Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trình bày nội dung cơ bản quản trị marketing quốc tế. nghiên cứu những chiến lượ...

Tài liệu Trình bày nội dung cơ bản quản trị marketing quốc tế. nghiên cứu những chiến lược marketing của mcdonald’s

.DOCX
37
1
108

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA QUẢN TRỊ - KINH TẾ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY NỘI DUNG CƠ BẢN QUẢN TRỊ MARKETING QUỐC TẾ GVHD: Nguyễn Thị Kim Hiệp Sinh viên thực hiện: Nhóm 3 Đồng Nai - 2021 LỜI MỞ ĐẦU Marketing là hoạt động không thể thiếu đối với sự tồn tại của doanh nghiệp từ khi sản phẩm vẫn còn là ý tưởng đến khi tung ra thị trường, lúc phát triển chín muồi cũng như khi suy thoái. Doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hay thua lỗ phần lớn dựa vào các chiến lược Marketing của mình. Đặc biệt, khi doanh nghiệp mở rộng kinh doanh ra ngoài biên giới, trong một môi trường quốc tế nhiều cạnh tranh và rủi ro, việc xây dựng một chiến lược Marketing nhằm giúp sản phẩm thích nghi được với mức sống, cấu trúc dân cư và nền văn hóa riêng biệt của từng quốc gia, từng địa phương có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp đó. Hãng đồ ăn nhanh McDonald’s là một ví dụ thành công điển hình cho việc mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn thế giới. Khi thâm nhập vào các thị trường nước ngoài, McDonald’s phải đối mặt với các đối thủ đồ ăn nhanh khác và cả những trở ngại khác như thái độ người tiêu dùng, luật pháp,vấn đề dinh dưỡng. Nhưng McDonald’s đã vượt qua được tất cả các khó khăn đó, và trở thành thương hiệu dẫn đầu nền công nghiệp đồ ăn nhanh của Mỹ và cả thế giới. Đây chính là kết quả của việc áp dụng một chiến lược Marketing quốc tế hết sức bài bản và linh hoạt của McDonald’s. Trong khi đó,việc xây dựng thương hiệu có tầm vóc toàn cầu đang là vấn đề nan giải với các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, môi trường kinh doanh trong nước sẽ cạnh tranh gay gắt hơn với việc thâm nhập của các tập đoàn đa quốc gia, các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính và kỹ năng quản trị; nhưng đồng thời cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô hoạt động tại các quốc gia khác. Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp trước hết cần có một chiến lược Marketing quốc tế đúng đắn và dài hạn. Vì thế trong khuôn khổ bài tiểu luận với đề tài: “Trình bày nội dung cơ bản quản trị marketing quốc tế” nhóm mong muốn rằng từ việc nghiên cứu những chiến lược Marketing của McDonald’s sẽ rút ra được một vài kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô hoạt động, thâm nhập vào thị trường quốc tế. 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm marketing quốc tế I. Có 5 định nghĩa tiêu biểu sau: Theo W.J.Keegan, marketing quốc tế là quá trình hướng tới sự tối ưu các nguồn lực và mục tiêu của công ty/ tổ chức trên cơ sở khai thác tốt các cơ hội của thị trường toàn cầu. Theo P.Cateora, marketing quốc tế là tiến hành hoạt động kinh doanh hướng trực tiếp vào luồng hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng ở các nước nhằm thu được lợi nhuận Theo I.Ansoff, marketing quốc tế là khoa học về lĩnh vực trao đổi quốc tế theo đó, mọi hoạt động từ sản xuất đến bán hàng cuẩ công ty đều căn cứa vào nhu cầu biến động thị trường của nước ngoài, nghĩa là lấy thị trường làm định hướng Theo M.R.Czinkota, marketing quốc tế là kế hoạch hóa và điều hành các giao dịch thương mại qua biên giới quốc gia nhằm thực hiện mực tiêu của doanh nghiệp Theo V.Terpstra, marketing quốc tế là tìm kiếm nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng toàn cầu một cách tốt nhất so với đối thủ thông qua việc thực hiện các hoạt động kinh doanh trên phạm vi môi trường toàn cầu Marketing quốc tế được định nghĩa như là việc thực hiện hoạt động kinh doanh để lên kế hoạch, định giá, quảng bá và định hướng dòng hàng, dịch vụ đến khách hàng hoặc người sử dụng trong nhiều hơn một quốc gia để tạo ra lợi nhuận. Sự khác biệt duy nhất giữa khái niệm marketing nội địa và marketing quốc tế là ở trong trường hợp sau, hoạt động marketing diễn ra ở nhiều hơn một quốc gia. Cho dù là marketing quốc tế hay marketing nội địa thì mục tiêu của hoạt động marketing là như nhau đối với mọi marketer. Mục tiêu là để tạo ra lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ở những nơi có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ đó. 2. Bản chất của marketing quốc tế Trong nền kinh tế hiện đại thì vai trò của khách hàng và nhu cầu của họ có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy mà marketing được định nghĩa như là các hoạt động nhằm nắm bắt nhu cầu thị trường để xác lập các biện pháp thoả mãn tối đa các nhu cầu đó, qua đó mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Như vậy, marketing quốc tế thực chất chỉ sự vận dụng những nguyên lý, nguyên tắc, các phương pháp và kỹ thuật tiến hành của marketing nói chung trong điều kiện của thị trường nước ngoài. Nó chủ trương rằng chìa khoá để đạt được sự thành công của doanh nghiệp và mục tiêu của doanh nghiệp là xác định nhu cầu và mong muốn của các thị trường trọng điểm, đồng thời phân phối sản phẩm, dịch vụ mà các thị trường đó chờ đợi một cách hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh. 3. Chức năng của marketing quốc tế Marketing quốc tế có các chức năng cơ bản sau: – Nghiên cứu các thị trường tiêu thụ – Xác lập khả năng thích ứng và khả năng phản ứng nhanh với các điều kiện của môi trường kinh doanh, xây dựng phương án kinh doanh và giám sát hiệu quả hoạt động, lượng hoá trước những khó khăn phát sinh trong quản lý doanh nghiệp. – Đề ra những biện pháp hiệu quả trong việc thu thập thông tin và thực thi hoạt động kinh doanh trên từng thị trường. Đây là những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh doanh quốc tế lâu dài và đạt được hiệu quả cao cho doanh nghiệp. 4. Lợi ích của marketing quốc tế 4.1. Cung cấp một mức sống cao hơn Marketing quốc tế đảm bảo tiêu chuẩn cao về mức sống và phúc lợi cho công dân các nước tham gia. Những hàng hóa không thể sản xuất được tại nước sở tại do một số hạn chế về vị trí địa lý nhất định lại có thể được tạo ra tại các quốc gia với nguồn nguyên liệu dồi dào cần thiết đồng thời không bị hạn chế trong quá trình sản xuất. 4.2. Đảm bảo sử dụng hợp lý và tối ưu các nguồn lực Phân bổ hợp lý các nguồn lực & đảm bảo sử dụng tốt nhất ở cấp quốc tế là một trong những lợi ích của tiếp thị quốc tế. Điều này cho phép các nước xuất khẩu các sản phẩm/dịch vụ dư thừa đối với nhu cầu trong nước. Ví dụ, nguyên liệu thô, dầu thô, hàng tiêu dùng và thậm chí cả máy móc & dịch vụ. 4.3. Lợi ích từ chi phí so sánh Marketing quốc tế còn đảm bảo lợi ích từ chi phí so sánh đối với tất cả các bên tham gia. Một quốc gia có thể tận dụng lợi thế từ phân bố lao động và chuyên môn hóa ở cấp độ quốc tế ở mức độ toàn cầu. 4.4. Hợp tác quốc tế và hòa bình thế giới Quan hệ thương mại được thiết lập thông qua Marketing quốc tế đưa tất cả các quốc gia đến gần nhau hơn và cho họ cơ hội để xóa nhòa tính khác biệt thông qua sự hiểu biết lẫn nhau. Điều này cũng khuyến khích các quốc gia hợp tác với nhau. Ngoài ra, Marketing quốc tế tạo lập một chu kỳ trong đó các nước phát triển giúp đỡ các nước đang phát triển trong các hoạt động của mình và xóa bỏ sự chênh lệch về kinh tế cũng như khoảng cách về trình độ công nghệ giữa các quốc gia. 4.5. Tạo điều kiện trao đổi văn hóa Marketing quốc tế tăng cường sự trao đổi văn hóa – xã hội giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới. Song song với hàng hóa, các xu hướng cũng như thời trang được lan tỏa từ quốc gia này tới quốc gia khác, thông qua dó phát triển mối quan hệ văn hóa giữa các quốc gia. Nhờ đó, hội nhập văn hóa đạt tới cấp độ toàn cầu. 4.6. Sử dụng tốt hơn thặng dư trong sản xuất Thông qua Marketing quốc tế, hàng hóa sản xuất dư thừa ở một quốc gia được chuyển đến các quốc gia khác có nhu cầu. Nhờ đó, đáp ứng được nhu cầu trao đổi ngoại tệ giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể diễn ra với điều kiện các nước tham gia sử dụng hiệu quả hàng hóa, dịch vụ và các nguyên liệu dư thừa,.v.v..Tóm lại, những lợi ích chính từ Marketing quốc tế bao gồm tận dụng hiệu quả sản xuất dư thừa trong nước, cung cấp cho thị trường các loại hàng hóa mới và đa dạng, cải thiện chất lượng sản xuất và thúc đẩy hợp tác lẫn nhau giữa các quốc gia. Marketing quốc tế thúc đẩy việc xuất nhập khẩu đối với những mặt hàng là lợi thế của các quốc gia sở tại 4.7. Tận dụng sự sẵn có ngoại hối Marketing quốc tế làm dịu bớt nhu cầu sẵn có ngoại tệ với mục đích nhập khẩu tư liệu sản xuất, công nghệ hiện đại và nhiều thứ khác. Những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu có thể được tài trợ bằng ngoại hối kiếm được nhờ xuất khẩu. 4.8. Mở rộng khu vực thứ 3 của nền kinh tế: Dịch vụ Tiếp thị quốc tế thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa từ một quốc gia sang các quốc gia khác có nền công nghiệp đang phát triển. Cơ sở hạ tầng cũng được mở rộng thông qua Marketing quốc tế. Nó gián tiếp tạo điều kiện cho việc sử dụng vận tải, ngân hàng và bảo hiểm trong một quốc gia từ đó gia tăng lợi ích cho nền kinh tế của quốc gia đó. 4.9. Những lợi ích đặc biệt vào lúc khẩn cấp Bất cứ khi nào một quốc gia phải đối mặt với thiên tai như lũ lụt và nạn đói thì quốc gia đó sẽ được hỗ trợ bởi các quốc gia khác trên thị trường quốc tế. Thị trường quốc tế cung cấp hỗ trợ các hàng hóa thiết yếu cũng như dịch vụ nhằm đáp ứng những yêu cầu khẩn cấp khi quốc gia đối mặt với thiên tai. Phân phối này chỉ có thể được tạo điều kiện bởi một quốc gia dư thừa nhập khẩu. Một doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác sẽ thu được lợi nhuận đáng kể so với tiếp thị trong nước. Khoản lỗ mà doanh nghiệp phải chịu trong thị trường nội địa có thể được bù đắp từ lợi nhuận kiếm được thông qua xuất khẩu trong tiếp thị quốc tế. Ngoại hối có thể kiếm được bằng cách xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Do đó, lợi nhuận kiếm được có thể được sử dụng cho việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, máy móc mới, công nghệ, v.v … Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi xuất khẩu ở quy mô lớn trong tương lai. VD: McDonald’s là thương hiệu thống lĩnh và có tốc độ tăng trưởng lớn trong thị trường đồ ăn nhanh ở 120 nước trên 6 châu lục. McDonald’s hoạt động với trên 29,000 cửa hàng trên toàn thế giới.(Theo bnews.vn) Năm 2019, doanh thu của McDonald’s là 21 tỷ USD, lợi nhuận 11 tỷ USD, chiếm khoảng 28.5% McDonald’s trong những năm đầu đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội địa với hơn 10.000 nhà hàng trải khắp các bang nước Mỹ. McDonald’s không chỉ đơn thuần là một công ty làm ăn thành đạt, nó thực sự đã trở thành một biểu tượng của nước Mỹ phồn thịnh. McDonald’s cam kết sẽ trở thành một thành viên đắc lực của cộng đồng. Các tổ chức từ thiện mang tên Ronald McDonal (RMHC) đã đóng góp gần 250 triệu đôla Mỹ với mục đích tài trợ các chương trình vì trẻ em trên toàn thế giới từ năm 1984. Cơ sở của RMHC là chương trình Ngôi nhà Ronald McDonald, chương trình tài trợ cho các gia đình có trẻ em bị bệnh hiểm nghèo để các em có thể được điều trị ở các bệnh viện gần nhà nhất. Ngôi nhà Ronald McDonald đầu tiên được mở ở Philadenphia năm 1974 và hiện nay trên thế giới có khoảng 200 ngôi nhà như thế. Trong 2 ngày kể từ khi khai trương vào 08/02/2014, đã có 20.000 khách hàng đến ăn uống. Nếu một khách hàng sử dụng bình quân 75.000 đồng (tương đương giá một phần bugger kèm nước uống) thì doanh thu trung bình là 750 triệu đồng/ngày. Con số này quá hấp dẫn nên tập đoàn này đã lên kế hoạch sẽ tiếp tục mở thêm những cửa hàng khác trong năm nay. Giá trị tính 2017 bằng Triêụ (Ngoại trừ các mục trên cổ phần) Ngày Cuối Kỳ 12/31/2017 2018 2019 2020 12/31/2018 12/31/2019 12/31/2020 Tổng thu Doanh 22.820,4 21.257,9 21.364,4 19.207,8 Tổng Lợi nhuân ̣ 10.620,8 10.832,6 11.179,4 9.752,1 Báo cáo lợi tức MCD 2017-2020 5. Thách thức Thông thường, người làm marketing sẽ khó nắm rõ được tình hình hoạt động của thị trường nước ngoài. Do đó, họ cần nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu kỹ trước khi lên kế hoạch xâm nhập vào thị trường mới. Nên đối với marketer thì Marketing quốc tế sẽ gây ra một số khó khăn, thách thứ như sau: Độ khó trong cạnh tranh Những rào cản pháp lý Sự kiểm soát của nhà nước, pháp quyền Sự khác biệt trong hành vi mua sắm của khách hàng Khoảng cách đại lý Điều kiện thời tiết khí hậu không giống nhau Đây là những thách thức chủ yếu của marketer. Việc kiểm soát các nhân tố kể trên là điều không thể bởi nó nằm ngoài khả năng của ngưòi làm marketing. Vì thế, để tạo ra một thị trường vững mạnh ở môi trường marketing quốc tế là việc làm rất khó. Do đó, nhà quản trị marketing tốt sẽ phải biết cân nhắc và nên biết cần tập trung vào những gì họ có thể kiểm soát thay vì những thứ ngoài tầm với. Từ đó, phải biết chấp nhận các điều kiện hiện tại có lợi cho quá trình hoạt động của họ ở nước ngoài, cũng như phải lường trước được những kết quả có thể tạo ra bởi hành động của họ. Đó vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho những marketer muốn trải nghiệm mình ở một môi trường mới. VD 1. Đối thủ cạnh tranh - Đối thủ cạnh tranh từ các hãng thức ăn nhanh khác tại Việt Nam: Các thương hiệu đồ ăn nhanh hàng đầu thế giới như Lotteria, KFC và PizzaHut (cùng thuộc Yum!) đang liên tục mở rộng. Hiện tại dẫn đầu về số lượng cửa hàng đang là Lotteria với 146 cửa hàng, tiếp theo là KFC (134 cửa hàng) và Jollibee (30 cửa hàng). Các thương hiệu khác không kém phần nổi tiếng như Subways, Burger King, cũng đã từng bước tiến vào thị trường và tìm cho mình những vị trí đẹp. - Đối thủ cạnh tranh từ các loại “đồ ăn nhanh” khác tại Việt Nam: ở Việt Nam có nhiều loại món ăn đa dạng và rẻ tiền như bánh mì, bún, phở,… Đó là những món ăn cũng không kém phần tiện lợi và phù hợp với khẩu vị tinh tế của người Việt từ lâu. 2. Chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường Việt Nam McDonald’s mới chỉ chính thức bước vào thị trường Việt Nam qua sự kiện khai trương cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 08/02/2014. Vì vậy, so với các đối thủ khác, McDonald’s chỉ được coi là “kẻ đến sau” và mới đang trong giai đoạn tìm hiểu, tiếp cận thị trường. 3. Khó khăn trong cung ứng nguyên liệu Để đảm bảo nguồn chất lượng của một sản phẩm không quá khác biệt so với Mỹ, nguồn tự cung tự cấp tại Việt Nam không thể đáp ứng được nhu cầu của McDonald's. Khi phải nhập thực phẩm từ nước ngoài về, chi phí nhập cảng và vận chuyển sẽ làm chi phí của sản phẩm đội lên nhiều. Hiện nay, chỉ có duy nhất các loại rau là được cung ứng từ các doanh nghiệp trong nước. Các nguyên liệu còn lại đều phải nhập từ các chuổi cung ứng của McDonald’s tại nước ngoài, chẳng hạn như thịt bò được nhập từ Úc. 6. Phân tích môi trường Marketing quốc tế Căn cứ vào phạm vi doanh nghiệp Môi trường bên trong doanh nghiệp: + Môi trường tài chính doanh nghiệp (Financial environment) + Môi trường nhân sự (Personal environment) + Môi trường công nghệ (Technical environment) + Môi trường văn hoá doanh nghiệp (Enterprise Culture) Vd: - Môi trường nhân sự McDonald’s dựa trên sự pha trộn giữa nguồn nhân lực là người Mỹ với các nhân viên địa phương được đào tạo bài bản theo quy chuẩn toàn cầu. Con số nhân viên của McDonald’s lên đến hàng triệu và trung bình tăng gấp đôi sau 5-7 năm. Do đó tuy luôn tồn tại những câu hỏi về nhân lực mà McDonald’s phải trả lời như: Luật lao động sẽ tác động ra sao? Liệu có nảy sinh những rào cản văn hóa hay không?... Nhưung điều đó không làm giảm mối liên kết chặt chẽ với lực lượng lao động địa phương trong chiến lược kinh doanh toàn cầu của MCDonald’s. - Môi trường tài chính’ Tài chính mạnh là niềm mơ ước của rất nhiều doanh nghiệp. Đây cũng là lợi thế của McDonald’s khiến nhiều đối thủ thèm muoond. Với sức mạnh tài chính củng cố mô hình Franchise cho McDonald’s, từ đó giúp khách hàng biết đến sản phẩm của mình nhiều hơn. McDonald’s tận dụng lợi thế tài chính của mình rất tốt, minh chứng là hệ thoongd trên 30000 cửa hàng hoạt động tại 120 nước trên 6 châu lục, cùng với việc đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới. - Môi trường công nghệ Mcdonald’s đã trang bị các loại máy nghe nhạc MP3, hệ thống tải nhạc từ internet tại các cửa hàng fastfood của mình. - Môi trường văn hóa doanh nghiệp Mỗi nhân viên của McDonald’s với những niềm tin, sự nhận thức về chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ và với những suy nghĩ của mình thì họ luôn mong muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà công ty đã giao phó. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp: Môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm các yếu tố doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát và khống chế. Với các yếu tố này, doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời và xây dựng các chính sách Marketing cho phù hợp. + Kinh tế (Economic enviroment) + Nhân khẩu học (Demographic enviroment) + Tự nhiên (Natural enviroment) + Văn hoá (Cultural enviroment) + Chính trị luật pháp (Political & Legal enviroment) + Công nghệ (Technological enviroment) + Cạnh tranh (Competitive enviroment) VD: - Môi trường nhân khẩu học Việt Nam với gần 100 triệu dân, trong đó 65% là dân số trẻ ở độ tuổi dưới 35 và tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vòng 5 năm trở lại đây đnag là thị trường vô cùng hấp dẫn đối với các tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh. 70% người dân Việt Nam thích thức ăn nhanh. Các của hàng fastfood thu hút bình quân 200-300 khách/ngày, cao điểm 400-1000 khách/ngày Lứa tuổi: giới trẻ 17-29 tuổi, gia đình có trẻ em Thu nhập: Việt Nam là nước có thu nhập thấp, vì vậy đây cũng là một khó khăn Nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên ở thành phố - Môi trường tự nhiên Các vấn đề về khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, tài nguyên, môi trường,… Ô nhiễm môi trường Khan hiếm nguyên, nhiên liệu - Môi trường pháp luật Chịu sự điều tiết nghiêm ngặt của cơ quan nhà nước, chịu sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của dư luận xã hội và tổ chức bảo vệ môi trường. Buộc doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của pháp luật - Môi trường công nghệ Hệ thống thiết bị tiên tiến, chế biến ra thức ăn đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng, bao bì bắt mắt, nhanh chóng. Tạo cơ hội canh tranh cho các doanh nghiệp. Môi trường mạng xã hội cũng tạo ra chiến lược marketing hiệu quả - Môi trường cạnh tranh Sự đe dọa của đối thủ tiềm ẩn Áp lực của nhà cung cấp Sự đe dọa của sản phẩm thay thế Áp lực khách hàng Cạnh tranh giữa các đôi thủ hiện tại trong ngành Căn cứ vào khả năng kiểm soát của doanh nghiệp Căn cứ vào khả năng kiểm soát của doanh nghiệp có thể chia thành: + Các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp có khả năng kiểm soát được (Controlable Environment) + Các yếu tố môi trường quốc gia doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát được (Domestic Uncontrolable Environment) + Các yếu tố môi trường quốc tế doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát được (For Uncontrolable Environment) Căn cứ vào khả năng và phạm vi tác động của các yếu tố Dựa trên khả năng và phạm vi tác động, môi trường marketing quốc tế có thể được phân chia thành: + Các yếu tố tác động trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp + Các yếu tố môi trường quốc gia có tác động vi mô + Các yếu tố môi trường quốc gia có tác động vĩ mô + Các yếu tố môi trường có tác động trên phạm vi nhiều quốc gia Cũng có một số cách phân chia môi trường khác. Theo Philip R. Cateora, trong cuốn marketing quốc tế xuất bản lần thứ 9, môi trường marketing được chia trên cơ sở khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Từ khái niệm, bản chất của marketing quốc tế đã trình bày ở trên, ta biết rằng đối với các doanh nghiệp, phân tích môi trường marketing quốc tế là công việc đầu tiên và rất quan trọng bởi lẽ môi trường marketing có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do đó cần phải nghiên cứu thói quen, tập quán sử dụng và thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài đối với loại sản phẩm mà công ty muốn xâm nhập vào. Không những thế nghiên cứu marketing ở đây ngoài việc nghiên cứu tất cả các yếu tố giống như nghiên cứu marketing nội địa mà còn phải nghiên cứu yếu tố chính trị, pháp lý, kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế và văn hoá quốc tế. Như vậy các nhà hoạch định marketing phải luôn phân tích môi trường marketing có liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài. Làm tốt công việc này chính là đã là tạo tiền đề hay làm điểm tựa để phát triển các bước tiếp theo. 7. Đánh giá khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài của doanh nghiệp Sau khi đã phân tích môi trường marketing quốc tế một cách kỹ càng, bước tiếp theo phải làm trong mô hình hoạt động marketing quốc tế là đánh giá khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài của doanh nghiệp hay nói cách khác là tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (phân tích SWOT). Các công việc này bao gồm việc cân nhắc lợi ích của việc thâm nhập vào thị trường, đánh giá rủi ro và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường đó nhằm nêu bật lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ, tìm ra khả năng và triển vọng kinh doanh cũng như lợi nhuận thu được từ thị trường đó. Dựa trên những dữ liệu, những giả định và thông tin thu thập từ bước đầu tiên, việc đánh giá thường tập trung vào những khía cạnh:  Công nghệ đang áp dụng của doanh nghiệp  Kiểu dáng, mẫu mã và nhãn hiệu sản phẩm  Chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng và vòng đời sản phẩm  Sự hoàn thiện của ngành hàng  Dịch vụ phục vụ khách hàng  Khả năng cung cấp nguyên vật liệu  Giá, giá thành và cơ cấu phân phối Điểm mạnh (Strengths) xuất phát từ yếu tố bên trong, mang tính chủ quan có thể được thể hiện ở uy tín doanh nghiệp, sự trung thành khách hàng, văn hoá doanh nghiệp, vị thế trên trường kinh doanh, tài chính, các hình thức, phương pháp hỗ trợ xuất khẩu hữu hiệu… Cũng xuất phát từ yếu tố bên trong doanh nghiệp, điểm yếu (Weaknesses) mà một doanh nghiệp có thể gặp phải là sự yếu kém của ngành hàng, sản phẩm quá khác lạ, quá mới khách hàng chưa quen dùng, công tác hoạch định chưa tốt do sự yếu kém của đội ngũ làm kinh doanh quốc tế, chi phí phân bổ quá cao dẫn đến tốn kém… Cơ hội (Opportunities) xuất phát từ yếu tố bên ngoài, mang tính khách quan. Đó là những yếu tố môi trường bên ngoài thuận lợi, sự phát triển nhanh chóng của những đoạn thị trường chủ yếu, đối thủ cạnh tranh chưa đủ mạnh, thời cơ kinh doanh đến đúng lúc… đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt và chớp lấy thời cơ rồi tận dụng và phát huy để giành lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Tuy vậy, nếu không nhận biết được cơ hội thì rất có thể nó sẽ biến thành thách thức của doanh nghiệp khi cơ hội đó rơi vào tay doanh nghiệp khác. Thách thức (Threats) có thể là sự kém phát triển của nền kinh tế quốc tế, rào cản pháp lý, xung đột chính trị, thay đổi bất lợi về thị hiếu khách hàng… VD: II. Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế - Liên hệ McDonald’s 1. Chiến lược sản phẩm 1.1. Khái niệm Chiến lược sản phẩm là một sự tổng hợp các quyết định về việc triển khai các hoạt động bao gồm sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhằm mục đích thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng và các mục tiêu marketing của doanh nghiệp. Chiến lược sản phẩm chính là việc lấy sản phẩm làm trung tâm và phát triển nó để thỏa mãn các nhu cầu mà đối tượng chính của công ty, doanh nghiệp hướng đến. Bởi sản phẩm chính là một công cụ cạnh tranh được cho là cốt lõi và bền vững nhất của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, chiến lược sản phẩm cũng chính là một cơ sở để xây dựng các chiến lược khác như chiến lược giá, chiến lược phân phối và các xúc tiến hỗ hợp khác. 1.2. Vai trò của chiến lược sản phẩm Sản phẩm là vũ khí quan trọng, tác động đến sự phát triển bền vững và lâu dài của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Vì thế, chiến lược sản phẩm có ý nghĩa cốt lõi để thúc đẩy vũ khí trở nên mạnh hơn và thu về được những kết quả khả quan nhất. 1.2.1. Chiến lược sản phẩm với doanh nghiệp Với doanh nghiệp chiến lược sản phẩm chính là điều quyết định cũng như có sự ảnh hưởng tới phương hướng sản xuất, quy mô sản xuất cũng như tốc độ phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra sau đó. Bên cạnh đó, chiến lược sản phẩm cũng sẽ là yếu tố tác động trực tiếp tới doanh thu và các khoản chi phí, thậm chí là các yếu tố tạo nên lợi nhuận của mỗi công ty, doanh nghiệp.Một sản phẩm độc đáo, có chất lượng tốt, đi kèm với một chiến lược sản xuất, tiêu thụ hợp lý sẽ giúp khả năng thu hút khách hàng được gia tăng một cách đáng kể. Đặc biệt, khi số lượng sản phẩm được tiêu thụ lớn sẽ giúp cho việc giảm chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm. Từ đó, sẽ góp phần đẩy mạnh việc tăng doanh thu một cách nhanh chóng của mỗi doanh nghiệp. 1.2.2. Chiến lược sản phẩm với khách hàng Với khách hàng, việc họ quyết định mua hay sử dụng một sản phẩm nào đó nhằm mục đích thỏa mãn được nhu cầu của bản thân. Vì vậy, một sản phẩm tốt là phải đáp ứng được nhu cầu đó, giải quyết được vấn đề mà họ gặp phải, bao gồm cả về chất lượng. Khách hàng sẽ không bao giờ sử dụng một sản phẩm có chất lượng kém, dở tệ cho dù giá rẻ hay đi kèm với nó là những chiêu trò khuyến mãi khác. Không chỉ vậy việc xây dựng một chiến lược sản phẩm thì mục đích chính đó là hướng tới sự làm hài lòng khách hàng. Vì thế, ngay từ khi sản phẩm được thực hiện những bước đầu tiên thì nó phải mang một ý nghĩa nhất định và phải đạt được những yêu cầu tối thiểu để có sự thu hút cũng như có tính cạnh tranh cao sau khi được tung ra thị trường. 1.2.3. Chiến lược sản phẩm với đối thủ cạnh tranh Với đối thủ cạnh tranh của công ty hay doanh nghiệp thì việc bắt chước các hình thức nhằm thu hút khách hàng là điều rất dễ dàng. Bạn tung ra khuyến mãi, họ cũng có thể, tung ra quảng cáo xịn sò, họ cũng làm được ngay. Tuy nhiên, điều khác biệt chính là sản phẩm, đây là thứ duy nhất mà quá trình “sao chép” diễn ra lâu nhất và mất thời gian nhất. Vì thế, việc tạo ra một chiến lược sản phẩm phù hợp sẽ giúp cho đối thủ của bạn không thể kịp thời làm theo. Và khi họ cho ra một sản phẩm tương tự như của bạn thì bạn đã có thể cho ra những sản phẩm mới với các chức năng, cải tiến mới rồi. Có thể nói, chiến lược sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng cũng như có ý nghĩa nhất định với từng doanh nghiệp hiện nay. Nó không chỉ là chiến lược được xây dựng khi sản phẩm tung ra thị trường mà nó bắt đầu hình thành khi ý tưởng về sản phẩm đó ra đời. Vậy nên, một chiến lược sản phẩm tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có thể “phất” lên một tầm cao mới và có tiếng nói hơn trên thị trường nhờ sự tin dùng của khách hàng. 1.3. Các yếu tố trong xây dựng chiến lược sản phẩm Thực tế, thì khi xây dựng một chiến lược sản phẩm tốt thường sẽ dựa trên quyết định đến từ các yếu tố sau: - Yếu tố nhãn hiệu và thiết kế bao bì sản phẩm - Yếu tố dịch vụ hỗ trợ khách hàng - Yếu tố chủng loại, danh mục sản phẩm 1.3.1. Yếu tố nhãn hiệu và việc thiết kế bao bì Nhãn hiệu và bao bì tuy chỉ là những thứ “vỏ bọc” bên ngoài nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tiêu thụ hàng hóa. Việc sở hữu một nhãn hiệu và bao bì bắt mắt sẽ khiến khách hàng bị thu hút hơn, qua đó làm gia tăng khả năng mua của khách hàng với sản phẩm. Tạo nên những bước tiến về doanh thu và lợi nhuận sau này. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khá chú trọng về mảng này, so với các thương hiệu nước ngoài thì thiết kế của họ bao giờ cũng đơn giản và sang trọng hơn rất nhiều. Trong khi đó, các sản phẩm trong nước thường có thiết kế khá màu mè, điều này có thể thu hút được khách hàng nhất thời nhưng thời gian sẽ không quá lâu để khiến họ gắn bó với sản phẩm. Bao bì được coi là một đại sứ thương hiệu đầu tiên mà khách hàng có thể nhận thấy, vì vậy, việc đầu tư vào mảng này là rất quan trọng. Bên ngoài phải thực sự thu hút thì mới có thể khiến khách hàng của bạn chú ý và thúc đẩy các hành động sau đó. Nên nhớ rằng đôi khi bao bì đẹp cũng trở thành lý do duy nhất khiến một khách hàng quyết định mua sản phẩm đó. 1.3.2. Yếu tố dịch vụ khách hàng Trong thời buổi cạnh tranh diễn ra khá gay gắt như hiện tại thì bên cạnh chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cũng cần chú ý tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Đặc biệt là khi các sản phẩm có cùng danh mục, tính năng, tương tự nhau trên thị trường. Đây cũng là một điều mà trong quá trình xây dựng chiến lược sản phẩm cần có và cần quan tâm. Bởi một chiến lược sản phẩm tốt bao gồm ngay cả khi khách hàng đang sử dụng sản phẩm ấy nó vẫn được diễn ra thông qua dịch vụ hỗ trợ. Ví dụ: McDonald’s phục vụ khách hàng với chất lượng thức ăn tốt nhất. Các nguyên liệu thô để chế biến đồ ăn đều được đặt mua từ các nhà cung cấp trong một thời gian dài. Đồ ăn được chuẩn bị theo tiêu chuẩn cao và nhất quán. Các thực đơn của McDonald’s luôn luôn được xem xét và cải thiện để chắc chắn thoả mãn được sự mong đợi của khách hàng. Sản phẩm của bạn có mẫu mã, thiết kế đẹp, đối thủ cũng không hề kém cạnh phần này. Sản phẩm của bạn có tính ứng dụng cao, phù hợp với mọi lứa tuổi, đối thủ cũng xây dựng như vậy,... Vì thế, trong tình hình này, để có thể tạo được sự khác biệt cũng như điểm nhấn cho riêng mình thì dịch vụ tốt sẽ là một lợi thế rất lớn. Chẳng hạn như một cuộc gọi hỏi thăm về chất lượng sản phẩm hay một tin nhắn điều tra mức độ hài lòng về sản phẩm của khách hàng sẽ giúp cho bạn có thể có được sự tin tưởng của khách hàng hơn. Bởi thông qua dịch vụ mà họ nhận được thì họ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng cũng như sự quan trọng của mình với doanh nghiệp khi các ý kiến minh đưa ra được lắng nghe và quan tâm. Đôi khi, chỉ một vài hành động nhỏ thôi cũng giúp bạn có được những khách hàng thân thiết một cách dễ dàng mà không phải sử dụng các “chiêu trò” . 1.3.3. Yếu tố phát triển sản phẩm Đây là yếu tố quan trọng nhất với mỗi công ty, doanh nghiệp hiện nay. Nhu cầu của khách hàng thay đổi nhanh chóng theo thời gian và mức độ của các nhu cầu thường có xu hướng tăng lên. Do vậy, việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới là điều tất yếu cần thực hiện để doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Thực tế, một công ty, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì việc đầu tư vào các nghiên cứu để cho ra các " sản phẩm mới " trở thành vũ khí chiến đấu trên thị trường tiêu thụ là điều rất cần thiết. Mọi thứ vận động và theo xu hướng phát triển không ngừng, nếu như bạn không phát triển và đáp ứng được các nhu cầu đó thì việc tồn tại sẽ là một bài toán khá nan giải. Và các nhà Marketing cần nắm bắt được những sự thay đổi này để có thể đưa ra các chiến lược tiêu thụ phù hợp nhất. 1.3.4. Yếu tố về chủng loại hàng hóa Chủng loại hàng hóa chính là chỉ các mặt hàng, sản phẩm có cùng chức năng hay được bán với cùng một đối tượng khách hàng trên thị trường. Với mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách lựa chọn về bề rộng chủng loại hàng hóa khác nhau, điều này tùy theo mục đích của doanh nghiệp. Ví Dụ: Khi mà bánh hamburger và khoai tây chiên vẫn là chỗ dựa chính cho hoạt động kinh doanh thì trong thực đơn của các nhà hàng McDonald’s ở Mỹ có thêm cả bia, gà, cá, salát và các món ăn chay, cộng thêm hàng loạt các món tráng miệng, thức uống nóng và lạnh với nhiều mùi vị khác nhau để đa dạng hóa về thực đơn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Hiện nay, các công ty, doanh nghiệp có thể theo đuổi theo các hướng như cung cấp một chủng loại đầy đủ hay chiếm lĩnh, mở rộng phần lớn thị trường có chủng loại hàng hóa đa dạng và rộng hơn. Dù lựa chọn theo hướng nào thì các doanh nghiệp đều sẽ phải lựa chọn một trong hai cách sau: - Phát triển chủng loại hàng hóa - Bổ sung chủng loại hàng hóa Tùy theo mục tiêu và định hướng phát triển mà công ty, doanh nghiệp sẽ lựa chọn hướng phát triển phù hợp với mục đích của mình. Nhưng nhìn chung, việc lựa chọn đúng chủng loại sản phẩm sẽ giúp công ty, doanh nghiệp tăng khả năng chiếm được thị phần của sản phẩm đó trên thị trường và trở thành một thương hiệu “quốc dân” mà ai cũng biết đến. Ví Dụ: McDonald's là một tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh với khoảng 36.000 nhà hàng tại 119 quốc gia phục vụ 43 triệu lượt khách mỗi ngày dưới thương hiệu riêng của mình cho thấy McDonald's có chiến lượt định hướng phù hợp với nhu cầu thị hiếu khách hàng mới có thể mở rộng nhiều quy mô đến vậy. 1.4. Chiến lược sản phẩm trong từng giai đoạn Một sản phẩm sẽ có chu kỳ sống gồm 4 giai đoạn nhất định đó là lúc tung ra thị trường, phát triển, chín muồi và suy thoái. Các chiến lược sản phẩm cũng sẽ có những sự ảnh hưởng nhất định qua từng giai đoạn này. 1.4.1. Giai đoạn mới tung ra thị trường Đây là giai đoạn đầu tiên cũng là lúc sản phẩm mới được ra mắt thị trường tiêu thụ. Vì vậy, lúc này sản phẩm còn khá mới mẻ, chưa được nhiều người biết đến, vì thế doanh thu lúc này chưa thực sự ổn định. Nhiệm vụ lúc này của các nhà Marketing chính là đẩy mạnh việc xây dựng các hoạt động quảng bá sản phẩm qua các hình thức khác nhau để nhiều người biết đến hơn cũng như xây dựng các kênh phân phối sử dụng cho các giai đoạn sau này. 1.4.2. Giai đoạn phát triển, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Đây chính là giai đoạn mà số lượng sản phẩm được tiêu thụ bắt đầu có sự gia tăng khá nhanh chóng và dần xuất hiện đối thủ cạnh tranh. Chiến lược sản phẩm lúc này chính là mở rộng thêm những sự lựa chọn cho khách hàng thông qua các dịch vụ đi kèm hay các chủng loại sản phẩm với mẫu mã đa dạng hơn. Bên cạnh đó, yếu tố con người cũng đóng vai trò khá quan trọng, ảnh hưởng đến doanh thu nếu như những nhân viên bán hàng của bạn kém chuyên nghiệp. Do vậy, việc chú ý đào tạo con người cũng là điều mà các doanh nghiệp cần quan tâm. 1.4.3. Giai đoạn chính muồi của sản phẩm Lúc này, doanh thu đã đạt đến mức cao nhất nhưng quá trình tiêu thụ sản phẩm diễn ra khá chậm do sự bão hòa. Trong thời điểm này, các chuyên viên marketing cần phải xác định lại chiến lược phù hợp, thu hẹp lại chủng loại sản phẩm, nâng cao, cải tiến sản phẩm chủ lực cũ, thay đổi diện mạo bao bì,... Thực hiện việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới làm phương án thay thế sau đó. Thêm vào đó, cũng nên có những sự củng cố về các kênh phân phối hay xúc tiến những phân lúc khách hàng mới, địa điểm mới,... 1.4.4. Giai đoạn suy thoái của sản phẩm Đây được coi là giai đoạn cuối của một vòng đời sản phẩm. Lúc này sức tiêu thụ và doanh thu sản phẩm thấp đáng kể. Do vậy, các doanh nghiệp cần riển khai phát triển sản phẩm mới của mình để tăng sức cạnh tranh và bắt đầu một vòng đời mới. Đồng thời đưa ra các chương trình khuyến mại để tiêu thụ các sản phẩm cũ còn tồn kho. Ví Dụ về Mcdonal’s -Mục đích ban đầu của McDonald’s là hướng tới một thực đơn các món ăn nhanh được tiêu chuẩn hoá, có chất lượng, mùi vị như nhau, không phân biệt địa điểm. Nhưng rồi McDonald’s nhận ra rằng việc điều chỉnh đôi chút mùi vị, thành phần chế biến ở từng địa phương sẽ giúp hãng thành công hơn nhiều. Song hành với sự thay đổi từng địa phương, một đội ngũ nhân viên Cam kết Chất lượng (Quality Assurance) của McDonald’s cũng được hình thành để duy trì các chuẩn mực thức ăn trên quy mô toàn cầu. Với cấu trúc khu vực quốc tế, những loại sản phẩm riêng biệt sẽ được xếp vào mỗi khu vực địa lí. Như Mcdonal’s đã làm, ví dụ bánh sandwich File-O-Fish, được làm bởi Lou Groen, chủ cửa hàng chi nhánh ở Cincinati, khu vực tập trung phần lớn người theo đạo Thiên Chúa giáo, hay như bánh hambuger của Mcdonal’s ở Ấn Độ thì kèm với thịt gà rán thay vì thịt bò…Hơn nữa, với nhóm sản phẩm hẹp không khác biệt trong vùng địa lí thì cấu trúc tổ chức khu vực toàn cầu càng phù hợp. - Từ một cửa hàng gia đình phục vụ đồ ăn rất nhỏ, McDonald’s đã phát triển thành một hệ thống các cửa hàng phục vụ nhanh với giá trị hàng tỉ đôla Mỹ. Khi mà bánh hamburger và khoai tây chiên vẫn là chỗ dựa chính cho hoạt động kinh doanh của McDonald’s thì khả năng đoán trước và đáp ứng được nhu cầu thực sự của khách hàng chính là thành công lớn nhất của họ. Một ví dụ rõ nhất là bánh sandwich File-O-Fish, được làm bởi Lou Groen, chủ cửa hàng chi nhánh ở Cincinati, khu vực tập trung phần lớn người theo đạo Thiên Chúa giáo. Groen nhận thấy công việc kinh doanh của mình hoạt động không tốt vào các ngày thứ 6 – ngày mà người theo đạo Thiên Chúa Giáo không ăn các món có thịt. Groen đã đưa ra món bánh sandwich nhân cá, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Loại bánh xăng-uých “File-O-Fish” này được bán đầu tiên năm 1963 và đã nhanh chóng trở thành một món trong thực đơn được ưa thích ở tất cả các cửa hàng McDonald’s khắp thế giới. - Tiếp theo đó, năm 1968 thì Big Mac - món bánh sandwich thành công nhất của McDonald’s được làm bởi nhà hàng Jim Deligatti thuộc Pittsburg. Một vài loại bánh Big Mac không được phết bơ, nhằm phân tách các sản phẩm thịt và sản phẩm bơ sữa theo đúng chế độ ăn kiêng của nhiều khách hàng. Và 9 năm sau, cũng nhà hàng trên, họ phục vụ thực đơn bữa sáng cho những người lái xe. Và điều này đã làm thay đổi thói quen ăn sáng của hàng triệu người Mỹ. - Từ năm 1967, McDonald’s bắt đầu vươn ra nước ngoài. Để thành công, Ray Kroc đã phải có những chiến thuật rất linh hoạt mà không làm mất đi hình ảnh của công nghiệp fastfood mang tên McDonald’s. Với các nước đạo Hồi thì McDonald’s bổ sung thêm món bánh mì với thịt cừu rán mang cái tên rất Ảrập là “McMaharadscha”, hay “McFalafel”. Với người Ấn Độ không ăn thịt bò thì lại có món Hamburger cải biên được thay bằng thịt gà rán. - McDonald’s phục vụ khách hàng với chất lượng thức ăn tốt nhất. Các nguyên liệu thô để chế biến đồ ăn đều được đặt mua từ các nhà cung cấp trong một thời gian dài. Đồ ăn được chuẩn bị theo tiêu chuẩn cao và nhất quán. Các thực đơn của McDonald’s luôn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan