ven sông Hồng, sông Đuống có nhiều bãi mía de. Loại mía gầy như những thân sậy,
nhiều chỗ mọc hoang như cỏ. Cây mía de to cũng chỉ bằng ngón tay út. Thứ mía những
bà mẹ nghèo chợ về mua làm quà cho trẻ nhỏ. Mía de, người lớn có ai ăn? Nói đến bọn
Cao, Quỳ mà dịch “Cắn xé thịt người ngon mía de” là khiên cưỡng.
Câu “Ngư Long bất thực sài hổ thực”. Bản “192BT” dịch: “Cá rồng không ăn hùm beo
cắn”. Long,nhiều Từ điển chú nghĩa là “rồng”, và cũng ghi rõ: “Rồng” là một trong tứ
linh, thường làm mây mưa lợi cho muôn vật. Có Từ điển còn giải thích kỹ hơn: “Rồng,
động vật tượng trưng theo truyền thuyết, coi là cao quý nhất trong loài vật. Rồng, còn
được chỉ cơ thể, hoặc đồ dùng của vua: Mặt rồng, mình rồng, sân rồng… “Ngư Long”
nếu dịch là “cá rồng”, không sát với ngôn ngữ Việt. Dịch “ngư long” là “cá rồng” có thể
để người ta hiểu là cá và rồng, cũng như phần cuối của câu “sài và hổ” là chó sói và
hổ. “Ngư long” là loại thú ở dưới nước ăn thịt người. Phải chăng trong truyền thuyết ta,
có một từ nữa chỉ “ngư long”, đó là thuồng luồng? Và “Thực” cũng chẳng nên dịch là
cắn. Cắn và ăn thịt khác xa nhau về mức độ nguy hiểm. Từ sự học hỏi, kế thừa, tôi xin
trình bày bản dịch “Phản chiêu hồn” của mình:
BÁC LẠI CHIÊU HỒN
Hồn ơi ! Có về ? Hồn ơi !
Đông Tây Nam Bắc đâu nơi tựa hồn ?
Lên trời xuống đất không đường,
Dĩnh, Yên đất cũ sao nương được mà.
Thành xưa dân đã khác xa,
Bụi trần mù mịt lượt là cũng nhơ.
Đứa xe ngựa, kẻ ngất ngư
Tựa Cao, Quỳ cũng say sưa luận bình.
Lộ đâu nọc độc, vuốt nanh,
Mà nhai xương thịt dân lành ngọt không.
Hồ Nam trăm xứ kìa trông,
Đâu béo tốt? chỉ gày nhom, võ vàng.
Con đường xưa của Tam Hoàng,
Hợp thời đâu nữa, đừng màng, hồn ơi!
Thái hư, hồn lánh xa thôi,
Đừng trở lại, kẻo miệng cười thế gian.
Ai ai giờ cũng Thượng Quan,
Khăp nơi sông suối đã toàn Mịch La.
Chẳng thuồng luồng hùm sói tha
Hồn ơi, hồn hỡi, biết là làm sao?
. Bài ĐỘC TIỂU THANH KÝ, là bài thơ chữ Hán - Nguyễn Du duy nhất có tiết dạy trên
lớp. Trong thơ chữ Hán, thất ngôn bát cú, luật Đường, thường khó dịch nhất là hai câu:
“thực”, “luận”. Trong bài này:
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bản SGK dịch:
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương.