định cụ thể từng trường hợp chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; xác định rõ ràng chủ thể nào được hưởng bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra - Hệ thống hóa những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra qua các giai đoạn lịch sử, trên cơ sở phân tích, so sánh luận văn đã đưa ra những nhận định làm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. - Luận văn cũng phân tích nêu ra những bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đồng thời đưa ra được những kiến nghị khắc phục những bất cập đó nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: 7 Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chương 2: Những cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chương 3: Thực tiễn giải quyết và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA 1.1. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA. 1.1.1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, những thành tựu mới của cuộc cách mạng công nghiệp hóa đã làm cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại hơn nhưng cũng kéo theo sự gia tăng những tai nạn mang tính khách quan nằm ngoài khả năng chi phối, kiểm soát của con người. Trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều những sự vật mà bản thân sự tồn tại của chúng luôn tiềm ẩn sự nguy hiểm cho những người xung quanh như: phương tiện giao thông cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp, vũ khí, chất phóng xạ... Những vật này mặc dù đã được chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng áp dụng mọi biện pháp cần thiết để kiểm soát vận hành an toàn, nhưng vẫn có những thiệt hại khách quan bất ngờ xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó. Khoa học pháp lý gọi đây là những: “Nguồn nguy hiểm cao độ“ Pháp luật dân sự các nước có quy định khác nhau về nguồn nguy hiểm cao độ. Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan tiếp cận khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ theo hướng xây dựng một khái niệm chung về những vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Cụ thể Điều 437 Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan quy định: Nguồn nguy hiểm cao độ là bất cứ vật chất nào được kéo, đẩy bằng máy móc (...) những vật có thể gây nguy hiểm bởi tính chất, mục đích hoặc sự vận hành cơ khí của chúng. [8] 9 Ngược lại với Thái Lan, Bộ luật dân sự Nhật Bản không xây dựng khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ liệt kê những đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Theo đó “các nhà máy chế tạo, nơi khai thác khoáng sản dễ gây cháy nổ, độc hại, phương tiện giao thông, vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ” Được xây dựng trên nguyên tắc, trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phát sinh không cần điều kiện lỗi: “Một người phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mình gây ra, không những do hành vi mà còn do sự cẩu thả hoặc không thận trọng của mình” (Điều 1383) nên Bộ luật dân sự Cộng hoà Pháp không đề cập đến nội dung nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ quy định “một người phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do (...) những vật mà mình coi giữ gây ra” (Điều 1384) Theo pháp luật Việt Nam, Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 quy định: Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.[29] Điều luật này không đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ liệt kê các đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Bao gồm: - Phương tiện giao thông vận tải cơ giới: hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm “phương tiện giao thông vận tải cơ giới”, mà khái niệm này chỉ được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật như: Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Giao thông đường thuỷ 2004, Luật Hàng không dân dụng 2006, Luật Đường sắt 2005, Bộ luật hàng hải 2005. Theo quy định tại các văn bản này thì phương tiện giao thông vận tải cơ giới là những phương tiện hoạt động trên đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không và đường biển “được trang bị hoặc hoạt động bằng máy móc” 10 [64, tr. 290]. Những phương tiện này có chung đặc điểm là được vận hành bằng động cơ, có khả năng gây nguy hiểm cao cho những người xung quanh, vì vậy, để được tham gia giao thông những phương tiện này phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ của người điều khiển (thông thường người điều khiển các phương tiện này phải có giấy phép. VD: giấy phép lái xe), về an toàn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng (phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật). Những phương tiện này bao gồm: Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ: Theo Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự [35] Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường thuỷ, đường biển bao gồm: tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa, đường biển (Khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường thuỷ 2004, Điều 11 Bộ luật Hàng hải 2005) Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường sắt: đầu máy, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng di chuyển trên đường sắt. (Khoản 20, 22 Điều 3 Luật Đường sắt 2005) Phương tiện giao thông vận tải cơ giới hàng không: máy bay, trực thăng... - Hệ thống tải điện: được hiểu là dây chuyền dẫn điện, mô tơ, máy phát điện, cầu dao...; - Nhà máy công nghiệp: như nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ... 11 Phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi nó “đang hoạt động”, điều đó có nghĩa là nếu nó đang ở trạng thái tĩnh thì không tạo nguy hiểm cho những người xung quanh. - Vũ khi: Theo Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợban hành kèm theo Nghị định số 47/CP của Chính phủ ngày 12/8/1996, vũ khí bao gồm: Vũ khí quân dụng: các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thanh; các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hoá chất độc và nguồn phóng xạ các loại đạn; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, vật liệu nổ quân dụng, hoả cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng - an ninh. Vũ khí thể thao gồm: các loại súng trường, súng ngắn thể thao chuyên dùng các cỡ; các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong luyện tập, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao nói trên. Súng săn gồm: Các loại súng săn một nòng, nhiều nòng các cỡ, tự động hoặc không tự động, súng hơi các cỡ, súng kíp, sung hoả mai, súng tự chế và các loại đạn, vỏ đạn, hạt nổ, thuốc đạn dùng cho các loại súng kể trên. Vũ khí thô sơ gồm: Dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại khác do Bộ Nội vụ quy định. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại vũ khí trên đều mang tính chất là nguồn nguy hiểm cao độ. Bởi các loại vũ khí thô sơ là công cụ sản xuất, tư liệu sinh hoạt như dao găm, đinh ba.. thì không được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. - Chất nổ: là chất có khả năng gây nên một phản ứng hoá học nhanh, mạnh, toả nhiều nhiệt và ánh sáng, đồng thời sinh khí và kèm theo tiếng nổ, thường dùng làm mìn, đạn dược [64, tr. 197] 12 - Chất cháy: “chất rất dễ bén lửa và gây cháy” [64, tr. 197] là những chất có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khí, nước hoặc dưới tác động của các yếu tố khác ở nhiệt độ cao hoặc không cao (diêm, phốt pho, xăng, dầu...) - Chất độc: là những chất có độc tính cao, rất nguy hiểm cho sức khoẻ, tính mạng của con người, động vật cũng như đối với môi trường xung quanh. VD: các chất độc bảng A như Acônitin và các loại muối của nó, kẽm phốt pho, nicotin... - Chất phóng xạ: là “chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt động phóng xạ riêng lớn hơn 70 kilo Beccơren trên kilogam (70KBO/KG). Chất phóng xạ là nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân gồm những đồng vị không bền của các nguyên tố hoá hoạc (urani, radi...) có khả năng phát ra những chùm tia phóng xạ không nhìn thấy gây bệnh hoặc gây nhiễm xạ đối với người, động vật và môi trường sống. (Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996) - Thú dữ: là động vật bậc cao, có lông mao, tuyến vú, nuôi con bằng sữa, lớn, rất dữ, có thể làm hại người. VD: hổ, báo, sư tử, gấu... [64, tr. 1234] - Các nguồn nguy hiểm cao độ khác: đây là quy định mang tính chất dự phòng. Trong tương lai, có thể có những vật mà được pháp luật quy định là “nguồn nguy hiểm cao độ”. Việc Bộ luật dân sự 1995 cũng như 2005 không xây dựng được khái niệm mà chỉ liệt kê những vật được coi là “nguồn nguy hiểm cao độ” như hiện nay có một số điểm hạn chế như sau: (i) Khái niệm cụ thể của từng vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ được quy định rải rác trong nhiều văn bản khác nhau. VD: chỉ riêng tìm hiểu khái niệm “phương tiện giao thông vận tải cơ giới” là gì, thì phải tra cứu từ ít nhất 5 văn bản pháp luật: Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Giao thông đường thuỷ 2004, Luật Hàng không dân dụng 2006, Luật Đường sắt 2005, Bộ luật hàng hải 2005. Tuy nhiên, trong 5 văn bản này cũng không đưa ra được 13 khái niệm chung về “phương tiện giao thông vận tải cơ giới” mà cũng chỉ liệt kê được phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ, đường thủy, đường biển, đường sắt, đường hàng không gồm những phương tiện nào. Thậm chí, có những vật được Bộ luật dân sự liệt kê là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng không thể tra cứu trong các văn bản pháp luật mà chỉ có thể tra trong Từ điển. VD: thú dữ, nhà máy công nghiệp, chất cháy… Cách quy định như vậy khiến cho việc tìm hiểu bản chất của những vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ gặp nhiều khó khăn, gây trở ngại cho công tác nghiên cứu cũng như áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trên thực tế. (ii) Chỉ quy định những vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ theo hướng liệt kê mà không xây dựng được tiêu chí chung để xác định tính nguy hiểm của vật như hiện nay đã khiến nội dung điều luật vừa “thừa” lại vừa “thiếu”. “Thừa” là bởi nội dung điều luật quá dài mà không nêu được bản chất của sự vật; “thiếu” là bởi mặc dù quy định dài như vậy nhưng vẫn bỏ sót nhiều vật vốn dĩ phải được coi là nguồn nguy hiểm cao độ, VD: rắn độc, cá sấu, ong vò vẽ… Những vật này không được coi là “thú dữ” (vì theo giải thích trong Từ điển Tiếng việt, thú dữ phải là “động vật bậc cao, có lông mao, tuyến vú, nuôi con bằng sữa, lớn, rất dữ, có thể làm hại người”). Tuy không được coi là “thú dữ” nhưng so với những con vật như: voi, hổ, báo, sư tử.. thì những con vật này cũng có tính hoang dã và sự nguy hiểm không kém. Mặc dù vậy, những vật này vẫn không được coi là “nguồn nguy hiểm cao độ” vì theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP thì để xác định nguồn nguy hiểm cao độ cần phải căn cứ vào khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó, mà cho đến nay chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định: cá sấu, rắn độc, trăn hay ong vò vẽ… là “nguồn nguy hiểm cao độ”. Do vậy, dù rất nguy hiểm nhưng dưới góc độ pháp luật do không có tiêu chí chung, lại cũng không có quy định cụ thể, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan