Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra the...

Tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo quy định của pháp luật dân sự việt nam hiện hành

.PDF
244
356
100

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................4 PHẦN A TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ..................................................................................1 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..............................................................................1 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước .............................................1 1.2. Đánh giá thành quả nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án .....................................................................................................................3 2. Cơ sở lý thuyết và hướng tiếp cận của đề tài ..........................................................5 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................5 2.2. Lý thuyết nghiên cứu .......................................................................................6 2.3. Các giả thuyết nghiên cứu................................................................................6 2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu ..............................................................................7 PHẦN B ..........................................................................................................................8 NỘI DUNG LUẬN ÁN ..................................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA ......................8 1.1. Các học thuyết xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra...........................................................................................8 1.1.1. Học thuyết về sự cẩu thả (negligence) .............................................................. 9 1.1.2. Học thuyết về lỗi do suy đoán (Presumed Fault Liability) ............................ 10 1.1.3. Học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability) ................................ 11 1.1.4. Sự kết hợp giữa học thuyết về lỗi do suy đoán và học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt ...............................................................................................................12 1.1.5. Học thuyết xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra trong pháp luật dân sự Việt Nam ..........................................13 1.2. Khái niệm, đặc điểm nhà cửa, công trình xây dựng khác ................................ 16 1.2.1. Khái niệm “nhà cửa, công trình xây dựng khác” ...........................................16 1.2.2. Đặc điểm nhà cửa, công trình xây dựng khác ................................................25 1.3. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra ...................................................................................................................28 1.4. Bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra .........................................................................................................34 1 1.5. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra .........................................................................................................39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 44 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA ......45 2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra ..................................................................................................45 2.1.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác ............................. 46 2.1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới của người thi công với chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác...................58 2.2. Xác định thiệt hại..................................................................................................63 2.2.1. Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm ......................................................63 2.2.2. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm .................................................................67 2.2.3. Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm ................................................72 2.3. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại .................................................75 2.3.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác .............................. 75 2.3.2. Trách nhiệm bồi thường liên đới bồi thường thiệt hại của người thi công ....85 2.4. Chủ thể được bồi thường thiệt hại ......................................................................88 2.4.1. Chủ thể được bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm ............................ 89 2.4.2. Chủ thể được bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm ........................90 2.4.3. Chủ thể được bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm .....................92 2.5. Các trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ...............94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 99 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA............................................100 3.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra...............................................................100 3.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về các trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra........100 3.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về xác định thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra ........................................................................103 2 3.1.3. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra ...................114 3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra ..............................................125 3.2.1. Kiến nghị bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói chung. ................................................................................................125 3.2.2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. ........................................................126 3.2.3. Kiến nghị xây dựng Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán TANDTC .............132 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................142 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................143 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ....................144 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................144 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................145 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................159 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................159 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................187 MỘT SỐ QUYẾT ĐỊNH, BẢN ÁN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA ..................187 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................227 TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA TRONG PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ......................................................................................................227 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 24 tháng 5 năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết Trung ương số 48 NQ/TW Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết đưa ra là “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế”. Thực hiện Nghị quyết số 48 NQ/TW của Bộ Chính trị, trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật dân sự nói chung, pháp luật về TNBTTH ngoài hợp đồng nói riêng, trong đó có TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, đang là một nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện. Trong những năm qua, dưới sự tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, hàng loạt các công trình đã được xây dựng để giải quyết nhu cầu về chỗ ở, học tập, vui chơi giải trí… cho người dân. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng trong khi những yếu tố về chất lượng không được bảo đảm là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng các vụ tai nạn do nhà cửa, các công trình xây dựng khác gây ra không ngừng gia tăng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nếu như trong những năm trước đây, các vụ tai nạn xảy ra với số lượng ít thì trong những năm gần đây, số lượng các vụ tai nạn với mật độ dày đặc hơn. Các vụ tai nạn xảy ra không chỉ do sự tác động của các công trình dân dụng, mà nguy hiểm hơn, còn do sự tác động của các công trình công nghiệp và công trình giao thông, gây ra những thiệt hại to lớn về người và tài sản. Điển hình có thể kể đến vụ sập cầu Cần Thơ ngày 26/9/2007 khiến hơn 50 người chết, hơn 100 người khác bị thương; Sập nhịp cầu tuyến cao tốc TPHCM Trung Lương ngày 10/03/2009 khiến 2 công nhân bị thương nặng; Sập một phần công trình cao ốc văn phòng và thương mại CR4-1 (Quận 7, TP.HCM) ngày 30/12/2008 khiến 2 người chết và hơn 10 người bị thương; Sập lan can của trường tiểu học Văn Môn (Bắc Ninh) sáng 12/12/ 2017 khiến 13 em học sinh bị thương… Thiệt hại gây ra không chỉ bởi những công trình đã được hoàn thiện (xây dựng từ lâu, đã xuống cấp) mà còn đối với cả những công trình đang trong giai đoạn thi công (VD: sập nhà thờ đang thi công ở Thái Nguyên ngày 17/1/2013, khiến 3 người chết, 40 người bị thương…); cá biệt có những công trình vừa được cắt băng khánh thành xong đã sập (VD: công viên Hoàng Quốc Việt (Bắc Ninh) cắt băng khánh thành sáng 28/5/2005 thì buổi chiều một bờ kè dài hơn 40m đã bị sập…) Số lượng các vụ tai nạn không ngừng gia tăng nhưng điều đáng lo ngại hơn cả là nhận thức về trách nhiệm của các bên trong việc giải quyết hậu quả. Trong rất nhiều vụ tai nạn, khi thiệt hại xảy ra, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường lại có thái độ thờ ơ, thậm chí chối bỏ trách nhiệm của mình. Điển hình như trong vụ sập cổng trường Trường Tiểu học Tam Quan 1, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 12/10/2017 khiến một học sinh lớp 1 bị gãy xương quai xanh. Mặc dù học sinh bị thương trong trường, thương tích là do cánh cổng trường đổ sập gây ra nhưng nhà trường hoàn toàn không có động thái thăm hỏi động viên 4 [195]. Thực trạng đó đặt ra nhu cầu bức thiết cần phải nghiên cứu TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra một cách đầy đủ và toàn diện nhằm nâng cao nhận thức của các bên. Nghiên cứu quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trong pháp luật dân sự hiện hành, NCS nhận thấy, mặc dù so với BLDS 1995 và 2005, quy định trong BLDS 2015 đã có nhiều sự sửa đổi bổ sung theo hướng tích cực, tuy nhiên, quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập, cụ thể: (1) quy định về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm chưa thực sự rõ ràng; (2) so với BLDS 2005, BLDS 2015 đã mở rộng phạm vi chủ thể chịu TNBTTH từ ba chủ thể (CSH, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác ) lên năm chủ thể (CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác và người thi công) nhưng BLDS 2015 không quy định thứ tự chịu TNBTTH của các chủ thể này; (3) các quy định về xác định thiệt hại được bồi thường trong nhiều trường hợp chưa thực sự đầy đủ, minh bạch; (4) quy định về các trường hợp loại trừ thiệt hại còn nhiều bất cập…Đây là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của việc áp dụng quy định này trên thực tế. Điều này càng thể hiện rõ qua việc nghiên cứu một số bản án, quyết định của Toà án giải quyết TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, trong nhiều trường hợp, có những vụ việc có tính chất tương tự như nhau nhưng ở những Toà án khác nhau lại giải quyết khác nhau, thậm chí cùng một Toà án nhưng trong các giai đoạn khác nhau lại đưa ra cách giải quyết khác nhau về cùng một vụ việc. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu hiện nay chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một vài nội dung của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra mà chưa đi nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm này. Khi nghiên cứu về trách nhiệm này các tác giả cũng còn nhiều quan điểm khác nhau về đối tượng gây thiệt hại; đặc điểm của trách nhiệm; chủ thể chịu trách nhiệm … Các công trình nghiên cứu cũng chưa đưa ra được các học thuyết xác định trách nhiệm. Thực trạng đó đặt ra nhu cầu cần nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện để hoàn thiện TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Xuất phát từ những lý do trên, NCS chọn đề tài“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Xem Phần A luận án và Phụ lục 1. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện các mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất, phân tích các học thuyết xác định TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra; xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm của nhà cửa, CTXD khác; làm rõ bản chất của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, xây dựng khái niệm và chỉ ra được những đặc điểm của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Thứ hai, phân tích, đánh giá nhằ m tìm ra điể m hơ ̣p lý và điể m chưa hơ ̣p lý trong quy định pháp luật dân sự hiện hành về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trên các phương diện cơ bản như: các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm, xác định thiệt hại được bồi thường, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường; chủ thể được bồi thường, các trường hợp không chịu TNBTTH. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu quy định pháp luật của một số nước trên thế giới, luận án sẽ so sánh, đối chiếu với các quy định pháp luật của Việt Nam, nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm này. Thứ ba, Phân tích những điểm tích cực, hạn chế khi áp dụng các quy định pháp luật vào giải quyết các vụ việc về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trên thực tế. Thứ tư, Đề xuất kiến nghị cụ thể để hoàn thiện các quy định pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Luâ ̣n án nghiên cứu các vấ n đề lý luâ ̣n liên quan đế n TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, bao gồ m: khái niệm, đặc điểm nhà cửa, CTXD khác; khái niệm, đặc điểm, bản chất của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra; các học thuyết xác định TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra… - Luâ ̣n án nghiên cứu các quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t Việt Nam hiện hành về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. - Luận án nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra; phân tích thực trạng quy định của BLDS 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan (Luật Nhà ở, Luật Xây dựng..) về trách nhiệm này. Cùng với việc nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định, luận án cũng tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những ý kiến đánh giá và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm này. - Về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trong quy định pháp luật dân sự hiện hành. Do đó, trọng tâm của luận án là phân tích các quy định trong BLDS 2015 về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Để làm rõ 6 những điểm mới của BLDS 2015, luận án có phân tích các quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trong BLDS 2005 và 1995 nhằm so sánh, đối chiếu làm nổi bật những điểm mới của BLDS 2015. Bên cạnh đó, do BLDS 2015 mới có hiệu lực từ 01/01/2017 nên các số liệu về thực tiễn áp dụng pháp luật còn hạn chế; hơn nữa, một số quy định trong BLDS 2015 là sự kế thừa các quy định trong BLDS 2005, vì vậy, khi phân tích thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, luận án có sử dụng một số bản án, quyết định trong giai đoạn BLDS 2005 có hiệu lực. - Về mặt không gian: Nhiệm vụ của luận án nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, do đó, trọng tâm của luận án là phân tích các quy định pháp luật Việt Nam, các bản án, quyết định của Toà án có thẩm quyền trên lãnh thổ Việt Nam về trách nhiệm này. Tuy nhiên, để luận giải sự tương đồng, khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, luận án có nghiên cứu các quy định pháp luật, các quyết định, bản án về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới nhằm làm nổi bật thực trạng pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về trách nhiệm này. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận án sẽ dưa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây được coi là kim chỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của tác giả trong quá trình thực hiện luận án. Phương pháp này được NCS sử dụng để nghiên cứu các vấn đề lý luận trong luận án. * Phương pháp nghiên cứu cụ thể: trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, trong quá trình nghiên cứu luận án, NCS sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích và bình luận: để làm rõ những vấn đề lý luận và quy định pháp luật hiện hành về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra; - Phương pháp tổng hợp: để khái quát hoá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, trên cơ sở đó, luận án đưa ra những kiến nghị phù hợp; - Phương pháp so sánh: để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước trên thế giới về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. - Phương pháp lịch sử: để nghiên cứu một cách xuyên suốt, liên tục quy định pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra qua từng giai đoạn lich ̣ sử. Áp du ̣ng phương pháp này giúp cho luâ ̣n án đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật có tính kế thừa các quy định pháp luật hiện hành và bổ sung các quy định mới phù hợp với xu thế phát triển, vận động của nền kinh tế. - Phương pháp hê ̣ thố ng hoá: để trình bày các vấ n đề , các nô ̣i dung theo mô ̣t trình tự, mô ̣t bố cu ̣c hơ ̣p lý, chă ̣t che,̃ có sự gắ n kế t, kế thừa, phát triể n các vấ n đề , các nô ̣i du ̣ng để đa ̣t đươ ̣c mu ̣c đić h, yêu cầ u đã đươ ̣c xác đinh ̣ cho luâ ̣n án. 7 - Phương pháp phân tích tình huống: để phân tích các tình huống, bản án trong thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra nhằm làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về trách nhiệm này. 6. Những đóng góp mới của việc nghiên cứu đề tài Kết quả nghiên cứu đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” mang lại những điểm mới sau: Thứ nhất, luận án đã xác định và phân tích được các học thuyết xác định TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Thứ hai, luận án phân tích bản chất của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Thứ ba, luận án đã xây dựng khái niệm nhà cửa, CTXD khác; khái niệm TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Thứ tư, luận án đã phân tích các đặc điểm và các điều kiện phát sinh TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Thứ năm, luận án đã tổng hợp, phân tích quy định pháp luật dân sự mà nền tảng là Bộ luật dân sự hiện hành vể TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra để làm rõ thực trạng pháp luật về trách nhiệm này. Từ đó, luận án đánh giá những kết quả đạt được, những han chế đối với quy định pháp luật hiện hành và bước đầu đặt ra vấn đề yêu cầu hoàn thiện pháp luật. Thứ sáu, luận án đã phân tích các quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trong pháp luật một số nước trong khu vực và trên thế giới; trên cơ sở đó, so sánh, đối chiếu với pháp luật Việt Nam, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trong khu vực và trên thế giới về trách nhiệm này. Thứ bảy, thông qua phân tích các bản án có hiệu lực trong giải quyết tranh chấp về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, luận án đã làm sáng tỏ những tranh chấp điển hình; từ đó luận án đã đánh giá những kết quả đạt được cũng như các hạn chế trong việc áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp về trách nhiệm này Thứ tám, luận án đã đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra nói riêng, TNBTTH do tài sản gây ra nói chung. 7. Kết cấu của luận án Ngoài Danh mục từ viết tắt, Mục lục, Lời mở đầu, Phần A về Tổ ng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyế t của đề tài, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, các Phụ lục, Phần B Nội dung luận án chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra Chương 2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. 8 PHẦN A TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước Trong những năm qua đã có nhiều công trình khoa học ở những mức độ khác nghiên cứu về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Nội dung chi tiết của từng công trình được trình bày tại Phụ lục 1. Một cách khái quát có thể chia các công trình khoa học liên quan đến đề tài thành hai loại: công trình khoa học trong nước và công trình khoa học nước ngoài. 1.1.1. Một số công trình khoa học trong nước 1.1.1.1. Luận án, luận văn - Luận án tiến sỹ của tác giả Phạm Kim Anh (2007), Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội. - Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Văn Hợi (2017), TNBTTH do tài sản gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. - Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Giang Văn Thịnh (2013), TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 1.1.1.2. Ðề tài khoa học Đề tài khoa học cấp trường (2009), Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại – Vấn đề lý luận và thực tiễn của Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội do Tiến sỹ Trần Thị Huệ làm chủ nhiệm đề tài. 1.1.1.3. Bài đăng tạp chí - Bài viết của tác giả Trần Ngọc Dương (2009), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự của Cộng hòa Pháp”,Tạp chí Luật học, (số 1). 1 - Bài viết của tác giả Phạm Kim Anh (2009), “Trách nhiệm dân sự và chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (số 6). - Bài viết của tác giả Ðỗ Văn Ðại và Lê Hà Huy Phát (2012) ,“BTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, (số 05). - Bài viết của tác giả Vũ Thị Hồng Yến (2012),“Bàn về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Số 11). - Bài viết của tác giả Bùi Thị Thanh Hằng- Đỗ Giang Nam (2013), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tác động của tài sản gây ra dưới góc nhìn so sánh”, Tạp chí Luật học, số 03 năm 2013. - Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Minh Phượng (2013),“Bàn về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra theo Ðiều 627 BLDS 2005”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 15, tháng 8/2013. - Bài viết của GS.TS. Michael Jaensch (2012), “Luật bồ i thường thiê ̣t hại ngoài hợp đồ ng của Đức so sánh với quan điểm bồ i thường thiê ̣t hại ngoài hợp đồng của Pháp”, tài liệu Hội thảo quốc tế “Ngày pháp luật”, Hà Nội. - Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Hợi (2015), “Điều kiện phát sinh TNBTTH do tài sản gây ra trong Bộ luật dân sự”, Tạp chí Luật học, số 12. 1.1.1.4. Sách chuyên khảo - Sách của tác giả Nguyễn Mạnh Bách (1998), Nghĩa vụ dân sự trong Luật dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Sách của tập thể tác giả Tiến sỹ Trần Thị Huệ, Tiến sỹ Vũ Thị Hải Yến, Thạc sỹ Vũ Thị Hồng Yến (2008), TNBTTH ngoài hợp đồng từ quy định của pháp luật đến thực tiễn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. - Sách chuyên khảo của Tiến sỹ Phùng Trung Tập (2009), BTTH ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng, Nxb Hà Nội, Hà Nội. - Sách chuyên khảo của Tiến sỹ Đỗ Văn Đại (2010), Luật BTTH ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb Đại học Quốc gia. - Sách chuyên khảo “TNBTTH do tài sản gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam”, TS Trần Thị Huệ (chủ biên), (2013), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 2 1.1.2. Một số công trình khoa học nuớc ngoài - Bài viết “Liability for Harm Caused by Things” của tác giả Franz Werro, (2010), (Nguồn: https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1639357); - Luận văn “La responsabilité civile délictuelle du fait des immeubles” của tác giả Olivia Depetris (Nguồn:http://magat.francois.free.fr/La%20responsabilit%E9%20civile%20d%E9lictu elle%20du%20fait%20des%20immeubles.html). - Cuốn sách “The Law of Torts”, của tác giả John G. Fleming (1987), 7th Edition, Nxb The Law Book Company limited, Australia. - Cuốn sách “Essential Cases on Damage” của các tác giả Benedict Winiger , Helmut Koziol , Bernhard A. Koch , Reinhard Zimmermann (2012), Nxb Walter de Gruyter. - Cuốn sách “European Tort Law” của tác giả Cees van Dam (2013), 2th edition, Nxb OUP Oxford. - Cuốn sách “Non-contractual Liability Arising Out of Damage Caused to Another: (PEL Liab. Dam.)” của tác giả Christian von Bar (2009), Nxb Sellier Eropean law publishers. - Cuốn sách “Concise Chinese Tort Laws” của tác giả Xiang Li, Jigang Jin (2014), Nxb Springer. 1.2. Đánh giá thành quả nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án Có thể thấy ở những mức độ khác nhau các công trình nghiên cứu hiện nay đã giải quyết được một số những vấn đề liên quan đến TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Cụ thể: Những vấn đề đã giải quyết: mặc dù còn nhiều quan điểm trái chiều song các công trình nói trên đã bước đầu đưa ra được một số nội dung liên quan đến: khái niệm, đặc điểm của nhà cửa, CTXD khác; khái niệm, đặc điểm của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra; chỉ ra được bản chất của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Dựa trên nền tảng lý luận khác nhau, các công trình đưa ra quan điểm khác nhau về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm; chủ thể chịu TNBTTH. Các công trình cũng đã 3 nêu được một số vấn đề trong thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, trên cơ sở đó đã đề xuất được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật. Những nội dung chưa giải quyết: mặc dù đã giải quyết được một số nội dung liên quan đến TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, tuy nhiên, các công trình nói trên vẫn chưa giải quyết được các vấn đề cơ bản sau: - Các công trình trên chưa chỉ ra được học thuyết xác định TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra; - Một số công trình khoa học xây dựng được khái niệm về “nhà cửa” và “CTXD khác” song khái niệm này chưa thực sự đầy đủ và toàn diện. - Mặc dù đã chỉ ra được một số đặc điểm của nhà cửa, CTXD khác song các công trình nói trên vẫn chưa làm nổi bật được một số đặc trưng của loại tài sản này để giúp phân biệt TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra với TNBTTH do những vật bị ném hoặc rơi khỏi toà nhà gây ra hoặc TNBTTH do những tài sản được dùng để ở khác gây ra (VD: công ten nơ). - Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra bản chất của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một dạng của TNBTTH do tài sản gây ra song vẫn chưa phân tích điều này. - Một số công trình nghiên cứu chỉ ra một vài đặc điểm của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra song vẫn chưa chỉ ra được đặc điểm cơ bản của trách nhiệm này. - Một số công trình đã nêu được điều kiện làm phát sinh TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra nhưng chưa phân tích thấu đáo những điều kiện này; riêng đối với yếu tố lỗi, hầu hết các công trình mới khẳng định mà chưa có luận giải về lý do tại sao lỗi không phải là điều kiện làm phát sinh TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. - Hầu hết các công trình hiện nay chủ yếu phân tích thực trạng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra theo quy định tại Điều 627 BLDS 2005 mà không phải là Điều 605 BLDS 2015. Một số công trình mặc dù đã phân tích theo BLDS 2015 nhưng chưa có sự phân tích đối chiếu giữa BLDS 2015 với BLDS 1995 và 2005 để tìm ra những điểm mới, những ưu điểm và hạn chế của BLDS 2015 cũng như chưa có so sánh đối chiếu với pháp luật dân sự của một số quốc gia trong khu vực 4 và trên thế giới để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật các quốc gia khác về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. - Các công trình nói trên ở những mức độ khác nhau đã nêu thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, tuy nhiên, vẫn chưa thực sự đầy đủ và có hệ thống trên mọi phương diện. - Trong các công trình nghiên cứu kể trên, ở những mức độ khác nhau, các tác giả cũng đã đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, những kiến nghị này đa số mới chỉ tập trung vào một vài nội dung của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra mà chưa có kiến nghị toàn diện. Từ những nội dung trên có thể khẳng định, việc NCS lựa chọn đề tài ““Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ là không trùng lắp với những công trình đã được công bố trước đó. 2. Cơ sở lý thuyết và hướng tiếp cận của đề tài 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục đích được đặt ra trong mục 3.1 của Lời nói đầu luận án, NCS đặt ra các câu hỏi làm nền tảng, định hướng cho quá trình nghiên cứu của mình. Các nhóm câu hỏi nghiên cứu cụ thể: (i) Nhóm câu hỏi thứ nhất: TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra được xây dựng dựa trên những học thuyết nào? nhà cửa, CTXD khác là gì? Nhà cửa, CTXD khác có những đặc điểm nào? TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là gì? Các đặc điểm đặc trưng của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra? Bản chất của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là trách nhiệm bồi thường do tài sản gây thiệt hại hay do hành vi gây thiệt hại? (ii) Nhóm câu hỏi thứ ba: Thực trạng quy định pháp luật điều chỉnh TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra bao gồm các quy đinh ̣ nào? Ưu điểm và những hạn chế của các quy định này? Các quy định này có điểm gì tương đồng và khác biệt so với các quy định trong pháp luật của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới? (iv) Nhóm câu hỏi thứ ba: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra có những điểm tích cực và bộc lộ các hạn chế nào? Các 5 hạn chế trong quy định pháp luật có cần thiết phải sửa đổi, bổ sung không và sửa đổi, bổ sung trên cơ sở nào? 2.2. Lý thuyết nghiên cứu Lý thuyết về TNBTTH: Các lý thuyết về sự ra đời, bản chất của trách nhiệm, các điều kiện làm phát sinh TNBTTH, cơ sở để buộc chủ thể phải chịu TNBTTH, thiệt hại được bồi thường, chủ thể được bồi thường và các trường hợp không phải chịu TNBTTH. 2.3. Các giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, các lý thuyết nghiên cứu mà tác giả đề ra, tác giả đặt ra các giả thuyết nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu dự định đạt được trong luận án: (i) Giả thuyết nghiên cứu thứ nhất: nhà cửa, CTXD khác xét về bản chất đều là “công trình xây dựng” là sản phẩm do con người tạo ra sản gắn liền với đất. Kết quả dự định đạt được trong luận án là phân tích có hệ thống khái niệm, đặc điểm của nhà cửa, CTXD khác, trên cơ sở đó phân biệt giữa thiệt hại do nhà cửa, CTXD khác gây ra với những thiệt hại do những vật bị ném hoặc rơi ra khỏi toà nhà gây ra hoặc với thiệt hại do những tài sản dùng để ở khác gây ra như công ten nơ để xác định rõ ranh giới của TNBTTH. (ii) Giả thuyết nghiên cứu thứ hai: TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một loại trách nhiệm bồi thường do tài sản gây thiệt hại. Do vậy, TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra mang đầy đủ các đặc điểm của trách nhiệm bồi thường do tài sản gây thiệt hại nhưng đồng thời cũng có những đặc điểm riêng biệt, đặc trưng. Kết quả dự định đạt được trong luận án là tìm ra bản chất của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, phân tích các đặc điểm của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra một cách có hệ thống. (iii) Giả thiết nghiên cứu thứ ba: TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là loại trách nhiệm được quy định phổ biến trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các quốc gia khác nhau lại có những quy định khác nhau về trách nhiệm này. Vậy pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các quốc gia trong khu vực và trên thế giới dựa vào học thuyết nào để quy định về trách nhiệm này. 6 Kết quả dự định đạt được trong luận án là tổng hợp, phân tích các học thuyết mà pháp luật các quốc gia dựa vào đó để xác định TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra; chỉ ra học thuyết mà pháp luật Việt Nam sử dụng để xác định TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Trên cơ sở đó, luận án phân tích thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm này, chỉ ra những điểm tích cực hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành cũng như những điểm tương đồng khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. (iv) Giả thiết nghiên cứu thứ tư: Quá trình áp dụng quy định pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra vào trong thực tiễn sẽ bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Do đó, pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra cần được làm sáng tỏ các điểm bất cập, hạn chế, trên cơ sở đó có giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật. Kết quả dự định đạt được trong luận án là nêu rõ các điểm bất cập trong thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Luận án cũng đưa ra lý do và cơ sở để hoàn thiện các quy định pháp luật này. Đồng thời, luận án phải đưa ra các kiến nghị cụ thể hoàn thiện quy định pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. 2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu Đề tài nghiên cứu luận án nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành luật dân sự tập trung vào TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra . Do đó, khi tiếp cận và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cũng như thực trạng quy định pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, NCS cần phải tiếp cận theo hướng: Thứ nhất, TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một dạng của TNBTTH ngoài hợp đồng mà cụ thể là TNBTTH do tài sản gây ra, do đó nó sẽ mang đầy đủ các đặc điểm của trách nhiệm này cũng như có những đặc điểm riêng do đối tượng (nhà cửa, CTXD khác) gây thiệt hại chi phối. Thứ hai, quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra vừa chịu sự điều chỉnh của BLDS đồng thời cũng chịu sự điều chỉnh của các văn bản luật chuyên ngành khác như Luật Xây dựng, Luật Nhà ở…Do đó, việc nghiên cứu TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra vừa phải dựa trên các quy định gốc trong BLDS vừa phải chú ý đến các đặc điểm riêng (về đối tượng gây thiệt hại, chủ thể chịu TNBTTH) được quy định trong pháp luật chuyên ngành. 7 PHẦN B NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA 1.1. Các học thuyết xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một loại trách nhiệm có lịch sử lâu đời. Trong bộ luật Hammurabi – bộ luật thành văn cổ xưa nhất của nhân loại – đã có quy định về trách nhiệm đối với người thợ xây khi “xây không đảm bảo, nhà đổ, chủ nhà chết thì người thợ xây bị giết” (Điều 38) hoặc "Nếu nhà đổ, con của người chủ nhà chết thì con của người thợ xây cũng phải chết theo" (Điều 39). Mặc dù, xét về bản chất thì đây là trách nhiệm hình sự, song quy định này cũng cho chúng ta thấy sự quan tâm của con người từ thời xa xưa đối với thiệt hại gây ra bởi sự sụp đổ của nhà cửa, CTXD khác. Trong Luật La mã cổ đại, các học giả La Mã cũng đề cập đến TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra thông qua việc quy định về tố quyền cautio damni infecti (tố quyền để bảo vệ sự thiệt hại viễn ảnh)[69, tr.tr.469]. Theo đó, trong trường hợp một tòa nhà có nguy cơ bị sụp đổ, tạo ra một mối đe dọa cho những người láng giềng thì những người này có quyền yêu cầu các Pháp quan buộc chủ sở hữu của tòa nhà phải nộp một số tài sản bảo đảm với mục đích nếu thiệt hại thực sự xảy ra thì người bị thiệt hại sẽ luôn được bồi thường. Cùng với tố quyền cautio damni infecti Luật La Mã cũng quy định trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại gây ra bởi các vật bị ném ra hoặc rơi ra khỏi khỏi tòa nhà (actio effusis et dejectis). Kế thừa quy định trong Luật La Mã cổ đại, ngày nay, pháp luật dân sự của rất nhiều các quốc gia trên thế giới đều có quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Tuy nhiên, qua nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới NCS nhận thấy, các quốc gia khác nhau lại dựa trên những học thuyết khác nhau để xây dựng quy định về trách nhiệm này. Về cơ bản, pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trong pháp luật của các quốc gia hiện nay được xây dựng dựa trên ba học thuyết: Học thuyết về sự cẩu thả (negligence); Học thuyết về lỗi do suy đoán (Presumed Fault Liability) và Học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt (strict 8 liability). Cá biệt, có một vài quốc gia kết hợp cả hai học thuyết (học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt và học thuyết về lỗi do suy đoán) khi xây dựng quy định về trách nhiệm này (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan..). Cụ thể: 1.1.1. Học thuyết về sự cẩu thả (negligence) Học thuyết này được áp dụng tại Anh - Mỹ (các nước theo truyền thống pháp luật án lệ - Common Law) và một số nước Bắc Âu (Đan Mạch, Phần Lan, Thuỵ Điển..). Các quốc gia nói trên không coi TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một loại TNBTTH do tài sản gây ra mà coi đây là TNBTTH do hành vi của con người gây ra. Do vậy, trách nhiệm này được xây dựng dựa trên yếu tố lỗi, là lỗi do cẩu thả. “Sự cẩu thả” là việc bỏ qua, không thực hiện các tiêu chuẩn chăm sóc hợp lý mà một người bình thường (“a reasonably prudent person”) sẽ thực hiện trong những tình huống tương tự nhằm tránh cho những người mà mình có nghĩa vụ pháp lý phải quan tâm (legal duty of care) bị thiệt hại [113,tr.1133]. Theo học thuyết này, TNBTTH sẽ phát sinh khi thoả mãn 4 điều kiện: (1) Có nghĩa vụ phải quan tâm đến người bị thiệt hại (“common duty of care”) của người chiếm hữu (“occupier”) nhà cửa, CTXD khác; (2) Có sự vi phạm nghĩa vụ đó của người chiếm hữu nhà cửa, CTXD; (3) Có thiệt hại; (4) Có mối quan hệ nhân quả giữa sự vi phạm nghĩa vụ với thiệt hại [123, tr.66, 67]. Để yêu cầu BTTH theo học thuyết này thì điều quan trọng đầu tiên là bên bị thiệt hại phải chứng minh được người chiếm hữu (“ocupiers”) nhà cửa, CTXD khác có một nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là phải quan tâm bảo đảm sự an toàn về tính mạng, tài sản, sức khoẻ cho mình. Tuy nhiên, mức độ “quan tâm” (care) của CSH, người chiếm hữu nhà cửa, CTXD khác đối với người bị thiệt hại lại phụ thuộc vào “địa vị pháp lý” của người bị thiệt hại là “khách mời hợp pháp” (“Lawful visitors”) hay“khách không mời”(Non lawful visitors) [117, tr.671]. Nếu người bị thiệt hại là “khách mời hợp pháp” thì mức độ quan tâm, đảm bảo an toàn của CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác phải cao hơn so với nếu người bị thiệt hại là “khách không mời”. Điều quan trọng tiếp theo là người bị thiệt hại phải chứng minh được là CSH, người chiếm hữu nhà cửa, CTXD khác đã vi phạm nghĩa vụ quan tâm đó và chính sự vi phạm này đã làm phát sinh thiệt hại (giữa sự vi phạm nghĩa vụ và thiệt hại có mối quan hệ nhân quả với nhau). 9 1.1.2. Học thuyết về lỗi do suy đoán (Presumed Fault Liability) Học thuyết này được áp dụng tại một số quốc gia như: Đức (Điều 836 - 838) Hungary (Điều 5:650), Ba Lan (Điều 434)… Theo học thuyết này, TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra sẽ được thiết lập khi thoả mãn các điều kiện: (1) Người bị thiệt hại chứng minh được 3 yếu tố: có thiệt hại, có sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác và có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác (thiệt hại là hậu quả của sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác); (2) CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý nhà cửa, CTXD khác không thể chứng minh được là mình không có lỗi trong việc để nhà cửa, CTXD khác tự gây thiệt hại. Khi đó, Toà án suy đoán rằng: CSH hoặc người chiếm hữu, người được giao quản lý nhà cửa, CTXD khác đã có lỗi và buộc những người này phải chịu TNBTTH [132, tr.30]. Theo học thuyết này, lỗi không phải là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm nhưng lại là căn cứ để loại trừ TNBTTH cho CSH hoặc người chiếm hữu, người được giao quản lý nhà cửa, CTXD khác. Chỉ cần CSH hoặc người chiếm hữu, người được giao quản lý nhà cửa, CTXD khác chứng minh được là mình không có lỗi thì họ sẽ không phải chịu TNBTTH. Xét về bản chất, trách nhiệm về lỗi suy đoán vẫn là trách nhiệm pháp lý dựa trên yếu tố lỗi - tuy nhiên, lỗi ở đây là lỗi do suy đoán. CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác bị suy đoán là có lỗi. Để bác bỏ suy đoán đó, đồng thời cũng là để loại trừ trách nhiệm cho mình thì CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác phải chứng minh được điều ngược lại - là mình không có lỗi - mình đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa thiệt hại nhưng cuối cùng thiệt hại vẫn xảy ra. Ưu điểm lớn nhất của trách nhiệm về lỗi suy đoán so với trách nhiệm dựa trên yếu tố lỗi truyền thống đó là, trong trách nhiệm này, gánh nặng về nghĩa vụ chứng minh lỗi đã được chuyển từ nguyên đơn sang bị đơn. Trách nhiệm pháp lý được xây dựng trên học thuyết về lỗi suy đoán đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người bị thiệt hại trong việc kiện đòi quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là học thuyết này đã áp đặt một trách nhiệm pháp lý “bất công” lên CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác. Bởi lẽ, theo học thuyết này, bị đơn vẫn còn một cơ hội để “giải thoát” trách nhiệm cho mình - bằng việc đưa ra những bằng chứng chứng minh mình đã thực hiện đầy đủ các biện pháp 10 cần thiết để ngăn ngừa thiệt hại nhưng cuối cùng thiệt hại vẫn xảy ra (không có lỗi). Chỉ khi nào những chủ thể này không thể đưa ra các bằng chứng chứng minh mình không có lỗi thì khi đó họ mới bị Toà án suy đoán là có lỗi và bị buộc phải chịu trách nhiệm. Với tư cách là CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác thì những chủ thể này thường là những người có kiến thức, có sự am hiểu nhất định về nhà cửa, CTXD khác thuộc quyền sở hữu, chiểm hữu, quản lý của mình; do đó, họ cũng sẽ có những điểm thuận lợi nhất định khi đưa ra những bằng chứng chứng minh mình đã thực hiện đầy đủ những biện pháp phòng ngừa, chăm sóc cần thiết nhưng nhà cửa, CTXD khác vẫn gây thiệt hại. Tóm lại, so với trách nhiệm pháp lý dựa trên yếu tố lỗi truyền thống thì trách nhiệm dựa trên lỗi suy đoán đảm bảo sự công bằng cho cả hai bên (CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác và bên bị thiệt hại) trong việc đưa ra những bằng chứng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 1.1.3. Học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability) Học thuyết này được áp dụng tại một số quốc gia như Pháp, Tây Ban Nha, Quebec ( Canada)…. Theo học thuyết này, TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra sẽ phát sinh khi người bị thiệt hại chứng minh được 3 yếu tố: (1) có thiệt hại; (2) có sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác; (3) có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác (thiệt hại là hậu quả của sự sụp đổ của nhà cửa, CTXD khác). Nguyên đơn không cần chứng minh yếu tố lỗi của CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây bị đơn trong việc để nhà cửa, CTXD khác sụp đổ, gây thiệt hại; ngược lại, bị đơn cũng không thể được miễn trách nhiệm chỉ vì chứng minh được rằng mình không có lỗi [128]. Tương tự học thuyết về lỗi do suy đoán, trong học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt, lỗi cũng không phải là điều kiện làm phát sinh TNBTTH. Tuy nhiên, nếu trong trách nhiệm về lỗi do suy đoán, bị đơn sẽ được loại trừ trách nhiệm nếu chứng minh được là mình không có lỗi (“không vi phạm các quy định liên quan đến xây dựng và bảo trì và cũng ko có hành vi sai trái trong quá trình thi công và bảo dưỡng để phòng ngừa thiệt hại”[11, Điều 6:560], “đã tuân thủ sự cẩn trọng cần thiết nhăm mục đích phòng tránh nguy cơ”[9, Điều 836].) thì trong trách nhiệm nghiêm ngặt, kể cả bị đơn chứng minh được mình không có lỗi thì bị đơn vẫn phải chịu TNBTTH; trừ khi bị đơn chứng minh được thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất khả kháng, hoàn toàn do lỗi 11 của nạn nhân hoặc lỗi của người thứ ba gây ra. Học thuyết này đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nạn nhân trong việc yêu cầu BTTH. 1.1.4. Sự kết hợp giữa học thuyết về lỗi do suy đoán và học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt Nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới có thể nhận thấy: trong khi đa số các quốc gia lựa chọn một trong ba học thuyết trên để xây dựng quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra (VD: pháp luật Anh dựa trên học thuyết về sự cẩu thả, BLDS Đức dựa hoàn toàn trên học thuyết về lỗi do suy đoán, BLDS Pháp dựa hoàn toàn trên học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt) thì một số quốc gia (Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc…) lại rất sáng tạo khi kết hợp cả hai học thuyết (học thuyết về lỗi do suy đoán và học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt) để xây dựng quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Cụ thể: BLDS Nhật Bản, Hàn Quốc, Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan đều có chung quy định: trong trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại do khuyết tật trong xây dựng hoặc thiếu bảo dưỡng thì người chiếm hữu nhà cửa, công trình xây dựng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; người chiếm hữu sẽ được loại trừ trách nhiệm nếu chứng minh được là mình không có lỗi (học thuyết về lỗi do suy đoán), “đã thể hiện sự quan tâm đúng mức nhằm ngăn chặn việc xảy ra thiệt hại” (Điều 717 BLDS Nhật Bản); “đã thực hiện đầy đủ các biện pháp để ngăn chặn thiệt hại xảy ra” (Điều 758 BLDS Hàn Quốc); “đã có sự chăm nom thích đáng để ngăn ngừa xẩy ra tổn thất” (Điều 434 BLDS và Thương mại Thái Lan); trong trường hợp này, khi người chiếm hữu đã loại trừ được trách nhiệm cho mình bằng việc chứng minh minh không có lỗi thì CSH sẽ chịu trách nhiệm bồi thường; CSH phải chịu TNBTTH ngay cả khi chứng minh được là mình không có lỗi (học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt). Việc kết hợp cả hai học thuyết về lỗi do suy đoán và học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt khi xây dựng quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đối với chủ thể chịu TNBTTH, việc kết hợp hai học thuyết đã tạo ra một nguyên tắc rất minh bạch trong việc xác định thứ tự cũng như căn cứ buộc các chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường, đặc biệt trong trường hợp tại thời điểm gây thiệt hại, nhà cửa, CTXD khác vừa có CSH vừa có người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng. Theo sự kết hợp này, khi thiệt hại xảy ra, người đầu tiên phải chịu trách nhiệm là người đang trực tiếp chiếm hữu nhà cửa, CTXD khác; họ phải chịu 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan